1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi ngày một câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao ...

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yeungon, 23/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Theo Ju thì đây hình như là vè chứ có phải ca dao đâu nhỉ???
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ăn ốc, nói mò​


    Mới nghe qua dường như có thể giải thích thành ngữ "ăn ốc nói mò" nhờ vào quan hệ nhân quả: "ăn ốc thì nói mò" hay "vì ăn ốc nên nói mò". Tương tự như khi hiểu các tổ hợp từ "ăn ốc lạnh bụng", "uống rượu nhức đầu", "hút thuốc khản giọng"... Song cái ý "nói mò" (tức nói đoán chừng, hú họa, không chắc trúng, vì không có đủ căn cứ để nói) của "ăn ốc nói mò" lại chẳng có mối liên hệ nào với việc ăn ốc cả. Nói cách khác, ở đây giữa "ăn ốc" và "nói mò" không có quan hệ nhân quả. Vậy thì, "ăn ốc" và "nói mò" kết hợp với nhau theo quan hệ gì ? Và thành ngữ "ăn ốc nói mò" đã xuất hiện như thế nào ?
    Có người cho "ăn ốc nói mò" có xuất xứ ở việc uống rượu ăn ốc ở các quán đầu làng. Rượu vào lời ra. Người quá chén thường nói năng lung tung, hết chuyện này sang chuyện khác, đúng, sai, hay, dở, tục, thanh, không để ý tới. Cách giải thích này xem ra có một ít lý lẽ, song chưa thể yên tâm được. "Nói mò" trong "ăn ốc nói mò" không phải nói lung tung, chuyện này sang chuyện nọ như người say rượu, mà là nói hú họa, đoán chừng về một điều cụ thể, vốn xác thực nhưng không biết hoặc chưa biết chắc chỗ đúng của điều cần nói là đâu.
    Cũng có người nghĩ tới quan hệ điều kiện - giả định giữa việc "ăn ốc" và việc "mò ốc" : "muốn ăn ốc phải mò ốc" để cắt nghĩa xuất xứ của "ăn ốc nói mò". Nhưng tại sao ý "muốn ăn ốc phải mò ốc" lại liên hội được với ý "nói mò, nói hú họa, nói không có chứng cớ" của "ăn ốc nói mò" đã nêu trên.
    Chúng ta thử tìm hiểu nguyên lai của thành ngữ này theo một hướng khác. Như đã biết, trong tiếng Việt có một từ "mò" là động từ (mò ốc, mò cua,...) và một từ "mò" là trạng từ (nói mò, đoán mò,...). "Mò" trong "ăn ốc nói mò" chính là từ "mò" trạng từ, chỉ cách thức hành động. Như vậy, giả định có quan hệ điều kiện giữa "ăn ốc" và "mò ốc" nêu trên là không có lý. Điều cần làm rõ ở đây là, vậy thì (nói) "mò" đã đi vào "ăn ốc nói mò" bằng con đường nào ?
