1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời gọi những nhịp cầu để thắt chặt tình đoàn kết dân tộc!!!!!! Hai tiếng "Việt kiều"

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi tuan_ma, 01/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Nghe phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình tại đây
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    60 năm cuộc đời: KHÁNH LY vẫn còn muốn hát...[/b]
    Nguyễn Vi Túy, viết từ Úc châu, Jun 03, 2005​
    *****
    Nhân dịp kỷ niệm 30 năm xa quê hương, cũng là 30 năm xa quê hương của Khánh Ly, người nữ nghệ sĩ ?omới? 60 tuổi đời này đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đầy lý thú sau đây, liên quan đến những điều đã và đang xảy ra trong cuộc đời của tiếng hát ?obà ngoại? này.
    Hỏi: Trong cuốn DVD Ba Mươi Năm Viễn Xứ do Thúy Nga thực hiện, chị đã hát bài mở đầu ?oTôi Cố Bám Lấy Đất Nước Tôi? của Nguyễn Đình Toàn, không nói đến chuyện hay dở, nhưng trong nước đã có phản ứng về bài hát này và phê bình ?ocon người muôn mặt? của Khánh Ly. Chị nghĩ gì về điều này?
    Đáp: Từ trước đến nay đã có nhiều bài viết trong nước coi tôi là một tiếng hát ?o*********?, có lẽ vì các bài hát mà tôi chọn có liên quan quá nhiều đến ?oquá khứ?. Có điều, nếu ta coi đó là chuyện của ?olịch sử? thì chẳng nên bàn cãi, mà cách tốt nhất là nên chấp nhận, bởi những điều đó dù ta có làm gì thêm nói gì thêm, thì nó cũng xảy ra rồi, chẳng có gì thay đổi được. Đừng nói đó là chuyện ?ochính chị, chính em?, bởi thực tế tôi chỉ là một người ca sĩ chuyên chở những điều suy tư của người viết ca khúc, và nếu tôi có thành công qua một loại nhạc nào đó thì cũng không thể tách rời sự thành công của tác giả, và sự đồng cảm của người nghe.
    Hỏi: Trên trang 15 của báo ?oAn ninh Thế giới? ra ngày 25.5.2005 có bài viết của ký giả P.V nói chị là ?omột nữ ca sĩ chốngcộng hàng đầu ở hải ngoại? khi ?osặc sụa những lời ca ********* đầy hăm dọa và kích động...? Chị nghĩ sao về nhận định này?
    Đáp: Tôi đã quá quen với kiểu sống ?ogiữa hai lằn đạn?. Lúc chiến tranh tôi cũng bị nói là ?ophản chiến, phản phé?, nay hòa bình thì lại ?ophe này phe kia?. Ông nhà báo đã quen tôi mấy chục năm rồi, có thấy tôi gia nhập đảng phái nào đâu mà bảo tôi là quân ?o*********??
    Hỏi: Gần đây có hiện tượng mà báo chí trong nước nói là ?oca sĩ ngoại, lấn chiếm thị trường ca sĩ nội?, tức là ngày càng có nhiều ca nhạc sĩ từ hải ngoại về ?ohành nghề? trong nước. Chị thấy sao?
    Đáp: Tôi nghĩ chuyện đi, về và dù có ?olàm thêm một cái gì đó? ở Việt Nam thì cũng là chuyện tự do của mỗi con người. Và dù sao, thực tế quê hương cũng là nơi mà mình đã từng sinh ra và lớn lên, và trong từng trái tim của mỗi người có một cảm nhận khác nhau, nên ?oyêu hay ghét?, ?ongọt hay nhạt? cũng thế thôi, tự do mà!
    Hỏi: Chị cũng đã từng về Việt Nam, dạo này có nhiều nghệ sĩ ?othẳng thừng? tuyên bố về ở luôn, thí dụ như ?obố già? Phạm Duy, ca sĩ Hương Lan, Giao Linh, Elvis Phương..v.v. Thế thì bao giờ chị về nữa, và lúc nào thì nghĩ đến chuyện ?oở lại luôn??
    Đáp: Ai mà nói chuyện tương lai được? Lúc này tôi đang ngồi đây, còn chưa biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra... thì làm sao nói chuyện ?oăn chắc mặc bền? được! Chuyện ấy khi nào nó đến thì mình tính, còn bây giờ thì mình chưa nghĩ tới? Còn nói chuyện của ?obố? Phạm Duy thì lại là một chuyện khác, không ai giống ai. Ông ấy ?orứt? ra một cái là xong ngay, còn mình ?obầu đoàn phu tử? nặng nề lắm, khó đi lắm ông nhà báo ơi! Đối với tôi lúc này, Việt Nam chỉ là ?omột cõi đi, về? rồi ?ovề, rồi đi? như kiểu ông TCS đã viết... (cười) ?ođi đâu ?olung tung? cho đời mỏi mệt??
    Hỏi: Như vậy chị ?onhạt? với quê hương so với nhiều người khác?
    Đáp: Quê hương và đất nước là một chuyện, còn chuyện về ?oở luôn? đối với tôi thì... khó quá. Mình đã đi 30 năm rồi và chắc chắn trong lối sống của mình đã có nhiều thay đổi. Người ở trong nước cũng vậy, sau 30 năm, kể cả những người quen người thân của mình họ cũng đã thay đổi. Cái quan niệm sống của họ nó khác mình, chứ đừng nói chi đến những người lạ nữa. Vì vậy nếu phải về sống với họ thì mình cũng lâm vào cảnh ?oTừ Thức trở lại dương trần? thôi, vì cảnh cũ người xưa đã không còn nữa. Thế nên chẳng thà tôi phải làm một người khách ?ođến rồi đi? thì may ra còn giữ được đôi điều luyến tiếc, chứ chọn ở lại thì phiền não là điều chắc chắn sẽ xảy ra...
    Hỏi: Điều lưỡng lự của chị chắc có phần nào liên quan đến cái chết của Trịnh Công Sơn? Ông Sơn chết, chị chắc cũng mất đi một ?ođiểm tựa??
    Đáp: Ông Sơn đối với tôi là một ?ođiểm tựa? về tinh thần, nhưng đó quả là điều thật quan trọng trong đời sống của tôi. Và điều đó cũng đã làm tôi cảm thấy ?ogiảm bớt lý do? trong việc tìm về lại với quê hương, vì tôi không quá dễ dàng trong việc trở lại nơi đã có quá nhiều điều đau thương đã xảy ra với mình, và mình muốn trốn tránh.
    Hỏi: Nếu phải nói một điều gì đó về Trịnh Công Sơn? Chị sẽ nói điều gì?
    Đáp: Nói về ông Trịnh Công Sơn thì nó ?ovô cùng? lắm, bởi vì bây giờ chúng ta có tìm cả trăm năm cũng chẳng có một người như ông TCS. Ở đây tôi không nói về cái tài, bởi mỗi người nhạc sĩ có một cái hay, cái độc đáo riêng của họ, vì thế tôi chỉ muốn nói đến ?ocon người? của ông TCS thôi.
    Hỏi: Nếu nói đến ?ocon người? thì có mấy ai toàn thiện?
    Đáp: Với thánh nhân thì tôi không dám đem ra so sánh, nhưng với con người ?otrần thế? của ông TCS, thì ông ấy đã thực sự đứng trên sự toàn thiện và toàn mỹ nữa...
    Hỏi: Điều này chắc chắn sẽ gây ra tranh cãi, bởi đã có nhiều người nói ông TCS ?okhông toàn thiện??
    Đáp: Đó là quyền nhận xét của mỗi người, ai muốn nghĩ sao cũng được. Nhưng vì nhà báo đã hỏi tôi thì tôi xin nhấn mạnh ?ođó là ý nghĩ của tôi?, và ?ochân lý ấy không bao giờ thay đổi?... (cười)
    Hỏi: Có lẽ ông TCS đã ?ochiếm? gần hết cuộc đời của chị. Nay ông ấy đã chết rồi, quãng còn lại của chị... có thay đổi không?
    Đáp: Không! Tôi không bao giờ thay đổi. Tôi rất thủy chung trước sau như một. Vì thế chuyện ông ấy ?ocó mặt? hay ?ovắng mặt? thì nó cũng như nhau (vì ông ấy luôn ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi trong nhiều lãnh vực). Tuy nhiên, không phải chỉ có mình tôi ?othương? ông TCS, mà thực tế là còn nhiều người khác nữa, họ cũng xúc động, nhỏ lệ và nuối tiếc khi ông Sơn mất chứ không phải là không...
    Hỏi: Nếu nói đến chuyện xúc động và tiếc nhớ, thì chị có tính làm một điều gì đó cho ông Trịnh Công Sơn? Thí dụ như viết Hồi ký, viết truyện...?
    Đáp: Tôi viết ai mà đọc? Tôi viết chỉ dành cho đàn bà đọc trong ?otoilet? thôi... (cười).
    Hỏi: Cách viết của chị có độc giả lắm chứ, thí dụ như loạt bài ?oBên đời hiu quạnh?...
    Đáp: Nói giỡn cho vui vậy thôi, chứ Khánh Ly đang viết, gọi là Hồi Ký thì ?ohơi to? đấy, vì mình đâu phải là một nhân vật chính trị, mà mình chỉ là một ca sĩ trình diễn thôi. Có lẽ nên coi đây là những lời tâm sự của một người bình thường nói về nghề nghiệp của mình, với những buồn vui, vinh nhục, những bạn bè, những kỷ niệm và những nơi chốn mà mình đã đi qua... Và trong cuốn sách này mình sử dụng rất nhiều hình ảnh và bút tích, để cho người xem đỡ chán...
    Hỏi: Chị có cho ?ophổ biến? những bức thư tình?
    Đáp: Tại sao mình lại đem ?orao bán? những bức thư tình của mình? Mình kể lại những chuyện tình của mình cũng là chuyện hơi ?oquá đáng? và không nên rồi. Nhưng vì khi mình viết về cuộc đời mình thì mình phải viết cho đầy đủ, và ông chồng của tôi đã nói với tôi ?ophải viết? như vậy.
    Hỏi: Vậy anh Đoan (chồng Khánh Ly hiện nay) không ghen à?
    Đáp: Ghen mẹ gì! Già rồi! Hồi trẻ thì ai cũng hay nói dối, nhưng về già thì phải nói thật để còn có chỗ mà lên... thiên đàng chứ... (cười).
    Hỏi: Chị có viết về Trịnh Công Sơn trong cuốn sách ấy?
    Đáp: Có chứ, nhưng ?onhẹ? thôi, vì mình không nói về chuyện nhạc của ổng vì mình không đủ sức phân tích hay giảng giải bất cứ điều gì trong nhạc của ông ấy. Nhưng mình sẽ viết về ?ocon người? của ông TCS, và mình cũng muốn ?ohiệu đính? lại tất cả những điều sai ở trong những cuốn sách đã viết về TCS, khi họ viết sai lạc về cả sự việc lẫn thời điểm.
    Hỏi: Một trong những điểm sai lạc nổi bật ấy là gì?
    Đáp: Có những chuyện xảy ra nhưng mà họ dấu diếm, hay không muốn nói, hoặc nói sai đi, bởi vì nếu họ nói thật, thì họ là người ?ocó lỗi? với ông Sơn. Thí dụ như có người viết hồi ký, thì họ chỉ đưa ra những khía cạnh đẹp đẽ, tốt lành cho cả đôi bên. Bây giờ ông Sơn mất rồi thì lại càng là cơ hội để họ ?onói này nói kia?, đó là điều mà tôi chẳng thấy xảy ra khi ông Sơn còn sống!
    Hỏi: Vậy là hồi ký của Khánh Ly sẽ ?onói thật, nói hết??
    Đáp: Chứ sao, mình đâu phải là Bill Clinton đâu mà phải dấu diếm! (cười)
    Hỏi: Nói về chuyện tình, chị có cuộc tình nào đáng nhớ không?
