1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi ngày một nhân vật của không gian!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi nguyenanh1906, 29/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Bạn đứa trehayngugatda đưa ra thông tin về Mikolaj Kopernik em chỉ xin đưa thêm về tiểu sử và một cái ảnh trông rõ hơn nha.
    NICILAUS COPERNICUS
    Tiểu sử:
    - 1473: Mikolaj Kopernik(thường được viết dưới cái tên Latinh Nicilaus Copernicus) sinh ngày 19 tháng 2 tại thành Torun, Ba Lan, nơi sau đó mà ông học tập tại trường St. John.
    - 1491-1494: Học tập và nghiên cứu môn toán học và quang học tại trường đại học Scracow, Paland.
    - 1496: Học về nghi lễ tôn giáo và thiên văn tại trường đại học Bologna, Italia.
    - 1497: Trở thành giáo sĩ của thành đường Frauenburg, Austrailia.
    - 1501-1505: Ông học luật Hy lạp, và học y học tại trường đại học Padua, Italy.
    - 1506: Ông quay lại nhà thờ Frauenburg, nơi ông sống phần lớn quãng đời. Ông được biết đến như một lương y và một tu sỹ hơn là một nhà thiên văn học.
    - 1506-1512: Ông làm việc như một thứ ký và bác sỹ chờ chủ của ông.
    - 1512: Bắt đầu nghiên cứu thuyết nhật tâm vũ trụ.
    - 1530: Hoàn thành nghiên cứu song không công bố.
    - 1543: Ngày 24 tháng 5, ông mất ở Frauenburg. Ông nhận một bản sao công trình của ông được xuất bản với tên"Vòng quay của bầu trời" một thời gian ngắn trước khi ông mất.
    - 1616: Học thuyết của ông bị cấm bởi Tòa thánh Rome(lệnh cấm có hiệu lúc tới tận năm 1835)
  2. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    ARTHUR STANLEY ADDINGTON
    Arthur Stanley Addington là một nhà vật lý thiên thể người đã phát triển học thuyết cấu trúc những ngôi sao phục vụ cho tất cả các nghiên cứu tương tự hiện nay. Ông đã giải thích được năng lượng của các ngôi sao được truyền đi đi từ tâm thế nào và chỉ ra độ sáng (Độ sáng sao là đơn vị để đó những bức xa điện tử có thể nhìn được hay không nhìn thấy được phát ra trong từng chu kì của nó. Độ sáng sao tỷ lệ thuận với khối lượng, nhiệt độ bề mặt và diện tích bề mặt sao.)của chúng phụ thuộc vào khối lượng của bản thân chúng ra sao. Ông cũng đề cập tới những quan sát ban đầu về học thuyết tương đối của Vũ trụ. Là một nhà thiên văn có ảnh hưởng lớn, ông không chỉ là người gây cảm hứng cho những đồng nghiệp mà còn là người đi tiên phong, đặc biệt trong nghiên cứu học thuyết của Edwin Hubble (1889-1953) về vụ nổ Big-Bang, đối với tất cả các trí thức uyên bác.
    Tiểu sử:
    -1882: Sinh ngày 28 tháng 12 tai Kendal, Cumbria. Lúc còn nhỏ và tuổi đi học ông ở Weston-super-Mare, Somerset.
    -1898: Học vật lý tại trường College, thuộc đại học Manchester (ở nước ngoài trong trường đại học chia ra nhiều trường khác nữa).
    -1902: Giành học bổng toán học ở trường Trinity, đại học Cambridge.
    -1904: Hoàn thành việc học ở trường Trinity, đặt vào tốp mười tốt nghiệp giỏi.
    -1906: Làm việc tại đại thiên văn Hoàng gia nghiên cứu về chuyển động các hành tinh.
    -1907: Uỷ viên giám đốc trường
    Trinity.
    -1912: Đứng đầu nhóm quan sát Nhật thực tại Brazil.
    -1913: Được bổ nhiệm Giáo sư thiên văn tại đại học Cambridge (Plumian Professor of Astronomy)
    -1914: Giám đốc đài thiên quan sát của đại học Cambridge.Xuất bản Sự chuyển động của các vì sao và Cấu trúc Vũ trụ, cơ sở là những nghiên cứu mà ông tìm được tại đài thiên văn Hoàng gia.
    -1916: Bắt đầu nghiên cứu cấu trúc những ngôi sao. Ông khẳng định sự phát xạ từ tâm sao là nguyên nhân phóng ra năng lượng của chúng và đó cũng chính là nguyên nhân chính duy trì sự cần bằng của các ngôi sao.
    -1918: Eddington thích thú với việc nghiên cứu thuyết tương đối của Albert Einsein(1879-1955) (sẽ nói sau). Xuất bản Thuyết tương đối và Lực hấp dẫn.
    -1919: Mặc dù đang là Giám đốc dai thiên quan sát ở trường đại học Cambridge, song ông vẫn tham gia vào nhóm các nhà thiên vẫn tới đảo Hoàng tử Tây Ban Nha (Principe Island), phía tây bờ biển châu Phi vùng Cameroon, để quan sát nhật thực vào 29 tháng 5, đây là cơ hội để kiểm tra dự đoán của Einstein''''s về tia sáng có thể bị tác dụng bởi lực hấp dẫn, việc quan sát đã thành công và là một bằng chứng tổng quát cho Thuyết tương đối.
