1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời gọi những nhịp cầu để thắt chặt tình đoàn kết dân tộc!!!!!! Hai tiếng "Việt kiều"

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi tuan_ma, 01/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Cầu siêu cho toàn dân Việt đã khuất từ khi dựng nước
    18/03/2006 (GMT+7) ​
    (VietNamNet) - Đúng 0h ngày 18/3, tại khu văn hóa lịch sử Đại Nam (thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương) diễn ra đại lễ cầu siêu cho toàn bộ người dân Việt Nam đã khuất từ khi dựng nước.
    Đại lễ có sự tham gia của khoảng 800 nhà sư, trong đó có khoảng 700 nhà sư đến từ hầu hết các chùa ở TP.HCM, 100 nhà sư đến từ Bình Dương. Trong số này có cả các giảng sư, tăng, ni sinh của các trường: trung cấp Phật học, Cao đẳng Phật học, các sư trụ trì của hầu hết các chùa lớn tại TP.HCM.
    [​IMG]
    Cầu cho linh hồn những người dân Việt đã khuất được siêu thoát.​

    Đại lễ được chọn nhằm ngày 18/3 (tức ngày 19/2 năm Bính Tuất) vì đây là ngày Quan Thế Âm Bồ Tát cứu độ chúng sinh.
    Khu văn hóa lịch sử Đại Nam được trang hoàng lộng lẫy với ánh sáng nhiều màu. Trong khói hương bảng lảng và lời cầu siêu trầm lắng tỏa giữa không gian rộng lớn của tòa Đại Nam Quốc Tự, Bí thư tỉnh ủy, đại diện chính quyền, đại diện Mặt trận tổ quốc tỉnh Bình Dương đã đến thắp hương tưởng niệm. Thượng tọa Thích Minh Thiện, trưởng Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đứng lên làm chủ lễ.
    Lời phát biểu của ông Huỳnh Phi Dũng, những lời văn tế của chư tăng nêu bật những đóng góp của đồng bào bỏ mình vì nước, của ông cha có công xây dựng đất nước đã khuất, tỏ lòng tiếc thương những nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh...
    Tinh thần đại đoàn kết, tinh thần nhân đạo của dân tộc một lần nữa được nêu cao. Với tâm nguyện "âm siêu, dương thịnh", những người hành lễ không chỉ cầu cho những linh hồn siêu thoát, mà còn mang ước nguyện về một dân tộc Việt đoàn kết, cường thịnh.
    Không khí linh thiêng của đại lễ kéo dài đến tận 6h sáng.
    Ông Huỳnh Phi Dũng cho biết sẽ cố gắng mỗi năm tổ chức đại lễ cầu siêu với quy mô như trên vào ngày này và đại lễ cầu an cho những người đang sống vào một ngày cố định cuối năm tại khu văn hóa lịch sử Đại Nam.
    http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2006/03/551563/

  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    118 ôtô tay lái nghịch và số phận của Việt kiều Nguyễn An Trung​

    Thứ Tư, 03/05/2006

    (Dân trí) - Đầu năm 1994, tôi nhận được tập hồ sơ dày cộp về sự việc oan trái của ông Nguyễn An Trung - Giám đốc Công ty Sài Gòn ôtô, Việt kiều Nhật. Đây cũng là một trong những vụ án có nhiều tình tiết ly kỳ. Tâm huyết của ông Trung với đất nước đã biến thành tai hoạ, khiến ông suýt phải trả giá bằng cả mạng sống...
    [​IMG]
    Nguyễn An Trung là người An Giang, sang Nhật học về kỹ thuật từ đầu những năm 1960 và đã tốt nghiệp Tiến sĩ kỹ thuật ở Nhật, Nguyễn An Trung tham gia phong trào yêu nước, phản chiến. Vì các hoạt động này, ông đã bị chính quyền Sài Gòn cũ xử vắng mặt, kết án ông 6 năm tù vì tội chống chính quyền. Năm 1975, ngày thống nhất đất nước, ông Nguyễn An Trung là một trong những Việt kiều đầu tiên được chính quyền mới mời về dự lễ mừng Chiến thắng 30/4. Mặc dù đã ở Nhật hơn 10 năm, ông Nguyễn An Trung vẫn giữ quốc tịch Việt Nam vì yêu đất nước.
    Mục đích tốt đẹp lại trở thành hoạ
    Năm 1988, Việt Nam có Luật khuyến khích Đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn An Trung nhanh chóng thành lập Công ty Sài Gòn ôtô, tuyển dụng khoảng 400 công nhân. Công ty của ông nhập khẩu các loại xe ?osecondhand? (xe đã qua sử dụng) như xe buýt, xe tải, xe chở rác, xe hút bùn, xe cần cẩu, xe công trình, giá rẻ, tay lái nghịch, đưa về Việt Nam, chuyển đổi thành xe tay lái thuận, bán phục vụ công cuộc xây dựng đất nước.
    Công việc của Công ty Sài Gòn ôtô tiến triển tốt đẹp. Ông Nguyễn An Trung đã tặng TP. Hồ Chí Minh một số xe buýt chuyển đổi tay lái và có ý định nếu công việc thuận lợi, sẽ có thể trang bị đủ xe buýt cho TP. Hồ Chí Minh.
