1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi ngày một tiểu bang

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 18/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG IOWA
    Iowa nằm trong vùng phía Bắc của trung tâm nước Mỹ. Iowa với những vùng thảo nguyên và nền kinh tế nông nghiệp dành để trồng lúa gạo, chăn nuôi gia súc, bang thường được ''''xem như là bang đặc trưng của Trung Ðông. Iowa gia nhập liên bang vào 28/12/1846 với tư cách là bang thứ 29.
    Des Moines là thủ phủ của bang và là thành phố lớn nhất. Tên riêng của bang là Hawkeye State.
    Iowa nằn trong vùng sản xuất thực phẩm của quốc gia ở quy mô lớn vì đất trồng màu mỡ, nuôi bò đực và trâu bò rất tốt. Iowa có nhà máy đóng thịt, chế biến thóc lúa, sản xuất nông cơ, thu hoạch ngũ cốc, điều khiển các hoạt động nông trại và chế biến nông sản. Các nhà máy khác sản xuất bút máy, máy giặt, đồ đạc văn phòng. Iowa đầu tiên là một bang công nghiệp nhưng nhiều sản lượng công nghiệp vẫn còn dựa vào sản xuất nông trại.
    Iowa là bang lớn thứ 26 trong liên bang. Tổng diện lích của nó là 145. 754 km2 kể cả 1039 km2 nước sâu. Bang có phạm vi lớn nhất từ Ðông đến Tây là 534 km và chiều dài lớn nhất từ Bắc đến Nam là 344 km2 . Ðộ cao trung bình khoảng 340 m.
    DÂN CƯ :
    Dân số lowa là 2.787.424 người xếp thứ 30 trong tất cả các bang.
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Iowa có khoảng 1.692.000 người có việc làm. Trong số đó khoảng 25% làm việc các lãnh vực phục vụ đa dạng chẳng hạn làm trong các nhà hàng hoặc trong lãnh vực xử lý dữ kiện. Khoảng 23% làm trong lãnh vực buôn bán sỉ và lẻ; 14% làm trong lãnh vực sản xuất; 14% làm trong chính quyền địa phương, bang và liên bang kể cả những người làm trong quân đội; 9% làm nông (gồm cả các dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp; 7% làm trong lãnh vực tài chính, bảo hiểm và bất động sản; 5% làm trong những lãnh vực xây dựng; 4% làm trong lãnh vực vận chuyển hoặc những ngành phục vụ công cộng. Công việc trong ngành khai thác mỏ không quan trọng. 13% công nhân Iowa là những thành viên của liên đoàn lao động.
    NÔNG NGHIỆP :
    Iowa là bang có sản lượng nông nghiệp nhiều thứ 3 của quốc gia, sau Califomia và Texas về giá trị sản lượng nông nghiệp hàng năm. Iowa có 100000 nông trại, chiếm khoảng 13,4 triệu hecta. Iowa có khoảng 3/4 đất dành cho các vụ mùa và đất còn lại hầu như là đồng cỏ. Khoảng 4/5 các nông trại của Iowa có lợi tức hàng năm đạt 10.000 đô la. Gần 3/5 doanh thu nông nghiệp từ việc bán gia súc và các sản phẩm của gia súc, phần còn lại từ vụ mùa. Ngũ cốc và đậu nành là hai vụ mùa có giá trị nhất ỏ Iowa. Các vụ khác là cỏ khô và yến mạch. Iowa xếp thứ nhất trong số các bang về sản lượng ngô xếp thứ nhì sau Illinois về sản lượng đậu nành. Iowa là nơi sản xuất bắp rang chín và bắp cũng để cất làm rượu whiskey. Hầu như bắp lai cung cấp nhiều sản lượng hơn bắp không lai và có sức đề kháng đối với bệnh tật hoặc đối với hạn hán kéo dài. Hạt giống bắp lai của Iowa là nhu cầu lớn cho các bang khác. Ðậu và dầu được chiết ra từ đậu nành được sử dụng làm thức ăn gia súc, thực phẩm và sử dụng trong sản phẩm công nghiệp rộng lớn. Ngoài ra cây đậu nành còn được sử dụng như cỏ khô vào mùa hè hoặc cất trong xi lô vào mùa đông; đậu nành còn tạo lại được chất ni tơ cho đất. Cỏ được trồng khắp bang gồm có cỏ linh lăng, cỏ 3 lá đỏ, và cỏ đuôi mèo. Yến mạch được dùng để cung cấp thức ăn cho gia súc và chế biến thực phẩm. Quả táo đỏ đậm đà hương vị nổi tiếng nhất được phát triển đầu tiên ở Iowa. Iowa xếp thứ 3 trong số các bang về giá trị gia súc và về giá trị sản phẩm gia súc, chỉ sau Texas và Nebraska. Khoảng 1/4 tất cả lợn bán ở Mỹ đến tưừ Iowa; nhiều trâu bò, lợn và cừu được chế biến ở thành phố Sioux và các lò mổ khác.
    KHAI THÁC MỎ :
    Iowa là bang có lượng khoáng sản thấp so với các bang, các mỏ kẽm và chì đã bị dùng hết. Các khoáng sản cơ bản là đá, xi măng, cát và sỏi, thạch cao, than và đất sét. Iowa xếp thứ hai về sản xuất thạch cao. Phần lớn sản lượng của bang thường được dùng vào việc làm vữa trát tường, đến từ các hạt Webster và Des Moines. Các nguồn dự trữ than ở phía Nam Iowa giảm sút khi than không còn được sử dụng cho các đầu máy và hiện nay dầu hoặc khí gas tự nhiên hoặc than đốt sạch sẽ từ những bang khác mang đến được ưa thích hơn. Phần lớn than khai thác được sử dụng trong các nhà máy năng lượng điện.
    NGHÀNH SẢN XUẤT :
    Thành phố Sioux, một trung tâm đóng thịt hộp lớn, có nhiều sân nhốt gia súc rộng lớn. Kedar Rapids nổi tiếng về thức ăn sáng bằng ngũ cốc. Máy móc nông nghiệp được sản xuất ở Des Moines và Davenport. Ðồ dùng gia đình được sản xuất ở Newton, bút bi được sản xuất ở Fort Madion. Davenport cũng có một nhà máy cán nhôm lớn. Các nhà máy khác ở Iowa làm các bộ phận của xe hơi, nhà Ô tô lưu động các sản phẩm bằng gỗ bắp rang, và các sản phẩm bằng bắp khác, bơm quay, thiết bị sưởi, các bộ phận điện, và thiết bị thông tin liên lạc.
    ĐIỆN :
    Iowa có hơn 4/5 điện phát ra từ các nhà máy năng lượng (chạy bằng hơi) nhiệt đốt bằng nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than. Dưới 1/6 điện phát ra từ nhà máy năng lượng hạt nhân duy nhất của bang, trung tâm năng lượng Duane Amold gần Kear Rapids, bắt đầu hoạt động thương mại vào năm 1975. Một lượng năng lượng nhỏ phát ra các cơ sở thủy điện. Phần lớn các nhà máy năng lượng do tư nhân làm chủ.
    GIAO THÔNG VẬN TẢI :
    Iowa có một mạng lưới quốc lộ và các đường phụ dày đặc, dịch vụ đường sắt tuyệt vời giữa các thành phố lớn của bang và các đường bay nối liền các vùng còn lại của quốc gia.


    Đường thuỷ :
    Tàu bè có thể đi lại trên sông Mississippi đã mang lại cho Iowa một tuyến đường thủy đến các bang ở sâu trong nước và đến vịnh Mêxicô. Các cảng sông chính của bang là Keokuk, Fort Madison, Burlinglon, Musscatine, Devenport, Clinton và Dupuque. Các cảng này nhận và chuyển than, dầu và các nguyên liệu thô khác, các sản phẩm gỗ, và các mặt hàng công nghiệp. Council Bluffs và Sioux City là các cảng lớn của Iowa nằm trên sông Missouri mà tàu bè có thể ngược dòng đến tận thành phố Sioux .
    Đường sắt :
    Một vài tuyến đường sắt lớn nối liền Chicago, Illinois với miền Ðông của nước Mỹ chạy qua Iowa, ở miền Ðông Iowa các tuyến đường chính đi vào bang chạy qua Burlington, Davenport, Clinton và các thành phố khác ở Mississippi. Ở phía Tây, các con đường sắt đổ về Council Bluffs và thành phố Sioux, những điểm chính chạy qua Missouri ở miền Tây Iowa. Vào đầu những năm 1990 bang có 6843 km đường sắt. Hơn 4/5 trọng tải hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt và xuất phát ở trong bang, là nông sản và thức ăn chế biến.
    Đường quốc lộ :
    181 381 km đường quốc lộ công cộng của Iowa được nông dân và các công ty vận chuyển hàng sử dụng rộng rãi để chuyển các nông sản của Iowa đến chợ hoặc đến những nhà ga gần nhất. Hệ thống đường sắt hình thành nên một mô hình phân bổ trong một khu vực và 1260 km đường quốc lộ liên bang chạy qua bang cắt ngang mô hình này. Các con đường tập trung về con sông chính chạy qua thành phố Sioux, Counctl Bluffs, Davenport, và Dubuque.
    Phi trường :
    Hầu hết tất cả các thành phố lớn của Iowa được đưa vào lịch trình các trạm hàng không công cộng. Tuy nhiên phi trường thành phố Omaha phục vụ cho Council Bluff nằm ngang qua sông Missouri ở Nebraka. Davenport nằm bắt ngang qua Mississippi gần Moline của Illionois được một phi trường thành phố nhỏ và phi trường thành phố qua đáp ứng. Bang có 109 phi trường, một vài phi trường trong số này là của tư nhân. Phi trường thành phố Des Moines là phi trừơng đông khách nhất.
    THƯƠNG MẠI :
    Nhiều công việc bán lẻ ở Iowa được thực hiện ở các thành phố lớn. Des Moines phục vụ như là một trung tâm thương mại chính của khắp miền trung và trung đông của Iowa. Ảnh hưởng thương mại của thành phố Sioux lan rộng ra đến Nebraska và Counsil Bluffs, và Tây Nam Iowa nằm trong lãnh vực hoạt động thương mại của Omaha, Nebraska. Người dân ở nhiều cộng đồng của Iowa dọc theo Mississippi dường như thích mua sắm ở Rock Island và Chicago nằm ở Illinois.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Des Moines, thủ đô của bang, thành phố lớn nhất Iowa ước tính có 406 000 người. Ngoài ra để phục vụ như là một trụ sở của chính phủ, Des Moines trở thành một thành phố công nghiệp lớn của Iowa và là một trung tâm kinh doanh bảo hiểm và nhiều lãnh vực hoạt động in ấn và xuất bản của bang. Kedar Rapids, một trung tâm chế biến thức ăn quan trọng nổi tiếng về sản xuất bột ngũ cốc ăn sáng. Daveport thành phố lớn nhất giáp sông Mississippi với dân số là 95.333 người .
    Thành phố Sioux với dân số 80.505 người phục vụ như là một trung tâm thương mại cho vùng tây Bắc Iowa. Ðây là một ga đầu mối quan trọng và là một nơi chuyên sản xuất nông sản. Waterloo là một thành phố công nghiệp với dân số 66.467 người. Thành phố này chuyên sản xuất thịt hộp và máy móc nông nghiệp. Thành phố Iowa với dân số 59.738 người là trung tâm đại học của Iowa. Dubuque ở Mississippi là một trong những khu định cư đầu tiên ở Iowa. Nó là một thành phố thương mại và công nghiệp với dân số 57.546 người. Council Bluffs, một trung tâm đường sắt quan trọng ở Tây Nam Iowa, có dân số 54.315 người. Nó nằm trong vùng thành phố của Omaha và Nebraska.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :


    Giáo dục :
    Iowa chi khoảng 5220 đô la cho việc đào tạo mỗi sinh viên, so với mức trung bình của quốc gia là khoảng 5310 đô la. Mỗi thầy giáo dạy 15,8 sinh viên. Ở bang có 80% những người trên 25 tuổi có bằng tốt nghiệp trung bình, cao hơn tiêu chuẩn quốc gia.
    Giáo dục đại học :
    Trường công lâu năm nhất là đại học Iowa. Trường này nằm ở thành phố Iowa, được ban đặc quyền vào năm 1847 và mở ra vào năm 1855 . Các trường được sự ủng hộ của bang là Ðại học khoa học và kỹ thuật bang Iowa ở Ames, và đại học miền Bắc Iowa ở Kedar falls được ban đặc quyền vào năm 1876 như là trường tiêu chuẩn của bang Iowa.
    Hầu hết các trường đại học tư đều do các giáo phái mở ra. Một trong những trường đại học lớn nhất là Ðại học Drae do các tông đồ của Giê - xu thành lập vào năm 1881 ở Des Moines. Ðại học Iowa Wesleyan mà được ban đặc quyền vào năm 1842 như là viện văn chương của Mount được xem như là đại học xưa nhất của bang. Ðại học Grinnell thành lập năm 1846 được đặt theo tên của người theo chủ nghĩa bãi nô là ông Josiah Bushnell Grinnell.
    Thư viện :
    Thư viện công đầu tiên của Iowa được mở ra ở Fairfield vào năm 1853. Vào đầu những năm 1990, bang có 517 thư viện công ở địa phương. Mỗi năm các thư viện lưu hành trung bình 9 quyển sách/ người; đó là một trong những tỷ lệ lớn nhất của quốc gia. Thư viện lớn nhất ở bang là thư viện đại học Iowa, nơi có nhiều sách sưu tập hay gồm cả một trong những tác phẩm do các nhà văn Iowa viết. Các sưu tập tổng quát về tài liệu lịch sử Iowa do bộ lịch sử và văn thư lưu trữ của bang ở Des Moines và do bộ xã hội lịch sử Iowa của bang ở thành phố Iowa bảo quản.
    Bảo tàng :
    Ở Iowa có các viện bảo tàng và các phòng trưng bày mỹ thuật nằm ở các thành phố lớn. Trong số các viện bảo tàng chính gồm có bảo tàng của Trung tâm Mỹ thuật Des Moines là nơi sưu tập hội họa và điêu khắc của Mỹ và Châu Âu; viện bảo tàng lịch sử tự nhiên của đại học Iowa ở thành phố Iowa và viện bảo tàng Sanford và Planetarium nằm ở Cherokee. Các viện bảo tàng khác gồm có bảo tàng mỹ thuật Davenport, Bảo tàng lịch sử và khoa học Grout ở Waterloo; Hội liên hiệp mỹ thuật miền Trung Iowa nắm ở Marshalltown; Phòng trưng bày mỹ thuật của đại học miền Bắc Iowa ở Kedar falls; Trung tâm mỹ thuật thành phố Sioux và viện bảo tàng công cộng của thành phố Sioux. Có nhiều viện bảo tàng lịch sử ở nhiều thành phố nhỏ của Iowa, chẳng hạn viện bảo tàng xã hội lịch sử hạt Floyd ở thành phố Charles; viện bảo tàng lịch sử hạt Wayne ở Corydon; và bảo tàng McCallum và ngôi nhà di sản Brumson ở Sibley.
    TRUYỀN THÔNG :
    Tờ báo đầu tiên ở Iowa bây giờ là tờ Dubuque Visitor (Thanh tra Dubuque), xuất bản vào năm 1836 và 1837. Có 35 tờ báo hằng ngày ở Iowa. Những tờ báo hằng ngày dẫn đầu là tờ Des Moines Register, tờ Kedar: xuất bản ở New York vào những năm 1920. Trong số những người Iowa đạt được danh tiếng trên thế giới về âm nhạc gồm có Bix Beiderbecke vừa là nhạc sĩ vừa là nhà soạn nhạc Jazz nổi tiếng và Glenn Miller, người dẫn đầu ban nhạc nổi tiếng.
    NHỮNG SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Hội chợ bang Iowa tổ chức ở Des Moines vào mỗi tháng 8 là một trong những cuộc trưng bày hàng nông nghiệp lớn nhất ở Mỹ. Một sự kiện lớn vào tháng 9 là cuộc biểu diễn mô tô tổ chức ở Fort Madison. Hội chợ hạt Clay, một trong những hội chợ hạt lớn nhất ở vùng quê, cũng được tổ chức vào tháng 9. Các cuộc trưng bày gia súc cũng được tổ chức ở Waterloo suốt tháng 10 như là một phần của Hội nghị bò sữa của quốc gia.
    Trong số các sự kiện nổi tiếng khác của Iowa gồm có những cuộc chạy tiếp sức của đại học Drake ở Des Moines vào tháng 4 , Các lễ hội hoa uất kim hương vào tháng 5 được tổ chức ở thành phố Orange và ở Pella. Trong các lễ hội nhiều người dân thường mang giày làm bằng gỗ và mặc quần áo truyền thống của người Hà Lan. Vào tháng 8, "cuộc thi và lễ hội âm nhạc đồng quê thời xưa của quốc gia" được tổ chức ở Avoca và hội nghị Hobo của quốc gia diễn ra ở Britt. Vào tháng 9, một cuộc họp của người da đỏ Sac và Fox diễn ra ở vùng Tama dành riêng cho họ.
    CHÍNH QUYỀN :
    Iowa bầu ra hai thượng nghị sĩ Mỹ và 5 thành viên hạ nghị viện. Bang có tất cả 7 lá phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống.
    PHÁT TRIỂN KINH TẾ :
    Các vấn đề kinh tế một lần nữa lại gây tai họa lớn cho Iowa vào những năm 1980. Xuất khẩu thóc lúa vào những năm 1970 với giá cao đã thúc đẩy nông dân vay mượn nhiều để mua máy móc tốt hơn và nhiều đất đai hơn dù tỉ lệ lãi suất tăng cao. Ðất nông trại được sử dụng để thế chấp. Ðầu những năm 1980, giá cả vụ mùa giảm xuống đã đẩy nông dân lún sâu vào nợ nần do vay mượn nhiều tiền. Nhiều nông trại phá sản và sự tịch thu đất thế chấp đã làm cho giá đất giảm xuống. Từ năm 1978 đến năm 1987, hơn 16.000 nông trại ở Iowa từ bỏ việc kinh doanh .
    Những nhà sản xuất dụng cụ nông cụ như John Deere Company với các nhà máy Iowa ở Waterloo, Ankeny và Ottum đã sa thải hàng ngàn công nhân. Những người buôn bán nông cụ ở địa phương và các thương gia khác ở các thành phố nhỏ đã nhìn thấy được sự giảm sút đáng lo ngại về hàng hóa bán ra. Hơn 12 ngân hàng nông thôn thất bại. Ðầu năm 1987 giá đất nông trại tăng lên, và doanh thu của nông trại tăng theo. Mặc dù vậy, hơn 1/5 nông dân Iowa đã báo cáo gặp khó khăn về tài chính. Rồi một trận hạn hán thảm khốc đã giáng xuống Iowa vào năm 1988 và những trận lụt kỷ lục dọc theo Mississippi và ở miền Trung Iowa đã xảy ra vào năm 1993.
    Dù kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế nhưng Des Moines là một trong hai trung tâm dẫn đầu về kinh doanh bảo hiểm ở Mỹ. Việc đầu cơ vào chơi thuyền trên sông bắt đầu ở Iowa vào năm 1991 nhằm cố gắng tạo ra một ngành công nghiệp du lịch lớn.
    Vào những năm 1970 thống đốc bang theo Ðảng Cộng hòa của Iowa, ông Robert Ray đã làm việc với các nhà thờ và các tổ chức khác đỡ đầu cho những người tị nạn Ðông Nam Á. Ngay sau đó nhiềuư cộng đồng đã giúp một gia đình hay nhiều gia đình người Việt Nam hoặc người Lào định cư. Sự nhập cư từ Trung Quốc, Nhật và các nước Trung Ðông cũng tăng lên, đặc biệt trong các cộng đồng đại học. Các gia đình người Hispanic chuyển sang các ngành công - nông nghiệp cũng như các nghề chuyên nghiệp hoặc các nghề khác.
    Loving you and being loved by you keep me stay alive, Anh