    Đáp: Có chứ! Nhưng mà buồn quá! Đó là vào năm 1974, mình được quen với một ông Trung tá Thủy Quân Lục Chiến. Lúc ấy mình đang cô đơn (nhưng đã có 3 con rồi), đi ra Huế thăm ông Sơn thì gặp cú ?obúa bổ? ấy. Ngày xưa trong trận Hạ Lào, nhóm nghệ sĩ mình đã ra hát ủy lạo cho tiểu đoàn này, và năm 74 gặp lại tình bạn biến thành tình yêu, và đây mới ?ochính thức? là cuộc tình đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình. Lúc đó hai đứa yêu nhau... dữ lắm, nhưng ?okẹt? một cái ông ấy lại đã có gia đình rồi. Hai đứa gặp nhau chưa tới mười lần mà tưởng như đã chung thân vĩnh kiếp, và người tình ấy đã chết vào ngày 29.3.1975 vì đạn pháo, khi Đà Nẵng rơi vào tay cộng quân.
    Hỏi: Tôi biết chị rời Việt Nam vào đêm 29.4.1975, nhưng bằng phương tiện nào?
    Đáp: Mình đi bằng một cái tàu của nhóm ông nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan. Ông Đoan có quen với mấy người bạn chạy từ Huế vào, và họ biết trước sau gì Saigòn cũng mất nên đã cùng nhau sửa soạn một cái tàu. Nhưng cái tàu ấy không thể ra khơi nếu không có giấy phép, nên vịn vào cớ ?ocứu trợ nạn nhân chiến cuộc? mình đã xin được giấy phép của chính quyền lận lưng, và đêm 29 tàu đã rời Cầu Hàn ở Khánh Hội.
    Hỏi: Khi trở về Saigòn, nghe nói chị có đến thăm chỗ mà chị đã ra đi?
    Đáp: Vào năm 1997 khi phái đoàn truyền hình Nhật đưa mình về Khánh Hội để quay một số cảnh để làm cuốn phim tài liệu. Khi đến cầu Hàn ở Khánh Hội mình còn nhìn thấy cái cọc để cột dây neo thuyền cách đây mấy chục năm vẫn còn ở chỗ cũ. Nhìn thấy nó mình xúc động lắm, vì bao nhiêu chuyện cũ như cuốn phim quay chậm hiển hiện lại... Vào năm 2000 Khánh Ly cũng về Saigòn nhưng là để thăm ông Sơn, lúc ấy ông ấy yếu rồi, và mình biết ông ấy chẳng còn sống bao lâu nữa...
    Hỏi: Chị cũng đã bằng tuổi của anh Ngạn, ?osáu bó? rồi! Anh Ngạn nói với tôi là làm M.C thêm một hai năm nữa rồi giã từ sân khấu, còn chị thì sao?
    Đáp: Mình ấy à? Cứ hát cho đến khi nào người nghe bảo xuống... thì xuống. Còn chưa ai bảo thì mình cứ... đứng hoài thôi (cười). Nói cho vui vậy, chứ thực sự thì mình là người yêu hát, mấy lần đã định giã từ sân khấu nhưng rồi lại thôi, bởi hát là một trong cái lẽ sống của mình sau con cái.
    Hỏi: Nói chuyện hát... hoài. Nhiều người nói giọng hát Khánh Ly ?oliêu trai? quá, ?ophê? quá. Họ nói là Khánh Ly dùng ?ocần sa? có đúng không?
    Đáp: Chắc với lép gì! Có tên còn nói đã nằm hút thuốc phiện với Khánh Ly nữa chứ. Nói đến thế thì bố ai mà không tin! Kệ xác nhà nó, chứ không lẽ mình lại phải đi kiếm nó để dán băng keo vào miệng nó à? (cười).
    Hỏi: Nhưng Túy thấy chị có hút thuốc, và trước lúc ra sân khấu thường uống một loại ?othuốc? gì đó, đáng ngờ lắm?
    Đáp: Thôi đi ông nội! Đó là nước giá với La Hớn Quả chứ có gì bí mật đâu. Uống để cho nó thanh giọng, bởi mình hát nhiều, nói nhiều nên dễ khan giọng lắm...
    Hỏi: Tại sao chị lại chọn ?onghệ danh? là Khánh Ly?
    Đáp: Tình cờ thôi, trong Đông Châu Liệt Quốc có hai nhân vật Yêu Ly và Khánh Kỵ. Họ là 2 người anh hùng kiểu Lương sơn bạc, trả thù cho chủ và chịu chết. Mình thấy hai nhân vật đó ?ođẹp? quá, sống có tình có nghĩa, thủy chung cho tới lúc chết, nên mình thích và ?okết hợp? hai tên đó thành tên... mình.
    Hỏi: Chứ chị không nghĩ tên ?oKhánh Ly? còn có một ý nghĩa khác?
    Đáp: Nghĩ mẹ gì nổi, vì lúc ấy mình mới 16 tuổi ranh hà! Sau này có người ?ogiảng giải? cho mình nghe ?okhánh ly? là tiếng ?ochuông ngân vang...? thì mình cũng biết vậy, có ông còn ?ochiết tự? theo kiểu ?ođem ly mà gõ khánh? thì chỉ có nước bể tan tành... thì mình cũng xin... vâng (cười).
    Hỏi: Ngoài chuyện đi hát, cuộc sống ?ođời thường? của chị ở Mỹ như thế nào?
    Đáp: Hồi ở VN các bà ?olàm sao? thì qua đây mình cũng ?olàm vậy?. Cơm nước, chồng con, rồi giặt giũ, vườn tược... Ông Đoan chiều về là phải có cơm cho ông ấy ăn, và điều quan trọng là khi con cái về là phải thấy mặt bố mẹ...
    Hỏi: Mấy đứa con của chị có ăn được mấy món rau dưa, cà muối do chị làm không?
    Đáp: Được chứ, tụi nó ăn được hết, và điều lạ là tụi nó không biết... chửi thề. Vì mình không bao giờ chửi thề và vợ chồng không bao giờ cãi nhau trước mặt con cái...
    Hỏi: Túy thấy chị cũng hay chửi thề mà?
    Đáp: Nhưng mà... mình chửi thề... ở chỗ khác. Nhất là ở những chỗ... không chửi không được... (cười).
    Hỏi: Nhiều nữ ca sĩ chỉ thích đeo vàng hay kim cương, còn Khánh Ly sao chỉ thấy đeo toàn vòng... cẩm thạch? (mỗi tay 3 vòng)
    Đáp: Cái nghề đi hát 30 năm nay của mình, nuôi được 4 đứa con khôn lớn thành người là cả một may mắn lắm rồi. Điều này có được là do khán giả ?onuôi? mình, chứ không có ?oông bầu, bà bầu? nào rút tiền túi ra mà cho ca sĩ cả... Vì vậy mình phải sử dụng những gì mà những người yêu thương trao cho mình một cách xứng đáng và đúng chỗ. Còn chuyện cẩm thạch, chẳng qua là vì thói quen thôi. Mình đeo nó lâu, nó càng ?olên nước? thì mình biết mình đang ?oxuống nước? (cười). Cái âm thanh đụng kêu leng keng của nó nghe vui tai, và đeo nó mình thấy ?ohên? và đỡ phải cất giữ cẩn thận như các loại quý kim khác nên mình... phải chọn nó thôi.
    Hỏi: Sau khi TCS qua đời, có vài phụ nữ không ngần ngại công bố họ là ?ovợ? hay người tình của TCS, cũng có người còn xác nhận họ có quyền ?osở hữu? một phần nào tài sản tinh thần của TCS?
    Đáp: Tôi đoan quyết không bao giờ có điều đó xảy ra. Đó là điều chắc chắn, là bởi vì ông TCS không để lại ?odi chúc? cho bất cứ người nào có cái quyền gì, ngoại trừ tôi là người có giấy tờ và chữ ký cuối cùng của TCS. Điều này có nghĩa là Khánh Ly được toàn quyền sử dụng và đương nhiên là phải trả tiền tác quyền cho người thừa kế là em của TCS.
    Hỏi: Chị đi nhiều nơi, biết nhiều người. Chị nhận xét sao về Cộng đồng Việt nam tại hải ngoại?
    Đáp: Người Việt của mình là loại người dễ giận hờn, nhưng lại mau tha thứ. Khi cần làm một điều gì thì sẵn sàng ngồi lại với nhau, nhưng ngồi lâu thì lại sinh ra lắm chuyện. Vì thế chẳng lạ gì chuyện hai ông chửi nhau chí chát như sẵn sàng ăn tươi nuốt sống, ít lâu sau lại thấy họ đang chụm đầu ngồi uống cà phê, khiến chẳng ai hiểu nổi! Vì thế chúng ta không lạ gì khi thấy chuyện lớn khó thành mà chuyện nhỏ thì lại dễ xong! Cá nhân trong cộng đồng các nơi thì nổi bật và thành công, còn tập thể thì tôi thấy hiếm có sự đồng nhất. Chuyện ấy dễ hiểu thôi, bị ?olừa? nhiều rồi, nên gặp chuyện gì cũng phải cẩn thận chứ...
    Nguyễn Vi Túy
    Sydney đầu tháng 6.2005
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    60 năm cuộc đời: KHÁNH LY vẫn còn muốn hát...[/b]
    Nguyễn Vi Túy, viết từ Úc châu, Jun 03, 2005​
    *****
    Nhân dịp kỷ niệm 30 năm xa quê hương, cũng là 30 năm xa quê hương của Khánh Ly, người nữ nghệ sĩ ?omới? 60 tuổi đời này đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đầy lý thú sau đây, liên quan đến những điều đã và đang xảy ra trong cuộc đời của tiếng hát ?obà ngoại? này.
    Hỏi: Trong cuốn DVD Ba Mươi Năm Viễn Xứ do Thúy Nga thực hiện, chị đã hát bài mở đầu ?oTôi Cố Bám Lấy Đất Nước Tôi? của Nguyễn Đình Toàn, không nói đến chuyện hay dở, nhưng trong nước đã có phản ứng về bài hát này và phê bình ?ocon người muôn mặt? của Khánh Ly. Chị nghĩ gì về điều này?
    Đáp: Từ trước đến nay đã có nhiều bài viết trong nước coi tôi là một tiếng hát ?o*********?, có lẽ vì các bài hát mà tôi chọn có liên quan quá nhiều đến ?oquá khứ?. Có điều, nếu ta coi đó là chuyện của ?olịch sử? thì chẳng nên bàn cãi, mà cách tốt nhất là nên chấp nhận, bởi những điều đó dù ta có làm gì thêm nói gì thêm, thì nó cũng xảy ra rồi, chẳng có gì thay đổi được. Đừng nói đó là chuyện ?ochính chị, chính em?, bởi thực tế tôi chỉ là một người ca sĩ chuyên chở những điều suy tư của người viết ca khúc, và nếu tôi có thành công qua một loại nhạc nào đó thì cũng không thể tách rời sự thành công của tác giả, và sự đồng cảm của người nghe.
    Hỏi: Trên trang 15 của báo ?oAn ninh Thế giới? ra ngày 25.5.2005 có bài viết của ký giả P.V nói chị là ?omột nữ ca sĩ chốngcộng hàng đầu ở hải ngoại? khi ?osặc sụa những lời ca ********* đầy hăm dọa và kích động...? Chị nghĩ sao về nhận định này?
    Đáp: Tôi đã quá quen với kiểu sống ?ogiữa hai lằn đạn?. Lúc chiến tranh tôi cũng bị nói là ?ophản chiến, phản phé?, nay hòa bình thì lại ?ophe này phe kia?. Ông nhà báo đã quen tôi mấy chục năm rồi, có thấy tôi gia nhập đảng phái nào đâu mà bảo tôi là quân ?o*********??