    Cũng vào năm 1994, Công ty của ông Trung nhập về Cảng Sài Gòn lô xe 118 xe tay lái nghịch. Hàng đã về cảng Sài Gòn được 3 ngày, đang làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, thì có lệnh cấm nhập khẩu xe ôtô tay lái nghịch, do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký. Như vậy hàng về cảng Việt Nam trước khi có lệnh cấm 3 ngày. Nếu căn cứ trên văn bản của luật pháp thì ông Trung không hề có tội (luật hay các văn bản luôn được coi là ?obất hồi tố?, có nghĩa chỉ có hiệu lực từ lúc ban hành trở về sau chứ không có giá trị trở về trước).
    Tuy nhiên dựa vào lệnh cấm này, Công an TP. Hồ Chí Minh đã lập tức cho khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn An Trung vì tội danh buôn lậu. Ông Trung bị bắt tạm giam gần 10 tháng, lô hàng 118 xe ôtô tay lái nghịch trị giá hơn 1 triệu USD nhập khẩu từ Nhật bị Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định tịch thu. Căn cứ vào giá trị của lô hàng thì VKS đã đề nghị mức án ?ochung thân? với Việt kiều Nguyễn An Trung.
    Sau này ông Trung kể lại: Những ngày nằm trong nhà giam Chí Hoà, ông cảm thấy có những lúc tuyệt vọng. Bởi mục đích của ông chẳng có gì xấu, nhưng khi vấp rào cản của cơ chế hành chính quan liêu, ông đã phải trả một giá quá đắt.
    Phiên toà ?ovô tiền khoáng hậu?

    Có lẽ số phận còn mỉm cười với ông khi luật sư Nguyễn Thành Vĩnh nhận lời bào chữa cho ông. Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh là một luật sư nổi tiếng của Hà Nội và đã từ lâu, ông không nhận bào chữa cho bất kỳ vụ án nào vì lúc đó ông đã xấp xỉ 80 tuổi. Nhưng khi nhận được hồ sơ vụ Nguyễn An Trung do ông Huỳnh Mùi chuyển đến, luật sư Vĩnh đã đọc liền một mạch và ông thấy nếu không bào chữa vụ án này, ông sẽ ân hận.
    Trong phiên tòa bào chữa cho Nguyễn An Trung, chính luật sư cũng khóc. Ông giơ cao quyển sách ở Nhật viết về Nguyễn An Trung trong phong trào phản chiến, giơ cao những chứng cứ rất thuyết phục về luật ?obất hồi tố? và giơ cao tất cả hình ảnh về 118 xe tay lái nghịch mà UBND TP. Hồ Chí Minh vẫn đang giữ. Tất cả đều là xe ép rác, xe hút bùn. Chi tiết này đã làm ?obật ngửa? tất cả các vị thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử. Họ đọc hồ sơ vụ án và đều đinh ninh rằng ông Trung đã nhập gần như toàn bộ là ôtô con để trốn thuế và bán kiếm lời ở VN.
    Rất nhiều người ?othấy sự bất bình? đã lao vào giúp ông một cách hoàn toàn vô tư. Như Giáo sư Huỳnh Mùi, ông cũng nguyên là Việt kiều Nhật, du học ở Nhật trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đã đỗ Tiến sĩ Toán học ở Nhật. Năm 1975, Giáo sư Mùi về nước với hoài bão đem kiến thức phục vụ đất nước. Giáo sư Huỳnh Mùi là bạn học cũ của ông Nguyễn An Trung ở Nhật, và là người giúp kêu oan cho ông Trung ở Hà Nội.
    Lúc này ở TP. Hồ Chí Minh, báo chí cũng chia làm 2 phe. Một phe bênh vực ông Trung, còn một phe lại rất hùng hồn kết tội ông Trung. Tất nhiên, tôi bảo vệ ông Trung, bởi dự cảm và lương tâm của người cầm bút khiến tôi hiểu rằng ông Trung hoàn toàn vô tội.
    Ngày 28/2/1995, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn An Trung đã được mở tại TP. Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy mặt ông Nguyễn An Trung, trán hói, trông phúc hậu và trí thức. Tôi cũng nhìn thấy một số đại diện của 2 hãng ôtô Itochu và Isuzu của Nhật cũng tham dự phiên tòa. Trong suốt hơn 10 tháng ông Trung bị tạm giam, Công ty Sài Gòn ôtô phải đóng cửa, nhưng ông vẫn chỉ đạo công ty trả lương đều cho hơn 400 công nhân, vì ông không muốn cuộc sống của họ bị điêu đứng.
    Phiên toà diễn ra thật sự căng thẳng. Phía công tố rất hùng hồn đưa ra các chứng cứ, các văn bản để kết tội Nguyễn An Trung, còn luật sư Nguyễn Thành Vĩnh đứng hiên ngang, dáng người nhỏ bé, gầy gò nhưng lời lẽ của ông thật khúc triết, có sức thuyết phục rất mạnh.
    Tại phiên tòa, Nguyễn An Trung đã phải nhiều lần nhắc đi nhắc lại là: ?oTôi chỉ nhập khẩu xe công trình, xe hút bùn, xe chở rác, xe buýt, xe cần cẩu, xe làm đường, làm cầu... chứ không nhập xe du lịch 4 chỗ ngồi?. Tất cả những người ngồi tham dự phiên tòa đều ồ lên ngạc nhiên, nhất là cánh nhà báo chúng tôi.
    Trước những lập luận hết sức chặt chẽ, Nguyễn An Trung chỉ bị tuyên phạt ?oCảnh cáo?, nhưng lô xe của ông lại bị tuyên ?otịch thu?.