    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:39 ngy 18/11/2004
  2. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG KANSAS
    Kansas nằm phần phía Tây, trung tâm Hoa Kỳ. Kansas luôn được chọn làm bang Trung Tây.
    Kansas gia nhập Hoa Kỳ ngày 29/1/1861 như bang thứ 34. Topeka là thủ phủ của bang và thành phố lớn nhất là Wichita. Tên riêng của bang là Sunflower State. Kansas, được gọi là Wheat State và Breadbasket vì dẫn đầu trong tất cả các bang về sản xuất lúa mì. Trung tâm đo đạc Hoa Kỳ (do độ cong bề mặt trái đất) nằm ở trạm Meades Ranch Triangulation ở tỉnh Osborne phía Bắc trung tâm Kansas. Trạm này phục vụ như điểm tham khảo cơ bản đảm trách về việc vẽ bản đồ ở Hoa Kỳ (ngoại trừ Hawaii), Canada và Mexico. Ðược chọn vào năm 1901, trạm này cũng là trung tâm đo đạc của Bắc Mỹ từ năm 1913.
    Kansas xếp thứ 15 trong số các bang về diện tích. Tổng diện tích của bang là 213.110 km2 bao gồm 1.189 km2 mặt nước nội địa. Bang này có hình dáng là hình chữ nhật, ngoại trừ một vùng nhỏ ở phía Ðông Bắc giáp giới sông Missouri. Vùng này đo được 661km từ Ðông sang Tây và 335 km từ Bắc đến Nam.
    DÂN CƯ :
    Theo thống kê Kansas đứng thứ 32 trong số các bang với dân số là 2.485.600 người. Bình quân dân số năm 1990 là 12 người/km2. Ðông Kansas đông dân cư hơn Tây Kansas.

    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Khoảng 1.529.000 người dân có việc làm. Trong đó 25% làm việc trong các dịch vụ như bệnh viện và nhà hàng. Khoảng 21% trong thương mại, 18% làm việc trong chính phủ liên bang hoặc địa phương, bao gồm cả trong quân đội; 12% trong công nghiệp chế tạo, 6% làm nghề nông (bao gồm các dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp, ngư nghiệp; 6% làm việc về tài chính, bảo hành, kinh doanh nhà đất; 5% về giao thông hoặc dịch vụ công cộng: 5% về xây dựng; 2% về khai thác mỏ, 10% công nhân Kansas là thành viên liên đoàn lao dộng.
    NÔNG NGHIỆP :
    Kansas có 65.000 trang trại. Khoảng 2/3 trang trại có thu nhập hàng năm hơn 10.000 đô la. Ðất nông nghiệp chiếm 19,3 triệu ha trong đó 55% đất trồng trọt. Phần còn lại là cánh đồng cỏ. Hơn 1/10 đất canh tác được tưới tiêu. Kansas đứng đầu trong số các bang về sản xuất lúa mì và luôn chiếm 1/5 tổng sản lượng thu hoạch lúa mì hàng năm của Hoa Kỳ khoảng 4,6 triệu ha. Hoặc khoảng 1/2 đất trồng thu hoạch của bang, được sử dụng cho lúa mì phát triển. Lúa mì được trồng khắp nơi Kansas đặc biệt ở phía Tây và những phần nằm trung tâm của bang.
    Những khu vực này tạo thành trung tâm của Winter Wheat Belt, một trong hai khu vực chính phát triển lúa mì ở Hoa Kỳ. Kansas đang dẫn đầu về sản xuất lúa miếng ở Hoa Kỳ. Cây lúa miếng, vụ mùa có giá trị thứ 3 ở Kansas, được trồng khắp bang và chủ yếu dùng làm thực phẩm cho gia súc. Loại thực phẩm khác cho gia súc là bắp, vụ mùa có giá trị thứ hai của bang, được trồng ở phía Ðông, Bắc và Tây Kansas; Ðậu tương ở phía Ðông; Cỏ và linh lăng ở trung tâm và Ðông Kansas. Rau quả, trái cây và quả hạnh cũng là nguồn thu nhập từ trang trại.
    Bò nuôi để lấy thịt được chăn nuôi ở toàn bang đặc biệt tập trung ở Flint Hills và Smoky Hills và những cánh đồng cỏ ở Plains Border và Osage Plains. Lợn nuôi thịt tập trung ở phía Ðông Bắc Kansas. Bò nuôi lấy sữa và gà vịt ở phần phía Ðông của bang và ở những vùng xung quanh các thành phố lớn. Cừu cũng được nuôi ở trung tâm và Tây Nam Kansas, trên những cánh đồng cỏ. Trang trại ở Kansas sử dụng máy móc để canh tác.
    KHAI THÁC MỎ :
    Khí ga thiên nhiên là sản phẩm có giá trị nhất đối với ngành công nghiệp khai thác mỏ Kansas, chiếm gần 1/2 tổng thu nhập. Dầu là sản phẩm có giá trị thứ hai. Các loại khoáng chất khác cũng quan trọng như đá, muối, và hêli (một loại ga không dễ bắt lửa). Việc sản xuất dầu vào đầu thập niên 90 ít hơn 1/2 so với giữa thập niên 80. Trong lúc đó, khí ga thiên nhiên được sản xuất gần như gấp đôi trong cùng một giai đoạn. Các khu vực chính sản xuất dầu nằm ở trung tâm Kansas, Ellis, Barton, Russell và hạt Butler. Tuy nhiên, dầu được sản xuất với số lượng nhỏ ở nhiều nơi của bang. Hầu hết khí ga thiên nhiên đến từ nhiều tỉnh ở phía Tây Nam Kansas và mở rộng đến Oklahoma và Texas.
    Hê li được lấy ra từ khí ga thiên nhiên có chứa chất hê li ở các nhà máy ở tỉnh Rice, Haskell, Grant, Scott, Seward, Morton và Rush. Nhiều khí ga không dễ bắt lửa này được chuyển trực tiếp bằng đường ống dẫn đến Cliffside Gas Field, kho dự trữ Hê li của chính phủ nằm gần Amarillo, Texas.
    Than được khai thác ở phía Ðông Kansas. Mặc dù sản lượng than bị giảm sút vào đầu thế kỷ 20 nhưng sản lượng than dự trữ của bang vẫn còn rất lớn. Quặng chì và kẽm được khai thác ở phía Ðông Nam từ năm 1877 đến 1970 . Ðá, chủ yếu là đá vôi, được khai thác ở phân nửa các tỉnh ở Kansas. Muối được khai thác từ các mỏ nằm dưới lòng đất ở hạt Rice, Reno, Barton, Ellsworth và Sedgwick ở trung tâm Kansas. Khu vực có mỏ muối lớn ở Reno thành kho dự trữ cho các công ty công nghiệp. Sản xuất cát và sạn phổ biến ở Kansas. Người ta dùng cát sạn cùng với đá và thạch cao như nguyên liệu thô để chế tạo xi măng và bê tông.
    CHẾ TẠO :
    Chế tạo máy bay và các bộ phận máy bay, là hoạt động hàng đầu ở Kansas. Chế biến thực phẩm là ngành công nghiệp quan trọng thứ hai, theo sau là in ấn và phát hành. Các ngành chế biến hóa chất, máy móc; sản xuất cao su và nhựa; áo quần; thiết bị điện; đá, đất sét; thủy tinh; và giấy cũng rất quan trọng. Thành phố Wichita và Kansas City là trung tâm chế tạo chính.
    Chế tạo máy bay và các bộ phận máy bay, cho cả thường dân và quân đội sử dụng, tập trung ở khu vực Wichita. Các bộ phận máy bay được chế tạo ở Salina, Wellington và Winfield. Các máy móc chạy bằng điện và thiết bị xe lửa được chế tạo ở Wichita, Atchison và các trung tâm khác.
    Hai hoạt động chế biến thực phẩm quan trọng nhất, là đóng thịt hộp và xay bột. Các nhà máy xay bột nằm ở Hutchinson, Atchison, Abilene, Salina, Kansas City, Wichita và Topeka. Nhà máy đóng gói thịt tập trung ở Kansas City, bây giờ chủ yếu ở khu vực phía Tây Nam Kansas.
    Chế tạo hóa chất và sản xuất dầu, than dựa vào tổng sản lượng khoáng chất của bang, đặc biệt là dầu. Các nhà máy tinh chế dầu bao gồm El Dorado, Coffeyville, Meperson, Wichita, Kansas City và Augusta.
    ĐIỆN :
    1/2 điện năng ở Kansas có từ các nhà máy thủy điện hoạt động bằng việc đốt nhiên liệu và 1/4 được sản xuất từ nhà máy năng lượng hạt nhân. Than là nhiên liệu chính trong các nhà máy năng lượng. Khí ga thiên nhiên và dầu cũng được sử dụng như nhiên liệu trong việc sản xuất điện năng ở các trung tâm đô thị. Bang này chỉ có một nhà máy năng lượng hạt nhân nằm gần Burlington.
    GIAO THÔNG VẬN TẢI :


