1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi ngày một tiểu bang

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 18/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG MASSACHUSETTS
    Massachusetts, một trong các bang của New England nó được bao quanh bởi Ðại Tây Dương ở phía Ðông và Ðông Nam, Rhode Island và Connecticut ởphía Nam và New York ở phía Tây. Phía Bắc của Massachusetts nằm ở Vermont và New Hampshire Boston là thủ phủ và là thành phố lớn nhất của Massachusetts. Khi vẫn là một thuộc địa, Massachusells đã trở nên là một trung tâm trí thức quan trọng, được biết vì đại học Harvard College và các học viện văn hóa của Boston.
    Massachusetts gia nhập liên bang vào 6/3/1788, như là bang thứ 6 trong I3 bang lúc đầu. Tên riêng của bang là Bay State.
    Massachusetts, bang nhỏ nhất thứ 6 trong nước, có 23. 934 km2, bao gồm 1098 km2 đường thuỷ nội địa và 2536 km2 đường thuỷ ven biển thuộc quyền phán xét của bang. Nó gồ ghề hình chữ nhật, ngoại trừ bán đảo mũi Cod, mà nó mở rộng từ Ðông Nam. Bang có kích thước tối đa từ Ðông sang Tây 295 km. Bao gồm đảo ngoài khơi của Nantucket, khoảng cách tối đa từ Bắc xuống Nam ở phía Ðông là 182 km, trong khi ở biên giới phía Tây khoảng cách chỉ 77km. Ðộ cao trung bình xấp xỉ 150m.
    DÂN CƯ :
    Massachusetts, theo thống kê xếp thứ 13 trong số các bang. Dân số là 6.029.051 người.
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Lý do chính cho sự phát triển của Massachusetts trong các nghề dịch vụ là sự tăng trưởng quan trọng của ngành du lịch.
    Nét đặc biệt của lực lượng lao động của bang là sự cân xứng cao độ của nó, sự huấn luyện nhân lực bao gồm các kỹ sư, các nhà khoa học, bác sĩ, và các chuyên viên. Lực lượng này đã giúp Massachusetts đi vào những ngành kỹ thuật cao của sản xuất và công nghệ có liên quan đến máy tính để bù lại những mất mát trầm trọng trong việc thuê mướn của ngành dệt.
    Khoảng 3.467.000 người có việc ở bang. Khoảng 36% công nhân được thuê trong các ngành dịch vụ, điển hình là những việc như làm việc bán sỉ hay lẻ; 13% trong sản xuất; 12% trong chính quyền liên bang, bang, địa phương, bao gồm những người trong quân đội; 8% trong tài chính, bảo hiểm hay bất động sản; 4% trong ngành vận chuyển hay các phương tiện công cộng; 4% trong ngành xây dựng; và 1% trong nghề nông (bao gồm các dịch vụ nghề nông) lâm nghiệp hay ngư nghiệp. Sự thuê mướn trong ngành khai mỏ thì không nhiều. 1% công nhân của Massachusetts là thành viên của một liên đoàn lao động.
    NÔNG NGHIỆP :
    Các hoa màu đặc sản là dấu đảm bảo tiêu chuẩn cho nông nghiệp của Massachusetts. Cây nham lê, sản phẩm bò sữa, trứng, bắp, khoai tây, bí, cải bắp, bí ngô, đậu, táo và thuốc lá, yến mạch và cỏ khô được trồng rộng rãi trong sự gắn liền với ngành bơ sữa. Dù sự sản xuất bơ sữa đều khắp ở bang, nhưng sự tập trung cao nhất của các trại bơ sữa thì ở miền Ðông Nam và miền Tây Bắc Massachusetts và ở địa hạt Worcester. Cây nham lê được trồng ở Plymouth và Bristol và ở mũi Cod. Nghề làm vườn, sự phát triển của các nhà máy và cây bụi cho hoa phong cảnh, cho bán sỉ và sự trồng cây nham lê là các hoạt động nông nghiệp đáng giá của bang.
    Có 6200 nông trại ở bang, Chỉ khoảng 2/5 trong số chúng có sự buôn bán hằng năm hơn 10.000 USD; nhiều nông trại khác là nghề phụ cho các nhà điều hành, những người có các công việc khác. Ðất nông trại chiếm khoảng 250.000 hecta. Ðất hoa màu phủ khoảng 2/5 các nông trại, trong khi những vùng đất trống khác được dành cho đồng cỏ hay đất rừng.

    NGƯ NGHIỆP :
    Massachusetts là bang hàng đầu về chế biến cá đông lạnh và xếp hàng thứ 3 trong nước về giá trị đánh bắt. Những năm gần đây, các luật liên bang phần lớn đã hạn chế sự đánh bắt cá Morey, cá chim, và cá tuyết - trụ cột truyền thống của công nghệ đánh bắt, nhưng cá trích biển, loại cá biển whiting vẫn được thu hoạch với số lượng lớn. New Bedford, vùng đứng đầu bang trong số lượng và giá trị đánh bắt của nó, là một trong những cảng hàng đầu ở quốc gia về cá chim và điệp biển.
