1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi ngày một nhân vật của không gian!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi nguyenanh1906, 29/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0

    JOHN GLENN
    John Herchel Glenn là nhà du hành người Mỹ đầu tiên bước chân nên quỹ đạo Trái đất. Chuyến bay của Glenn của ông đã thực hiện thành công vào 20 tháng 2 năm 1962 và trở thành những người đầu tiên nhận làm nên nghành không gian Mỹ. Glenn đã ra ngoài từ con tàu Friendship 7, vào quỹ đạo Trái đất gần 5 giờ. Mặc dù Glenn chỉ thực hiện duy nhất một chuyến bay bước ra khoảng không trong đời song điều đó cũng để ghi tên ông vào lịch sử. Tiểu sử:
    - 1921: Sinh ngày 18 tháng 7 tại Cambridge, Ohio, USA.
    - 1942: Rời trường đại học Muskingham và đầu quân vào làm Học viên sĩ quan không quân thuộc lục quân Hoa Kỳ.
    - 1943: Tham gia Quân đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ, giữ chức đại tá. Galenn nhận nhiệm vụ giữ gìn vùng Thái Bình Dương trong thế chiến thứ II và sau là khu vực Triều Tiên.
    - 1954: Bắt đầu công việc làm phi công lái máy bay thử nghiệm.
    - 1957: Thực hiện chuyến bay không nghỉ bằng máy bay siêu thanh từ Los Angeles tới New York.
    - 1959: Vào 9 tháng tư hơn 500 nhân viên từ Không quân, Hải không quân và Lính thuỷ đánh bộ được triệu tập tới NASA tham gia tuyển chọn phi hành gia cho dự án Mercury 7 (7 là chỉ 7 nhà du hành). 27 tháng tư, cùng với M. Scott Carpenter (1925-), L. Gordon Cooper (1927-), Virgil I. Grissom (1926-67), Walter M. Schirra (1923-), Alan B. Shepard (1923-) và Donald K. Slayton (1924-), Glenn được lựa chọn.
    - 1961: Tháng 5, Glenn là phi công dự phòng trong 2 chuyến bay Mercury Freedom 7 và Liberty 7.
    - 1962: 20 tháng 2, Glenn trở thành người Mỹ đầu tiên bước vào quỹ đạo Trái đất trong con tàu Friendship 7 (vẫn thuộc dự án Mercury, tức là một dự án bay chia làm nhiều chuyến bay). Chuyến bay đã kéo dài 4 giờ 55 phút 23 giây.(Dưới đây là link của 1 đoạn băng ghi cuộc đàm thoại giữa Glenn và chỉ huy; file âm thanh dạng wav. Em đã nghe và ghi thành như sau, hi nghe như thể đang ngồi cùng ông ấy vậy. Ơ mà không được rùi, em không biết tài file wav lên ttvn !!!
    * Glenn: Roger, zero G and I feel fine. Capsule is turning around, oh that view is tremendous. Capsule turning around, and I can see the booster during turnaround just a couple of hundred yards behind me; it was beautiful.
    * Ground Control: Roger seven, you have a go at least seven orbits.
    * Glenn: Roger, understand go for at least seven orbits.
    )
    - 1964: Rời NASA và Quân đội lính thuỷ đánh bộ, tham gia vào tổ chức Royal Crown Cola Company và là một nhà khoa học chính trị.
    - 1974: Tháng 11 được bầu chọn vào Thượng nghị viện Ohio, trở thành phi hành gia Mỹ đầu tiên thành công trong chính trị.
    - 1980: Tháng 11 ra khỏi Thượng nghị viện.
    - 1984 và 1988: Thất bại trong việc tranh cử vào làm Chủ tịch đảng Dân chủ Hoa Kỳ.
    - 1996: Tiếp tục phục vụ trong Thượng nghị viện. Lập nên quỹ học bổng khoa học Mercury 7.