    Đường quốc lộ :
    Kansas có 214.449 km đường quốc lộ đường xe lửa và đường phố, tiền thu phí xe nhiều hơn các bang khác ngoại trừ Texas, Califomia và Illinois. Bang này có khoảng 1402 km các đường liên bang bao gồm Kansas Turnpike, một đường thu lệ phí
    Đường sắt :
    Hệ thống đường xe lửa Kansas chiếm 9179 km. Nhiều đường xe lửa được điều hành bởi Burlington Northem Santa Fe Railway và Union Pacific Rail -road một số đường xe lửa quan trọng khác phục vụ ở bang này. Greater Kansas City, bao gồm Kansas City, Missouri, Kansas là một trong những trung tâm đường xe lửa chính ở Trung Tây.
    Đường thuỷ :
    Hệ thống đường thủy ở bang là sông Missouri, dọc theo đường Kansas Missouri, và vài dặm đường thủy của sông Kansas. Ðường thủy chạy tuyến trên sông Missouri và các cảng chính trên sông Kansas là Atchison, Leavenworth và Kansas City.
    Phi trường :
    Kansas có 384 sân bay. Hầu hết là sân bay nhỏ dành cho máy bay tư và những chuyến bay thương mại địa phương. Các sân bay ở những thành phố lớn ở bang là đường bay theo kế hoạch ngừng trên tuyến đường ở Trung Tây và Tây Nam.
    Đường ống dẫn :
    Ðường ống dẫn là phần phương tiện giao thông quan trọng ở Kansas. Dầu thô và dầu khí ga thiên nhiên với số lượng lớn được chuyên chở bằng đường ống dẫn đến các khu công nghiệp ở Kansas.
    THƯƠNG MẠI :
    Thương mại tập trung ở các thành phố lớn của bang như Wichita, Kansas City, Topeka, Lawrence, Salina và Huchinison đều nằm ở trung tâm hoặc Ðông Kansas. Không có trung tâm thương mại lớn ở Tây Kansas mặc dù Garden City, Dodge City và Liberal là các địa phương có công nghiệp thương mại quan trọng. Nhiều trung tâm buôn bán lẻ ở Kansas được phục vụ bởi các công ty buôn bán sỉ nằm ở các bang kế cận như Kansas City ở Missouri, Denver ở Colorado và Oklahoma City ở Oklahoma.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Thành phố lớn nhất, Wichita, với số dân 304.011 người. Khu thành phố Wichita có khoảng 485.000 dân cư. Wichita là một trong hai thành phố công nghiệp chế tạo hàng đầu ở Kansas và là trung tâm thương mại chính. Nổi bật nhất ở thành phố này là công nghiệp chế tạo máy bay. Kansas City, thành phố lớn thứ hai, có 149.767 dân. Cùng với Kansas City Missouri, tạo thành trung tâm khu vực thành phố gọi là Greater Kansas City, với tổng dân số trên một triệu người. Kansas City, Kansas là một trung tâm chính về dịch vụ y tế ở bang và nổi tiếng như một thành phố công nghiệp chế tạo. Quận Fairfax, bắt đầu năm 1938, là một trong những khu công nghiệp lâu đời và nổi tiếng nhất quốc gia chủ yếu chế biến xà phòng, sợi thủy tinh cách nhiệt, hóa chất, thực phẩm, xe hơi và hàng hóa bằng kim loại. Fairfax cũng là một trong những trung tâm giao thông và thương mại chính của bang. Topeka, thành phố lớn thứ ba, với 119.883 dân. Khu thành phố Topeka có khoảng 161.00 dân. Thành phố này là thủ đô Kansas và là trung tâm về đóng gói thịt, xay bột, in ấn và xuất bản và sữa chữa thiết bị xe lửa. Ở Topeka có một tổ chức Menninger Foundation nổi tiếng về việc nghiên cứu và chữa trị bệnh tâm thần.
    Overland Park với 111.790 dân được xếp hàng thứ 4 trong các thành phố ở Kansas. Overland Park nằm phía Ðông Bắc Kansas và là vùng ngoại ô Kansas City. Lawrence, 65.608 người, là thành phố lớn thứ 5 ở tiểu bang. Thành phố này là trung tâm thương mại và là địa điểm của Ðại học Kansas và Ðại học Haskell Kansas Nations University (1884). Cũng ở khu vực thành phố City là Olathe, 63.352 dân, thành phố lớn thứ 6. Salina, 42.303 dân, là trung tâm thương mại hàng đầu ở trung tâm và những phần phía Tây Kansas và là một trong những trung tâm dự trữ bột ngũ cốc và bột xây.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :
    Giữa thập niên 90 Kansas sử dụng khoảng 5090 đô la trong việc giáo dục mỗi học sinh; so với trung bình quốc gia là 5310 đô la. Khoảng 15,2 sinh viên/mỗi giáo viên ít hơn trung bình quốc gia là 17,4 sinh viên/một giáo viên. Khoảng 81,3% trên 25 tuổi có bằng cấp III, xếp Kansas trong số 10 bang hàng đầu.
    Giáo dục đại học :
    Trường Cao đẳng và Ðại học tư được thành lập ở Kansas trước khi lãnh thổ này trở thành một bang. Trong đó Ðại học Baker xây dựng năm 1858 và trường cao đẳng Benedictine (trước đây gọi là trường cao đẳng Saint Benedict) thành lập năm 1859, là hai trường vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Các trường Ðại học tư khác bao gồm Southwestern College (1885) ở Winfield; Friends University (1898) ở Wichita; Bethel College (1887) ở phía Bắc Newton; Bethany College (1881) ở Lindsborg; Me Pherson College (1887) ở McPherson; và Ðại học Ottawa (1865) ở Ottawa.
    Chính phủ cho phép thành lập hệ thống giáo dục Ðại học năm 1859 Ðại học Kansas xây dựng năm 1866 ở Lawrence là trường Ðại học có số lượng sinh viên được quyền đông nhất so với bất kỳ Ðại học nào ở bang Ðại học bang Kansas, ở Manhattan, thành lập năm 1863 là trường Ðại học nông nghiệp. Các Ðại học khác bao gồm Ðại học Wichita xây dựng năm 1964; và các trường cao đẳng sư phạm ở Emporia, Hays và Pittsburg. Ðại học Washburn ở Topeka. Bang này cũng có trường U.S Army Command và General Staff College (1881) ở Fort Leavenworth. Giữa thập niên 90 Kansas có 29 trường Ðại học công và 22 Ðại học tư.
    Thư viện :
    Kansas có 320 hệ thống thư viện công, bao gồm các thư viện ở thành phố lớn như Kansas City, Wichita, Johnson Country và Topeka. Thư viện Kansas State Library lưu trữ tài liệu dành cho người mù. Thư viện lớn nhất tiểu bang là thư viện trường Ðại học Kansas, thư viện lưu trữ văn thư, sách và nhiều tài liệu khác liên quan đến lịch sử Kansas là thư viện Kansas State Historical Society, ở Topeka. Các tờ báo viết về tổng thống Eisenhower được lưu trữ trong thư viện Dwight D.Eisenhower ở Abilene.
    Bảo tàng :
    Các tác phẩm nghệ thuật của người Châu Âu, Mỹ, Châu Á được lưu trữ ở viện bảo tàng nghệ thuật University of Kansas''''''''s Spencer ở Lawrence. Bảo tàng nghệ thuật Wichita, một viện bảo tàng nghệ thuật lớn nhất bang, nổi tiếng về việc sưu tầm tác phẩm nghệ thuật Hoa Kỳ. Bảo tàng lịch sử thiên nhiên ở Ðại học Kansas trưng bày các bộ xương của loài chim, động vật có vú.
    Viện bảo tàng Kansas State Historical Society bảo tàng các di vật thuộc khảo cổ học và các tài liệu từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Eisenhower Center ở Abilene lưu trữ vật lưu niệm của tổng thống đầu tiên.
    TRUYỀN THÔNG :
    Tờ báo đầu tiên thành lập ở Kansas là tờ Shawnee được in ấn bằng ngôn ngữ Shawnee, bắt đầu xuất bản năm 1835 ở hạt Johnson. Kansas có 55 Ðài phát thanh AM và 69 đài phát thanh FM và 22 đài truyền hình.
    LỄ HỘI HÀNG NĂM :
    Hội chợ nổi bật nhất là Kansas State Fair ở Huchinson, tổ chức vào tháng 9. Lễ hội Maple Leaf diễn ra vào tháng 10 ở Baldwin và Hiawatha và lễ hội Apple Butter ở Newton. Kansas Day, kỷ niệm ngày thành lập tiểu bang, diễn ra khắp tiểu bang vào ngày 29/1. Lễ hội Messiah, một lễ hội âm nhạc nổi tiếng quốc tế diễn ra trong suốt tuần lễ phục sinh ở Lindsbory. Lễ hội Kansas Relays tổ chức vào tháng 4 ở Ðại học Kansas tại Lawrence. Ðầu tháng 6 là lễ hội Flint Hills, đó là những cuộc đua xe, đua ngựa diễn ra ở Strong City. Vào tháng 7 là lễ hội Kansas City Indian Club Powwow, tập họp những thổ dân Hoa Kỳ, và lễ hội Dodge City Days; với những cuộc đua xe hơi, đua xe đạp và những buổi hòa nhạc. Cuộc triển lãm Central Kansas Free Fair bao gồm cả Wild Bill Hickok Rodeo tổ chức ở Abilene vào tháng Tám.
    CHÍNH QUYỀN :
    Ðứng đầu trong cơ quan hành pháp là thống đốc được bổ nhiệm một nhiệm kỳ 4 năm và theo sau là phó thống đốc. Các quan chức khác trong cơ quan hành pháp bao gồm thư ký, thủ quỹ và viên trưởng lý.
    Cơ quan lập pháp tiểu bang bao gồm 40 thành viên trong hạ viện và 125 thành viên trong thượng viện. Các cuộc họp lập pháp thường xuyên diễn ra vào ngày thứ hai của tuần thứ hai vào tháng Giêng ở Topeka.
    PHÁT TRIỂN MỚI :
    Mặc dù số lượng trang trại ở Kansas giảm sút ở thập niên 90 nhưng bang này vẫn dẫn đầu quốc gia về sản xuất lúa mì. Công nghiệp chế tạo, đặc biệt là công nghiệp chế tạo máy bay, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế bang. Việc chế tạo máy bay quân sự giảm sút sau khi kết thúc chiến tranh Hàn Quốc (1950 - 1953) và chiến tranh Việt Nam (1959 - 1975) nhưng bù lại là sự phát triển về chế tạo máy bay dân dụng nhỏ. Các ngành công nghiệp khác như chế tạo xe hơi, lốp xe phát triển mạnh. Nhiều nhà máy chế tạo mới được xây dựng ở Kansas. Tỉ lệ thất nghiệp ở bang này rất thấp.
    Loving you and being loved by you keep me stay alive, Anh
    Fort Scott National Historic Site
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:40 ngy 18/11/2004
  3. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG KENTUCKY
    Kentucky, nằm ở trung đông Hoa Kỳ, giáp giới sông Ohio. Kentucky là một trong bốn bang có tên trong khối cộng đồng được gọi là Liên bang Kentucky. Frankfort là thủ phủ Kentucky. Louisville là thành phố lớn nhất và là trung tâm vùng đô thị lớn nhất bang. Tên riêng của bang là Bluegrass State. Kentucky có bề dày lịch sử phong phú và đa dạng khi Daniel Boone và những người khai hoang nổi tiếng khác đặt chân đến vùng đất này. Sự thành công của bang trong việc thu hút các ngành công nghiệp mới một phần là do số lượng than lớn và nguồn thuỷ điện giá thấp. Công nghiệp chế tạo là hoạt động kinh tế vượt trội ở Kentucky, theo sau là các khu vực tài chính, dịch vụ và chính quyền.
    Kentucky gia nhập Hoa Kỳ ngày 1/6/1''''792 như bang thứ 15. Kentucky xếp thứ 37 trong số các bang về diện tích với 104. 664 km2 bao gồm 1759km2 biển nội địa. Từ Ðông sang Tây là 679km và từ Bắc đến Nam là 293 km. Ðộ cao trung bình là 230 m:
    DÂN CƯ :
    Dân số là 3.698.969 người. Bình quân dân số Kentucky là 35người/km2.
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Khoảng 2.003.000 người dân Kentucky có việc làm. Trong đó 24% làm việc trong các khu vực dịch vụ đa dạng như làm trong nhà hàng hoặc lập chương trình máy tính. Khoảng 21% buôn bán sỉ và lẻ; 16% trong chính phủ liên bang hoặc địa phương bao gồm cả trong quân đội; 15% trong công nghiệp chế tạo; 7% làm nông (bao gồm các dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp; 5% trong giao thông hoặc dịch vụ công cộng; 5% về tài chính, bảo hành, hoặc kinh doanh nhà đất; 5% xây dựng và 2% khai thác mỏ. 11% công nhân Kentucky tổ chức thành công đoàn.
    NÔNG NGHIỆP :
    Kentucky có 89.000 trang trại đứng thứ 4 trong số các bang. Ít hơn 1/2 tổng số trang trại có thu nhập hàng năm nhiều hơn 10.000 đô la. Ðất canh tác chiếm 5,7 triệu ha. Khoảng 1/3 đất canh tác dành cho các vụ mùa, phần còn lại là cánh đồng cỏ để chăn nuôi gia súc. Nhiều trang trại dành ra một phần đất để làm vườn cây.
    Cây thuốc lá là nguồn thu nhập hàng đầu. Kentucky xếp thứ 2 trong số các bang, chỉ đứng sau North Carolina, về sản xuất thuốc lá và luôn chiếm hơn 1/4 tổng sản lượng thuốc lá ở Hoa Kỳ hàng năm. Cây thuốc lá được trồng khắp bang, nhưng phần lớn cây thuốc lá được thu hoạch từ Bluegrass và Pennyroyal.
    Các vụ mùa quan trọng khác ở Kentucky là bắp, đậu tương và cỏ, dùng làm thức ăn cho gia súc Lúa mì và gỗ cũng là nguồn thu nhập chính từ trang trại. Gia súc được chăn nuôi khắp bang. Sản xuất bò thịt tập trung chính ở vùng Blugrass và Pennyroyal, có cánh đồng cỏ tốt nhất bang. Vùng Bluegrass nổi tiếng về nuôi ngựa dù về giá trị và số lượng ít quan trọng hơn, các loại gia súc khác. Lợn được chăn nuôi ở nhiều khu vực trung tâm và Tây Kentucky, nhiều nhất là ở Western Coal Field và những vùng kế cận Pennyroyal. Cừu được chăn nuôi trên những cánh đồng ở vùng Bluegrass.
    LÂM NGHIỆP :
    Gỗ, mặc dù không còn là hoạt động kinh tế chính trị như ở thế kỷ 19 nhưng vẫn là hoạt động quan trọng ở phía Ðông Kentucky. Hầu hết gỗ lấy từ loại sồi . Cây dương và thông cũng quan trọng về giá trị thương mại.
    KHAI THÁC MỎ :
    Than có nhựa đường cho đến nay là khoáng chất có giá trị nhất ở Kentucky. chiếm 90% tổng sản lượng khoáng chất của bang. Các khoáng chất có giá trị khác là khí ga thiên nhiên, dầu, đá, vôi, xi măng, đất sét và đá quý. Kentucky xếp thứ 3 trong số các bang về sản lượng than có chứa nhựa đường . Dầu được khai thác ở phần phía Bắc Pennyroyal. Những vùng sản xuất dầu hàng đầu là Union, Henderson, Daviess, Hopkins và Webster ở phần phía Tây Westem Coal Field và Lee County ở Cao nguyên Cumberland. Hầu hết tổng sản lượng khí ga thiên nhiên đến từ những mỏ ga ở phần đầu phía Ðông vùng Appalachian Plateau. Ðá, sạn và cát được sản xuất khắp nơi. Ðất sét được sản xuất ở vịnh đồng bằng duyên hải, đất sét ở đây thích hợp cho việc làm đồ gốm và ở phần phía Bắc vùng Appalachian Plateau, người ta khai thác đất sét chịu lửa dùng trong các lò luyện kim.
    CHẾ TẠO :
    Công nghiệp chế tạo xe hơi và các bộ phận thiết bị tự động chiếm khoảng 1/6 tổng giá trị công nghiệp Kentucky. Công nghiệp chế tạo hàng đầu khác bao gồm chế tạo hóa học như hóa chất sử dụng chế tạo sơn, nhựa, nhựa thông và hồ dán. Các loại máy móc công nghiệp như các thiết bị làm nóng và lạnh, xe tải, máy kéo và máy nén không khí. Các ngành công nghiệp khác quan trọng trong nền kinh tế của bang là chế biến thực phẩm; in ấn, xuất bản và công nghiệp dệt. Khu đô thị Louisville là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất Kentucky.
    Chế biến đồ uống chiếm gần 1/2 thu nhập trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Ðồ uống quan trọng nhất là rượu Whiskey. Loại rượu này là sản phẩm đặc biệt nhất Kentucky. Kentucky sản xuất nhiều rượu Whiskey hơn các bang khác. Whiskey được đem đến nhiều nơi ngoại trừ khu trung tâm Louisville. Các trung tâm công nghiệp chế biến khác là Owensboro, Frankfort, Lawrenceburg và Bardstown.
    Máy móc và thiết bị điện, bao gồm máy móc của trang trại và máy dệt vải, thiết bị giao thông đặc biệt xe hơi và radio, máy phát điện và máy chiếu X quang được chế tạo ở Louisville, Covington, Lexington, Paducah, Owensboro, Georgetown và Bowling Grecn. Ashland là trung tâm quan trọng về công nghiệp nặng, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo thép, than cốc, hóa chất, dầu và gạch. Sản xuất thuốc lá tập trung ở vùng Louisville. vùng này sản xuất nhiều sản phẩm kim loại và hóa chất. Ðó cũng là trung tâm in ấn và xuất bản chính.
    ĐIỆN :
    Nguồn than và nguồn nước dồi dào cung cấp nguồn điện năng phong phú cho bang này. Khoảng 95 % điện năng mỗi năm được sản xuất từ các nhà máy điện, nhiên liệu chủ yếu bằng than.
    GIAO THÔNG VẬN TẢI :
    Những đường giao thông chính đầu tiên ở Kentucky được tạo thành bởi phần đường Wilderness Road nổi tiếng và thung lũng sông Ohio. Những con đường này được sử dụng cho việc qua lại từ phía Tây đến Kentucky và sông Mississippi. Những con đường này cũng là tuyến đường thương mại giữa Kentucky và những bang nằm ở vùng ven bờ Ðại Tây Dương.
    Phía Tây và trung tâm Kentucky có nhiều tiện nghi cho giao thông và phần phía Ðông của bang cũng vậy. Louisville là trung tâm giao thông chính ở Kentucky. Kentucky có một mạng lưới đường quốc lộ mở rộng bao gồm hệ thống đường cao tốc có lệ phí, đường liên bang và đường Hoa Kỳ. Kentucky có 116.887 km đường quốc lộ bao gồm 1225 km đường liên bang. Có 4714 km đường sắt. Hơn 9/10 tấn hàng hóa được chuyên chở bằng đường sắt và đầu tiên là việc chuyên chở than. Ðường thủy đóng vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hóa giữa Kentucky và các bang khác. Sông Ohio là đường thủy quan trọng nhất. Tất cả các cảng chính của bang trên sông Ohio là Louisville, Covington, Paducah, wensboro và Ashland.
    Kentucky có 177 sân bay, nhiều sân bay tư. Sân bay Blue Grass ở Lexington Standiford Field ở Louisville và sân bay Kincinati ở phía Bắc Kentucky là những sân bay tấp nập nhất.
    THƯƠNG MẠI :
    Cho đến nay Louisville là trung tâm thương mại hàng đầu Kentucky. Tuy nhiên nhiều hoạt động kinh doanh bán sỉ tập trung ở Cincinati, Ohio. Louisville và Cincinnati là những nơi tập trung buôn bán lẻ. Các nơi hoạt động kinh doanh bán lẻ quan trọng khác ở bang là Lexington, Qwensboro, Paducah, Ashland và Covington.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Louisville là trung tâm đô thị mở rộng đến Indiana. Thành phố này có 269.063 dân. Khu đô thị Louisville bao gồm hạt Jefferson, Bullitt và Oldham ở Kentucky và hạt Clark, Floyd, Harrison và Scott ở Indiana, dân số ước tính là 968.000 dân. Lexington - Fayette, trung tâm vùng Bluegrass, là thành phố lớn thứ hai với số dân là 225.366 người. Khu đô thị Lexington - Fayette bao gồm hạt Fayette, Bourbon, Clark, Jessamine, Madison, Scott và Woodford, dân số ước tính là 420.000 người. Owensboro 53.549 dân, là thành phố lớn thứ 3. Covington, với 43.264 dân, và thành phố kế cận Newport, với 18.871 dân, tạo thành một phần khu đô thị Cincinnati, Ohio. Các thành phố chính khác ở Kentucky là Bowling Green (40.641 người), Hopkinsville (29.809 người), Paducah (27.256 người), Henderson (25.945 người) và Ashland (23.622 người), Frankfort, thủ đô của bang có 25.968 dân.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :
    Kentucky bắt buộc trẻ em từ 6 đến 16 tuổi phải đi học và phải được sự đề xuất của cha mẹ hoặc người bảo đảm để rời trường học giữa tuổi 16 và 18. Khoảng 9%, trẻ em Kentucky có khuynh hướng học trường tư.
    Kentucky sử dụng khoảng 4600 đô la cho việc giáo dục mỗi học sinh, so với trung bình quốc gia khoảng 5310 đô la. Khoảng 17,3 sinh viên/1 giáo viên làm cho kích thước trung bình lớp học bang này gần bằng trung bình quốc gia. Khoảng 65% trên 25 tuổi có bằng cấp III.
    Giáo dục đại học :
    Giữa thập niên 90, Kentucky có 8 trường Ðại học công và 28 đại học tư. Ðại học Transylvania, ở Lexington, là trường Ðại học lâu đời nhất. Ðại học Louisville (1798), Ðại học Kentucky, thành lập năm 1865; Các trường Ðại học khác bao gồm Ðại học Kentucky State (1886) ở Frankfort; Ðại học Eastern Kentucky (1906) ở Richmond; Ðại học Wetern Kentucky (1906) ở Bowling Green; Ðại học Morehead State (1922) ở Morehead; Ðại học Murray State (1922) ở Murray; Ðại học Northem Kentucky (1968) ở Highland Heights; Trường Cao đẳng Berea (1855) ở Berea; và trường Cao đẳng Centre (1819) ở Danville.
    Thư viện :
    Kentucky có 116 thư viện công cộng chịu thuế. Mỗi năm các thư viện này lưu hành trung bình 5,3 quyển sách cho mỗi sinh viên. Thư viện công cộng lớn nhất là thư viện Louisville Free, thư viện Lexington, thành lập năm 1795 lưu trữ những tờ báo đầu tiên được xuất bản ở Kentucky. Ðại học Transylvania lưu trữ những quyển sách về y khoa và luật Trong số các thư viện nổi tiếng Kentucky là thư viện Filson Club Historical Society ở Louisville và Kentucky Historical Society ở Frakfort, cả hai đều lưu trữ những tài liệu lịch sử Kentucky. The Abbey of Our Lady of Gethsemane, gần New Haven, là thư viện sưu tầm về văn học thiên chúa giáo.
    Bảo tàng :
    Viện bảo tàng nghệ thuật J.B.Speed, ở Louisville, trưng bày tác phẩm nghệ thuật Châu Âu, những đồ tạo tác thổ dân Hoa Kỳ và tác phẩm nghệ thuật Kentucky. Các viện bảo tàng nghệ thuật khác bao gồm Bảo tàng nghệ thuật Ðại học Kentucky và Bảo tàng nghệ thuật Allen R.Hite ở Ðại học Louisville. Bảo tàng Oscar Getz Museum of Whiskey History ở Bardstown. Bảo tàng Coca - Cola Memorabilia ở Elizabethtown và bảo tàng National Corvette ở Bowling Green ở Louisville có viện bảo tàng Kentucky Derby. Bang này cũng có viện bảo tàng International Museum of the Horse ở Lexington. Quân đội Hoa Kỳ vẫn có bảo tàng Patton of Cavalry và Armor ở Forl Knox.
    TRUYỀN THÔNG :
    Kentucky xuất bản 22 tờ báo tin hằng ngày. Tờ báo đầu tiên ở bang này là tờ Kentucky Gazette, thành lập ở Lexington năm 1787. Kentucky có l01 đài phát thanh AM và 118 đài phát thành FM và 34 đài truyền hình
    SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Cuộc đua ngựa nổi tiếng nhất, cũng là sự kiện hàng năm nổi bật nhất Kentucky, là cuộc đua Kentucky Derby. Tổ chức vào thứ 7 tuần đầu tiên của tháng 5, cuộc đua ngựa này tổ chức hàng năm ở Louisville?Ts Churchill Downs từ năm 1875. Cuộc triển lãm nghệ thuật thủ công Kentucky Guild ở Berea, tổ chức vào tháng 5. Lễ hội Bluegrass tổ chức ở Lexington vào tháng 6. Lễ hội Shaker diễn ra vào tháng 7 ở Auburn. Hội chợ triển lãm Kentucky State diễn ra ở Louisville vào tháng 8 . Vào tháng 10 lễ hội Daniel Boone tổ chức ở Barbourville và lễ hội Allen County Singing Convention diễn ra ở Scottsville.
    CHÍNH QUYỀN :