    LÂM NGHIỆP :
    Massachusetts chỉ có khoảng 1/10 của đất rừng thương mại ở New England và thu hoạch ít gỗ xây dựng hơn Maine, New Hampshire, hay Vermont. Gỗ được lấy chủ yếu là thông trắng, tùng, sồi, thích và phong. Gỗ được sử dụng làm bột giấy, cột, cọc, đồ chơi, đồ dùng gỗ, và các loại hộp.
    KHAI MỎ :
    Cát, sỏi và đá, được lấy từ mọi miền của bang. Ðá vôi và cẩm thạch được khai thác ở Berkehires. Ðất sét được sử dụng làm gạch và ngói, được tìm thấy ở Bristol, Hampden và Plymouth. Ðất sét làm đồ gốm tốt có ở Vineyard của Martha và xung quanh Andover. Than bùn được sử dụng phần lớn để cải thiện phẩm chất đất, cũng được tìm thấy ở bang, dù chỉ ở địa hạt Worcester.
    Sản xuất :
    Thời kỳ không gian và quốc phòng làm tăng sự nghiên cứu và sản xuất trong những khu vực ngành điện tử, dụng cụ và năng lượng hạt nhân.
    Công nghệ máy móc và máy tính là nguồn hàng đầu thu từ sản xuất của bang bao gồm máy tính, máy móc cho nhà máy, các khuôn rập, dụng cụ đặc biệt, tuốc bin và máy phát điện, các máy móc đặc biệt cho ngành in ấn, giấy và các ngành khác. Ðứng thứ 2 là công nghiệp dụng cụ như dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ chụp ảnh, dụng cụ quang học, quản lý công nghiệp, dụng cụ đo lường. Sự quan trọng tiếp theo là ngành sản xuất dụng cụ điện và điện tử, chất bán dẫn, điện thoại, radio, TV,...
    Trong số các công nghiệp lâu đời của bang còn tiếp tục phát đạt là in ấn, xuất bản và sản xuất giấy. Hơn 400 nhà xuất bản sách và tạp chí, báo hoạt động ở Massachusetts. Nghề xuất bản là một trong những công nghệ hàng đầu ở vùng Boston gồm nghề in và nghề đóng sách. Bang cũng sản xuất thiệp chúc mừng và các loại giấy đặc biệt chất lượng cao. Chẳng hạn như giấy sử dụng trong tiền tệ Mỹ được sản xuất ở thị trấn của Dalton. Công nghệ kim loại giả tiếp tục đóng vai trò quan trọng nền kinh tế. Với các hãng sản xuất dao kéo, các loại công cụ tay, van công nghiệp và vũ khí đạn dược nhỏ.
    Công nghiệp chính khác ở bang là chế biến thực phẩm bao gồm làm kẹo, chế biến cá, quả nham lê gelatin và đường. Công nghệ công cụ vận chuyển cũng quan trọng, đặc biệt là các hãng làm động cơ máy bay và các phần cho hỏa tiễn, phi thuyền thám hiểm không gian.
    Vùng Greater Boston gồm những cộng đồng như Cambridge, Quincy, Needham, Newton, Framingham, Lynn, Waltham, Norwood, Somerville, Peabody và Salem có tầm vóc về ngành xuất bản và in ấn của bang. Boston cũng là trung tâm chế biến thực phẩm, nghề đóng tàu, và sản xuất công cụ giao thông và máy móc không chạy bằng điện. Khu vực sản xuất điện tử của New England, tập trung đặc biệt dọc theo tuyến đường 128, một đường cao tốc vòng xung quanh Boston.
    Ở nội địa, công nghiệp đặt ở các thung lũng sông có thuận lợi của cả thủy lực và các tuyến đường vận chuyển tự nhiên. Các thành phố thung lũng Connecticut của Springfeld, Holyoke và Chicopee là vùng sản xuất quan trọng thứ hai. Các sản phẩm của Springfeld bao gồm súng, các công cụ chính xác, hóa chắt, phần cứng và nhựa. Holyoke đã vẫn duy trì một thị trấn giấy và hàng dệt nhưng sản lượng của công cụ điện tử và giả thép đă trở nên quan rọng. Gần Chicopee làm hàng thể thao và các sản phẩm cao su có thể bơm đựơc. Các thành phố công nghiệp của Pittsfield và Bắc Adams, ở sông Housatonic ở vùng tây Bắc của bang, đã lôi cuốn vài nhà sản xuất về cấu thành và công cụ điện.
    Khi công nghệ dệt thu nhỏ lại các nhà máy điện tử và sự truyền thông dời đến. Vùng sản xuất xếp hàng thứ 3 trong thu nhập công nghiệp là Worcester. Nó gia công kim loại và sản xuất máy móc công nghiệp, công cụ máy móc, các chất dễ mài và nhựa. Trong cùng vùng lân cận là Gardner nơi mà sản xuất đồ đạc gỗ, và Leominster, một trung tâm nhựa hàng đầu.
