1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi lần một chuyện ( em xin lỗi bác ATC ) :)))

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi hongyeuai, 08/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongyeuai

    hongyeuai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2001
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần một chuyện ( em xin lỗi bác ATC ) :)))

    Theo các nhà khoa học Bỉ, lượng carbon dioxie (CO2) tăng trong khí quyển sẽ làm trái đất quay chậm hơn và ngày sẽ dài hơn so với trước đây. Điều này được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters số ra trong tháng này.

    Theo đó, các nhà khoa học đã phân tích ảnh hưởng của việc thêm 1% CO2 vào bầu khí quyển mỗi năm và mô phỏng các ảnh hưởng này trên máy tính.

    Sau 70 năm nữa, khí quyển trái đất sẽ có lượng CO2 gấp đôi hiện nay, ngày sẽ dài hơn 10 phần triệu giây mỗi năm và có thể dao động lên xuống do thay đổi tầng khí của gió và đại dương những yếu tố tác động tốc độ xoay quanh trục của trái đất. Các trận gió từ Tây sang Đông sẽ nhiều hơn, trái đất quay chậm hơn, ngày dài hơn, nhưng đêm không vì vậy mà ngày ngắn.




    TO BE OR NOT TO BE

    Được sửa chữa bởi - hongyeuai vào 12/04/2002 14:35
  2. hongyeuai

    hongyeuai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2001
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hi`, thỉnh thoảng tớ mới có thời gian vào CLB, chả biết đóng góp cái gì. Biết được gì thì share một chút chắc là cũng được chứ nhẻy?
    Vũ trụ có màu gì ?
    Hãy tưởng tượng khi chiếc cầu vồng bảy sắc hợp lại thành một màu duy nhất. Đó chính là màu thực của vũ trụ, mà theo các nhà thiên văn, nó giống màu xanh bạc hà, đậm hơn sắc xanh lơ của da trời một chút.
    Để xác định màu của vũ trụ, các nhà khoa học Mỹ đã phân tích màu sắc của ánh sáng đến từ trên 200.000 thiên hà. Đầu tiên, họ chuyển ánh sáng với các bước sóng khác nhau thành một dải màu, tương tự như hiện tượng tán sắc ánh sáng tạo thành cầu vồng sau cơn mưa.
    Sau khi đã tính ra mật độ của từng loại ánh sáng, họ tổng hợp chúng thành một màu đồng nhất. Đó chính là màu thực của vũ trụ - một màu xanh lục giống như màu bạc hà.
    Trong cuộc hội thảo của Hội Thiên văn học Mỹ tuần này, ông Karl Glazebrook - Đại học Johns Hopkins - nói: "Đó chính là màu sắc mà chúng ta nhìn thấy khi thu tất cả ánh sáng trong vũ trụ lại và hoà nó vào một lăng kính".
    Màu này rất lạ, bởi thực tế không có ngôi sao nào xanh lục như vậy. Theo các nhà khoa học, sao già thường có sắc đỏ và sao trẻ xanh lam. Có lẽ, sự kết hợp của ánh sáng các ngôi sao đó đã cho ra màu bạc hà nói trên.

    TO BE OR NOT TO BE
  3. hongyeuai

    hongyeuai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2001
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tìm thấy một hành tinh quay quanh ngôi sao chết

    Các ngôi sao khi lụi tàn đều có xu hướng xoè rộng, và xung quanh nó, những hành tinh bé nhỏ bị phá huỷ hoặc chìm vào biển lửa. Nhưng nay, lần đầu tiên các nhà thiên văn tìm thấy một hành tinh vẫn trụ vững trong điều kiện đó: Sao mẹ khổng lồ của nó, Iota Draconis, đã huy động đến nhiên liệu ở tận cùng trong nhân.
    Và trong trạng thái trương phồng này, Iota Draconis đạt tới bán kính gấp 13 lần mặt trời. Điều đáng ngạc nhiên là Iota Draconis không phá huỷ hành tinh nằm kề với nó - một kịch bản có thể xảy ra với trái đất nếu mặt trời của chúng ta tắt đi trong vài tỉ năm tới. Phát hiện này là bằng chứng đầu tiên cho thấy, các hành tinh nằm cách sao mẹ ở những khoảng tương tự như trái đất - mặt trời, có thể sống sót trong quá trình bùng lên của vì sao trước lúc lụi tàn.
    Iota Draconis nằm cách trái đất 100 năm ánh sáng, trong chòm sao Draco. ở thời điểm này, bằng mắt thường, ta có thể nhìn thấy nó vào buổi sáng, chếch về phía đông của chòm Đại Hùng