    Chính quyền địa phương :
    Như một số bang khác ở phía Nam, chính quyền địa phương Kentucky chịu trách nhiệm về các quan tòa địa phương. Tòa án địa phương phục vụ như cơ quan hành pháp trong mỗi địa phương. Các nhân viên hành chính ở chính quyền địa phương bao gồm viên chưởng lý, quận trưởng, nhân viên điều tra, thư ký tòa án địa phương, thư ký địa phương và uỷ viên hội đồng thuế.
    Đại diện quốc gia :
    Các cử tri Kentucky bầu chọn 6 thành viên trong Hạ viện Hoa Kỳ và hai thành viên trong thượng viện Hoa Kỳ. Bang này có 8 lá phiếu bầu cử trong cuộc bầu cử tổng thống.
    KENTUCKY VÀO THẾ KỶ 20
    Vào thập niên 60 Kentucky là một trong những mục tiêu của chương trình "Chiến tranh đói nghèo" của tổng thống Lyndon Johnson. Kentucky nhận được tiền quỹ liên bang về mục đích cải thiện điều kiện sống.
    Sau đó Kentucky chuyển hướng kinh tế đến ngành công nghiệp chế tạo và bang này phát triển mạnh nhờ vào ngành công nghiệp chế tạo thiết bị điện, máy móc, dệt vải , công nghiệp kim loại và hóa học. Kentucky đứng thứ 4 trong số các bang dẫn đầu về sản xuất mô tô. Ashland Oil, Brown - Forman, và Humara là các công ty góp phần quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.

    Loving you and being loved by you keep me stay alive, Anh



    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:41 ngy 18/11/2004
  4. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG LOUISIANA
    Louisiana, tiểu bang thuộc miền Bắc nước Mỹ trên vịnh Mexico và sông Missisippi. Baton Rouge là thủ phủ của Lousiana. New Orleans là thành phố lớn nhất, Lousiana còn được gọi là Pelican State.
    Louisiana được nhập vào Liên bang ngày 30 tháng 4 năm 1812, là tiểu bang thứ 18. Lousiana là một vùng đất giàu có các khoáng chất như dầu, khí tự nhiên, lưu huỳnh và muối. Ngoài việc khai thác mỏ, tiểu bang này còn có những ngành công nghiệp về nông nghiệp, chế biến gỗ và đánh bắt cá.
    Louisiana xếp thứ 31 về diện tích trong số các bang, với 128.593 km2. Chiều dài tối đa từ Bắc đến Nam khoảng 440km và rộng tối đa khoảng 480km, độ cao lên xuống từ 2,4 m dưới mực nước biển tại New Orleans đến 163 m trên mực nước biển tại Mount Duskill thuộc Tây Bắc Lousiana. Ðộ cao trung bình chỉ khoảng 30m và là một trong ba bang thấp nhất.
    DÂN CƯ :
    Louisiana xếp thứ 21 trong tất cả các bang về dân số với 4.238.216 người.
    Bang có mật độ dân số trung bình là 33 người/ km2, ở vùng xứ đạo Cameron, ở bờ biển vịnh
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Louisiana là một bang về nông nghiệp quan trọng nhưng ngày nay thì ngành chế tạo, khai thác mỏ. du lịch và thương mại chiếm độc tôn trong nền kinh tế chứ không phải nông nghiệp. Về việc làm, dịch vụ, kinh doanh bán buôn và bán lẻ vẫn là các hoạt động kinh tế hàng đầu ở Louisiana.Tuy nhiên, nếu đề cập đến vấn đề thu nhập thì ngành chế tạo và khai thác mỏ, cụ thể là khai thác dầu và khí tự nhiên, vẫn là quan trọng nhất. Thu nhập do các ngành công nghiệp ở Louisiana mang lại hơn một chút so với trị giá các khoáng sản khai thác được ở bang.
    Khoảng 2.053.000 người tuyển dụng làm việc ở Louisiana. Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số những người có việc làm này, khoảng 28% làm việc cho khu vực dịch vụ trong các bệnh viện hay nhà hàng. Khoảng 22% trong ngành kinh doanh bán sỉ và lẻ, 19% trong các chính phủ liên bang, tiểu bang. địa phương, bao gồm cả số người trong quân đội; 9% trong chế tạo; 6% trong xây dựng; 6% trong vận tải hay trong các dịch vụ công cộng; 6% trong tài chính, bảo hiểm hay bất động sản; 3% trong nông trại (bao gồm cả các dịch vụ về nông nghiệp), ngành đánh bắt cá hay lâm nghiệp; và3% làm khai thác mỏ. 8% số công nhân ở Louisiana là thành viên của liên đoàn lao động.
    NÔNG NGHIỆP :
    Khoảng 3,4 triệu hecta, chiếm 1/4 diện tích đất ở Louisiana được làm đất nông trại. Hơn 2/3 đất nông trại được dùng để trồng các loại cây; phần còn lại được sử dụng để trồng cỏ. Các vụ mùa thu hoạch chiếm khoảng 3/5 thu nhập hàng năm ở nông trại. Cây bông vải và cây mía vẫn là hai loại cây trồng quan trọng nhất. Cây đậu nành có thời gian là loại cây thu hoạch hàng đầu, nhưng gần đây nó đã bị giảm. Gia súc và sản phẩm về gia súc chiếm gần 30% thu nhập của nông trại. Bê là loài gia súc quan trọng nhất. Có khoảng 28.000 nông trại ở bang giữa những năm 1990, chiếm một vùng đất trung bình khoảng 120 hecta. Các nông trại lớn nhất đã được cơ khí hóa cao nằm ở vùng đồng bằng phù sa Mississippi, và những vùng sản xuất đường và gạo ở vùng đồng bằng duyên hải vịnh phía Tây.
    THUỶ SẢN :
    Lượng đánh bắt cá ở Louisiana hàng năm cao hơn so với các bang khác trừ Alaska. Hơn 3/4 lượng cá bắt là loại cá mòi dầu. Tôm đứng hàng thứ 2 về số lượng đánh bắt nhưng về giá trị thì đứng hàng số một. Tôm hùm con và cá trê cũng được nuôi ở đất liền trong các hoạt dộng nuôi và chăm sóc cá.
    LÂM NGHIỆP :
    Louisiana là một trong những bang hàng đầu sản xuất gỗ. Phần lớn các khu rừng ở Louisiana thuộc về tư nhân. Các loại cây gỗ mềm quan trọng như là loài thông lá dài, lá ngắn và vỏ thông dày. Các cây thông này chủ yếu dùng để đốn lấy gỗ và dán gỗ và dùng trong các ngành chế tạo bột gỗ và giấy. Còn loại gỗ cứng chủ yếu dùng để lấy gỗ, làm các sản phẩm về gỗ khác và làm nhiên liệu đốt như cây sồi, cây bạch đàn, cây dương, cây liễu, cây tần bì và cây bách. Rêu Tây Ban Nha cũng mọc khắp nơi ở các khu rừng phía Nam, được phơi khô để bán.
    KHAI THÁC MỎ :
    Louisiana đứng hàng thứ hai về giá trị sản lượng khoáng sản hàng năm, sau Texas. Louisiana cũng đứng hàng thứ hai trong việc sản xuất dầu thô. Dầu được sản xuất hầu như ở khắp mọi miền của bang, nhưng bờ biển vịnh và phía Tây Bắc Louisiana là hai vùng sản xuất chính. Phần lớn dầu được lấy ở các giếng ngoài khơi ở các vùng biển nông của vịnh Mexico. Khí tự nhiên chiếm 4/5 trị giá sản lượng khoáng sản đầu ra của bang, được lấy chủ yếu ở các vùng dọc bờ biển vịnh và ở phía Bắc Louisiana. Khí tự nhiên được xử lý để chế biến, các khí tự nhiên dạng lỏng như xăng tự nhiên và các khí dầu hoá lỏng.
    Louisiana đứng đầu quốc gia về khai thác muối và lưu huỳnh. Cả hai loại muối và lưu huỳnh này chủ yếu được sản xuất tại vùng vịnh.
    SẢN XUẤT CHẾ TẠO :
    Việc sản xuất hóa chất là hoạt động chế tạo hàng đầu ở Louisiana. Việc sản xuất này chiếm gần 1/3 thu nhập do các hoạt động công nghiệp tạo ra ở trong bang.
    Ngành công nghiệp hoá chất, một phần có liên quan đến các hoạt động lọc dầu, phụ thuộc chủ yếu vào làng dầu thô, khí tự nhiên, muối, lưu huỳnh và một số khoáng sản khác khai thác được ở trong bang. Rất nhiều loại hóa dầu và các hóa chất cơ bản được chế biến. Các trung tâm công nghiệp hóa chất và công nghiệp lọc dầu chính của bang nằm dọc sông Mississippi từ Baton Rouge xuôi dòng tới New Orleans và ở vùng Hồ Charles.
    Các hoạt dộng công nghiệp chính khác gồm ngành lọc dầu, sản xuất các sản phẩm giấy và chế biến thực phẩm. Trong số các loại hàng hóa được làm tại đây có thiết bị vận chuyển, kim loại giả, thiết bị điện, các kim loại chính và các sản phẩm gỗ. New Orleans, Baton Rouge, Shreve-port và Hồ Charles là các trung tâm công nghiệp quan trọng của bang.
    HỆ THỐNG ĐIỆN :
    Gần 4/5 năng lượng điện được sản xuất ở các nhà máy được cung cấp năng lượng bởi các nhiên liệu hóa thạch, phần lớn là than đá và khí tự nhiên. Khoảng 21% lượng điện cung cấp từ 2 nhà máy năng lượng hạt nhân được xây dựng trong những năm 1980, ở Taft và Sainl Francisville. Các con sông của bang không phát triển ngành thủy điện trong tương lai. Phần lớn năng lượng được sử dụng ở bang được sản xuất từ các nhà máy năng lượng tư nhân và các cơ sở công nghiệp mà vẫn duy trì các nhà máy phát điện của chính họ
    VẬN CHUYỂN :


