1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi ngày một tiểu bang

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 18/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    CONNECTICUT
    Connecticut, một trong 6 bang New England, ở phía Ðông Bắc nước Mỹ. Connecticut là bang thứ 5 trong số 13 bang đầu thông qua hiến pháp qua Mỹ vào 9/1/1788. Hardford là thủ phủ của Connecticut. Bridgeport là thành phố lớn nhất của bang. Tên riêng của bang là Constitution State. Nông thôn Connecticut vẫn giữ nhiều vẻ duyên dáng của thuộc địa New England. Nó là một khu vực của các nhà thờ với các tháp chuông trắng, các căn nhà thuộc địa duyên dáng nằm trên những con đường rợp bóng cây du, nơi ngày xưa có lẽ quân dân địa phương được huấn luyện cho quân đội lục địa. Connecticut là bang nhỏ nhất thứ ba của liên bang, với diện tích chỉ 14359 km2, bao gồm 417 km2 đường thủy nội địa và 1393 km2 đường thủy ven biển mà nó có quyền kiểm soát. Connecticut có hình chữ nhật gồ ghề lồi lõm, ngoại trừ một dãy đất hẹp ở Tây Nam nhô ra về phía Tây đến phạm vi khoảng 19 km của thành phố NewYork. Bang có chiều ngang tối đa từ Ðông sang Tây 163 km và chiều dài lớn nhất từ Bắc xuống Nam là 117 km. Ðộ cao trung bình xấp xỉ 150 m.
    DÂN CƯ :
    Connecticut xếp hàng thứ 27 trong số các bang với tổng dân số là 3.295.669 dân.
    Thành phố và thị trấn ở bang được nhận dạng bằng các sản phẩm, sản xuất nón ở Danbury, đồ đồng ở Waterbury, chỉ ở Colchester. Dù kinh tế ngày nay đang giảm sút dựa trên sản xuất, bang vẫn là nơi sản xuất quan trọng của nhiều sản phẩm như trang thiết bị điện tử, động cơ máy bay, tàu ngầm năng lượng hạt nhân, trang thiết bị phi thuyền không gian.
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Connecticut có một khu thương mại lớn. Một số liên hiệp chính vẫn duy trì nhà xưởng ở bang, phần nhiều ở địa hạt Fairfield, ở Tây Nam. Ngành bảo hiểm lớn của bang, tập trung ở Hartford, cũng góp phần chính cho kinh tế của Connecticut. Khoảng 1.885.000 người có việc làm ở Connecticut. Trong số đó, khoảng 31% làm việc trong những ngành dịch vụ đa dạng, làm những việc như xử lý số liệu. Khoảng 20% được thuê trong nghề buôn bán sỉ và lẻ; 16% trong sản xuất; 12% trong chính quyền liên bang, bang và địa phương, bao gồm những người trong quân đội; 11% trong ngành tài chính, bảo hiểm hay bất động sản; 4% trong xây dựng; 4% trong vận chuyển hay các phương tiện công cộng và 12% trong nghề nông (bao gồm các dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp hay ngư nghiệp. Chỉ khoảng 2000 người làm việc trong ngành khai mỏ. 20% công nhân của Connecticut là thành viên của một liên đoàn lao động.
    Nông Nghiệp :
    Có khoảng 3600 nông trại ở Connecticut. Trong số này chỉ khoảng 1/3 có thu nhập hàng năm hơn 10.000 USD; hầu hết phần còn lại thì bỏ đi nơi khác. Ðất nông trại bao phủ 160.000 hecta, trong đó khoảng 3/5 được sử dụng để trồng hoa màu. Hầu hết phần còn lại là đồng cỏ cho gia súc, nhân công nông trại khoảng 11.000 người.
    Ngư nghiệp :
    Cá hồi và cá trích đã từng dồi dào ở các con sông của Connecticut, và nhiều loại cá và sò điệp khác đã từng được bắt từ các vùng nước ven biển. Quản lý chất lượng nước, sự cải thiện môi trường, và gieo giống các loài cá, sò điệp đã phục hồi ngành này, số lớn của các đường thủy ven biển được cho các nông dân nuôi sò điệp tư nhân thuê. Hàu và điệp vỏ cứng miền Ðông là trọng tâm của chương trình dù điệp vỏ mềm và hàu vịnh cũng được lợi. Cá được đánh bắt chủ yếu ở Connecticut ngày nay là cá xanh và striped bass. Tôm hùm và hàu là loài sò điệp hàng đầu và cung cấp hầu hết thu nhập từ ngư nghiệp.
    Lâm nghiệp :
    Nghề gỗ làm nhà bây giờ chỉ đóng một vai trò thứ yếu trong kinh tế của bang. Gỗ xây dựng được đốn để sử dụng trong ngành đóng tàu của Connecticut và cũng là nguồn nhiên liệu chủ yếu được sử dụng trong các tòa nhà, các hãng đồ đồng, các lò nung vôi. Các cây gỗ cứng, chủ yếu là cây sồi trắng, cây đoạn Mỹ, và cây trăn vỏ cứng cung cấp hầu hềt gỗ xây dựng.
    Khai mỏ :
    Connecticut chỉ có một ít quặng khoáng chất, được biết Ðồng và Chì được khai thác trong các thời kỳ thuộc địa và được sử dụng trong việc làm dụng cụ gia dụng. Sắt cũng được khai thác, và suốt cuộc Cách mạng Mỹ, Connecticut cung cấp sắt cho việc sản xuất vũ khí, đạn dược và các trang thiết bị quân đội khác cho lực lượng thuộc địa. Tuy nhiên đá, loại được sử dụng trong xây dựng đường, và cát, sỏi là các khoáng chất có giá trị nhất của bang.
    Sản xuất :
    Vào những năm 1790 bang được biết vì những cái nón của nó (được làm ở Danbury) và các đồng hồ quả lắc (được làm chủ yếu ở Watertown). Cư dân Connecticut Eli Whitney đã phát triển máy tẻ hạt bông mà nó đã tách một cách nhanh chóng hạt từ bông. Công nghiệp quân trang của bang là nguồn cung cấp quan trọng vũ khí đạn dược suốt thế chiến I (1914-1918) và thế chiến II (1939 - 1945) và tàu ngầm năng lượng hạt nhân thế giới được hạ thủy từ xưởng đóng tàu Connecticut vào 1954. Công nghiệp hàng đầu ở Connecticut là sản xuất trang thiết bị vận chuyển đặc biệt là máy bay gồm máy bay trực thăng, cánh quạt máy bay, động cơ, tàu bao gồm tàu ngầm. Các nhà sản xuất hàng đầu khác là các nhà làm máy móc công nghiệp, bao gồm các máy văn phòng, tuốc bin, động cơ; các ngành làm dụng cụ bao gồm những dụng cụ sử dụng trong phẫu thuật và y học, dụng cụ điều khiển dây chuyền, dụng cụ đo đạc, các dụng cụ quang học, làm hóa chất và các sản phẩm liên quan, đặc biệt các sản phẩm dược phẩm và vệ sinh gia dụng; hàng giả kim, sản xuất vũ khí nhỏ, quân nhu, dụng cụ tay và dao kéo.
    Các trung tâm sản xuất chủ yếu là Hartford, Bridgeport, New Haven, Waterbury, Stamford, New London, New Britian Norwalk, Danbury và Meriden. New Britain được biết đặc biệt vì phần cứng máy tính và Bristol vì trang thiết bị điện đặc biệt và các suối hóa chất - Groton sản xuất tàu ngầm cho hải quân Mỹ.
    Điện năng :
    Nguồn thủy lực của bang là nhân tố quan trọng trong công nghiệp hóa ban đầu và được khai thác sau bởi công nghiệp điện lực. 3/4 điện năng phát ra ở bang đến từ các nhà máy năng lượng hạt nhân và phần còn lại xuất phát từ các nhà máy hơi nước thông thường được cung cấp nhiên liệu bằng dầu hay than đá. Connecticut có 4 nhà máy năng lượng hạt nhân, một ở Haddam Neck và 3 ở Waterford.
    Bảo hiểm:
    Ngành bảo hiểm có từ thế kỷ 18 khi bảo hiểm hàng hải được bảo hiểm để bảo vệ những mối nguy hiểm của việc đi tàu. Các công ty bảo hiểm của Connecticút bảo hiểm cho hỏa hoạn, người du lịch, xe hơi, máy bay cuộc sống, tai nạn và tai họa. Có 110 công ty gần như tất cả có văn phòng ở Hartford.
    VẬN CHUYỂN :

    Các xa lộ :
    Hệ thống xa lộ rộng của bang bao gồm vài đường nối New York với Boston. Trong số các xa lộ chính ở Connecticut là lnterstate 95, nó trải dài băng qua phần phía Nam của bang. Tuyến đường này theo tuyến đường của Boston Post Road nổi tiếng, nối Boston với thành phố New York trong các thời kỳ thuộc địa. Bang có 32761 km xa lộ, bao gồm 552 km hệ thống xa lộ nội bang của liên bang.
    Đường ray :
    Ðường ray hành khách chính ở Connecticut được điều hành bởi sự phân chia xe điện Bắc của Metropolitan Transportation Authority. Tuyến xe điện Bắc ở bang chở hàng ngàn người mỗi ngày giữa thành phố New York và các ngoại ô ở Connecticut - Amtrack cung cấp dịch vụ hành khách dọc theo bờ biển và khắp Harford. Nhà chuyên chở hàng hóa lớn nhất là Consolidated Rail Corporation (Conrail). Khoảng 1/2 trọng tải hàng hóa được chở bằng đường ray và xuất phát ở bang là các khoáng chất không kim loại và khoảng 1/4 là phế liệu và rác. Bang có 824 km đường mòn xe lửa.
    Sân bay :
    Sân bay chính của bang, Bradey International Airport (Sân bay quốc tế Bradley) được đặt gần thị trấn của Windsor Locks, phía Bắc của Hartford. Có 138 sân bay rải khắp Connecticut, nhiều trong số chúng là sân bay tư nhân.
    Đường thủy :
    Sông Connecticut từng là một tuyến đường thương mại chính nhưng ngày nay ít được sử dụng, ngoại trừ các du thuyền và các xà lan chở dầu và gasolin tới Harford. Connecticut được nối với đảo Long bởi dịch vụ phà từ Bridgeport.
    Thương nghiệp :
    Connecticut nằm thuận lợi ở khu dân cư dày đặc tạo thành một trong những thị trường công nghiệp và tiêu thụ giàu nhất ở Mỹ. Các cảng biển chính của Connecticut là New Haven, Bridgeport và New London. Ba cảng này giữ phần lớn ngoại thương của Connecticut. Ðược xuất khẩu từ Connecticut gồm mô tơ, phương tiện hàng không và các phần của nó, máy móc công nghiệp, đồ giả kim, dụng cụ, hóa chất, dụng cụ, dao kéo... Trong số khối lượng nguyên liệu thô được nhập khẩu bởi bang là đá vôi, gỗ xây dựng, các quặng măng-gan, chromium, đồng, quặng cobalt, sắt, thép và các kim loại khác.
    Hãy nhấn vào đây [​IMG]và vote cho tôi
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Các thành phố lớn nhất là Bridgeport, Hartford, New Haven, Waterbury và Stamfort Bridgeport có dân số là 141686 ở thành phố và một số ước lượng 443.000 người ở khu vực thủ phủ. Harford, thủ đô bang, có dân số là 139739 ở thành phố và 1156000 ở khu vực thủ phủ. New Haven, thành phố lớn nhất thứ ba có dân số là 130474 ở thành phố và khoảng 527.000 ở khu vực thủ phủ -Waterbury. Với 108961 cư dân, là thành phố lớn nhất thứ 4 - Stamford có 108056 người. Các thành phố chính khác là Norwalk, New Britain và Danbury.
    GIÁO DỤC :
    Connecticut cưỡng chế trẻ em đi học từ 7 đến 16 tuổi. Khoảng 12% trẻ em của bang tham dự các trường tư. Connecticut chi khoảng 7.560 USD cho sự giáo dục của mỗi sinh viên so với bình quân quốc gia khoảng 5310 USD. Có 14,3 sinh viên cho mỗi giáo viên. Những người lớn hơn 25 tuổi ở bang, 79% có bằng trung học, tốt hơn chỉ tiêu của quốc gia.
    Sự giáo dục cao hơn ( higher education)
    Vào 1701 Collegiale School, sau này là Yale University, một trong những học viện giáo dục trước nhất ở Mỹ, được thấy ở Branford - Yale được mở ở Killing Worth (bây giờ là Clinton) vào 1702, và sau đó được dời đến Saybrook (bây giờ là Saybrook cũ) và đến Milford trước khi được dời lần cuối đến New Haven vào năm 1716. Các trường được chú ý khác là trường University of Connecticut (được thấy vào 1881) ở Storrs, được thấy như trường Storrs Agricultural school; Trinity College (1823) ở Hartford, được thấy như Washington College; University of Bridgeport (1927); Connecticut College (191l) và United States Coast Guard Academy (1876) cả hai ở New London; Wesleyan University (1831) ở Middletown; và Quinnipiac College (1929) ở Hamden . Vào giữa những năm 1990 Connecticut có 19 học viện công và 23 học viện tư.
    Thư viện :
    Bang có 194 hệ thống thư viện được ủng hộ thuế. Mỗi năm thư viện lưu hành trung bình 7,8 quyển sách/mỗi cư dân. Các bộ sưu tập thư viện quan trọng được duy trì ở thư viện Ðại học Yale, thư viện bang Connecticut ở Hartford và các thư viện của trường Trinity College, Wesleyan University và University of Connectlcut.
    Bảo tàng :
    Wadsworth Atheneum, ở Hartford, được xem như là một trong những viện bảo tàng nghệ thuật tốt nhất ở Mỹ. Các viện bảo tàng nghệ thuật khác ở Connecticut là bảo tàng nghệ thuật Lyman Allyn, ở New England, viện bảo tàng kỷ niệm Slater ở học viện miễn phí Norwich, phòng trưng bày nghệ thuật Ðại học Yale ở New Haven và bảo tàng New Britain của nghệ thuật Mỹ. Viện bảo tàng Hill - Stead Museum, ở Farmington, có một bộ sưu tập nghệ thuật chính, và có những bộ sưu tập nghệ thuật lịch sử đặc biệt ở Hartford, Waterbury và nhiều thành phố khác. Trong số các viện bảo tàng nổi bật khác ở Connecticut là bảo tàng Yale?Ts Peabody Museum của lịch sử tự nhiên và trung tâm của nó cho nghệ thuật và việc nghiên cứu của người Anh.
    TRUYỀN THÔNG :
    Có 20 tờ nhật báo xuất bản ở Connecticut. Tờ Connecticut Gazette, tờ Hartford Courant và các tờ nhật báo có ảnh hưởng bao gồm ở New Haven Register, tờ Herald, xuất bản ở New Britain. Tờ The Day, xuất bản ở New London, The New Times xuất bản ở Danbury; Connecticut Post, xuất bản ở Bridgeport; tờ Norwich Bulletin và tờ Waterbury Republican American. Có 35 trạm phát thanh AM và 48 trạm FM và 11 trạm truyền hình đang hoạt động ở Connecticut.
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Một số lễ hội văn hóa được tổ chức trong tất cả các vùng của Connecticut suốt hè và thu. Mystic Seaport kỷ niệm hàng năm ở Antique và Classic Boat Rendezoy được tổ chức vào tháng 7 là nét đặc trưng của sự tụ tập các thuyền gỗ cứng và các thuyền động cơ - Connecicut không tổ chức một hội chợ bang nhưng tham gia ở triển lãm phía Ðông của bang hay Big E, một sự tụ tập giải trí, triển lãm và trình diễn từ 6 bang New England tổ chức vào tháng 9 ở phía Tây Springfield, Massachusetts - Không lớn nhưng chắc chắn lâu đời hơn là hội chợ Brooklyn, tồn tại kể từ những năm 1850 và lâu nhất tiếp tục hoạt động hội chợ nông nghiệp, được tổ chức mỗi tháng 8. Các hội chợ nông nghiệp đáng kể khác được tổ chức ở Durham và Goshen. Các cuộc thi nhảy múa, đánh trống là nét đặc trưng ở Connecticut Scottesh Festival, được tổ chức ở Goshen vào tháng 10. Connecticut cũng tổ chức nhiều màn trình diễn tàu lượn ngoài trời, màn trình diễn lớn nhất được tổ chức vào mùa thu ở Berlin. Các sự kiện hàng năm khác bao gồm Yale - Harvard Regatta ở New London và lễ hội Barnum ở Bridgeport.
    CHÍNH QUYỀN :