    * Dự án Mercury: Sau hàng loạt nhưng chuyến bay thử nghiệm thì 5 tháng 5 1961 một chuyến bay vào không gian của Hoa kỳ đã thực hiện thành công. Một nửa công việc trong dự án Mercury đã hoàn thành (chỉ còn việc đưa người nên quỹ đạo Trái đất chỉ thực hiện thành công vào năm 1962). Ban đầu những chiếc tàu con thoi chỉ đủ đưa một nhà du hành lên vũ trụ. Khi bắt đầu, một động cơ phản lực sẽ đẩy con tàu đi lên (động cơ này đặt ở khoang chứa nhiên liệu). Tới một độ cao nhất định, một quả roket nhỏ đặt ở đầu trên của tàu con thoi sẽ được cho nổ kéo đi phần trên của tàu còn thoi lao vào không gian (thời gian kích hoạt là khi con tàu đã gần như thoát khỏi lực hút trái đất). Phần đuôi con tàu (khoang nhiên liệu đã đốt hêt) được thả xuống. Còn khoang tàu nơi các nhà du hành ở, sau khi hoàn thành chuyến bay họ cũng được đưa trở về Trái đất bằng cách thả khoang tàu rơi tự do xuống biển với một chiếc dù.
    - Những lần bay thử nghiệm: Diễn ra từ tháng 7 1960 tới hết tháng 4 năm 1961.
    - Lần bay Mercury 3: Diễn ra vào 5 tháng 5 năm 1961. Alan Shepard trở thành người Mỹ đầu tiên bước ra ngoài khoảng không, thời gian đó là 15 phút 22 giây. Con tàu Freedom 7 đã được phóng nên từ mũi Canaveral.
    - Lần bay Mercury 4: Diễn ra vào 21 tháng 7 năm 1961. Virgil Grissom trở thành người Mỹ thứ 2 bước ra ngoài khoảng không. Khoang chứa Virgil của tàu con thoi lần này được tái chế từ quả tên lửa (quân sự) Redstone. Chỉ không may là sau 15 phút 37 giây sau khi bắt đầu hạ cánh, khoang này đã bị chìm xuống Đại Tây Dương trước khi được vớt nên, song vì Grissom bơi rất giỏi mà ông cũng thoát chết.
    - Lần bay Mercury 5: 29 tháng 11 năm 1961. Con vượn Enos được đưa về Trái đất an toàn sau khi bay 2 vòng trên quỹ đạo Trái đất mở đường cho việc đưa người lên quỹ đạo Trái đất.
    - Lần bay Mercury 6: 20 tháng 2 năm 1962. Glenn hoàn thành 3 vòng bay trên quỹ đạo Trái đất.
    - Lần bay Mercury 7: 24 tháng 5 năm 1962. Scott Carpenter hoàn thành 3 vòng bay trên quỹ đạo Trái đất bằng Auropa 7.
    - Lần bay Mercury 8: 3 tháng 10 năm 1962, lần này tới lượt Walter Schira với Sigma 7.
    - Lần bay Mercury 9: 15 tháng 5 năm 1963. Với Faith 7, Gordon Cooper trở thành người đầu tiên ở ngoài không gian hơn 24 giờ, trên quỹ đạo Trái đất 34 giờ 20 phút, đây cũng là chuyến bay cuối cùng của dự án Mercury.
  2. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    nguyenanh cũng đã có bài viết về Tycho Brahé nhưng tớ xin post một bài viết nữa đầy đủ hơn về ông cho mọi người hiểu rõ hơn nhé
    Tycho Brahé (1546-1601) nhà thiên văn Đan Mạch
    Tyge Brah (tên chưa latin hóa của Tycho Brahé) sinh ra 3 năm trước khi Copernic mất, 18 năm trước khi Galilée ra đời và 25 năm trước Kepler. Ông không được nổi tiếng bằng những nhà thiên văn khác tuy rằng ông là người đầu tiên đã quan sát supernova và đóng góp một phần cho sự khám phá những định luật cơ bản về chuyển động của những thiên thể. Brahé đã vô lịch sử ngành thiên văn như một nhà quan sát thiên văn lớn nhất của thế kỷ thứ 16.
    Bằng mắt trần và khung vũ trụ cầu kỳ mà Brahé đã quan sát chính xác hơn hết trước khi xử dụng kính viễn vọng.