    Các đường cao tốc :
    Các đường cao tốc và các con đường phố ở Louisiạna chiếm khoảng 95.193km, trong đó gồm 1402 km hệ thống đường xa lộ trong bang ở liên bang. Lộ trình cao tốc từ Ðông sang Tây chính là quốc lộ 10 và 12 dọc bờ phía Nam của bang và quốc lộ 20, nối với các thành phố phía Bắc. Giao thông giữa Bắc Nam có quốc lộ 55, nằm ngoài New Orleans và quốc lộ 49, nối Lafayette và Shreveport.
    Các đường ray :
    Có 4725 km đường ray ở Louisiana, New Orleans, Shreveport và Alexandria là các trung tâm chuyên chở chính, và New Orleans cũng là một trạm hành khách xe lửa chính.
    Các cảng sân bay :
    Louisiana có 433 sân bay, phần lớn các sân bay này là các sân bay tư nhân nhỏ. Sân Bay Quốc tế New Orleans là một sân bay chính của bang.
    Đường thuỷ và các cảng :
    Chỗ thoát nước vịnh sông Mississippi kéo dài 108 km từ New Orleans tới vùng vịnh, đã tạo điều kiện dễ dàng cho các tàu xuyên đại dương có thể đi 1 vòng các khúc sông thấp nhất của vùng đồng bằng sông Mississippi. ở trên New Orleans có một con kênh sâu 13.7 m, nằm ở sông Mississppi thượng dòng xa với Baton Rouge. Từ Baton Rouge với ranh giới bang Louisiana -Arkansas có một kênh sâu 12.7 m. Các xà lan và các thuyền nhỏ cũng sử dụng các con sông Ðỏ và sông Ouachita ở Louisiana.
    Louisiana có 3 cảng nước sâu chính. Cảng miền Nam Louisiana, ở New Orleans, là cảng hàng đầu về lượng hàng hóa chuyên chở hàng năm vào đầu những năm 1 990. Baton Rouge là cảng nội địa chính ở vùng Mississippi. Hồ Charles được nối với vịnh Mêxicô bởi một con kênh nước sâu. Năm 1981 một siêu cảng hàng đầu của quốc gia dùng cho các tàu chở dầu đã được hoàn thành dài 31 km ngoài bờ biển Louisiana. Nó cho phép các tàu lớn có thể thả neo ở đây mà ở các cảng khác của Mỹ các tàu này không thể kinh doanh.
    THƯƠNG MẠI :
    New Orleans là một trung tâm thương mại hàng đầu của bang. Các cơ sở bán sỉ và lẻ trong thành phố phục vụ cho phần lớn phía Ðông Nam Lousiana, cũng như hầu hết phía Nam Mississippi. Shrẹveport cũng là một trung tâm thương mại chính, phục vụ cho phần lớn miền bắc Louisiana và một vùng ở phía Ðông Texas. Các thành phố khác ở Louisiana được xem như các trung tâm thương mại gồm có Baton Rouge, Monroe, Lafayette, Alexandria, và Hồ Charles.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    New Orleans là thành phố lớn nhất trong bang với số dân là 496.938 người
    Là một trong những thành phố chủ yếu ở phía Nam. New Orleans là một trong những trung tâm thương mại và vận chuyển quan trọng, là một cảng quan trọng của bang Louisiana và cũng là một trong hai trung tâm công nghiệp hàng đầu của bang. Ðây là khu trung tâm của vùng đô thị New Orleans bao gồm cả một số bộ phận của 8 vùng xứ đạo. Bang Louisiana cũng có thành phố Melairie với số dân 149.428 người và là thành phố lớn thứ 4 của bang. Baton Rouge với số dân 198.525 người, và là thủ đô của bang Louisiana. Nó cũng là một trong hai trung tâm công nghiệp hàng đầu của bang, chủ yếu tập trung vào ngành lọc dầu, chề tạo hóa chất và các sản phẩm hóa. Shreveport với số dân 198.525 người, là trung tâm thương mại hàng dầu ở phía Tây Bắc Louisiana. Ðây là một trung tâm công nghiệp với hoạt động chính là ngành lọc dầu. Khu đô thị Shreveport có số dân 37 6.000 người, bang qua con sông Ðỏ là thành phố Bossier, phát triển như một trung tâm dịch vụ và cũng gần khu căn cứ không quân Barksdale. Larayette, với dân số 94.440 người, là một trung tâm thương mại trọng yếu ở Trung Nam Louisiana. Hồ Charles với số dân 70.580 người, là một trung tâm thương mại hàng đầu ở phía Tây Nam, lĩnh vực trồng cây bông quan trọng ở phía Bắc Louisiana, Alexandria, với số dân 49.188, cũng là một trung tâm thương mại ở miền trung Louisiana.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :


    Giáo dục :
    Ở Louisiana, trẻ em tuổi từ 7 đến 17 tuổi bắt buộc đến trường Louisiana chi tiêu hàng năm khoảng 4.400 đô la vào vấn đề giáo dục tính trên mỗi đầu sinh viên, so với toàn quốc gia là 5310 đô la. Cứ một thầy giáo thì có 16.6 sinh viên. Trong số những người có độ tuổi lớn hơn 25 ở bang, 68.3% là có bằng trung học.
    Đại học :
    Trường Trung học Orleans, là học viện đầu tiên giảng dạy bậc Ðại học ở Louisiana, kéo dài hạn một thập niên sau khi thành lập năm 1811 ở New Orleans. Học viện lớn nhất của Louisiana về bậc Ðại học là trường Ðại học bang Louisiana. và trường Trung học Nông cơ nghiệp, được thành lập năm 1860 ở Alexandria và được xem là Trường Cao Ðẳng Nghiên cứu của bang Louisiana. Ðược chuyển tới Baton Rouge năm 1869, trường này trở thành trường Ðại học bang Louisiana năm 1870 và đến năm 1877 được hợp nhất với trường Trung học Nông - Cơ nghiệp bang Louisiana. Hiện nay, có các khu Ðại học chi nhánh ở Alexanđria, Euntce, và Sbreveport. Các trường đại học tư có tiếng gồm Trường Ðại học Tulane và trường Ðại học Loyola, mà sau này trở thành học viện thuộc giáo hội Thiên Chúa Giáo. Lousiana có 20 học viện công và 13 học viện tư đào tạo bậc Ðại học.
    Thư viện :
    Có 65 hệ thống thư viện công cộng được hổ trợ về thuế ở Louisiana, trung bình khoảng 4.4 cuốn sách cho mỗi cư dân mỗi năm. Các xe sách di động trong thư viện ở các vùng nông thôn của bang.
    Bảo tàng :
    Các bộ sưu tập nghệ thuật tốt đều ở các thành phố chính của Louisiana. Một số các bảo tàng khoa học, lịch sử và nghệ thuật được xây dựng ở các khu Ðại học các trường Ðại học của bang và Trường Ðại học Tulane. Các vật trưng bày tặng cho nhà nước và cho hội lịch sử vùng được trưng bày ở Viện Bảo tàng bang Louisiana, Bảo tàng của Hiệp Hội Lịch sử Louisiana, cả hai Bảo tàng này đều ở New Orleans, và cũng được trưng bày ở viện Bảo tàng vật trưng bày Bang Louisiana ở Slưeveport. Cũng ở New Orleans có Trung tâm Khoa học tự nhiên Louisiana, Khu tưởng niệm Bang Marksville, ởMarksville, là một bảo tàng khảo cổ học có tiếng, có các vườn ươm cây ở Ville Platte và ở BatonRouge.
    TRUYỀN THÔNG :
    Có 20 loại nhật báo được xuất bản Louisiana, tờ báo hàng đầu của vùng là tờ Moniteur de la Louisiana viết bằng tiếng Pháp, được sáng lập năm l794 ở New Orleans. Có 50 trạm vô tuyến đài AM, 97 vô tuyến đài FM và 32 hãng truyền hình ở toàn bang.
    SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Ngày hội Mardi Gras ở New Orleans là một trong những sự kiện trong năm nổi tiếng nhất trong nước. Ngày hội này theo truyền thống bắt đầu vào Ðêm Thứ mười hai và kết thúc vào ngày trước tuần chay Mardi Gras hay còn gọi là Shreve Tuesday. Ở New Orleans cũng có trò chơi đá banh giữa các trường Trung học được tổ chức ở rạp tròn Sugar trong suốt thời gian nghỉ tết, có một ngày lễ hội nhạc jazz và di sản, là ngày lễ được tổ chức ăn mừng nền văn hóa độc nhất vô nhị của Louisiana vào tháng 5.
    Shreveport là nơi rất quen thuộc đối với trò chơi đá banh rạp tròn Independence và nhiều sự kiện khác. Vào tháng 6, có Ngày Hội Quả Ðào ở Ruston. Trong suốt mùa hè mới đây, các hạm đội con tôm được làm lễ cầu phù hộ ở một số nơi vùng bờ biển. Vào mùa thu, Ngày hội Gạo Quốc tế được tổ chức ở Crowley và ngày hội Mía đường Louisiana ở New lberia. Ðặc điểm các thành thị nhỏ của bang có thể thấy qua các ngày lễ hội như ngày hội Comey Creek Porkfest ở Bernice vào tháng 10, Ngày Hội Cá trê Louisiana ở Des Allemands vào tháng 7, và Ngày Hội Hải Sản Mandeville vào tháng 7 .
    CHÍNH QUYỀN :