    Chính quyền địa phương :
    Qui tắc của luật thì rất mạnh ở các thị trấn Connecticut với mỗi cộng đồng quản lý về sự sử dụng đất, giáo dục và cảnh sát. Ðiều này dẫn tới một sự kháng cự đối với chính quyền vùng. Ðặc biệt kể từ khi sự xóa bỏ của chính quyền địa hạt vào 1960. 8 địa hạt vẫn được tổ chức như các sự phân chia địa hình của bang bởi liên bang và hệ thống tòa án bang.
    Đại diện quốc gia :
    Connecticut bầu 2 thượng nghị sĩ Mỹ và 6 thành viên thượng nghị viện Mỹ. Trong các cuộc bầu cử tổng thống bang có 8 phiếu bầu.
    PHÁT TRIỂN THẾ KỶ 20 :
    Vào cuối những năm 1980, sự cắt giảm chi phí quốc phòng đi đôi với sự sa sút của quốc gia, đã mang đến một sự kết thúc đối với sự tăng vọt kinh tế 50 năm của Connecticul. Bang mất hơn 125.000 việc sản xuất từ công ty súng ngắn Colt nổi tiếng. United Technologies và Electric Boat Shipyard đã sa thải hàng ngàn công nhân. Ðể cân bằng ngân sách, bang bị ép đánh thuế trên lợi tức kiếm được cho lần đầu tiên vào 1991.
    Ðã thấy sự tiến bộ cho người Mỹ bản xứ của Connecticut. Vào 1983, một trong hai nhóm còn sót của Pequot, Mashantucket Pequots của Ledyard, đạt được tổ chức liên bang và lập một yêu sách đất đai. Nhóm, với 200 đến 300 thành viên đã mở một sòng bạc trên khu bảo tồn của họ vào năm 1992, cho phép họ kiếm lợi lớn và trở thành một lực lượng kinh tế trong khu vực.
    Sòng bài Foxwood và Mohegan Sun là 2 sòng bài đơn lẻ lớn nhất thế giới. Nếu đi vào đây sẽ có cảm giác như đi vào một thành phố khép kín có mái che ( roofed city )với đầy đủ tiện nghi và các trò giải trí. Các ban nhạc nổit tiếng của thế giới, các giải đấu box, chơi billiard, cũng rất hay đến đây biểu diễn và thi thố. Hàng năm, hệ thống 2 sòng bài này đóng góp một nguồn ngân quỹ lớn cho chính quyền liên bang và tiểu bang. Đây cũng là một khu bảo tồn của người Da đỏ ở nước Mỹ.
    Hãy nhấn vào đây [​IMG]và vote cho tôi
    u?c Milou s?a vo 00:25 ngy 18/11/2004
  3. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG HAWAII
    Hawaii, bang có quần đảo duy nhất ở gần cực Nam của Mỹ, bao gồm quần đảo Hawaii và một số đảo nhỏ nằm gần trung tâm Bắc Thái Bình Dương. Bang này gồm có tám đảo chính và 124 đảo nhỏ với đá ngầm và những vùng cạn.
    Honululu, thành phố lớn nhất và là thủ phủ của Hawaii nằm cách bờ biển phía Tây của lục địa nước Mỹ khoảng 3900 km.
    Bang Hawaii được tạo nên bởi một chuỗi các đảo kéo dài khoảng 2600 km nằm giữa đảo Hawaii ở đông nam và đảo Kure ở Tây Bắc. Bang này có tổng diện tích là 16.729 km2 bao gồm 93 km2 nước. Nó là bang nhỏ nhất thứ tư. Ðộ cao trung bình vào khoảng 920 m. Gần như toàn bộ tổng diện tích của bang được gói gọn trong 8 đảo chính từ đông sang Tây: Hawaii, Maui, Kahoolawe, Lanai, Molokai, Oahu, Kauai, và Niihau.
    DÂN CƯ
    Dân số Hawaii là 1.115.274 người, có mật độ trung bình 66 người/ km2.
    Ðịa danh Hawaii trong lịch sử thế giới được đánh dấu vào ngày 07/12/1941, khi/voi su kien máy bay Nhật tấn công hạm đội của Mỹ tại cảng Pearl và các kho cất giữ vũ khí quân sự khác ở Hawaii, thúc đẩy nước Mỹ bước vào thế chiến thứ hai. Vai trò của Hawaii, như là tiền phương của quân đội Mỹ, vẫn tồn tại cho đến nay.
    Hawaii là bang duy nhất nơi mà tất cả mọi người dù ở đâu đến, cũng đều thuộc các dân tộc thiểu số.
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
    Việc chi tiêu của chính phủ liên bang vào các mục đích quân sự lẫn phi quân sự là nguồn thu nhập chính của cư dân Hawaii. Du lịch là nhân tố thúc đẩy quan trọng nhất của hoạt động kinh tế. Mối quan trọng thứ hai là sản xuất, tiếp theo là nông nghiệp, mà chiếm ưu thế là đường. Trong những năm gần đây, sản lượng mía lẫn dứa đều giảm đi đáng kể. Gần đây, giá nhân công cao ở Hawaii đã làm suy yếu khả năng cạnh tranh thương mại của mía và dứa.
    Khoảng 746.000 người có việc làm ở Hawaii. Trong đó
    +khoảng 29% làm ở các dịch vụ như công tác trong bệnh viện hoặc phục vụ ở các nhà hàng.
    +Khoảng 23% làm việc cho liên bang, bang hay chính quyền địa phương, kể cả những người ở trong quân độI
    + 21% làm bán buôn hoặc bán lẻ
    + 8% trong lĩnh vực kinh tế, bảo hiểm hay mua bán bất động sản
    +6% trong ngành giao thông hoặc các phương tiện công cộng
    +6% về xây dựng
    +3% làm nghề nông (kể cả các dịch vụ nông nghiệp), đi rừng hay đánh bắt và 3% trong ngành sản xuất.
    +Nhỏ hơn 1% công nhân được tuyển vào làm trong hầm mỏ
    VAI TRÒ KINH TẾ CỦA QUÂN ĐỘI
    Trại Smith, nằm trên đảo Oahu, là thủ phủ của quân hạm Thái Bình Dương. Các căn cứ quân sự chủ yếu khác ở bang là căn cứ hải quân ở cảng Pearl, căn cứ không quân Hickam, căn cứ không quân Wheeler, căn cứ hải quân Lualuaki, Vịnh Kaneohe, trại lính Schofield. Khu bảo tồn quân sự Fort Shafter, tất cả đều ở Oahu ; và rặng bắn súng trên cát ở Kauai.
    Chi phí quân sự cho xây dựng, bảo trì và trả lương là một phần của đời sống kinh tế ở Hawaii.
    NÔNG NGHIỆP
    Có 4400 nông trại ở Hawaii, ít hơn một nửa số nông trại có lượng bán ra hàng năm hơn 10 000 đô la Mỹ. Ðất nông nghiệp chiếm giữ 692 .000 hecta, mà khoảng 1/6 số đất đó là đất trồng trọt. Phần còn lại phần lớn là đồng cỏ khoảng một nửa đất trồng trọt được tưới tiêu.
    Mía là vụ mùa quan trọng nhất của Hawaii và dứa là nông sản quan trọng thứ nhì. Phần lớn mùa, dứa và vật nuôi phát triển ở một vài nông trường và trại nuôi súc vật lớn. Vụ mùa xuất khẩu của những nông trại nhỏ là cà phê, được trồng ở quận Kona, miền Tây của đảo Hawaii. Rau quả, trái cây và khoai sọ/ khoai môn được canh tác chủ yếu cho địa phương sử dụng.
    Ðu đủ, chuối và vô số loài rau cải khác nhau được trồng trên những nông trại nhỏ ở Oahu, dùng cho tiêu thụ địa phương. Ổi và trái passion, ngoài địa phương tiêu thụ, đang tăng lên như là một mặt hàng xuất khẩu.
    Bò nuôi đang gia tăng ở các trại lớn sơ khai nằm trên các đảo. Trại Parket nổi tiếng, rộng nhất bang chiếm 85.000 hecta của đảo Hawaii.
    Hầu hết bò sữa của Hawaii được nuôi ở Oahu để giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm của Honolulu và các thành phố khác.
    NGƯ NGHIỆP
    Mặc dầu một vài loại cá thu được đóng gói xuất khẩu, nhưng phần lớn hải sản được tiêu thụ trong vùng. Cá thu chiếm khoảng 1/3 tổng lượng cá bắt được hàng năm, và đầu thập niên 1990 trị giá 70 triệu đô la Mỹ. Các loài cá làm thực phẩm chính khác gồm có cá (bigeyed scad), cá thu Nhật Bản, cá nước ấm có màu đỏ và hồng và cá kiếm.
    LÂM SẢN
    Bang đang tìm cách bảo tồn cây hoa của bản xứ và phát triển các giống khác. Rừng chiếm hơn 1/3 diện tích bang, và khoảng một nửa tổng đất rừng được xem là rừng kinh tế. Loại gỗ có giá trị nhất là gỗ cứng.
    KHAI KHOÁNG
    Ðá nghiền và xi măng là hai loại sản phẩm khoáng vật quan trọng nhất. Cát, sỏi, đá bọt, vôi và đá san hô cũng được sản xuất. Hawaii có những nguồn lợi lớn và chất bô-xít (đất thiết phàn) và U-tan chưa được khai thác.
    SẢN XUẤT
    Mía được tinh chế ở các xưởng chế tạo đường trong công trường để sản xuất ra đường thô và đá tam hợp, sau đó được gởi bằng đường thủy vào đất liền để tinh chế lần cuối và đóng gói. Bã mía, được làm vách ngăn tường và giấy, và cũng là nguyên liệu để sinh ra điện. Hầu hết vụ mùa dứa của bang được đóng gói, làm lạnh, hoặc làm thành nước trái cây, đem bán ở đất liền. Trái cây vùng nhiệt đới, đặc biệt là ổi, trái passion, và đu đủ được sản xuất đem ra thị trường dưới dạng trái cây, nước trái cây, mứt và thịt đông đóng hộp.
    Ngành công nghiệp nặng của Hawaii chỉ chủ yếu hạn chế trong việc tinh chế dầu và sản xuất các sản phẩm của thép, hóa chất và xi măng. Các hoạt động này phần lớn dựa vào vật liệu thô nhập khẩu. Ngoài xi măng, Hawaii cũng sản xuất các loại dùng cho công nghệ xây dựng như đà gỗ được làm thành phiến và các bộ phận của phòng tắm.
    Công nghệ may mặc và dệt của bang nhằm cung cấp cho cả xuất khẩu và thương mại du lịch, dựa vào việc sản xuất những thời trang đặc biệt của Hawaii như áo dệt từ sợi cây aloha có cổ màu sáng và váy đầm.
    Các hoạt động kinh tế khác gồm in ấn, xuất bản và việc sản xuất ra đồ nhựa, đồ gỗ, nệm, dầu thơm và các hàng hóa tiêu dùng khác.
    ĐIỆN
    Hơn 99% điện của Hawaii được tạo ra bởi hơi nước hoặc dầu diesel. Ngoài ra, một số trạm năng lượng ở nông trường đường đốt những bã mía khô, bã có sợi của cây mía đã được tinh chế. Một ít thủy điện được phát ở Kawai và Hawaii. Bang đang nghiên cứu khả năng thực thi của các nguồn năng lượng có sẵn khác nhau, kể cả năng lượng mặt trời.
    DU LỊCH
    Du lịch là nguồn thu nhập hàng đầu cho Hawaii. Oahu là đảo khó đến tham quan nhất, nhưng công tác xây dựng và việc gia tăng các tiện ích du lịch đã giúp mở rộng những đảo khác. Khoảng 6,5 triệu khách du lịch đến thăm bang mỗi năm. Hơn 1/5 số du khách đến từ đất liền, với phần lớn khách đến nghỉ ngơi từ Canada và Nhật. số người đến từ lục địa Mỹ đã giảm đi trong những năm gần đây. Tổng chi phí du lịch lên tới hơn 10 tỉ đô la Mỹ hàng năm.
    VẬN CHUYỂN

    Sân bay
    Phần lớn du khách đến Hawaii bằng đường hàng không. Chuyến bay dài 3900 km từ San Francisco đến Honolulu mất chưa đầy 5 tiếng bằng phi cơ thương mại. Bang có tổng số 47 sân bay. Gần như tất cả khách du lịch của đảo Hawaii đều đến bằng máy bay; và bang có 5 trong số 100 sân bay tấp nập nhất của cả nước, kể cả Honolulu, sân bay tấp nập thứ 19 của quốc gia.
    Đường biển và cảng
    Các tàu đi biển lớn mang hầu hết hàng xuất nhập khẩu của Hawaii. Tàu kéo và xà lan vận chuyển những hàng hóa cồng kềnh như đường, dứa và dầu đi giữa các đảo và dọc theo miền duyên hải. Phần lớn hình thức giao dịch buôn bán của địa phương này là hàng nông sản được vận chuyển đến Honolulu để chế biến và xuất khẩu, và hàng hóa từ nước ngoài được chuyển đến Honolulu cho các đảo khác. Honolulu được biết đến là cảng lớn nhất của quần đảo. Các cảng quan trọng khác gồm có Burbers Point ở Oahu, Kahului ở Maui, Hilo ở Hawaii và cảng Nawiliwili ở Kauai.
    Đường xe lửa và xa lộ
    Một vài đường ray xe lửa ngắn được xây dựng trước Thế chiến thứ II, đầu tiên chuyên chở đường và dứa để cung cấp cho quân sự. Chỉ duy nhất một đường du lịch ở Maui là còn tồn tại.
    Có 6608 km đường công cộng, phần lớn dọc theo bờ biển, gồm có 71 km đường cao tốc của liên bang. Ðường dẫn vào các vùng núi trong đất liền được giới hạn.
    THƯƠNG MẠI
    Giữa vô số hàng nhập khẩu khác nhau của Hawaii là dầu thô và sản phẩm từ dầu, máy móc, xe hai bánh, thực phẩm, phân bón và vô số mặt hàng tiêu dùng khác. Nhiều loại xe hơi và các sản phẩm khác bây giờ được nhập từ Nhật và các khu công nghiệp của Châu Á. Hàng xuất khẩu hàng đầu của bang là đường thô, đá tam hợp và dứa đã chế biến . Các hàng xuất khẩu khác gồm có cà phê, đậu macadamia và các loại thực phẩm khác; quần áo; hoa, đặc biệt là lan; xi măng; và sản phẩm từ dầu. Honolulu là một trung tâm môi giới của bang cho việc kinh doanh bán buôn và bán lẻ. Nhật là đối tác ngoại thương hàng đầu của Hawaii. Các đối tác quan trọng khác là Úc, Canada và Phi-líp-pin.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH
    Honolulu, thủ đô của bang, chiếm ưu thế về đời sống kinh tế, văn hóa. xã hội lẫn chính trị của Hawaii. Thành phố và quận Hawaii bao gồm tất cả Oahu, cùng với nhiều đảo nhỏ ở phía Tây Bắc các đảo chính. Thành phố chính có 365.272 dân. Thủ phủ của Honolulu được nối rộng với Oahu.
    Hilo, thành phố lớn thứ nhì của bang, có 37 .808 dân. Nó như là một trung tâm thương mại và tàu biển của đảo Hawaii.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ

    Giáo dục
    Ði học bắt buộc đối với tất cả trẻ em từ 6 đến 18 tuổi. Khoảng 17% sinh viên được đưa vào các trường tư. Hawaii hàng năm bỏ ra 5.620 đô la Mỹ vào việc giáo dục mỗi sinh viên, so với mức trung bình của quốc gia là khoảng 5.310 đô la Mỹ. Cứ mỗi giáo viên thì có 17,6 sinh viên. Ðối với những người trên 25 tuổi ở bang, thì 80% có bằng tốt nghiệp trung học.
    Đại học
    Hawaii có 10 trường Ðại học công và 6 trường đại học tư. Ðại học tổng hợp Hawaii, được thành lập năm 1907 , như là một trường lớn, là trường của bang. Ngoài cơ sở chính ở Honolulu, trường tổng hợp còn mở một cơ sở chi nhánh ở Hilo và một chi nhánh nhỏ hơn nhiều ở Tây Oahu. Ðại học tổng hợp, đã từ lâu thu hút rất nhiều sinh viên và học giả từ khắp các vùng của khu vực Thái Bình Dương, là nơi duy nhất được gọi: Trung tâm trao đổi kỹ thuật và văn hóa giữa Ðông - Tây, được biết đến nhiều hơn như là trung tâm Ðông - Tây.
    Ðại học tổng hợp Brigham Young - Ðại học Hawaii, Ðại học Tổng hợp Chaminade của Honolulu và Ðại học tổng hợp Thái Bình Dương, trường ở Hawaii đều là trường tư, tất cả đều nằm trên đảo Oahu.
    Thư viện
    Thư viện bang Hawaii, thư viện công cộng lớn nhất của bang được thành lập năm 1913, Dọc theo các viện khác ở Honolulu, kể cả Ðại học Tổng hợp Hawaii, Hội sứ mạng trẻ em Hawaii, Hội Lịch sử Hawaii, thư viện này chứa nhiêu bộ sưu tập xuất chúng của người Hawaii cổ xưa. Nhiều tài liệu và bộ sưu tập lịch sử được gìn giữ trong văn khố Honolulu. Cả Hawaii được hệ thống thư viện đơn phát hành 5.4 sách cho từng người mỗi năm.
    Bảo tàng
    Viện bảo tàng nghệ thuật chính của Hawaii là Viện Hàn Lâm Nghệ thuật Honolulu với những tác phẩm danh tiếng của nghệ thuật Trung Quốc, Nhật Bản, Polynesia và Châu ÂU. Cũng nằm ở Honolulu là Viện Bảo tàng Bemice P.Bishop, chủ yếu dành cho nhân chủng học và lịch sử tự nhiên. Viện bảo tàng khác về khoa học tự nhiên là địa chất học là Viện bảo tàng kỷ niệm Thomas A.Jaggar ở Công viên Quốc gia trên đảo Hawaii.
    Một số tòa nhà có tính lịch sử ở Honolulu được giữ gìn như là một phần của viện bảo tàng các ngôi nhà cổ, kể cả Nhà có kết cấu lâu đời nhất (1812), Nhà in đầu tiên (1822) và Biệt thự mùa hè của Nữ hoàng Emona. Ở cửa của thung lũng Lao là Nhà cổ Bailey (1832), mà bây giờ các nhà này trưng bày các đồ vật cổ và những biến cố đáng ghi nhớ của Hawaii.
    TRUYỀN THÔNG
    18 tờ báo, kể cả 6 tờ nhật báo , được xuất bản ở Hawaii. Tờ báo được phát hành thường xuyên lâu đời nhất là Nhật báo quảng cáo Honolulu, mà đã được thành lập như báo hàng tuần vào năm 1856. Tờ nhật báo chính khác ở Honolulu là Bảng tin - Ngôi sao được thành lập vào năm 1882.
    Có 23 đài phát thanh AM và 27 đài FM ở Hawaii. Có 8 đài truyền hình ở tiểu bang. Mạng lưới truyền hình giáo dục của Hawaii.
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM
    Ðầu tháng 1 hoặc tháng 2 là Tết của người Trung Quốc, được gọi là Lễ Narcissus, tổ chức ở Honolulu. Tháng 3 đánh dấu sự bắt đầu của lễ Cherry Blassom (Lễ trái cherry nở rộ) cũng ở Honolulu. 26/3 là Ngày Kuhio, ngày lễ của bang được tạo ra nhân danh Hoàng Tử Jonah Kuhio Kalanianaok, đoàn đại biểu thứ hai của Hawaii đến quốc hội Mỹ. Những người theo đạo Phật ở Hawaii trông chờ ngày Wesak, ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 4. như là sinh nhật của Ðức Phật. Ngày I.ei, ngày đâu tiên của tháng 5. Xem vòng hoa đeo cổ như là biểu tượng của Hawaii. Hội chợ lần thứ 50 của bang được tổ chức ở Honolulu trong khoảng 2 tuần vào cuối mùa xuân.
    Ngày Kamehameha, vào 11/6, được khắp bang tổ chức để tưởng nhớ Kamehameha I, vị vua đã thống nhất các đảo lại với nhau. Vào tháng 7 và tháng 8, các điệu múa Bon được những người theo đạo Phật biểu diễn để tưởng nhớ tổ tông đã khuất núi của họ. Vào ngày 21/8, Hawaii tổ chức Ngày công nhận, lễ kỷ niệm ngày Hawaii trở thành một bang của Mỹ. Lễ chính tổ chức vào mùa thu là Tuần lễ Ahola, được tổ chức trong suốt tháng 9 và tháng 10 với những tuồng hát lịch sử, diễu hành, đua thuyền. hội hula và thể thao.
    CHÍNH QUYỀN

    Chính quyền địa phương
    So với các bang khác, Hawaii có một hệ thống chính quyền địa phương thống nhất. Không có Chính phủ nào của riêng một vùng, và tất cả các chức năng chính phủ của địa phương đều được chia ra cho 4 tỉnh thực hiện công tác hành chánh và Bộ y Tế của bang. Kahoolawe, nơi định cư nổi tiếng của người cùi Kalaupapa ở Molokai, được Văn phòng Kiểm tra của Mỹ chọn như là một tỉnh. Tuy vậy. nó được Bộ y Tế tiểu bang điều hành.
    Đại diện quốc gia
    Hawaii chọn 2 thành viên vào Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ và hai thành viên vào thượng nghị viện. Bang được 4 phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống.
    SỰ PHÁT TRIỂN SAU KHI THÀNH LẬP BANG
    Sự phát triển kinh tế của Hawaii đã tiến rất xa vào năm 1965 khi khu chế xuất được thành lập ở Honolulu. Khu này chấp nhận hàng hóa được nhập khẩu và chế biến để xuất khẩu lại cho nước ngoài mà không phải theo thủ tục của hải quan Mỹ. Vào năm 1980, cứ một trong số 7 người dân sống trên đảo là một người trong quân ngũ hoặc một người không được tự do. Hawaii là một trong những khu vực đẹp nhất trên thế giới. Khu giải trí của trung tâm Ðông - Tây do Tổng thống Lyndon Johnson và quốc hội điều hành một số phần để chứng kiến tương lai kinh tế của Hawaii về các kỹ năng mua bán và kiến thức về thế giới, đặc biệt là các thị trường Thái Bình Dương. Các nhà tư vấn kỹ thuật và kế hoạch độc lập, các kỹ sư và những người khác gắn liền với sự phát triển của du lịch ở Thái Bình Dương đã chọn Hawaii làm cơ sở của mình.
    Một số người bản xứ Hawaii đã kêu gọi sửa chữa để bãi bỏ hẳn đế chế; một số thì yêu cầu đưa Vương quốc Hawaii trở lại trên đất dành cho người Hawaii. Vào mùa hè năm 1996, người bản xứ Hawaii đã bỏ phiếu bầu chính phủ Hawaii bản xứ. Cuộc bỏ phiếu có thể làm cho người Hawaii tham gia kỳ họp bàn về hiến pháp, mà có khả năng diễn ra vào năm 1998. Nhưng cho dẫu bất kỳ điều gì xảy đến, người bản xứ Hawaii sinh ra ở Mỹ sẽ là công dân Mỹ và vẫn dưới thẩm quyền của nước Mỹ.
    [​IMG]


    u?c Milou s?a vo 00:28 ngy 18/11/2004
  4. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG DELAWARE