    Tôi viết bài tường thuật dài về phiên tòa sơ thẩm, nêu rõ ông Trung cần phải được tuyên không có tội mới đúng, và phải trả lại 118 xe ôtô trị giá hơn 1 triệu USD cho ông. Nhiều tờ báo cũng có các bài viết bênh vực ông Nguyễn An Trung, nêu rõ mức án ?ocảnh cáo? là vô lý với ông Trung. Tất cả đều hi vọng chờ phiên tòa phúc thẩm.
    Nhưng phải 5 tháng sau, ngày 5/7/1995, phiên tòa phúc thẩm mới được mở. Một lần nữa, lập luận vững chắc của luật sư Nguyễn Thành Vĩnh lại vang lên: ?oHãy vì công lý, vì lương tâm và trách nhiệm của Hội đồng xét xử. Nếu thực tâm các vị biết Nguyễn An Trung vô tội, hãy tuyên trả tự do cho ông ngay tại phiên toà này?.
    Và cuối cùng, chân lý đã lay động lương tâm các thành viên của Hội đồng xét xử. Phiên tòa này đã tuyên ông Trung ?ovô tội?. Nguyễn An Trung đứng dậy bật khóc. Những giọt nước mắt của một người đàn ông đã ngoài 50 tuổi thật tội nghiệp. Có lẽ đây là một trong những bản án từ ?ochung thân? thành ?ovô tội? rất hiếm hoi trong nền tư pháp của VN từ trước đến nay. Nhưng 118 xe ôtô lại không được trả cho chủ nhân.
    Phiên phúc thẩm kết thúc được vài tháng, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 1995, một quan chức cao cấp của Quốc hội gặp tôi và nói là Chính phủ đã bị cơ quan có trách nhiệm báo cáo sai sự thật về vụ ông Nguyễn An Trung, nói rằng ông Trung chuyên nhập lậu xe ôtô 4 chỗ ngồi, nên đã có sự chỉ đạo sai trái về vụ ông Trung. Vị quan chức này nói việc xử lý oan ông Trung quả là điều rất đáng tiếc. Nhưng việc làm oan ?ođáng tiếc? đó không làm quan chức nào ở TP. Hồ Chí Minh mất chức cả.
    Về số xe ôtô của ông Trung, trước khi phiên tòa xử ông Trung kết thúc, người ta đã cho hóa giá bán rất rẻ và đã gây ra một vụ án tham nhũng do biển thủ tiền bán xe ôtô của ông Trung. Với giá trị nhập khẩu từ Nhật khoảng trên 10.000 USD một xe, 118 xe ôtô trị giá khoảng trên 1 triệu USD. Nhưng nghe nói, cơ quan định giá ở Sài Gòn chỉ định giá khoảng 8 tỉ và người ta bán cho ai đó với giá khoảng 5 tỉ, ăn chênh lệch khoảng 3 tỉ , thời giá năm 1995.
    Một kết thúc buồn

    Cuối năm 2000, tôi sang Nhật và thật tình cờ, tôi gặp thầy giáo tiếng Việt Huỳnh Trí Chánh, nguyên Chủ tịch Hội Việt kiều yêu nước ở Nhật. Thầy Chánh là người đã tập hợp đông đảo ý kiến của các Việt kiều trên toàn thế giới lên tiếng bênh vực ông Nguyễn An Trung. Tôi cũng biết thầy Chánh là người tích cực tham gia phong trào phản chiến trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cùng với ông Nguyễn An Trung và cũng là người chỉ đạo việc cướp Đại sứ quán Việt Nam của chính quyền Sài Gòn cũ ở Tokyo, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, để giữ nguyên cơ sở vật chất của Đại sứ quán cho chính quyền mới.
    Tôi cũng mới nghe nói là ông Nguyễn An Trung không còn làm việc ở Sài Gòn nữa. Sau khi vụ án kết thúc năm 1994, ông Nguyễn An Trung vẫn ở lại Việt Nam làm đại diện cho hai Hãng Itochu và Isuzu của Nhật ở Việt Nam. Nhưng sau đó ông Trung đã đưa cả gia đình sang Úc sinh sống. Có lẽ suốt bao năm tranh đấu cho sự nghiệp giải phóng nước nhà ông Trung không sợ bắt bớ tù đầy của kẻ địch, nhưng nay trước đòn đánh của cơ chế bảo thủ của thời kỳ đó, ông Trung cảm thấy thực sự sợ hãi.
    Minh Tuấn
    http://www9.dantri.com.vn/Sukien/2006/5/114755.vip
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4-1975 ​

    TT - Kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra nước ngoài được bí mật bàn thảo và quyết định từ đầu tháng 4-1975 tại dinh Độc Lập. Mục đích của nó là để khối tài sản khổng lồ đó không lọt vào tay Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam? Không hẳn như thế.
    [​IMG]
    Tổng thống Trần Văn Hương (giữa) ngày 27-4-1975 - một ngày trước khi trao quyền cho ông Dương Văn Minh - Ảnh tư liệu​
    Thụy Sĩ hay New York?
    Dinh Độc Lập, ngày 1-4-1975. Một không khí nặng nề và căng thẳng bao trùm cuộc họp của các nhân vật chóp bu chính quyền Sài Gòn trước tin tức nghiêm trọng về việc quân giải phóng đã tiến vào giải phóng Đà Nẵng.
    Tự thuật trong cuốn Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (The Palace File), tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng cho biết trong cuộc họp đó tướng Cao Văn Viên đã đề nghị dùng hỏa lực mạnh, vũ khí hạng nặng để ngăn bước tiến của "*********".
