1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

mỗi ngày một bài báo hay của bbc: mời mọi người gửi những bài mà thấy tâm đắc

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi yeunuocthuongdan, 16/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeunuocthuongdan

    yeunuocthuongdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    mỗi ngày một bài báo hay của bbc: mời mọi người gửi những bài mà thấy tâm đắc

    mỗi ngày một bài báo hay của bbc: mời mọi người hãy gửi các bài viết mà mình tháy hay
    Nhóm lợi ích và tương lai Đổi Mới
    Hơn 10 năm qua, thị trường ô tô tại VN bị bóp méo bằng tầng tầng lớp lớp thuế.
    Nếu phải gọi tên đích danh hiện trạng này, thì đó là sự lũng đoạn chính sách của các nhóm lợi ích trong nền kinh tế VN.

    Ngày nay, người ta hiểu rằng các chính sách chịu ảnh hưởng bởi sự tranh giành và thỏa hiệp giữa các nhóm lợi ích và quyền lực.

    Buộc phải sống chung với các nhóm lợi ích, các nền dân chủ hoặc là kiềm chế và thuần hóa chúng, hoặc thất bại.

    Đó cũng chính là thách thức hàng đầu của công cuộc ?oĐổi Mới lần 2? mà VN phải tiếp tục tiến hành.

    Các nhóm lợi ích là gì?

    Đằng sau các chính sách của nhà nước, (chẳng hạn, bảo hộ công nghiệp ô tô), luôn có những nhóm người hưởng lợi (các tập đoàn sản xuất ô tô trong nước) và những nhóm bị thiệt thòi (người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu).


    Nghe Nguyễn An Nguyên trả lời phỏng vấn

    Các nhóm này có xu hướng liên kết lại thành các nhóm/tập đoàn lợi ích để cùng nhau gây ảnh hưởng ?omềm? với các quan chức và bộ máy nhà nước, nhằm có được đặc quyền.

    Các nhóm lợi ích muốn hai thứ từ nhà nước: các đặc lợi từ chính sách (thuế, trợ cấp, bảo hộ, quyền độc quyền v.v.), và sự ưu ái của các quan chức thực thi chính sách (các hợp đồng với nhà nước, sự bảo kê v.v.).

    Ở phương Tây, họ sử dụng các phương thức hợp pháp, từ vận động hậu trường, tài trợ cho việc lập chính sách đến vận động phiếu bầu, phản đối qua công luận v.v.

    Trong các nền chính trị không minh bạch, hình thức vận động hiệu quả nhất là mua chuộc quan chức.

    Có thể chia ra hai loại: nhóm lợi ích công, vận động cho lợi ích của một số đông hoặc toàn xã hội như bảo vệ môi trường, các công đoàn, hội nông dân v.v. và nhóm lợi ích tư, chỉ vận động cho lợi ích cục bộ của một số rất nhỏ các thành viên (như các doanh nghiệp trong một ngành đòi bảo hộ cho mình v.v.).

    Chính những nhóm lợi ích tư ít thành viên nhưng có triển vọng thu lợi lớn từ việc bóp méo chính sách lại thường có khả năng cấu kết rất chặt, vì thế mà thường thành công hơn những đám đông to lớn thiếu tổ chức.

    Tạo đối trọng giữa các nhóm lợi ích: trường hợp Mỹ

    Thomas Jefferson, một trong những ?oNgười cha Lập quốc? của Mỹ tin rằng: các nhóm lợi ích vận động chính quyền cho những lợi ích của họ chính là biểu hiện của nền dân chủ tự do.

    Vấn đề chỉ là có pháp luật minh bạch và tạo thế đối trọng giữa các nhóm.

    Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chính quyền đã không tiến hóa kịp với sự phát triển khủng khiếp của các nhóm lợi ích, đặc biệt là sự cấu kết giữa các ?otờ rớt? công nghiệp với chính giới vào đầu thế kỉ 20. Vào năm 1935, Hugo Black, một Nghị sỹ, sau này trở thành chánh án Tối cao Pháp viện từng báo động: "Đi ngược lại truyền thống, đi ngược lại đạo đức công cộng, và thù địch với chính quyền trung thực, các nhóm lợi ích này đã đạt được vị thế quyền lực tới mức có thể đe dọa chính nhà nước? (1).

    Nước Mỹ đứng trước hai đòi hỏi trái ngược: một mặt phải thừa nhận tính đa dạng về lợi ích, với một mặt phải ngăn sự lũng đoạn chính sách. Rốt cuộc, họ giải quyết mâu thuẫn theo đúng truyền thống tự do của mình.