    Hỏi: Gần đây có hiện tượng mà báo chí trong nước nói là ?oca sĩ ngoại, lấn chiếm thị trường ca sĩ nội?, tức là ngày càng có nhiều ca nhạc sĩ từ hải ngoại về ?ohành nghề? trong nước. Chị thấy sao?
    Đáp: Tôi nghĩ chuyện đi, về và dù có ?olàm thêm một cái gì đó? ở Việt Nam thì cũng là chuyện tự do của mỗi con người. Và dù sao, thực tế quê hương cũng là nơi mà mình đã từng sinh ra và lớn lên, và trong từng trái tim của mỗi người có một cảm nhận khác nhau, nên ?oyêu hay ghét?, ?ongọt hay nhạt? cũng thế thôi, tự do mà!
    Hỏi: Chị cũng đã từng về Việt Nam, dạo này có nhiều nghệ sĩ ?othẳng thừng? tuyên bố về ở luôn, thí dụ như ?obố già? Phạm Duy, ca sĩ Hương Lan, Giao Linh, Elvis Phương..v.v. Thế thì bao giờ chị về nữa, và lúc nào thì nghĩ đến chuyện ?oở lại luôn??
    Đáp: Ai mà nói chuyện tương lai được? Lúc này tôi đang ngồi đây, còn chưa biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra... thì làm sao nói chuyện ?oăn chắc mặc bền? được! Chuyện ấy khi nào nó đến thì mình tính, còn bây giờ thì mình chưa nghĩ tới? Còn nói chuyện của ?obố? Phạm Duy thì lại là một chuyện khác, không ai giống ai. Ông ấy ?orứt? ra một cái là xong ngay, còn mình ?obầu đoàn phu tử? nặng nề lắm, khó đi lắm ông nhà báo ơi! Đối với tôi lúc này, Việt Nam chỉ là ?omột cõi đi, về? rồi ?ovề, rồi đi? như kiểu ông TCS đã viết... (cười) ?ođi đâu ?olung tung? cho đời mỏi mệt??
    Hỏi: Như vậy chị ?onhạt? với quê hương so với nhiều người khác?
    Đáp: Quê hương và đất nước là một chuyện, còn chuyện về ?oở luôn? đối với tôi thì... khó quá. Mình đã đi 30 năm rồi và chắc chắn trong lối sống của mình đã có nhiều thay đổi. Người ở trong nước cũng vậy, sau 30 năm, kể cả những người quen người thân của mình họ cũng đã thay đổi. Cái quan niệm sống của họ nó khác mình, chứ đừng nói chi đến những người lạ nữa. Vì vậy nếu phải về sống với họ thì mình cũng lâm vào cảnh ?oTừ Thức trở lại dương trần? thôi, vì cảnh cũ người xưa đã không còn nữa. Thế nên chẳng thà tôi phải làm một người khách ?ođến rồi đi? thì may ra còn giữ được đôi điều luyến tiếc, chứ chọn ở lại thì phiền não là điều chắc chắn sẽ xảy ra...
    Hỏi: Điều lưỡng lự của chị chắc có phần nào liên quan đến cái chết của Trịnh Công Sơn? Ông Sơn chết, chị chắc cũng mất đi một ?ođiểm tựa??
    Đáp: Ông Sơn đối với tôi là một ?ođiểm tựa? về tinh thần, nhưng đó quả là điều thật quan trọng trong đời sống của tôi. Và điều đó cũng đã làm tôi cảm thấy ?ogiảm bớt lý do? trong việc tìm về lại với quê hương, vì tôi không quá dễ dàng trong việc trở lại nơi đã có quá nhiều điều đau thương đã xảy ra với mình, và mình muốn trốn tránh.
    Hỏi: Nếu phải nói một điều gì đó về Trịnh Công Sơn? Chị sẽ nói điều gì?
    Đáp: Nói về ông Trịnh Công Sơn thì nó ?ovô cùng? lắm, bởi vì bây giờ chúng ta có tìm cả trăm năm cũng chẳng có một người như ông TCS. Ở đây tôi không nói về cái tài, bởi mỗi người nhạc sĩ có một cái hay, cái độc đáo riêng của họ, vì thế tôi chỉ muốn nói đến ?ocon người? của ông TCS thôi.
    Hỏi: Nếu nói đến ?ocon người? thì có mấy ai toàn thiện?
    Đáp: Với thánh nhân thì tôi không dám đem ra so sánh, nhưng với con người ?otrần thế? của ông TCS, thì ông ấy đã thực sự đứng trên sự toàn thiện và toàn mỹ nữa...
    Hỏi: Điều này chắc chắn sẽ gây ra tranh cãi, bởi đã có nhiều người nói ông TCS ?okhông toàn thiện??
    Đáp: Đó là quyền nhận xét của mỗi người, ai muốn nghĩ sao cũng được. Nhưng vì nhà báo đã hỏi tôi thì tôi xin nhấn mạnh ?ođó là ý nghĩ của tôi?, và ?ochân lý ấy không bao giờ thay đổi?... (cười)
    Hỏi: Có lẽ ông TCS đã ?ochiếm? gần hết cuộc đời của chị. Nay ông ấy đã chết rồi, quãng còn lại của chị... có thay đổi không?
    Đáp: Không! Tôi không bao giờ thay đổi. Tôi rất thủy chung trước sau như một. Vì thế chuyện ông ấy ?ocó mặt? hay ?ovắng mặt? thì nó cũng như nhau (vì ông ấy luôn ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi trong nhiều lãnh vực). Tuy nhiên, không phải chỉ có mình tôi ?othương? ông TCS, mà thực tế là còn nhiều người khác nữa, họ cũng xúc động, nhỏ lệ và nuối tiếc khi ông Sơn mất chứ không phải là không...
    Hỏi: Nếu nói đến chuyện xúc động và tiếc nhớ, thì chị có tính làm một điều gì đó cho ông Trịnh Công Sơn? Thí dụ như viết Hồi ký, viết truyện...?
    Đáp: Tôi viết ai mà đọc? Tôi viết chỉ dành cho đàn bà đọc trong ?otoilet? thôi... (cười).
    Hỏi: Cách viết của chị có độc giả lắm chứ, thí dụ như loạt bài ?oBên đời hiu quạnh?...
    Đáp: Nói giỡn cho vui vậy thôi, chứ Khánh Ly đang viết, gọi là Hồi Ký thì ?ohơi to? đấy, vì mình đâu phải là một nhân vật chính trị, mà mình chỉ là một ca sĩ trình diễn thôi. Có lẽ nên coi đây là những lời tâm sự của một người bình thường nói về nghề nghiệp của mình, với những buồn vui, vinh nhục, những bạn bè, những kỷ niệm và những nơi chốn mà mình đã đi qua... Và trong cuốn sách này mình sử dụng rất nhiều hình ảnh và bút tích, để cho người xem đỡ chán...
    Hỏi: Chị có cho ?ophổ biến? những bức thư tình?
    Đáp: Tại sao mình lại đem ?orao bán? những bức thư tình của mình? Mình kể lại những chuyện tình của mình cũng là chuyện hơi ?oquá đáng? và không nên rồi. Nhưng vì khi mình viết về cuộc đời mình thì mình phải viết cho đầy đủ, và ông chồng của tôi đã nói với tôi ?ophải viết? như vậy.
    Hỏi: Vậy anh Đoan (chồng Khánh Ly hiện nay) không ghen à?
    Đáp: Ghen mẹ gì! Già rồi! Hồi trẻ thì ai cũng hay nói dối, nhưng về già thì phải nói thật để còn có chỗ mà lên... thiên đàng chứ... (cười).
    Hỏi: Chị có viết về Trịnh Công Sơn trong cuốn sách ấy?
    Đáp: Có chứ, nhưng ?onhẹ? thôi, vì mình không nói về chuyện nhạc của ổng vì mình không đủ sức phân tích hay giảng giải bất cứ điều gì trong nhạc của ông ấy. Nhưng mình sẽ viết về ?ocon người? của ông TCS, và mình cũng muốn ?ohiệu đính? lại tất cả những điều sai ở trong những cuốn sách đã viết về TCS, khi họ viết sai lạc về cả sự việc lẫn thời điểm.
    Hỏi: Một trong những điểm sai lạc nổi bật ấy là gì?
    Đáp: Có những chuyện xảy ra nhưng mà họ dấu diếm, hay không muốn nói, hoặc nói sai đi, bởi vì nếu họ nói thật, thì họ là người ?ocó lỗi? với ông Sơn. Thí dụ như có người viết hồi ký, thì họ chỉ đưa ra những khía cạnh đẹp đẽ, tốt lành cho cả đôi bên. Bây giờ ông Sơn mất rồi thì lại càng là cơ hội để họ ?onói này nói kia?, đó là điều mà tôi chẳng thấy xảy ra khi ông Sơn còn sống!
    Hỏi: Vậy là hồi ký của Khánh Ly sẽ ?onói thật, nói hết??
    Đáp: Chứ sao, mình đâu phải là Bill Clinton đâu mà phải dấu diếm! (cười)
    Hỏi: Nói về chuyện tình, chị có cuộc tình nào đáng nhớ không?
    Đáp: Có chứ! Nhưng mà buồn quá! Đó là vào năm 1974, mình được quen với một ông Trung tá Thủy Quân Lục Chiến. Lúc ấy mình đang cô đơn (nhưng đã có 3 con rồi), đi ra Huế thăm ông Sơn thì gặp cú ?obúa bổ? ấy. Ngày xưa trong trận Hạ Lào, nhóm nghệ sĩ mình đã ra hát ủy lạo cho tiểu đoàn này, và năm 74 gặp lại tình bạn biến thành tình yêu, và đây mới ?ochính thức? là cuộc tình đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình. Lúc đó hai đứa yêu nhau... dữ lắm, nhưng ?okẹt? một cái ông ấy lại đã có gia đình rồi. Hai đứa gặp nhau chưa tới mười lần mà tưởng như đã chung thân vĩnh kiếp, và người tình ấy đã chết vào ngày 29.3.1975 vì đạn pháo, khi Đà Nẵng rơi vào tay cộng quân.
    Hỏi: Tôi biết chị rời Việt Nam vào đêm 29.4.1975, nhưng bằng phương tiện nào?
    Đáp: Mình đi bằng một cái tàu của nhóm ông nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan. Ông Đoan có quen với mấy người bạn chạy từ Huế vào, và họ biết trước sau gì Saigòn cũng mất nên đã cùng nhau sửa soạn một cái tàu. Nhưng cái tàu ấy không thể ra khơi nếu không có giấy phép, nên vịn vào cớ ?ocứu trợ nạn nhân chiến cuộc? mình đã xin được giấy phép của chính quyền lận lưng, và đêm 29 tàu đã rời Cầu Hàn ở Khánh Hội.
    Hỏi: Khi trở về Saigòn, nghe nói chị có đến thăm chỗ mà chị đã ra đi?
    Đáp: Vào năm 1997 khi phái đoàn truyền hình Nhật đưa mình về Khánh Hội để quay một số cảnh để làm cuốn phim tài liệu. Khi đến cầu Hàn ở Khánh Hội mình còn nhìn thấy cái cọc để cột dây neo thuyền cách đây mấy chục năm vẫn còn ở chỗ cũ. Nhìn thấy nó mình xúc động lắm, vì bao nhiêu chuyện cũ như cuốn phim quay chậm hiển hiện lại... Vào năm 2000 Khánh Ly cũng về Saigòn nhưng là để thăm ông Sơn, lúc ấy ông ấy yếu rồi, và mình biết ông ấy chẳng còn sống bao lâu nữa...
    Hỏi: Chị cũng đã bằng tuổi của anh Ngạn, ?osáu bó? rồi! Anh Ngạn nói với tôi là làm M.C thêm một hai năm nữa rồi giã từ sân khấu, còn chị thì sao?
    Đáp: Mình ấy à? Cứ hát cho đến khi nào người nghe bảo xuống... thì xuống. Còn chưa ai bảo thì mình cứ... đứng hoài thôi (cười). Nói cho vui vậy, chứ thực sự thì mình là người yêu hát, mấy lần đã định giã từ sân khấu nhưng rồi lại thôi, bởi hát là một trong cái lẽ sống của mình sau con cái.