    Sản lượng hàng dệt bây giờ là ngành công nghiệp lớn nhất ở khu vực sông Fall, New Beford, được theo sau bởi việc buôn bán dụng cụ may, y phục và chế biến cá.
    ĐIỆN NĂNG :
    Ðiện được phát ở Massachusett gần 5/6 lấy từ các nhà máy năng lượng được cung cấp bởi than đá, chất đốt, ga thiên nhiên. Vẫn còn 1/6 lấy từ năng lượng nguyên tử từ nhà máy năng lượng nguyên tử ở Plymouth
    VẬN CHUYỂN :
    Ðường ray hành khách phục vụ nhiều các thành phố của Massachusetts, cũng như nối liền với các trung tâm thành phố ở các bang khác. Có 1587 km của đường mòn xe lửa được hoạt động. Bang có hệ thống đường và đường cao tốc tốt. Bang có 49.185 km đường công cộng, bao gồm 909 km đường cao tốc nội bang.
    Massachussetts có 230 phi trường, trong đó có một số là phi trường tư nhân. Phi trường quốc tế Logan ở Boston là một trong những phi trường hàng đầu của Mỹ. Cũng có dịch vụ hàng không thương mại đến Worcester, New Bedford, Hyannics và Provincetown ở Mũi Cod, Vineyard của Martha và đảo Nantucket.
    Ðảo Nantucket và Vineyard của Martha cũng được phục vụ bằng phà, các phà này có thể chở xe hơi cũng như hành khách đến từ Woodshole - Kênh đào mũi Cod, một đường thủy sở hữu liên bang băng qua mũi Cod từ Sandwich đến Bourne, một quãng khoảng 13 km. Vùng đường thủy bên trong bờ biển, kênh sử dụng cho tàu bè đi biển và tuyến đường thủy ngắn đáng chú ý giữa New England và các bang ở giữa vùng Ðại Tây Dương.
    Thương mại:
    Dù vài thành phố ven biển là các cảng đánh bắt quan trọng, cảng của Boston quan trọng nhất về thương mại và xếp hạng như một cảng Ðại Tây Dương hàng đầu. Việc mua bán của thành phố bao gồm chủ yếu là hàng hóa đi về, chủ yếu là chất đốt, đường, muối, gypsum, xe hơi.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Thủ đô của Massachusetts và thành phố lớn nhất là Boston, với dân số 574283. Khu vực thủ phủ Boston bao gồm các phần của 7 địa hạt ở Massachusetts và ở New Hampshire, ước lượng 3121000 dân.
    Worcester có 169.759 cư dân và khu vực thủ phủ Worcester có dân số ước lượng 477.000. Springfield xếp thứ 3 với 156.983 người. Brockton, Lowell, New Beford, Cambridge, Fall River và Quincy là các trung tâm thành thị lớn khác ở Massachusetts.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :


    Giáo dục :
    Giáo dục cưỡng bách cho trẻ em từ 6 đến 16 tuổi, khoảng 13% học các trường tư. Vào giữa những năm 1990 Massachusetts chi khoảng 6360 USD cho sự giáo dục của mỗi sinh viên so với mức trung bình quốc gia khoảng 5310 USD. Có 15 sinh viên cho mỗi giáo viên, cho bang một cỡ lớp trung bình, xếp trong số 1/15 đầu của các bang. Những người trên 25 tuổi ở bang, 80% có một học vị trung học, tốt hơn chỉ tiêu quốc gia.
    Giáo dục cao hơn :
    Vào giữa những năm 1990 Massachusetts có 31 học viện công và 86 học viện tư của giáo dục cao hơn. Học viện được tôn trọng cao nhất của giáo dục cao hơn ở Mỹ được thấy ở Massachusetts, là Ðại học Harvard ở Cambridge. Trong số các trường quan trọng khác là học viện Massachusetts (năm 1865) và Radeliffe College (1879), ở Cambridge; Tuyts University (1852), ở Medfard, đại học Boston (1839), ở Boston; Boston College (1864), ở Chestnut Hill; đại học Clark (1887) và College of Holy Cross (1843), ở Worcester; đại học Brandeis (1948), ở Waltham; Smith Colledge (1871), ở Northampton; Wellesley College (1870), ở Wellesley; Amherst college (1821) và Hampshire College (1970), ở Amherst; William College (1793); ở Williamstown; và đại học của Massachusetts (1863), với các chi nhánh ở Amherst, Boston, Lowell, và Dartmouth.
    Thư viện :
    Mỗi cộng đồng Massachusetts có dịch vụ thư viện công cộng miễn phí. Mỗi năm thư viện lưu hành trung bình 7 quyển sách cho mỗi cư dân. Có các bộ sưu tập quan trọng ở thư viện công cộng Boston và Boston Athenaeum, và ở thư viện Phillips của bảo tàng Peadody Essen, ở Salem. Thư viện đại học Hardvard, ở Cambridge, là thư viện đại học lớn nhất ở Mỹ.