    -1920: Cuốn sách Không gian, thời gian và Lực hấp dẫn dành cho mọi người, (cuốn sách này mình cũng được xem qua một lần song chỉ tiếc là bằng tiếng Anh nên đọc cũng không hiểu rõ lắm) được xuất bản.-1938: Tiếp nhận huong chương Xứng đáng từ vua George VI và trở thành Hội trường hội liên hiệp thiên văn quốc tế.
    -1921: Được bổ nhiệm Hội trường hội thiên văn Hoàng gia trong 2 năm.
    -1923: Xuất bản Toán học và Thuyết tương đối.
    -1924: Tìm hiểu mối quan hệ giữa ánh sáng và khối lượng các ngôi sao. Đi tiên phong trong việc xem lại Học thuyết tiến hoá (một học thuyết khác với Thuyết vụ nổ Big-Bang). Được trao huy chương vàng của Hội thiên văn Hoàng gia cho công trình nghiên cứu Tinh vân và Thiên hà.
    -1926: Công trình nghiên cứu về cấu trúc sao của Eddington được xuất bản với tên Bên trong câu tạo sao (The Internal Constitution). Ông là nhà thiên văn đầu tiên suy luận được mối liên hệ giữa khối lượng và năng lượng bức xạ của các ngôi sao. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra thuyết về sự dao động sao tên Cepheid (những ngôi sao có khả năng có giãn bởi lực ép bên trong) và thuyết về Sao lùn trắng (những ngôi sao đang chết bởi lực chính lúc hấp dẫn của chúng) vô cùng chắc chắn.
    -1927: Xuất bản cuốn Sao và Nguyên tử.
    -1928: Xuất bản cuốn Tính chất của vật lý nhân loại (The Nature of the Physical).
    -1930: Được phong tước hầu bởi vua George V.
    -1933: Xuất bản cuốn Sự phát triển Vũ trụ, cuốn sách đã là một tài liệu gần gũi với nhà thiên văn người Mỹ, Edwin Hubble (1889-1953) và cũng là một tài liệu mà mọi người đều có thể đọc được như mọi tài liệu khác của ông.
    -1944: 22 tháng 11 ông phải bỏ dở công việc nghiên cứu và mất trong một cuộc phẫu thuật.
    -1946: Cuốn Học thuyết cơ bản của Eddington được xuất bản, sau khi ông mất.
    -1947: Hội thiên vẫn Hoàng gia lập nên huân chương Eddington giành cho những người có công hiến xuất xắc trong nghành thiên văn.
    * Một số vấn đề - cái này em cũng không biết tại sao lại có trong sách chú giải của em nữa.
    - Sự phân loại sao: Những ngôi sao được phân loại theo quang phổ của chúng, nguyên nhân là sự khác nhau của bức xạ điện từ gây ra những bước sóng đặc trưng cho chúng. Quãng phổ được dùng để suy ra nhiệt độ, màu sắc và cấu tạo hoá học của sao. Có 7 loai quang phổ chính được biểu diễn bằng các chữ cái(O,B,A,F,G,K,M) và mỗi loại được phân thành các lớp từ 0 tới 9.
    - Màu sắc những ngôi sao phụ thuộc vào nhiệt độ bề mặt. Dựa vào màu sắc của sao chúng ta có thể biết được nhiều điều khác. Sao xanh là nóng nhất, tiếp theo là những ngôi sao màu vàng và da cam, cuối cùng là những ngôi sao màu đỏ có nhiệt đó thấp nhất. Sao màu xanh nhiệt độ có thể lên tới 50000 độ C(90000 đó F) trong khi bề mạt của sao đỏ cũng chỉ tới 2000 độ C (3600do F).
    -Khối lượng sao: là số đo lượng vật chất của sao.
    Đơn vị đo khối lượng sao là khối lượng mặt trời(KLMT) (như vậy thì mặt trời có khối lượng là 1). Hầu hết các ngôi sao đều có khối lượng từ 0.08 toi 60 KLMT, ngoại trừ một số sao khối lượng có thể nên tới 120 KLMT. Những ngôi sao có khối lượng quá lớn khi chết đi thì nó sẽ bị dồn nén lại và có thể trở thành một lỗ đen. Dưới hình vẽ là: Một cốc nhỏ lượng vật chất ở mặt trời thì nặng 1.4 gam, rất ít; trong khi với sao lùn trắng thì sẽ là 1.4 tấn tương đương với một con hà mã; với sao Newtron thì là 200 triệu tấn bẵng 20% khối lượng Trái đất.
    Được nguyenanh1906 sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 08/07/2004
  3. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0

    ALBERT EINSTEIN
    (trên hình là là bản thảo bút bằng tiếng Đức đăng trên một tờ báo tiếng Anh của Einstein về E=MC^2 với tựa để The Most Urgent Problem of Our Time trên tờ Science Illustrated) Bài viết dưới đây của em là em cũng tổng hợp thêm từ một số tài liệu tiếng Việt do các nhà nghiên cứu Việt Nam viết nên nếu bác nào thấy gặp ở đâu rùi thì xin đừng cười em ha
    Tiểu sử:
    -1879: Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 tại Ulm, Wurtemberg, Đức.