    Hỏi: Nói chuyện hát... hoài. Nhiều người nói giọng hát Khánh Ly ?oliêu trai? quá, ?ophê? quá. Họ nói là Khánh Ly dùng ?ocần sa? có đúng không?
    Đáp: Chắc với lép gì! Có tên còn nói đã nằm hút thuốc phiện với Khánh Ly nữa chứ. Nói đến thế thì bố ai mà không tin! Kệ xác nhà nó, chứ không lẽ mình lại phải đi kiếm nó để dán băng keo vào miệng nó à? (cười).
    Hỏi: Nhưng Túy thấy chị có hút thuốc, và trước lúc ra sân khấu thường uống một loại ?othuốc? gì đó, đáng ngờ lắm?
    Đáp: Thôi đi ông nội! Đó là nước giá với La Hớn Quả chứ có gì bí mật đâu. Uống để cho nó thanh giọng, bởi mình hát nhiều, nói nhiều nên dễ khan giọng lắm...
    Hỏi: Tại sao chị lại chọn ?onghệ danh? là Khánh Ly?
    Đáp: Tình cờ thôi, trong Đông Châu Liệt Quốc có hai nhân vật Yêu Ly và Khánh Kỵ. Họ là 2 người anh hùng kiểu Lương sơn bạc, trả thù cho chủ và chịu chết. Mình thấy hai nhân vật đó ?ođẹp? quá, sống có tình có nghĩa, thủy chung cho tới lúc chết, nên mình thích và ?okết hợp? hai tên đó thành tên... mình.
    Hỏi: Chứ chị không nghĩ tên ?oKhánh Ly? còn có một ý nghĩa khác?
    Đáp: Nghĩ mẹ gì nổi, vì lúc ấy mình mới 16 tuổi ranh hà! Sau này có người ?ogiảng giải? cho mình nghe ?okhánh ly? là tiếng ?ochuông ngân vang...? thì mình cũng biết vậy, có ông còn ?ochiết tự? theo kiểu ?ođem ly mà gõ khánh? thì chỉ có nước bể tan tành... thì mình cũng xin... vâng (cười).
    Hỏi: Ngoài chuyện đi hát, cuộc sống ?ođời thường? của chị ở Mỹ như thế nào?
    Đáp: Hồi ở VN các bà ?olàm sao? thì qua đây mình cũng ?olàm vậy?. Cơm nước, chồng con, rồi giặt giũ, vườn tược... Ông Đoan chiều về là phải có cơm cho ông ấy ăn, và điều quan trọng là khi con cái về là phải thấy mặt bố mẹ...
    Hỏi: Mấy đứa con của chị có ăn được mấy món rau dưa, cà muối do chị làm không?
    Đáp: Được chứ, tụi nó ăn được hết, và điều lạ là tụi nó không biết... chửi thề. Vì mình không bao giờ chửi thề và vợ chồng không bao giờ cãi nhau trước mặt con cái...
    Hỏi: Túy thấy chị cũng hay chửi thề mà?
    Đáp: Nhưng mà... mình chửi thề... ở chỗ khác. Nhất là ở những chỗ... không chửi không được... (cười).
    Hỏi: Nhiều nữ ca sĩ chỉ thích đeo vàng hay kim cương, còn Khánh Ly sao chỉ thấy đeo toàn vòng... cẩm thạch? (mỗi tay 3 vòng)
    Đáp: Cái nghề đi hát 30 năm nay của mình, nuôi được 4 đứa con khôn lớn thành người là cả một may mắn lắm rồi. Điều này có được là do khán giả ?onuôi? mình, chứ không có ?oông bầu, bà bầu? nào rút tiền túi ra mà cho ca sĩ cả... Vì vậy mình phải sử dụng những gì mà những người yêu thương trao cho mình một cách xứng đáng và đúng chỗ. Còn chuyện cẩm thạch, chẳng qua là vì thói quen thôi. Mình đeo nó lâu, nó càng ?olên nước? thì mình biết mình đang ?oxuống nước? (cười). Cái âm thanh đụng kêu leng keng của nó nghe vui tai, và đeo nó mình thấy ?ohên? và đỡ phải cất giữ cẩn thận như các loại quý kim khác nên mình... phải chọn nó thôi.
    Hỏi: Sau khi TCS qua đời, có vài phụ nữ không ngần ngại công bố họ là ?ovợ? hay người tình của TCS, cũng có người còn xác nhận họ có quyền ?osở hữu? một phần nào tài sản tinh thần của TCS?
    Đáp: Tôi đoan quyết không bao giờ có điều đó xảy ra. Đó là điều chắc chắn, là bởi vì ông TCS không để lại ?odi chúc? cho bất cứ người nào có cái quyền gì, ngoại trừ tôi là người có giấy tờ và chữ ký cuối cùng của TCS. Điều này có nghĩa là Khánh Ly được toàn quyền sử dụng và đương nhiên là phải trả tiền tác quyền cho người thừa kế là em của TCS.
    Hỏi: Chị đi nhiều nơi, biết nhiều người. Chị nhận xét sao về Cộng đồng Việt nam tại hải ngoại?
    Đáp: Người Việt của mình là loại người dễ giận hờn, nhưng lại mau tha thứ. Khi cần làm một điều gì thì sẵn sàng ngồi lại với nhau, nhưng ngồi lâu thì lại sinh ra lắm chuyện. Vì thế chẳng lạ gì chuyện hai ông chửi nhau chí chát như sẵn sàng ăn tươi nuốt sống, ít lâu sau lại thấy họ đang chụm đầu ngồi uống cà phê, khiến chẳng ai hiểu nổi! Vì thế chúng ta không lạ gì khi thấy chuyện lớn khó thành mà chuyện nhỏ thì lại dễ xong! Cá nhân trong cộng đồng các nơi thì nổi bật và thành công, còn tập thể thì tôi thấy hiếm có sự đồng nhất. Chuyện ấy dễ hiểu thôi, bị ?olừa? nhiều rồi, nên gặp chuyện gì cũng phải cẩn thận chứ...
    Nguyễn Vi Túy
    Sydney đầu tháng 6.2005
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    TIẾNG VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI
    NGUYỄN HỮU THÁI
    12/06/2005
    *****​
    TTCN - Nhìn chung, đó là một tình hình đáng báo động, cần sự quan tâm đúng mức và kịp thời của những người có trách nhiệm về phát triển văn hóa VN ở hải ngoại, đặc biệt về công tác truyền bá tiếng Việt cho con em chúng ta ở nước ngoài.

    Dưới đây là một số thực tế tôi ghi nhận được về tình hình tiếng Việt trong các cộng đồng người Việt ở nước ngoài, chủ yếu là ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tiếng Việt đang mất dần?
    Trong một cuộc hội thảo khoa học ở Vancouver, Canada, một giáo sư người Mỹ kể: cách đây trên 10 năm, khi Đại học Washington (tại Seattle, Hoa Kỳ) lần đầu tiên mở khóa dạy tiếng Việt, nhiều cha mẹ sinh viên đã có ý kiến với nhà trường.
    Họ hỏi vì sao cho con cái họ học tiếng Việt mới mà không phải tiếng Việt của Sài Gòn cũ. Nhà trường đã thẳng thắn trả lời là họ chủ trương dạy ngôn ngữ của 70 triệu người ở chính trong nước VN, chứ không thể phổ biến tiếng nói của một thiểu số người Việt đang ở nước ngoài.
    Thực tế tiếng Việt Sài Gòn cũ hiện nay ở nước ngoài ra sao? Tôi không nói rằng người Việt mình ở nước ngoài hiện nay không sử dụng được tiếng Việt chuẩn. Nhưng rõ ràng là thứ tiếng Việt đó đang tách xa dần với tiếng Việt sử dụng trong nước, theo như nhận xét khá chính xác của một nhà văn gốc Việt tên tuổi: ?oTiếng Việt ở hải ngoại trong tình trạng cô lập với chính quốc sẽ giữ y nguyên trạng hoặc hao hớt đi từ tiếng Việt thông dụng ở miền Nam trước năm 1975. Ngay bây giờ, đọc sách báo trong nước chúng ta đã không hiểu được ý nghĩa của một số ngôn từ đường phố, những tiếng lóng, thuật ngữ khoa học. Ngược lại, người Việt trong nước cũng không hiểu được cách pha tiếng Anh, tiếng Pháp ngày càng nhiều vào đối thoại thường ngày của người Việt nước ngoài?.
    Đây là một kinh nghiệm bản thân: khi mới sang Bắc Mỹ, tôi rất lúng túng khi phải sử dụng từ điển Anh - Việt người mình in ấn ở nước ngoài để dịch văn bản trong nước. Cụ thể là không thể dịch một cách nghiêm chỉnh được, nhất là tài liệu thuộc các ngành chuyên môn. Tôi là người sinh sống ở Sài Gòn cũ vậy mà đọc thử một số bản dịch của người Việt ở nước ngoài, thú thật tôi không hiểu và nhận thấy rất thiếu sót.
    Một thực tế khác: hầu hết gia đình bạn bè lớp tuổi tôi có con cái lớn lên hoặc sinh đẻ ở nước ngoài không còn nói được tiếng Việt và cũng không chịu học tiếng Việt (vì mắc cỡ với bạn bè hoặc cho là học cũng vô ích). Cha mẹ thì đầu tắt mặt tối lo mưu sinh, không có thì giờ dạy tiếng Việt hoặc đưa con cái đi học tiếng Việt (dẫu cho rất muốn làm được điều đó). Do vậy mà chỉ mới đến thế hệ thứ hai, thứ ba, tiếng Việt đang biến mất dần!
    Tình hình các khóa dạy tiếng Việt mở ra tại các đại học nước ngoài cũng không khá hơn. Một báo cáo tại Đại học Lyon (Pháp) cho biết: khóa tiếng Việt mở ra có rất ít người theo học. Một số chùa, nhà thờ, trung tâm cộng đồng có mở lớp tiếng Việt nhưng giáo trình chưa chỉnh và người học cũng chưa đông. Cha mẹ chưa thuyết phục được con cái chịu học hoặc không thể sắp xếp thời gian đưa đón các em.
    Tôi không bi quan nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế mà một anh bạn làm văn hóa phát biểu: ?oKhông chỉ có văn học nghệ thuật VN ở hải ngoại mà cả tiếng Việt không thể thoát ra ngoài qui luật chung của sinh hoạt văn hóa di dân là càng ngày càng bị đồng hóa và lặn chìm trong văn hóa bản địa?.
    Cần được nuôi dưỡng bởi chính quốc
    Có lần đem vấn đề này ra thảo luận với một số bạn bè, có anh đã so sánh tình hình tiếng Việt của ta ở nước ngoài với tình trạng tiếng Pháp (pha trộn tiếng Anh) của người dân tỉnh Quebec ở Canada.
    Tôi không đồng ý với nhận xét đó vì cho rằng hai trường hợp này rất khác nhau. Lý do là hầu hết người Quebec đều sử dụng tiếng Pháp như ngôn ngữ chính, trong khi tiếng Việt đâu có được dạy ở trường học hoặc sử dụng thường xuyên ở gia đình, nhất là đối với lớp trẻ ở phương Tây.
    Một anh bạn khác cho rằng muốn biết về tình hình thực tế tiếng Việt còn tồn tại tới đâu (để có thể thưởng thức được văn chương Việt) ở Âu Mỹ, ta chỉ cần làm một bài toán trừ.
    Cụ thể, phải trừ đi: cộng đồng người Việt gốc Hoa, lớp trẻ không biết tiếng Việt, những người chỉ nói mà không đủ trình độ đọc thông tiếng Việt, người đọc được tiếng Việt nhưng không đủ bề dày học vấn để đọc và thưởng thức văn chương, những người chỉ đọc được những chữ lớn bằng ngón tay cái...