    Chính quyền địa phương :
    Louisiana được chia thành 64 xứ đạo. Hằu hết các xứ đạo này được điều hành bởi các ban hội thẩm cảnh sát gồm 5 cho đến 16 thành viên, được bầu cho nhiệm kỳ 4 năm một lần. Các xứ đạo còn lại, nhìn chung đều sử dụng hình thức hội đồng của chính phủ, đôi khi liên kết chính quyền thành phố và chính quyền của xứ đạo thành một cơ quan duy nhất. Hầu hết các thành phố của Louisiana đều có thị trường và hình thức hội đồng thành phố của chính phủ.
    Đại diện quốc gia :
    Các cử tri của Louisiana sẽ bầu ra 7 thành viên của Hạ viện và 2 thành viên của Thượng nghị viện. Trong các cuộc bầu cử tổng thống, bang có 9 phiếu
    THỜI KỲ CUỐI THẾ KỶ 20 :
    Giá dầu bắt đầu giảm. Tháng 12 năm 1985, thị trường dầu thế giới đã thực sự bị sụp đổ khi nền kinh tế ở phía Nam Louisana dựa vào dầu bị suy tàn. Mặc dầu bang đã phải gánh chịu khoản nợ một tỷ đô la và mặc dù các hãng thông tấn hàng đầu, các hãng truyền hình, và các quan tâm của doanh nghiệp đều hỗ trợ chương trình đa dạng hóa kinh tế, nhưng rốt cuộc chương trình này vẫn không thể thực hiện được. Cánh phái Edwards đã ủng hộ cuộc chơi liều được bang phê chuẩn như là cứu cánh để khôi phục lại kinh tế cho Louisiana. Cuối cùng bên ủng hộ cuộc chơi liều thắng. Ðiều này gây ra sự oán giận trong các cử tri. Sự oán giận này đã ngày tăng lên với sự tăng vọt các thuế bang và thuế địa phương, với căn bệnh kinh tế đang tiếp diễn. Cuộc nổi loạn cử tri đã đem lại sức mạnh sau cuộc thất bại của Duke thời ông Eđwards trong cuộc vận động vào chức thống đốc năm 1991. Edwards thất bại trong cuộc bầu cử vào năm 1995 . Sự phát triển nhanh chóng của một ngành công nghiệp cờ bạc, sự bàng quan của các nhà chính trị bang, các luận điệu về nạn tham những trong cơ quan lập pháp của FBI đã dẫn đến sự thành công vào năm 1995 cho ông Mike Foster thuộc Ðảng Cộng Hoà. Fosterlà người chống đối thẳng thừng cờ bạc và với tư cách là thống đốc, ông đã tiến hành di chuyển quyền lãnh đạo của phái Edwards trong cơ quan lập pháp.
    Jean Lafitte National Historical Park and Preserve
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:43 ngy 18/11/2004
  5. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG MAINE
    Maine nằm ở phía Bắc New England của Mỹ. Nó giáp các tỉnh Quebec và New Brunswich của Canada ở Tây bắc và Ðông Bắc. New Hampshire nằm về phía Tây Nam và Ðại Tây Dương nằm về phía Ðông Nam. Maine gia nhập liên bang ngày I5/3/1820 khi nó tách ra khỏi Masachusette để thành lập bang thứ 23. Augusta là thủ phủ của Maine. Portland là thành phố lớn nhất của bang. Tên riêng của bang là Pine Trees State. Do một vài vùng lân cận Maine là những vùng đánh cá tốt nhất nằm trong Ðại Tây Dương nên hầu hết những người dân lập nghiệp đầu tiên điều hành nghề đánh cá để sinh nhai. Sau này Maine trở thành một trung tâm thương nghiệp và đóng tàu quan trọng. Bờ biển tuyệt đẹp gồ ghề của nó được dùng làm cảng tự nhiên khiến bang trở thành một vùng nghỉ mát mùa hè nổi tiếng và là một nơi tìm đến của các nghệ sĩ.
    Maine xếp thứ 39 về diện tích trong số các bang ở Mỹ với diện tích 87.389km2. Diện tích này gồm cả 1588 km2 nước biển thuộc hải phận của bang. Maine gần như là bang lớn nhất ở New England vì có diện tích gần bằng với diện tích của tất cả các bang khác ở New England kết hợp lại. Chiều dài Ðông -tây lớn nhất của bang là 325km, chiều dài Bắc - Nam lớn nhất là 500 km. Ðộ cao trung bình khoảng 180 m.
    DÂN CƯ :
    Dân số Maine xếp thứ 38 trong số các bang, là 1.233.223 người.
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Vào nửa sau thế kỷ 20 nền kinh tế của Maine bắt đầu thực hiện một sự chuyển tiếp. ''''''''Trong lúc ngành công nghiệp vẫn giữ được vị trí đóng góp lớn nhất cho tổng sản phẩm của bang thì các công việc trong công nghiệp lại giảm 14% trong thập kỷ 1980. Trong lúc đó nhiều công việc trong các ngành công nghiệp dịch vụ và buôn bán lẻ phát triển mạnh. Chính sự phát triển này đã chỉ rõ tầm quan trọng của ngành du lịch đối với nền kinh tế của bang.
    Có 679.000 nhân công 28% làm trong ngành công nghiệp dịch vụ như xử lý dữ kiện. 23% buôn bán sỉ và lẻ. 16% làm trong chính quyền địa phương, bang và liên bang kể cả trong ngành quân đội; 15% làm trong ngành công nghiệp; 6% làm trong ngành vận chuyển hoặc những ngành phục vụ công cộng. 16% công nhân Maine được gia nhập vào liên đoàn.
    NÔNG NGHIỆP :
    Ðất đầy đá và địa hình đầy núi đồi làm cho Mainc không thích hợp nhiều với nông nghiệp. 550.000 hecta được phân ra là đất nông trại, khoảng 3/5 đất còn lại dùng để trồng rừng. Chỉ khoảng một nửa trong 6.800 nông trại ở Maine có lợi tức hàng năm hơn 10.000 đô la. Khoai tây là vụ mùa lớn nhất của Maine. Vào đầu những năm 1990 sản lượng khoai tây của Maine xếp thứ 7 trong quốc gia. Vùng sản xuất khoai tây dẫn đầu nằm ở hạt Aroostook. Hầu như tất cả sản lượng khoai tây đều nằm ở khu vực phía Ðông của hạt, trong một vùng rộng khoảng 50 km và dài hơn khoảng 160 km. Những người nông dân Aroostook trồng sồi và cỏ 3 lá luân canh với khoai tây. Những cố gắng làm thay đồi ngành nông nghiệp như đóng hộp hoặc ướp lạnh, đậu Hà Lan và súp lơ hoa hơi xanh đã được thực hiện. Ðể giảm chi phí sản xuất, nông gia đã đưa vào những máy gặt và đào khoai tây trong thu hoạch thay cho những người công nhân chuyên tách những đá ra khỏi khoai tây. Gia súc công nghiệp của Maine gồm: gà giò và trứng ăn. Ngành công nghiệp gà giò sụp đổ vào đầu những năm 1980 nhưng trứng vào những năm 1990 vẫn còn duy trì, là một trong 3 mặt hàng nông nghiệp dẫn đầu ở Maine, cùng với bơ sữa và khoai tây. Gà giò cùng với trứng có khối lượng bán lớn nhất hơn bất kỳ nông sản nào khác.
    Khí hậu mát mẻ, ẩm ướt của Maine thật là lý tưởng cho cỏ khô và đồng cỏ và do những vùng lân cận ở Boston, Massachusetts là những trung tâm tiêu thụ lớn, nên bang đã phát triển ngành công nghiệp bơ sữa có quy mô lớn. Sản lượng cỏ khô và bơ sữa có nhiều ở miền Nam và miền Trung Maine. Việc trồng táo cũng quan trọng ở vùng này của bang.
    Xa về phía Bắc, ở vùng bờ biển Lowland của các hạt Washington và Han****, những quả mọng xanh phát triển nhiều ở những vùng rừng trước kia đã bị chặt hoặc bị đốt. Vùng này thỉnh thoảng được đề cập đến như những dải đất cằn cỗi cho quả mọng xanh.
    NGƯ NGHIỆP :
    Vào đầu những năm 1990, cá đánh được hàng năm của Maine xếp thứ nhì sau Massachusetts. Tôm hùm gần như là loài có giá trị nhất. Các loài sâu biển, tôm, trai, cá bơn và cá tuyết cũng được đánh bắt.
    Công nghiệp đánh bắt cá ngày càng trở nên máy móc hóa. Những tàu đánh cá lớn lùng sục đại dương bằng các mạng lưới đánh bắt ở nhiều bãi ngầm dẫn đến bờ biển phía Ðông Bắc Mỹ. Maine sử dụng các kỹ thuật mới để ướp lạnh hơn là ướp muối hay sấy khô phần lớn cá đánh được.
    Một số cá được ướp lạnh trên tàu đánh cá ngay khi đánh bắt được. Portland là cảng đánh bắt cá lớn nhất của bang trong lúc những thành phố miền biển vẫn là những nguồn cung cấp tôm hùm, và các loài sò hến quan trọng.
    LÂM NGHIỆP :
    Nhiều nông dân có từ 40 - 80 hecta đất rừng đã dành một phần trồng gỗ để thu hoạch mỗi năm. Một số nông dân kiếm được nhiều tiền từ việc bán gỗ hơn là vụ mùa. Ngành công nghiệp sử dụng tài nguyên rừng để sản xuất bột giấy, giấy, gỗ làm nhiên liệu trong nước và công nghiệp, và dùng để xẻ gỗ làm nhà. Những loại cây chính được thu hoạch là cây vân sam, cây linh lam có nhựa thơm, một loại cây lai gỗ cứng, và thông tràng.
    KHAI KHOÁNG :
    Một số đất sét đá garnet, than bùn, đá trân châu và ngọc được khai thác. Tuy nhiên vào đầu những năm 1990 hầu hết tiền thu được của sản lượng khoáng sản ở Maine là từ cát và sỏi, xi măng, và đá nghiền nát.
    CÔNG NGHIỆP :
    Ngành công nghiệp sản xuất giấy là một nguồn sản lượng công nghiệp dẫn đầu. Ngành sản xuất phương tiện vận chuyển là ngành công nghiệp lớn nhì của Maine. Nhà máy sắt Bath ở Bath là một nơi đóng tàu quan trọng và có nhiều xưởng tàu biển chế tạo các thuyền buồm nhẹ và những thuyền du lịch.
    Xưởng tàu hải quân Portsmouth thuộc Hải quân Mỹ nằm ở một nhóm các hòn đảo ở đầu miền Nam của Maine nhưng mắc xích kinh tế của cơ sở nối liền với Portsmouth, New Hampshire. Ngành sản xuất động cơ máy bay và các linh kiện cũng là một nơi sản xuất quan trọng ở Maine.
    Các khu rừng của bang cung cấp các nguyên liệu thô cho ngành sản xuất gỗ và các sản phẩm bằng gỗ, ngành công nghiệp lớn thứ ba của Maine. Ngành chế biến thực phẩm xếp thứ 4 về sự đóng góp của nó cho tổng sản lượng của bang. Một ngành sản xuất dẫn đầu là ngành đóng hộp hoặc ngành đông lạnh thực phẩm, gồm ngành chế biến khoai tây và vụ thu hoạch quả mọng của bang. Ngành chế biến hải sản cũng là một ngành sản xuất quan trọng như là những công ty chế biến gà vịt và trứng cho thị trường. Ngành công nghiệp giày đã một lần là một ngành có nguồn công việc công nghiệp lớn nhất nhưng từ lâu đã đứng sau các nhà máy giấy và các xưởng đóng tàu. Cùng với ngành sản xuất giày là ngành công nghiệp da, cả hai cùng là ngành công nghiệp lớn thứ sáu của Maine.
    Sự xuống cấp quan trọng trong công việc sản xuất giày, vải và chế biền thức ăn suốt 1 /4 thế kỷ 20 chỉ được bù đắp lại phần nào nhờ vào sự phát triển lớn trong ngành sản xuất điện, thiết bị điện kim loại xây dựng và vật liệu in ấn. Do ngành đóng thuyền ở Maine phụ thuộc chủ yếu vào các hợp đồng quân đội nên công việc trong ngành công nghiệp này đã dao động lớn. Ngành sản xuất ổn định nhất của Maine là ngành chế biến các nguồn tài nguyên tự nhiên có giá trị nhất của bang - nguồn rừng của bang.
    Một vài ngành công nghiệp nằm ở Androscoggin, Cumberland gồm Portland là một vùng công nghiệp dẫn đầu.
    HỆ THỐNG ĐIỆN :
    Hai đập thuỷ điện lớn của Maine là Harris và Wyman nằm ở sông Kennebee. Ðập Ripogenus ở nhánh sông phía Tây của sông Penobscot do một xí nghiệp sản xuất giấy lớn xây dựng. Một nhà máy năng lượng hạt nhân ở Wiscasset do một vài công ty năng lượng điện kết hợp đỡ đầu và vào giữa những năm 1990 đã phát ra khoảng 3/4 năng lượng điện. Một số năng lượng điện phát ra từ các nhà máy nhiệt điện đốt bằng dầu nhờn.
    GIAO THÔNG VẬN TẢI :
    Hai con đường sắt chính quan trọng nhất là đường American Realty (bất động sản Mỹ) chạy từ Ashland đền Daaquam, Quebec, và con đường Golden chạy từ Millinockct đến Saint Zachane, Quebec. Ngoài ra, hàng dặm đường sỏi hẻo lánh có thể đi lại được nâng cao gần đến khu rừng Maine phía Bắc. Các bến phà Auto mang lại sự phục vụ giữa cảng Bar và Yamlouth, Nova Scotia, giữa Portland và Yarmout, và nhiều đảo ở ngoài khơi. Maine có 36.225 km quốc lộ, trong đó 589 km là một phần của hệ thống quốc lộ toàn liên bang. Tuyến đường chính trong bang là Interstate 95, nối liền hầu hết các thành phố chính của bang.
    Ðường sắt dài tổng cộng 1804 km. Bang có dịch vụ đường bay thường xuyên từ các thành phố lớn của Maine đến Boston, Massachusetts và thành phố New York, và những đường bay nối tiếp trực tiếp giữa Portland và Bangor đến nhiều vùng của quốc gia. Bang có 159 phi trường, trong số đó có rất nhiều phi trường tư. Phi trường đông khách nhất nằm ở Portland.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Portland với dân số 64358 người là thành phố lớn nhất của Maine cũng như hải cảng chính và trung tâm ngân hàng, thương mại và vận chuyển của bang.
    Vùng trung tâm Portland gồm Nam Portland, Westbrook, Cape Elizabeth và Falmouth. Leiston với dân số 39757 người là thành phố lớn thứ hai của Maine. Cùng với Aubum, vùng có dân số là 24.309 người, Lewiston là một trong những trung tâm của vùng thành phố Lewiston - Aubum. Các thành phố quan trọng khác nằm ở Maine là Bangor với dân số 33.181 người,và Augusta, thủ đô của bang, với dân số 21.325 người .
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :


    Giáo dục :
    Trẻ em từ1 đến 17 tuổi bắt buộc phải đi học. Khoảng 6% trẻ em ở Maine học ở các trường tư.
    Maine đã chi khoảng 5440 đô la cho việc đào tạo mỗi sinh viên, so với mức trung bình của quốc gia là khoảng 5310 đô la. Cứ 14,1 sinh viên là có một thầy giáo, làm cho Maine có một lớp học trung bình nhỏ hơn bất kỳ bang nào khác ngoại trừ New Jersey và Vermont. Ở bang, những người trên 25 tuổi có bằng tú tài chiếm 79%, cao hơn tiêu chuẩn của quốc gia.
    Giáo dục đại học :
    Vào năm l968 tất cả các viện cấp bằng của bang ngoại trừ Học viện hàng hải Maine (thành lập năm 1 941) ở Castine, còn lại đã được hợp nhất thành một hệ thống Ðại học Maine. Vào giữa những năm 1990 Maine có 14 trường Ðại học công và 17 trường đại học tư. Các trường đại học này gồm có Ðại học Maine (thành lập năm 1 865) ở Orono; Ðại học Nam Maine (thành lập năm 1878) ở Brunswick; trường cao đẳng Colby (1813) ở Waterville; và trường cao đẳng Husson College (l898) ở Bangor. Một trung tâm quan trọng nghiên cứu sinh vật là phòng thí nghiệm Jackson, nằm ở đảo hoang phế Mount.
    Thư viện :
    Thư viện đầu tiên ở Maine được xây dựng ở Kiaery vào năm 1751 là do ngài William Peperell xây và thư viện công cộng đầu tiên mở ra Castine vào năm 1855. Maine có 225 thư viện, kể cả các thư viện nổi tiếng của Ðại học Maine, thư viện xã hội lịch sử ở Portland và thư viện bang Maine ở thủ đô Augusta. Thư viện ở trường cao đẳng Bowdoin cũng nổi tiếng. Mỗi năm các thư viện của bang lưu hành trung bình 7,6 quyển sách cho mỗi người dân.
    Bảo tàng :
    Một trong những viện bảo tàng đáng chú ý là thư viện Willian A. Famsmouth và bảo tàng nghệ thuật ở Rockland; một bảo tàng khác là bảo tàng nghệ thuật Portland với các bộ sưu tập tranh của các nghệ sĩ lớn của Mỹ thế kỷ 18 và 19 cũng như các tác phẩm điêu khắc Benjamin Paul Akers người Maine. Bảo tàng nghệ thuật của trường Bowdoin cũng có những bức tranh quan trọng của người Mỹ.
    Maine cũng có nhiều bảo tàng chuyên về tầm quan trọng của lịch sử như các bảo tàng hải quân ở Bath và Searport và bảo tàng Robert Abbe về những tác phẩm mỹ thuật thời kỳ đồ đá gồm một bộ sưu tập bao quát về những người Mỹ bản xứ. Bảo tàng xã hội lịch sử Maine ở Porlland và bảo tàng bang ở tòa nhà thủ đô ở Augusta cũng trưng bày nhiều di vật của người Mỹ bản xứ. Ngôi làng duyên hải miền biển của cảng bay là nét nổi bật của một viện bảo tàng lịch sử tự nhiên và bảo tàng Wendell Gilley nổi bật về nghệ thuật khắc chim. Bảo tàng Peary - Macmillan về bắc cực gần trường cao đẳng Bowdoin nổi bật về đồ khảo tác của bắc cực và toàn bộ sự hiểu biết và truyền thuyết về cuộc thám hiểm.
    TRUYỀN THÔNG :
    Tờ báo đầu tiên của Maine, tờ công báo Falmouth, thành lập vào năm 1785 ở Portland (rồi Falmouth). Maine có 7 tờ báo hằng ngày. Maine có 25 đài phát thanh AM và 36 đài phát thanh FM và 14 đài truyền hình
    SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Trong số các sự kiện mùa hè gồm có lễ hội Great Kennebe Whatever ở Augusta và lễ hội khoai tây ra hoa ở Fort Fairfeld. Cả hai lễ hội này đều tổ chức vào tháng 7. Lễ hội Lobster tổ chức ở Rockland vào tháng 8. Các lễ hội Lobster cũng tập trung vào tuần thứ tư của tháng 7 ở Jonesport, lễ hội tổ chức những cuộc đua thuyền Lobster nhanh nhất. Các hội chợ nông nghiệp được tổ chức ở hơn 20 thành phố suốt mùa hè và đầu mùa thu. Hội chợ Litchfield vào tháng 9 là một hội chợ khu vực được tổ chức cách đây khoảng 140 năm. Nhiều nhà hát mùa hè của bang có những màn trình diễn thường xuyên từ tháng 6 cho đến ngày Lễ lao động. Sự kiện nổi bật nhất vào mùa đông là sự kiện mời những người có thế lực trên thế giới ở Newry và sự kiện ngày chủ nhật Maple của Maine, cả hai đều tổ chức vào tháng 3. Nhiều cuộc thi trượt tuyết quốc tế được tổ chức từ tháng 1 cho đến tháng 4 ở Sugarloaf /Canabassct
    CHÍNH QUYỀN :
    Maine có một trong những hiến pháp bang lâu năm nhất nhưng vẫn có hiệu quả ở Mỹ. Nó trở nên hữu hiệu vào năm 1819, khi mà Maine được chấp nhận vào liên bang. Nó thường được sửa đổi, bổ sung nhưng nó không thay đổi cơ cấu cơ bản của chính quyền bang.
    SỰ PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY :
    Trong lúc Maine đang trên đà phát triển vào những năm 1970 và 1980 thì vào những năm 1990 biểu lộ ra rằng không phải tất cả dân số của bang đều giàu có. Nhiều người dân Maine bị thất nghiệp hoặc không đủ việc làm hoặc phụ thuộc vào các công việc phục vụ trả lương thấp trong ngành công nghiệp du lịch. Có lẽ sự thử thách lớn nhất của bang là để giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của Maine trong khi mang lại những công việc tốt hơn cho người dân của bang.
    Loving you and being loved by you keep me stay alive, Anh

    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:43 ngy 18/11/2004
  6. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    bác netwalker tự viết mấy cái này đấy ạ? bác viết tốt quá, em xin phục bác.
    có điều về phần giáo dục đại học, chữ college mà bác cứ dịch ra là cao đẳng em e là không đúng lắm. Community college (2-year college) khác xa với liberal arts college (4-year.) ví dụ như ở Maine, Colby và Bowdoin là 2 liberal arts college có tiếng hơn cả trường của bang là University of maine. Sắp tới khi bác viết tới MA thì bác cũng sẽ thấy như vậy.