    TO BE OR NOT TO BE
  4. hongyeuai

    hongyeuai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2001
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0


    Việt Nam sẽ phóng vệ tinh VINASAT vào cuối 2004

    * Quĩ đạo VINASAT dự kiến ở 132 độ kinh đông cách mặt đất 36.000km
    Theo tiến sĩ Nguyễn Huy Luận, phó tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, thành viên Ban chỉ đạo quốc gia dự án vệ tinh VINASAT, dự kiến khoảng cuối năm 2004, muộn nhất là đầu 2005, VN sẽ phóng vệ tinh VINASAT lên quĩ đạo và khoảng giữa năm 2005 có thể đưa vào khai thác vệ tinh này. Vệ tinh VINASAT là một vệ tinh địa tĩnh, theo kế hoạch sẽ được phóng lên độ cao cách mặt đất 36.000km trên đường xích đạo, nằm ở vị trí 132 độ kinh đông (vị trí dự phòng là 107 độ kinh đông). Cũng theo Tổng cục Bưu điện, dự án VINASAT (vốn đầu tư dự kiến 197 triệu USD) gồm nhiều dự án nhỏ đang được một số cơ quan triển khai thực hiện. Hiện dự án trạm vệ tinh mặt đất của Ðài truyền hình VN đã được phê duyệt với tổng vốn đầu tư 34 triệu USD, đối tác thực hiện là Tây Ban Nha. Các dự án khác Bộ Kế hoạch - đầu tư đã hoàn tất thẩm định và Tổng công ty Bưu chính viễn thông đang trình xin ý kiến Chính phủ (dự án khả thi), dự kiến có thể bắt đầu khởi động trong quí 1-2002. Riêng dự án quả vệ tinh, VINASAT dự kiến sẽ có 20-30 bộ phát đáp (mỗi bộ tương đương 480 kênh thoại hay tương đương một chương trình truyền hình như VTV1, VTV2...), thuộc loại trung bình trên thế giới.
    Ðược biết, sau khi đưa vào hoạt động, vệ tinh VINASAT có thể tiết kiệm cho đất nước mỗi năm khoảng 10 triệu USD chi phí thuê kênh trên các vệ tinh nước ngoài như ASIASAT, THAICOM, MASAT...hiện nay.


    TO BE OR NOT TO BE
  5. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn !
    Mình bổ sung thêm : Trái Đất đã quay chậm hơn từ lâu rồi. Trước đây : khoảng 70 triệu năm, một ngày của Traid Đất chỉ có 20 giờ. Các nhà khoa học khẳng định điều này.
    Kể từ thời kì băng hà tan ra ---------> mức nước biển dâng lên --------->Trai Đất quay chậm đi.
    Thật vậy : quả trứng đã luộc quay nhanh hơn quả trứng chưa luộc ! Vì trong quả trứng chưa luộc có chất lỏng làm giảm tốc độ. Đối với Trái Đất cũng vậy
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
    [​IMG]
  6. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Dúng là quả trứng đã luộc quay nhanh hơn quả trứng chưa luộc ! Vì trong quả trứng chưa luộc có chất lỏng làm giảm tốc độ nhưng khi dã quay rồi thì quả trứng chưa luộc sẽ khó bị quay chậm lại hơn quả trứng luộc . Có nhiều nguyên nhân giải thích trái đất dang quay chậm lại trong dó phải kể dến môi trường và mặt trăng nũa . Theo tôi phỏng doán thì còn có cả nguyên nhân vũ trụ đang giãn nở => khoảng cách giữa các ngôi sao sẽ tăng thêm vì tăng bán kính quỹ dạo nên => vận tốc trên quỹ dạo phải giảm dần => vận tốc góc của trái đất sẽ giảm => 1 ngày sẽ dài hơn .
  7. hongyeuai