    -1880: Gia đình ông đã chuyển tới Munich khi. Cha của Einstein là ông Hermann Einstein lạc quan vui tính, mẹ là bà Pauline Kock tế nhị. Einstein là một cậu bé ít nói nhút nhát (tới năm 3 tuổi cậu mới biết nói). Thay vì chơi với những chú lính chì như những cậu bé khác Einstein thường lang thang một mình. Có một người chú tài ba Einstein đã sớm có được những khái niệm đầu tiên về toán học. Einstein đã được cha cho đi học tại một trường Thiên chúa giáo mặc dù gia đình theo đạo Do Thái, đề ông sống như một người Đức sau này.
    - 1885: Được học vĩ cầm.
    - 1889: Einstein vào học trường trung học Gymnasium. Einstein đã được người thanh niên Do Thái tới ăn cơm vào thứ năm để giảng Kinh thánh cho gia đình khuyên đọc cuốn "Khoa Học Phổ Thông" của Aaron Bernstein nhờ đó ông đã biết thêm nhiều về Sinh vật, Vũ trụ, Thời tiết.
    - 1891: Được tặng một cuốn sách về Hình học, và cậu đã mau chóng hiểu về thứ tự của tính toán nhờ đó cậu học rất giỏi Toán.
    - 1894: Cha của Einstein chuyển sang Milan, Ý làm việc ông để lại các con ở Đức theo học nốt trung học để lên đại học. Song chán ghét cảnh Chiến tranh, Quân đội Đức, Einstein đã bỏ dở việc học trung học, và quốc tịch Đức theo cha sang Ý.
    - 1895: Thi rớt trường đại học Bách Khoa, Zurich vì thiếu điểm trong môn Sinh vật và Vạn vật.
    - 1896: Nhận thấy tài năng của Einstein ông trong bài giải Toán, ông được các vào học ở Zurich.
    - 1900: Hoàn thành việc học Toán và Vật Lý tại trường đại học Bách Khoa, Zurich, Thuỵ Điển. - 1901: Nhập quốc tịch Thuỵ Điển.
    - 1902: Bắt đầu làm việc với tư cách một người giúp việc tại Phòng Văn Bằng Berne Thuỵ Điển. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, ông bắt đầu xuất bản những nghiên cứu về lý thuyết các khía cạnh trong vật lý là ánh sáng và điện động. - 1903: Cưới Mileva Maric, bạn cùng Đại học.
    - 1904: Sinh con trai Hans Albert. - 1905: Tháng 6, tạp chí Annnalen der Physik lần đầu tiên đăng "Thuyết tương đối" (30 trang). Trong đó ông đã đề cập tới sự tương quan của năng lượng và khối lượng bằng phương trình lừng danh nhất của khoa học E=mc^2 (c là vận tốc ánh sáng trong chân không 299792458m/s). Theo cách này thì với một phương pháp kỹ thuật người ta có thể rút ra một năng lượng cực lớn từ một lượng vật chất rất nhỏ, sau này với sự kiện Hoa Kỳ thả quả bomb nguyên tử xuống Hiroshima (6 tháng 8) và Nagadaki (9 tháng 8) làm hơn 40 vạn người chết, thì mọi người mới thực sự tin vào phương trình này. Bài báo đã mau chóng nổi tiếng khắp thế giới. Những đầu óc vĩ đại thời đó như Henri Poincaré ở Pháp, Hendrik Lorentz ở Hà Lan, Max Planck ở Đức đều ngạc nhiên khi biết đó là bài của một "Thanh niên Do Thái, 26 tuổi giúp việc tại Phòng Văn Bằng tại Berne". Thời đó rất ít người hiểu được tầm quan trọng của Thuyết Tương đối, song cũng không thể phủ nhận lý thuyết đó đã làm thay đổi những quan niệm về Vũ Trụ mặc dù có dẫn tới nhiều điều kỳ lạ. Ví dụ, khối lượng Mặt Trời làm biến dạng không gian xuyên qua cả quỹ đạo mà sao Thuỷ đí qua do đó làm thay đổi đường đi của sao này. Henri Poincaré đã nói "Ông Einstein là một trong các đầu óc khoa học phi thường mà tôi chưa từng thấy. Đứng trước một bài toán Vật Lý, ông Einstein đã không bằng lòng với nguyên tắc cổ điển đã có, mà còn nghiên cứu tất cả các trường hợp có thể nhận được".
    - 1907: Planck, Born, Minkowki ghi Thuyết Tương đối vào trong chương trình vật lý. - 1909: Được phong làm Giáo sư đặc cách về Vật lý lý thuyết của trường đại học Zurich. Tuy bước lên một địa vị cao hơn song ông vẫn bình dị như ngày nào.
    - 1910: Sinh đứa con trai thứ 2 Edouard Albert. Đại học Pragur, Hungary, trường đại học cổ nhất Châu Âu thời đó đang thiếu một giáo sư vật lý lý thuyết, lúc này có 2 người là Gustave Jaumann, giáo sư thuộc Viện Kỹ Thuật Brno và Albert Einstein là người có đủ khả năng; và dĩ nhiên với những đóng góp của mình Einstein được xếp trên Jaumann, song vì không muốn bổ nhiệm một người ngoại quốc nên Bộ trưởng giáo dục nước này đã chọn Jaumann. Jaumann từ chối. Einstein do dự song cuối cùng cũng nhận lời. Einstein thường gặp gỡ Ernest Mach, Viện trưởng Đại học, rất nổi tiếng trong Triết học. Tại đây, ông cũng để tâm tới lý thuyết về Quanta ánh sáng của Mã Planck, bởi thuyết ánh sáng truyền theo sóng của Augustin Fresnel và thuyết Điện từ của Jame Maxell da không giải thích cho hiện tượng Quang điện.