    I/ Cuộc đời
    Năm 1572, ông khám phá một ngôi sao sáng hơn Vénus, phía Tây bắc chòm sao Cassiopée -mà ngày nay ta biết đó là một supernova- và hai sao chổi rồi đưa ra những kết quả đặc biệt làm vua Danemark, Frédéric II, xúc động đến nỗi đã quyết định bổ nhiệm ông làm nhà thiên văn chính thức và tặng ông hòn đảo Hveen cùng tiền bạc để xây đài thiên văn. Thực ra ông xây một lâu đài lớn và đặt tên là Uraniborg, nghĩa là cung điện Uranie (xem hình bên dưới). Trong suốt 15 năm ông sống một cuộc đời xa hoa tráng lệ và mời khách lẫn những người phụ việc. Ông xây một phòng thí nghiệm hóa học giả kim (alchimie) và một máy in với những dụng cụ chính xác cho ngành thiên văn mà chính ông nghĩ ra như mô hình thiên cầu (sphère armillaire) khổng lồ hay một quadrant trên 4 mét bề ngang, gắn vô tường. Nơi này Brahé đã ghi lại hết tất cả những quan sát trong suốt hai mươi năm những điều mà trước đó chưa ai từng quan sát chính xác như vậy. Ông đã tả đài quan sát này của mình trong quyển "Cơ học Thiên văn đổi mới" (Astronomiae instauratae mechanica, Wandsbeck, 1598).
    II/ Sự khám phá sao siêu mới và các sao chổi:
    1/ Supernova:
    Tối 11 tháng 11 năm 1572, Brahé khám phá một ngôi sao sáng hơn Vénus, phía Tây bắc chòm sao Cassiopée, lúc bấy giờ ông mới 26 tuổi. Ngôi sao sáng rất mạnh, mạnh đến nỗi có thể quan sát ban ngày suốt một tháng trời và nó còn sáng trong 18 tháng khi ông viết cuốn De Nova Stella Anni, nó vẫn còn. Trái với các hành tinh, sao này không thay đổi vị trí đối với các sao ở xa. Từ đó Brahé kết luận là Aristote đã sai lầm, bầu trời cũng thay đổi chớ không bất động. Ngày nay chúng ta biết được sao này chính là môt supernova sau một vụ nổ lớn, đánh dấu cái chết của ngôi sao nặng trong giải Ngân Hà của chúng ta.
    2/ Sao chổi:
    Khi trở về Danemark, nhờ đo đạc, ông nhận thấy một sao chổi thật đẹp xuất hiện ngày 13 tháng 11 năm 1577. Sao chổi ở cách sao sáng nhất của Aigle một góc 26°50'''' và cách sao thấp nhất của Capricorne là 21°40. Ông ghi lại đường đi của sao này mỗi ngàyvà thấy rằng nó đã đi xuyên qua khối cầu Vénus.
    Sự kiện này làm đánh đổ ý tưởng của Aristote và những môn đệ của ông: theo họ, không những sao chổi là những vật nằm giữa Trái Đất và Mặt Trăng, là một hiện tượng của bầu khí quyển bao quanh trái đất (y như hiện tượng cầu vòng) mà các hành tinh thì lại gắn vô những khối cầu pha lê đồng tâm -mà tâm là trái đất-, cùng chuyển động quay quanh Trái Đất.
    Sao chổi thay đổi vị trí so với các sao ở xa, điều này có nghĩa là sao chổi ở gần trái đất hơn là sao supernova. Tuy nhiên sao chổi di chuyển quá chậm hơn mặt Trăng nên nó ở xa trái đất ít nhất là 6 lần khoảng cách mặt Trăng-trái Đất. Với những quan sát chính xác ông có thể xác định quỹ đạo của sao chổi là hình bầu dục chứ không tròn.
    Hiện tượng sao chổi đi xuyên qua khối cầu cứng là điều không thể xảy ra. Ông chống lại ý tưởng các khối cầu thủy tinh cứng ngắt này ngay tức thì nhưng mãi tới năm 1588 ông mới đăng bài "Trên những hiện tượng mới xảy ra của thế giới bầu trời" (De Mundi aetheri recentioribus phenomenis), trong đó ông chứng minh bằng các quan sát của mình, và được hỗ trợ thêm bằng những quan sát một sao chổi thứ hai.