    Bảo tàng :
    Bảo tàng hàng dầu của Massachusetts là bảo tàng Museum of Fine Arts của Boston, nơi mà một bộ sưu tập nổi bật của nghệ thuật Châu Á, Ai Cập, Ðức, La Mã, người Châu Âu và Mỹ. Bảo tàng Isabella Stewart Gardner, ở Boston, có các bức tranh nổi tiếng. Học viện Sterling và Francine Chark ở Williamstown, có một bộ sưu tập quan trọng của những bức tranh Châu Âu bao gồm các nghệ sĩ ấn tượng và Old Masters, bảo tàng nghệ thuật Warcester cũng nổi tiếng.
    Sự thu hút đặc biệt là bảo tàng khoa học ở Boston, bộ sưu tập hàng hải ở bảo tàng Peabody Essen và bảo tàng lịch sử Salem Witch, cả hai đều ở Salem ; và bảo tàng săn cá voi ở New Beford và ở Nantucket. Xã hội dựa trên Boston cho the Preservation của New England Antiquities vẫn duy trì các căn nhà lịch sử suốt bang.
    TRUYỀN THÔNG :
    Hơn 400 tạp chí, nhật báo, và các ấn phẩm khác được xuất bản ở bang. Trong số các xuất bản định kỳ riêng biệt được liên kết với Massachusetts là Atlantic Monthly, được thấy ở 1857, tờ New England Journal of Medicine, và Harvard Law Review.
    Bang có 59 trạm phát thanh AM, 99 trạm phát thanh FM và 17 trạm truyền hình vào giữa những năm 1990 . Một số các đầu tiên của kỹ thuật điện báo và điện thoại đã phát minh ở Massachusetts, bao gồm hệ thống điện báo đầu tiên, sự phát minh ra điện thoại bởi Alexander Graham Bel và của Mã Morse.
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Cuộc sơ tán của Boston bởi người Anh được kỷ niệm mỗi năm trong thành phố với một cuộc diễu hành vào 17/3 . Ngày của những người ái quốc, thứ hai của tuần lễ thứ 3 trong tháng 4, được đánh dấu bởi một đạo luật của Paul Revere và bằng các cuộc kỷ niệm ở Leuington và Concord. Trong cùng ngày, các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới tranh tài trong môn ma- ra - tông Boston. Vào 17/6, lễ kỷ niệm trận chiến của Bunker Hill, một cuộc diễu hành được tổ chức ở Charlestown. Suốt tháng 8, lễ hội Gloucester Waterfront được kỷ niệm với các cuộc giải trí. Hơn 100 sự kiện là phần của lễ hội thu hoạch quả nham lê Harwich vào tháng 9. Một trong những sự kiện ồn ào lớn nhất thế giới là Head of the Charles Regatta vào tháng 10, bao gồm các sự kiện quán quân và thanh niên. Những người ái quốc tụ tập ở Boston mỗi tháng 12, sau đó diễu hành đến cảng để đổ trà vào biển để dự Boston Tea Party. Vùng Pilgrim được nhớ mỗi năm suốt các lễ kỷ niệm Ore fathers Day vào 21/12 ở Plymouth. Ða số hội chợ làm vườn là nông nghiệp được tổ chức suốt bang mỗi năm bao gồm triển lãm các bang miền Ðông, ở Springfield suốt tháng 12. Nhiều thành phố và tỉnh kỷ niệm di sản dân tộc đồng nhất bởi sự tổ chức các sự kiện đặc biệt suốt năm. Các cuộc diễu hành ngày của Saint Patrick ở Boston và Holyoke là một trong số lễ hội lớn nhất ở quốc gia cho sự kỷ niệm đó. Các lễ hội chính khác bao gồm các lễ hội đường sá của người Ý ở vùng cuối phía Bắc của Boston, vào những cuối tuần trong tháng 7 và 8; lễ hội Polish Kielbasa ở Chicopee vào tháng 9; và Portuguese Blessing of the Fleet ở New Bedford, vào tháng 8.
    CHÍNH QUYỀN :


    Chính quyền địa phương :
    351 vùng thành thị ở Massachusetts, 39 1à thành phố và 312 là thị trấn . Các thành phố được quản lý bởi thị trưởng và các hội đồng, các hội đồng và các nhà quản lý thành phố, hay các uỷ ban. Vài thị trấn lớn hơn sử dụng họp hạ nghị viện thị trấn. Dưới thủ tục này, 200 đến 300 công dân bầu cử. Hầu hết các thị trấn được quản lý bởi những người được bầu chọn.
    Đại biểu quốc gia :
    Massachusetts bầu 2 thượng nghị sĩ Mỹ và 10 thành viên hạ nghị viện. Bang có 12 phiếu bầu cử tổng thống
    KINH TẾ MASSACHUSETTS VÀO CUỐI THẾ KỶ 20 :
    Dân da đen của bang và người Hispanics tiếp tục tập trung ở các thành phố gây nhiều phiền phức. Thượng nghị sỹ Edward Brooke, một người Ðảng Cộng hòa tự do được bầu cử vào thượng nghị viện 1966, trở thành thượng nghị sĩ da đen đầu tiên kể từ nội chiến.