    Trong lời ăn tiếng nói của dân gian, bên cạnh "ăn ốc nói mò" chúng ta còn gặp các cách nói "ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay", "ăn măng nói mọc" dùng chỉ sự bịa đặt, dựng chuyện, vu khống; "ăn cò nói bay" nói về thói chối bay, chối phắt, coi như không có, không biết điều đó có xảy ra thật. Ở hai cách nói này, gánh nặng ý rơi vào các vế sau (nói mọc, nói bay), giống như cách nói "ăn ốc nói mò". Và, vế đầu (ăn măng, ăn cò) dường như chỉ giữ chức năng cấu tạo hình thái chứ không mang chức năng biểu ý. Đây là một loại cấu trúc độc đáo, rất hiếm thấy trong thành ngữ tiếng Việt. Có thể hình dung cơ chế tạo lập kiểu cấu trúc như sau:
    1. Có một từ A biểu thị một hiện thực, ví dụ "mọc" trong "ăn măng nói mọc" biểu thị tính hay vu khống, dựng chuyện ở một loại người nào đó.
    2. Do nhu cầu diễn đạt có tính hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn, người ta đã tạo ra lối nói mới dựa trên khuôn mẫu của cách nói đã có trước trong ngôn ngữ. Cách nói mới này được xây dựng trên nguyên tắc:
    a) Tìm trong ngôn ngữ một từ B có quan hệ lôgich với
    A, sao cho được một quan niệm khi kết hợp với A
    (theo trật tự AB hay BA) hợp với logic nhận thức
    bản ngữ. Ví dụ: nếu A là "mọc" thì B phải là "măng"
    (hay "trăng", "răng",...), vì nói "măng mọc" (hay "trăng mọc",
    "răng mọc",...) đều có thể quan niệm được. Còn
    nếu A là "bay" thì B phải là "cò" (hay "chim", "cờ", "lá",...)
    vì nói "chim bay" ("cờ bay", "lá bay")... đều hợp logic.
    b) Tùy vào đặc tính phạm trù của điều được nói đến
    và của hiện thực do B biểu đạt, tìm một hình thức
    (từ hoặc tổ hợp từ) có khả năng tương kết với AB
    (BA) theo luật này hay khác (chẳng hạn, điều được nói
    tới trong "ăn măng nói mọc" (ăn ốc nói mò, ăn cò nói
    bay,...) có thể quy vào phạm trù ứng xử nói năng.
    Do đó, các từ được chọn làm các yếu tố cấu trúc
    có thể là "ăn nói", "lời lẽ", "nói năng",... Vì B
    là từ chỉ sự vật thuộc phạm trù cái ăn được,
    nên người nói đã chọn từ "ăn nói" trong số các từ
    trên tương kết với "măng mọc".
    Cuối cùng, dùng luật đối và điệp, vốn là biện pháp được dùng rất phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, với tư cách là chất gắn kết các yếu tố A, B để tạo thành khuôn mới.
    Cụ thể "ăn măng nói mọc" được phân tích ra như sau: "ăn nói" tương kết với "măng mọc" nhờ luật đối và điệp tạo thành "ăn măng nói mọc" giống như dân gian đã dùng các từ "ong ****" và "lả lơi" để tạo ra thành ngữ "**** lả ong lơi" hoặc dùng các từ "đi về" và "mây gió" để tạo ra "đi mây về gió". "Ăn cò nói bay" và "ăn ốc nói mò" đều được tạo thành theo con đường nói trên.

