1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mối liên hệ giữa các thanh của tiếng Trung và các dấu của tiếng Việt

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi ruanfengqin, 18/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ruanfengqin

    ruanfengqin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Mối liên hệ giữa các thanh của tiếng Trung và các dấu của tiếng Việt

    Tôi tự học tiếng Trung (Qua thực tế và qua từ điển) nên không hiểu có sách nào nói đến vấn đề này không:
    1/ Các thanh nào của tiếng Trung là thanh bằng, thanh trắc?
    2/ Có mối liên hệ nào giữa các dấu của tiếng Việt và các thanh của tiếng Trung hay không?
  2. TreXanhVN

    TreXanhVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Có đó nhưng tuỳ theo tiếng Hán Việt của mình có còn đọc đúng như từ điển của Trung quốc thời cổ không ?
    Ngày xưa từ điển Trung Quốc dùng lối " Phiên Thiết" nên sang Tiếng Việt ông cha ta đọc lệch đi khá nhiều .Lâu ngày thành thói quen sai nhưng được nhiều người chấp nhận tự nhiên lại thành đúng . Nếu giờ chúng ta tra lại và bảo đọc cho đúng như từ điển thì khó ai chấp nhận .
    Về dấu thanh theo Hán Việt có cuốn sách của Nguyễn Tài Cẩn nghiên cứu về cách đọc Hán Việt khá tiêu biểu nhưng hơi khó hiểu .
    Đơn giản bạn có thể suy luận ( nhưng không chính xác 100% , ước chừng khoảng 70~80% là đúng thôi ) .
    Thanh ngã trong tiếng Hán Việt sẽ ứng với âm v trong Tiếng Hán :
    TD : Ngã ( tôi ) -> Wo v
    Nhĩ ( tai) -> ẻv
    Thanh huyền tiếng Việt ứng với thanh / tiếng Hán
    Td : Từ ( điển ) - > cu/ (dian v)
    Hoà ( bình ) -> he/ pi/ng
    ( còn tiếp , minh bận rồi )
  3. jinxia

    jinxia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Bạn gì ơi hết bận chưa? Cả nhà đang xỉ ẻr gòng ting bạn ơi.
  4. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Anh âm đọc Hán Việt được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ nói của người Trung Quốc được giảng học ở Giao Châu khoảng Bắc thuộc. Do một số đặc điểm riêng nên âm đọc Hán Việt có những biến thái song tính bảo thủ của nó về mặt thanh điệu thì cao hơn người Trung Quốc rất niều. Một trong những lý do âm đọc của Trung Quốc biến động như thế là do nó là ngôn ngữ đời sống nên không ngừng bién đổi đi.
    Chữ Hán khuôn nó vào khối, nhưng âm đọc không luôn nhắt định. Điều này không chỉ đúng trong phạm vi đông á mà cả trong Trung Hoa.
    Chữ Hán kém về phiên âm, bản thân chữ không luôn gợi âm đọc. Do đó người xưa tìm cách chú âm cho nó. Có hai phương pháp cơ bản: 1. Độc nhược, 2. Phiên thiết.
    Độc nhược dùng một chữ Hán để chú âm cho một chữ Hán mà người viết cho là ít thông dụng hơn, cần ý hướng cho người đọc biết âm của nó. Cách này không tiên vì số chữ dùng để chú quá lớn, đôi khii không tìm được chữ đồng âm để chú. Có trường hợp thậm chí người đọc cũng chẳng biết chữ chú âm ấy đọc là gỉ. thế là tịt luôn.
    Khắc phục tình trạng này người ta dùng cách thứ hai là phiên thiết. Phiên thiết dùng hai chữ để chú âm cho một chữ nhất định. Dùng phần phụ đầu của chữ thứ nhất để chú phụ âm đầu của chữ cần chú, dùng vần của chữ thứ hai để chú vần cho chữ cần chú. Cách này dùng một số chữ chú phụ âm, một số chữ chú vần và hạn chế đáng kể các chữ dùng để chú âm. Các chữ dùng chú kiểu này có biểu hiện của vần và phụ âm theo kiểu gi âm trong Hán ngữ dù chỉ manh nha va dưói dạng tiềm năng.
    Khi nào rảnh ranh mỗ sẽ trở lại vấn đề này .Bàn có thể tham khảo sách Nguòn gốc hình thành và cách đọc Hán Việt của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn như bạn gì đó đã nhắc ở trên. đây là cuốn sách khoa học, công phu song khó đọc.
    Chúc bạn thành công!
  5. tcsl

    tcsl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Hị hị hị.....
    Đọc xong mà chẳng hiểu gì cả. Trình độ TV của mình kém quá giời ạ.
    Về phần thanh điệu, hãy tham khảo ở Box Tiếng Việt, các bạn bên đó đã thảo luận khá nhiều rồi.
    http://www.ttvnol.com/tiengviet/297386.ttvn

Chia sẻ trang này