    Vào 1987, Gay Head của Wampanoag trở thành nhóm người Mỹ bản xứ duy nhất ở Massachusetts đề đạt tổ chức liên bang như một bộ lạc. Người Gay Head đã ký một hiệp ước với bang vào 1994 để xây một sòng bạc ở New Bedford.
    [​IMG]













    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 12/01/2005
  2. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG MICHIGAN
    Michigan, nằm phía Ðông Bắc trung tâm Hoa Kỳ. Là bang duy nhất có 2 bán đảo hoàn toàn tách biệt nước và biên giới trong số 4 của 5 hồ Great. Giữa những hồ ở Michigan và Huron là eo biển Mackiac, eo biển này chia cắt 2 bán đảo Michigan là bán đảo Lower và bán đảo Upper. Lansing là thủ phủ Michigan. Thành phố lớn nhất là thành phố detroit. Tên riêng của bang là Great Lakes State. Michigan gia nhập Hoa Kỳ vào ngày 26/1/1837 1à bang thứ 26.
    Michigan là bang rộng thứ 11 của Hoa Kỳ với diện tích 250. 465 km2. Bang này bao gồm 98. 91 7 km2 nước hồ lớn và 4413km2 nước nội địa.
    DÂN CƯ :
    Michigan xếp thứ 8 về dân số trong tất cả các bang ở Hoa Kỳ, ước tính là 9.328. 784 người. Mật độ dân là 63 người/km2.
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Khoảng 4.824.000 người dân Michigan có việc làm. Khoảng 28% làm việc trong các dịch vụ khác nhau như trong văn phòng quảng cáo hoặc bệnh viện, khoảng 22% công tác thương mại, 19% trong nhà máy chế tạo, 14% trong liên bang hoặc chính quyền địa phương bao gồm cả trong quân đội; 7% trong tài chính bảo hành hoặc kinh doanh nhà đất, 4% trong xây dựng, 4% trong giao thông hay phương tiện công cộng, 2% trong nông trại, rừng hoặc câu cá, và ít hơn 1% trong hầm mỏ. Mặc dù các dịch vụ này cung cấp công ăn việc làm nhưng công việc chế tạo vẫn đem lại nguồn lợi lớn và thương mại chính của bang. Chế tạo và xây dựng vượt trội 1/3 phía Nam của bang trong khi 2/ 3 phía Bắc dẫn đầu về nguồn lợi nhuận từ chính phủ do các dịch vụ, thương mại và chế tạo.
    Gần 24% công nhân Michigan tổ chức thành liên đoàn. Thị trường lao động thay đổi nhanh do các nhà máy công nghiệp tự động hóa, sản xuất nhiều xe hơi và máy móc thiết bị và việc tăng cường dịch vụ việc làm.
    NÔNG NGHIỆP :
    Sự phát triển các vụ mùa chính ở Michigan là rau quả, ngô bắp, và trái cây. Bang này dẫn đầu về việc sản xuất dưa chuột và chỉ đứng sau Bắc Dakota về số lượng đậu khô. Loại cây thực vật quan trọng khác là cây măng tây, cà chua, hành, cà rốt và cần tây. Các loại trái cây Michigan đặc biệt mạnh dẫn đầu là việc sản xuất táo, dâu tây, nho, mận và đào.
    Michigan có 52.000 nông trại, ít hơn 1/2 nông trại có thu nhập hàng năm hơn 10.000 đô la. Ðất nông nghiệp chiếm 4,3 triệu ha. Trong đó khoảng 4/5 là đất trồng trọt, còn lại là cánh đồng cỏ phát triển. Lợi nhuận của người nông dân từ việc bán sản phẩm của họ, khoảng 3/5 lợi nhuận từ việc bán các vụ mùa thu hoạch và còn lại từ việc bán gia súc và sản phẩm gia súc.
    NGƯ NGHIỆP :
    Chỉ có vài trăm công nhân thuộc ngành ngư nghiệp. Ngư nghiệp bị sút giảm vì việc xâm chiếm các loại cá mút đỏ, cá chình làm mất đi hàng triệu đô la hồ Great. Cuối thập niên 30, ở hồ Huron và ở hồ Superior đầu thập niên 50. Sau khi thử nghiệm hàng ngàn chất hóa học. Viện nghiên cứu các loại cá và đời sống hoang dã Hoa Kỳ đã tìm ra một loại thuốc bài trừ cá mút đỏ mà không ảnh hưởng đến các loại cá khác. Người ta thường đánh bắt cá hồi, cá bống, cá chép, cá pecca,...Môn thể thao câu cá bây giờ trở nên quan trọng hơn đối với thương mại ngư nghiệp ở hầu hết vùng hồ Great.