  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ăn ốc, nói mò​


    Mới nghe qua dường như có thể giải thích thành ngữ "ăn ốc nói mò" nhờ vào quan hệ nhân quả: "ăn ốc thì nói mò" hay "vì ăn ốc nên nói mò". Tương tự như khi hiểu các tổ hợp từ "ăn ốc lạnh bụng", "uống rượu nhức đầu", "hút thuốc khản giọng"... Song cái ý "nói mò" (tức nói đoán chừng, hú họa, không chắc trúng, vì không có đủ căn cứ để nói) của "ăn ốc nói mò" lại chẳng có mối liên hệ nào với việc ăn ốc cả. Nói cách khác, ở đây giữa "ăn ốc" và "nói mò" không có quan hệ nhân quả. Vậy thì, "ăn ốc" và "nói mò" kết hợp với nhau theo quan hệ gì ? Và thành ngữ "ăn ốc nói mò" đã xuất hiện như thế nào ?
    Có người cho "ăn ốc nói mò" có xuất xứ ở việc uống rượu ăn ốc ở các quán đầu làng. Rượu vào lời ra. Người quá chén thường nói năng lung tung, hết chuyện này sang chuyện khác, đúng, sai, hay, dở, tục, thanh, không để ý tới. Cách giải thích này xem ra có một ít lý lẽ, song chưa thể yên tâm được. "Nói mò" trong "ăn ốc nói mò" không phải nói lung tung, chuyện này sang chuyện nọ như người say rượu, mà là nói hú họa, đoán chừng về một điều cụ thể, vốn xác thực nhưng không biết hoặc chưa biết chắc chỗ đúng của điều cần nói là đâu.
    Cũng có người nghĩ tới quan hệ điều kiện - giả định giữa việc "ăn ốc" và việc "mò ốc" : "muốn ăn ốc phải mò ốc" để cắt nghĩa xuất xứ của "ăn ốc nói mò". Nhưng tại sao ý "muốn ăn ốc phải mò ốc" lại liên hội được với ý "nói mò, nói hú họa, nói không có chứng cớ" của "ăn ốc nói mò" đã nêu trên.
    Chúng ta thử tìm hiểu nguyên lai của thành ngữ này theo một hướng khác. Như đã biết, trong tiếng Việt có một từ "mò" là động từ (mò ốc, mò cua,...) và một từ "mò" là trạng từ (nói mò, đoán mò,...). "Mò" trong "ăn ốc nói mò" chính là từ "mò" trạng từ, chỉ cách thức hành động. Như vậy, giả định có quan hệ điều kiện giữa "ăn ốc" và "mò ốc" nêu trên là không có lý. Điều cần làm rõ ở đây là, vậy thì (nói) "mò" đã đi vào "ăn ốc nói mò" bằng con đường nào ?
    Trong lời ăn tiếng nói của dân gian, bên cạnh "ăn ốc nói mò" chúng ta còn gặp các cách nói "ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay", "ăn măng nói mọc" dùng chỉ sự bịa đặt, dựng chuyện, vu khống; "ăn cò nói bay" nói về thói chối bay, chối phắt, coi như không có, không biết điều đó có xảy ra thật. Ở hai cách nói này, gánh nặng ý rơi vào các vế sau (nói mọc, nói bay), giống như cách nói "ăn ốc nói mò". Và, vế đầu (ăn măng, ăn cò) dường như chỉ giữ chức năng cấu tạo hình thái chứ không mang chức năng biểu ý. Đây là một loại cấu trúc độc đáo, rất hiếm thấy trong thành ngữ tiếng Việt. Có thể hình dung cơ chế tạo lập kiểu cấu trúc như sau:
    1. Có một từ A biểu thị một hiện thực, ví dụ "mọc" trong "ăn măng nói mọc" biểu thị tính hay vu khống, dựng chuyện ở một loại người nào đó.
    2. Do nhu cầu diễn đạt có tính hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn, người ta đã tạo ra lối nói mới dựa trên khuôn mẫu của cách nói đã có trước trong ngôn ngữ. Cách nói mới này được xây dựng trên nguyên tắc:
    a) Tìm trong ngôn ngữ một từ B có quan hệ lôgich với
    A, sao cho được một quan niệm khi kết hợp với A
    (theo trật tự AB hay BA) hợp với logic nhận thức
    bản ngữ. Ví dụ: nếu A là "mọc" thì B phải là "măng"
    (hay "trăng", "răng",...), vì nói "măng mọc" (hay "trăng mọc",
    "răng mọc",...) đều có thể quan niệm được. Còn
    nếu A là "bay" thì B phải là "cò" (hay "chim", "cờ", "lá",...)
    vì nói "chim bay" ("cờ bay", "lá bay")... đều hợp logic.
    b) Tùy vào đặc tính phạm trù của điều được nói đến
    và của hiện thực do B biểu đạt, tìm một hình thức
    (từ hoặc tổ hợp từ) có khả năng tương kết với AB
    (BA) theo luật này hay khác (chẳng hạn, điều được nói
    tới trong "ăn măng nói mọc" (ăn ốc nói mò, ăn cò nói
    bay,...) có thể quy vào phạm trù ứng xử nói năng.
    Do đó, các từ được chọn làm các yếu tố cấu trúc
    có thể là "ăn nói", "lời lẽ", "nói năng",... Vì B
    là từ chỉ sự vật thuộc phạm trù cái ăn được,
    nên người nói đã chọn từ "ăn nói" trong số các từ
    trên tương kết với "măng mọc".
    Cuối cùng, dùng luật đối và điệp, vốn là biện pháp được dùng rất phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, với tư cách là chất gắn kết các yếu tố A, B để tạo thành khuôn mới.
    Cụ thể "ăn măng nói mọc" được phân tích ra như sau: "ăn nói" tương kết với "măng mọc" nhờ luật đối và điệp tạo thành "ăn măng nói mọc" giống như dân gian đã dùng các từ "ong ****" và "lả lơi" để tạo ra thành ngữ "**** lả ong lơi" hoặc dùng các từ "đi về" và "mây gió" để tạo ra "đi mây về gió". "Ăn cò nói bay" và "ăn ốc nói mò" đều được tạo thành theo con đường nói trên.