    Nhưng trong tình hình tài chính cạn kiệt lúc đó, ông Hưng đã đề nghị "dùng số dự trữ của Ngân hàng quốc gia, bằng vàng hay ngoại tệ, để mua thêm đạn dược" cho quân đội Sài Gòn. Không ai thảo luận tiếp.
    Sang hôm sau, 2-4, nội các nhóm họp. Ông Nguyễn Tiến Hưng lại nêu tiếp việc di chuyển và sử dụng số vàng dự trữ vào "nỗ lực phòng thủ cuối cùng".
    Ông ta cũng trình bày với nội các về thông lệ của các quốc gia trên thế giới thường ký thác dự trữ vàng tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế ở Thụy Sĩ hoặc Ngân hàng Dự trữ liên bang tại New York. Nội các đã đi đến quyết định chuyển vàng một cách bí mật ra nước ngoài. Nơi đến là Thụy Sĩ - Ngân hàng Bank of International Settlement.
    Thống đốc Ngân hàng quốc gia lúc đó là ông Lê Quang Uyển đã được lệnh thi hành nhiệm vụ bí mật này và không cho người Mỹ biết. Ông Uyển lập tức liên lạc với các hãng hàng không TWA, Pan Am và Hãng bảo hiểm Lloyd''s ở London (Anh).
    Nhưng thật không ngờ, kế hoạch tuyệt mật đó ngay lập tức đã lọt ra "radio catinat" và đến tai các phóng viên nước ngoài thường trú tại Sài Gòn. Và từ ngày 5-4, một số tờ báo nước ngoài đã bắt đầu đăng tải những bản tin sốt dẻo đó, với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
    Ai đã "xì" tin đó ra ngoài? Không ai biết, nhưng có một điều chắc chắn là phòng làm việc của ông Thiệu ở dinh Độc Lập đã bị cài rất nhiều "rệp" nghe lén. Nhưng CIA có can dự vào vụ nghe lén và làm lộ kế hoạch bí mật này?
    Trong cuốn Decent Interval (Cuộc tháo chạy tán loạn), nhân viên CIA tại Sài Gòn Frank Snepp đã tiết lộ: "Trước khi 16 tấn vàng được chuyển đi Thụy Sĩ, có một người đã báo tin cho sứ quán Mỹ biết. Một cộng tác viên của đại sứ Martin cho là không thể tin được ông Thiệu nên đã tố cáo với giới báo chí".
    Nhưng cũng có tài liệu cho rằng chính những người chống đối lại việc đưa 16 tấn vàng tài sản quốc gia ra nước ngoài đã bắn tin cho giới báo chí. Như vậy, tin tức về việc chuyển vàng đi Thụy Sĩ mà báo chí loan tin lúc đó là sự thật, mặc dù chính quyền Sài Gòn đã liên tục bác bỏ.
    Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ vì thế đã bị vỡ. Các hãng hàng không và bảo hiểm quốc tế từ chối phi vụ này vì sợ báo chí công kích.
    Cuối cùng, dù không muốn, dinh Độc Lập vẫn buộc phải nhờ cậy đến người Mỹ. Theo Frank Snepp, đại sứ Mỹ Martin đã đề nghị ông Thiệu chuyển số vàng đó sang Mỹ. Ông Thiệu đồng ý.
    Ngày 16-4, đại sứ Martin đã điện về Washington xin một chuyến bay quân sự đặc biệt được bảo hiểm để chở số vàng đó đi New York. Nhưng không quân Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang New York đã không dễ dàng tìm được hợp đồng bảo hiểm cho một khối tài sản lớn như thế từ một nước đang có chiến tranh. Cuối cùng thì Bộ Ngoại giao Mỹ cũng dàn xếp xong vấn đề bảo hiểm.
    Cái gì của Việt Nam phải để lại Việt Nam!
    Ngày 25-4-1975, một chiếc máy bay quân sự từ căn cứ Clark (Philippines) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất và sẵn sàng bốc 16 tấn vàng ra khỏi VN "trước 7 giờ sáng 27-4".
    Nhưng tình thế đã đổi thay: lúc chiếc máy bay đó đáp xuống Tân Sơn Nhất, ông Thiệu đã từ chức tổng thống và ông Trần Văn Hương lên nắm quyền. Những người có thẩm quyền lúc đó đã không chịu làm theo ý ông Thiệu nữa! Các tài liệu lưu trữ nhắc nhiều đến cái tên Nguyễn Văn Hảo - phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ.
    Ông Nguyễn Văn Hảo lúc đó là người giữ liên lạc giữa chính quyền Sài Gòn và sứ quán Mỹ, hoàn toàn không muốn chuyển 16 tấn vàng ra khỏi VN.
    Trong Hồ sơ mật dinh Độc Lập, TS Nguyễn Tiến Hưng mô tả như sau: Hảo vào gặp tổng thống Trần Văn Hương và dọa rằng: "Nếu tổng thống cho phép chuyển số vàng ấy ra ngoại quốc thì trong trường hợp tướng Minh (tức ông Dương Văn Minh) lên thay, tổng thống sẽ bị lên án là phản quốc!".
    Ông Hương hoảng sợ và đồng ý phải giữ vàng lại. Ngay sau đó, Hảo điện cho cố vấn kinh tế đại sứ quán Mỹ Denny Ellerman, nói rằng: tổng thống Trần Văn Hương đã quyết định không chuyển vàng ra khỏi VN!...