    - 1911: Một hội nghị khoa học nhỏ được tổ chức tại Bruxelles, Bỉ, do nhà triệu phú, kỹ nghệ gia Hoá học yêu Khoa học Ernest Solvay tổ chức lấy tên của mình. Hội nghị bàn về những trở ngại của vật lý hiện đại với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lẫy lừng Ernest Rutherford đại diện cho Anh, Henri Poincaré đại diện cho Hà Lan, Marie Curie đại diện cho Ba Lan, Albert Einstein và Franz Hasenohrl đại diện cho Áo. Hội nghị đã làm cho mọi người kinh ngạc về những ý tưởng của Einstein, nhận thấy được vấn đề,Solway sau cũng tổ chức thêm một số cuộc họp khác song vai chính là Einstein.
    - 1912: Einstein nhận được lời mời quay trở lại trường Bách Khoa Zurich. Do đây là một trường lớn, hơn nữa ông và gia đình cũng muốn quay về chốn cũ, nên Einstein đã nhận lời. Sự ra đi của ông cũng gây nên nhiều điều buồn cười, báo chí đã cho rằng các bạn của Einstein đã ngược đãi ông và bắt ông phải ra đi; hay do ông là người gốc Do thái nên nhà cầm quyền đã đối xử tệ bạc khiến ông phải từ giã Prague.
    - 1913: Ông đã trình bày những ý tưởng mới về Trọng lực tại một đại hội tổ chức ở Vienna, Đức làm mọi người hết sức kinh ngạc.
    - 1914: Sau hội nghị Vienna, Đức thì thủ đô Berlin bỗng trở thành một Trung tâm Chính trị Kinh tế châu Âu, và để trở thành mộtt trung tâm Khoa học thì vua Wilhelm II đã kêu gọi thành lập viện Kaiser Wilhelm Gesellshaft. Với lời mời để sau này trở thành nhân viên của Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Phổ, ông đã nhận lời vào Viện Hoàng Đế Wilhelm; thực sự việc trở lại Berlin còn có một nguyên nhân khác là tại đó ông đã có cảm tình với Elsa, sau khi ly dị với Mileva vì bất đồng quan điểm ông cũng muốn có một gia đình mới. Ông trở thành một công dân danh dự của Đức.
    - 1915: Ông đưa ra Thuyết Tương đối là sự kết hợp của trọng lực và gia tốc. Ông đã hoàn tất Thuyết Tương đối ở đây.
    - 1919: Ly dị Miléva, ông cưới em bà con của ông là Elsa và có 2 con (con riêng của Elsa) là Ilse và Margot. Những bằng chứng đầu tiên cho Thuyết tương đối được tìm ra bởi nhà vật lý thiên thể Arthur Eddington trong khi quan sát hiện tượng nhật thực. Eddington đã thấy ánh sáng từ những ngôi sao tới Trái đất muộn hơn so với tính toán (khoảng cách thẳng/vận tốc). Nguyên nhân là do ánh sáng đó đã bị bẻ cong khi qua Mặt trời; điều này chỉ có thể thấy được khi nhật thực (do không bị ánh sáng Mặt trời lấn át).
    - 1920: Hội nghị tổ chức tại Berlin chống lại Thuyết Tương Đối, Einstein đối đầu với các nhà khoa học Đức song rút cuộc ông đã chiến thắng.
    - 1921: Du lịch qua Hoa Kỳ.
    - 1922: Sau khi sang Pháp và Nhật du lịch được ít lâu, 10 tháng 11 ông được trao giải thưởng Nobel của viện Hàn lâm Khoa học Thuỵ Điển về hiện tượng Quang điện. Thực tế Thuyết tương đối của ông được nhiều người biết tới hơn song do thời đó những ứng dụng thực tế của nó không có nhiều nên không thể trao giả Nobel cho Thuyết tương đối được; song không vì thế mà phủ nhận những đóng góp của ông cho Hiện tượng quang điện. Những năm sau đó ông đi diễn thuyết ở nhiều nơi.
    - 1924: Viện Eistein được mở tại Potsdam.
    - 1927: Một lần nữa nhà triệu phú Solway mở hội nghị Einstein, Niels Bohr và Thuyết lượng tử.
    - 1929: Ông cảm thấy khó chịu trước sự nhòm ngó của báo chí nên tháng 3, gia đình ông chuyển về một căn nhà bên bờ sông ngoài thành phố Berlin.
    - 1930: Einstein được mời tới diễn thuyết tại Pasadena, California, Mỹ.
    - 1932: Einstein quay trở về Berlin. Cuối năm đó ông lại quay trở lại Pasadena, Mỹ. Khi đó do Hitler cực đoan nên lắm quyền căm thù người Do Thái nên ông do dự khi muốn quay về Đức.
    - 1933: Ông về Ostende, nước Bỉ. Ông đã chủ động xin ra khỏi Viện Hàn Lâm Phổ (nước Đức) để tránh cho người bạn Max Planck bị liên luỵ. Hitler vu cho ông tàng trữ vũ khí và tịch thu tài sản của ông ở Đức và treo giải cho ai giết được ông với 20000 marks. Ông phải tìm một nơi trú ẩn mới và tháng 5 ông sang Hoa Kỳ với lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ.