    Tiền bất kiến cổ nhân
    Hậu bất kiến lai giả
    Niệm thiên địa chi du du
    Độc sảng nhiên nhi lệ hạ
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào Longatum,
    Bạn quá khen rồi. Tôi chỉ đọc nhiều và lọ mọ thôi.
    Mấy cái này là tôi sưu tầm trên Net. Ngoài ra còn có sự đóng góp của rất nhiều người chứ không phải mình tôi ví dụ như @thosan, @ThuongBrian, @Cobrahp.
    Về phần chuyển ngữ tôi nghĩ rằng không thành vấn đề lắm khi dịch chữ college thành cao đẳng. Đúng như bạn nói, ở Mỹ có 2 loại cao đẳng ( một loại 2 năm và một loại bốn năm). Tôi nghĩ rằng vấn đề không phải là ngôn ngữ mà là nhận thức. Ở Mỹ người ta nhận thức về cao đẳng khác, còn ở Việt Nam ta nhận thức về cao đẳng khác. Cùng một từ nhưng nhận thức khác nhau và phương cách hoạt động cũng như quản lý khác nhau.
    Rất đơn giản ví dụ như từ "tươi mát" ở các ngôn ngữ khác vẫn là một từ đẹp, một từ tốt mang nghĩa tích cực nhưng ở Việt Nam lại khác, không phải vì bản thân từ đó xấu mà nhận thức của người Việt Nam đối với từ đó xấu.
    Một lần nữa, cảm ơn sự đóng góp của bạn và chúc bạn một ngày vui!
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Để tránh sự nhàm chán của việc đọc các bài có lượng thông tin và dầy đặc số liệu về các tiểu bang. Tôi sẽ dăng bài giới thiệu về vùng New England ( Tân Anh Quốc hay dịch theo hán việt là Tân Anh Cát Lợi), một trong những vùng đất thuộc địa của Anh đầu tiên ở châu Mỹ với hy vọng sẽ làm cho các bạn cảm thấy thoải mái hơn.
    Một trong những vùng đất nên thơ nhất của nước Mỹ là vùng tân Anh Cát Lợi, một khu vực bao gồm một số tiểu bang nhỏ ở miền đông bắc Hoa Kỳ.
    Vùng đất dược gọi là New England, tức Tân Anh Cát Lợi, bao gồm 6 tiểu bang vùng đông bắc Hoa Kỳ, đó là Connecticut, Maine, Massachusetts, New Hampshire, Rhode Island và Vermont. Đây là nơi chốn mang nhiều dấu tích lịch sự thời lập quốc của Hoa Kỳ vì 4 trong 6 bang này nằm trong số 13 thuộc địa đầu tiên của Châu Mỹ.
    Nếu đến Hoa Kỳ du lịch thì đây là một nơi khách không thể bỏ qua, nhất là khi mùa thu tới khoảng cuối tháng 9 cho đến tháng 10 lúc rừng cây đổi màu, cái xanh thẫm của cuối hạ dần dần biến thành màu vàng, cam, đỏ chen nhau nhìn xa như những tấm thảm nhung đủ màu. Nhiều người còn yêu thích vùng tân Anh Cát Lợi vì cảnh núi non trùng diệp và bờ biển nhiều gềnh đá sát bên cạnh Đại Tây Dương.
    Về phương diện lịch sử, Tân Anh Cát Lợi là nơi đón nhận những người Thanh giáo Tin Lành không chịu sống dưới sự đàn áp của giáo hội Anh Quốc nên đã bỏ nước ra đi tìm chân trời mới để thờ phụng thượng đế theo lối của họ.
    Năm 1620 họ cùng với những người di dân khác đến vùng đất mới tạo dựng thuộc địa Plymouth mà ngày nay là bang Massachusetts, và đây là thuộc địa thứ nhì của Anh tại bắc Mỹ. Thuộc địa đầu tiên là Virginia.
    Nhờ sự chỉ dẫn của người da đỏ và nhờ ý chí kiên cường, những người Thanh giáo này đã sống sót nơi vùng đất mới. Không những sống sót mà họ còn mở mang thêm các vùng thuộc địa khác.
    Những anh hùng đầu tiên của nước Mỹ xuất thân từ vùng đất này như Samuel Adams và John Han**** đã dẫn dắt phong trào độc lập đến thành công thoát khỏi sự cai trị của Anh Quốc và thành lập Hiệp Chủng Quốc Mỹ Châu tức Hoa Kỳ vào năm 1776.
    Trong số 6 tiểu bang của vũng Tân Anh Cát Lợi thì Massachusetts giữ một vai trò quan trọng cả về lịch sử lẫn nhiều phương diện khác.
    Cuộc cách mạng chống ách cai trị của người Anh bắt đầu với trận Concord và Lexington trong khu vực mà nay là bang Massachusetts. Bang này cũng cống hiến cho nước Mỹ 4 vị tổng thống: ông John Adams là vị tổng thống thứ nhì của Hoa Kỳ, con trai ông, ông John Quincyb Adams, là vị tổng thống thứ 6. Tổng thống John F. Kennedy, vị tổng thống thứ 35, cũng ra chào đời tại Massachusetts, và tổng thống George Bush cha, vị tổng thống thừ 41, cũng thế. Còn đương kim tổng thống Goerge W. Bush thì ra đời tại bang Connecticut, cũng là một bang của vùng tân Anh Cát Lợi.
    Boston là thành phố lớn nhất và là thủ phủ của Massachusetts . Không những thế nó còn là trung tâm công nhgiệp lớn nhất của vùng New England. Đây là một trung tâm lịch sử, văn hóa và thương mại của vùng đông bắc Hoa Kỳ.
    Tại đây du khách có thể đi dạo trên con đường dài 5 kilomet để thăm một trường công lập đầu tiên của nước Mỹ rồi ngôi giáo đường mang tên là Old North Church, là nơi mà trước khi cách mạng thành công, người ta thắp đèn trong nhà thờ để báo hiệu là các lực lượng Anh Quốc sắp mở cuộc tấn công.
    Boston còn là một trung tâm âm nhạc quan trọng. Cứ vào tháng 7 mỗi năm hàng ngàn nguời đổ đến khu vườn cỏ được gọi là Esplanade để nghe dàn nhạc Boston Pops hòa nhạc miễn phí.
    Ngoài Boston những địa danh nổi tiếng khác tại Massachusetts là New Bedford, xưa kia từng là trung tâm săn cá voi. Đảo Nantucket và Martha Vineyard cũng là những nơi mà du khách rất thích đến thăm.
    Và bây giờ thì mời bạn đến viếng một bang có diện tích nhỏ nhất nước Mỹ, bang Rhode Island, nằm dọc theo vịnh Narragansett bên bờ Dại Tây Dương. Toàn thể dân số trong bang chỉ vỏn vẹn có 1 triệu người. Bang này có nhiều công ty sản xuất vải sợi và đồ kim hoàn. Người ta đến bang này vào mùa hè thường là để câu cá, bơi thuyền và trượt nước. Tuy bé về diện tích và dân số nhưng là bé hạt tiêu vì Rhode Island là thuộc địa đầu tiên tuyên bố độc lập khỏi sự cai trị của Anh Quốc, và ngay từ năm 1774 Rhode Island đã cấm đem nô lệ đến đây. Thành phố lớn của bang là Providence được thành lập năm 1636.
    Quay sang New Hampshire, du khách sẽ thấy đây là một bang với núi non, sông hồ và bờ biển , tha hồ cho khách vui chơi suốt cả mùa hè lẫn mùa đông. Rặng núi Trắng ở phía bắc bang New Hampshire là một địa điểm trượt tuyết rất tốt. Mùa thu du khách đổ về đây để ngắm lá vàng.
    Thành phố lớn nhất của bang là Manchesteer và thủ phủ là Concord. Bang này đánh dấu một sự kiện lịch sử vào năm 1849 khi chính phủ bang cho ban hành đạo luật đầu tiên cho phép các thành phố, thị trấn và các hệ thống học đường hỗ trợ cho các thư viện. Ngày nay đi đến bất cứ một thành phố hay thị trấn nào của Hoa Kỳ, người ta cũng thấy có các thư viện công với đủ mọi tiện nghi và các loại sách báo cho công chúng tự do đến đọc, tham khảo hoặc mượn sách về nhà.
    Không những thế, trong mùa bầu cử tổng thống diễn ra cứ 4 năm một lần, cuộc bầu cử sơ bộ đảng để đề cử ứng viên tại New Hampshire rất quan trọng . Một số ứng viên được đề cử trong cuộc bầu cử tại đây đã trở thành tổng thống nước Mỹ.
    ( còn tiếp)
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Những ai yêu thích vẻ đẹp thên nhiên thì một chuyến đi đến bang Vermont sẽ tạo cho khách một cảm giác như đi vào quá khứ. Với rừng cây bao phủ khắp nơi bang này còn có đến hơn 400 ao hồ.
    Mùa hè du khách có thể lái xe cả chục cây số để ngắm cảnh êm ả, thanh bình của những con đường quê và các nông trại, những cây cầu xưa cũ và những tòa giáo đường màu trắng.
    Mùa này cũng là dịp để khách có thể đến dự đại hội nhạc Mozart được tổ chức tại Knoll Farm thuộc thị trấn Fayston. Knoll Farm là một trang trại nằm ẩn sau các tàng cây phong mật, loại cây mọc rất nhiều ở Vermont. Du khách đến đây thường mang theo về dăm ba chai mật phong rất thơm ngon để ăn với các loại bánh pancake hoặc waffle, tức là cacù loại bánh mà người Mỹ dùng trong bữa điểm tâm. Mật cây phong được sản xuất nhiều tại vùng đông bắc Mỹ và Canada. Muốn có mật cây phong người ta rạch một đường sâu nơi thân cây bên dưới có một cái bát để hứng nhựa, tựa như hứng nhựa cây cao su vậy. Sau đó nhựa cây phong được đem về nấu trong một thời gian để cho bốc hơi bớt và cô đặc lại thành mật. Tuy giản dị nhưng đây là một tiến trình tốn khá nhiều thời giờ. Mỗi giờ nấu 100 ga lông nhựa cây phong chỉ thu được chừng 2 ga lông mật mà thôi.
    Cây phong cũng là một yếu tố lớn đóng góp vào màu sắc rực rỡ của mùa thu, nhất là mùa thu ở Vermont, tạo cho đất trời một vẻ đẹp lạ lùng khiến người thường cũng phải ao ước trở thành thi nhân để có thể lột tả được hết những cảm nhận đối với tặng phẩm của tạo hóa dành cho cõi nhân gian.
    Một trong số những ngành công nghiệp của Vermont là sản xấu bộ phận rời của máy vi tính và các loại máy móc khác. Khai thác mỏ đá hoa cũng là một công nghiệp quan trọng của bang này. Đá hoa của Vermont được dùng làm rất nhiều sản phẩm, được đẽo gọt, khắc, chạm thành các món quà lưu niệm, thành vật liệu xây dựng như lót sàn, cẩn trên tường, làm bồn tắm, làm mặt bàn bếp v..v..
    Thủ phủ của Vermont đặt tại thành phố Montpelier.
    Chuyển qua bang Maine thì với dân số trên 1 triệu dân, bang này có diện tích đất rộng nhất trong 6 bang vùng đông bắc Mỹ. Một phần của bang này chạy tuốt về phương bắc và bị vây quanh bằng 2 tỉnh của Canada. Giống như Vermont, bang này có nhiều khu vực hoang dã, với rừng cây bao phủ đến 90% diện tích, cung cấp cho kỹ nghệ đồ gỗ của bang.
    Maine có những làng đánh cá dọc theo bờ biển Dại Tây Dương, và tôm hùm của Maine thì nổi tiếng khắp nước Mỹ, chả thế mà ở thị trấn Rockland của bang hằng năm dân chúng mở hội tôm hùm suốt từ 13 tháng 7 đến mồng 3 tháng 8. Hội đồng quảng bá tôm hùm Maine còn tặng không trên internet hàng chục công thức nấu nướng các món tôm hùm theo lối Mỹ, lối Ý, lối Nhật v..v
    Maine có một ngọn hải đăng cao 31 mét xây năm 1791, xưa kia vẫn soi đường cho tàu bè ra vào hải cảng Portland nên nó được gọi bằng cái tên là Portland Head Light. Giờ đây ngọn hải đăng này chỉ còn là dấu tích lịch sử và là một thắng cảnh mà thôi.
    Thủ phủ của bang là Augusta và thành phố quan trọng của bang là Portland.
    Và bang cuối cùng được nhắc tới trong Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay là Connecticut, một bang với dân số khoảng hơn 3 triệu người. Bang này là một trung tâm du lịch, thương nghiệp và công nghiệp. Trong những ngày đầu cư dân bang này được cai trị bằng một văn kiện pháp lý có tên là Các sắc Lệnh Cơ Bản. Sau này văn kiên đó đã được những người thảo bản hiến pháp Mỹ dùng làm nền tảng. Các cộng ty bảo hiểm tại bang Connecticut đã thảo ra những chính sách đầu tiên giúp bảo vệ khách hàng khỏi phải chịu những thiệt hại nặng nề do tai nạn xe hơi và phi cơ nếu như chẳng may xảy đến cho họ. Nhiều công ty bảo hiểm được đặt trong thành phố Hartford và qua nhiều năm, Hartford còn có biệt danh là thành phố Bảo Hiểm.
    Hartford là nơi mà văn hào Mark Twain đã sống trong những năm cuối của thế kỷ thứ 19 và căn nhà của ông vẫn còn đó. Mark Twain là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng trong văn chương Mỹ như ?oThe Adventures Of Huckleberry Finn? và ?oThe Adventures of Tom Sawyer? v..v..
    Du khách đến thăm Connecticut sẽ không quên đến hải khẩu của thành phố Mystic . Quang cảnh ở đây trông giống như một làng đánh cá voi của thế kỷ thứ 19 . Một chiếc tàu buồm bằng gỗ, chiếc Charles W. Morgan được đặt ngay cửa khẩu như thể là đang canh gác cho nơi này và trông có vẻ như nó sẽ giong buồm ra khơi bất cứ lúc nào, đuổi theo hồn ma của những tay ngư phủ săn cá voi của nhiều thế kỷ trước.
    Toàn vùng New England tức Tân anh Cát Lợi thuộc đông bắc Mỹ vừa mang đầy dấu tích lịch sử, vừa mang tính hiện đại. Nó vừa cho ta những cảnh đẹp, thanh bình, tĩnh lặng của vùng quê và những bờ biển thật đẹp, nó còn cung ứng những địa điểm trượt tuyết, bơi lội, trượt nước, bơi thuyền cho những ai hâm mộ thể thao, nó cũng là nơi hấp dẫn cho những người yêu nhạc và có nhiều hoạt động giải trí khác.
    Mời bạn hãy đến đây cùng ngắm mùa thu lá đỏ, lá vàng vào khoảng tháng 9, muộn lắm là đầu tháng 10.
    ( Theo VOA)
  10. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG MARYLAND
    Maryland, bang phía tây nước Mỹ. Bắc giáp Pennsylvania, Tây giáp Delaware và Ðại Tây Dương, Nam giáp Virginia, Tây Nam và Tây giáp tây Virginia. Sông Potomac bao phủ hầu hết bờ phía Tây Maryland, và vịnh Chesapeake nằm lõm sâu vào phía Tây bang.
    Washington, D.C, thủ đô nước Mỹ, nằm trong vành đai Virginia.
    Annapolis là thủ phủ bang và Baltimore là thành phố lớn nhất. Bang này còn được gọi là Old Line State .
    Maryland gia nhập liên bang ngày 28/4/1788, là tiểu bang thứ 7 trong số 13 tiểu bang gốc.
    Về diện tích, Maryland xếp thứ 42 các bang, với diện tích tổng cộng là 31.849kml bao gồm 1761km2 đất liền. Ngoài ra vịnh Chesapeake với diện tích 477km2 cũng được xem như một phần của bang. Chiều rộng tối đa từ Ðông sang Tây khoảng 385km và thay đổi từ Bắc đến Nam khoảng từ 3km ở điểm hẹp nhất đến khoảng 200km ở phía cực Ðông. Vịnh Chesapeake ngõ rộng vào Ðại Tây dương, chia bang ra làm 2 phần, phần phía đông của vịnh, xem như bờ Ðông, chiếm 1 phần Delmarva Peninsula. Ðộ cao so với mặt biển khoảng 100m..
    DÂN CƯ :
    Dân số Maryland đứng hàng thứ 19 trên cả nước. Tổng số dân của bang là 4. 798. 622 người. Mật độ dân số trung bình bang là 150 người mỗi km2
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Khoảng 3.681.000 dân cư có việc làm. Những công việc dịch vụ như phân phối và giặt hấp chiếm 32% lực lượng lao động, khoảng 2 1 % làm việc giao dịch mua bán sỉ và lẻ, khoảng 19% làm cho chính quyền liên bang, bang hoặc địa phương, bao gồm cả trong quân đội, 8% về tài chính, bảo hiểm hoặc bất động sản. 7% về sản xuất. 6% về xây dựng, 4% về giao thông hoặc công chính và 2% về trồng trọt (bao gồm các dịch vụ nông nghiệp, lâm sản hoặc đánh bắt hải sản). Công việc ở hầm mỏ thật là đáng kể, khoảng 16% công nhân Maryland gia nhập công đoàn.
    NÔNG NGHIỆP :
    Khoảng 890.000 ha hay hơn 1/4 tổng diện tích Maryland được phân loại như là đất nông nghiệp. Theo giá trị, các sản phẩm nhà kính và vườn ươm, đậu nành và bắp là nguồn thu hoạch chính, khoảng 1/4 tổng diện tích đất trồng trọt của bang được sử dụng để trồng bắp. Ðậu nành chiếm nhiều đất ở vùng bờ biển phía Ðông (l/3 đất màu thu hoạch). Thuốc lá được trồng ở Calvert, Anne Arundel, Prince Georges, Charsles và vùng Saint Marys, ở phía Nam Maryland. Mặc dầu chỉ chiếm khoảng 3 .800 ha đất màu, thuốc lá là một trong hoa màu có giá trị nhất ở Maryland. Tuy nhiên, mức độ quan trọng giảm dần. Rau quả được trồng ở bờ phía Ðông, đặc biệt ở 03 tỉnh phía Nam và ít dần ở vùng Peidmont. Phần lớn rau quả được chế biến ở nhà máy chế biến thực phẩm địa phương. Các hoa màu khác gồm lúa mì, lúa mạch, yến mạch và cỏ khô. Cỏ, bao gồm cỏ đinh hương và cỏ đuôi mèo trồng chủ yếu ở vùng Piedmont và ưu tiên làm thức ăn cho gia súc. Nhiều loại trái cây khác nhau được trồng: táo, đào, lê, mận, sơ ri trồng ở phía Tây Maryland. Ðào cũng được trồng ở bờ phía Ðông, cũng như dâu, dưa hấu, dưa tây.
    GIA SÚC :
    Gà nòi là nguồn thu nhập chủ yếu. Ngoài ra gà tây và gà thịt cũng được nuôi bán. Nông trại sữa tập trung ở các tỉnh Piedmont. Hầu hết sữa được gửi đến các trung tâm ngoại ô lớn. Ngoài ra, một ít bò và heo được nuôi ở Maryland.
    NGƯ NGHIỆP :
    Việc khai thác các loại tôm, cua, nghêu, sò tại Vịnh Chesapeake chi phối toàn bộ các hoạt động ngư nghiệp thương mại tại Maryland. Hàu là loại sò có giá trị kinh tế nhất được đánh bắt tại vùng biển Maryland. Maryland đã là một trong những bang đứng đầu về số lượng hàu đánh bắt hàng năm. Các loại hải sản quan trọng khác cũng được khai thác tại Chesapeakc Bay là nghêu (lam) và ghẹ xanh (blue crab). nhiều chuyến hàng lớn nghêu được chuyển đều đặn đến các nhà hàng New England dùng làm các món chiên, nướng hoặc hấp. Tổng số lượng hải sản của Maryland vào đầu thập niên 1990 là 25,9 triệu tấn trị giá 36 triệu USD.
    LÂM NGHIỆP :
    Mặc dù rừng bao phủ hơn 1/3 bang nhưng việc khai thác rừng và gỗ không phát triển nhiều ở Maryland. Gần như hầu hết đất rừng thương mại của bang là những lô rừng nhỏ thuộc sở hữu tư nhân.
    HẦM MỎ :
    Khoáng sản giá trị nhất được sản xuất tại Malyland là đá, cát, và sỏi. Sản xuất đá bao gồm nhiều loại như đá vôi sa thạch, marble, granite... được dùng chủ yếu trong xây dựng nhà cửa, xa lộ, và chế biến xi măng và bê tông. Các loại đá được sản xuất ở phía Bắc và phía Tây Maryland.
    Cát và sỏi xây dựng chủ yếu khai thác ở bờ biển phía Tây. Than bùn vẫn được khai thác từ các vựa tại Ganett County Viễn Tây Maryland, chủ yếu được bán cho các nhà làm vườn và nông gia. Than đá nhựa đường được khai thác tại các hạt Ganett và Allegany miền Tây Maryland.
    SẢN XUẤT CHẾ TẠO :
    Có nhiều trung tâm công nghiệp tại Maryland như Cumberland, Hagerstown. Frederick, Salisbury và Cambridge với nhiều loại hình sản xuất chế tạo như in ấn, điện tử, dược phẩm , thiết bị khoa học và máy móc. Công nghiệp luyện kim hầu hết được tập trung tại vùng Baltimore, với các kim loại như thép, timplate, nhôm. Ngoài ra một số thép còn được sản xuất tại Cumberland phía Tây Maryland. Các nhà máy luyện kim dọc theo bờ biển Chesapeake Bay và hạ lưu sông Patapsco tận dụng nguyên liệu từ những nguồn khác ở xa hơn là từ các hầm mỏ Maryland. Quặng sắt cho nhà máy thép vĩ đại ở Sparrows Point, gần Baltimore, được nhập chủ yếu từ Venezuela và Canada. Sắt và thép vụn cũng được sử dụng. Thiếc được nhập chủ yếu từ Bolivia và Malaysia. Việc chế tạo thiết bị vận tải được thực hiện chủ yếu tại vùng Baltimore. Các xưởng tàu tại Spanows Point và một số nơi tại Baltimore Point là những trung tâm đóng và sữa chữa tàu bè lớn tại Hoa Kỳ. Các tàu đánh cá và thuyền bè nhỏ được sản xuất tại vùng Chesapeake Bay. Xe cộ được lắp ráp tại Baltimore và vùng ngoại ô gần đó. Các bộ phận rời xe cộ và thiết bị tàu hỏa được sản xuất tại Baltimore và Cumberland. Máy bay và xe tải nặng thì được sản xuất tại Hagerstown. Có nhiều nhà máy nhỏ chế biến thực phẩm trên khắp các vùng Atlantic Coastal Plain và Piedmont. Các hoạt động chế biến thực phẩm bao gồm sản phẩm sữa, thịt, nước giải khát, rau quả và hải sản.
    Việc sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa học, máy móc điện khí, hộp thiếc, ống thép và nhiều sản phẩm kim loại khác được tập trung tại Baltimore. Các xí nghiệp chế tạo thiết bị điện như Black & Decker, đặt trụ sở tại Towson phía Bắc Baltimore.
    ĐIỆN KHÍ :
    Khoảng 70% điện khí tại Maryland được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện, chủ yếu dùng nguyên liệu than đá hoặc dầu hỏa. Ðiện khí cũng được sản xuất tại trạm thủy điện ở Conowingo Dam, trên hạ lưu sông Susquehanna, được sử dụng tại Pennsylvania. Hai nhà máy điện nguyên tử của Maryland cung cấp 26% sản lượng điện. Hầu hết các nhà máy điện là sở hữu tư nhân.