    Delaware là trong những bang ở Nam Ðại Tây Dương của Hoa Kỳ. Nó chiếm một phần của bán đảo giữa vịnh Delaware và vịnh Chesapeake. Dân chúng Delaware giữ vai trò chủ yếu trong các sự kiện xảy ra trong và sau cuộc cách mạng Mỹ (1775 - 1783) và vào ngày 7/12/ 1787, Delaware là bang đầu tiên trong 13 bang nguyên thủy đã phê chuẩn Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Thủ phủ của Delaware là Dover. Thành phố lớn nhất là Wilmington. Delaware cũng được biết như Bang Kim Cương, vì giá trị của nó, giống như kim cương không kể diện tích bé nhỏ của nó. Một tên hiệu khác là bang Blue Hen, có từ cuộc Cách mạng Mỹ, khi tinh thần chiến đấu của Trung đoàn số 1 của Delaware được so sánh với niềm may mắn của họ là con gà mái xanh đã nuôi lũ gà chọi. Gà mái xanh sau này được biểu thị là con chim chính thức của bang. Delaware được chia thành ba tỉnh: New Castle, Kent và Sus***.
    Delaware là bang nhỏ thứ hai của liên bang, chỉ có 6208 km2 kể cả 184 km2 mặt nước và khoảng 600 km2 vùng nước do Bang quản lý. Chỉ có đảo Rhode là nhỏ hơn nó. Nằm ở phía Ðông bán đảo Delaware, giữa vịnh Delaware và vịnh Chesapeke, từ Bắc xuống Nam Delaware là 154 km và từ Ðông sang Tây thay đổi từ 14 đến 56 km. Bang là vùng đất thấp, với độ cao trung bình trên mặt biển là 18 m, nó là bang thấp nhất trong nước.
    DÂN CƯ :
    Dân số Delaware là 668.696 người.
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Delaware là bang nhỏ nhưng thịnh vượng, nền kinh tế được hưởng lợi nhờ thị trường rộng lớn. Một phần vì luật thuế công ty ở Delaware tương đối nhẹ, nhiều doanh nghiệp đã lập nghiệp tại bang dù trên thực tế tất cả các hoạt động của họ được thực hiện ở nơi khác. Delaware có khoảng 423.000 người có nghề nghiệp. Phần lớn nhất khoảng 27% làm việc ở các ngành dịch vụ khác nhau, như việc trong các cửa hàng ăn hoặc lập chương trình cho máy tính. Khoảng 20% làm trong ngành bán buôn hoặc bán lẻ; 16% trong ngành chế tạo, 14% trong các cơ quan chính phủ, 11 % trong tài chính, Bảo hiểm hoặc bất động sản, 6% trong xây dựng, 4% trong vận tải và công trình công cộng và 2% trong trồng trọt và chăn nuôi, ( kể cả dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp). Việc làm trong khai khoáng không có ý nghĩa. 15% công nhân Delaware là đoàn viên công đoàn.
    NÔNG NGHIỆP
    Delaware có 2500 nông trại. Chỉ có khoảng 2/3 là nông trại hàng năm bán được trên 10.000 USD, phần lớn số còn lại làm nghề phụ hỗ trợ cho những nghề khác. Ðất trồng có 220.000 ha. Khoảng 9/10 đất là ngũ cốc, phần còn lại xen kẽ giữa đồng cỏ và rừng. Ngành gia cầm và sản phẩm gia cầm là sản phẩm có giá trị nhất của nông trại tính ra chiếm trên 2/3 trong tổng thu nhập của nông trại. Gà giò là loại gà tơ nuôi làm thịt nướng là sản phẩm có gía trị nhất của nông trại. Loại gà này được nuôi với số lượng lớn ở các trại đã chuyên môn hóa tại các tỉnh Sus*** và Kent. Trứng và gà tây cũng được một số nông trại sản xuất. Các trại bò sữa thì rất nhiều ở phía bắc bang. Ðây là nguồn sữa tươi cho Wilmington, Philadelphia và các thành phố lớn ở phía đông. Lợn và bò thịt cũng được nuôi.
    Ðỗ tương và ngô được trồng khắp cả bang, lúa mì được trồng ở miền bắc và miền trung Dẹlaware. Khoai tây là loại cây trồng đặc biệt ở miền nam Delaware và cùng với đậu hà lan là các loại rau quả có giá trị nhất. Thêm nữa, sự đa dạng của cây trái và rau quả tươi cũng được sản xuất. Ðào có thời là cây chủ yếu của bang, là một loại cây ăn trái quan trọng.
    NGHỀ CÁ :
    Các đội đánh cá thương mại và các thuyền được phép hoạt động ngoài Lewes và các cảng khác của Delaware để đánh cá biển ở vịnh Delaware và Ðại Tây Dương. Cua và sò cũng được đánh vét.
    LÂM NGHIỆP :
    Nhiều trại chủ yếu giữ cho mình những khoảng rừng nhỏ, gỗ thường được dùng để đóng thành hộp và dùng làm bao bì, và các sản phẩm bằng gỗ. Một số gỗ tốt dùng để đóng đồ mộc gia đình chất lượng cao. Cây Holly được trồng để làm hoa và được trang trí trong mùa giáng sinh.
    KHAI KHOÁNG :
    Delaware được liệt vào bang dưới cùng trong các bang có giá trị sản xuất khoáng sản và có rất ít nguồn khoáng sản có giá trị hàng hóa đáng kể. Hợp chất Manhơ, chiết xuất từ nước biển, cát và sỏi là những sản phẩm chủ yếu của ngành khai khoáng. Sắt có số lượng nhỏ Piedmont và ở một đầm lầy vùng duyên hải.
    NGÀNH CHẾ BIẾN :
    Vào đầu thế kỷ 90 có khoảng 1/6 lực lượng lao động của Delaware làm việc trong ngành công nghiệp chế biến Công nghiệp hóa chất là chủ yếu. Vào giữa thập kỷ 90 nó tạo ra trên 50% thu nhập của toàn ngành công nghiệp. Sản phẩm hóa học của bang gồm có sơn, vecni, thuốc nhuộm, vải, và sợi tổng hợp. Các hoạt động công nghiệp khác gồm chế biến thực phẩm và các sản phẩm của giấy, cao su và hàng nhựa, các loại dụng cụ, sản phẩm kim loại, máy móc và thiết bị vận tải. Cũng có một số công ty lọc dầu, in và xuất bản trong bang. Phần lớn các nhà máy công nghiệp nằm ở phía bắc, tỉnh New Castle, và vùng Wilmington. Dệt và da trước kia là một hoạt động kinh tế lớn nhưng nay chỉ còn là ngành nhỏ bé.
    ĐIỆN NĂNG :
    Toàn bộ điện lực của Delaware đều được sản xuất ở các nhà máy nhiệt điện đốt than, khí đốt hoặc dầu.
    VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI :
    Cảng Wilmington nằm trên sông Christina River, gần điểm hợp lưu với sông. Wilmington cung cấp những tàu biển lớn và chuyên chở lượng hàng hóa lớn từ thành phố này đến NewYork, đến các cảng khác của Hoa kỳ và ra nước ngoài. Wilmingon là cảng chở chuối lớn nhất thế giới. Cảng này cũng là cảng quan trọng nhất đối với xuất và nhập khẩu ô tô. Ðường sông buôn bán chính là sông Delaware, vịnh Delaware, kênh Chesapeake và Delaware. Delaware có 8922km đường bộ, trong đó có 66 km nằm trong hệ thống đường cao tốc là quốc lộ nối các bang. Wilmington là đầu nút của 1 số đường cao tốc chính của liên bang. Cầu Delaware vượt sông Delaware gần Wilmington đã thông xe năm 1951. Khối lượng đi lại tăng mạnh đến mức phải xây thêm cầu thứ hai (cầu này nối Delaware qua mỏm New Jersey) thông xe năm 1968. Phà dọc phục vụ quanh năm giữa Lewes, Delaware, và Cape May của New Jersey.
    Delaware có 438 km đường sắt. Trên 50% khối lượng hàng hóa được chở bằng đường sắt có xuất xứ Delaware là hóa chất. Có đường sắt chuyển đổi chở dầu Wilmington xuống các thành phố Philadelphia. Căn cứ không lực Dover là một trong những đầu mối quan trọng nhất của quân đội ở bờ biển phía đông.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Thành phố lớn nhất của Delaware là Wilmington, có số dân là 71,529. Wilmington là trung tâm văn hóa dẫn đầu của bang. Thủ phủ của bang là thành phố Dower, là trung tâm hành chính và thương mại. Du lịch cũng quan trọng đối với thành phố này. Vì có nhiều công trình và di tích lịch sử. Dân số Dower là 27.630. Thành phố Newark, có dân số là: 25.098 là trung tâm chế tạo và nơi tọa lạc của đại học tổng hợp Delaware. Thành phố Milford, có dân số 6040, là trung tâm thương mại cho các nông trại miền nam Delaware. Seaford là một cộng đồng công nghiệp trên sông Nanticoke. Lewes là cảng lâu đời nhất trên bờ biển phía đông. NewCastle, là nơi Willian Penn đổ bộ đầu tiên lên Bắc Mỹ, là thành phố xinh đẹp trên sông ở phía nam của Wilmington. Ngôi nhà lịch sử của tòa án và những con đường lát đá của nó thu hút nhiều du khách.
    GIÁO DỤC VÀ VĂN HÓA :

    Giáo dục :
    Ở Delaware, việc đi học là bắt buộc đối với tất cả trẻ em từ 5 tuổi đến 16 tuổi. Có khoảng 18% trẻ của bang học ở các trường tư. Delaware chi khoảng 5780 USD cho giáo dục mỗi học sinh, so với mức bình quân cả nước là 5310 USD. Mỗi thầy phụ trách 16,7 sinh viên. Có trên 77% những người ở độ tuổi trên 25 có bằng phổ thông trung học cao hơn chuẩn quốc gia.
    Giáo dục cao đẳng :
    Bang có 194 hệ thống thư viện được ủng hộ thuế. Mỗi năm thư viện lưu hành trung bình 7,8 quyển sách/mỗi cư dân. Các bộ sưu tập thư viện quan trọng được duy trì ở thư viện Ðại học Ydle, thư viện bang Connecticut ở Hartford và các thư viện của trường Trinity College, Wesleyan University và University of Connecticut.
    Thư viện :
    Vào đầu thập kỷ 90, Delaware đã có 29 thư viện trợ thuế. Mỗi năm các thư viện trong bang đã luân chuyển bình quân 4,4 quyển sách cho mỗi cư dân, thấp hơn mức trung bình cả nước 2 quyển. Thư viện trường Wilmington, lập tự thế kỷ 18, là thư viện lâu đời nhất ở Delaware. Thư viện lớn nhất của bang là thư viện của đại học tổng hợp Delaware. Có khoảng 1,9 triệu đầu sách, trong đó có 2000 tập về Thân thế và sự nghiệp của Abraham Lincoln. Các thư viện nổi bật cống hiến cho lịch sử Delaware gồm có Delaware State Archives ở Dover, và thư viện Historical Society của Delaware ở Wilmington. Elentherian Mills - Hagley Foundation ở Greenville có bộ sưu tập nổi tiếng về lịch sử kinh tế Mỹ.
    BẢO TÀNG :
    Bảo tàng Henry Francis du Pont Wintathus Museum. Garden và thư viện Library in Winterthur có trưng bày đồ mộc và đồ gia dụng thời kỳ 1640 đến 1840. Bảo tàng này mở cửa đón khách theo các tua du lịch. Các bảo tàng quan trọng khác gồm có bảo tàng Historical Society và Bảo tảng Delaware Art Museum, đều ở Wilmington. Bảo tàng Delaware State Museum ở Dover, và Delaware Museum of National, ở Greenville. Bảo tàng Hagley Museum gần Wilmington là bảo tàng lịch sử công nghiệp Mỹ. Bảo tàng Zwanendael Museum ở Lewes do bang xây dựng năm 1931 để kỷ niệm 300 năm người Hà Lan đầu tiên đinh cư tại bang năm 1631.
    TRUYỀN THÔNG :
    Tờ báo đầu tiên là tờ Wilmington Courant, xuất bản năm 1762. Tờ báo xuất bản liên tục lâu đời nhất là tờ Delaware Gazette và Wilmington News Journal. Một trong những xuất bản phẩm nổi tiếng nhất của Delaware là tờ tuần báo trước đây tên là The Blue Hen''''''''''''''''''''''''''''''''s Chicken. Tờ Wilminglon News Journal là tờ báo lớn nhất của bang về lượng truyền bá và có số lượng lớn phát hành hàng ngày trên toàn bang. Một tờ nhật báo khác là tờ Delaware State News, xuất bản ở Dover. Còn có 7 tờ xuất bản hàng tuần, loại tuần ra hai số. Delaware có 10 đài phát thanh AM và 11 đài FM. Một số hệ thống truyền cáp đang hoạt động trong bang và đài truyền hình giáo dục công WHYY, duy trì các studio ở Wilmington và Philadelphia.
    LỄ HỘI TRONG NĂM :
    Lễ hội Great Delaware Kite Festival đầy màu sắc ở Cape Henlopen, tiến hành vào cuối tháng tư. Ðầu tháng năm có nhiều nhà tư có di tích lịch sử ở Dover mở cửa cho công chúng trong những ngày Old Dover Days. Hội chợ bang Delaware, tiến hành vào tháng bảy ở Harrington thực sự là một hội chợ nông nghiệp, nổi bật ở sự hỗn hợp giữa ngành chăn nuôi và thiết bị canh tác. Ngày New Castle cổ tiến hành hàng năm vào tháng năm. Lễ hội Nanticoke Powwow thu hút dân Mỹ bản xứ ở miền Ðông đến lễ hội tháng 9; nó gồm có khiêu vũ ngày lễ, kể chuyện, thực phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ của dân Mỹ bản xứ. Lễ hội Delawate Decoy Festival va Carring Chamlpimship tiến hành ở Odessa vào tháng 10 thì tập trung vào kỹ năng cúng mẹo nhử mồi dùng trong săn vịt. Tuần hành Giáng sinh cử hành trong một số cộng đồng vào đầu tháng 12, và rước nến của các nhà có di tích lịch sử thì cử hành ở New Castle.
    CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG :
    Delaware được chia thành ba tỉnh: New Castle, Kent và Sus***. Tỉnh New Castle bầu ra một Hội đồng, đứng đầu là Chủ tịch được bầu cai quản. Tỉnh Sus*** bầu ra một Hội đồng cai quản, có một thành viên của Hội đồng làm Chủ tịch. Tỉnh Kent bầu ra một uỷ ban gọi là tòa Levy cai quản.
    ĐẠI DIỆN QUỐC GIA :
    Delaware bầu ra một Hạ nghị sĩ và hai thượng nghị sĩ cho Quốc hội Hoa Kỳ. Trong cuộc bầu cử tổng thống bang có ba phiếu bầu.
    SỰ PHÁT TRIỂN VỀ CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ :
    Thu nhập của Chính phủ và việc liên tục tăng và xây dựng lại bùng phát vì có nhiều doanh nghiệp thẻ tín dụng tràn vào bang. Các ngân hàng vẫn duy trì việc phát triển trong bang thay vì thu hẹp qui mô (rút bớt lực lượng lao động), giống như tình hình thường thấy trong các công ty hóa chất truyền thống vào đầu thập kỷ 90. Một nguồn hưng vượng kinh tế khác ở Delaware là nghe pháp luật. Delaware là quê hương của sự liên kết của hàng trăm Công ty to, nhỏ, chúng có sở trường về luật hợp nhất không hạn chế của Delaware và các tòa án của bang và liên bang tương ứng, các tòa án này có rất nhiều kinh nghiệm về luật liên kết. Năm 1988 khi nhiều doanh nghiệp Mỹ đối mặt với tình trạng các cổ đông chống đối nhau trong việc mua cổ phiếu để dành quyền kiểm soát trong sự liên kết thì cơ quan lập pháp đã ban hành một luật làm cho Delaware càng hấp dẫn hơn. Luật này đặt ra qui định gây khó khăn để hoàn tất một việc như mua cổ phiếu để nắm quyền kiểm soát một công ty ở Delaware, vì người nào đó muốn dành được quyền này thì anh ta phải dành được 85% cổ phiếu của công ty đó trong một vụ giao dịch hoặc là phải chờ 3 năm trước khi bắt đầu tiến hành. Delaware đạt được nền kinh tế thịnh vượng trong thập kỷ 90. Tuy nhiên, bang tiếp tục gặp trắc trở do sự phát triển hỗn loạn và bởi tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh cao một cách khác thường, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số.

    U.S. Army Corps of Engineers-Philadelphia District
    Chesapeake and Delaware Canal
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:29 ngy 18/11/2004
  5. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG FLORIDA
    Florida, bang miền Ðông nam Hoa Kỳ là một bán đảo giáp với Ðại Tây Dương và Vịnh Mexico. Florida có khi còn được gọi là bang Penninsula (bán đảo), bao gồm vùng bán đảo địa hình thấp và một dải đất hẹp vùng Tây Bắc. Florida gia nhập liên bang ngày 03 tháng 3 năm 1845, và là bang thứ 27 của Hoa Kỳ. Thủ phủ của Florida là Tallahassee nằm tại vùng đồi phía Tây Bắc. Jacksonville là thành phố lớn nhất. Tên riêng của bang là Sunshine State.
    DÂN CƯ :
    Florida đứng hàng thứ 4 cả nước với dân số là 13.003.362 người. Mật độ dân cư trung bình là 83 người/km2.
    HOAT ĐỘNG KINH TẾ :
    Các khu rừng thông bát ngát của Florida là nguồn cung cấp dầu nhựa (để trám thuyền) nên còn được gọi là naval stores (nơi cung cấp vật liệu cho hải quân) hồi đầu thế kỷ 16, và sau đó việc khai thác gỗ trở nên quan trọng trong thế kỷ 19. Du lịch của Florida phát triển từ cuối thế kỷ 19 với việc xây dựng các tuyến đường sắt và các tiện nghi nghỉ ngơi giải trí. Công nghiệp cũng phát triển mạnh vào giữa thế kỷ 20 được mở rộng và đa dạng hơn vào giữa thế kỷ 20. Những nguồn thu nhập lớn của Florida là các ngành dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bất động sản và kinh doanh bán lẻ, chủ yếu là phục vụ du lịch. Ða số sản phẩm công nghiệp đều nhằm vào phục vụ nhu cầu của các du khách.Tại Florida có 7.089.000 người có việc làm, trong đó 33% thuộc các ngành dịch vụ như nhà hàng và xử lý dữ liệu; khoảng 23% buôn bán sỉ và lẻ; 14% là công chức liên bang, bang và địa phương; 8% thuộc ngành tài chính, bảo hiểm và bất động sản; 7% lao động trong các xí nghiệp; 5% thuộc ngành giao thông vận tải và công trình công cộng; 3% thuộc ngành nông lâm ngư nghiệp (kể cả dịch vụ nông nghiệp). Chỉ có khoảng 12.000 người làm việc trong lãnh vực khai thác mỏ, chỉ có 8% lao động tại Florida là thành viên của các nghiệp đoàn.
    NÔNG NGHIỆP
    Có 39.000 nông trại tại Florida. Một nửa trong số đó có doanh thu hàng năm hơn 10.000 USD. Ðất nông nghiệp chiếm 4,2 triệu hectares, trong đó 1/3 là đất canh tác và phần còn lại là đồng cỏ và bãi chăn thả.
    Thu hoạch mùa vụ chiếm khoảng 4/5 trong thu nhập nông trại. Còn lại 1/5 là thu nhập về gia súc và sản phẩm từ gia súc. Các nông sản chính là sản phẩm nhà kính và vườn ươm, cam và trái có múi khác, cà chua và các loại rau khác, mía. Các loại gia súc tại Florida là bò thịt và bò sữa, gà thịt và gà đẻ, heo, ngựa, nòi, cừu. Live Oak là thị trường thuốc lá hàng đầu. Cây Tung cho hạt để làm dầu dùng trong sơn cọ, cũng được trồng ở phía Bắc Florida. Các loại hoa và cây cảnh được trồng trong những khu vườn nhà kính tại miền Trung và Nam Florida.
    THUỶ SẢN :
    Tôm hồng là loại hải sản có giá trị nhất miền nam và thường được chở đến các cảng từ Tampa đến Key West. Tôm nêu và tôm trắng được thấy ở vùng vịnh Apalachlcola. Các loại hải sản khác là tôm hùm, cá chỉ vàng đỏ, cá mú, cá thu vua, cá thu Tây Ban Nha, cá đối đen, cua xanh và cua đá. Ngoài ra, tại vịnh Apalachicola còn có các bãi hàu. Florida còn là nguồn hải miên chính của Hoa Kỳ.
    LÂM NGHIỆP :
    Gần 2/3 đất rừng tại Florida là khu vực khai thác gỗ. Trước đây rừng thông tại Florida được xem như nguồn cung cấp gỗ và dầu nhựa nhưng đã bị suy kiệt vào thế kỷ 19. Tuy nhiên người ta đã trồng mới rừng trên vùng đã khai thác và ngành khai thác gỗ được phát triển mạnh từ những năm 1940.
    HẦM MỎ :
    Florida đứng đầu cả nước về sản lượng phosphate dùng làm phân bón. Dầu hỏa và hơi đốt thiên nhiên đã trở thành hai loại sản phẩm quan trọng của bang sau khi túi dầu mỏ lớn được khám phá tại miền Bắc Pensacola năm 1970. Tuy nhiên, sau đó trữ dầu và hơi đốt của Florida đã bị suy giảm. Ngoài ra các khoáng sản khác như cát, đá, xi măng, đất sét và sỏi cũng được khai thác. Florida còn đứng hàng đầu Hoa Kỳ về sản xuất zircon (dùng chế tạo lò luyện kim và thiết bị điện tử), titanium (dùng tạo màu trắng cho sơn), đá nghiền, xi măng và than bùn.
    CÔNG NGHIỆP :
    Có khoảng 506.000 nhân công làm việc trong các ngành công nghiệp tại Florida. Công nghiệp chế tạo thiết bị điện và điện tử cũng là những nguồn thu nhập lớn nhất của bang. Ngoài ra các ngành công nghiệp đứng đầu khác là chế biến thực phẩm, chế tạo công cụ, chế tạo thiết bị in, hóa chất, thiệt bị vận tải, cộng cụ kim loại, thiết bị cơ khí, giấy...
    Sản phẩm công nghiệp thực phẩm tại Florida là sữa, thịt, hải sản và nhiều loại nông sản khác. Trong tổng sản lượng nước quả cô đặc đông lạnh phần lớn là trái cây có múi; phần vỏ và múi phế thải được đưa vào làm thức ăn chăn nuôi.
    Công nghiệp in ấn chủ yếu nằm tại các công ty xuất bản báo và tạp chí. Ngành hóa chất bao gồm các xí nghiệp tổng hợp phosphate. Ngoài ra, các phụ phẩm của ngành bột giấy và giấy còn được dùng trong công nghiệp sản xuất dầu, côlôphan, axit béo và nhựa dẻo. Các ngành chế tạo thiết bị vận tải bao gồm: đóng tàu, chế tạo máy bay và phụ tùng, tên lửa dẫn đường và tàu vũ trụ, đóng xe tải và xe buýt. Ngành công nghiệp công cụ kim loại rất đa dạng, bao gồm công nghiệp sản xuất vỏ hộp cho việc chế biến rau quả, các chi tiết kim loại phục vụ xây dựng, cán kim loại. Ngành cơ khí bao gồm các xí nghiệp chế tạo máy tính và máy đóng gói sản phẩm. Các rừng tại Florida là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy bìa. Sản xuất xì gà là ngành công nghiệp xưa nhất và nổi tiếng nhất của bang. Thành phố Ybor tại vùng Tampa là trung tâm sản xuất xì gà chính. Ngoài ra xì gà và thuốc lá còn được sản xuất tại Jacksonville.
    ĐIỆN KHÍ :
    Bốn phần năm sản lượng điện sử dụng tại Florida do các nhà máy nhiệt điện cung cấp với nhiên liệu là than đá, dầu và hơi đốt được dẫn từ các vùng xa đến như là Texas. Trong năm 1972 và 1973, hai nhà máy điện nguyên tử bắt đầu hoạt động tại Turkey Point gần vịnh Biscayne. Ngoài ra 3 nhà máy điện nguyên tử khác, trong đó 2 ở đảo Hutchinson gần đồn Pierce và 1 ở sông Crystal trên bờ biển vịnh Mexico cũng bắt đầu cung cấp điện từ cuối thập niên 1970 và đầu 1980. Các nhà máy điện nguyên tử cung cấp khoảng 1/5 điện lực tiểu bang.
    DU LỊCH :
    Vào đầu thập niên 1990, hơn 40 triệu du khách viếng thăm Florida, và tiền các du khách tiêu xài cũng là nguồn thu nhập quan trọng cho người dân Florida. Các điểm giải trí như bãi biển Miami, đồn Lauderdale, bãi biển Palm, bãi biển Daytona, Saint Petersburg, thành phố Panama Pensacola và các điểm khác kể cả những lâm viên nổi tiếng gần Orlando. Ngành du lịch đã kích thích sự phát triển của ngành xây dựng.
    VẬN TẢI :
    Tại Florida có khoảng 181.542 km xa lộ, bao gồm 2322 km xa lộ xuyên bang. Florida có nhiều trục lộ Bắc-Nam quan trọng như xa lộ xuyên bang số 95 tại phía Ðông và số 75 tại phía Tây. Xa lộ xuyên bang số 10 đi qua vùng dải đất Tây Bắc. Các tuyến đường chính khác bao gồm Florida Turnpike tức Sunshine State Parkway hay Main Street Florida nối liền Orlando với vùng đông dân phía Ðông Nam, đường Everglades Parkway hay Alligator Alley băng qua vùng Everglades, xa lộ quốc gia số băng qua Florida từ Largo đến West với nhiều cầu .
    Florida có 4.625 km đường sắt, khoảng hơn 1/2 lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt là các khoáng không kim loại. Florida có 778 sân bay, trong đó một số là của tư nhân. Sân bay lớn nhất là Miami International, đứng hàng thứ 12 về lưu lượng không vận và là điểm giao lưu đầu tiên hướng về miền Trung và miền Nam nước Mỹ. Tại Florida có hơn 1900 km đường sông, đường ra biển miễn phí.