    Một mặt họ tạo ra hàng loạt luật và án lệ mới bảo vệ hệ thống chính trị và các đảng phái khỏi ảnh hưởng lobby về tài chính.

    Mặt khác, họ luật hóa các nhóm lợi ích, như các luật về các Ủy ban hành độc chính trị (PACs) (2), về các công ty vận động hành lang.

    Chính sự tự do trong việc lobby chính sách đã tạo ra rất nhiều nhóm lợi ích cạnh tranh và đối trọng lẫn nhau.

    Dù vậy, vẫn có lúc cả hệ thống chính quyền Mỹ bị chao đảo vì các nhóm lobby.

    Gần đây, một cơn địa chấn chính trị nổ ra trong Quốc hội khi Abramoff, nhà vận động hành lang có thế lực nhất của Mỹ bị kết tội trong một loạt scandal chính trị cao cấp.

    Sự thao túng của Abramoff sẽ không dừng lại nếu các đối thủ của ông ta trong giới lobby không cung cấp thông tin cho báo giới về các hoạt động mờ ám của Abramoff. (3) Sau vụ khủng hoảng này, hàng loạt các kiến nghị cải tổ luật về các nhóm lợi ích được đưa ra.

    Trường hợp nước Mỹ cho thấy, dù dân chủ và minh bạch là điều kiện cần để chống lại sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích, nhưng không có giải pháp từ trên xuống nào là nhanh chóng và vĩnh viễn.


    Gần đây, một cơn địa chấn chính trị nổ ra trong Quốc hội khi Abramoff, nhà vận động hành lang có thế lực nhất của Mỹ bị kết tội trong một loạt scandal chính trị cao cấp.



    Mỗi chính quyền phải chủ động phát triển cơ chế đề kháng thông qua các quá trình tự cải tổ lâu dài và đau đớn.

    Nhưng lịch sử chính trị Mỹ cũng có rất nhiều ví dụ về những ảnh hưởng tích cực của các nhóm lợi ích công với chính sách: Vào cuối thập kỉ 90, dưới sự lobby của các tập đoàn dược phẩm hùng mạnh, việc nhập khẩu thuốc theo đơn vào Mỹ rất ngặt nghèo.

    Không chịu nổi giá thuốc leo thang, các cụ già vùng Đông Bắc Mỹ, dưới sự tổ chức của các hội hưu trí, đã đi xe buýt sang Canada mua thuốc (trái phép).

    Phong trào bất tuân dân sự này ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính quyền. Dù cuộc chiến pháp lý giữa các tập đoàn thuốc và người tiêu dùng còn tiếp diễn, nhưng hàng loạt tiểu bang đã mặc cả với các hãng thuốc để giảm giá cho người nghèo hay nới lỏng quy định nhập khẩu thuốc (4).

    Huy động các nhóm lợi ích công cho cải cách: Trường hợp Philippines

    Các nền dân chủ non trẻ rất dễ bị tổn thương bởi các nhóm lợi ích. Trong Thời kì Dân chủ (1946-1972), nền chính trị của Philippines, dù có các thiết chế dân chủ tương tự như Mỹ, vẫn bị lũng đoạn bởi sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích tư.
    Các nhóm này hình thành từ một bên là khoảng 100 gia đình tài phiệt muốn giành đặc quyền đặc lợi, với một bên là các chính trị gia cần tiền để mua phiếu bầu. (5)

    Bị lũng đoạn, nền dân chủ của Philippines sụp đổ, nhường bước cho nền độc tài của Marcos. Toàn bộ nhà nước lại trở thành một nhóm lợi ích khổng lồ tập trung xung quanh Marcos.

    Philippines chỉ hồi sinh nhờ sự phát triển của các nhóm lợi ích công được sự ủng hộ to lớn từ dân chúng.

    Ngày nay, có tới 14 nghìn tổ chức dân sự phi tôn giáo ở đất nước hơn tám mươi triệu dân này.

    Để chống lại các nhóm lợi ích tư đã cắm rễ vào từng ngóc ngách của chính quyền, các chính quyền hậu Marcos đã chủ động nâng đỡ và đưa các nhóm lợi ích công vào quá trình lập chính sách, như tổ chức các ?ohội nghị thượng đỉnh dân tộc?, các ?obàn tròn? với các đại diện của các nhóm lợi ích công.