    Đại sứ Martin bất ngờ trước tin này. Theo hồi ký của Frank Snepp, đại sứ Martin đã yêu cầu máy bay tiếp tục nằm chờ ở Tân Sơn Nhất, đồng thời cố thuyết phục ông Hương hủy bỏ lệnh ấy. Không có kết quả.
    Thậm chí trong một cuộc họp, ông Hương còn nói: "Cái gì của VN phải để lại VN!". Martin xoay qua tác động ông Nguyễn Văn Hảo nhưng cũng không thành công. "Hảo đã không muốn chuyển vàng đi, có thế thôi. Ông ta đã tưởng tượng là có thể sống chung được với những người cộng sản", Martin sau này kể lại.
    Quả thật lúc ấy đại sứ Mỹ Martin rất điên khi không lấy được 16 tấn vàng chở qua Mỹ. Đến mức, trong cuộc trả lời phỏng vấn TS Nguyễn Tiến Hưng ngày 27-3-1985, Martin thú nhận một điều điên rồ: "Vào lúc chót, tôi (tức Martin - NV) có nghĩ đến việc liên lạc với người bạn cũ ở Thái Lan là tư lệnh không quân Dhawee Chulasapaya. Sau đó, kêu gọi thêm một số thủy quân lục chiến Thái Lan bay qua Sài Gòn để giải phóng số vàng, mang nó đi. Nhưng chỉ nghĩ thế thôi? Vàng vẫn còn lại ở đó".
    BÙI THANH
    Ngày 27-1-1976, cựu đại sứ Martin đã giải trình về chuyện 16 tấn vàng trước Quốc hội Mỹ như sau:
    "...Những sắp xếp tạm thời đã được thực hiện để chuyển số vàng dự trữ của VN cộng hòa sang Ngân hàng Bank of International Settlement (BIS) ở Basel bên Thụy Sĩ nhằm có thể làm thế chấp cho một khoản vay mua đạn dược tại châu Âu. Khi tin này lộ ra thì không có cách nào chở vàng đi bằng đường hàng không thương mại được nữa.
    Bởi vậy đã có những sắp xếp tiếp theo để chuyển nó sang tài khoản (của VN cộng hòa - NV) tại Ngân hàng Dự trữ liên bang New York (Federal Reserve Bank of New York).
    Chẳng may, đang khi có sự chậm trễ về phía Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm nguồn bảo hiểm (cho việc chuyên chở số vàng) thì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra đi. Ông phó thủ tướng (Nguyễn Văn Hảo) và tổng trưởng tài chính đã không xin được phép của tân tổng thống (Trần Văn Hương) để chuyển số vàng này đi...".
    (Nguồn: Khi đồng minh tháo chạy, Nguyễn Tiến Hưng)
    Nguồn
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134622&ChannelID=20
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134801&ChannelID=20
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134929&ChannelID=20
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=135084&ChannelID=20
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=135236&ChannelID=89
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=135370&ChannelID=20

  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Little Saigon & nền kinh tế... người quen
    Sau 30 năm định cư trên đất Mỹ, cộng đồng Việt Nam đã khẳng định tầm ảnh hưởng của mình. Andrew Lam, một nhà báo Mỹ gốc Việt có bài viết về Little Saigon và ?obí mật ai cũng biết? nói về ?onền kinh tế người quen? do cộng đồng Việt Nam tạo nên
    [​IMG]
    Bến xe của hãng xe đò Hoàng, một trong ba hãng xe đò lớn nhất của người VN tại California. Ảnh tư liệu ​
    Tại Mỹ người Việt tập trung đông nhất ở vùng Santa Clara, quận Cam bang California và thành phố Houston bang Texas. Tại những khu vực này, người Việt đã tạo được hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ cung cấp cho cộng đồng Việt Nam. Đến những khu vực này, người ta dễ dàng tìm thấy những tờ báo tiếng Việt, các dịch vụ pháp lý, y tế của các luật sư, bác sĩ, tiệm tạp hoá, dịch vụ vận tải? Việt Nam. Thậm chí dịch vụ ma chay của người Việt Nam cũng có.
    Hệ thống kinh doanh, dịch vụ của người Việt đan xen vào nhau tạo thành một ?onền kinh tế người quen?, nơi đó khách hàng luôn được ưu đãi và tiết kiệm được một khoản tiền vì chủ và khách đều có cùng dòng máu Việt. Andrew Lam gọi đó là ?obí mật?? ai cũng biết.
    Điều này có thể thấy rõ trong hệ thống xe đò ở đây. Trên tuyến đường nối liền ba thành phố có đông người Việt sinh sống San Francisco ?" San Jose ?" quận Cam, có đến ba hãng xe đò của người Việt cạnh tranh với nhau. Hãng nào cũng bán vé rẻ hơn cả Greyhound, hãng xe đò rẻ nhất của Mỹ, và chất lượng phục vụ hơn hẳn Greyhound. Greyhound không cung cấp bánh mì, nước miễn phí và đương nhiên không có dịch vụ điện thoại báo cho thân nhân đến đón như các hãng xe đò Việt Nam.
    ?oKhi chúng tôi đến Mỹ cách đây 30 năm tình thế rất khác, vì không có Little Saigon. Nhưng bây giờ, dù không biết tiếng Anh, đến Little Saigon, chỉ cần mở những trang vàng tiếng Việt bạn sẽ được phục vụ mọi như cầu? - Andrew Lam.