    Những sao chổi khác xuất hiện năm 1580, 1582 và 1585 được quan sát bởi Brahé và các nhà thiên văn khác đã xác nhận chúng là những sao chứ không phải chỉ là hiện tượng của khí quyển.
    Ông dung hòa vũ trụ địa tâm của Aristote và nhật tâm của Copernic thành một vũ trụ trong đó năm hành tinh quay xung quanh Mặt Trời và Mặt Trời cùng với năm hành tinh này lại quay quanh Trái Đất như Mặt Trăng vậy. Hệ thống của ông gọi là "nhật địa tâm" (héliogéocentrique) được xem như đáp ứng với tôn giáo nên được các nhà thiên văn thiên chúa giáo thế kỷ thứ XVII chấp nhận

    Được duatrehayngugat sửa chữa / chuyển vào 18:02 ngày 14/07/2004
  3. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0

    ROBERT GODDARD
    Rober Hutchings Goddard, là một nhà vật lý và kỹ sư về tên lửa, người đầu tiên thành công trong việc phóng tên lửa nhiên liệu lỏng. Khi còn rất trẻ Goddard đã bị mê hoặc bởi những chuyến du hành và việc phóng tên lửa vào không gian. Chương trình nghiên cứu không gian của Mỹ đã phát triển dựa trên những nghiên cứu của ông, mặc dù thời đó mọi người phớ lờ trước những điều đó. Goddard cũng là một trong những người tiên phong trong việc phát triển khoa học công nghệ, với hơn 214 phát minh, nổi tiếng với việc cải tiếng trong động cơ phản lực và nhiên liệu đốt trong tên lửa đa khoang. Một trung tâm về các vấn đề bay trong không gian của NASA mang tên Goddard đã được lập ra ở Maryland (NASA''s Goddard Space Flight Center). Tiểu sử:
    - 1882: Sinh ngày 5 tháng 10 tại Worcester, Massachusetts, USA.
    - 1908: Tốt nghiệp Học viện bách khoa Worcester.
    - 1911: Được trao bằng Tiến sỹ vật lý của đại học Clack, Massachusetts.
    - 1912: Bắt đầu làm việc tại đại học Princeton, New Jersey, từ đây mà ông tin chắc rằng những nghiên cứu về tên lửa học của ông sẽ đưa được con người du hành vào Vũ trụ.
    - 1914: Tháng 7 được cấp bằng sáng chế về vỏ ống đựng nhiên liệu trong tên lửa, ống tên lửa, khoang nhiên liệu và tên lửa đa khoang.
    - 1917: Với 5,000$ cung cấp từ Smithsonian, Washington, DC, Goddard bắt đầu công việc chế tạo tên lửa. Goddard cũng trở thành người đóng vai trò quan trọng trong phát triển vũ khí tên lửa (quân sự).
    - 1919: Xuất bản cuốn Phương pháp Nghiên cứu trên độ cao. Trở thành giáo sư vật lý trạ trường đại học Clark.
    - 1920 - 23: Làm việc cho bên hậu cần Hải quân Hoa Kỳ về tên lửa phóng xạ trong một nhà máy. Thử nghiệm lần đầu tiên về nhiên liệu lỏng (dầu và ôxy hoá lỏng) cho động cơ tên lửa.
    - 1926: 16 tháng 3, Goddard đã phóng thành công quả tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trên thế giới, từ trang trại của cô mình, Auburn, gần Worcester. Trong vòng 2.5 giây nó đã đạt độ cao 12.5m.
    - 1930: Nhận giải thưởng 50,000$ cho thành công về tên lửa từ tổ chức Guggenheim.
    - 1935: Một quả tên lửa của Goddard đã đạt được vượt vận tốc âm thanh, điều mà trước đây không thể tưởng.
    - 1937: Những quả tên lửa khác của Goddard đã có thể bay được 2.5km (1.55 dặm).
    - 1941: Bắt đầu làm việc cho Hải quân Hoa Kỳ ở Annapolis, Maryland. Xuất bản cuốn Sự phát triển Tên lửa: Những nghiên cứu tên lửa nhiên liệu lỏng từ 1929-41.