    THƯƠNG MẠI :
    Tampa nằm trên bờ biển vùng vịnh Mexico là cảng chính của Florida về trọng tải vận chuyển nhờ vào việc xuất khẩu phosphate. Jacksonville là cửa khẩu lớn về trị giá vận chuyển vào việc nhập hàng xe hơi. Các cảng quan trọng khác là Miami, cảng Canaveral và cảng Everglades (cảng nước sâu của đồn Lauderdale)
    Ngoại thương cũng rất quan trọng; Florida giao dịch với các nước vùng Caribbean và Nam Mỹ. Florida còn xuất khẩu trái cây có múi sang Canada và Âu châu. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu là phosphate, phân bón, thực phẩm, giấy, máy móc, xe cộ, sắt thép, và bột giấy. Các mặt hàng nhập khẩu chính là sản phẩm dầu hoả, hoá chất, sắt, xi măng, vật liệu xây dựng, đá vôi, thực phẩm, xe máy, sản phẩm luyện thép và giấy.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Jacksonville được thành lập từ 3 thành phố của hạt Duval và là thành phố đông dân nhất tại Florida, với 672.971 người. Khu vực hành lang đô thị Miami là phần mở rộng của hạt Date có 1.937.000 dân. Miami là trung tâm chính về thương mại và công nghiệp của bang; vùng Miami cũng là nơi tập trung chính của cư dân gốc Tây Ban Nha và chiếm 63% dân số. Khu hành lang đô thị Tampa - Saint Petersburg có 2.068.000 dân là một phức hợp đô thị lớn nhất vùng vịnh Mexico. Orlando có 164.693 dân với khu hành lang đô thị 1.225.000 dân; đây là khu giải trí có quy mô quốc tế, cũng là trung tâm thị trường trái cây có múi cũng như công nghiệp vũ trụ tại gần mũi Canaveral. Tallahassee là thủ phủ của bang có 124.773 dân. Bãi Daytona và bãi Palm là trung tâm đô thị quan trọng ven Ðại Tây Dương và cũng là các trung tâm giải trí vùng biển. Tại KeyWest (thành phố lớn nhất phía Nam) và Pensacola có các căn cứ hải quân Mỹ. Saint Augustine là thành phố có dân cư liên tục cổ xưa nhất nước Mỹ.
    GIÁO DỤC VĂN HÓA :
    Bảo tàng Henry Francis du Pont Wintathus Museum. Garden và thư viện Library in Winterthur có trưng bày đồ mộc và đồ gia dụng thời kỳ 1640 đến 1840. Bảo tàng này mở cửa đón khách theo các tua du lịch. Các bảo tàng quan trọng khác gồm có bảo tàng Historical Society và Bảo tảng Delaware Art Museum, đều ở Wilmington. Bảo tàng Delaware State Museum ở Dover, và Delaware Museum of National, ở Greenville. Bảo tàng Hagley Museum gần Wilmington là bảo tàng lịch sử công nghiệp Mỹ. Bảo tàng Zwaanendael Museum ở Lewes do bang xây dựng năm 1931 để kỷ niệm 300 năm người Hà Lan đầu tiên đinh cư tại bang năm 1631.
    Giáo dục :
    Tuổi bắt buộc đến trường tại Florida là 6 đến 16. Ða số các trường tư thục tại Florida do Nhà thờ Thiên Chúa Giáo La Mã điều hành và khoảng 10% trẻ em Florida theo học tại các trường tư.
    Florida chi phí khoảng 4.890 USD cho việc giáo dục học sinh, so với chi phí trung bình quốc gia là 5.310 USD. Có 18,4 học sinh cho mỗi giáo viên, cao hơn số trung bình quốc gia. Trong số cư dân Florida trên 25 tuổi, hơn 74 % có bằng cao đẳng - đại học, cao hơn chút ít so với tiêu chuẩn quốc gia.
    Giáo dục cao đẳng - đại học :
    Ðại học Florida tại Gainesville là một trong những trường cao đẳng lớn nhất và lâu đời nhất của bang. Khởi sự vào năm 1853 tại Ocala, hiện là một bộ phận hệ thống bang về giáo dục Cao Ðẳng - Ðại học. Hệ thống này còn bao gồm Ðại học Florida State (thành lập năm 1857) ở Tallahassee; Ðại học Nam Florida (1956) ở Tampa; Ðại học Nông nghiệp và Cơ khí Florida (1887) ở Tallahassee; Ðại học Tây Florida (1963) ở Pensacola; Ðại học Florida Atlantic (1961) ở Boca Raton; và Ðại học Trung Florida (1963) ở Orlando. Hai trường công khác là Ðại học Bắc Florida ở Jacksonville, và Ðại học Quốc tế Florida ở Miami được thành lập năm 1956. Một trường nữa của bang là Ðại học Florida Gulf Coast, dự kiến mở vào năm 1997 gần Fort Myers.
    Florida có 39 cơ sở giáo dục cao đẳng công lập và 69 tư thục. Các trường tư nổi tiếng gồm Trường Bethune - Cookman (1904) tại Daytona; Viện công nghệ Florida (1958) tại Melbourne; Ðại học Jacksonville (1934), Trường Rollins (1885) tại Winter Park; Ðại học Stetson (1883) tại DeLand; và Ðại học Miami (1925) tại Coral Gables.
    THƯ VIỆN :
    Thư viện đầu tiên của bang là Thư viện công cộng Jacksonville thành lập năm 1905. Mỗi năm các thư viện công luân lưu trung bình 4,9 sách cho mỗi dân. Các tư liệu lịch sử nổi tiếng của Florida chủ yếu tại các thư viện bang Florida tại Tallahassee, Thư viện lịch sử Florida P.K. Yonge tại Ðại Học Florida và Hiệp hội lịch sử Saint Augustine.
    VIỆN BẢO TÀNG :
    Bảo tàng nghệ thuật Ringling ở Sarasota có bộ sưu tập tác phẩm quý giá của danh họa Phần - Lan Peter Paul Rubens và các tác giả Âu châu nổi tiếng. Viện bảo tàng xiếc do John Ringling, một chủ hãng xiếc thành lập, hiện do bang quản lý. Ngoài ra còn có nhiều viện bảo tàng tại West Palm Beach, Cleawater, Miami và Saint Petersburg. Viện bảo tàng tài nguyên thiên nhiên Florida tại Ðại học Florida (Gainesville) có nhiều trưng bày về khoa học, lịch sử và là nơi thu thập các mỹ thuật của người da đỏ Key - Marco. Có nhiều bảo tàng trên khắp bang với các chủ đề khác nhau như đời sống đại dương , sưu tập vỏ sò, khảo cổ, mỹ thuật người da đỏ. Bảo tàng Salvador Dali tại Saint Petersburg có các trưng bày các họa phẩm theo trường phái ấn tượng và lập thể của Dali (là những họa phẩm siêu tưởng nổi tiếng nhất của ông ta) cũng như các tác phẩm cổ điển của ông. Tại đây còn có trưng bày các tác phẩm cổ điển của ông. Tại đây còn có trưng bày các tác phẩm của Dali liên quan đến tôn giáo, lịch sử và khoa học.
    TRUYỀN THÔNG :
    Có khoảng 43 nhật báo xuất bản tại Florida. Tờ East Florida Gazette, ra mắt vào năm 1783, là tờ báo đầu tiên của Florida. Có 170 đài phát thanh AM và 182 đài FM và 67 đài truyền hình tại bang.
    CÁC LỄ HỘI HÀNG NĂM :
    Các cuộc thi đấu bóng đá Mỹ chính được tổ chức tại Florida vào dịp đầu năm mới tại Orange Bowl ở Miami, tại Gator Bowl ở Jacksonville, tại Citrus Bowl ở Orlando, và tại Holiday Bowl ở Saint Petersburg. Lễ hội hàng năm khác vào tháng 2 là ngày Old Island tại Key West. Triển lãm cam quýt Florida cũng vào tháng 2 ở Winter Haven. Lễ hội Seaside Fiesta kéo dài 4 ngày được tổ chức tại New Smyrna Beach vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Lễ Kingfish Derby vào tháng 3 và tháng 4, và Tarpon Round-up từ ngày 1 tháng 5 đến 31 tháng 7 tại Saint Petersburg. Vào cuối mùa hè, liên hoan âm nhạc quốc tế Florida được tổ chức tại Daytona Beach.
    CHÍNH PHỦ :


    Chính quyền địa phương :
    Florida có 67 hạt, trong đó hầu hết được điều hành bằng một hội đồng có 5 thành viên được bầu.
    PHÁT TRIỂN KINH TẾ :
    Vệ tinh đầu tiên của Mỹ, chiếc Explorer 1, được phóng đi từ căn cứ không quân Cape Canaveral vào năm 1958, và phi thuyền không gian Freedom cũng được phóng đi tại đây vào năm 1961 . Năm 1969, Trung tâm không gian John F. Kennedy, cũng ở Cape Canaveral, là nơi phóng phi thuyền Apollo 11, phi thuyền du hành không gian đầu tiên đưa con người lên mặt trăng. Sau thế chiến thứ 2 còn là quá trình bùng nổ của ngành bất động sản và xây dựng. Ngoài ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật máy điều hòa không khí và phòng chống muỗi cũng đã kích thích quá trình phát triển này. Các bãi biển, điểm thu hút du lịch, khách sạn, khách sạn có bãi xe, nhà hàng và việc cải thiện đường sá đã mang hàng triệu du khách đến Florida và trong đó có nhiều người thường trú tại đây. Năm 1988, mỗi ngày Florida cần xây dựng thêm l,6 km xa lộ, 2 lớp học và giáo viên, 2 nhân viên cảnh sát, 3 giường nhà tù và thêm 47 lít nước/người.
    Năm 1959, đã có hơn 800.000 người Cuba đến Florida. Trong những năm gần đây còn có người EI Salvador, Colombia, Venezuela và các nước châu Mỹ La tinh khác. Kết quả là Miami trở thành trung tâm ngân hàng, thương mại và văn hóa của châu Mỹ La Tinh. Tại hạt Dade, 53,3% dân số có thể nói một ngôn ngữ khác tiếng Anh tại nhà riêng của họ. Florida đứng hạng thấp nhất trong cả nước về chi phí giáo dục trên đầu người và đứng hàng đầu về tội phạm. Từ cuối thập niên 1970, buôn lậu ma túy cocain và marijuana từ Colombia đã trở nên một ngành công nghiệp phát đạt tại đây, nhất là tại miền nam Florida. Florida còn phải chịu những thiên tai lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trận bão Andrew quét qua nam Florida và ngay Miami vào tháng 8/1992 đã làm 41 người chết, 200.000 người không nhà và khoảng 20 tỷ USD thiệt hại. Trận bão Erin vào tháng 8/ 1995 đi qua Florida và quật lại vùng doi đất Tây Bắc (đã làm thiệt hại khoảng 360 triệu USD; vùng này còn tiếp tục bị trận bão Opal quét qua trong năm 1995, ước thiệt hại khoảng 2,1 tỷ USD.

    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:33 ngy 18/11/2004
  6. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG GEORGIA