    Không những thế, chính quyền còn tạo ra các hội đồng về các vấn đề xã hội và cải cách ở cấp chính phủ, trong đó có sự tham gia của các nhóm này. Kết quả là, chính quyền có được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng để cải cách toàn diện.

    Từ 1992 đến 1998, có tới 85 luật cải cách xã hội được thông qua6. Mặc dù còn những di sản nặng nề của nhiều thập kỉ bị lũng đoạn bởi các nhóm lợi ích tư, Philippines có thể được coi là một ví dụ sinh động về ảnh hưởng to lớn, tích cực và từ dưới lên của các nhóm lợi ích công trong cải cách toàn diện.

    Sự trỗi dậy của các tập đoàn lợi ích ở Việt Nam

    Trong nền kinh tế tập trung ở VN trước đổi mới, không còn tồn tại các thế lực kinh tế độc lập, đủ lớn để chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách, và đủ mạnh để ảnh hưởng lên quyết định của nhà nước.

    Quyền lực nhà nước vào thời đó tập trung cao độ, khiến sự ảnh hưởng để thay đổi chính sách (dù là có lợi cho dân chúng) cũng rất khó khăn.

    Nhưng nền kinh tế thị trường càng lớn thì lợi ích thu được từ việc ảnh hưởng chính sách trở nên khổng lồ.

    Đương nhiên, ai trong cuộc chơi của thị trường cũng đều cảm nhận rất rõ điều này: giới tư bản nước ngoài, các tổng công ty, các đại gia tư nhân cho đến những tập đoàn tội phạm.

    Tất cả đều ra sức thâm nhập và ảnh hưởng vào bộ máy nhà nước để giành đặc lợi. Trong khi đó, bộ máy nhà nước cũng ngày bớt thống nhất, dần trở thành người đại diện của các nhóm lợi ích khác nhau. (Tuyên bố của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển là ví dụ điển hình của tình trạng phân hóa này: "Mỗi ngành khi đi đàm phán đều có phương án đàm phán riêng của mình mà Trưởng đoàn đàm phán không biết" (7))

    Các nhóm lợi ích tư ở VN: họ là ai ?

    Các tập đoàn lợi ích tư thường nhân danh lợi ích quốc gia, nhưng thực tế thì thường vì lợi nhuận của chính họ.


    Cho đến nay, các nhà tài phiệt Nga vẫn còn nắm tới 72% doanh thu dầu thô, 92% kim loại màu, và 71% ô tô ở quốc gia công nghiệp rất giàu tài nguyên này



    Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) là một tập đoàn lợi ích như thế. Được hưởng đặc lợi từ tầng tầng lớp lớp thuế và lệnh cấm đánh vào ô tô nhập khẩu, giá ô tô sản xuất ở Việt Nam luôn cao gấp 3 đến 5 lần so với các nước.

    Dù thế, VAMA vẫn thường ỷ vào thế thống trị thị trường để cùng nhau nâng giá. (8)

    Mười một ?ođại gia" FDI trong VAMA vẫn đang cầm trịch thị trường ô tô.

    Có hãng ô tô nào khi đến một nước đang phát triển mà lại không vẽ ra viễn cảnh một ngành công nghiệp ô tô ?ohoành tráng? sánh ngang với Hàn Quốc vài thập kỉ trước?

    Nhưng rốt cuộc, lợi ích dân tộc là gì sau mười bốn năm hi sinh lợi ích người tiêu dùng để ưu đãi các nhà tư bản (từ năm 1992 đến nay)?

    Dù luôn hứa hẹn nội địa hóa lên 30-40% trong vòng 10 năm, đến nay tỷ lệ nội địa hoá mà các DN thực hiện mới chỉ đạt 2-10%. Dường như cầu ngoại viện bằng bảo hộ vẫn thường đưa đến những giấc mơ không thành về ?ocông nghiệp mũi nhọn?, sau khi mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà tư bản nước ngoài (và có thể cả những khoản lợi không nhỏ cho các quan chức ủng hộ nó).

    Dẫu sao, với ván bài ô tô, người cầm trịch cuối cùng vẫn là chính phủ Việt Nam. Miễn là các quan chức hữu trách không bị ?oảnh hưởng? bởi tập đoàn lợi ích hùng mạnh kia.

    Vụ Zuellig Pharma Vietnam (ZPV) lại cho thấy sức mạnh của các nhóm tư bản nước ngoài và quyền năng khuynh đảo của họ với thị trường thuốc nhỏ bé của Việt Nam.