    Tương tự, dịch vụ sửa nhà do người Việt cung cấp cho người Việt cũng rẻ hơn. Bà Chi Lê thuê một thầu Việt Nam sửa lại căn bếp cho bà. Bà nói: ?oÔng thầu lấy 7.000 USD, trong khi đó thầu da trắng đòi 16.000 USD và thầu Tàu đòi 11.000 USD?. Bà Chi Lê rất hài lòng vì chất lượng sửa chữa của thầu Việt Nam, và vì bà có thể ?ochỉ đạo? thầu làm theo ý mình bằng tiếng Việt. Bà khỏi phải lo lắng ông thầu này có giấy phép hành nghề hay không. Bà nói: ?oCần gì lo mấy chuyện đó, nếu ổng làm bậy bạ, tôi chỉ cần phone vài cú là ổng hết kiếm ăn ở cộng đồng Việt Nam luôn?. Đến khi bán nhà, bà Chi Lê được bớt 1% tiền dịch vụ vì người môi giới là người Việt.
    Ngay cả dân Việt thế hệ sau, nói tiếng Việt không chuẩn, cũng được hưởng những ưu ái như thế trong cộng đồng. Andrew Lam kể lại khi bị hư xe, anh đưa xe đến một tiệm sửa xe của người Việt ở San Jose, nơi bố mẹ anh đang sống. Chủ tiệm xe không tính phí kiểm tra, chỉ tính công sửa và phụ tùng. Ngoài ra ông chủ không thay phụ tùng mới 100% mà thay hàng xài rồi nhưng còn tốt giúp Andrew Lam tiết kiệm được một khoản kha khá.
    Ông Chánh Phạm, người tổ chức các hội diễn thời trang, các cuộc thi người đẹp Việt Nam ở Little Saigon nói: ?oĐây là kiểu kinh tế người quen?. Ông nói: ?oDịch vụ của người Việt tiện lợi hơn và rẻ hơn nhiều. Tôi in lịch và poster quảng cáo cho các chương trình tại một nhà in của người Việt ở quận Cam vì giá rẻ và chất lượng tốt. Sau đó tôi chuyển những ấn phẩm này đi phát ở San Francisco qua các tuyến xe đò của Việt Nam. Nếu tôi dùng Fed Ex, tôi phải trả giá đắt gấp 15 lần?.
    Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của người Việt cũng hạ giá cho dân Việt. Ông Thiện Nguyễn, trong những khi bị thất nghiệp, không có tiền mua bảo hiểm, ông vẫn có thể đi khám bệnh mà không lo lắng nhiều về chuyện tiền bạc. Một bác sĩ quen người Việt chỉ tính ông Thiện 25 USD mỗi lần khám. Sau khi khám xong, bác sĩ còn tặng ông Thiện mấy liều thuốc. Đó là thuốc khuyến mãi của các hãng dược gửi tại phòng mạch, bác sĩ Việt Nam để dành tặng bà con nghèo. Ông Thiện nói: ?oNếu tôi không sống trong cộng đồng thì làm sao tôi được ưu đãi như vậy?.
    Khi Andrew Lam đem những thắc mắc của mình về ?obí mật ai cũng biết? này hỏi mẹ, mẹ anh nói: ?oNgay cả khi chết người Việt cũng tương thân tương ái với nhau?.
    Ngô Quê Hương (lược dịch)
    http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=601&news_id=12532
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một số video clip trong đêm nhạc Ngày trở về của nhạc sỹ Phạm Duy ở Việt Nam
    1. Giới thiệu
    http://www.freewebtown.com/Bac_Au/Loi_Gioi_Thieu.rar
    2. Áo anh sứt chỉ đường tà, thơ Hữu Loan, ca sỹ Elvis Phương
    http://www.freewebtown.com/Bac_Au/Ao_Anh_Sut_Chi_Duong_Ta.rar
    3. Ngày xưa Hoàng Thị, thơ Phạm Thiên Thư, ca sỹ Đoan Trang
    http://www.freewebtown.com/BacAu/Ngay_Xua_Hoang_Thi.rar
    4. Nương chiều, ca sỹ Đức Tuấn
    http://www.freewebtown.com/boxwehn3/Nuong_Chieu.rar
    5. Tình ca, ca sỹ Đức Tuấn và ban hợp xướng Suối Việt
    http://www.freewebtown.com/boxwehn4/Tinh_Ca.rar
    (Right click and save as để download, sử dụng chương trình winrar giải nén)

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 13:33 ngày 05/10/2006
  6. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Gặp giáo sư người Việt - cố vấn hạt nhân cho Chính phủ Thụy Điển
    Thông qua một người bạn ở Stockholm, tôi gửi tới Giáo sư, tiến sĩ Đinh Trúc Nam lời đề nghị được gặp ông để viết bài cho báo Tiền phong.
    [​IMG]
    G.S Đinh Trúc Nam tại Văn phòng của ông ở Khoa Vật lý, Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Thụy Điển
    Một ngày sau tôi nhận được trả lời của Giáo sư (GS), nói rằng do rất bận, ông chỉ có thể gặp tôi sau 17 giờ- tức ngoài giờ làm việc- tại văn phòng của ông ở tầng 5 tòa nhà chính Khoa Vật lý, Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Thụy Điển.
    Là người được giới khoa học thế giới đánh giá là có nhiều sáng tạo và hiểu được tường tận nhiều vấn đề về an toàn hạt nhân, nhưng khi làm bữa thết đãi nhà báo Việt Nam, GS Đinh Trúc Nam chỉ biết làm hai món thịt luộc và dưa chuột salad.