    Georgia là một trong những bang thuộc vùng Nam Ðại Tây Dương của Mỹ. Georgia được xem như là một bang trong thời kỳ cuộc cách mạng Mỹ (1775- 1783), và là một trong những bang đầu tiên ký tên vào bản Tuyên ngôn độc lập. Vào ngày 2/1/1788, Georgia trở thành bang Miền Nam đầu tiên phê chuẩn Hiến pháp nước Mỹ.
    Thủ phủ của bang và cũng là thành phố lớn nhất của Georgia là Atlanta, thành phố này được xem như là trung tâm kinh tế quan trọng của Miền Nam và cả nước Mỹ. Hai trung tâm công nghiệp chính là Atlanta và Savannah. Kinh tế của Atlanta càng phát triển khi thành phố này được chọn làm nơi tổ chức Thế vận hội năm 1996.
    Vào cuối thế kỷ 20, Georgia tăng trưởng nhanh hơn tốc độ của cả nước. Dân cư tại các bang và nước khác xem Georgia như một điểm thu hút để đến kiếm sống: trong nửa đầu thập niên 1990, hiệu số dân đến, dân đi vào khoảng 360.000 người. Dân cư da đen giữa thập niên tăng trưởng hơi nhanh hơn dân cư da trắng. Khoảng 28% người Georgia có tổ tiên là người da đen so với 13% có nguồn gốc từ các tiểu bang khác. Năm 1994, thu nhập đầu người tại Georgia bằng 93% chỉ tiêu bình quân cả nước, trong khi dân cư vùng đô thị Atlanta có thu nhập 109% so với cả nước.
    Georgia có diện tích 152.750 km2, bao gồm 2.618 km2 mặt nước nội địa và 122 km2 vùng lãnh hải; Georgia xếp hạng thứ 24 về diện tích trong các bang và là bang lớn nhất vùng phía Ðông sông Mississipi. Chiều dài nhất từ Bắc xuống Nam là 515 km và từ Ðông sang Tây là 441 km. Cao trình trung bình vào khoảng 80m.
    DÂN CƯ :
    Georgia đông dân đứng hàng thứ 11 với 6.508.419 người.
    NÔNG NGHIỆP
    Ðậu phộng là cây trồng chính của bang được luân canh với bông vải hoặc có thể chuyên canh tại những nông trại khác. Ðậu phộng tại Georgia được sử dụng để làm thực phẩm, thức ăn cho heo, chế biến công nghiệp và cho thương nghiệp. Thuốc lá được trồng tại vùng Nam và trung Georgia. Bắp được trồng khắp nơi để làm thức ăn gia súc. Bông vải được trồng trên vùng đồng bằng duyên hải và vùng Piedmont. Bông vải trước đây là cây trồng hàng đầu nhưng nay đã bị giảm quy mô và hiện chỉ được xem như là cây trồng luân canh với các cây khác. Cơ giới đã thay thế hầu hết các công đoạn được thực hiện thủ công. Cây bồ đào được trồng chung quanh Albany và cây tùng được trồng tại Thomasville để cung cấp nguyên liệu cho sơn và vec-ni. Dưa hấu được chuyên canh tại vùng duyên hải ấm áp phía Ðông. Macon và thung lũng Fort được xem là trung tâm của công nghiệp trồng đào (được xem là cây ăn quả chính của bang). Các loại rau quả khác của Georgia là táo, nho, lê, mận, dâu, măng tây, đậu, cần tây, dưa leo, hành, đậu Hà Lan, ớt và cà chua. Gia cầm được nuôi tập trung tại Gainesville và các vùng khác của Piedmont, Appalachians. Ða số các trại gia cầm đều chuyên nuôi gà thịt. Bò thịt và bò sữa được nuôi tại vùng dãy núi và thung lũng và Piedmont. Heo cũng được nuôi tại các nông trại sữa vùng này. Tuy nhiên heo được nuôi tại vùng trồng đậu phộng để có thể được vỗ béo bằng hạt và thân cây đậu phộng.
    THUỶ SẢN :
    Ngành công nghiệp thủy sản tại Georgia chỉ được xếp vào hàng thứ cấp nếu so sánh với các bang ven biển khác. Tuy nhiên, Brunswick cũng là một trong những trung tâm chế biến thủy sản lớn nhất tại vùng Ðông Nam. Tại cảng và Darien, Savannah, người ta chế biến tôm, cua và hàu. Ðầu thập niên 90, giá trị sản xuất của ngành đánh bắt thủy sản đạt 23 triệu USD.
    LÂM NGHIỆP :
    Georgia xếp hàng đầu về sản xuất nhựa thông và colophan. Georgia cũng đứng đầu các bang vùng đông Mississipi về sản lượng gỗ xẻ (gỗ tròn và ván) và bột giấy. Thông lá dài và thông khía là cây nguyên liệu chính cho gỗ xẻ và bột giấy. Các công ty bột giấy và giấy sở hữu nhiều diện tích rừng và sản xuất bột giấy, là một ngành công nghiệp quan trọng vì rừng thông tái sinh rất nhanh dưới điều kiện sinh trưởng thuận lợi. Nhiều cánh đồng trồng bông vải bỏ nay đã được phủ rừng và đã cung cấp nguồn thu nhập quan trọng từ việc khai thác gỗ.
    KHAI THÁC MỎ :
    Ðất sét và đá là những ngành khai thác mỏ quan trọng. Georgia đứng hàng đầu về sản lượng kaolin, đá cẩm thạch và hàng thứ nhì về đá hoa cương. Kaolin là một dạng sét trắng được dùng trong việc sản xuất giấy, sơn, nhựa, cao su và hàng trăm sản phẩm khác được khai thác tại các mỏ lộ thiên gần Macon và Augusta. Khoảng l/3 sản lượng kaolin trên thế giới trong đầu thập niên 90 được sản xuất từ Georgia. Kaolin được các công ty đa quốc gia khai thác và tinh chế nhằm phục vụ thị trường quốc tế và đa số được xuất tại cảng Savannah. Georgia đứng hàng đầu về sản xuất đất son và đất sét được sử dụng trong công nghiệp tinh chế dầu thực vật và dầu khoáng. Ðá cẩm thạch được khai thác gần Tatye và Elberton nhằm mục đích phục vụ công trình xây dựng dân dụng và làm bia mộ. Các loại khoáng khác gồm có mica, barit và bauxite. Ngoài ra còn có một ít than đá được khai thác tại vùng Tây Bắc Georgia.
    CÔNG NGHIỆP :
    Augusta, Columbus, Maco và Rome là các trung tâm hàng đầu về công nghiệp vải sợi tại Georgia. Trong thời kỳ đầu, ngành công nghiệp vải sợi tại Georgia chuyên sản xuất các loại vải có sợi thô như vải bông và vải thô. Sau đó còn có nhiều loại vải đặc trưng khác như nhung, nhung sọc, vải bông chéo, vải bông xù, mền, thảm và sợi tổng hợp. Ngoài ra, người ta còn sản xuất một vài sản phẩm len.
    Rất nhiều loại thực phẩm được sản xuất tại Georgia, trong đó chủ yếu là tôm đông lạnh, gà làm sẵn, rau quả đóng hộp, bánh quy và bánh kẹp, bơ đậu phộng, kẹo bồ đào và các loại kẹo khác. Gainesville được xem là trung tâm chế biến thịt gia cầm lớn nhất. Brunswick dẫn đầu về công nghiệp thủy sản, rau quả đóng hộp và đông lạnh. Savannah chủ yếu có các xí nghiệp kết tinh đường, nước ngọt có gaz, và nhiều loại thực phẩm khác được sản xuất. Các nông phẩm địa phương cũng được chế biến tại các trung tâm thương nghiệp khắp bang.
    Các xưởng đóng tàu thuyền được xây dựng tại Savannah và Brunswick, ngoài ra còn có 2 phân xưởng lắp ráp xe ô tô tại vùng Atlanta. Các máy bay vận tải của không lực Mỹ được chế tạo ở phân xưởng máy bay Lockheed- Georgia tại Marietta. Các xí nghiệp giấy, giấy gói hàng và container được xây dựng chủ yếu tại các trung tâm Atlanta, Savannah và Macon. Ngoài ra các xí nghiệp hóa chất và các sản phẩm có liên quan chủ yếu nằm tại vùng Atlanla Savannah và các vùng khác. Các khu rừng gỗ quí tại vùng dãy núi Blue là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp đồ gia dụng tại Toccoa, các xí nghiệp gỗ nhỏ cũng được xây dựng phân tán khắp bang.
    ĐIỆN NĂNG :
    Khoảng 2/3 điện năng tại Georgia được cung cấp từ nhà máy tuabin hơi đốt bằng dầu. Khoảng 1/4 từ các nhà máy điện hạt nhân và còn lại là thủy điện. Tại Georgia có 4 nhà máy điện hạt nhân. Hầu hết các nhà máy điện tại Georgia thuộc sở hữu tư nhân và được các công ty tư nhân điều hành, chủ yếu là công ty điện năng Georgia. Một số ít nhà máy thủy điện thuộc quyền quản lý của Ban quản lý thung lũng Tennesse.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Atlanta được xem là thủ phủ, thành phố lớn nhất, trung tâm thương mại dẫn đầu của bang và cũng là thành phố chính của miền Ðông Nam nước Mỹ; dân số khoảng 4 triệu người. Atlanta tăng trưởng dựa vào hoạt động dịch vụ về tư vấn pháp luật, điện toán và quảng cáo, hiện chiếm phần lớn các khu vực mở rộng của Atlanta.
    Thành phố lớn thứ nhì của Georgia là Columbus với 179.278 dân, được xây dựng như là một thành phố công nghiệp vùng Fall Line, gần thành phố là Fort Benning (một căn cứ bộ binh, của quân đội Mỹ). Savannah với gần 137.560 dân là thành phố lớn nhất của Georgia trước khi Atlanta được phát triển thế kỷ 20; với bến cảng và một nền công nghiệp nhộn nhịp. Savannah là thành phố xưa nhất của bang và vẫn giữ được nét thanh lịch quá khứ của mình. Các thành phố chính khác là Macon với 106.612 dân, Albany 78.122 dân và Augusta 44.639 dân.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :
    Giáo dục được phổ cập trong lứa tuổi từ 7 đến l6. Chi phí giáo dục hàng năm cho một học sinh là 4.170 USD (so với số bình quân cả nước là 5.310 USD). Có khoảng 18 học sinh/ giáo viên (cao hơn tiêu chuẩn quốc gia). Khoảng 71 % dân trên 25 tuổi đều có bằng tốt nghiệp Cao đẳng.
    Giáo dục cao đẳng - đại học
    Hệ thống trường Ðại học bang bao gồm 4 Ðại học nghiên cứu, 2 Ðại học địa phương, nhiều trường Cao đẳng hệ 4 năm, vài trường Cao đẳng hệ ít năm hơn, các trạm thực nghiệm nông nghiệp và một Sở quảng bá nông nghiệp. Trường Ðại học Georgia tại Athens là trường lớn nhất bang và cũng là trường Ðại học được đặc quyền cấp bang xưa nhất nước Mỹ; trường được thành lập năm 1785, nhưng thực ra các lớp bắt đầu thực sự mở từ 1801. Các trường được bang hỗ trợ khác bao gồm Học viện Kỹ thuật Georgia (1885) tại Atlanta, Trường Y Georgia (l828) tại Augusta, Ðại học Georgia State (1913) tại Atlanla, Ðại học Nam Georgia (1906) tại Statesboro.
    Tại Georgia còn có nhiều trường Cao đẳng và Ðại học tư, trong đó có trường Wesleyan tại Macon là trường Cao đẳng xưa nhất thế giới dành cho phụ nữ. Ðại học Atlanla được mở cửa cho người da đen ngay khi được thành lập sau cuộc nội chiến. Ngày nay trường được dành riêng ra làm nơi cấp bằng Ðại học. Tuy nhiên trường này cũng phân ra làm nhiều chi nhánh thông qua trung tâm đại học Atlanta như: Ðại học Clark Atlanta (1869), trường Morehouse (l867), trường Morris Brown (1881), trường Spelman (1881) và Trung tâm Interdenominational Theological (1958); các trường Cao đẳng và Ðại học tư khác tại Atlanta là Ðại học Emory (1836) tại Atlanta, Ðại học Mercer (1833) tại Macon và Ðại học Oglethorpe (1835) tại Atlanta. Ðến giữa thập niên 1990, có 72 trường công và 44 trường tư hệ Ðại học - Cao đẳng tại Georgia.
    Tại Georgia có 54 thư viện công phục vụ cho nhiều cộng đồng dân cư và cả vùng nông thôn. Một trong những thư viện lớn nhất bang là thư viện công Atlanta được mở cửa vào năm l902 (lúc đó có tên là thư viện Carneigie). Các thư viện đáng lưu ý khác bao gồm thư viện Georgia State và phòng lưu trữ bang tại Atlanta, thư viện Derenne của Ðại học Georgia tại Savannah. Số đầu sách luân chuyển trên đầu người hàng năm là 4,6.
    BẢO TÀNG :
    Viện bảo tàng nghệ thuật High tại Atlanta thu thập rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân châu Âu và các họa phẩm của các nghệ sĩ cận đại và hiện đại của Mỹ. Các họa phẩm Mỹ còn được thu thập tại bảo tàng nghệ thuật Georgia của trường Ðại học Georgia và Viện hàn lâm nghệ thuật khoa học Telfair tại Savannah. Các Viện bảo tàng đáng chú ý khác bao gồm Trung tâm lịch sử Atlanla và bảo tàng khoa học - công nghệ tại Atlanta, bảo tàng hạt Augusta Richmond tại Augusta. Trung tâm lịch sử Atlanta là một trong những bảo tàng vùng đô thị lớn nhất nước với những trưng bày liên quan đến cuộc nội chiến và lịch sử của thành phố.
    TRUYỀN THÔNG :
    Tại Georgia có 266 tờ báo, trong đó hầu hết là tuần báo, chỉ có khoảng 29 nhật báo. Tờ báo đầu tiên của Georgia là tờ Georgia Gazette được James Johnston (nhà in chính thức của giới thuộc địa) phát hành tại Savannah năm 1763. Ðến giữa thập niên 1990, có 139 đài AM, 129 đài FM và 30 đài truyền hình. Atlanta là văn phòng chính của công ty truyền hình cáp Turner Broadcasting System được phát đi toàn quốc, hệ thống này do Ted Turner sáng lập và bao gồm cả kênh Cable News Network (CNN).
    SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Ngày sinh của Martin Luther Kinh, Jr, được ấn định trong cả nước vào ngày thứ hai, thứ ba của tháng 1, đã trở thành ngày lao động tưởng niệm và tự nguyện trong bang. Ngày Georgia được ấn định là 12/11 nhằm kỷ niệm ngày thành lập Savannah năm 1733. Ngoài ra, còn có ngày sinh của Robert E. Lee (19/1) và Jefferson Davis (3/6). Một trong những sự kiện lớn về môn thể thao golf của nước Mỹ là giải Masters Invitational được tổ chức tại sân golf quốc gia Augusta vào mỗi tháng 5. Các sự kiện vào mùa xuân khác là ngày nghỉ cuối tuần Riverfest tháng 4 tại Columbus và Hội chợ lịch sử Andersonville Historis Fair tháng 5. Tháng 6, tại hạt Polk, có tổ chức liên hoan Homespun và ngày Barnesville Buggy được tổ chức vào tháng 9. Tại Helen (một làng tái tạo theo kiểu làng sườn núi) người ta tổ chức kỷ niệm lễ Oktoberfest vào tháng 10 với thức ăn của người Ðức trong khi liên hoan thức ăn ngoài trời được tổ chức vào tháng 10 tại Big Pig Jig (Vienna). Hội chợ quốc gia Georgia được tổ chức tại Perry vào tháng 10.
    CHÍNH PHỦ :


    Chính quyền địa phương :
    Georgia chia ra 159 hạt và được điều hành bởi một Uỷ ban thông qua bầu cử. Mặt khác, chính quyền địa phương còn có trách nhiệm của tòa công chúng. Hình thức quản lý phổ biến nhất tại các thị xã là thị trưởng, hội đồng kế hoạch và hình thức này ngày càng phổ biến hơn. Một số thành phố khác còn quản lý theo một hình thức biến dạng của Uỷ ban điều hành thị trấn.
    Florida chi phí khoảng 4.890 USD cho việc giáo dục học sinh, so với chi phí trung bình quốc gia là 5.310 USD. Có 18,4 học sinh cho mỗi giáo viên, cao hơn số trung bình quốc gia. Trong số cư dân Florida trên 25 tuổi, hơn 74 % có bằng cao đẳng - đại học, cao hơn chút ít so với tiêu chuẩn quốc gia.
    Đại biểu cấp liên bang :
    Ở cấp liên bang, Georgia có 2 nghị sĩ và 11 dân biểu. Cử tri đoàn của bang có 13 người trong cuộc bầu cử tổng thống.
    GEORGIA TRONG THẬP NIÊN 1990 :
    Trong thập niên l990, Georgia lập một trong những kỷ lục tồi tệ về tỉ lệ trẻ ra đời có cha mẹ vị thành niên hoặc con của những mẹ trẻ không giá thú. Tỷ lệ trẻ sơ sinh chết năm 1993 là 10,4/ 1.000 (so với 8,4/ 1.000 của cả nước). Năm 1990, khoảng 25% người trên 25 tuổi không có bằng Cao đẳng (so với tỉ lệ 25% của cả nước). Cách biệt giữa người da trắng và da đen tương đối lớn; thu nhập năm 1989 của dân da den chỉ bằng 51% người da trắng (tỉ lệ này không thay đổi trong vòng 20 năm qua và gần tương đương với tỉ lệ trước khi có phong trào quyền dân sự). Cuối thế kỷ này, Georgia cũng đã tiến cận hơn với những tiêu chuẩn của cả nước.

    Lake Winfield Scott
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:34 ngy 18/11/2004
  7. Cobrahp