    VẬN TẢI :
    Baltimore là tụ điểm chính các giao lộ của bang.
    XA LỘ :
    Các xa lộ chính nối liền Philadelphia. Pennylvania và Washington, D.C, trải dài ngang qua Maryland theo chiều Ðông Bắc - Tây Nam. Những trục lộ lưu lượng lớn này, băng qua Baltimore hoặc chạy bao quanh nhờ một xa lộ vành đai, gồm xa lộ xuyên bang 95, mà phần khu vực Ðông Bắc của Baltimore có tên là J.F. Keunedy Memorial Highway, và U.S. Highway 1 . Trục lộ Baltimore - Washington parkway nối liền Ballimore với thủ đô quốc gia. Trên bờ biển phía Ðông. các xa lộ chính là U.S. Highway 50 và 301 và một đoạn ngắn của U.S. Highway 13. Cầu Chesapeake Bay Bridge, thông xe năm 1952, băng qua vịnh gần Annapolis. Maryland có 47. 173km xa lộ, kể cả 776km hệ thống xa lộ nhà nước xuyên bang.
    Đường sắt :
    Có 1407 km đường ray tại Maryland. Một hệ thống chuyển tiếp nhanh cho vùng Washington, D.C., được kéo dài vào Maryland năm 1978.
    Sân bay :
    Sân bay lớn nhất của Maryland là Baltimore - Washington International Airport. Có khoảng 192 sân bay nhỏ hơn nằm rải khắp bang, hầu hết là sân bay tư nhân.
    Các cảng và thuỷ lộ :
    Baltimore, một trong những cảng chính trên vùng Eastem Seaboard, là một trong những cảng hàng đầu tại Mỹ về số lượng hàng hóa tiếp nhận hàng năm. Phần lớn số lượng này là nguyên liệu thô nhập cho các nhà máy công nghiệp nặng của vùng Baltimore. Chủ yếu là một cảng hàng hóa, Baltimore không phải là một cảng cập bến cho các tàu khách. Các tàu biển có thể đến Baltimore qua vịnh. Thêm vào đó kênh đào Chesapeake và Delaware dài 31 km ngang qua Delmarva Peninsula, nối liền Chesapeake Bay vđi Delaware River. Trục lộ này rút ngắn lộ trình tàu biển từ Baltimore đến Philadelphia, New York, các cảng miền Bắc Hoa Kỳ và Âu Châu. Cảng Baltimore hiện đang phải cạnh tranh với Norfolk và Newport News, cả hai đều nằm trong Virginia ở cửa khẩu Chesapeake Bay.
    THƯƠNG MẠI :
    Với những tuyến đường sắt quan trọng, nhiều hãng tàu và công ty vận tải, Baltimore là trung tâm buôn bán sỉ lẻ hàng đầu của bang. Các trung tâm thương mại chính Ở phía Tây bang là Frederick, Hagerstown, và Cumberland. Ngoài ra, còn có nhiều cửa hàng bán lẻ lớn tại vùng ngoại ô Maryland của Washington, D.C. Trên bờ biển phía Ðông, Salisbury là trung tâm thương mại quan trọng.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Cho đến nay, Baltimore vẫn là thành phố lớn nhất của Maryland. Với dân số 736.014 người Baltimore được xếp hạng 14 trong số thành phố của cả nước.
    Thành phố Rockville, một trung tâm nghiên cứu vi tính và không gian và các văn phòng Chính phủ, có dân số 44.835 người và là thành phố lớn thứ nhì của Maryland. Frederick với dân số 40.148 người, là trung tâm thương mại và chế biến thực phẩm quan trọng ở phía Tây Piedmont. Hagerstown là thành phố lớn nhất ở phía Tây Maryland. Nằm trong Hagerstown Valley với dân số 35.445 người, nó là trung tâm thương mại, công nghiệp, và vận chuyển. Cumberland với dân số 23.706 người, là trung tâm thương mại, công nghiệp, và vận chuyển chính ở phần cực Tây của bang. Annapolis là thủ phủ bang của Maryland từ năm 1694 và là một trong những thị trấn lâu đời nhất tại Maryland. Dân số Annapolis là 33.187 người.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :
    Hiện nay, cưỡng bách giáo dục được áp dụng tại Maryland cho trẻ em tuổi từ 5 đến 16. Khoảng 13% trẻ em tại bang theo học các trường tư thục.
    Maryland chi phí hàng năm khoảng 6120 USD cho việc giáo dục một học sinh, so với chi phí trung bình quốc gia là khoảng 5310 USD. Có 16,9 học sinh cho mỗi giáo viên. Trong số những cư dân trên 25 tuổi, thì 78,4% có bằng trung học.
    Nền giáo dục nâng cao:
    Cơ sở giáo dục nâng cao lâu đời nhất của Maryland, trường cao đẳng đầu tiên được thành lập là Washington College. Nó được lập ra tại Chestertown năm 1782 và được đặt tên theo ngài George Washington. Trường đại học lừng danh Jonhs Hopkins University tại Baltimore được thành lập năm 1876.
    Một số trường cao đẳng tư thục có tiếng của bang là Goucher Collge (1885) tại Towson, Hood Collge (1893) tại Frederick và Loyola Collge (1852) tại Maryland.
    Cơ sở học vấn nâng cao lớn nhất tại Maryland là University of Meryland System do bang điều hành, Mary College và Morgan State University. Annapolis là cơ sở của Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Trong số các trường chuyên về nghệ thuật của bang, thì trường nổi tiếng là Maryland Institute, College of Art, tại Baltimore. Vào giữa thập niên 1990, Maryland có 33 cơ sở học vấn nâng cao công lập và 24 cơ sở tư thục.
    Thư viện :
    Maryland có nhiều thư viện công, kể cả thư viện nổi tiếng Enoch Pratt Free Library tại Baltimore. Các thư viện hàng năm luân chuyển trung bình 9,7 cuốn sách cho mỗi dân, tỷ lệ cao hàng thứ 4 trên cả nước. Thư viện đại học lớn nhất tại bang là của Johns Hopkins University. Các tài liệu liên quan đến lịch sử của Maryland được lưu trữ tại thư viện của Maryland Historical Society ở Baltimore; trong State Hall of Records ở Annapolis; và tại một số thư viện khác. Ngoài ra cần có National Library of Medicine ở Bethesda, và thư viện âm nhạc ở Peabody Conservatory of Music. Tại thư viện Học viện Hải quân Hoa Kỳ, có nhiều tài liệu về quân sự và hải quân. Thư viện Morgan State University lưu trữ một bộ sưu tập đặc biệt về các tác phẩm văn chương của người da đen và các tài liệu liên quan đến lịch sử dân da đen. Medical & Chirurgical Faculty Library tại Baltimore thì nổi tiếng về các lãnh vực y học và phẫu thuật.
    Bảo tàng :
    Hầu hết các viện bảo tàng tại Maryland được đặt tại Baltimore. Trong số đó có nhiều viện bảo tàng tác phẩm nghệ thuật, kể cả Baltimore Museum of Art, Walters Art Gallery và Peale. Museum, còn được biết đến với tên Municipal Museum of the City of Baltimore. Viện bảo tàng lịch sử chính tại Maryland vẫn được giữ lại Baltimore bởi Maryland Historical Society. Hagerstown là cái nôi của Washington Museum of Fine Arts. Tại Saint Michaels là Chesapeake Bay Maritime Museum. US Naval Academy Museum tại Annapolis, lưu trữ nhiều tư liệu liên quan đến lịch sử hải quân. Tại Great Falls of the Potomac có Chesapeake & Ohio Canal Museum.
    TRUYỀN THÔNG :
    Có 15 nhật báo xuất bản tại Maryland. Tờ báo đầu tiên phát hành là tờ Maryland Gazette, tại Annapolis năm 1727. Có 47 đài phát sóng AM và 63 đài FM và 16 đài truyền hình.
    LỄ HỘI HÀNG NĂM :
    Ðua ngựa là một trong những môn thể thao. phổ biến tại Maryland Hunt Cup tổ chức tại Baltimore vào tháng 4, Preakness Stakes tại Baltimore vào tháng 5, và Maryland Million Day ở Laurel trong tháng 10.
    Maryland Day được tổ chức vào cuối tháng 3 tại Saint Marys City. Vào tháng 6 ở Columbia, Lễ hội nghệ thuật được tổ chức. Tháng 6 cũng là thời gian tổ chức Bay Country Music Festival tại Centreville. Ngày 14 tháng 6, lễ kỷ niệm Flag Day được tổ chức ở Fort MoHenry tại Baltimore. Hội chợ Maryland State Fair mở ra hàng năm vào cuối tháng 8 ở Timonium. Các cuộc thi cưỡi ngựa đấu thương thường được tổ chức nhiều nơi trong mùa hè. Defenders Day được tổ chức vào tháng 9 tại cảng biển Baltimore. Tháng 10 được đánh dấu bằng lễ kỷ niệm Olde Princess Anne Days tại Somerset County. Ðầu tháng 11 là lễ rước nến lịch sử hàng năm Havre de Grace. Oriole Park ở Camden Yards là cái nôi của đội banh basketball chuyên nghiệp của Baltimore. Ðội banh basketball Washington Bullets và đội banh hockey Washington Capitals thì chơi ở Landover. Vào cuối năm 1955, đội banh football chuyên nghiệp Cleveland Browns chuyển sang Baltimore, đổi tên là Baltimore Ravens và bắt đầu chơi từ năm 1966.
    CHÍNH QUYỀN :


    Chính quyền địa phương :
    Có 23 hạt tại Maryland do các hội đồng uỷ viên địa hạt cai trị với nhiệm kỳ 4 năm. Thành phố Baltimore được quản trị độc lập không lệ thuộc cơ chế địa hạt.
    Đại biểu quốc gia :
    Maryland có 8 dân biểu và 2 nghị sĩ tại quốc hội Hoa Kỳ. Bang có 8 phiếu cho bầu cử Tổng thống.
    KINH TẾ MARYLAND VÀO CUỐI THẾ KỶ 20 :
    Kinh tế bang chuyển biến nhiều trong những năm 1960 và 1970, từ công nghiệp nặng sang công nghiệp nhẹ, từ đóng tàu và luyện kim tại Baltimore sang những nhà máy công nghệ cao không khói, khởi đầu dọc theo hành lang lnterstate 270 tại Montgomery County. Công việc trong công nghiệp dịch vụ gia tăng và du lịch trở nên phát triển mạnh.
    Vào đầu thập niên 1990, thuế má và các chi tiêu chính phủ là những vấn đề chính trị chủ yếu tại Maryland. Ðảng viên dân chủ Parris Glendening được bầu làm thống đốc năm 1994 trong khi ảnh hưởng của Ðảng Cộng hòa vẫn còn khá mạnh tại Maryland.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:48 ngy 18/11/2004

Chia sẻ trang này