  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Không biết đây là bài viết của bạn hay của người khác. NHưng mà hiểu câu tục ngữ này một cách trầm trọng.Viết dài viết dai đâm ra viết ..dại.
    Mò đây cũng chỉ một loài động vật giống con ốc.Chắc mọi người không biết con mò nhỉ. hiiiii, ít biết là phải. Cũng như thia lia, thấy cũng chả ai biết.
    Đây không phải là ý kiến của riêng mình đâu. Của cụ Đỗ Quang Lưu nữa đấy.
    Còn hồi trước có ý kiến cho rằng phải nói là ăn ốc nói ếch, cái bài này thằng cha nào đăng trên báo Hà Nội mới đấy. Hắn còn dẫn chứng là , trong một bài vè của trẻ con có câu: con ốc, con ếch, gì đó... Rùi chứng minh là phải là ăn ốc nói ếch. Nhưng bị cụ Lưu nói cho te tua. hiiii, con ốc con ếch thì có khác nhau cái gì đâu.
    Cũng như Ra môn ra khoai đấy. Môn cũng chỉ một loại khoai. Khó phân biệt được. Chứ ai lại nói : Ra môn ra khoai bao giờ. hiiiii.
    To Ju: thì bài đó là vè chứ sao. Home đánh nhầm đấy. ...Post lên đi.
    Xuống dòng. tặng mọi người một bài vè.hiiiii.
    Như cái câu ông Ngạn đọc trong cuốn Pari mới ấy;
    con bò chọn kiếp nhai rơm
    Chòng em chọn kiếp nhai cơm ở nhà

    Câu đầu thế nào tui quên rùi.
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Không biết đây là bài viết của bạn hay của người khác. NHưng mà hiểu câu tục ngữ này một cách trầm trọng.Viết dài viết dai đâm ra viết ..dại.
    Mò đây cũng chỉ một loài động vật giống con ốc.Chắc mọi người không biết con mò nhỉ. hiiiii, ít biết là phải. Cũng như thia lia, thấy cũng chả ai biết.
    Đây không phải là ý kiến của riêng mình đâu. Của cụ Đỗ Quang Lưu nữa đấy.
    Còn hồi trước có ý kiến cho rằng phải nói là ăn ốc nói ếch, cái bài này thằng cha nào đăng trên báo Hà Nội mới đấy. Hắn còn dẫn chứng là , trong một bài vè của trẻ con có câu: con ốc, con ếch, gì đó... Rùi chứng minh là phải là ăn ốc nói ếch. Nhưng bị cụ Lưu nói cho te tua. hiiii, con ốc con ếch thì có khác nhau cái gì đâu.
    Cũng như Ra môn ra khoai đấy. Môn cũng chỉ một loại khoai. Khó phân biệt được. Chứ ai lại nói : Ra môn ra khoai bao giờ. hiiiii.
    To Ju: thì bài đó là vè chứ sao. Home đánh nhầm đấy. ...Post lên đi.
    Xuống dòng. tặng mọi người một bài vè.hiiiii.
    Như cái câu ông Ngạn đọc trong cuốn Pari mới ấy;
    con bò chọn kiếp nhai rơm
    Chòng em chọn kiếp nhai cơm ở nhà