    Anh bạn tôi là một nhà văn, cho nên rõ ràng là anh không mấy lạc quan về tiếng Việt lẫn nền văn học Việt ở hải ngoại.
    Anh nói nếu không có sự tiếp sức của giới trẻ, văn học hải ngoại tất nhiên phải bị ?olão hóa?. Mà giới trẻ Việt ấy thì ra sao? Thực tế phần lớn không nói và đọc được tiếng Việt thì làm sao thưởng thức văn hóa Việt.
    Anh nhắc đến nhận xét của một nhà thơ trong nước, một thời từng làm xôn xao dư luận người Việt ở nước ngoài vì đã nói lên sự thật đó.
    Nguyên cách đây mấy năm, nhà thơ Nguyễn Duy sau khi đi một vòng nước Mỹ, cho rằng người Việt hải ngoại không thể đóng góp vào nền văn học VN được vì họ đang mất dần sự thuần chất của ngôn ngữ, mất cái tiếng đang được nói và viết ở VN.
    Điều này cho thấy: phải chăng người Việt mình thua xa những cộng đồng di dân gốc châu Á khác. Người Hoa, Nhật, Hàn, Ấn trên đất Mỹ luôn có những ràng buộc tinh thần và vật chất với chính quốc, cho dù trên các đất nước ấy đã xảy ra bao nhiêu thay đổi chính trị.
    Cái động lực chính tạo nên sự ràng buộc là cái phần văn hóa gốc của người di dân. Nó được nuôi dưỡng bởi cộng đồng hải ngoại và đặc biệt bởi chính quốc. Trong nỗ lực này, vai trò các cộng đồng hải ngoại quan trọng nhưng không đủ, văn hóa của một nước chỉ phát triển mạnh trên chính quốc gia đó.
    Trung Quốc hoặc Đài Loan đều tranh nhau tạo ảnh hưởng văn hóa trên các cộng đồng Hoa kiều, nhưng nặng về phần tích cực duy trì bản sắc gốc hơn là tiêu cực gạt bỏ hoặc ngăn chặn. Vốn văn hóa VN đã nghèo mà trong - ngoài còn loại trừ lẫn nhau.
    Bản thân tôi đã chứng kiến vào các ngày nghỉ cuối tuần, các trung tâm văn hóa trong cộng đồng người Hoa ở Bắc Mỹ sinh hoạt nhộn nhịp. Ông bà, cha mẹ (ngay cả với các bà người Mỹ, Canada lấy chồng người Hoa) chăm lo dẫn con cháu đi học tiếng Hoa.
    Và tôi đồng ý với nhận xét của một nhà giáo dạy đại học Sài Gòn cũ đang sinh sống ở Bắc Mỹ khi ông cho rằng: nếu tiếng Việt còn thì cộng đồng người Việt ở hải ngoại mới hi vọng tồn tại.
    Trước thực trạng đáng báo động về sự mất dần tiếng Việt ở các cộng đồng người Việt ở nước ngoài, một người bạn tôi bi quan cho rằng: ?oVới tình hình này thì không phải là không chừng, mà chắc chắn một ngày nào đó người ta sẽ vẫn thấy những nhà khoa học, nhà văn... mang những cái họ Nguyen, Tran, Ly, Le... ở nước ngoài, nhưng cái gọi là cộng đồng VN sẽ chỉ còn là danh xưng, không có thực chất nào cả.
    Đến lúc đó, tôi không tin là những thế hệ gốc Việt sẽ vẫn còn yêu thương đất nước cũ, gắn bó với bà con thân thuộc ở quê nhà. Tôi không biết cái ?okhúc ruột ngàn dặm? của VN tương lai sẽ là cái gì?!
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=83154&ChannelID=13
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 01:42 ngày 15/06/2005
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    TIẾNG VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI
    NGUYỄN HỮU THÁI
    12/06/2005
    *****​
    TTCN - Nhìn chung, đó là một tình hình đáng báo động, cần sự quan tâm đúng mức và kịp thời của những người có trách nhiệm về phát triển văn hóa VN ở hải ngoại, đặc biệt về công tác truyền bá tiếng Việt cho con em chúng ta ở nước ngoài.

    Dưới đây là một số thực tế tôi ghi nhận được về tình hình tiếng Việt trong các cộng đồng người Việt ở nước ngoài, chủ yếu là ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tiếng Việt đang mất dần?
    Trong một cuộc hội thảo khoa học ở Vancouver, Canada, một giáo sư người Mỹ kể: cách đây trên 10 năm, khi Đại học Washington (tại Seattle, Hoa Kỳ) lần đầu tiên mở khóa dạy tiếng Việt, nhiều cha mẹ sinh viên đã có ý kiến với nhà trường.
    Họ hỏi vì sao cho con cái họ học tiếng Việt mới mà không phải tiếng Việt của Sài Gòn cũ. Nhà trường đã thẳng thắn trả lời là họ chủ trương dạy ngôn ngữ của 70 triệu người ở chính trong nước VN, chứ không thể phổ biến tiếng nói của một thiểu số người Việt đang ở nước ngoài.
    Thực tế tiếng Việt Sài Gòn cũ hiện nay ở nước ngoài ra sao? Tôi không nói rằng người Việt mình ở nước ngoài hiện nay không sử dụng được tiếng Việt chuẩn. Nhưng rõ ràng là thứ tiếng Việt đó đang tách xa dần với tiếng Việt sử dụng trong nước, theo như nhận xét khá chính xác của một nhà văn gốc Việt tên tuổi: ?oTiếng Việt ở hải ngoại trong tình trạng cô lập với chính quốc sẽ giữ y nguyên trạng hoặc hao hớt đi từ tiếng Việt thông dụng ở miền Nam trước năm 1975. Ngay bây giờ, đọc sách báo trong nước chúng ta đã không hiểu được ý nghĩa của một số ngôn từ đường phố, những tiếng lóng, thuật ngữ khoa học. Ngược lại, người Việt trong nước cũng không hiểu được cách pha tiếng Anh, tiếng Pháp ngày càng nhiều vào đối thoại thường ngày của người Việt nước ngoài?.
    Đây là một kinh nghiệm bản thân: khi mới sang Bắc Mỹ, tôi rất lúng túng khi phải sử dụng từ điển Anh - Việt người mình in ấn ở nước ngoài để dịch văn bản trong nước. Cụ thể là không thể dịch một cách nghiêm chỉnh được, nhất là tài liệu thuộc các ngành chuyên môn. Tôi là người sinh sống ở Sài Gòn cũ vậy mà đọc thử một số bản dịch của người Việt ở nước ngoài, thú thật tôi không hiểu và nhận thấy rất thiếu sót.
    Một thực tế khác: hầu hết gia đình bạn bè lớp tuổi tôi có con cái lớn lên hoặc sinh đẻ ở nước ngoài không còn nói được tiếng Việt và cũng không chịu học tiếng Việt (vì mắc cỡ với bạn bè hoặc cho là học cũng vô ích). Cha mẹ thì đầu tắt mặt tối lo mưu sinh, không có thì giờ dạy tiếng Việt hoặc đưa con cái đi học tiếng Việt (dẫu cho rất muốn làm được điều đó). Do vậy mà chỉ mới đến thế hệ thứ hai, thứ ba, tiếng Việt đang biến mất dần!
    Tình hình các khóa dạy tiếng Việt mở ra tại các đại học nước ngoài cũng không khá hơn. Một báo cáo tại Đại học Lyon (Pháp) cho biết: khóa tiếng Việt mở ra có rất ít người theo học. Một số chùa, nhà thờ, trung tâm cộng đồng có mở lớp tiếng Việt nhưng giáo trình chưa chỉnh và người học cũng chưa đông. Cha mẹ chưa thuyết phục được con cái chịu học hoặc không thể sắp xếp thời gian đưa đón các em.
    Tôi không bi quan nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế mà một anh bạn làm văn hóa phát biểu: ?oKhông chỉ có văn học nghệ thuật VN ở hải ngoại mà cả tiếng Việt không thể thoát ra ngoài qui luật chung của sinh hoạt văn hóa di dân là càng ngày càng bị đồng hóa và lặn chìm trong văn hóa bản địa?.
    Cần được nuôi dưỡng bởi chính quốc
    Có lần đem vấn đề này ra thảo luận với một số bạn bè, có anh đã so sánh tình hình tiếng Việt của ta ở nước ngoài với tình trạng tiếng Pháp (pha trộn tiếng Anh) của người dân tỉnh Quebec ở Canada.
    Tôi không đồng ý với nhận xét đó vì cho rằng hai trường hợp này rất khác nhau. Lý do là hầu hết người Quebec đều sử dụng tiếng Pháp như ngôn ngữ chính, trong khi tiếng Việt đâu có được dạy ở trường học hoặc sử dụng thường xuyên ở gia đình, nhất là đối với lớp trẻ ở phương Tây.
    Một anh bạn khác cho rằng muốn biết về tình hình thực tế tiếng Việt còn tồn tại tới đâu (để có thể thưởng thức được văn chương Việt) ở Âu Mỹ, ta chỉ cần làm một bài toán trừ.
    Cụ thể, phải trừ đi: cộng đồng người Việt gốc Hoa, lớp trẻ không biết tiếng Việt, những người chỉ nói mà không đủ trình độ đọc thông tiếng Việt, người đọc được tiếng Việt nhưng không đủ bề dày học vấn để đọc và thưởng thức văn chương, những người chỉ đọc được những chữ lớn bằng ngón tay cái...
    Anh bạn tôi là một nhà văn, cho nên rõ ràng là anh không mấy lạc quan về tiếng Việt lẫn nền văn học Việt ở hải ngoại.
    Anh nói nếu không có sự tiếp sức của giới trẻ, văn học hải ngoại tất nhiên phải bị ?olão hóa?. Mà giới trẻ Việt ấy thì ra sao? Thực tế phần lớn không nói và đọc được tiếng Việt thì làm sao thưởng thức văn hóa Việt.
    Anh nhắc đến nhận xét của một nhà thơ trong nước, một thời từng làm xôn xao dư luận người Việt ở nước ngoài vì đã nói lên sự thật đó.
    Nguyên cách đây mấy năm, nhà thơ Nguyễn Duy sau khi đi một vòng nước Mỹ, cho rằng người Việt hải ngoại không thể đóng góp vào nền văn học VN được vì họ đang mất dần sự thuần chất của ngôn ngữ, mất cái tiếng đang được nói và viết ở VN.
    Điều này cho thấy: phải chăng người Việt mình thua xa những cộng đồng di dân gốc châu Á khác. Người Hoa, Nhật, Hàn, Ấn trên đất Mỹ luôn có những ràng buộc tinh thần và vật chất với chính quốc, cho dù trên các đất nước ấy đã xảy ra bao nhiêu thay đổi chính trị.
    Cái động lực chính tạo nên sự ràng buộc là cái phần văn hóa gốc của người di dân. Nó được nuôi dưỡng bởi cộng đồng hải ngoại và đặc biệt bởi chính quốc. Trong nỗ lực này, vai trò các cộng đồng hải ngoại quan trọng nhưng không đủ, văn hóa của một nước chỉ phát triển mạnh trên chính quốc gia đó.
    Trung Quốc hoặc Đài Loan đều tranh nhau tạo ảnh hưởng văn hóa trên các cộng đồng Hoa kiều, nhưng nặng về phần tích cực duy trì bản sắc gốc hơn là tiêu cực gạt bỏ hoặc ngăn chặn. Vốn văn hóa VN đã nghèo mà trong - ngoài còn loại trừ lẫn nhau.
    Bản thân tôi đã chứng kiến vào các ngày nghỉ cuối tuần, các trung tâm văn hóa trong cộng đồng người Hoa ở Bắc Mỹ sinh hoạt nhộn nhịp. Ông bà, cha mẹ (ngay cả với các bà người Mỹ, Canada lấy chồng người Hoa) chăm lo dẫn con cháu đi học tiếng Hoa.