    - 1934: Ông làm giảng viên tại trường đại học Priceton, New Jersey.
    - 1936: Bà Elsa qua đời. Lúc này công việc gia đình ông được giúp bởi cô thư ký Helene Dukas.
    - 1939: Đại chiến thế giới lần thứ II bùng nổ, nhiều nhà bác học lo ngại trước khả năng nguyên tử của Đức nên đã báo động cho quân đội song vô ích. Trước tình hình đó, Einstein được nhở tới vì danh tiếng. Vào 2-8, Einstein viết thư cho Tổng Thống Fraklin Roóevelt, nguyên văn: "Thời gian vừa qua, tôi được đọc các bản thảo về những công trình khảo cứu của E. Fermi và L. Szilard. Những công trình này khiến tôi thấy rằng chất Uranium có thể trở nên một nguồn năng lượng mới rất quan trọng trong tương lai gần đây. Nguồn năng lượng này co thể dùng vào việc chế tạo một loại bomb cực kỳ mạnh. Tôi có đủ tài liệu rằng Đức Quốc Xã cũng đang tiến hành công trình trên. Mỹ Quốc phải vượt lên về phương diện này, nếu không, nền Văn Minh sẽ bị huỷ diệt". Hoa Kỳ lập tức bước vào cuộc chạy đua vũ khí chiến tranh lớn nhất trong lịch sử. Dự án Manhattan cho việc chế tạo bomb nguyên tử mở ra.
    - 1940: Einstein nhập quốc tịch Mỹ song vẫn giữ quốc tịch Thuỵ Sỹ.
    - 1943: Tham vấn tại văn phòng chất nổ tại Hải không quân Hoa Kỳ.
    - 1946: Làm chủ tịch Uỷ ban khẩn cấp của những nhà khoa học Nguyên tử. Ông viết thư cho Liên Hợp Quốc thành lập một chính phủ thực sự.
    - 1947: Làm giáo sư tại Berkeley.
    - 1950: Einstein tìm ra lý thuyết Trường đồng nhất cho phép liên lạc 2 thứ lực Điện từ và Lục hấp dẫn.
    - 1952: 2 lần từ chối lời mời làm thống sứ cho Israel.
    - 1955: 18 tháng 4, ông mất trong một bệnh viện ở Princeton, New Jersey. Trước khi ông mất, ông đã viết giấy hiến tặng bộ óc của mình cho các nhà Nhân chủng học nghiên cứu. Tên của ông đã được đặt cho một nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn là nguyên tố einsiteni (einsteinium) thứ 99 trong bảng tuần hoàn hoá học. Đại văn hào Bernard Shaw đã gọi Alberl Einstein là Vĩ nhân thứ tám của thế giới khoa học sau Pythagoras, Aristotle, Ptolemy, Copernicus, Galileo, Kepler và Newton.
    Được nguyenanh1906 sửa chữa / chuyển vào 14:39 ngày 10/07/2004
  4. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0

    (hình trên là hình chụp ảnh não Einstein)
    NHỮNG BẤT THƯỜNG TRÊN THIÊN TÀI EINSTEIN
    Sau 7h khi Albert Einstein mất não của ông được chia thành 240 khối nhỏ. Do điều kiện thời đó không có khả năng ghi hình não mà chỉ có khả năng phẫu thích não. Người phẫu thích não Einstein khi đó là bác sĩ bệnh lý học thuộc bệnh viện Princeton, New Jersy, Thomas Harvey. Não của Einstein nặng 1230 gam một khối lượng trung bình. Harvey đã chụp một loạt ảnh đen trắng sau đó cắt não Einstein thành 240 khối nhỏ, mỗi khối 10 cm^3, rồi bảo quản trong formol và để quân mất. 30 năm sau đó, nhà báo Steven Lavy sau này tở thành tổng biên tập báo Tìm kiếm mới (Newseek) đã tìm thấy chiếc bình đựng não Einstein. Dư luận xôn xao đòi Harvey (vị bác sĩ ở Priceton) trả lại chiếc bình đó song Harvey nhất quyết không nghe. Mãi tới năm 1985, ông mới cho một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Berkeley và Alabama xem qua một lát. Họ đã phát hiện sự to quá mức của các tế bào sinh dưỡng có trách nhiệm cung cấp dinh dưỡng cho tế bào thần kinh. Khi Hervey 80 tuổi, Hervey trao lại bộ não cho Sandra Witalson và Debra Kigar, 2 nhà thần kinh học của trường đại học Halmilton (Canada). Nhờ việc so sánh với não của 35 nam và 56 phụ nữ có sức khoẻ tâm thần tốt với não Einstein. Họ đã phát hiện: khe Sylvius, một rãnh sâu phân rãnh thuỳ thái dương và thuỳ trán, lại rất khác với khe của tất cả các não từng được nghiên cúu. Vì vậy Einstein có thuỳ đỉnh rất rộng (rộng hơn 15% so với bình thường), vùng này không bị phân chia băng một nếp gấp như chúng ta, vùng này kiểm hoát các hoạt động về không gian và Toán học. Nhờ dó mà khả năng tưởng tượng của Einstein rất lớn. Thuỳ đỉnh bên trái của Einstein đã phát triển ngang bằng so với thuỳ đỉnh bên phải trong khi so với thực tế thì thuỳ đỉnh bên trái phải nhỏ hơn do bị nén bởi những vùng lân cận có chức năng về ngôn ngữ. Điều này cũng giải thích cho tại sao Einstein 3 tuổi mới biết nói. Não Einstein không có lắp đỉnh mà đây là vùng điều khiển sự khéo léo của bàn tay song Einstein vẫn chơi violon; điều lạ này được giải thích do vỏ não của con người có khả năng thích nghi với những công việc thuộc những vùng mới mà não không thực hiện trước đó, đây cũng là hiện tượng bình thường.