    hongyeuai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2001
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Trái đất trước nguy cơ va chạm với các tiểu hành tinhTheo tính toán cho các nhà khoa học thì vào ngày 16-3-2880, một tiểu hành tinh với bán kính 1km có thể sẽ đụng vào trái đất. Khả năng xảy ra va chạm là 1/300 và nếu đụng vào trái đất nó sẽ có sức công phá tương đương 44.800 triệu TNT với bán kính hủy diệt khoảng 300km.
    Tuy nhiên các nhà khoa học cũng trấn an rằng không có gì phải hốt hoảng vì chúng ta còn những 878 năm nữa để nghĩ cách đối phó dù khả năng cao nhất là tiểu hành tinh này sẽ bay chệch trái đất khoảng 18 ngàn dặm, gần hơn so với quỹ đạo 230 ngàn dặm mà mặt trăng quay quanh trái đất.
    * Những con số đáng sợ
    Trái đất chúng ta đang nằm trong "danh sách va chạm" với nhiều tiểu hành tinh và sao chổi nguy hiểm. Hiện có hơn 100 ngàn vật thể tồn tại gần trái đất (NEO) và ước tính khỏang 1000 tiểu hành tinh có bán kính hơn 1km có thể bay gần trái đất trong quỹ đạo mặt trời.
    Tuy nhiên chúng ta mới phát hiện và xác định được quỹ đạo của 580 tiểu hành tinh. Ngoài ra còn có vô số những tiểu hành tinh khác nhỏ hơn với bán kính từ 50m đến 200m chưa được phát hiện vào lúc này. Trong vòng 6 tháng qua, trong khi cả thế giới chỉ lo dõi theo mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố thì khoảng hơn một chục tiểu hành tinh đã "xẹt" qua trái đất với khoảng cách thậm chí còn gần hơn quỹ đạo mặt trăng. Phần lớn các trường hợp này chúng ta không hề biết.
    Vào ngày 8-3, một thiên thạch có kích thước bằng một tòa nhà 18 tầng bay ngang qua trái đất ở khoảng cách 298.400 dặm, quá gần đối với các nhà thiên văn học. Tuy nhiên điều đáng nói là ở chỗ tiểu hành tinh này, được đặt tên 2002 EM7, chỉ được phát hiện 4 ngày sau đó.
    Không chỉ vậy, vào ngày 7-1, một tiểu hành tinh kích thước bằng 3 sân bóng đá bay cách trái đất hai quỹ đạo mặt trăng và nó được phát hiện chỉ truớc đó 2 tháng. Còn vào tháng 10 năm ngoái, một tiểu hành tinh nhỏ hơn cũng bay ngang ở khoảng cách tương tự nhưng chỉ được phát hiện sớm có 2 ngày. Một nhà nghiên cứu ước tính rằng mỗi năm, 25 tiểu hành tinh cỡ bằng 2002 EM7 bay ngang trái đất khoảng cách còn gần hơn.
    * Điều gì sẽ xảy ra nếu một NEO đụng vào trái đất?
    Những ảnh hưởng mà một NEO gây ra khi va chạm với trái đất tùy thuộc vào kích thức của nó. Nếu là một NEO lớn thì hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người sẽ thiệt mạng và các loài động vật cùng cỏ cây cũng sẽ biến mất.
    Theo tính toán thì nguy cơ bạn chết vì một tiểu hành tinh cũng ngang với xác xuất chết vì tai nạn máy bay (1/20.000), thấp hơn bị điện giật, ung thư da và tai nạn xe hơi (1/5000) nhưng cao hơn nguy cơ chết vì cuồng phong, rắn chuông cắn và ngộ độc thực phẩm.
    Nếu trái đất bị tiểu hành tinh đụng, bạn sẽ chết bởi tác động trực tiếp hoặc sẽ chết trong một trận động đất, núi lửa. Cũng có thể bạn sẽ chết từ từ vì đói khát do vụ mùa thất bại bởi ánh sáng mặt trời bị giảm đi vì môt đám bụi các mảnh vụn che phủ toàn cầu. Theo một chuyên gia, nếu một NEO rơi trúng một thành phố duyên hải phía Đông hoặc Tây của Mỹ, nước Mỹ sẽ bị tê liệt trong nhiều tháng.
    * Làm thế nào để đối phó với NEO?
    Hiện nay chúng ta có khả năng chế tạo các phi thuyền dùng để đối phó khi phát hiện một NEO đang trên đường tiến đến trái đất. Đầu tiên, một phi thuyền trinh thám sẽ được phóng lên để thu thập các dữ liệu về vật thể, thậm chí thả các tàu đổ bộ nhỏ xuống bề mặt của nó để lập bản đồ cấu trúc bề mặt và thành phần hóa học.
    Sau khi xong phần khảo sát, phi thuyền vận tải chứa các tàu đổ bộ nhỏ mang theo thiết bị nguyên tử. Những tàu đổ bộ hoặc đậu xuống bề mặt NEO hoặc đâm vào những nơi cụ thể của mục tiêu. Sau đó chúng sẽ được cho nổ để phá hủy NEO hoặc làm chệch đường đi của nó so với trái đất. Từ một khoảng cách an toàn, phi thuyền trinh thám khảo sát kết quả sau vụ nổ.
    Nếu NEO hoặc những phần còn lại của nó vẫn còn có khả năng gây "rắc rối", đội tàu sẽ được tái triển khai để tấn công tiếp.