    Trong sơ đồ hướng dẫn đường đi cho tôi, GS Đinh Trúc Nam vẽ rất rõ ràng. Nhưng đối với một kẻ mới chân ướt chân ráo đến Stockholm lần đầu như tôi thì đó chẳng khác nào một mê hồn trận. Sơ đồ chỉ dẫn tôi lúc dùng xe điện ngầm, khi xe buýt, rồi đi bộ ngoằn ngoèo lên dốc xuống đồi?
    Khoa Vật lý, Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển nằm trong một rừng cây yên tĩnh rộng mênh mông bên một đường phố ở Stockholm có cái tên rất dài: Roslagstullsbacken.
    Khu vực các giảng đường và phòng thí nghiệm của Học viện rất yên tĩnh. Thi thoảng mới thấy vài sinh viên bước ra ngoài, vừa đi vừa trao đổi điều gì rất khẽ.
    Sinh viên nào cũng có một thẻ thông minh dùng để mở cửa khi vào các phòng của Học viện. Tôi không có thẻ để vào Khoa Vật lý nên phải nhờ một nữ sinh viên Thụy Điển giúp.
    Qua nhiều lần cửa và hành lang dích dắc, cô sinh viên dẫn tôi tới trước phòng làm việc của Giáo sư Đinh Trúc Nam.
    ?oKhông cần giới thiệu nữa?
    Nhìn từ phía ngoài cửa kính, tôi thấy ông đang cặm cụi trước màn hình máy vi tính. Nghe tiếng gõ cửa nhẹ, giáo sư ngẩng mặt lên, vồn vã bước ra cửa mời khách vào.
    Trước mắt tôi là một trí thức Việt Nam còn trẻ, mắt rất sáng sau cặp kính trắng, cử chỉ nhanh nhẹn, trang phục giản dị: Không veston, cravat, áo sơ mi vàng nhạt dài tay để hở khuy cổ. Phòng làm việc của ông chỉ có một bàn nhỏ để tiếp khách, một chiếc máy vi tính, còn lại toàn là sách.
    Thân tình nhưng khiêm tốn, bằng một giọng nhỏ nhẹ, GS Đinh Trúc Nam từ chối câu hỏi liên quan đến thành tích của cá nhân ông và miễn cưỡng nói trước máy ghi âm của phóng viên.
    Nhưng ông lại rất say sưa kể về những việc đã và đang làm trong cương vị người đứng đầu về an toàn hạt nhân của Vương quốc Thụy Điển. Hiện nay ông là cố vấn cấp cao nhất về lĩnh vực này cho Chính phủ Thụy Điển. Hàng tuần GS có các cuộc giao ban với các Bộ trưởng, Thứ trưởng Thụy Điển liên quan đến công nghệ an toàn hạt nhân.
    GS Đinh Trúc Nam thường tham gia đoàn đại biểu Chính phủ Thụy Điển đi tham quan, trao đổi khoa học với các nước và tổ chức quốc tế. Cuối năm ngoái, tham gia đoàn đại biểu Chính phủ Thụy Điển thăm Trung Quốc, ông được mời giảng bài cho khoảng 200 nghiên cứu sinh trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Khi MC giới thiệu về GS Đinh Trúc Nam, các giáo sư Trung Quốc cùng dự xua tay nói không cần giới thiệu nữa vì đã biết quá rõ về nhà khoa học người Việt Nam này.
    Nghe nói gần đây một chuyên gia về năng lượng hạt nhân của Việt Nam tham gia đoàn đại biểu Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tới Stockholm để học tập và trao đổi kinh nghiệm đã nêu một câu hỏi về an toàn hạt nhân. Các chuyên gia Thụy Điển trả lời rằng hãy nêu câu hỏi này với GS Đinh Trúc Nam ?" một người Việt Nam- mà phía Thụy Điển cũng phải tham vấn ông về những vấn đề như vậy.
    Kéo tôi tới trước màn hình máy tính, GS chỉ cho thấy những hình ảnh trong thí nghiệm của ông về những trường hợp có thể xảy ra mất an toàn tại các lò phản ứng hạt nhân. Một trong số đó là trường hợp do nhiệt độ và áp suất thủy lực lớn làm chảy cả vỏ thép của lò phản ứng.
    Tôi tình cờ đọc được lá thư của Giám đốc một nhà máy điện hạt nhân Thụy Điển gửi GS Đinh Trúc Nam cầu cứu giúp đỡ khẩn cấp về một sự cố nặng vừa xảy ra tại nhà máy.
    Thấy tôi quan tâm sự kiện này, GS cho biết nhà máy điện hạt nhân đó bị sự cố phải đóng cửa gần 1 tháng khiến hàng chục ngàn hộ tiêu thụ điện Thụy Điển phải khốn đốn. Sự cố đã gây thiệt hại hơn 1 tỷ krone Thụy Điển. Đài truyền hình quốc gia Thụy Điển đã mời giáo sư Đinh Trúc Nam lên một chương trình truyền hình trực tiếp giải thích cho công chúng biết về khả năng khắc phục sự cố hạt nhân nói trên cũng như tác động của sự cố đó đối với môi trường.
    Hiện nay, mỗi năm GS Đinh Trúc Nam được cấp 2 triệu USD để thực hiện các công trình nghiên cứu về an toàn hạt nhân. Khoản tiền này do Chính phủ Thụy Điển và các tổ chức khoa học công nghệ hạt nhân khác nhau của Liên minh châu Âu và thế giới cung cấp. Mức tài trợ tùy thuộc vào tính khả thi và hiệu quả thực hiện các đề nghị khoa học do GS Đinh Trúc Nam yêu cầu.