    - 1945: 10 tháng tám, Goddard mất tại Baltimore, Maryland.
    * Những quả tên lửa đầu tiên.
    Như những ống pháo hoa, những quả tên lửa đầu tiên được chế tạo ở Trung Quốc cách đây 1000 năm. Những quả tên lửa thực sự được cải tiến vào thế kỷ thứ 19, điển hình là quả tên lửa Congreve sử dụng trong chiến tranh. Vào năm 1903, nhà khoa học Nga, Konstantin Tsiolkovsky đã lần đầu tiên đề xuất sử dụng nhiên liệu lỏng cho tên lửa. Enthusiasts đã bắt đầu chế tạo những quả tên lửa vào những năm 1920. Vào 1926, Goddard đã thành công trong việc phóng tên lửa nhiên liệu lỏng. Suốt những năm 1930, nước Đức đã đầu tư rất nhiều trong việc phát triển loại tên lửa. Sau đó vào những năm cuối chiến tranh thế giới thứ II (1944), người Đức đã tấn công Paris, London và Antwerp bằng một loại vũ khí mới, tên lửa V2 do nhóm chuyên gia Wernher von Braun chế tạo ở Peenmumde, nặng 1,000 kg, bay xa 320km (200 dặm), bay cao 160km (100 dặm).
  4. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    EDMOND HALLEY
    Edmond Halley là một nhà khoa học Anh, người rất quen thuộc với chúng ta trong lĩnh vực sao chổi. Khi còn trẻ, Halley học về quỹ đạo các hành tinh và công việc đã hướng ông được nhìn thấy quỹ đạo của 24 sao chổi. Sử dụng những học thuyết mới của Isaac Newon (1643-1727), Halley đã dự đoán chính xác sao chổi xuất hiện vào 1531, 1607, 1682, 1758. Và để tưởng nhớ tới Halley, ngôi sao chổi xuất hiện vào năm 1682.
    - 1656: Ông sinh ngày 8 tháng 11 tại London. Ông học ở trường St. Paul''s.
    - 1673: Vào học ở trường Queen, thuộc đại học Oxford, nhưng ông đã rời trường trước khi hoàn thành khoá học.
    - 1676: Tháng 11, ông tới đảo St. Helena ở Nam đại tây dương, bắt đầu từ đây ông đã vẽ bản đồ sao của bán cầu Nam, xuất bản thành một catalogue và bản đồ sao sau khi ông thống kê.
    - 1678: Quan sát thấy sao chỗi trong chuyến đi tới Paris.
    - 1682: Đặt một trạm quan sát thiên văn đầu tiên của ông tại Islington, Bắc London.
    - 1863: Xuất bản những nghiên cứu của ông về sự thay đổi từ trường (Ông đã nghiên cứu sự khác nhau giữa tính chất địa lý phía bắc và tính chất từ trường phía bắc xung quanh địa cầu, với hy vọng rằng những thông tin này có thể được sử dụng bởi những nhà hàng hải để giúp họ tìm thấy kinh độ địa lý vị trí của họ)
    - 1685: Trở thành trợ lý thư ký của tổ chức Hoàng gia.
    - 1686: Công bố công trình nghiên cứu của ông về hoạt động của gió và gió mùa.
    - 1687: Thuyết phục và ngỏ lời khen Isaax Newton về công bố công trình nghiên cứu "Những nguyên tắc toán học trong khoa học tự nhiên". Công trình bao gồm những chi tiết để làm thế nào tính toán quỹ đạo của sao chổi vào năm 1680. Halley đã áp dụng phương pháp của Newton đối với những sao chổi vào năm 1680 và 1682, cuối cùng ông đã tìm ra được 24 quỹ đạo của sao chổi.
    - 1693: Công bố những danh sách những người chết và được hưởng phí bảo hiểm nhân thọ và số tiền bảo hiểm hàng năm.
    - 1696: Được chỉ định làm người quản lý (một viên chức chính phủ) của tổ chức Chester Mint, và ông ở vị trí này trong suốt 2 năm.