    Cobrahp Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2003
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Quảng cáo thêm một chút về các địa điểm du lịch ở Florida, niềm tự hào của State hehehe
    Florida.
    The Sunshine State, đó là cái tên âu yếm mà người Mỹ gọi Florida của họ, cái tên này quả thật đã bao hàm tất cả những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho Florida. Với hơn 300 ngày có ánh nằng chan hoà trong một năm, cộng thêm với khí hậu ven biển, Florida có một thời tiết khá ấm áp vào mùa đông nhưng lại mát mẻ vào mùa hè. Đến Florida, điều đầu tiên các bạn thực sự ấn tượng là màu sắc. Màu đầu tiên bạn có thể cảm nhận được là màu xanh, ở đây màu xanh tràn ngập khắp nơi, đó là màu xanh của những rừng cây chạy dọc theo các con đường cao tốc tưởng chừng vô tận, màu xanh từ những tràm cỏ xanh bát ngát vào mùa hè, nơi tụ tập của những đàn ngựa đàn bò, màu xanh từ bầu trời không gợn chút mây và cuối cùng là màu xanh từ những bãi biển chạy dọc theo hai bên Đông và Tây của Florida. Màu tiếp theo đó là màu vàng, màu vàng óng ả của ánh nắng mặt trời vào mùa đông, đúng thế, chỉ vào mùa đông bạn mới có thể cảm nhận được hết cái màu vàng ấm áp của ánh nắng mặt trời. Rồi màu vàng đỏ au từ những vườn cam trĩu quả, màu vàng úa của những thảm cỏ vào mùa đông để rồi bừng lên một màu xanh mướt vào mùa hè và cuối cùng là những màu sắc sặc sỡ từ những bộ quần áo ngoài bãi biển mà thoáng qua dưới ánh nằng mặt trời, chúng đột nhiên biến thành những màu vàng rực rỡ thật là vui mắt.
    Về mặt địa lý, Florida là một bán đảo lớn (Peninsula) với khoảng 725 km chiều dài và khoảng 200 km chiều ngang tuỳ theo từng vị trí. Phía Đông của Florida tiếp giáp với Đại Tây Dương, bờ này là vị trí của các thành phố như Jacksonville, St Augustine, Daytona Beach, West Palm Beach, Fort Lauderdale, và Miami cùng hàng chục các bãi biển lớn nhỏ khác nhau. Nối các thành phố này là I-95 chạy dài từ Bắc xuống Nam. Bên bờ Đông cũng là địa điểm đặt sân bay vũ trụ Kennedy tại mũi Canaveral. Phía Tây của Florida tiếp giáp với vịnh Mexico, bờ này là vị trí của các thành phố như Pensacola, Panama City, Tampa, St Petersburg và nhiều bãi biển rất đẹp trong đó có hai bãi biển nằm trong Top 10 bãi biển đẹp nhất nước Mỹ. Ở vị trí giữa của hai bờ biển là các thành phố như thủ phủ Tallahassee, Gainesville, Ocala, và Orlando. Nối các thành phố ở vị trí giữa hai bờ biển và các thành phố nằm bên bờ Tây là I-10 và I-75. Ở điểm tận cùng phía Nam của Florida là hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ với cái tên Florida Keys, hòn đảo xa nhất là Key West chỉ cách Cuba chưa đầy 80km.
    Đi từ Nam xuống Bắc ở phía bờ Đông, bắt đầu là thành phố Jacksonville. Đây là thành phố lớn nhất của bang với khoảng hơn 600.000 dân. Do nằm bên bờ dòng sông St.Johns, điểm nổi bật của Jacksonville là các cây cầu. Đến Jacksonville, điều đầu tiên bạn có thể ngạc nhiên là hình như bạn toàn đi trên cầu, có rất nhiều loại cầu tại Jacksonville, mỗi cái có một dáng vẻ khác nhau thật là đặc sắc. Tuy nhiên cây cầu ấn tượng nhất là cầu cất, mỗi khi có tàu đi qua là nó sẽ nhấc toàn bộ nhịp chính dài khoảng hơn 100m lên rồi sau đó lại hạ xuống cho ô tô qua lại bình thường. Cảng tại Jacksonville là cảng nước sâu lớn nhất của Nam Đại Tây Dương, theo lời kể của một người bạn thì cảng Jacksonville có thể đón nhận tàu sân bay, đây cũng là một căn cứ của hải quân Mỹ nên bạn có thể gặp rất nhiều lính hải quân tại Jacksonville. Cách trung tâm của Jacksonville khoảng 20miles là bãi biển Jacksonville và Atlantic beach, đây cũng là hai bãi biển khá đẹp và khá sầm uất.
    Dọc theo I-95, tiếp theo là tới St Augustine. Được thành lập từ năm 1565 do những người Tây Ba Nha, St Augustine tự hào là thành phố cổ xưa nhất nước Mỹ. Đến đây bạn có thể đi trên bộ trên những con đường chật hẹp đã hàng trăm năm tuổi, thăm thú những pháo đài cổ, những cối xay gió, được ngắm nhìn các căn nhà gỗ được xây dựng theo cùng một kiểu cách. Vì là một thành phố cổ được bảo tồn, St Augustine khá buồn tẻ, tuy nhiên sự buồn chán cũng được bù lại một phần nhờ bãi biển ở St Augustine rất đẹp với những dải cát trắng chạy dài ngút tầm mắt cùng những di tích được bảo vệ khá nguyên vẹn và vẫn đang sống cùng với người dân St Augustine.
    Phía dưới là St Augustine là một loạt các thành phố khác chạy dọc bờ biển mà mỗi thành phố đó đều có it nhất một hoặc vài bãi tắm tuyệt đẹp. Có 2 thành phố biển khá nổi tiếng ở đây là Daytona Beach và West Palm Beach. Thật ra các thành phố biển ở Florida đều có những đặc điểm chung khá giống nhau, đó là những khách sạn cao tầng chạy dọc theo bờ biển, những hàng cây Palm thẳng tắp được trồng chạy dọc theo những con đường hướng ra cũng như hướng dọc bờ biển và một đặc điểm quan trọng là các bãi biển đều chạy dài ngút tầm mắt. Ngoài ra hai thành phố này còn có rất nhiều các biệt thự sang trọng nhìn ra biển, chủ nhân của những biệt thự này có khi còn thuê (hay mua gì đó) cả một đoạn bờ biển làm bãi tắm Private của mình. Daytona Beach cũng là nơi tổ chức nhiều lễ hội vào mùa hè trong đó đáng chú ý là các liên hoan âm nhạc.
    Điểm tận cùng của I-95 chính là thành phố sầm uất nhất của bang, Miami. Được thành lập năm 1870, cái tên Miami có lẽ bắt nguồn từ "Mayaimi" mà theo tiếng người da đỏ tức là "big water". Mặc dù không phải là thành phố đông dân nhất, cũng không phải là thủ phủ của bang nhưng Miami thực sự là trung tâm về buôn bán, tiền tệ cũng như công nghệ của cả bang với hơn 170 công ty xuyên quốc gia có trụ sở tại đây. Hơn thế nữa, Miami còn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch lớn nhất thế giới với hơn 2 triệu lượt khách mỗi năm (số liệu cách đây 8 năm). Ngành công nghiệp không khói này đã đóng góp khoảng 60% thu nhập cho kinh tế của Miami. Đến Miami, điều ấn tượng có lẽ là số lượng khách sạn khổng lồ được xây dựng, chạy xe dọc bờ biển, bạn có thể thấy choáng ngợp trước cả trăm khách sạn cao thấp khác nhau. Có lúc bạn sẽ tự hỏi là người ở đâu ra mà chui được hết vào số khách sạn đó, câu trả lời là Miami vẫn đang tiếp tục xây thêm khách sạn. Một điều buồn cười khác khi bạn đến Miami là ngôn ngữ, với hơn 60% dân cư tại Miami là người gốc Hispanic, ngôn ngữ Tây Ba Nha gần như là ngôn ngữ phổ thông ở đây. Nếu thích lang thang ở Miami, có lẽ bạn nên học một vài câu tiếng Tây Ba Nha để hỏi đường chẳng hạn chứ chẳng may như cậu bạn tôi khi hỏi đường, câu trả lời nhận được là "No English, Spanish". Tận cùng phía Nam của Miami là hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ trong đó hòn đảo xa nhất là Key West, đây cũng là điểm tận cùng phía Nam của nước Mỹ, những bãi tắm ở Key West thì phải gọi là tuyệt vời với cát trắng và nước biển trong vắt nhìn thấy tận đáy, đặc biệt là những bãi tắm nằm trơ trọi trên một hòn đảo, nơi đây cũng nổi tiếng về trò chơi lặn sâu. Ở gần Key Largo là công viên bảo tồn san hô John Pennekamp, công viên bảo tồn dưới biển đầu tiên ở Mỹ với hơn 30 loại san hô khác nhau. Một điều khiến tôi thích thú nhất là khi đi trên con đường từ Miami ra Key West, cả hai bên đường đều là biển (đường xuyên đảo mà), lúc đó có cảm giác con người thật là nhỏ bé trước thiên nhiên, một cảm giác thật khó diễn tả - "thrilling".
    Phía bờ Tây bao gồm hai thành phố lớn là Tampa và St Peterburg. Nằm trên I-4, Tampa là thành phố lớn nhất của bờ Tây với khoảng 300.000 người. Tampa không phải là một thành phố có những bãi tắm đẹp vì nó nằm khá sâu trong đất liền, tuy nhiên nó là một trung tâm kinh tế lớn của vùng vịnh Mexico. Một trong những điểm nổi bật của khi bạn đến Tampa đó là cây cầu The Sunside Skyway Bridge được bắc qua vịnh Tampa. Đây là một cây cầu rất đẹp dài khoảng 6,4km, với nhịp lớn nhất lên tới gần 400m, chiều cao cầu là gần 60m so với mực nước biển đã đủ cho những con tàu biển rất lớn ra vào cảng Tampa một cach thuận lợi, cây cầu từng là cây cầu dây văng dài nhất thê giới, tuy nhiên gần đây kỷ lục đã bị phá vỡ. Tampa cũng là địa điểm vui chơi của những Theme Park nổi tiếng như Busch Garden, Florida Aquarium và Adventure Island. Nếu bạn thích chơi Roller-coaster, Busch Garden là địa điểm đầu tiên nên lựa chọn. Nơi đây bao gồm một tổ hợp Roller-coaster lớn nhất thế giới với những chiếc Roller-coaster được quảng cáo là "Nhanh nhất TG, dài nhất TG và nguy hiểm nhất TG" (tôi chỉ đi được loại dễ nhất ở đây cũng thấy sợ gần chết rồi), đây còn là một vườn bách thú lớn với rất nhiều loại thú vật ở Châu Phi, bạn có thể chiêm ngưỡng chúng từ cáp treo hoặc tàu hoả. Nếu bạn thích các trò chơi về nước kiểu như công viên nước, Adventure Island là địa điểm được lựa chọn với tất cả các trò chơi liên quan đến trượt nước từ dễ đến khó (nếu bạn nào chịu khó ăn Wendy''s thì sẽ nhận được coupon giảm giá $10 một vé cho 2 địa điểm trên, hehehe). Nếu thích xem các loài cá kỳ lạ thì có thể đến Florida Aquarium, đây kiểu như một viện bảo tồn về sinh vật biển. Nói chung các Theme Park đều ngốn của các bạn khoảng một ngày với đủ mọi trò trong đó.
    St Peterburg có dân số xấp xỉ Tampa và nằm cách Tampa khoảng hơn 20 miles về phía vịnh. Khu đô thị St Peterburg-Tampa là khu đô thị sầm uất nhất vùng vịnh Mexico, tuy nhiên hơn thế, người ta biết đến St Peterburg với những bãi biển đẹp nhất Florida. Tại St Peterburg có hai bãi biển nằm trong Top 10 bãi biển đẹp nhất nước Mỹ là Fort De Soto Park và Caledesi Island State Park (thứ 2 và thứ 5), hai bãi biển này đều theo kiểu các hòn đảo nhỏ, dĩ nhiên cát trắng và nước thì tuyệt vời.
    Ở vị trí giữa của hai bờ biển Đông và Tây là thành phố Orlando. Orlando chẳng nổi tiếng vì những bãi biển vì đơn giản nó không nằm cạnh biển, cũng chẳng nổi tiếng về kinh tế cũng như chính trị. Orlando nổi tiếng vì nó có Disney World, công viên Disney đầu tiên và cũng là lớn nhất trên thế giới. Disney World là một tổ hợp gồm nhiều Theme Park có tên là Magic Kingdom, Epcot, Disney-MGM Studio và Disney''s Animal Kingdom Park. Bộ phim đang ăn khách Pirates of the Caribbean được quay hầu như toàn bộ tại đây ?" ngoài ra còn rất nhiều các bộ phim khác nữa và chúng đều được tái hiện lại trong các trò chơi tại Theme Park. Mỗi Theme Park có một đặc điểm khác nhau, thú thật là tôi cũng chưa đi hết các Theme Park, tuy nhiên theo ý kiến một số người đã đi hết thì Magic Kingdom là Theme Park đầu tiên và cũng lý thú nhất. Mỗi một Theme Park cũng đều ngốn của các bạn hết một ngày để vui chơi đến mệt phờ. Ngoài tổ hợp Disney World, Orlando còn là địa điểm của một số Theme Park khác như Sea World - nơi bạn có thể được xem biểu diễn cá heo, cá voi và là một viện bảo tồn về biển; Wet and Wild - một dạng công viên nước; Discovery Cove; Cypress Gardens và The Holy Land. Thực sự để đi hết các Theme Park ở Orlando tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc, nếu đi nhiều bạn sẽ có một cảm giác tương tự giữa các Theme Park như đều có trò chơi mạo hiểm, các Show diễn, bắn pháo hoa cuối tuần, các trò vui chơi có thưởng ... Bởi vậy nên lựa chọn một số Theme Park nổi tiếng nhất để đi và theo ý tôi là Disney World. Ngoài Theme Park, Orlando còn nổi tiếng về sân bay vũ trụ Kennedy. Sân bay này cũng mở cửa cho khách thăm quan với khá nhiều trò chơi trong đó đặc biệt bạn sẽ được xem mô phỏng một quá trình phóng tàu con thoi như thế nào (hiện giờ cũng đang có coupon để giảm $5 cho vào tham quan tại đây). Sân bay được đặt tại mũi Canaveral, nếu bạn ở Orlando, bạn có thể được chứng kiến các cuộc phóng tàu con thoi thực sự, dĩ nhiên ở các vùng lân cận cũng có thể nhìn thấy khi tàu con thoi bay lên cao, tuy nhiên lúc đó nó đã khá nhỏ.
    Thành phố cuối cùng phải kể đến là thủ phủ Tallahassee. Giống như nhiều thủ phủ của các bang khác, Tallahassee khá nhỏ bé và yên tĩnh. Hầu như chẳng có địa điểm vui chơi nào đáng kể ở đây ngoại trừ từ Tallahassee, với khoảng 1h xe chạy là bạn có thể tới các bãi biển rất đẹp thuộc 2 thành phô Pensacola và Panama City.
    Trên đây là một số thông tin hạn chế về du lịch của Florida, một số thông tin dựa trên trang web www.myflorida.com, một số dựa trên kinh nghiệm của bạn bè và một số dựa trên kinh nghiệm bản thân. Nếu có gì thiếu sót mong các bạn đang ở Florida bổ xung và sửa chữa.
    Thanks
  8. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG IDAHO
    Idaho, bang ở miền Tây Hoa Kỳ tạo thành khu vực miền Tây Tây Bắc Thái Bình Dương. Boise là thủ phủ và là thành phố lớn nhất của bang. Tên riêng của bang là Gem State. Idaho gia nhập liên bang vào ngày 3/7/1890 với tư cách là bang thứ 43.
    Idaho, bang rộng lớn thứ 14 của Hợp Chủng Quốc có diện tích là 216. 456 km2, bao gồm 2132 km2 sông nước trong vùng. Về hình dáng Idaho gồm có một vùng đất hình chữ nhật rộng lớn ở phía Nam từ vĩ tuyến 42 độ Bắc và một dải đất dài và hẹp ở phía Bắc mà người ta gọi là "Cán Chảo ''''. Bang có chiều dài tối đa từ Bắc tới Nam là 777 km và chiề u rộng thay đổi từ 496 km dọc theo biên giới phía nam đến 72 km ở vùng "Cán Chảo" Ðộ cao trung bình cách mặt biển 1500m. Vào giữa thập niên 90, 63% tổng số đất đai trong vùng do Chính phủ liên bang kiểm soát
    DÂN CƯ :
    Idaho xếp hạng 42 trong các bang về dân số với tổng số 1.011.986 người. Với mật độ trung bình là khoảng 5 người/km2. Idaho là một vùng đất hấp dẫn với sự đa dạng của cơ sở vật chất cùng vẻ đẹp thiên nhiên. Nhiều tài nguyên thiên nhiên của bang đã từ lâu là nền tảng của sản lượng kinh tế và phát triển và hiện nay đó vẫn là điều chủ yếu cho sự tiến bộ tương lai.
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Khoảng 614.000 người có việc làm ở Idaho, trong số này khoảng 24% làm trong những dịch vụ kỹ nghệ khác nhau, làm những nghề như làm trong nhà hàng hoặc lập trình vi tính, khoảng 22% làm nghề bán buôn hoặc bán lẻ, 16% trong chính phủ liên bang hoặc địa phương bao gồm cả những người trong quân đội, 12% trong sản xuất công nghệ, 8% trong canh nông (bao gồm các dịch vụ nông nghiệp) làm rừng hoặc đánh cá, 7% trong xây dựng, 6% trong tài chính, bảo hiểm và địa ốc, 4% trong vận tải và lợi ích công cộng và dưới 1% trong hầm mỏ, 9% công nhân ở Idaho vào nghiệp đoàn
    NÔNG NGHIỆP :
    Có khoảng 20.500 trang trại ở Idaho, trong số này 3/5 sản xuất mức thu nhập hàng năm trên 10 000 đô, một tỷ lệ tương đối cao so với tiêu chuẩn quốc gia. Khoai tây và lúa mì là hai vụ mùa chính yếu ở Idaho . Idaho sản xuất hàng đầu về khoai tây trong cả nước, chiếm gần 1/3 sản lượng quốc gia. Hầu hết khoai tây ở ldaho được trồng trong vùng đất được tưới tiêu dọc theo sông Suake. Lúa mì chủ yếu được trồng ở vùng Lewiston. Trong những vùng mà lượng nước mưa có dưới 380 mm hàng năm. Lúa mì được trồng bởi cái người ta gọi là "kỹ thuật canh tác khô". Ðất được cày bừa cho một năm rồi bỏ không cày xới hoặc bỏ hóa năm sau. Canh tác khô thành công tùy thuộc vào sự tồn đọng của độ ẩm trong đất màu suốt trong năm bỏ hóa để xử dụng cho năm kế. Ở những vùng độ ẩm cao hơn, đất có thể được cày xới hàng năm. Ở đó lúa mì được trồng luân phiên với đậu ve, điều này rất cải thiện tình trạng màu mỡ của đất, những vụ mùa chính khác là cỏ khô, củ cải đường và lúa mạch. Vùng trồng trái cây chính ở miền Tây Nam Idaho. Ở đó người ta trồng táo, mận, đào, anh đào và nho. Rau đậu được trồng khắp nơi trong thung lũng sông Snake. Các vụ mùa đặc biệt trong bang bao gồm hạt Cỏ linh lăng, bắp lai tạo, bạc hà cay, hạt cỏ clôvơ đỏ, rất nhiều loại hạt giống rau đậu, húp - lông, các sản phẩm của vườn ươm cây như các mảng cỏ để làm vườn hoa, cây kiểng trang hoàng. ldaho là bang nuôi gia súc quan trọng và là bang lớn đứng thứ 11 về nuôi cừu. Trâu bò và cừu được nuôi với số lượng lớn ở vùng núi và những vùng khô hơn trong bang. Idaho là bang sản xuất len hàng đầu và cũng là bang sản xuất thịt cừu quan trọng. Người ta cũng nuôi heo thịt và gà chủ yếu là ở thung lũng sông Snake.
    LÂM NGHIỆP :
    Miền Bắc Idaho là nguồn cung cấp loại thông trắng miền Tây của quốc gia. Loại thông Pondense cũng quan trọng, đa số được đốn ở công viên quốc gia Boise. Các nhà máy cưa xẻ gỗ tọa lạc chủ yếu ở vùng "Cán Chảo" và Lewiston. Trung tâm đốn gỗ hàng đầu đó cũng là nơi của nhà máy bột giấy và làm giấy lớn nhất bang.
    KHAI THÁC MỎ :
    Vàng đã một lần mang đến Idaho hàng ngàn nhà thăm dò và bây giờ đứng thứ nhì trong ngành khai thác mỏ có giá trị nhất của bang. Ðang rơi xuống đứng thứ sáu là mỏ phốt phát. Mỏ phốt phát được khai thác ở góc phía Nam của bang. giữa Montpelia và Fort Hall. Công dụng chính của nó là chế tạo phân bón. Giá trị sản xuất vùng ở Idaho luôn luôn đạt mức cao. Idaho đứng đầu trong các bang trong công tác sản xuất ăng - ti - moon, va - na - đô và ngọc hồng lưu nhám. Mỏ bạc, chì, thiếc được khám phá vào thập niên 1880 gần khu Kellogg bây giờ vẫn tiếp tục được sản xuất. Ba khoáng sản này thường hay được khai thác ngay cùng một quặng mỏ. Vào giữa thập niên 1990, Idaho được xếp hạng thứ 3 trong các bang sản xuất bạc và chì . Những hầm mỏ ở Coem d'''' Alene, một khu khai thác hầm mỏ sâu nhất Hoa Kỳ. Mỏ "ngôi sao buổi sáng" đạt tới độ sâu 2400 m trước khi đóng cửa vào giữa thập niên 1980.
    SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP :
    Nhà máy bột mì. nhà máy chế tạo sữa và phó mát, tinh lọc củ cải đường. Thịt đóng gói và những xưởng chế biến thực phẩm khác hiện diện khắp các vùng nông thôn. Sản phẩm bằng gỗ được sản xuất khắp bang và bao gồm ván ép, gỗ ván, tà vẹt, sào, hộp và đồ gỗ. Bột giấy và giấy được sản xuất ở Lewiston- Photphat cung cấp nhiên liệu thô quan trọng để làm hóa chất, các sản phẩm hóa học kể cả phân bón. Khu vực thủ phủ Boise đã phát triển thành trung tâm sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao quan trọng, mặt hàng chính là vi tính, trang thiết bị ngoại vi và chất bán dẫn; các đơn vị sử dụng công nhân lớn khác là những hãng sản xuất trang thiết bị xe hoả và máy móc dùng trong nông trại . Vô số các hãng sản xuất công nghiệp nhỏ đã bị thu hút vào vùng đất quanh Coem D'''' alene và Port Falls
    ĐIỆN LỰC :
    Ðiện tiêu dùng ở Idaho đều do các nhà máy thủy điện cung cấp. Và vài nguồn điện được chuyển tải bởi đường dây tải cao thế tới các vùng kỹ nghệ và đô thị hóa khắp miền tây.
    Nhiên liệu hóa thạch được sử dụng trong bang để sưởi ấm, nấu nướng và vận hành xe và máy bay. Khí đốt thiên nhiên và sản phẩm dầu hỏa được sử dụng cho những mục đích này. Khí đốt thiên nhiên được dẫn ống đến ldaho từ Canada và các bang khác. Các đường ống cũng mang xăng, dầu cặn và các sản phẩm dầu khác vào bang và băng qua miền bắc của bang từ các nhà máy lọc dầu ở Montana. Số lượng nhỏ năng lượng nguyên tử được sản xuất ở Idaho chỉ với mực đích thí nghiệm. Một khu vực trải rộng của ống đồng bằng nham thạch hoang vắng chung quanh vùng đất lún của sông loét gần Arco ở vùng Tây nam ldaho được sử dụng để làm nơi thử nghiệm nhà máy điện hạt nhân, do chính phủ liên bang, sử dụng phân hạch hạt nhân làm nguồn năng lượng.
    Sự sản xuất năng lượng hạt nhân bắt đầu vào năm 1951 và thị trấn Arco là cộng đồng đầu tiên trên thế giới được điện khí hóa bằng năng lượng hạt nhân.
    DU LỊCH :
    Ngành du lịch là một nguồn thu nhập quan trọng. Nhiều hoạt động du lịch trong bang là thưởng ngoạn các khu rừng quốc gia và các đơn vị thuộc Sở công viên quốc gia. Trong các tháng mùa đông trượt tuyết và các môn thể thao khác rất được phổ biến ở vùng núi.
    VẬN TẢI :
    Vận tải đường bộ và xe lửa vào ra ldaho luôn luôn là khó khăn bởi vùng núi cao lởm chởm gồ ghề ở trung tâm và miền bắc của bang và các tính chất giống như những cái khe sâu của rất nhiều thung lũng bên sông của bang . Xa lộ xuyên bang 84 băng qua nữa phần phía bắc của bang theo sau một phần con đường của Oregon. Idaho có 94.683 km xa lộ bao gồm 983 km của hệ thống xa lộ xuyên bang của liên bang.
    Ða số hàng tấn hàng hóa xuất phát từ bang đều được gửi đi bằng đường xe lửa gồm các khoáng sản kim, sản phẩm nông trại, cây gỗ. Idaco có 3516 km đường ray xe lửa- 2 tuyến xe lửa xuyên lục địa chính băng qua tiểu bang trên 1 trục Ðông tây và các tuyến phụ phục vụ các phần khác của bang.
    Hệ thống đường thủy được xử dụng chủ yếu để vận chuyển ngũ cốc tới Portland để xuất khẩu. Và con sông ở ldaho được sử dụng để vận chuyển gỗ súc từ khu vực đốn gỗ đến các nhà máy cưa. Vận tải hàng không đã nhanh chóng phát triển những năm gần đây. Tất cả các thành phố lớn trong bang có các phi trường thương mại và có lịch trình đều đặn. Vận chuyển hàng không là phương thức duy nhất để tới các miền xa xôi hẻo lánh nhất của bang. Bang có 218 phi trường, đa số là bãi đáp tư nhân. Phi trường Boise là phi trường bận rộn nhất của bang.
    THƯƠNG MẠI :
    Boise, Pocatello, Idaho Falls Nam pa-Caldưell, Twin Falls, Coem d''''alene và Lewiston là các trung tâm mậu dịch chính ở Idaho. Phần lớn mậu dịch ở miền bắc. ldaho là nơi phụ cận Spokane. Washington trong khu miền đông nam Idaho nằm gọn trong khu vực mậu dịch của Salt Lake City, Cetas.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Ba thành phố lớn nhất Idaho là Boise, Pocatello và Idaho Falls - Boise thủ phủ của bang có dân số ước lượng khoảng 320.000 - Boise là trung tâm chính về thương mại, sản xuất công nghiệp và văn hóa của miền tây Nam Idaho - Nó cũng là một trong những thành phố chính ở nội địa vùng Tây bắc Thái Bình Dương - Pocatello có dân số 43.929 là thành phố chính bên trên thung lũng sông Snake. Các thành phố quan trọng khác gồm có Twin Falls (27 ,591) trung tâm vùng nông trại trù phú và Nam pa (28,365) cả hai ở miền Nam Idaho - Coem ở '''' Alene với dân số 24,563 là trung tâm du lịch và thương mại ở vùng "Cán Chảo" Lewiston (28.082) trước đây là trại khai thác mỏ trong thời kỳ đổ xô đi tìm vàng và đá một thời là thủ phủ của dải đất ldaho - là một trung tâm sản xuất công nghiệp và cũng là quang cảnh chính của Idaho. Moscaw (1 8,5 1 9) là nơi tọa lạc Ðại học ldaho.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :


    Giáo dục:
    Hàng năm thư viện quay vòng bình quân 7,8 cuốn sách tới mỗi người dân. Thành phố Boise có thư viện công lớn nhất. Thư viện Ðại học ở Moscaw là thư viện lớn nhất của bang - các thư viện đại học đáng chú ý là thư viện Ðại học Albutson của Idaho và thư viện đại học bang Idaho. Kho chứa đựng hồ sơ của liên bang cũng như các bản thảo và nhật báo là thư viện và văn khố của bảo tàng lịch sử bang Idaho ở Boise. Thư viện luật pháp ở Boise lập vào năm 1869.
    Bảo tàng :
    Những tác phẩm của các họa sĩ Idaho được giữ trong viện bảo tàng nghệ thuật ở Boise - Phòng trưng bày khai trương năm 1937 và là bảo tàng nghệ thuật xuất sắc của bang. Bảo tàng lịch sử Iđaho bao gồm các đồ vật trưng bày có chú giải của các người Mỹ đầu tiên và cuộc sống tiên phong. Những vật thuộc nhân chủng học và khảo cổ học được trưng bày ở viện bảo tàng lịch sử Idaho và Ðại học bang Idaho -nhưng nơi này cũng chứa những vật thuộc lịch sử của bang.
    Một bộ sưu tập dành cho thuở đầu khai mỏ ở Idaho được lưu giữ ở bảo tàng vịnh Boise ở ldaho City
    TRUYỀN THÔNG :
    Vào giữa thập niên 1990 có 10 tờ nhật báo đang được xuất hiện ở Idaho. Tờ báo đầu tiên ở Idaho ''''Thời đại hoàng kim'''' được ra đời ở Lewiston vào năm 1862 là tuần báo. Tờ báo xưa nhất vẫn còn tiếp tục xuất bản ở trong bang là tờ Boise Idaho Statesman, lập năm 1864 với cái tên Twiweekly Statesman - sau này trở thành nhật báo.
    NHỮNG SỰ KIỆN HÀNG NĂM :