    Và tôi đồng ý với nhận xét của một nhà giáo dạy đại học Sài Gòn cũ đang sinh sống ở Bắc Mỹ khi ông cho rằng: nếu tiếng Việt còn thì cộng đồng người Việt ở hải ngoại mới hi vọng tồn tại.
    Trước thực trạng đáng báo động về sự mất dần tiếng Việt ở các cộng đồng người Việt ở nước ngoài, một người bạn tôi bi quan cho rằng: ?oVới tình hình này thì không phải là không chừng, mà chắc chắn một ngày nào đó người ta sẽ vẫn thấy những nhà khoa học, nhà văn... mang những cái họ Nguyen, Tran, Ly, Le... ở nước ngoài, nhưng cái gọi là cộng đồng VN sẽ chỉ còn là danh xưng, không có thực chất nào cả.
    Đến lúc đó, tôi không tin là những thế hệ gốc Việt sẽ vẫn còn yêu thương đất nước cũ, gắn bó với bà con thân thuộc ở quê nhà. Tôi không biết cái ?okhúc ruột ngàn dặm? của VN tương lai sẽ là cái gì?!
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=83154&ChannelID=13
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 01:42 ngày 15/06/2005
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    CON ĐƯỜNG HÒA HỢP DÂN TỘC VÀ NHỮNG RÀO CHẮN VÔ HÌNH
    CÔNG MINH (Canada)
    22/06/2005
    *****
    Những ngày này, tôi được đọc những thông tin về chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ. Đây quả là một chuyến viếng thăm có nhiều ý nghĩa và cũng làm phát sinh ra nhiều tranh luận trong cộng đồng người Việt bên này.

    Thủ tướng Phan Văn Khải thăm một gia đình Việt kiều ngay khi vừa đặt chân đến Mỹ​
    Ở cái xứ Canada mà tôi đang sống, không khí có vẻ bình lặng hơn, nhưng như thế không có nghĩa là không có những cuộc tranh luận giữa những ông già của thế hệ chúng tôi: những người đã bước vào giai đoạn "tri thiên mệnh", những người mà đôi khi trong giấc mơ lại thấy mình trở thành đứa trẻ được trở về vui chơi trên mảnh đất quê nhà...
    Thời gian gần đây, có một từ xuất hiện ngày càng nhiều trong các cuộc tranh luận ở đây là ''''hòa hợp dân tộc", là "trở về"... Nhất là khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất hiện và thuyết pháp cùng giáo đoàn Làng Mai giữa Sài Gòn; khi nhạc sĩ Phạm Duy có thể ngồi lặng im bên bờ Hoàn Kiếm ngắm Tháp Rùa; khi có bài phát biểu của ông Võ Văn Kiệt đại ý là đã đến lúc không nên phân biệt kẻ thắng người thua, rằng đã đến lúc quên đi khái niệm phe nọ, phe kia để cùng nhau ngồi lại góp tay xây dựng quê hương; khi những đứa trẻ "baby lift" được trở về mảnh đất chôn nhau cắt rốn... Tôi hiểu, đó là những tín hiệu vui về một con đường hòa hợp. Và cứ sau mỗi lần chứng kiến những cuộc tranh luận về chủ đề này giữa những người bạn già xa xứ, tôi lại thấy buồn...
    Tính từ ngày 30.04.1975, ba mươi năm đã trôi qua, các đứa cháu gọi tôi bằng ông giờ đã đủ lớn và trở thành Việt kiều thế hệ thứ 3, thứ 4... Chúng đã đặt cho chúng tôi những câu hỏi về nguồn cội...Và tôi nhận ra rằng, chúng nó sẽ tiến xa hơn chúng tôi rất nhiều, sẽ làm được nhiều việc hơn chúng tôi... Vì hình như, trong chúng có rất ít "rào chắn", nếu có chăng thì cũng chỉ là "hàng rào ngôn ngữ", mà tôi tin rằng, bằng sức trẻ, chúng sẽ vượt qua một cách dễ dàng, nếu như chúng thực sự có nhu cầu muốn đến với quê cha đất tổ.
    Ba mươi năm đã trôi qua, những con người lưu vong tài hoa nhất của thế hệ già chúng tôi và thế hệ "xồn xồn" con cái chúng tôi đã làm được khá nhiều việc cho đất nước mà chúng tôi cư trú. Nhưng không ít người trong số ấy cho đến tận bây giờ vẫn quay lưng lại với Việt Nam! Vì sao vậy? Tất nhiên, mỗi người đều có lý do của họ, đều có những rào chắn vô hình mà họ không thể hoặc không cho phép mình vượt qua...Mỗi khi nghĩ đến điều này, tôi lại thấy buồn và tiếc! Vì sao những con người tài như vậy, tốt như vậy ?" ở trong và ngoài nước lại không thể ngồi lại cùng nhau? Liệu những rào chắn vô hình ấy đến bây giờ có còn lý do để tiếp tục tồn tại? Và liệu 30 năm đã đủ dài để những người đầu bạc có thể ngồi lại với nhau, nói với nhau về hòa hợp, về một cuộc trở về trong thanh thản và mở ra một con đường cho thế hệ mai sau?

    Thủ tướng Phan Văn Khải tại nhà một gia đình Việt kiều​
    Tôi biết, khi nói lên những điều này, sẽ có nhiều người bên này mắng chửi tôi là lẩm cẩm, là "mắc mưu", là "ăn phải bả" tuyên truyền, là mất lập trường... nhưng tôi biết thời gian của tôi và của những người sẽ "chửi tôi" cũng chẳng còn bao lâu nữa! Vậy thì tại sao ngay lúc này, chúng ta không thể nói với nhau một điều gì đó? Nếu không có giá trị cho hiện tại thì chí ít vẫn có một vài ý nghĩa cho thế hệ tương lai!
    Sách xưa có câu: "con chim sắp chết hót tiếng hót hay, con người sắp chết nói lời nói phải", tôi nay thấy mình cũng đã bước vào tuổi gần đất xa trời nên đánh liều nói lên những điều day dứt của mình. Thông qua diễn đàn Người Viễn Xứ, tôi muốn mời các bạn, những người Việt trong và ngoài nước, những người thuộc cả "2 phe" ?" theo cách nói của thế hệ chúng tôi - hãy nói lên những suy nghĩ của mình về con đường hòa hợp dân tộc. Theo bạn, con đường đó là gì? Có hay không? Những "rào chắn vô hình" trên con đường ấy trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài là gì? Nó là sự khác biệt về ý thức hệ? Là mặc cảm thắng bại? Là "mối thù được mất"? Là "nhu cầu dân chủ"?... Và, có hay không những rào chắn từ phía quê nhà? Sự chưa thỏa đáng trong những chính sách, chủ trương đối với Việt kiều? Sự phân biệt đối xử? Những khác biệt trong điều kiện sinh sống, học hành, phát triển sự nghiệp?...Hay vì một điều gì khác? Hy vọng các bạn sẽ lượng thứ cho những suy nghĩ và cách đặt vấn đề "lẩm cẩm" của tôi. Hy vọng tôi sẽ được nghe, được "chỉ giáo" thật nhiều, mặc dù có thể là những tiếng nói "chói tai", "nặng lời" từ các bạn.
    http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/diendannguoivienxu/2005/06/459895/
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 03:59 ngày 01/07/2005
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Cầu thủ Việt kiều-VFF: Vì sao mối duyên chưa thành?
    19:10'' 29/07/2005 ​
    (VietNamNet) - Chưa có cầu thủ Việt kiều nào thành công khi về Việt Nam thử việc, và bởi thế mối duyên giữa họ với VFF vẫn chưa thể có kết quả như mong muốn.
    Gần một năm sau trường hợp thử việc bất thành của Ludovic Casset ở ĐT Việt Nam, tới lượt Toni Lê Hoàng không vượt qua được bài kiểm tra chuyên môn của ĐT U-23 QG, và như thế, giấc mơ khoác áo ĐT Việt Nam với các cầu thủ Việt kiều vẫn tiếp tục chỉ là giấc mơ. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến cho cuộc hôn phối cầu thủ Việt kiều-VFF chưa thể đạt được kết cục tốt đẹp như cả 2 bên cùng mong muốn.
    Thiếu thông tin
    LĐBĐ Việt Nam hầu như chỉ biết về năng lực cầu thủ thông qua bản tự giới thiệu hoặc qua báo chí, và gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác minh, kiểm nghiệm, mà trường hợp Toni Lê Hoàng là một ví dụ tiêu biểu
    [​IMG]
    VFF không có nhiều thông tin về Toni Lê Hoàng. Ảnh: Hoàng Anh​
    Cho tới ngày 26/7, tức là khi đợt tập trung kiểm tra chuyên môn của ĐT U-23 QG đã kết thúc, LĐBĐ Việt Nam vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức của LĐBĐ Ba Lan về trường hợp của Toni Lê Hoàng, mặc dù VFF đã liên tục tiến hành mọi biện pháp liên lạc như gửi thư, điện thoại... nhưng kết quả là bặt vô âm tín.
    Trong khi đó, dường như các cầu thủ Việt kiều cũng không có được những thông tin chuẩn xác về bóng đá Việt Nam. Chẳng hạn, cầu thủ Trần Ngọc Lai (Tran Francis) khi gửi bản CV xin thử việc về VFF lại gọi cựu chủ tịch Mai Liêm Trực là ''''ông Mai Trúc Liêm, Hội trưởng Hội bóng đá Việt Nam'''' (!). Có vẻ như nhiều người nghĩ rằng trình độ bóng đá Việt Nam quá thấp, nên thậm chí có một số cầu thủ Việt kiều dù chỉ có đẳng cấp ''''bóng đá vỉa hè'''' ở nước ngoài, nhưng cũng ''''mạnh dạn'''' gửi thư về Việt Nam xin thử việc, và LĐBĐ Việt Nam hiện đang có trong tay hàng chục lời đề nghị kiểu như này.
    ĐT Việt Nam chưa phải là một tên tuổi lớn ở châu Á nhưng nền bóng đá chúng ta cũng không đến nỗi quá thiếu thốn tài năng tới mức phải vội vã nhập khẩu cầu thủ Việt kiều về mà không cần kiểm tra trình độ. Chính phó chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn Lê Thế Thọ cũng từng nói rằng: ''''Chúng tôi hoan nghênh những cầu thủ Việt kiều có thiện ý về cống hiến cho quê nhà, nhưng VFF không xem đây là nguồn cung cấp cầu thủ chủ yếu, bởi nhân tài của bóng đá Việt Nam không phải như lá mùa thu''''.
    Trên thực tế, VFF không phải không quan tâm tới những cầu thủ Việt kiều thực sự có năng lực và đã khẳng định trình độ ở nước ngoài như Thạch Dương, Lee Nguyễn hay Steven Võ, nhưng để mời họ về Việt Nam thi đấu là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Bên cạnh việc đã khoác áo ĐT trẻ của những quốc gia có nền bóng đá phát triển như Thuỵ Điển, Mỹ, Đức, cả Thạch Dương, Lee Nguyễn hay Steven Võ đều bị ràng buộc bởi bản hợp đồng cầu thủ chuyên nghiệp, và mọi hành động của họ đều phải thông qua người đại diện.
    Khi còn dẫn dắt ĐT Palestine, chính HLV Alfred Riedl cũng từng lên mạng Internet viết thư ''''hiệu triệu'''' những cầu thủ gốc Palestine ở nước ngoài về quê hương cống hiến tài năng cho ĐT Palestine và đã khá thành công. Xuất sắc nhất trong lĩnh vực này phải kể tới Tunisia, khi họ giành chức VĐ châu Phi 2004 nhờ chiêu bài nhập khẩu cầu thủ Tunisia gốc Brazil.
    Ở Đông Nam Á, Malaysia cũng chưa thành công với Titus James, còn Singapore lại áp dụng một chiến lược hoàn toàn khác khi nhập tịch những cầu thủ ngoại quốc 100%.