    ZPV là đại diện độc quyền của 27 hãng dược phẩm hàng đầu thế giới, từng phân phối 157 dòng thuốc ở Việt Nam. Trong nhiều năm, ZPV liên tục nâng giá thuốc, có loại tăng tới 60% một năm.

    Việc Bộ Y tế không ?ophát hiện? sự lũng đoạn thị trường của ZPV cho đến khi báo chí phanh phui, cũng như sự cố khởi tố phóng viên Lan Anh (báo Tuổi trẻ) về tội ?otiết lộ bí mật nhà nước? cho thấy thế lực ngầm của ZPV.

    Nhưng việc Bộ Y tế rút quyền phân phối thuốc của ZPV sau đó đã chứng tỏ công ty ngoại quốc chưa kịp bám rễ vào cơ quan công quyền.

    Dù sao, dẫu có mất quyền phân phối thì thế độc quyền của ZPV vẫn không suy chuyển. (Các nhà nhập khẩu thuốc không thể mua được thuốc từ các hãng bào chế đã có số đăng kí cấp cho Zuellig Pharma).

    Quyền lực của các công ty dược phẩm khổng lồ vượt quá phạm vi một quốc gia, lợi ích của nó được các nước giàu bảo vệ nhiệt thành.

    Vụ tham nhũng hàng chục triệu đô-la từ việc mua bán thầu xây dựng các công trình của Petro Việt Nam 9 cho thấy các nhóm lợi ích hình thành trong ruột của các đại công ty do nhà nước hậu thuẫn.

    Các ngành công nghiệp quy mô lớn và mang tính kĩ thuật cao (dầu khí, viễn thông, ngân hàng, công nghiệp quốc phòng v.v.) thường được coi là thiên đường của tham nhũng.

    Những hợp đồng khổng lồ trị giá hàng chục triệu USD nằm ngoài tầm rà quét của báo giới và dân chúng do tính chất phức tạp và ?onhạy cảm? của chúng.

    Chỉ có những công chức nằm sâu trong hệ thống đó mới biết rõ các ngóc ngách, đủ khả năng tạo ra các nhóm lợi ích rất nhỏ nhưng đủ sức móc rỗng ruột các tổng công ty hùng mạnh.

    Không cần dùng báo chí hay bất kì phương thức lobby ồn ào nào, chúng đi thẳng đến quyền lực thông qua con đường ngắn nhất: tiền.

    Trái tim của các tập đoàn tham nhũng như thế nằm trong chính hệ thống.
  2. yeunuocthuongdan

    yeunuocthuongdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Các doanh nghiệp bên ngoài chỉ được dựng lên nhằm hợp thức hóa những nguồn lợi họ đã nhắm từ trước.
    Đương nhiên, các tập đoàn lợi ích hình thành sớm nhất và có tổ chức nhất trong những ngành béo bở nhất.
    Nhưng trong các mảng khác của đời sống xã hội, cuộc đấu tranh giữa các nhóm lợi ích nhỏ hơn cũng không kém phần quyết liệt.
    Nhìn vào sự hình thành của Luật về Hội10 sau một thập kỉ tranh cãi, người ta dần hiểu rằng đây không đơn thuần là cuộc đấu tranh của các tổ chức xã hội đòi các cơ quan công quyền nới lỏng kiểm soát.
    Tiến trình còn chậm vì còn những nhóm lợi ích thủ cựu (vested interest group) đang hưởng lợi từ nguyên trạng (được bao cấp cả về tài chính, tư tưởng và ?othị phần?) ngăn cản các nhóm khác cởi trói.
    Những hội, tổ chức không thích nghi được trong nền kinh tế thị trường tìm mọi cách cản trở quá trình đổi mới.
    Đặc lợi của các nhóm này rất nhỏ so với những lợi ích của cải cách, nhưng những nhóm hưởng lợi từ cải cách lại không có kênh nào ?omua chuộc? được họ.
    Vì thế, các nhóm thủ cựu vận dụng mọi thứ, kể cả dựa vào ý thức hệ để bảo vệ lợi ích của mình.
    Trong hệ thống giáo dục, các trường ĐH công lập vốn được hưởng các cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên lâu năm, vẫn tiếp tục vận động để hưởng trợ cấp hàng năm từ ngân sách.
    Ngay trong bộ máy hành chính, cũng lại có những tranh giành lợi ích.
    Các chính quyền địa phương (thường tay trong tay với giới doanh nghiệp ?otỉnh nhà?) luôn muốn giành các dự án lớn (khu công nghiệp, sân bay, hải cảng v.v.) về cho địa phương mình. (Xem bài Quy hoạch vụn: không có giải pháp, Vietnamnet , 09/10/0511).
    Các ngành thì muốn giữ quyền cấp phép và kiểm soát, những cỗ máy in tiền cho ngành (Xem bài Dự luật đầu tư: nhất cử nhất động đều phải đăng kí, Vietnamnet 04/11/0512).
    Tương lai của các tập đoàn lợi ích tư ở Việt Nam
    Không nghi ngờ gì nữa, các nhóm lợi ích ở Việt Nam sẽ ngày càng lớn mạnh, ngày càng can thiệp sâu quá trình ra chính sách.
    Với tiềm lực tài chính lớn và ở ngay sát nách với nhà nước, nó tiến hóa và thích nghi với sự phát triển kinh tế còn nhanh hơn cả sự nhận thức của số đông công chúng hay các nhóm lợi ích công.
    Những nhóm lợi ích mới sẽ tiếp tục hình thành từ trong nước và từ nước ngoài vào.
    Dù cuộc cạnh tranh giữa chúng sẽ tiếp tục mạnh lên, nhưng không có gì đảm bảo rằng quyền lợi của đại bộ phận dân chúng sẽ được bảo vệ.
    Nếu không sớm thừa nhận và chuẩn bị sống chung với nó, thì các nhóm lợi ích tư này có thể ngăn chặn cải cách, hoặc làm quá trình cải cách tuột khỏi sự kiểm soát, tạo ra một xã hội được thống trị bởi thiểu số (orligarchy).
    Xin nêu ra một ví dụ trên lĩnh vực kinh tế.
    Một tương lai tồi tệ có thể xảy ra là các nhóm lợi ích (trong hay ngoài nước) cấu kết với các quan chức để chiếm lấy số tài sản khổng lồ được cổ phần hóa với giá rẻ như cho, như đã xảy ra ở Nga thời kì tư nhân hóa theo liệu pháp sốc.
    Sau khi trở thành các tập đoàn tài phiệt (oligarchs), họ quay trở lại thâu tóm nền chính trị dưới thời Tổng thống Yelsin để tiếp tục giành lấy những đặc quyền kinh tế cho mình.
    Cho đến nay, các nhà tài phiệt Nga vẫn còn nắm tới 72% doanh thu dầu thô, 92% kim loại màu, và 71% ô tô ở quốc gia công nghiệp rất giàu tài nguyên này (13). Nước Nga phải trả giá bằng những bất ổn chính trị khi Tổng thống Putin cố gắng khống chế ảnh hưởng của các nhà tài phiệt lên nhà nước.
    Một phần là do sự e ngại kịch bản này, quá trình cổ phần hóa của Việt Nam diễn ra chậm chạp.
    Nhưng cổ phần hóa chậm có thể chỉ trì hoãn chứ không tháo ngòi nổ của việc thâu tóm tài sản vào tay một số nhóm lợi ích.
    Nhất định các nhóm lợi ích thèm thuồng và đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc thâu tóm.
    Và nhất định là nếu ý chí của nhà cầm quyền không thống nhất trong khi pháp luật còn lỏng lẻo, sẽ không gì có thể ghìm cương được họ.
    Hai biến số còn thiếu và lời giải cho Việt Nam
    Các nhóm lợi ích là hệ quả của xu thế đa dạng hóa về lợi ích do phát triển đem lại.
    Vì thế, lời giải hoàn toàn không phải là be bờ chặn đứng dòng nước chảy xuôi, mà là tạo ra các kênh dẫn để chúng làm lợi cho xã hội và đẩy nhanh cải cách.
    Nếu có hành lang pháp lý cho hoạt động lobby và quá trình ra chính sách minh bạch, các nhóm lợi ích sẽ phải thuyết phục công chúng thay vì đầu tư vào các quan chức.
    Để tránh sự phê phán từ các tổ chức bảo vệ môi trường, các hãng ô tô sẽ đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.
    Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhóm lợi ích sẽ góp phần soi sáng những ảnh hưởng đa chiều của cải cách và những lỗ hổng trong cơ chế.
    Môi trường thiếu minh bạch tạo ra những lỗ hổng trong cơ chế để các nhóm lợi ích xoáy vào hòng thu lợi.
    Ví dụ: cơ chế bộ chủ quản đối với các doanh nghiệp, trường học tạo ra các nhóm lợi ích nằm ngay trong bộ máy nhà nước và có quan hệ quá mật thiết với cơ quan công quyền.
    Việc định hướng không rõ ràng và dứt khoát tạo ra lý cớ cho các nhóm lợi ích thủ cựu cản trở cải cách.
    Quá trình lập chính sách chưa minh bạch (thiếu thông tin về quá trình soạn thảo, ban hành và thực thi lẫn đánh giá tác động tới các nhóm xã hội) còn tạo cơ hội ?ođi đêm? của một vài nhóm lợi ích với các quan chức.
    Việc lấp những lỗ hổng này đã dần trở thành một nội dung chính của việc đẩy mạnh đổi mới ở nước ta.
    Sự cạnh tranh giữa các nhóm có quyền lợi đối nghịch sẽ làm giảm bớt sức tấn công vào nhà lập chính sách.