    - 1698: Ngày 19 tháng 8, Halley theo lệnh của Thuỷ Quân Hoàng Gia điều khiển con tàu Paramour, trong vòng hai năm trên chuyến đi bằng đường thuỷ của mình ông đã đo sự thay đổi từ trường và đưa ra bản đồ biển với độ chính xác chưa tèng thấy.
    - 1701: Công bố bản đồ biển với sự thay đổi từ trường.
    - 1702-1703: Là đại sứ đặc mệnh tại châu Âu.
    - 1704: Ngày 8 tháng giêng, được phong làm giáo sư hình học tại trường đại học Oxford, và ông ở cương vị này cho tới khi ông mất.
    - 1705: Công bố công trình nghiên cứu của ông về sao chổi và những tiên đoán về sự quay trở lại của một ngôi sao chổi vào năm 1758.
    - 1713: Ngày 3 tháng 11, trở thành thư ký hiệp hội Hoàng Gia.
    - 1720: Ngày 9 tháng 2, được bổ nhiệm vào hiệp hội thiên văn Hoàng Gia trú tại Đài quan sát thiên văn Hoàng Gia, Greenwich, cho tới khi ông mất. Tại đây, ông đã có những quan sát chi tiết về sự di chuyển của Mặt Trăng trong chu kỳ 18 năm.
    - 1742: Ngày 14 tháng 1, ông mất tại Greenwich.
  5. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Đây là ảnh của Halley
  6. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Em xin trình bày một tí xíu về tiểu sử Hawking, để cho đầy đủ mà
    - tuy hơi củ chuối vì về Hawking đã nói lâu quá rùi, em xin rút kinh nghiệm lần sau
    - 1942: Sinh ngày 8 tháng giêng tại Oxford.
    - 1962: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Vật lý tại trường đại học Oxford. Sau đó là nghiên cứu sinh trường dại học Cambridge, nơi mà giáo sư thiên văn học người Anh là Fred Hoyle (1915-,người mà Hawking coi như một người anh hùng khi còn trẻ, giảng dạy. Hawking đã được chẩn đoán là bị mắc bệnh về thần kinh.
    - 1965: Được phong làm tiến sĩ. Những nghiên cứu của ông chỉ ra rằng những phương trình toán học mô tả sự uốn cong của lỗ đen vũ trụ có thể được sử dụng để mô tả vụ nổ hình thành vũ trụ từ một điểm.
    - 1970: Những nghiên cứu mới của ông nói đến những tính chất của những lỗ đen vũ trụ. Ông đã dự đoán sự bức xạ của từ những hố đen (ngày nay gọi là sự bức xạ Hawking) và như vậy diện tích bề mặt của hố đen sẽ không bao giờ bị giảm đi.
    - 1974: Được bầu làm thành viên của Hiệp hội khoa học Hoàng Gia. Ông tiếp tục nghiên cứu và chỉ ra rằng những hố đen vũ trụ có nhiệt độ, và những hố đen nhỏ phát ra bức xạ nhiệt, và bị mất đi phần lớn bởi sự bốc hơi.
    - 1980: Được phong học vị giáo sư Toán học tại trường đại học Cambridge (vị trí này đã được phong cho một lần trước đó cho Isaac Newton)
    - 1988: Xuất bản cuốn "Tóm tắt lịch sử của thời gian", là cuốn sách bán chạy nhất của ông về vật lý lượng tử và thuyết tương đối.
    - 1996: Tiếp tục làm việc tại trường đại học Cambridge.
    Được nguyenanh1906 sửa chữa / chuyển vào 15:44 ngày 19/07/2004
  7. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Gia đình HERSCHEL
    WILLIAM HERSCHEL
    William Herschel là một nhà thiên văn học người Đức người đã phát hiện ra sao Thiên Vương nhờ vào sử dụng một ống kính thiên văn tự chế tạo với độ tin cậy hiếm có. Niềm vui thích của ông là những vì sao, công trình nghiên cứu của ông trong lĩnh vực này và những lĩnh vực liên quan làm cho ông trở thành một nhà thiên văn có ảnh hưởng lớn nhất trong thời đại của ông. Ông là người đầu tiên đã chỉ ra hệ nhị phân và quỹ đạo hành tinh và đưa ra một ý tưởng rằng Mặt trời di chuyển trong không gian. Ông cũng phát hiện ra hàng nghìn chùm sao và tinh vân, nghiên cứu hình dạng và cấu trúc của dải Ngân Hà, và nghiên cứu sự nở ra của Vũ Trụ.