    Câu đầu thế nào tui quên rùi.
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nhân đây cũng xin nói về vụ Hỡi cô tát nước bên đàng
    Hôm trước tình cờ có xem lại một cuốn Pari. Thấy ông Ngạn có đọc câu này. Và bảo là của thi sĩ Bàng Bá Lân chứ không phải là ca dao. Và hôm trước La_rụng_ven_song có hỏi về câu này. Và em nghĩ là của thi sĩ Bàng Bá Lân.
    Home cũng xin được viết đôi chút, để tranh luận về ý kiến này. và khẳng định rằng đây là ca dao, chứ không phải là của thi sĩ Bàng Bá Lân.
    Trước tiên xin nói về Ông Ngạn. có thể nói ông này hiểu biết nhiều, nhưng không thể nói những lời nói của ông là đúng. Trên Pari, bao nhiêu vụ thấy ông này nói bừa. Ví dụ như trong cuốn Pari 68, ông nói về câu ; 12 bến nước biết bến nào trong , ông ta nói là 12, đây là chỉ 12 con giáp. Ặc, ặc. Sau trong cuốn Pari 69. Nhận được nhiều thư phản hồi của ông Ngạn về ý kiến này quá. Mới sửa lại là 12 đây là chỉ 12 tầng lớp trong xã hội xưa. Và mấy VD nữa, mà Home chưa kịp nhớ.
    Thứ 2; home xin nói đôi chút về ảnh hưởng qua lại giữa tục ngữ, ca dao trong văn học thành văn.Có thể nói trong văn học thành văn có ảnh hưởng nhiều của ca dao, tục ngữ. Như chúng ta đã biết nhiều bài thơ của các tác giả như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh quan, và thi hào Nguyễn du.. và các nhà thơ Hiện đại như Tố Hữu.. có nhiều bài thơ sử dụng tục ngữ , ca dao.Và, nếu có ý kiến cho rằng các câu thơ này không phải là thi nhân mượn nhân gian, mà là nhân dân mượn thi nhân thì sao. tất nhiên không thể xuống âm phủ mà hỏi các thi nhân xưa rằng: ông viết câu thơ này là mượn ý từ dân gian, hay là ông không hề hay biết đó , chưa đọc câu đó, mà là câu đó của ông?.Nhưng cũng không có một nhà nghiên cứu nào ngu dốt mà dám thốt lên: các câu điệp khúc Mình về mình có nhớ ta của tố Hữu là không lấy từ ca dao, quả cau nho nhỏ của HXH là ko lấy từ ca dao,
    Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
    Xấu tốt , đều thì lắp khuôn
    Lân cận nhà giàu no bữa cốm
    Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn...
    trong Quốc Am thi tập của Nguyễn Trãi là ko lấy ý từ các câu tục ngữ....
    về đề tài ảnh hưởng của tục ngữ, ca dao trong văn học thành văn , hồi trước Home dỗi dãi. Home cũng đã sưu tầm được khá dài, hồi đó đâu mình có viết được 30 trang. Liệt kê những câu thơ có sử dụng tục ngữ, ca dao. Và tổng hợp từ nhiều bài viết của các bậc đại gia như Vũ Ngọc Phan, Đinh Gia Khánh. Và các ý kiến của các bậc đại gia naỳ đều cho rằng là thi nhân mượn ca dao, tục ngữ, chứ ko phải là dan gian mượn thi nhân.
    Chỉ có một số trường hợp là người ta vẫn chưa biết rõ, là thi nhân mượn dân gian. Hay dan gian mượn thi nhân.
    Như câu : Vầng trăng ai sẻ làm đôi
    nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

    trong truyện Kiều của ND
    với câu ca dao;
    Vầng trăng ai sẻ làm đôi
    Đường trần ai vẻ ngược xuôi hỡi chàng
    là ai mượn ai.
    Nhưng cũng có những câu , thì thì rõ ràng là nhân dân mượn kiều. Vì đây là những câu , chữ nghĩa có tính chất bác học, có điển cố mà chỉ có những tay túc nho mới diễn nôm được một cách trơn tru. Truyện Kiều có câu:
    Chén hà sánh giọng quỳnh hương
    Giải là hương lộn , bình gương bóng ***g

    thì mấy chị phường vải đã đổi lại một vài chữ, cho dễ hiểu hơn và thêm 1 câu khác cho hợp với lối hát mới:
    Chén ngà sánh gịong quỳnh hương
    Mời chàng nho sĩ, văn chương bước vào

    và trường hợp bài ca dao:( cái này Họme tình cờ đọc được)
    cày đồng đương buổi ban trưa
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
    Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần

    Thì ngữ nghĩa không khác gì bài thơ Đường Cổ Phong của Lí Thân:
    Sừ hoà nhật đương ngọ
    Hãn trích hoà hạ thổ
    Thuỳ niệm bàn trung xan
    Lạp lạp giai nhan khổ