    (hình bên trái là não của Einstein, còn phải là não của người bình thường)
    Được nguyenanh1906 sửa chữa / chuyển vào 14:46 ngày 10/07/2004
  5. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện thú vị về Einstein:
    Theo giai thoại mỗi khi giải thích cho một người bình thường Einstein thường cười và nói về Thuyết tương đối "Khi một người đàn ông ngồi bên cô gái đẹp một giờ, thời gian dường như chỉ một phút. Nhưng khi đặt anh ta lên bếp lò nóng một phút, thời gian tưởng như đã hàng giờ. Đó là tính tương đối". Theo thuyết tương đối hẹp của Einstein, thì thời gian hoàn toàn có thể co giãn phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Ở đây ta có thể nhận thấy thời gian có thể được rút ngắn nếu ai đó di chuyển với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng hoặc sống trong một môi trường lực hấp dẫn mạnh.Đẳng thức về thời gian với một người di chuyển với vận tốc v, thời gian ở Trái đất là t, đối với người đó là t'', c là tốc độ ánh sáng (299792458m/s)là t'' = t*sqrt[1-v*v:c*c] (phép toán sqrt là căn bậc 2) Dưới đây là bài tóm tắt về công trình nghiên cứu của Kích thích cảm giác ngoài lên sự co giãn thời gian của Arbert Einstein, tại Princeton, New Jersey, Mỹ. Ban đầu người ta tưởng là giai thoại song thực tế đã có những tài liệu chứng minh Einstein đã nghiên cứu nó. (em xin trích nguyên văn trong báo Tia sáng):Về tác dụng của kích thích cảm giác ngoài lên sự co giãn của thời gian", Albert Einstein, Viện nghiên cứu cao cấp, Princeton, New Jersey (Mỹ). Tóm tắt: Khi người đàn ông ngồi bên cô gái đẹp một giờ, thời gian dường như chỉ mới một phút. Nhưng khi đặt anh ta lên bếp lò nóng một phút, thời gian tưởng đã hàng giờ. Đó là tính tương đối. Vì hệ quy chiếu của người quan sát đóng vai trò quyết định đối với cảm giác dòng chảy thời gian của anh (chị) ta, trạng thái tinh thần của người quan sát có thể là yếu tố bổ sung cho cảm giác đó. Vì thế tôi nghiên cứu dòng thời gian ứng với hai trạng thái tinh thần nói trên. Phương pháp: Tôi phải tìm một bếp lò nóng và một cô gái đẹp. Không may là tôi không thể kiếm được bếp lò, vì người nấu bếp vẫn cấm tôi lại gần bếp. Nên tôi phải tìm giải pháp thay thế bằng một miếng sắt phủ chrome của công ty Manning Bowman 1924, vì nó rất nóng khi nung lên. Tìm cô gái đẹp còn hơn là một vấn đề, vì tôi đang sống tại New Jersey. Tôi biết (vua hề) Charlie Chaplin vì đã dự buổi lễ chiếu ra mắt bộ phim Ánh đèn thành phố của ông năm 1931, nên tôi đề nghị ông thu xếp cho tôi gặp vợ ông, ngôi sao màn bạc Paulette Goddard, chủ nhân của shayna punim, tức một khuôn mặt đẹp, ở mức tuyệt vời. Thảo luận: Tôi đi tàu lửa tới thành phố New York để gặp Paulette Goddard tại nhà hàng Con sò ở nhà ga Trung tâm. Paulette rất dễ thương và quyến rũ. Khi tôi cảm thấy một phút đã trôi qua, tôi liền kiểm tra đồng hồ và phát hiện ra rằng, khoảng thời gian thực là 57 phút, mà tôi làm tròn thành một giờ. Quay về nhà, tôi kẹp tấm sắt và nung nóng nó lên. Rồi tôi ngồi lên tấm sắt khi vẫn mặc quần dài và áo sơ mi không kéo lên. Khi cảm thấy một giờ đã trôi qua, tôi đứng dậy và kiểm tra đồng hồ để nhận ra rằng, thời gian chưa tới một giây. Để phù hợp với khung cảnh thí nghiệm và giả thuyết, tôi làm tròn kết quả thành một phút. Rồi tôi gọi bác sĩ. Kết luận: Trạng thái tinh thần của người quan sát đóng vai trò quyết định trong cảm giác thời gian.