    Công việc hiện nay của ông chủ yếu là nghiên cứu, chiếm 70% quỹ thời gian và 30% còn lại ông dành cho giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh trên đại học.
    Ông có nhận xét rằng học sinh châu Á thông minh, cần cù học tập nhưng kém sáng tạo và thiếu ý chí đi tới tận cùng vấn đề. Trong khi đó học sinh Âu, Mỹ lười học cơ bản nhưng lại có đầu óc tổng hợp và sáng tạo lớn và đặc biệt là sự liều lĩnh trong khoa học thường giúp họ đạt được những thành tựu rất đặc biệt.
    [​IMG]
    Khoa Vật lý Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển - nơi GS Đinh Trúc Nam làm việc
    Học sinh giỏi một thời của Hà Nội
    GS tiến sĩ Đinh Trúc Nam sinh năm 1964 tại Hà Nội trong một gia đình có 2 anh em trai, ông là anh cả, bố mẹ đều là công chức thường trú tại khu tập thể Trung Tự, (Đống Đa, Hà Nội). Cha của ông từng giảng dạy ở Đại học Bách khoa Hà Nội rồi làm Giám đốc Viện Bảo hộ Lao động Việt Nam.
    Đinh Trúc Nam học THPT Kim Liên, thi vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Do đỗ với số điểm cao, ông được Nhà nước gửi sang Liên bang Nga học ngành Vật lý năng lượng hạt nhân tại Học viện Công nghệ năng lượng hạt nhân Matxcơva.
    Tốt nghiệp đại học, ông được đề nghị chuyển tiếp nghiên cứu sinh về công nghệ hạt nhân tại trường. Sau đó ông được bổ nhiệm chức Trưởng phòng nghiên cứu an toàn của Bộ Năng lượng hạt nhân Liên bang Nga, trở thành người nước ngoài đầu tiên giữ chức vụ này ở Nga.
    Năm 1991, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại Học viện Công nghệ hạt nhân Matxcơva với đề tài ?oPhát triển các bộ mã và phương pháp để tính toán quá trình thủy nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân VVER bị sự cố?.
    Từ năm 1991-1993, ông là thực tập sinh sau tiến sĩ tại Khoa An toàn hạt nhân thuộc Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển. Từ năm 2001-2005, ông được mời làm Phó Giám đốc Trung tâm An toàn và nghiên cứu rủi ro thuộc Đại học California Santa Barbara (Hoa Kỳ).
    Năm 2005, Giáo sư đầu ngành an toàn hạt nhân của Thụy Điển qua đời, nước này gửi thông báo mời các nhà khoa học trên thế giới ứng cử vào chức vụ cố vấn an toàn năng lượng hạt nhân cho Chính phủ Thụy Điển.
    GS Đinh Trúc Nam đã nộp đơn xin thử sức bằng những đề án táo bạo và một lý lịch khoa học sáng giá mà ở lứa tuổi ông không ai sánh bằng. Cuối cùng ông đã vượt qua hai người thầy của mình từ Đức và Ý trong một cuộc sát hạch cực kỳ khó để được bổ nhiệm vào chức vụ nói trên.
    Tôi được GS Đinh Trúc Nam mời về nhà riêng của ông ở Stockholm để dùng bữa tối do ông nấu. Đó là một căn hộ nhiều phòng, sàn gỗ thông, rộng gần 200 m2, tiện nghi sang trọng tại khu phố của giới trí thức, khoa học Thụy Điển. Vợ ông cùng 2 con đang sống và học tập tại California, Hoa Kỳ.
    Giáo sư thực lòng muốn chiêu đãi tôi một bữa thật thịnh soạn. Lôi trong ngăn đá tủ lạnh ra một nửa con vịt đã làm sẵn và một tảng thịt heo, ông hỏi tôi muốn ăn gì. Tôi trả lời rằng GS ăn gì thì tôi ăn nấy, không có yêu cầu đặc biệt.
    GS Đinh Trúc Nam liền cho cả nửa con vịt và miếng thịt heo vào nồi luộc rồi thái dưa chuột và cà chua, không cần trộn dầu ôliu, muối và gia vị, để làm món salad đãi khách quý.
    Nguyễn Đại Phượng
    Từ Stockholm
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=62367&ChannelID=6
    Được nokk sửa chữa / chuyển vào 19:20 ngày 24/10/2006
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Hai tiếng "Việt kiều"
    Dũng Vũ
    Không biết hai tiếng "Việt kiều" đã ra đời bao giờ và ai là tác giả. Người ta chỉ biết nó đã được đẻ ra để chỉ người Việt sống ở hải ngoại. Lâu nay nó đã được dùng khắp xã hội như một cái tên gọi bình thường.
    Thực ra, "Việt kiều" là một sản phẩm ngôn ngữ khác thường. Khác thường từ cú pháp (syntax) cho tới dụng ngôn (pragmatic), từ ngữ nghĩa (semantic) cho tới văn hóa.
    Chữ "Việt" thì ai cũng biết, còn "kiều" có nghĩa là gì ?
    Kiều là một từ gốc Hán. Theo Từ điển Hán-Việt của Thiều Chửu [1] và Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh [2] , từ đồng âm này có nhiều nghĩa, ví dụ, cái cầu

Chia sẻ trang này