    Vậy LT mượn ca dao Vn, hay dân Vn mượn của Lí Thân. Giả thiết 2 có vẻ hợp lí hơn.
    Thôi. Bây giờ xin quay lại bài ca dao : Hỡi cô tát nước bên đàng,
    Ông Bàng Bá Lân, sinh năm 1913.Đặt giả thiết là câu nỳ của BBL.Trong cuốn tục ngữ, ca dao cổ nhất mà Home có là cuốn xuất bản năm 1952. Đã có in câu ca dao này. Vậy có thể BBL sáng tác câu này luc khoang 30 tuổi( có thể được).
    Thứ 2, nếu câu naỳ của BBL. vậy thì những câu ca dao:
    Hỡi cô gánh nước quang mây
    Cho anh một dgáo tưới cây ngô đồng
    Hỡi cô thắt dãi lưng xanh
    Ngày ngày thấp thoáng bên mành chờ ai
    Hỡi cô yếm trắng lòa loà
    Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm
    Hỡi cô cắt cỏ đồng màu
    Chăn trauu cho béo làm giàu cho cha
    vứt đi đâu , đó là những câu ca dao nằm trong chùm bài Hõi cô. Đấy.
    Thôi, nếu chưa rõ. Hôm sau viết tiếp. Mệt rùi.
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 18/06/2004
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nhân đây cũng xin nói về vụ Hỡi cô tát nước bên đàng
    Hôm trước tình cờ có xem lại một cuốn Pari. Thấy ông Ngạn có đọc câu này. Và bảo là của thi sĩ Bàng Bá Lân chứ không phải là ca dao. Và hôm trước La_rụng_ven_song có hỏi về câu này. Và em nghĩ là của thi sĩ Bàng Bá Lân.
    Home cũng xin được viết đôi chút, để tranh luận về ý kiến này. và khẳng định rằng đây là ca dao, chứ không phải là của thi sĩ Bàng Bá Lân.
    Trước tiên xin nói về Ông Ngạn. có thể nói ông này hiểu biết nhiều, nhưng không thể nói những lời nói của ông là đúng. Trên Pari, bao nhiêu vụ thấy ông này nói bừa. Ví dụ như trong cuốn Pari 68, ông nói về câu ; 12 bến nước biết bến nào trong , ông ta nói là 12, đây là chỉ 12 con giáp. Ặc, ặc. Sau trong cuốn Pari 69. Nhận được nhiều thư phản hồi của ông Ngạn về ý kiến này quá. Mới sửa lại là 12 đây là chỉ 12 tầng lớp trong xã hội xưa. Và mấy VD nữa, mà Home chưa kịp nhớ.
    Thứ 2; home xin nói đôi chút về ảnh hưởng qua lại giữa tục ngữ, ca dao trong văn học thành văn.Có thể nói trong văn học thành văn có ảnh hưởng nhiều của ca dao, tục ngữ. Như chúng ta đã biết nhiều bài thơ của các tác giả như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh quan, và thi hào Nguyễn du.. và các nhà thơ Hiện đại như Tố Hữu.. có nhiều bài thơ sử dụng tục ngữ , ca dao.Và, nếu có ý kiến cho rằng các câu thơ này không phải là thi nhân mượn nhân gian, mà là nhân dân mượn thi nhân thì sao. tất nhiên không thể xuống âm phủ mà hỏi các thi nhân xưa rằng: ông viết câu thơ này là mượn ý từ dân gian, hay là ông không hề hay biết đó , chưa đọc câu đó, mà là câu đó của ông?.Nhưng cũng không có một nhà nghiên cứu nào ngu dốt mà dám thốt lên: các câu điệp khúc Mình về mình có nhớ ta của tố Hữu là không lấy từ ca dao, quả cau nho nhỏ của HXH là ko lấy từ ca dao,
    Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
    Xấu tốt , đều thì lắp khuôn
    Lân cận nhà giàu no bữa cốm
    Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn...
    trong Quốc Am thi tập của Nguyễn Trãi là ko lấy ý từ các câu tục ngữ....
    về đề tài ảnh hưởng của tục ngữ, ca dao trong văn học thành văn , hồi trước Home dỗi dãi. Home cũng đã sưu tầm được khá dài, hồi đó đâu mình có viết được 30 trang. Liệt kê những câu thơ có sử dụng tục ngữ, ca dao. Và tổng hợp từ nhiều bài viết của các bậc đại gia như Vũ Ngọc Phan, Đinh Gia Khánh. Và các ý kiến của các bậc đại gia naỳ đều cho rằng là thi nhân mượn ca dao, tục ngữ, chứ ko phải là dan gian mượn thi nhân.
    Chỉ có một số trường hợp là người ta vẫn chưa biết rõ, là thi nhân mượn dân gian. Hay dan gian mượn thi nhân.
    Như câu : Vầng trăng ai sẻ làm đôi
    nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