  6. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    JOHANNES KEPLER (1571-1630)

    Kepler sinh ra trong một gia đình nghèo , sau khi tốt nghiệp đại học ông là một giáo viên dạy toán , sau đó làm phụ tá cho Tycho Brahe . Kepler miệt mài ngắm sao trời và nghiên cứu những dữ kiện nên tương truyền suốt mấy chục năm ông chỉ tắm có một lần vào ngày 26 tháng 5 năm 1605 . Kepler viết là : "Nếu ngày nào cũng tắm hoài . Xem sao chỉ thấy bầu trời nhàm quen" nên ông đã không tắm mà để hết thời giờ vào chuyện nghiên cứu Thiên văn . Cuối cùng , ông khám phá ra 3 định luật quan trọng điều hành các hành tinh :
    Định luật 1 :Quỹ đạo những hành tinh là hình ellipse . Hình ellipse có 2 tiêu điểm , tổng khoảng cách tới 2 tiêu điểm luôn luôn không đổi . Mặt trời là một trong 2 tiêu điểm của quỹ đạo ellipse của các hành tinh .

    Định luật 2 :Một đường thẳng kẻ từ hành tinh tới Mặt trời , đường thẳng đó sẽ quét một diện tích bằng nhau trong một khoảng thời gian bằng nhau .

    Định luật 3 : Bình phương thời gian xoay một vòng quanh Mặt trời (chu kỳ) của một hành tinh tỷ lệ với lập phương khoảng cách hành tinh đó với Mặt Trời.
    Được orion_constellation sửa chữa / chuyển vào 17:10 ngày 11/07/2004
  7. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    YURY GAGARIN
    Yury Alekseyevich Gagarin là nhà du hành vũ trụ người Nga người được ca tụng là người đầu tiên du hành trong không gian. Gagarin đã hoàn thành chuyến bay vào quỹ đạo Trái Đất vào 12 tháng 4 năm 1961. Trong chuyến bay kéo dài 108 phút, Gagarin đã du hành khoảng 40000km (25000 dặm) một mình. Trở về Trái đất, Gagarin đã được trao rất nhiều huy chương và nổi tiếng như một người anh hùng. Gagari đã mất trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 1968 khi chuẩn bị cho một chuyến du hành mới.
    Tiểu sử:
    - 1934: Sinh ngày 9 tháng ba tại một thị trấn nhỏ ở Gzhatsk, Tây Mát-cơ-va, Nga.
    - 1941: Tháng 5, Gagarin bắt đầu vào trường học song việc học của ông bị gián đoạn khi quân Đức tấn công Nga. Ông trở lại trường học sau 1 tháng khi chiến tranh chấm dứt.
    - 1951: Rời trường kỹ thuật về luyện kim và vào học trường đại học công nghiệp. Trong lúc rảnh rỗi, ông đọc các sách về bay lượn.
    - 1955: Hoàn thành việc học ở đại học và tham gia vào Quân đội bay Xô-viết, làm phi công.
    - 1957: Trở thành một phi công lái máy bay thử nghiệm.
    - 1960: Tham gia vào đoàn du hành vũ trụ và được lựa chọn vào người đầu tiên ra ngoài khoảng không.
    - 1961: 12 tháng tư, Gagarin du hành trên 40000 km (25000 dặm) quỹ đạo Trái đất trpmg 108 phút.
    - Những năm 1960: Làm việc trong cương vị những nhà thiên văn hàng đầu.
    - 1968: 27 tháng ba, Gagarin đã bị tai nạn máy bay trong lần chuẩn bị cho một chuyến du hành mới.
    Được nguyenanh1906 sửa chữa / chuyển vào 18:11 ngày 12/07/2004
  8. Phuthuysoma2003

    Phuthuysoma2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Vote cho 5 sao.
    Nhưng mà bạn làm ơn phân biệt giùm các nhà du hành vũ trụ với các nhà thiên văn học thì tốt hơn. Tôi vốn dốt vấn đề này mà, nhưng mà vẫn thích.....
  9. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, cảm ơn bạn đã ủng hộ. Hình như mỗi nhân vật mình cũng nói là ai rùi ha, hic hic không biết có đúng thế không
    GALILEO GALILEI
    Galileo Galilei là một nhà toán học, vật lý, thiên văn Ý, người đầu tiên sử dụng kính viễn vọng trong việc quan sát bầu trời đêm. Ông đã tự làm cho mình một chiếc kính viễn vọng và một bản đồ sao để ghi lại những gì ông thấy được. Một trong những khám phá quan trọng đó là việc tìm ra Mặt trời chứ không phải Trái đất như người thời ấy nghĩ là trung tâm của hệ Mặt trời. Tuy vậy, nhà thờ Đạo Roman đã buộc ông phải thừa nhận thuyết Địa tâm, song khi bước ra khỏi nhà thờ, Galilei đã dũng cảm nói to "Dù sao thì Trái đất vẫn quay quanh Mặt trời". Tiểu sử:
    - 1564: Galileo Galilei sinh ngày 15 tháng hai tại Pisa, Italy.
    - 1581: Galilei được nhận vào học sớm ở một trường tu và trở thành một sinh viên y khoa của đại học Pisa.
    - 1589: Trở thành Giáo sư Toán học ở đại hoc Pisa.
    - 1592: Trở thành Giáo sư Toán học ở đại học Padua, Ý, ở đây Galilei nghiên cứu về học thuyết chuyển động. Galilei đã khẳng định hai học thuyết về Sự chuyển độn giống nhau của các hành tinh và quỹ đạo prabol của chúng.
    (- 1604: A bright new star appears in the constellation of Ophiuchus. He shows it is more distant from Earth than the planets and so confirms the theory of Danish astronomer Tycho Brahe (1546-1601) that things change in the region beyond the planets. Hơ hơ câu này ra sao nhi? Câu này em không biết dịch thế nào nữa.)