    Trước đây, VFF từng cử người liên lạc với Steven Võ, nhưng khi gọi sang Đức thì người trả lời điện thoại lại là đại diện của cầu thủ này, còn phóng viên của Thể thao VietNamNet khi thực hiện bài phỏng vấn với Thạch Dương vào đầu năm 2004 cũng phải nhận được sự đồng ý của người đại diện. Còn hầu hết những cầu thủ gốc Việt từ nước ngoài chủ động liên hệ với VFF để xin thử việc thì ít người có khả năng chuyên môn cao, và thường là chỉ chơi bóng nghiệp dư.
    Hoà nhập khó khăn
    Bên cạnh đó, việc có thể hoà nhập được với môi trường bóng đá Việt Nam hay không cũng là vấn đề không nhỏ với các cầu thủ Việt kiều. Casset, Toni Lê Hoàng không phải không có khả năng và cũng đã được VFF hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, nhưng vì nhiều lý do mà họ không thể phô bày hết những phẩm chất tốt nhất của mình.
    [​IMG]
    Ludovic Casset gặp nhiều khó khăn trong việc hoà nhập. Ảnh: Hoàng Anh​
    Casset bị cựu HLV trưởng Tavares yêu cầu phải có năng lực vượt trội so với các đồng đội người Việt Nam mới được giữ lại, còn Toni Lê Hoàng lại gặp khó khăn về nhiều mặt khi phải tập luyện cùng các cầu thủ lớn hơn mình tới 2, 3 tuổi. Đấy là còn chưa kể tới rào cản ngôn ngữ hay những khác biệt về văn hoá, lối sống...
    Trên tất cả, lý do chủ yếu dẫn tới sự không thành công trong cuộc hôn phối cầu thủ Việt kiều-VFF chính là vì tương quan cung-cầu giữa 2 bên chưa thực sự ăn khớp với nhau. Những cầu thủ VFF mà rất cần thì khó tiếp cận, còn các cầu thủ chủ động liên hệ với VFF để xin thử việc thì ít có người đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Bởi thế, mối nhân duyên cầu thủ Việt kiều-VFF vẫn chưa thể đạt được kết cục như mong muốn.
    Tất nhiên, trong tương lai, việc tận dụng và khai thác tài năng của những cầu thủ người Việt ở xa Tổ quốc là một chủ trương đúng đắn, nhưng muốn làm được điều này thì VFF cần phải có thời gian để xây dựng một lộ trình, kế hoạch cụ thể. Còn hiện tại, VFF vẫn khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng cánh cửa với các cầu thủ Việt kiều, nhưng kèm theo điều kiện bắt buộc là phải đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.
    Tú Anh
    http://vietnamnet.vn/tinnoibat/2005/07/473781/
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Thạch Dương: ''''Tôi muốn là người VN đầu tiên dự Premier League''''
    03/03/2004

    (VietNamNet) - Ghi khá nhiều bàn thắng cho các đội tuyển trẻ của Thụy Điển, được Bolton ký hợp đồng đào tạo dài hạn... Thạch Dương hiện được coi là cầu thủ gốc Việt triển vọng nhất tại châu Âu. Qua nhiều ''''cầu'''' khác nhau, cuối cùng thì PV VietNamNet cũng thực hiện được cuộc phỏng vấn với cầu thủ 19 tuổi này.

    [​IMG]
    Thạch Dương trong màu áo Bolton.​
    Cái tên Thạch Dương xuất hiện trên Internet từ lâu nhưng liên lạc được với tài năng trẻ này thật khó khăn do anh hầu như không biết gì về máy tính. Qua CLB cổ động viên của Bolton, phóng viên VietNamNet may mắn làm quen được với đại diện của Dương là Patrick Mork (người Thuỵ Điển) và chính ông đã tạo cho Dương một địa chỉ e-mail để chúng tôi có thể trao đổi được với nhau từ cuối năm 2003.
    Rời Việt Nam từ năm 6 tuổi nên Dương hầu như không biết tiếng Việt trong khi vốn tiếng Anh của anh cũng khá hạn chế. Cuộc phỏng vấn cuối cùng cũng thực hiện được với sự giúp đỡ nhiệt tình của chị gái Dương là Thạch Thị Nết cùng người chồng Janne Rogell (người Thụy Điển), bất chấp việc Rogell liên tục phải vào viện suốt mấy tháng qua.
    - Xin chúc mừng những thành công bước đầu trên sân cỏ của Dương. Ngọn gió nào đưa anh đến với Bolton, một đội bóng đang chơi khá thành công tại Premier League?
    - Sau bàn thắng đẹp mắt vào lưới Phần Lan ngay lần đầu khoác áo đội U-17 Thuỵ Điển, rất nhiều đội bóng gọi điện cho tôi mời thử việc trong đó tôi nhớ có Ajax, Middlesbrough, AIK Solna, IFK Goterborg, Bolton... Cuối cùng tôi đã chọn đội bóng có HLV Sam Alladyce, người tôi rất ngưỡng mộ.
    Bolton không phải là một đội bóng lớn của nước Anh, nhưng Học viện bóng đá của họ cũng đào tạo được nhiều cầu thủ hiện thi đấu tại Premier League. Hơn nữa, bản thân tôi muốn được đào tạo bên ngoài Thuỵ Điển nhưng nếu chọn Ajax hay Middlesbrough thì cơ hội được thi đấu chính thức lại không nhiều.
    - Cuộc sống thường nhật của anh tại Học viện bóng đá Bolton?
    - Sang đây được gần một năm rưỡi, tôi đến trường học văn hoá mỗi tuần một ngày và thời gian còn lại dành trọn cho tập luyện. Ông Sam Alladyce thường xuyên có những buổi nói chuyện tại Học viện và chúng tôi mới chia buồn với ông ấy sau thất bại trong trận chung kết Cúp Liên đoàn. Hàng tuần chúng tôi tập khoảng 7 buổi và có một trận đấu thực sự vào ngày thứ bảy. Cứ 8 tuần tôi lại trở về thăm gia đình tại Thuỵ Điển và tôi thường lưu lại vài ngày.
    - Gia đình anh có ai chơi bóng đá?
    - Bố tôi từng là một thủ môn nghiệp dư trong một thời gian dài và chính ông là người tích cực khuyến khích tôi đến với trái bóng tròn. Nếu không có một chấn thương mắt cá chân quái ác, anh trai tôi có thể đã trở thành một cầu thủ giỏi thay vì phải chia tay sân cỏ ở tuổi 18. Anh ấy vẫn là thần tượng của tôi trong cuộc sống. Những người còn lại trong gia đình không chơi bóng, tất cả đều là phụ nữ: mẹ tôi và 5 chị gái của tôi.
    - Thần tượng anh trai mình trong cuộc sống, vậy thần tượng sân cỏ của anh là...?
    - Nakata! Anh ấy là cầu thủ Nhật Bản đầu tiên gây được ấn tượng tại Serie A nói riêng và bóng đá châu Âu nói chung. Sau thành công của nhiều cầu thủ châu Á tại châu Âu, tôi rất muốn nằm trong số những cầu thủ được lên đội hình chính của Bolton và trở thành người Việt Nam đầu tiên thi đấu tại Premier League.

    [​IMG]
    Thạch Dương (trái) trong trận đấu tập với đội trẻ Manchester City.​
    - Anh còn mối liên hệ nào với Việt Nam?
    - Tôi sinh ra tại Minh Hải (hiện được chia làm hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, Dương không nói rõ huyện nào - NV) và cùng bố mẹ sang Thuỵ Điển khi mới 6 tuổi nhưng vẫn còn rất nhiều người thân ở lại, trong đó có ông nội và những người cháu. Quê hương tôi gần biển, rất nóng nhưng cũng có rất nhiều cảnh đẹp. Tôi mới về thăm quê một lần và rất muốn có ngày trở lại.
    - Anh nghĩ sao nếu có lời mời từ các CLB chuyên nghiệp Việt Nam?
    - Thú thực tôi có quá ít thông tin về bóng đá Việt Nam, anh nói tôi mới biết ở đó có bóng đá chuyên nghiệp. Thế nên tôi không dám nói chắc có nhận lời hay không. Tôi cũng muốn một ngày nào đó được thi đấu cho đội tuyển Việt Nam nhưng không biết có được phép không bởi tôi đã thi đấu cho các đội trẻ của Thuỵ Điển.
    - Cảm ơn và chúc Dương tiếp tục thành công trên bước đường của mình.
    Vài nét về Thạch Dương
    Sinh ngày 9/12/1985 tại tỉnh Minh Hải cũ (Việt Nam)
    Chơi bóng: Từ năm 7 tuổi, từng khoác áo các CLB Skutskar IF, Gavle GIK and Gefle IF trước khi gia nhập Học viện bóng đá Bolton.
    Gia đình: Bố mẹ làm việc trong nhà thờ, ba chị gái làm việc trong siêu thị, hai chị gái còn lại làm việc cho một trường học và một anh trai vẫn đi học.
    Sự nghiệp quốc tế: Khoác áo các đội U-15, U-16, U-17 và U-18 của Thuỵ Điển.
    Thần tượng: Nakata (Nhật Bản)
    Bình luận trên trang chủ Bolton: Thạch Dương, cầu thủ gốc Việt Nam, chuyển tới Thuỵ Điển sinh sống từ năm 6 tuổi. Anh là một tiền đạo có chất lượng với tốc độ rất tốt. Các thành viên ban huấn luyện Bolton đang lên kế hoạch để phát triển tài năng này.
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Sinh viên Việt trong mắt người Nga
    Ở Việt Nam, dường như người ta có một cái nhìn khác hẳn về nước Nga. Nước Nga không còn là Liên bang Xô Viết nữa, và cũng không còn cái nhìn thân thiện với người Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Cũng vì hai lý do chính này mà sinh viên VN phải chịu nhiều thiệt thòi.
    Cũng là một sinh viên Việt Nam may mắn được chọn sang Nga (về sau tôi có tự hỏi lại hai chữ may mắn này), tôi mang hành lý và nhiều kì vọng sang một thành phố nhỏ ở Nga, nơi có trường đại học mà tôi sắp theo học.
    Sinh viên Việt trong mắt người Nga
    Cảm giác đầu tiên là người Nga không mấy thân thiện, người thì nhìn mình rồi cười cười, người thì tỏ vẻ không quan tâm. Khác hẳn với suy nghĩ của tôi hồi còn ở VN về những người Nga thân thiện . Tôi cảm nhận được họ không thích người châu Á và đặc biệt là người VN. Vào cửa hàng mua đồ, đứng cạnh một cụ già, cụ già vội vã lấy chiếc ví trong túi xách ra, và nắm thật chặt, ở kí túc xá, mỗi khi người ta mất cái gì là nghĩ ngay đến người VN, việc này xảy ra nhiều lần và động chạm mạnh mẽ tới lòng tự hào dân tộc của tôi. Tôi không hiểu được, và cảm thấy mình bị xúc phạm.
    Nhưng đó không phải là những điều đáng sợ nhất mà tôi phải chịu đựng. Đáng sợ hơn là những vụ hành hung người Việt của các nhóm thanh niên Nga hư hỏng. Hàng ngày, tôi phải thấy những người anh em của mình bị đánh đập, bị sỉ nhục, mà không làm gì được. Không bao giờ chúng tôi dám đi dạo phố vào buổi đêm, cho dù TP nhỏ như ở đây không có các tổ chức đầu trọc hành hung và giết hại dã man người Việt như ở Matxcova hay St. Petecbua. Tôi cảm thấy ngạc nhiên khi bị những đứa trẻ 14,15 tuổi ở Nga chửi bới và sỉ nhục, chúng trực lúc chúng tôi đi qua và văng những lời tục tĩu, tỏ thái độ khinh bỉ và những hành động thiếu văn hoá, cho dù chúng tôi không hề làm gì chúng. Tôi rất ngạc nhiên khi không cho một đứa bé 10 rúp, và bị ném đá vào người. Tôi không hiểu được chuyện gì đang xảy ra khi trên đường đi học về bị một nhóm thanh niên ném chai bia vào người, chỉ vì tôi là .. người Việt Nam. Cách đó 2 ngày, một người anh em sang sau tôi một năm bị nhóm thanh niên đó hành hung và phải nghỉ học 4 ngày.