    LÂM NGHIỆP :
    Loại cây đầu tiên được trồng ở miền rừng là loại thông trắng. Những loại thông này cho nhiều loại gỗ cứng. Gỗ ở Michigan thường được dùng làm bột gỗ và gỗ dán. Hơn nửa số lượng gỗ dùng làm bột được trồng ở bán đảo Upper. Cây độc cần là loại gỗ chính dùng làm bột gỗ. Phần phía Tây bán đảo Upper cũng cung cấp loại gỗ cứng sử dụng làm lớp gỗ ngoài và công nghiệp đồ gỗ. Khu vực quanh Escanaba trên đảo Upper là nguồn gỗ thích phong phú trên thế giới.
    VÙNG MỎ :
    Nguồn khoáng chất Michigan rất đa dạng bao gồm quặng sắt, dầu, xi măng, khí ga thiên nhiên, đồng đỏ, đá núi và thạch cao. Michigan đứng đầu trong số các bang về sản xuất magiê trộn lẫn với than bùn tạo thành phân bón, không có chất đốt. Trong số các loại đá, nổi bật nhất là đá vôi và nhiều loại đá chạm như: đá mã não, đá ngọc...và loại san hô được gọi là đá Petoskey. Ðồng được khai thác mạnh ở đảo Keweenaw, suốt 40 năm tới, khoảng nửa sản lượng đồng quốc gia đến từ các vùng mỏ Michigan.
    Mỏ White Pine đóng cửa năm 1995, việc khai thác mỏ không còn tồn tại ở bang, tuy nhiên White Pine được thí nghiệm dung dịch điện phân tinh chế với dung dịch axit khai thác trong những hầm mỏ với hy vọng quá trình này sẽ cho phép hồi phục lại việc khai thác mỏ.
    Có 3 dãy quặng sắt ở bang, tất cả đều ở đảo Upper. Những quặng này được chế tạo thành đạn và đã làm công nghiệp phát triển, nhưng việc sản xuất bắt đầu bị suy sụp vào cuối thập niên 60. Không có quặng sắt nào được khai thác ở Gogebic - Range sau 1967. Năm 1970, nhiều nhà máy chế tạo đạn bị đóng cửa hoặc ngưng hoạt động. Năm 1982 mỏ Groveland ở Menominee Range và nhà máy chế tạo đạn bị đóng cửa vĩnh viễn. Vào giữa thập niên 90, 12 triệu tấn đạn sản xuất hàng năm ở 2 nhà máy còn lại. Dầu và khí ga thiên nhiên được khám phá năm 1969 ở phần phía Bắc bán đảo Lower Michigan. Ðầu thập niên 90 tổng lượng sản xuất lên đến khoảng 14 triệu thùng dầu thô và 58 tỉ mét khối khí ga thiên nhiên.
    Ðá vôi có rất nhiều ở Michigan và nhiều loại đá có giá trị khác cũng được khai thác. Ðược sử dụng trong quá trình luyện thép, trong hóa học và công nghiệp xây dựng. Những loại đá này được tìm thấy dọc theo bờ Tây Bắc và Ðông Bắc bán đảo Lower.
    Xi măng được chế tạo từ đá vôi và là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất. Vôi được sản xuất ở tỉnh Wayne. Bán đảo Lower có rất nhiều cát và sỏi cung cấp cho ngành công nghiệp xây dựng. Thạch cao dùng trong việc chế tạo ván lát tường, gỗ lát sàn và những đồ trát thạch cao, được khai thác ở khu vực Grand Rapids và mỏ đá ở Alabaster.
    Bang này dẫn đầu về sản lượng muối : Muối được khai thác ở khu vực Detroit, và từ nước biển ở khu vực trung tâm Michigan xung quanh Midland, Saginaw, Bay City và Whitehall. Nước muối thiên nhiên bao gồm brom, calcium cloruưa, calcium, magiê clorua, hợp chất magiê khác và cali carbonat cũng có từ nước biển ở bán đảo Lower.
    CHẾ TẠO :
    Michigan có nền kinh tế đa dạng hóa, đứng thứ 6 trong các bang về chế tạo. Thiết bị vận chuyển, máy móc, luyện kim vượt trội trong công nghiệp chế tạo của bang. Michigan dẫn đầu về sản xuất xe hơi, với tổng sản lượng gần 1/3 tổng sản lượng quốc gia và cũng dẫn đầu về sản phẩm nhựa, thuốc, ngũ cốc, khô, máy móc nông nghiệp, công nghiệp, đồ gỗ, sản phẩm hàng ngày, thiết bị điện, hóa học, vật liệu xây dựng, dụng cụ đo lường và kiểm soát. Cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, công nghiệp chế tạo ô tô Michigan bị phá hủy vì sự khủng hoảng kinh tế quốc gia và vì sự cạnh tranh nước ngoài. Các xe hơi nước ngoài nhỏ hơn và đáng tin cậy hơn xe hơi Hoa Kỳ thu hút được thị trường Hoa Kỳ. Vào thập niên 90, nền công nghiệp hoàn toàn được khôi phục. Việc chế tạo các loại ô tô tập trung ở Detroit, Dearborn, Flint và Pontiac. Nhiều lợi nhuận xuất phát từ công nghiệp chế tạo ở bang mà chủ yếu là ở Wayne, Macomb, Oakland, Monroe, Lapeer và các tỉnh ở Saint Clair. Thống kê Hoa Kỳ gọi là khu vực thống kê thành phố Detroit. Khu vực Detroit này có 3 nhà máy chế tạo lớn. Ðó là General Motors Corporation ở Detroit, Ford Motor Company ở Dearborn và Chrysler Corporation ở Auburn Hills. Nổi tiếng nhất là nhà máy Ford''''s River Rouge ở Dearborn. Nhà máy này là thành phố chế tạo với hơn 160 km đường xe lửa buôn bán trao đổi trong khu liên hợp công nghiệp. Nhiều nhà máy sản xuất xe hơi ở nhiều nơi như Hamtranck, Warren, Sterling Heights, Wayne, Southfield và Troy. Máy móc nông nghiệp ở khu vực Detroit. Nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác như chế tạo thép, thực phẩm, tinh chế dầu, in ấn và phát hành.