    - 1609: Tới Venice tham gia khoá học về kính thiên văn hiện đại. Galilei đã tự làm cho mình một chiếc kính thiên văn khúc xạ.
    - 1610: Xuất bản cuốn Sidereus nuncius (Thông điệp từ những vì sao). Ông đã tìm ra bốn vệ tinh của sao Mộc là Ganymede (còn gọi là vệ tinh Galilei được người sau này đặt tên để tưởng nhớ ông), Callisto, Europa, IO.
    - 1632: Xuất bản cuốn A Dialogue on the Two Principal Systems of the Word, cuốn sách đã ủng hộ học thuyết về Vũ trụ của Copernicus. Vì cuốn sách này mà Galilei đã bị nhà thờ kết án đi ngược lại học thuyết của Thiên chúa, buộc ông phải đặt tay nên sách kinh thề rằng mình đã sai.
    - 1637: Đưa ra khám phá về sự dao động của Mặt trăng quanh trục của nó trước vài tháng khi ông bị mù hoàn toàn.
    - 1638: Cuốn Discourses and Mathematical Demonstrations Concerning Two New Sciences, đây là những nghiên cứu của ông về về cơ học và có thể là những đóng góp lớn nhất của ông cho nhân loại, được xuất bản.
    - 1642: 8 tháng một ông mất.
    - 1992: 31 tháng 10, những bản án dành cho Galilei trước đó mới thực sự được xoá bỏ bởi Pope John Paul II.
    - 1993: Nhà thờ Đạo thiên chúa ở Roman thực sự công nhận những đóng ghóp của ông.
    Khi những chiếc kính thiên văn đầu tiên được chế tạo, hàng loạt những khám phá mới được phát hiện. Galilei là một trong những người đầu tiên đưa ra những khám phá quan trọng. Sử dụng chiếc kính thiên văn tự tạo, Galilei bắt đầu quan sát bầu trời vào năm 1609. Galilei đã biết được chu kỳ hoạt động của sao Kim rất giông Mặt trăng và trong một thiên hà thì có hàng trăm ngôi sao.
    Hàng thế kỷ trước đây, các nhà thiên văn học không có một dụng cụ quang học nào để hỗ trợ cho việc quan sát bầu trời. Sau này vào cuối thể kỉ 16, người châu Âu mới tạo ra những chiếc kính viễn vọng đầu tiên. Sau hội nghị ở Venice năm 1609, Galilei đã tự tạo ra một chiếc kính viễn vọng có hình dạng như trên. Từ đó tới nay, kính viễn vọng vẫn là một dụng cụ thiên văn cơ bản mà có hiệu quả. Dưới đây là mô hình kính thiên văn của Galilei:
    Được nguyenanh1906 sửa chữa / chuyển vào 18:29 ngày 12/07/2004
  10. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0

    GORGE GAMOW
    Gorge Gamow là một người đóng vai trò quan trọng trong trong việc phát triển học thuyết vụ nổ Big-Bang, học thuyết nói về sự hình thành Vũ trụ từ một vụ nổ lớn không thể tưởng tượng được. Gamow là một trong những người đầu tiên ủng hộ học thuyết Big-Bang, ông đã đưa ra những mô hình mới về sự bùng nổ khí He-li trong những giây phút đầu tiên của Vũ trụ. Ông là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về loại sóng bước sóng cực ngắn tồn tại từ vụ nổ Big-Bang (tên gọi Background radiation), sau này đã được nhận ra bởi 2 nhà thiên văn Arno Penzias (1933-) và Robert Wilson(1936-). Gamow luôn quan tâm tới sự hình thành những vì sao và năng lượng mà chúng phát ra. Tiểu sử:
    - 1904: Georgy Antonovich Gamov sinh ngày 4 tháng ba tại Ukraine, thuộc Nga. Ông đã trở lên thích thú với Thiên văn khi được tặng một chiếc kính viễn vọng vào lần sinh nhật thứ 13.
    - 1922: Học Quang học và Vũ trụ tại đại học Leningrad, Nga.
    - 1928: Đoạt bằng Tiến sĩ triết học (Doctor of Philosophy - PhD) và vào làm việc ở đại học Gottingen, Đức; Copenhagen ở Đan Mạch và sau là đại học Cambrihge ở Anh.
    - 1931: Được bổ nhiệm làm Thạc sỹ Nghiên cứu của Viện khoa học ở Leningrad.
    - 1933: Ra khỏi Liên Bang Xô-viết trong một hội nghị ở Brusels.
    - 1934: Trở thành giáo sư Vật lý ở đại học George Washington, Mỹ.
    - 1936: Xuất bản cuốn Tomkins ở xứ sở thần tiên. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, ông được nhận vào làm ở UNESCO (Liên hiệp các quốc gia về vấn đề Giáo dục, Khoa học và Văn hoá - United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization).
    - 1946: Ủng hộ học thuyết Big-Bang về nguồn gốc Vũ trụ.
    - 1948: Cùng 2 nhà thiên văn học là Ralph Alpher (1921-) và Hans Beth (1906-) đưa ra những tính toán về lượng vật chất trong vụ nổ Big-Bang.
    - 1956: Trở thành giáo sư Vật lý ở đại học Colorado, Mỹ.
    - 1968: 20 tháng tám, Gamow mất tại Boulder, Colorado.

Chia sẻ trang này