    - 1738: Friedrich Wilhelm Herschel sinh ngày 15 tháng 11 tại Hanover, Đức. Ông được cha mình dạy nhạc và khi 14 tuổi, ông vào trường Hanoverian Guard như một người thổi kèn ô-boa.
    - 1756: Đến Anh biểu diễn với ban nhạc của trường Hanoverian Guard.
    - 1757: Quay trở lại Anh định cư lâu dài khi người Pháp chiếm đóng Hanover. Ông đổi tên thành William và kiếm sống dựa trên việc biểu diễn lại những bản nhạc và dạy nhạc và ông làm việc như một nhạc sĩ và người chỉ huy nhóm nhạc trên những nẻo đường của vùng Yorkshire.
    - 1766: Ông chuyển tới Bath, trở thành một người chơi trống. Ông cũng dạy nhạc với tư cách cá nhân.
    - 1772: Quay trở lại Hanover để đón em gái mình là Caroline (1750-1848). Bà đến sống với anh trai mình ở Bath.
    - 1773: Ông bắt đầu chú tâm tới thiên văn học. Em gái ông đã giúp đỡ ông làm những chiêc kính thiên văn và tạo ra một đài quan sát thiên văn.
    - 1779: Hoàn thành sự quan sát bầu trời lần đầu tiên và bắt đầu một lần quan sát thứ hai, tập trung vào những ngôi sao đôi.
    - 1782: Ngày 13 tháng 3, ông phát hiện ra sao Thiên Vương. Đây là một phát hiện làm tăng gấp đôi kích thước đã biết của hệ Mặt Trời. Ông đặt tên nó là Ngôi sao của George dựa trên danh dự của vua George III. Ông đã được bầu vào làm thành viên của hiệp hội khoa học Hoàng Gia, và được trao huân chương Copley cho khám phá của ông. Người truyền cảm hứng cho ông là một nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier (1730-1817), ông đã bắt đầu tiến hành quan sát bầu trời để tìm những tinh vân.
    - 1782: Ông được chỉ định làm nhà thiên văn học của nhà vua George III. Ông chuyển tới Windsor, Berkshire và sau đó là Slough (cũng ở Berkshire)gần nơi ở của nhà vua ở lâu đài Windsor. Cũng vào năm này ông hoàn thành cuốn catalog về những ngôi sao đôi.
    - 1784: Xuất bản cuốn sách Xây dựng một thiên đường. Bằng việc đếm những ngôi sao ở những vùng khác nhau trên bầu trời, ông đã dựng được một mô hình mới của Thiên Hà.
    - 1785: Hoàn thành cuốn catalog thứ hai về những ngôi sao đôi.
    - 1787: Phát hiện ra hai vệ tinh của sao Thiên Vương là Titania và Oberon.
    - 1789: Hoàn thành ống kính quan sát thiên văn khúc xạ 12.3-m(40ft), là một ống kính lớn nhất thời bấy giờ. Ông phát hiện ra hai vệ tinh của sao Thổ, Enceladus và Mimas.
    - 1793: Ông chỉ ra rằng những ngôi sao đôi đều quay quanh quỹ đạo của nhau. Đây là dấu hiệu đầu tiên về trường trọng lực ngoài Hệ Mặt Trời.
    - 1800: Phát hiện ra tia hồng ngoại (sóng năng lượng có bước sóng lớn hơn sóng ánh sáng) trong sự phát sáng của sao.
    - 1802: Xuất bản cuốn catalog đầu tiên về những tinh vân (trong danh sách có khoảng 2500 ví dụ)
    - 1816: Được vua George III phong làm hiệp sĩ.
    - 1821: Xuất bản cuốn catalog thứ hai về tinh vân (có khoảng 5000 ví dụ trong đó)
    - 1822: Ông mất ngày 25 tháng 8.

Chia sẻ trang này