    Trong số trung tâm chế tạo hàng đầu là Flint, một thành phố công nghiệp vì sự tự do trong sản xuất ô tô. Lansing, trung tâm chế tạo thiết bị quan trọng khác, đã phát triển nền công nghiệp liên quan đến khoa học, kỹ thuật và nông nghiệp. Maskegon chuyên chế tạo các dụng cụ thể thao, chủ yếu là bàn bida và dụng cụ chơi bowling. Sản xuất giấy đặc biệt quan trọng ở Kalamazoo là chế tạo thuốc và hóa chất. Mỏ đá vôi và tàu thuyền là hoạt động chính ở Alpena. Thành phố này là trung tâm về sản xuất xi măng poóc lăng, sản xuất gỗ và công nghiệp kim loại. Những thành phố nhỏ hơn với chuyên sản xuất nhiều lĩnh vực như hóa học ở Midand, ngũ cốc ở Battle Creek, thực phẩm trẻ em ở Fremont, đồ gỗ và các sản phẩm gỗ ở Holland, dầu ở Mount Pleasant, trang trí nội thất ở Benton Harbor, xe hơi , điện, máy bay ở Jackson.
    ĐIỆN NĂNG :
    Giữa thập niên 90 hơn 82% điện năng Michigan có từ việc đốt cháy nhiên liệu, chủ yếu là than.,17% từ 5 nhà máy năng lượng hạt nhân trong đó 2 nhà máy ở Bridgaman và 3 nhà máy ở Big Rock Point. Newport và Nam Haven, ít hơn 1% từ thủy điện.
    GIAO THÔNG :
    Ðường công cộng Michigan chiếm 189. 349 km vào thập niên 90, trong đó 1996 km đường liên bang. Cấu trúc mở đường ở đô thị, Michigan mở rộng thêm nhiều đường chính.
    Ðường xe hơi và xe lửa băng qua những hồ Great, đặc biệt hồ Michigan. Một đường hầm liên kết Detroit và Windsor, Ontario . Những chiếc cầu nối Michigan và Canada ở Sault Sainte, Detroit và Port Huron. Ở thành phố Mackinaw, chiếc cầu dài thứ 3 quốc gia, cầu Mackinac, liên kết 2 bán đảo. Du lịch hàng không chuyên chở nhiều doanh nghiệp. Michigan có 459 sân bay công cộng và sân bay tư phục vụ mọi nơi của bang. Những sân bay chính là sân bay Detroit và Grand Rapid.

    THƯƠNG MẠI :
    Những hồ Great đóng vai trò quan trọng về giao thông Michigan. Bang này có nhiều cảng. Hầu hết việc gởi hàng trong và ngoài cảng Michigan bao gồm phần lớn như: sắt, than, và đá vôi . Trong tất cả cảng ở hồ Great, Detroit dẫn đầu về việc nhận hàng hóa chuyên chở mặc dù việc gởi hàng xếp sau Chicago và Duluth.
    Cảng Escanaba, chuyên chở sắt từ dãy quặng sắt ở Cao nguyên Superior. Marquette, Muskegon và Bay Kity là những cảng tấp nập nhất. Năm 1959 mở rộng cảng Saint Lawrence Seaway kích thích thương mại nước ngoài.
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Hầu hết dân cư tập trung ở những thành phố công nghiệp ở phía Nam bán đảo Lower. Detroit, thành phố lớn nhất Michigan, là thành phố lớn thứ 7 của Hoa Kỳ là một trong những trung tâm công nghiệp chính. Detroit có 1.027.974 dân và gần như chiếm nửa số dân Michigan hoặc 4.267.000 người sống ở khu thành phố Detroit.
    Grand Rapids là thành phố lớn thứ 2 Michigan với 189.126 người. Warren, khu ngoại ô của Detroit, 140.761 dân. Lansing, thủ đô của bang, 127.321 dân. Tất cả những thành phố này ngoại trừ Grand Rapids dân số giảm.