    Không phải tất cả người Nga đều có thái độ như vậy, quả thực những giáo viên dạy tiếng Nga, và sinh viên Nga có thái độ thân thiện hơn. Nhưng, trong mắt họ, chúng ta là ai, và chúng ta đang làm gì trên mảnh đất này?
    Thật khó để trả lời câu hỏi ấy nhưng có lẽ mấy năm sống ở Nga cũng đủ để tôi cảm nhận được phần nào suy nghĩ của họ.
    Thanh niên và vị thành niên quốc tịch Nga
    Trong mắt họ, người Việt là những kẻ đầu trộm đuôi cướp, đến từ một khu rừng nhiệt đới nào đó ở Đông Nam Á, nơi những người Mỹ đã từng đến và đi. Dường như họ không biết một chút gì về VN. Qua sách báo và phim ảnh, họ có một cái nhìn rất sai lệch về chủ nghĩa cộngsản và cuộc chiến chống Mỹ của người dân Việt Nam. Tôi thấy đài truyền hình địa phương chiếu những phim Mỹ bình luận một cách sai lệch về VN, những trò chơi điện tử, sách báo ở VN bị coi là ********* thì ở đây bán nhan nhản. Lênin hay Stalin trong mắt tôi hồi ở VN là thần tượng, còn trong mắt họ, tôi xin không được bình luận.
    Một thái độ chung của họ đối với chúng tôi là khinh bỉ và coi thường. Họ sẵn sàng sỉ nhục và hành hung chúng tôi bất cứ lúc nào. Dù chỉ là một câu chửi thề, một chai bia ném vào người hay một vụ đánh hội đồng, họ sẵn sàng dành cho chúng tôi những thứ tương tự như thế bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
    Thực sự cho đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu hết tại sao họ lại ghét chúng tôi đến vậy, cho dù được biết những vụ lừa tiền, trấn lột, trộm cướp của người Việt ở Nga không phải là không có. Nhưng những cái đó không thể là tất cả nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ hình ảnh người Việt trong mắt họ...
    Giảng viên Nga
    Đa số họ có cái nhìn dễ chịu hơn với sinh viên VN, thậm chí có rất nhiều người người quý mến và hiều biết về con người cũng như đất nước VN. Nhưng đó không phải là tất cả. Một số không ít họ lợi dụng sinh viên VN để hợp tác hai bên cùng có lợi (theo cách nói vô cùng quen thuộc của người Việt) :họ có tiền, còn sinh viên Việt có bằng đại học mà không cần học. Một số ít trong họ rất ghét sinh viên nước ngoài, đặc biệt là sinh viên Việt Nam, họ tìm mọi cách đánh trượt và đuổi học chúng tôi. Lần đầu tiên tôi nghe được một câu chuyện mà cho đến giờ tôi vẫn không dám tin: một sinh viên Việt bị cho điểm 4 (điểm tối đa là 5) mặc dù bài làm rất xuất sắc chỉ với một lý do : anh là người Việt, một số sinh viên khác cũng bị đánh trượt với lý do tương tự. Thật không thể chấp nhận được những lý do kiểu như thế!
    Triết học Nga bây giờ cho rằng chủ nghĩa Mác Lênin là sai lầm, họ theo quan điểm triết học và tâm lý học mà ở VN chúng tôi được học và gọi tên là Sự nguỵ biện của chủ nghĩa tư bản. Thật nực cười khi những gì giảng viên triết học ở Việt Nam coi là ấu trĩ, sai lầm và nguỵ biện thì lại là những gì người Nga dạy chúng tôi, và tất nhiên là có chiều ngược lại. Người Nga coi quan điểm của họ đúng dựa trên các phát kiến mới của khoa học về Big Bang và thời gian. Thực sự tôi đã cãi lý một cách tuyệt vọng với một giảng viên Nga về quan điểm "vật chất quyết định ý thức"-cái mà tôi học ở VN, và cuối cùng tôi rút ra kết luận: hãy loại bỏ những quan điểm tương tự như thế đi, nếu tôi muốn qua kì thi, và không bị người Nga đuổi về nước. Không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận sự thật, dù cho nó phũ phàng!
    Giới giáo dục Nga, mà gần hơn là hiệu trưởng, trưởng khoa và giảng viên Nga dành cho sinh viên Việt 2 thái độ: những sinh viên học theo tiền của VN, họ cố sao không phải đuổi, chỉ tìm cách cho học lại nhiều lần, còn những sinh viên học theo chế độ học bổng của Nga, họ tìm mọi cách để đuổi, dù chỉ trót không qua một môn zatrốt, họ cũng liên hệ ngay với ĐSQ và đuổi thẳng tay không thương tiếc, bất kể sinh viên có ra sao đi chăng nữa. Cho dù chỉ cãi nhau về chuyện cho SV đi Aeroplot hay VN airline, cho tới chuyện kí hợp đồng giáo dục, họ tìm mọi cách để kiếm tiền cho nước Nga, còn sinh viên VN trong mắt họ, chỉ là thứ đồ trao đổi mà thôi.
    Những cụ già ....
    Những người đã từng sống và làm việc ở VN là những người thân thiện và tốt bụng hơn cả, họ giúp đỡ chúng tôi rất tận tình, dù chỉ là chỉ đường, hay giúp chúng tôi mua đồ... Họ làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ chúng tôi, họ thường nói chuyện và muốn biết bây giờ VN ra sao, người Việt sống thế nào...
    Đa số các cụ già rất tốt bụng và thân thiện, rất hay giúp đỡ chúng tôi.
    Một số ít cảnh giác với chúng tôi, giấu kĩ ví tiền khi đứng cạnh chúng tôi, và luôn đề cao cảnh giác!
    Cảnh sát
    Cảnh sát ở Matxcova là những tên cướp ngày mặc đồng phục, nếu tôi không muốn nói quá. Trong mắt họ, sinh viên Việt, nhất là những người mới sang chưa thạo tiếng, là những miếng mồi béo bở. Nếu không có giấy tờ đầy đủ, sẽ được ngồi bắt muỗi trong đồn 3 tiếng đến 3 ngày, và phải nộp khá nhiều tiền phạt. Anh bạn tôi học ở Bomman, quên hộ chiếu ở nhà, ra khỏi KTX chừng 300 m, bị cảnh sát nhốt 3 tiếng và mất 1000 rup (khoảng 500 000 tiền Việt). Với những người đủ giấy tờ nhưng không thạo tiếng, cảnh sát Nga tập được một câu tiếng Việt rất sõi "500 phạt", nếu chúng tôi không muốn bị gây khó dễ thì đành phải chịu mất tiền.
    Đỉnh cao thối nát của cảnh sát Matxcova là những ngày chống khủng bố. Chính phủ Nga trao cho họ quyền lục soát, bắt bớ và kiểm tra, khám người. Không ít sinh viên Việt được họ tống lên xe cảnh sát, lột sạch quần áo, rồi cho mặc lại và được thả tự do, nhưng toàn bộ tiền bạc, điện thoại, dây chuyền,vật dụng cá nhân trừ quần áo cho đến đồng Kô-pếc cuối cùng bị lột sạch. Họ lấy sạch những đồng xu cuối cùng, buộc sinh viên Việt phải đi bộ về nhà vì không còn tiền bắt taxi.
    Còn ở TP nhỏ như chỗ chúng tôi, tôi đã từng vào đồn cảnh sát một lần vì quên thẻ sinh viên. Đó là kỉ niệm mà tôi không thể nào quên. Cảnh sát Nga bắt chúng tôi, một nhóm khoảng mười người, những người mang thẻ sinh viên được thả. Một cảnh sát Nga gợi ý tôi mua cho anh ta Votka, hoặc đưa tiền, nếu không sẽ không được trả tự do. Tôi không đồng ý và nói những người bạn sẽ mang thẻ sinh viên và hộ chiếu của tôi đến. Anh ta hỏi tôi có phải ********* không, rồi doạ nạt, và đẩy tôi vào tường, dí súng lục vào người tôi. Tôi không cảm thấy sợ vì biết anh ta không dám bắn, nhưng hành động đó làm tôi không còn chút gì thiện cảm với cảnh sát Nga. Sau đó, những người bạn mang giấy tờ tới và chúng tôi được thả tự do.
    Thế đấy, trong mắt họ, chúng tôi là những khoản tiền phạt. Còn nếu một cảnh sát Nga nhìn thấy một nhóm 30 tên đầu trọc đang thoải mái dùng gậy bóng chày và dao bấm hành hung vài sinh viên Việt thì sao, chắc tôi không cần nói nữa. Anh ta sẽ coi như không có chuyện gì và bỏ đi, hay là cười khểnh rồi tiếp tục tán dóc với mấy anh bạn đồng nghiệp.
    Putin và chính phủ Nga
    Trong mắt họ, chúng tôi là gì? Là những bản hợp đồng giáo dục. Họ không cần biết chúng tôi sống ra sao, nghĩ gì và làm gì trên mảnh đất của họ. Vài chục sinh viên Việt Nam bị hành hung hàng ngày không có ý nghĩa gì với họ. Chỉ tới khi một loạt sinh viên nước ngoài bị giết, sợ vụ việc làm hỏng những bản hợp đồng béo bở, họ mới quay ra đi tìm thủ phạm của các vụ hành hung và giết chóc. Nhưng tôi không hiểu họ sẽ làm gì với những tội phạm vị thành niên này.
    Nhưng vụ xô xát giữa người Việt và người Nga luôn được cảnh sát và giới hành pháp Nga xử lý theo hướng có lợi cho người Nga. "Nếu một nhóm thanh niên Nga đánh anh cho tới lúc anh ngất đi, chúng sẽ không làm sao hết. Còn khi chúng tôi không chịu được nữa gọi bạn bè và đấm vào mặt mấy tên Nga đó, cho dù chúng chẳng hề hấn gì, chúng tôi cũng bị cảnh sát Nga buộc phải xin lỗi và bồi thường không biết bao nhiêu tiền." - một sinh viên Ca-mơ-run đã sống ở Nga 4 năm đã nói với tôi như vậy. Không những không được ưu tiên, mà trái lại, trước pháp luật, người Việt luôn bị xử ép.
    Còn ngài Putin, tôi không nghĩ trong điện Kremli tráng lệ, ngài có thể nghĩ tới số phận của chúng tôi, những người mà ngài có lẽ chẳng bao giờ biết mặt. Chúng tôi cũng chỉ là sinh viên của một nước xa xôi, nghèo nàn, lạc hậu hay những gì tương tự thế. Trong mắt Putin, tôi nghĩ tôi chỉ là một bản hợp đồng giấy trắng mực đen không hơn.
    Nếu sau này tôi có con, tôi nhất định không muốn cho nó qua Nga nữa, nếu nước Nga vẫn như thế này. Tôi kì vọng vào nền giáo dục Việt Nam. Singapore, Thái Lan hay Malaisia làm được, không có lý gì Việt Nam không làm được. Hy vọng thế hệ sau chúng tôi sẽ không phải du học nữa, và nếu có cũng sẽ không phải qua Nga.
    Một nước như Việt Nam, nếu giáo dục không phát triển được như Malaisia thôi, thì chỉ có thể do người Việt, không do điều kiện ngoại cảnh nào khác. Nếu 20 năm nữa cũng như vậy thì là do những người như tôi và bạn bè tôi đã không làm hết sức mình, tôi xin khẳng định như vậy.
    04-05-2005
    http://diendan.edu.net.vn/ShowPost.aspx?PostID=35850
  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này