    Từ quan điểm của lý thuyết nhóm lợi ích, chúng ta đã phát hiện hai biến số còn bị thiếu: sự hình thành các nhóm lợi ích tư hưởng lợi từ cải cách, và các nhóm lợi ích công. Từ đó, chúng ta sẽ có giải pháp từ dưới lên.
    Một là, bất kì nhà nước nào muốn độc lập về chính sách đều phải tạo ra cho được cơ chế kiềm chế và đối trọng giữa các nhóm lợi ích tư.
    Như chúng ta đã phân tích, mỗi chính sách đều tạo ra đồng minh và đối thủ.
    Sự cạnh tranh giữa các nhóm có quyền lợi đối nghịch sẽ làm giảm bớt sức tấn công vào nhà lập chính sách.
    Chẳng hạn, trong chính sách bảo hộ ô tô, một hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô (mới và cũ) sẽ tạo ra thế cân bằng trong chính sách phát triển ngành ô tô.
    Đặc biệt là trong các trong quá trình cải cách kinh tế-xã hội, luôn có những nhóm lợi ích thủ cựu do sợ mất quyền lợi (mất độc quyền, mất bảo hộ, trợ cấp) mà tìm mọi cách cản trở.
    Trong khi đó, những nhóm lợi ích mới được hưởng lợi từ cải cách (được sử dụng dịch vụ tốt hơn với giá rẻ hơn, cơ hội việc làm?.) lại chưa được hình thành để làm thành đối trọng.
    Thực tế là việc hình thành các nhóm lợi ích tư mới, hưởng lợi từ cải cách ở VN còn khá chậm chạp. Muốn tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nhà nước phải chủ động nâng đỡ các nhóm mới này làm đồng minh cho mình.
    Hai là, các nhóm lợi ích công (các nhóm bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, hỗ trợ nông dân, công đoàn v.v.) và truyền thông có thể là khắc tinh của các nhóm lợi ích tư.
    Bởi vì yếu huyệt của các nhóm lợi ích tư là họ khó biện minh được cho lợi ích ích kỉ của mình.
    Họ thường thông qua những vận động hậu trường nhằm thay đổi chính sách.
    Khi đương đầu với các nhóm lợi ích công trên báo chí, họ sẽ không còn có thể ?omúa tay trong bị? như khi một mình đem tiền đến nhà các quan chức.
    Ở nước ta, cho đến nay, trong những vấn đề thiết yếu với người dân như độc quyền thuốc, không thấy bóng dáng của các hội bảo vệ người tiêu dùng.
    Đây là hệ quả của thời kì tập trung hóa quá mức đời sống xã hội ở nước ta.
    Chỉ khi có các tổ chức đại diện hữu hiệu để chống lại các tập đoàn lợi ích hùng mạnh, người dân mới thoát khỏi tình trạng ?othất bại trong phối hợp?.
    Để đảm bảo cho mỗi chính sách trong tương lai thực sự đại diện cho lợi ích của số đông, nhất thiết phải tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích công hình thành.
    Đương nhiên, muốn có đồng minh tin cậy, nhà nước phải nới bớt quyền kiểm soát với chính các đồng minh ấy trước.
    Đã có những dấu hiệu đột phá khi chính phủ giao cho Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật dự thảo Luật về Hội.
    Liệu có một cuộc cởi trói cho các Hội, để từ đó gây được sự ủng hộ to lớn của quảng đại quần chúng với công cuộc đổi mới, hay chính cuộc cởi trói này sẽ bị chặn lại bởi các nhóm lợi ích thủ cựu? Ẩn số này sẽ ảnh hưởng to lớn đến tương lai của đất nước.
    Lời kết
    Công cuộc đổi mới hai mươi năm qua đã đạt được nhiều thành công vì Việt Nam có một nhà nước mạnh và xã hội đồng lòng muốn thay đổi.
    ?oĐổi mới lần 2? sẽ không nghiễm nhiên được hưởng những lợi thế này.
    Nhận thức rõ về ảnh hưởng của các nhóm lợi ích tư đối với chính sách, nâng đỡ sự ra đời của các nhóm lợi ích công và các nhóm lợi ích mới hưởng lợi từ cải cách chính là điểm bắt đầu của chặng đường đổi mới tiếp theo.
  3. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất là không chỉ BBC mới có những bài báo hay!
    Thứ hai là những bài báo của BBC có sự giới hạn trong cái mà nhiều người bảo là "tự do báo chí" nên nó không thể phong phú như mong muốn!
    Thứ ba là sự phản ứng của độc giả sẽ hợp lý hơn khi nó được đưa trên BBC chứ không phải ở đây!
    Thứ tư là cậu, yeunuocthuongdan ạ, hoặc cậu rỗi hơi hoặc cậu kiếm ra tiền được bằng cách này(?!)
    Cứ thế này thì đừng nói là đổi mới lần 2 trong tư duy của cậu mà lần thứ n thì may ra...
  4. conang_racroi