    Ban Boise Philharmouse là dàn nhạc nổi tiếng nhất ở Idaho. Tuần lễ âm nhạc đã được tổ chức hàng năm ở Rexburg, đưa lên những bộ mặt vũ công dân gian thực tài khắp thế giới.
    Lễ hội những môn thể thao mùa Ðông được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm ở làng nghỉ mát ở Mccall. Vào tháng hai Ðại học Idaho tổ chức liên hoan nhạc Jazz Lionel Hampton hàng năm, và suốt trong tháng ba cuộc thi trượt tuyết băng quốc gia quan trọng diễn ra, The Hrrrimon Cup được tổ chức thung lũng mặt trời. Trong những cuộc thi cưỡi bò, Snake River Stampede tổ chức vào tháng 7 ở Tanyen là một trong những cuộc thi lớn nhất ở miền Tây nước Mỹ. Cũng được tổ chức vào tháng 7 là những cuộc đua xuồng máy ở hồ Coem ở '''' Alene cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 có những cuộc nhảy múa tôn giáo dưới ánh mặt trời của người Shoshones tại khu lãnh địa Fort Hall. Dân ở Bonners Ferry ăn mừng Cootenai River days vào giữa mùa hè.
    Những hội chợ của bang bao gồm hội chợ miền Tây Idaho, tổ chức vào tháng 8 ở Boise, và hội chợ miền Ðông Idaho tổ chức ở Blackfoot vào tháng 9 - Sự kiện khác trong tháng 9 là Lumber- Jack Days ở Orofiwo - Suốt thời gian Lumberjack Days những người có khả năng tham gia thi các môn leo cột, cưa, chặt và lăn gỗ
    Lewiston - Round - Cup vào tháng 9 là một trong những cuộc thi cưỡi bò ở miền Tây Bắc - Cuối tháng 12 và một lần nữa vào mùa hè, người dân Idaho gốc Basque múa hát những bài ca xứ Basque - người Basque vẫn giữ những trò chơi truyền thống là pơ - lốt - ta.
    CHÍNH QUYỀN :

    Chính quyền địa phương :
    Mỗi hạt trong số 44 hạt của bang do một Hội đồng gồm 3 Uỷ viên dân cử cầm quyền Hội đồng giám sát tổng quát tất cả hoạt động toàn hạt.
    Đại diện quốc gia :
    Idaho bầu hai Thượng nghị sĩ và hai đại biểu cho Quốc hội Hoa Kỳ - Idaho có 4 phiếu bầu trong những cuộc bầu cử tổng thống.
    PHÁT TRIỂN KINH TẾ :
    Ở ldaho du lịch trở thành cốt yếu cho nền kinh tế của bang với sự suy thoái của việc khai mỏ trọng yếu và kỹ nghệ gỗ khi mỏ Bunkerhillvà Smelter một trong những nơi thuê nhiều công nhân nhất Idaho ngưng hoạt động ở Kellogg vào năm 1987. Mặc dù thị trường bạc được cải thiện, kỹ thuật mới luôn giảm thiểu hàng ngàn công việc. Kellogg, giống như nhiều thị trấn khai thác mỏ và làm gỗ khác khắp bang đang cố gắng phát triển kỹ nghệ du lịch của họ. Ngành du lịch phụ giúp việc đa dạng hóa nông nghiệp và kỹ nghệ, như là một nhân tố trong nền kinh tế tiếp tục phát triển của bang.
    Năm 1992 ldaho là trung tâm của một cuộc tranh cãi tầm cỡ quốc gia khi Range Weaver - 1 người da trắng ly khai sống ở trong bang không tới Tòa để dự một phiên tòa của liên bang xử 1 vụ vũ khí - Nhà chức trách liên bang bao vây nhà của ông ta ở Ruby Ridge, nơi mà ông ta đã ẩn náu và chống cự sau 11 ngày cầm cự để lại một sĩ quan liên bang, vợ và con trai của Weaver chết. Trường hợp này đặt ra những câu hỏi về chính sách của liên bang về vấn đề sử dụng vũ lực chết người. Cuối cùng thì chính sách cũng thay đổi nhấn mạnh rằng những cán bộ của liên bang phải sử dụng những phương pháp không gây chết người để bắt những người trốn chạy bất cứ lúc nào nếu có thể.
    Loving you and being loved by you keep me stay alive, Anh


    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:37 ngy 18/11/2004
  9. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG ILLINOIS
    Illinois, bang thuộc miền Trung Bắc nước Mỹ, ở trung tâm Trung Tây. Cách đây 200 năm có thể được coi là vùng hoang sơ. Là bang thứ 21 kể từ khi gia nhập vào Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày 3 tháng 12 năm 1818, nền kinh tế Illinois đã được mở rộng đến ngày hôm nay và nó trở thành một trong nhũng bang công nông nghiệp có tiềm năng trong liên bang, và bây giờ phát triển đến miền Trung Tây.
    Vùng ven bang Illinois cách xa, cô lập với thành thị, Xung quanh nó là một mạng lưới giao thông dày đặc bao gồm đường ray, đường quốc lộ, đường thuỷ, không lưu, tất cả đều đổ về những vùng chính của Chicago. Là thành phố lớn nhất thứ ba ở Mỹ, Chicago chiếm lĩnh hết đời sống xã hội, tài chính, công nghiệp của toàn bang.
    Có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là Springfield, thủ phủ của bang mà tổng thống Abraham Lincoln thường coi như nhà của mình. Vẻ nổi bật của Springfield, New Salem và nhiều cùng khác ở bang Illinois gắn liền với Lincoln đều được nêu lên trong khẩu hiệu chính của bang như là vùng đất của Lincoln.
    Illinois xếp rộng thứ 25 lrong số những bang của toàn liên hang. Với diện tích 150 007 km2 trong đó 1942 km2 là hải đảo và 4079km2 là hồ Michigan đã được thực thi pháp lý. Diện tích tổng cộng của bang từ Bắc xuống Nam là 610 km, và khoảng cách từ Ðông sang Tây là 343 km. Ðộ cao trung bình là 180 m.
    DÂN CƯ :
    Dân số lllinois là 11.430.602 người. Mật độ dân số trung bình cho toàn bang là 76 người trên km2.
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Sản xuất là hoạt động kinh tế đứng đầu bang Illinois, nó đóng góp vào tổng thu nhập nhà nước hơn ngành nông nghiệp gần 15 lần. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đang là một hoạt động kinh tế quan trọng và Illinois nằm trong số bang làm nông có năng suất nhất quốc gia. Có khoảng 6.483 .000 người làm việc ở đây, trong đó, khoảng 29% làm trong ngành công nghiệp dịch vụ khác nhau như là xử lý dữ liệu hay làm việc trong nhà hàng. Chừng 22% hoạt động buôn bán sỉ và lẻ, 15% hoạt động sản xuất, 13% làm việc trong liên bang, nhà nước hay chính phủ địa phương, kể cả lrong quân đội. 8% hoạt động trong ngành tài chính, bảo hiểm hay kinh doanh nhà đất, 5% trong vận chuyển hay ngành dịch vụ công cộng, 4% làm trong ngành xây dựng, 2% làm đồng áng (gồm những dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp, hay nuôi cá và chưa tới 1% khai thác mỏ. 20% những người làm công vùng lllinois gia nhập công đoàn.
    NÔNG NGHIỆP :
    Bang lllinois có 77 .000 nông trại, trong đó gần 3/4 nông trại bán hàng năm trên 1 0.000 đô la. Trang trại tận dụng 11 ,5 triệu ha, trong đó 85% là đất vụ mùa. Còn lại phần lớn là đất đồng cỏ. Việc bán vụ mùa chiếm gần 3/4 tổng thu nhập so với việc bán sản phẩm nông trại . Còn lại là chăn nuôi gia súc và sản phầm chăn nuôi.
    Hai vụ mùa đứng đầu bang về khối lượng và giá trị là ngô và đỗ tương. lllinois là bang đứng thứ hai về sản xuất ngô, chỉ sau IOWA, chiếm gần 1/5 vụ mùa cả nước. Lúa mì, những cây trồng trong nhà kính và vườn ươm, và loại rau quả cũng được trồng ở đây.
    Ở bang Illinois, lợn để lấy thịt được nuôi nhiều hơn bất cứ bang khác ngoại trừ bang IOWA. Thịt bò và gia súc lấy sữa cũng nuôi ở đây. Vài gia súc khác được chở từ những trại gia súc ở các bang phương Tây đến lllinois dể được vỗ béo. Illinois cũng sản xuất khối lượng sữa, bơ, trứng đáng kể, phần đông cung cấp cho các chợ lớn ở thành thị.
    KHAI THÁC MỎ :
    Hai khoáng sản giá trị nhất ở bang Illinois là than có chứa nhựa đường và dầu chiếm gần 3/5 sản lượng khoáng sản hàng năm.
    Gần như 5% than chứa nhựa đường được khai thác ở lllinois. lllinois là bang có nguồn dự trữ than lớ n hơn bất kỳ bang nào khác trong quốc gia. Trong số các khoáng sản được khai thác ở bang Illinois có đá, đất. sỏi, xi măng, đất sét. than bùn và kẽm. Cho đến giữa những năm 1990, đa số chất flo của quốc gia mà được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp gốm, hóa học và luyện thép đều đến từ khu Hardin và Pope ở phía Ðông Nam lllinois. Việc khai thác quặng Flo không còn ở bang này nữa.
    CÔNG NGHỆP CHẾ TẠO :
    Xếp thứ 5 sau Califomia, New York, Texas và Ohio, bang Illinois được coi như là một bang công nghiệp đóng góp lợi nhuận cho quốc gia. Sản xuất thực phẩm là ngành đầu tiên ở Illinois, chiếm gần 1/5 lợi tức công nghiệp.. Ðại diện cho các hoạt động công nghiệp tiêu biểu trong vùng là 5 khu chế tạo khác cung cấp 1/10 lợi nhuận. Khu công nghiệp đứng đầu dựa theo tiêu chuẩn giá về sản phẩm và lao động là ngành chế tạo máy móc, đặc biệt máy móc dùng trong xây dựng hay nông nghiệp; kim loại giả gồm những kim loại tạo ra từ máy dập và đủ loại móc khóa kim loại như là đinh vít, bù loong, rồi những vật liệu in ấn, chủ yếu trong kinh doanh và phát hành sách báo, những ấn phẩm định kỳ và sách; ngành hóa gồm dược và hóa học dùng cho những ngành công nghiệp khác, và cuối cùng là thiết bị vận chuyển đặc biệt là những linh kiện xe ô tô, máy bay và mô tô. Những ngành quan trọng khác gồm tinh lọc dầu, chế tạo đồ nhựa và cao su, dây chuyền máy móc điện tử và thiết bị diện và chế tạo giấy cùng các sản phẩm liên quan.
    Ða số ngành chế tạo ở Illinois đều tiến hành ở khu Chicago như thiết bị điện. thực phẩm, máy móc và kim loại giả. Vùng Alton gần đó chế tạo chất nổ và đạn dược, thành phố Granite là trung tâm sản xuất sắt thép.
    Khu Peoria chế tạo máy móc xây dựng, kim loại đinh vít, các dụng cụ xây dựng bằng kim loại và bình phun. Khu Rockford chế tạo máy móc. thiết bị vận chuyển và sản phẩm bằng kim loại thiết bị nông nghiệp được sản xuất ở Moline và Rock Island (đảo Rock). Decatur, nổi tiếng là trung tâm đỗ tương của quốc gia chuyên chế biến đỗ tương, xay ngũ cốc và nhiều công nghiệp chế biến thực phẩm khác.
    ĐIỆN LỰC :
    44% năng lượng điện được tạo ra từ những nhà máy năng lượng hơi nước chạy bằng than, và 56% được tạo ra từ nhà máy năng lượng hạt nhân. Hầu hết than dùng làm nhiên liệu được sản xuất tại bang. Tuy nhiên, lượng than lưu huỳnh cần thêm vào phải nhập từ những bang khác. Giữa những năm 1990 ở Illinois có 13 nhà máy năng lượng hạt nhân trong có một nhà máy ở Clinton còn lại ở Braidwood, Byron, Cordava, Mom, Seneca và Zion mỗi nơi có hai nhà máy. Illinois có nhiều nhà máy năng lượng hạt nhân hơn và thu điện từ năng lượng hạt nhân nhiều hơn những bang khác.
    VẬN CHUYỂN :
    Chicago là điểm chính những hệ thống giao thông đa dạng gồm đường sắt, quốc lộ, đường thuỷ, đường không và đường ống dẫn khí đốt, tất cả đều phục vụ cho Illinois và những bang gần kề. East Saint Luis nằm ở đỉnh Bắc ngang sông Mississippi, phục vụ thứ yếu cho những phương tiện vận chuyển, đặc biệt là đường sắt. Than, dầu, ngũ cốc, quặng sắt, đá vôi, chất hóa học công nghiệp, xăng, và nhiều chất dầu khác được chuyển tải bằng thuyền lớn hay xà lan. Ðường sắt vận chuyển những hàng hóa lớn đặc biệt đến những nơi nào cần giao hàng nhanh và vận chuyển những sản phẩm đã được hoàn thành hay còn lỡ dở. Các công ty chuyên chở hàng hóa bằng xe tải phục vụ cho mọi nơi của bang Illinois. Chicago là trung tâm chuyên chở hàng hóa bằng xe tải chính trên nước Mỹ.
    Đường thuỷ :
    Hai tuyến đường thủy náo nhiệt nhất quốc gia phục vụ cho bang Illinois, đó là đường biển Saint Lawrence và đường thuỷ từ hồ đến vịnh. Hệ thống giao lưu đường biển rộng lớn. Saint Lawrence, được xem là đường thuỷ chính ở Bắc nước Mỹ cho phép những tàu chở hàng, những thuyền đi biển đến bến cảng Mỹ là Chicago. Tuyến đường thủy từ hồ đền vịnh cung cấp cho bang Illinois tiền vận chuyển đến vinh Mêxicô qua đường sông Mississippi. Nằm trọn giữa bang Illinois, tuyến đường thủy Illinois trở thành một phần của tuyến đường từ hồ đến vịnh.
    Đường sắt :
    Mười một tuyến đường sắt lớn nhất và nhiều công ty vận chuyển trong vùng đều phục vụ cho bang lllinois. Các tuyến đường đều đổ về Chicago và phía Ðông Saint Luis. Tuyến đường phụ đây lên tới 12.400 km, vượt xa các bang khác trừ Texas, trong khi đó số toa tàu đưa vào sử dụng nhiều hơn các bang khác.
    Đường quốc lộ :
    Với 220.417 km đường sá, xa lộ bang Illinois hơn hẳn các bang khác trừ Texas và Califomia. Một hệ thống tuyến đường của bang và liên bang nối kết các thành phố lớn lại với nhau. Vào giữa những năm 1990 ở Illinois đã có 3301 km tuyến đường nội địa.
    GIAO THÔNG :
    Bang lllinois hiện có 920 phi cảng và phi trường mà hầu hết được trang thiết bị riêng biệt. Cho đến bây giờ phi cảng thương mại lớn nhất vẫn là phi cảng quốc tề ở O''''hare của Chicago, ở ngoại ô thành phố. Là một trong những phi cảng náo nhiệt nhất thế giới O''''hare là nơi vận chuyển chính cho những chuyến bay nội địa và là nơi dành riêng cho du khách nước ngoài nhập cảnh. Nó còn được coi là phi cảng đông đúc nhất quốc gia .
    THƯƠNG MẠI :
    Cho đến nay Chicago không chỉ là trung tâm thương mại đứng đầu bang mà còn đứng đầu Mỹ. Ở Chicago, việc trao đổi ngoại thương rất thuận tiện. Các thị trường chính là Canada và các nước Mỹ latinh. Tuy nhiên, việc buôn bán với các nước Châu Âu phát triển sau khi mở tuyến đường thủy Saint Lawrence năm 1959.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :
    Yêu cầu tất cả trẻ em từ 7 đến 16 tuổi đều phải đi học. Khoảng 14% học sinh ở bang lllinois theo học trường tư.
    Vào giữa những năm 1990, bang Illinois chi khoảng 5300 đô la cho việc giáo dục, so với mức trung bình toàn quốc là 5310 đô la. Mỗi giáo viên dạy 16,8 học sinh, và số lượng học sinh trung bình trong một lớp ở tiểu bang ít hơn quốc gia. Những người trên 25 tuổi ở tiểu bang này thì có tới 76% đã có bằng tốt nghiệp trung học.
    Giáo dục bậc cao :
    Bộ máy giáo dục bậc cao ở bang Illinois gồm có nhạc viện Mỹ (thành lập năm 1886), Ðại học quốc gia Chicago (18.67), Ðại học Depaul (1898), Ðại học Loyola (1870), và trường Ðại học của Chicago (1890), tất cả đều ở Chicago. Trường Ðại học Bradkey (1897) ở Peona, Ðại học quốc gia lllinois (1857) ở Normal; trường Cao Ðẳng Knox (1837) ở Galasburg, trường Ðại học phía Bắc Illinois (1895) ở De Calb, cao đẳng Wheaton (1860) ở Wheaton, trường đại học lllinois (1867), trụ sở chính ở Urbana Champaígn; Ðại học miền Nam Illinois (1 869) ở Carbondale và Edwardsville, và trường đại học Tây Bắc (1851) ở Evanston và Chicago. Thể chế nền giáo dục bậc cao đầu tiên trong bang là Cao đẳng Illinois (1829) ở Jacksonville. Vào những năm 1990 bang Illinois có 62 trường dân lập và 107 trường tư.
    Nửa cuối thê'''' kỷ 20, người ta phát triển nhanh chóng những tiện nghi cho nền giáo dục này.
    Trường Ðại học Illinois ở Chicago và trường Ðại học miền Nam lllinois ở Edwardsville đều mở năm 1965. Ðại học quốc gia Sangamon thành lập năm 1969 và trở thành Ðại học lllinois - Springfield năm 1995 . Ðại học quốc gia Govemors thành lập năm 1969 ở khu Ðại học. Khi thành lập trường Cao đẳng Joliet năm 1901 lllinois trở thành bang đầu tiên có trường cao đẳng dân lập. Sau đó 50 năm thì việc phát triển các trường Cao đẳng đã ngưng lại nhưng đến giữa những năm 1 990 có đến 64 trường Cao đẳng dân lập và bán công được công nhận.
    Thư viện và viện bảo tàng :
    Là một trong những trung tâm văn hóa đứng đầu phía Bắc nước Mỹ, Chicago là địa điểm của những thư viện và nhà bảo tàng nổi tiếng. Trong số những thư viện nổi bật ở Chicago là thư viện khoa học Crear và thư viện Joseph Regenstein ở Ðại học Chicago. Thư viện dân lập Chicago, thư viện Newbeny và thư viện xã hội lịch sử Chicago.
    Những nhà bảo tàng ở Chicago gồm có viện bảo tàng nghệ thuật Chicago. viện bảo tàng Field, hồ nhân tạo John G. Shedd, Cung thiên văn Adler, viện bảo tàng khoa học và công nghiệp. viện bảo tàng lịch sử chân Mỹ - Phi Dusable, viện bảo tàng phương Ðông của Ðại học Chicago và viện bảo tàng dự báo thông tin.
    Ở lllinois có 606 hệ thống thư viện công cộng. Mỗi năm thư viện lưu hành trung bình cho mỗi cư dân là 7.6 quyển sách. Thư viện quốc gia Illinois được thiết lập ở Springrleld năm 1839 được coi là cơ quan tư vấn và tham khảo cho các thư viện khác trong toàn bang. Springfield cũng là nơi lưu trữ những tài liệu quốc gia Illinois, khu văn phòng thư ký của nhà nước và có thư viện lịch sử quốc gia Illinois nữa.
    Một trong những viện bảo tàng chính ở ngoại ô Chicago, viện bảo tàng quốc gia Illinois ở Springfield, được thành lập năm 1877. Viện bảo tàng nghệ thuật của trường Ðại học Illinois sưu tầm nghệ thuật Châu Âu, Mỹ và Malaysia. Ở Rockford là viện bảo tàng về thời gian, nơi lưu trữ một khối lượng lớn các thiết bị giờ giấc. Viện bảo tàng đường sắt thu hút những người hâm mộ đến Monticello và Union.
    TRUYỀN THÔNG :
    Vào giữa những năm 1990, có 78 tờ báo được xuất bản hàng ngày ở Illinois. Tờ báo đầu tiên ở Illinois là tờ Herald Illinois mà được thiết lập ở Carkaskia vào năm 1814. Có 119 trạm phát sóng trung AM và 174 đài FM và 48 đài truyền hình ở Illinois vào giữa những năm 1990.
    NHỮNG SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Các biến cố hằng năm ở Illinois đều xảy ra ở thành phố Chicago trong suốt mùa hè. Thị hiếu của Chicago là buổi trình diễn áo quần sặc sỡ và thức ăn , đến đầu những năm 1980, nó trở thành một buổi trình diễn cố định của Chicago. Vào đầu mùa hè còn có những lễ hội ca nhạc của Chicago, những cuộc thi vấn đáp về âm nhạc latinh của Chicago và những lễ hội dân gian. Sau này còn có đêm lung linh (những thuyền được thắp sáng diễu hành trên sông Chicago) vào tháng 7, buổi trình diễn trên không và dưới nước dọc bờ hồ Michigan tổ chức vào tháng 8, buổi hội nhạc Jazz Chicago tổ chức vào cuối tuần.
    Là thủ đô của tiểu bang, Springfield đều tổ chức lễ hội điệu nhạc chuông vào mỗi tháng 8. Vào tháng 7 thành phố tổ chức nhiều lễ hội cho trẻ em. Một trong những lễ hội lớn nhất hằng năm là hội chợ tổ chức tại đồng bằng phía Bắc Springfield vào tháng 8 . Nhiều cộng đồng khác ở Illinois đăng cai tổ chức triển lãm những di sản hay vẻ đẹp đặc biệt của vùng hằng năm. Rantoul tổ chức buổi trình điện trên không của chim đại bàng vào tháng 6 mặc dù căn cứ không quân Chanute đã bị đập đi cách đây vài năm. Khu Nauvoo đảm trách tổ chức lễ hội nho tháng 9 để kỷ niệm những vườn nho đã cung cấp rượu cho toàn địa phương và để tưởng niệm những người khai hoang đã mang nho đến cho cộng đồng trên dòng sông Mississippi này. Tháng 10 vùng Fulton đón chào hàng ngàn người đến với lễ hội và những quang cảnh sông nước. Những hội chợ tiêu biểu cho cả nước đa số đều tổ chức ở những vùng Illinois.
    CHÍNH QUYỀN :