    Nguồn tin : Thanh niên
    TO BE OR NOT TO BE
  8. hongyeuai

    hongyeuai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2001
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2880?Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu vũ trụ của thế giới đã phát hiện một thiên thạch khổng lồ đang bay theo một tuyến đường sẽ đâm vào trái đất sau 878 năm nữa.
    Thiên thạch này, có đường kính lớn hơn 800m, tương đương kích thước của thiên thạch đã rơi xuống biển Mexico 65 triệu năm trước và làm tuyệt chủng loài khủng long.
    Chuyên gia Jon Giorgini và Steve Ostro thuộc Phòng nghiên cứu sức đẩy tên lửa của NASA đã cảnh báo rằng, thiên thạch này có nguy cơ đâm vào trái đất cao hơn nhiều so với mọi hòn đá vũ trụ khác đang bay về phía trái đất. Họ cho biết vụ va chạm sẽ có khả năng xảy ra rất lớn với tỷ lệ 1/300.
    Lời cảnh báo này dựa trên các dữ liệu được thu thập từ năm ngoái, khi thiên thạch này - có ký hiệu Asteroid 1950DA, bay sát qua trái đất kể từ khi nó được phát hiện 52 năm về trước.
    Các nhà thiên văn của NASA đã theo dõi Asteroid 1950DA bằng thiết bị radar quan sát vũ trụ lớn nhất thế giới, đặt tại Arecibo, Puerto Rico. Ban đầu các chuyên gia hy vọng chứng minh khả năng nghiên cứu thiên văn học bằng thiết bị radar tối tân này, nhưng sau đó họ đã phát hiện ra thiên thạch và tập trung vào việc theo dõi nó.
    Các kết quả theo dõi cho thấy hòn đã vũ trụ này luôn bay vào và ra khỏi hệ mặt trời một cách nhịp nhàng theo quỹ đạo hình elip dẹt của nó. Đường đi của thiên thạch này sẽ cắt trực tiếp với quỹ đạo của trái đất ngày 16/3/2880.
    Các chuyên gia cũng cho biết việc xác định hành tung của thiên thạch này một cách chính xác là không thể vì khoảng cách và thời gian giữa trái đất và nó quá lớn. Asteroid 1950DA có thể sẽ chỉ bay rất sát vào trái đất, hoặc bị lực hấp dẫn của trái đất ''túm lấy'', xuyên thủng bầu khí quyển và đâm vào trái đất.
    Nếu thiên thạch này rơi xuống trái đất, nó có thể phá vỡ bề mặt hành tinh của chúng ta, tạo ra các đợt sóng thuỷ triều cực lớn, gây ra nạn đại hồng thuỷ, đồng thời ném lên bầu trời những đám mây tro bụi khổng lồ bao phủ trái đất.
    Nguồn tin : VASC, The Times
    TO BE OR NOT TO BE
  9. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Cái này các bạn nên post vào CLB Thiên Văn Học để anh em cùng được đọc mà sẽ không bao giờ bị tut xuống.
    những thông tin bổ ích này mà sau một thời gian không ai đọc thì phí quá !
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này