    conang_racroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Kat xoá toàn bộ nội dung bài của bạn vì viết không dấu
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 01:20 ngày 18/03/2006
  5. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Hờ hờ ! bạn yeunuocthuongdan có vẻ tín nhiệm BBC nhỉ . Tôi kể câu truyện này : 1 gã nhà giàu thấy 1 anh nhà nghèo sắp chết đói ,anh ta bèn nói rằng : nếu nghèo quá k có cơm ăn sao k nấu cháo gà mà ăn ?. Chắc bạn hiểu tôi muốn nói gì chứ
  6. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Đúng là rắc rối!
    Bạn thân mến, bạn nghĩ sao nếu bỏ "của BBC" ra khỏi tên topic này? Thế nên bạn cần xem kỹ điều thứ nhất tôi đã viết.
    Nếu bạn thích ăn "cháo gà" như mabun nói thì quả thật là tôi cũng bó tay khi nói với bạn điều thứ hai.
    Bạn ủng hộ yeunuocthuongdan là việc của bạn và quy chụp tôi chọc phá cũng là việc của bạn. Nghĩa là bạn chẳng hiểu gì về điều thứ ba tôi đã nói ở trên.
    Còn nếu bạn vẫn không suy xét lại thì có lẽ tôi phải xin phép xếp bạn vào điều thứ tư dù có thể 100% sự thật không phải thế.
    ...........
    Mabun: Tớ mà gặp cậu, dứt khoát sẽ không mời ăn "cháo gà" và cũng từ chối ngay nếu cậu có ý định đó. Lệnh cấm nuôi gia cầm mà thực hiện thì gà hơi đắt, vả lại nguy cơ H5N1 từ gà lậu vẫn còn.
    Uống bia vẫn hay hơn Tớ không đói!
  7. Ngumo

    Ngumo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    10.072
    Đã được thích:
    12
    Mod miếc box này chạy đâu hết thế, để 1 chủ đề to lù lù về chính trị thế này mà vẫn có ng quote được thì mới tài. Khoá vào đê.
    To chú yeunuocthuongdan: Chú cứ nghe thấy thằng nào huýt sáo, dứ dứ miếng đuôi cá 1 fát là lon ton vẫy đuôi chạy theo mừng quýnh lên à? Đã thế lại còn sờ.......ủa nhặng xị cả lên thế. Vớ vẩn anh mang lên Nhật Tân bi giờ.
    Được Ngumo sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 17/03/2006
  8. yeunuocthuongdan

    yeunuocthuongdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    VN ''câ?n mơ? cư?a đê? va?o WTO''
    Một phái đoa?n thương mại Myf đại diện cho hơn 20 công ty Myf đaf ba?y to? u?ng hộ việc Việt Nam gia nhập WTO, nhưng kêu gọi chính phu? la?m nhiê?u hơn nưfa đê? kết thúc xong đa?m phán với Myf.
    Phái đoa?n, do Hội đô?ng Kinh doanh Myf-ASEAN dâfn đâ?u, có khoa?ng 40 nha? kinh doanh tư? các công ty như FedEx, Citigroup, Boeing, Ford Motor, va? General Electric.
    Trong cuộc gặp chu? tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Hải, chu? tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - ASEAN nói các doanh nhân Myf hy vọng Việt Nam sef va?o WTO sớm.
    Nhưng ông Matthew Daley nói nếu Việt Nam muốn gia nhập WTO trước hội nghị APEC tại Ha? Nội tháng 11 năm nay, thi? nước na?y câ?n có các bước đi bạo dạn hơn.
    Ông nói việc Việt Nam chu? tri? một nghị APEC la? rất quan trọng, nhưng "đối với chúng tôi, việc Việt Nam gia nhập WTO còn quan trọng hơn."
    Một trong nhưfng mục đích cu?a phái đoa?n hơn 40 doanh nhân đến Việt Nam la? ti?m cách gia?i quyết các khác biệt co?n lại.
    Một báo cáo cu?a Myf đaf liệt kê nhưfng lifnh vực ma? Myf yêu câ?u Việt Nam tạo điê?u kiện cho các công ty nước na?y tiến va?o, bao gô?m công nghiệp ôtô, sa?n phâ?m văn hóa, rượu bia, thương quyền và quyền phân phối, ta?i chính, viêfn thông, phát chuyê?n nhanh, dâ?u khí.
    Điê?u na?y gia?i thích vi? sao trong đoa?n lâ?n na?y có đại diện cu?a các công ty trong các nga?nh ngân ha?ng, gia?i trí, ta?i chính như Ford, Time Warner, Citigroup, Boeing, FedEx Corp., ACE Group, AIG, GE Money, JPMorgan Chase Bank, GlaxoSmithKline.
    Họ cufng muốn Việt Nam tăng cươ?ng biện pháp ba?o vệ quyê?n sơ? hưfu trí tuệ, thông thoáng ha?i quan, va? minh bạch hơn trong vấn đê? qua?n lý.
    Thương mại song phương Việt - Myf đaf nơ? rộ kê? tư? việc thông qua tho?a thuận ký giưfa hai nước va?o năm 2001.
    Năm ngoái, thương mại song phương đạt 7.5 ti? đôla.
    Các tha?nh viên trong đoa?n đaf bắt đâ?u chuyến thăm ơ? TP. HCM va? sef ra Ha? Nội trong nga?y thứ Năm.
    Theo dự kiến, đoa?n sef có cuộc gặp với Phó Thu? tướng Vuf Khoan va? Thu? tướng Phan Văn Kha?i va?o thứ Ba?y.
    Họ cufng sef gặp các viên chức tư? Bộ Ngoại giao, Kế hoạch - Đâ?u tư, Ta?i chính va? Thương mại.
  9. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Một chủ đề về chính trị thì không được phép quote sao hả bạn?
    Hôm nay Kat đọc được bài này đúng lúc đang vội làm bản tin nên không xử lý được. Nhưng admin và mod mới đã rất nhanh tay biên tập lại rồi. Kat đọc thấy ổn, không có vấn đề gì.
    Hoan hô admin và bạn mod mới
    Kat cũng đề nghị bạn yeunuocthuongdan không spam diễn đàn bằng cách tạo quá nhiều chủ đề thiếu tính khái quát như vậy!
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 01:44 ngày 18/03/2006
  10. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Chân lý chỉ có 1, nhưng mà những thứ từa tựa như thế nhiều lắm.
    Cuba sao lại nhanh chân tọt được vào WTO sớm thế nhỉ??/ Chắc là mở toang hết cả cửa lại còn đập cả vách nhà ra
    Xin các bạn chú ý: chúng ta cứ độc tài toàn trị, đảng trị.... linh tinh trị cũng được vào WTO, vì các nước quân chủ còn được vào cơ mà!!!!
    Hỏi anh bạn yeunuocthuongdan: Anh yêu nước nào? thương dân nào đấy anh ởi!!!
    Mà thay cho việc copy và paste vào diễn đàn, anh chỉ cần nhõn câu : cái này hay lắm, lợi lắm... gì đó rồi đưa link là đủ anh ạ. Nhiệt tình quá người ta cũng nghi ngờ động cơ của anh đấy.
    "Có thằng bé ở vùng sâu thiếu nước, nó gần chết khát thì gặp 1 vị yêu nước thương dân đi ngang hỏi rằng: mày khát thế sao không mua bia mà uống hả cháu!!!"
    Chuyện tớ tự bịa đấy, đừng hỏi link hỏi nguồn gì nhá

Chia sẻ trang này