    Chính quyền địa phương :
    Chicago và các thành phố khác đều có thị trưởng và hội đồng chính phủ. Các thành phố cỡ trung bình thì bổ nhiệm một người quản lý thành phố, do đó vai trò của thị trưởng ít nặng nề hơn.
    Ban lãnh đạo uỷ viên quản trị và chủ tịch được bầu ra cai quản làng mạc.
    Đại diện quốc gia :
    lllinois bầu ra hai thượng nghị sĩ Mỹ và 20 người đại diện. Bang có 22 phiếu bầu cử tổng thống
    PHÁT TRIỂN KINH TẾ :
    Ðể chặn đứng tình trạng suy thoái ngành công nghiệp ở Illinois. liên bang đã kích thích những nhà sản xuất trong và ngoài nước về kinh tế duy trì ở chỗ cũ hay chuyển vế bang lllinois. Năm 1981 bang đã vay mượn 20 triệu đô la cho tập đoàn Chrysler và vài năm sau thuyết phục tập đoàn Mitsubisi xây dựng một nhà máy động cơ Diamond Star ở Normal, gần Bloomington. Một đội ngũ có kỹ thuật cao được thành lập dọc 88 tỉnh nội thành phía Tây Bắc của Chicago để thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật điện và máy tính. Vào những năm 1990, nền kinh tế ở Illinois đã được khôi phục đáng kể, tỉ lệ thất nghiệp đến năm 1996 chỉ quá 5%, đó là con sổ thấp nhất kể từ năm 1974.
    Loving you and being loved by you keep me stay alive, Anh

    Lincoln Home National Historic Site
    http://nationalatlas.gov/reference/pagegen_il.gif/img]
    u?c Milou s?a vo 00:37 ngy 18/11/2004
  10. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG INDIANA
    Indiana nằm giữa miền Bắc nước Mỹ, là một trong những bang có nền nông nghiệp và công nghìệp dẫn đầu liên bang.
    Indianapolis, vừa là thủ phủ vừa là thành phố lớn nhất của bang, chính là một ngã tư đường nằm ở trung tâm của bang với nhiều tuyến đường vận chuyển nhất toả ra từ đó. Tên riêng của bang là Hoosier State.
    Indiana gia nhập liên bang vào 11/12/1816 với tư cách là bang thứ 19. Khẩu hiệu "Ngã tư đường nước Mỹ? phản ánh được tầm quan trọng của Indiana trong các lãnh vực hoạt động thương mại quốc gia đối với nhiều tuyến đường chạy ngang qua bang.
    Indiana có diện tích xếp thứ 37 trong số các bang với tổng diện tích là 94328 km2 kể cả 816 km2 diện tích nước nội địa và 609 km2 diện tích hồ Michigan. Indiana có dạng hình chữ nhật gồ ghề và bang có chiều dài lớn nhất từ Bắc đến Nam là 459km và chiều dài lớn nhất từ Ðông sang Tây là 285 km. Hồ Michigan và bang Illinois giáp bang ở phía Bắc. Ohio giáp bang ở phía Tây. Sông Ohio tách Indiana ra khỏi Kentucky ở biên giới phía Nam.
    DÂN CƯ :
    Indiana có số dân là 5.564.228 người.
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Indiana có khoảng 3200.000 người có việc làm. 24% trong số này làm trong lãnh vực dịch vụ khác nhau như làm viên phụ thẩm pháp luật hoặc làm trong các nhà hàng là tỉ lệ lớn nhất. Khoảng 22% làm công việc buôn bán sỉ và lẻ; 20% làm trong ngành nông nghiệp; 13% làm trong chính quyền địa phương, bang và liên bang, kể cả trong quân đội; 6% làm trong ngành tài chính, bảo hiểm và bất động sản; 5% làm trong ngành xây dựng; 5% làm trong ngành vận tải hoặc những ngành phục vụ công cộng; 3% làm trong ngành nông nghiệp (gồm cả dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp, hoặc ngư nghiệp; và dưới 1% làm trong ngành khai khoáng.
    Khoảng 20% công nhân Indiana được gia nhập liên đoàn.
    NÔNG NGHIỆP :
    lndiana xếp thứ 11 trong số các bang về doanh thu nông nghiệp hàng năm. Có 63.000 nông trại ở bang, dưới 3/5 trong số đó có mức bán ra hàng năm hơn 10.000 đô la. Ðất nông nghiệp chiếm 6,5 triệu hecta trong số đó hơn 4/5 là đất trồng trọt. Ðất còn lại phần lớn là đồng cỏ và vùng rừng.
    VỤ MÙA :
    Tầm quan trọng của đậu nành đã tăng lên trong những năm gần đây gần bằng giá trị và sản lượng bắp sản xuất ra. Lúa mì và rau xanh đặc biệt là cà chua dùng để chế biến cũng là những vụ mùa quan trọng. Ngoài ra, Indiana còn nổi tiếng là một trong vài nơi ở Mỹ sản xuất bạc hà lục và bạc hà cay, phần lớn phát triển ở Tây Bắc. lndiana xếp thứ 4 trong số các bang về lượng bán bắp, đậu nành và cà chua dùng trong chế biến thức ăn. Indiana xếp thứ 8 về lượng hàng hóa bán được của tất cả các vụ mùa nhưng loại nông trại đang tăng này ít màu mỡ nên những người nông dân đã từ bỏ và những hoạt động của họ hoà lẫn vào các hoạt động khác.
    Phần lớn các nông trại ở miền Nam đều nuôi lợn, trâu bò, trồng bắp và đậu nành. Ngoài ra thuốc lá được trồng ở trong và gần thung lũng sông Ohio.
    KHAI KHOÁNG :
    Xét về giá trị thì than có (nhựa rải đường), bitum là khoáng sản chính được sản xuất ở Indiana, được xếp là bang sản xuất than thứ 8 của Mỹ. Các khoáng sản khác được sản xuất ra gồm đá, xi măng, cát và sỏi, dầu thô và đất sét.Vào đầu những năm 1990 khoảng 29 triệu tấn than được khai thác ở Indiana. Vì than có hàm lượng lưu huỳnh tương đối cao. Phần lớn than được bán cho các công ty sản xuất điện tử các tua bin và máy phát chạy bằng hơi; những công ty này phải đáp ứng tiêu chuẩn kiểm tra ô nhiễm không khí của liên bang. Do đó tiến trình cạnh tranh giá cả về lọc hơi đốt than, hoặc lâm sạch lưu huỳnh nên thị trường than của Indiana giảm sút. Indiana là một trong những nơi sản xuất đá vôi lớn của quốc gia. Phần lớn vật liệu xây dựng đạt chất lượng tuyệt vời được khai thác ở mỏ đá ở trong vùng nằm giữa Bloomington và Bedford nằm ở phía Nam Indiana. Sản lượng đá vôi và dolomit hàng năm của bang được dùng làm nền đường sắt hoặc làm xi măng.
    CÔNG NGHIỆP :
    Ngành in ấn và xuất bản đặc biệt quan trọng ở lndianapolis và Hammond.
    Vùng công nghiệp cơ bản của bang là vùng Calcumet, giáp hồ Michigan và gồm các thành phố Gary, Ðông Chicago, Hammond, và Whiting. Vùng Calcumet là một trong những trung tâm công nghiệp nặng dẫn đầu ở Mỹ chuyên về tinh chế dầu, sản xuất thép và các kim loại sơ cấp, than cốc, các chất hóa học, nhựa đường, chất dẻo và xi măng.
    Các phương tiện vận chuyển tuyệt vời phục vụ các ngành công nghiệp nặng của Calumet đã nối liền nó với thị trường, thành phố và công nghiệp quan trọng của Trung Tây. Chúng cũng nối liền Calumet với các nguồn nguyên liệu thô chẳng hạn các vùng mỏ than của Pensylvania và Tây Virginia (một nguồn luyện than đá thành than cốc cho các lò luyện thép) và các mỏ sắt của Minnesota, Michigan và Canada.
    Vùng công nghiệp quan trọng thứ hai nằm ở miền Trung Indiana, bao quanh các thành phố Lafayette. Kokomo, Muncie,Marion, Anderson, Elwood và New Castle, và mở rộng sang Indianapolis. Phạm vi hàng hóa rộng lớn được sản xuất ở vùng này gồm các bộ phận và đồ phụ tùng của xe hơi, thiết bị điện, kể cả các bộ phận về điện. hàng gia dụng, và trạng thiết bị công nghiệp.
    Trong số các trung tâm công nghiệp khác ở miền Bắc Indiana na gồm có Fort Wayne, nơi sản xuất máy móc và vùng phía Nam của Bend chuyên về phương tiện vận chuyển. Elkhart nổi tiếng về sản xuất các dụng cụ âm nhạc và nhà lưu động. Nhiều hàng hóa khác được sản xuất ở Valparaiso, thành phố Michigan, La Porte, Hoburt và Goshen. Indianapolis vùng công nghiệp chính của miền Trung lndiana, là một trung tâm sản xuất xe tải, các linh kiện xe hơi, và các động cơ máy bay. Hóa chất, thiết bị điện, và máy móc cũng được sản xuất ở Indianapolis. Ngoài ra, xay bột, đóng thịt hộp, chế biến rau xanh và in ấn cũng được thực hiện ở đó. Terre Haute, ở sông Wabash, là một trung tâm chế tạo kim loại và sản xuất dược phẩm, chất dẻo và thức ăn. Những trung tâm công nghiệp chính ở miền Nam Indiana nằm ở Ohio và vùng thấp của các thung lũng sông Wabash. New Albany ở sông Ohio đối diện với Louisville, Kentucky là một trung tâm sản xuất gỗ dán lớn và Jeffersonville cũng ở Ohio là trung tâm sản xuất xà phòng và hóa chất. Nhiều ngành công nghiệp đang phát triển ở trong và gần Evansville, ở khu vực phía Tây Nam của bang là ngành sản xuất nhôm. dược phẩm, thức ăn và xe hơi.
    ĐIỆN :
    Ðiện đều từ các nhà máy năng lượng nhiệt đốt bằng than. Mặc dù miền Tây Indiana có một nguồn than phong phú nhưng hàm lượng lưu huỳnh của nó cao đã thúc đẩy một vài ngành phục vụ công cộng chuyển sang than từ Wyoming. Vào đầu năm 1984 việc xây dựng hai nhà máy năng lượng hạt nhân bị bỏ do giá cả leo thang.
    VẬN CHUYỂN :


    Đường thuỷ :
    Ðường thủy chính phục vụ cho vùng Calumet là hồ Michigan, một phần của các con hồ Great - hệ thống đường biển Saint Lawrence. Các cảng chính ở bờ biển hồ lndiana gồm cảng lndiana, một vùng chính thức của cảng Chicago, hai cảng sở hữu riêng nằm ở Gary và Buffington và cảng Bum Waterway nằm ở hạt Porter, tất cả đều do hội đồng cảng Indiana xây dựng và quản lý. Phần lớn hàng hóa chuyên chở được chuyển giao ở những cảng nằm trên hồ Michigan gồm vật liệu thô giành cho vùng công nghiệp Calumet. Hệ thống đường sắt quốc lộ, và kênh đào nối liền vùng Calumet với các cảng mở rộng gần Chicago và với đường thủy Illinois, tất cả hệ thống này đều nối liền với sông Missisippi. Con đường thủy chính phục vụ cho miền Nam Indiana là sông Ohio. Hai cảng nằm ở Ohio là trung tâm biển Southwind ở Mount Vermon và trung tâm biển Clurk gần New Albany, là hai cảng chất hàng và dỡ hàng xuống cho xà lan chạy trên sông.
    Đường sắt :
    Miền Nam và Tây Nam Indiana chạy ngang qua tất cả tuyến đường sắt chính đến Chicago xuất phát từ miền Ðông nước Mỹ và tập trung các con đường sắt lớn nhất hơn bất cứ vùng nào của Mỹ. Các con đường khác phục vụ cho các vùng còn lại của bang tập trung chủ yếu ở Indianapolis, một trong những trung tâm vận chuyển chính của Trung Tây. Phần lớn giao thông đường sắt ở Indiana hoàn toàn giành cho việc vận chuyển hàng hóa. Khách du lịch ở Amtract nơi nối liền Indianapolis với Chicago và miền Bắc Indiana.
    Đường quốc lộ :
    Ðường quốc lộ và đường thu phí nối liền các thành phố lớn và các vùng công nghiệp ở Indiana. lndiana có 148.667 km đường quốc lộ, gồm cả 1 8 3 1 km con đường giữa các bang.
    Phi trường :
    Hầu hết mọi thành phố lớn ở Indiana đều có một phi trường thương mại phục vụ. Sáu trong 597 phi trường của bang có những đường băng đủ dài cho những máy bay thương mại lớn nhất. Phi trường đông khách nhất ở bang là phi trường quốc tế Indianapolis, phục vụ hơn 2,7 triệu hành khách mỗi năm.
    THƯƠNG MẠI :
    Các trung tâm thương mại của bang là Cincinnati, Louisville, St.Louis, Chicago, Detroit, South Bend, Fort Wayne. Lafayette, Terre Haute và Evansville.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Indianapolis là thành phố lớn nhất với dân số 731.327, một trong những trung tâm công nghiệp và thương mại dẫn dầu của bang.
    Fort Wayne là thành phố lớn nhất ở Ðông Bắc Indiana, là một trung tâm thương mại và công nghiệp chính nổi tiếng về chế tạo nhiều loại máy móc và các hàng hóa bằng kim loại. Dân số của nó là 173.072 người. Evansville. thành phố lớn nhất ở phía Nam Indianapolis của Indiana với dân số 126 272 người. Nó là một trung tâm thương mại nằm trên sông Ohio về phía Tây Nam Indiana. Gary, một vùng Tây Bắc của bang, là thành phố lớn nhất thứ tư, với dân số 116 646 người. Calumet là một trong những nơi tập trung công nghiệp nặng lớn nhất ở Mỹ.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :


    Giáo dục :
    Sinh viên 16 và 17 tuổi đòi hỏi phải có một cuộc phỏng vấn ra trường và phải được bố mẹ viết lời chấp thuận trước khi rời trường trung học. Ngày nay phần lớn trẻ em ở lndiana học ở các trường công nhưng chỉ 9% học ở các trường tư và trường của tôn giáo . Indiana chi khoảng 5100 đô la cho giáo dục mỗi sinh viên, so với'''' mức trung bình của quốc gia là khoảng 5310 đô la.
    Mỗi thầy giáo có 17,6 sinh viên. 76% những người trên 25 tuổi có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học.
    Giáo dục đại học :
    Ðại học lớn nhất ở Indiana là Ðại học Indiana. Ðại học Purdue ở West Lafayette. Ba đại học khác của bang là Ðại học bang Indiana ở Terre Haute, Ðại học Ball của bang (thành lập năm 1918 ) ở Muncie; và Ðại học miền Nam Indiana ở Evansviile. Ðại học Notre Dame thành lập năm 1842 1à một trường Công giáo La Mã nổi tiếng. Ðại học Depauw (1837) ở Greencastle, và đại học Valparaiso (1859) ở Valparaiso; tất cả đều được liên kết với những giáo phái Tin Lành. Các trường đại học nổi tiếng khác gần Ðại học Butler (1855) ở Indianapolis và Ðại học Greencastle (1 854).
    Thư viện :
    Có 238 hệ thống thư viện công cộng phục vụ cho tất cả các hạt của bang. Mỗi năm thư viện ấn hành trung bình 9,9 quyển sách/người, đạt tỉ lệ cao nhất trong số các bang. Thư viện lớn nhất là thư viện công cộng Indianapolis. Thư viện Cathedrad xưa nằm ở Vincennes có nhiều sách quý hiếm xuất bản trước năm 1800.
    Bảo tàng :
    Bảo tàng nghệ thuật Indianapolis có nhiều sưu tập nghệ thuật của người Châu Âu và Châu Á. Bảo tàng Indianapolis của trẻ em có các triển lãm dành cho lịch sử tự nhiên và nhân loại: Nghệ thuật từ đầu thề kỷ 19 đến hiện nay đều được sưu tập ở bảo tàng Eiteljorg của người Mỹ da đen và và nghệ thuật phương Tây được sưu tập ở Indianapolis. Những cuộc triển lãm có ảnh hưởng đến Abraham Lincoln và thời đại của ông ta tại bảo tàng Lincoln ở Fort Wayne.
    TRUYỀN THÔNG :
    Vào giữa những năm 1 990, Indiana có 87 đài phát thanh AM và 130 đài phát thanh FM và 32 đài truyền hình. .
    NHỮNG SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Sự kiện hàng năm nổi tiếng nhất là cuộc đua mô tô 500 của Indianapolis được tổ chức vào cuối tuần "Ngày chiến sĩ trận vong" ở trường đua mô tô Indianapolis từ năm 1911 . Các sự kiện hàng năm khác ở Indiana như Hoạt cảnh lịch sử lễ phục sinh Marion kể về câu chuyện lễ Phục sinh từ năm 1937. Mùa xuân bắt đầu mùa lễ hội qua lndiana bắt đầu là Tulipfest (lễ hội hoa uất kim cương) ở Blooming và lễ hội Mushroom (lễ hội Nấm) ở Mansfield, cả hai đều tổ chức vào tháng 4. Lễ hội Tự do của Evansville kéo dài trong hai tuần với những cuộc diễu hành, những cuộc khiêu vũ, ăn uống, và cực điểm là những dàn pháo hoa vào tuần thứ tư của tháng 7. Các sự kiện mùa hè gồm lễ hội Dân tộc ở South Bend, lễ hội Ba dòng sông ở Fort Waync và những cuộc đua xuồng máy lướt mặt nước trong suốt cuộc đua thuyền ở Madison. Một sự kiện vào tháng 10 là lễ hội Cầu bị chiếm tổ chức hạt Parke nhằm dành lại nhiều cầu bị chiếm hơn bất kỳ hạt nào khác ở Mỹ. Sự kết nạp bang vào liên bang được tổ chức vào 11/12, là ngày lễ nổi tiếng của Indiana.
    CHÍNH QUYỀN :


    Chính quyền địa phương :
    Hầu hết 92 hạt của Indiana do một bang uỷ viên hội đồng hạt lãnh đạo .
    Đại diện quốc gia :
    Indiana bầu hai thượng nghị sĩ Mỹ và 10 thành viên hạ nghị viện. Bang có tất cả 12 phiếu bầu tổng thống.
    NHỮNG PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY :
    Vào những năm 1990, sự phát triển mạnh mẽ nói chung của Indiana đã đạt được kỷ lục về con số thất nghiệp và là một bang có thặng dư lớn, trên một tỷ đô la. Doanh thu của bang được tăng lên nhờ thu nhập từ những nơi xử án về cờ bạc được xây dựng gần đây (ở các trường đua ngựa và ở những câu lạc bộ đua thuyền trên sông) và một cuộc xổ số cái bang bắt đầu vào cuối những năm 1980.
    Chính quyền bang đang phải đương đầu với vấn đề phải dùng số tiền thặng dư đó như thế nào: cải cách toàn bộ về giáo dục công, nhu cầu về hệ thống xét xử tội phạm và vận chuyển công cộng. Ngoài ra bang được xem như có vai trò lớn trong việc quản lý các chương trình xã hội và y học do chính quyền liên bang chuyển giao đầu tiên. Bang không chắc về những nghĩa vụ này to lớn như thế nào và bao nhiêu thặng dư sẽ được dành cho những nghĩa vụ này. Các kế hoạch về việc phân phối thu nhập cũng được xem là nhu cầu cho việc giảm thuế nói chung.
    Loving you and being loved by you keep me stay alive, Anh


    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:38 ngy 18/11/2004

Chia sẻ trang này