    trong truyện Kiều của ND
    với câu ca dao;
    Vầng trăng ai sẻ làm đôi
    Đường trần ai vẻ ngược xuôi hỡi chàng
    là ai mượn ai.
    Nhưng cũng có những câu , thì thì rõ ràng là nhân dân mượn kiều. Vì đây là những câu , chữ nghĩa có tính chất bác học, có điển cố mà chỉ có những tay túc nho mới diễn nôm được một cách trơn tru. Truyện Kiều có câu:
    Chén hà sánh giọng quỳnh hương
    Giải là hương lộn , bình gương bóng ***g

    thì mấy chị phường vải đã đổi lại một vài chữ, cho dễ hiểu hơn và thêm 1 câu khác cho hợp với lối hát mới:
    Chén ngà sánh gịong quỳnh hương
    Mời chàng nho sĩ, văn chương bước vào

    và trường hợp bài ca dao:( cái này Họme tình cờ đọc được)
    cày đồng đương buổi ban trưa
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
    Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần

    Thì ngữ nghĩa không khác gì bài thơ Đường Cổ Phong của Lí Thân:
    Sừ hoà nhật đương ngọ
    Hãn trích hoà hạ thổ
    Thuỳ niệm bàn trung xan
    Lạp lạp giai nhan khổ

    Vậy LT mượn ca dao Vn, hay dân Vn mượn của Lí Thân. Giả thiết 2 có vẻ hợp lí hơn.
    Thôi. Bây giờ xin quay lại bài ca dao : Hỡi cô tát nước bên đàng,
    Ông Bàng Bá Lân, sinh năm 1913.Đặt giả thiết là câu nỳ của BBL.Trong cuốn tục ngữ, ca dao cổ nhất mà Home có là cuốn xuất bản năm 1952. Đã có in câu ca dao này. Vậy có thể BBL sáng tác câu này luc khoang 30 tuổi( có thể được).
    Thứ 2, nếu câu naỳ của BBL. vậy thì những câu ca dao:
    Hỡi cô gánh nước quang mây
    Cho anh một dgáo tưới cây ngô đồng
    Hỡi cô thắt dãi lưng xanh
    Ngày ngày thấp thoáng bên mành chờ ai
    Hỡi cô yếm trắng lòa loà
    Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm
    Hỡi cô cắt cỏ đồng màu
    Chăn trauu cho béo làm giàu cho cha
    vứt đi đâu , đó là những câu ca dao nằm trong chùm bài Hõi cô. Đấy.
    Thôi, nếu chưa rõ. Hôm sau viết tiếp. Mệt rùi.
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 18/06/2004
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tiếng Việt Miền Nam .
    -Bàng Bá Lân-
    Tặng lá rụng ven sông
    Tôi yêu tiếng Việt miền Nam,
    Yêu con sông rộng, yêu hàng dừa cao.
    Yêu xe thổ mộ xôn xao,
    Con đường khúc khuỷu đi vào miền quê .
    Tôi yêu đồng cỏ nắng se,
    Nhà rơm trống trải chiếc ghe gập ghênh.
    Tôi yêu nắng loá châu thành,
    Trận mưa ngắn ngủi, gió lành hiu hiu.
    Nơi đây tôi mếng thương nhiều,
    Miền Nam nước Việt mỹ miều làm sao .
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tiếng Việt Miền Nam .
    -Bàng Bá Lân-
    Tặng lá rụng ven sông
    Tôi yêu tiếng Việt miền Nam,
    Yêu con sông rộng, yêu hàng dừa cao.
    Yêu xe thổ mộ xôn xao,
    Con đường khúc khuỷu đi vào miền quê .
    Tôi yêu đồng cỏ nắng se,
    Nhà rơm trống trải chiếc ghe gập ghênh.
    Tôi yêu nắng loá châu thành,
    Trận mưa ngắn ngủi, gió lành hiu hiu.
    Nơi đây tôi mếng thương nhiều,
    Miền Nam nước Việt mỹ miều làm sao .
  10. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ bác home nói thì không sai, nhưng đâu có chứng minh được câu hỡi cô tát nước bên đàng [...] là ca dao chứ không phải của Bàng Bá Lân ạ ?

Chia sẻ trang này