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :
    Các trường công được thành lập do các trường địa phương và quỹ của bang. Khuynh hướng là buộc trẻ em từ 6 đến 16 tuổi phải đi học. Khoảng 19,5 sinh viên/1 giáo viên, khoảng 76,8% những người trên 25 tuổi có bằng cấp III
    Giáo dục cao:
    Giữa thập niên 90, Michigan có 45 Ðại học công và 61 Ðại học tư. Thêm vào là Ðại học bang Michigan và Ðại học Michigan. Các trường khác bao gồm Ðại học Watne State (1868), ĐH Detroit - Mercy (1877) ở Detroit; ĐH Kalamazoo (1833) và ĐH Tây Michigan (1903) ở Kalamazoo; ĐH Hope (1862) ở Holland, ĐH Ðông Michigan (1849) ở Ypsilanti; ÐH trung tâm Michigan (1892) ở Mount Pleasant; ÐH Bắc Michigan (1899) ở Marquette; ÐH Kỹ thuật Michigan (1885) ở Houghton và ÐH Oakland (1957) ở Rockestea Hills.
    Thư viện và viện bảo tàng :
    Với 377 hệ thống thư viện và Viện bảo tàng, Michigan có nhiều tài liệu văn hóa hấp dẫn. Các thư viện lưu hành hàng năm trung bình 5,3 quyển sách cho mỗi sinh viên.
    Thư viện tốt nhất và những tiện nghi học tập ở Ðại học Michigan là một trong những thư viện lớn nhất bang, sưu tầm tài liệu về lịch sử Hoa Kỳ ở thư viện William L.Clements. Các nguồn văn hóa ở Detroit được thu thập ở University Cultural Center, bao gồm Ðại học Mỹ thuật Detroit, Viện bảo tàng lịch sử Detroit; Rackham Educational Memorrial và Detroit Public Library, một trong những thư viện lớn nhất và phổ biến nhất của Hoa Kỳ. Cranbrook, ở Bloomfiels Hills, là một trung tâm văn hóa duy nhất bao gồm 5 viện giáo dục. Viện bảo tàng nghệ thuật Grand Rapid, Ðại học Mỹ thuật Kalamazoo, trung tâm nghệ thuật Dewaters ở Flint và Viện bảo tàng nghệ thuật Muskegon, bảo tàng những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Grand Rapids có một thư viện và Viện bảo tàng công sưu tầm bao quát về đồ dùng bằng gỗ. Ðó cũng là Viện bảo tàng của tổng thống Gerald R.Ford.
    Có lẽ Viện bảo tàng phổ biến nhất thể hiện lịch sử quốc gia và địa phương là Viện bảo tàng Henry Ford ở gần Greenfield Village ở Dearborn. Greenfiled Village là nơi nhiều toà nhà lịch sử và thánh địa được chuyển từ khắp nơi của Hoa Kỳ. Những toà nhà này bao gồm cơ quan hành chính được Abraham Lincoln sử dụng, cửa hàng xe đạp đầu tiên của Wright Brother và các xưởng và phòng thí nghiệm của Thomas Edison.
    TRUYỀN THÔNG :
    Tờ báo Michigan Essay và Impartial Observer, xuất hiện trong một thời gian ngắn ở Detroit năm 1809, là tờ báo đầu tiên của bang. Bang này ấn hành hơn 400 tờ báo trong đó 52 tờ báo ngày.
    Năm 1924, Ðại học bang Michigan bắt đầu đào tạo Ðại học từ xa trên đài phát thanh. Bang này có 125 đại phát thanh AM và 172 đài phát thanh và 44 đài truyền hình.
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Các cuộc đua trượt băng, trượt tuyết và những ngày hội thể thao mùa đông ở Cheboygan, Petoskey, Boyne Falls, Grayting và các trung tâm thể thao khác. Vào tháng giêng hàng trăm người dựng chòi trên hồ Houghton trong suốt lễ hội câu cá hàng năm. Các cuộc chạy đua hàng năm được tổ chức ở bán đảo Upper vào tháng hai, cuộc đua trượt tuyết xuyên quốc gia bắt đầu vào tháng 3 ở Marquette. Mùa xuân thường giới thiệu lễ hội hoa, lễ hội lớn nhất ở Michigan, tập trung ở Saint Joseph và Benton Harbor, vùng phát triển loại cây ăn quả. Lễ hội tự do quốc tế, đó là Canada Day và ngày quốc khánh Mỹ được tổ chức vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 ở Detroit và vùng lân cận Windsor, Ontario. Vào tháng 8 lễ hội Michigan 10 ngày ở East Lansing. Lễ hội nhạc Jass và nhạc dân gian ngày quốc tế lao động là sự kiện âm nhạc chính ở Detroit. The International Festival of Lights tổ chức tháng 12 ở Battle Creek, trong khi những nhà điêu khắc trên khắp thế giới tạo 200 bức tượng bằng băng trong cuộc triển lãm băng vào tháng Giêng Ở Plymouth.
    CHÍNH QUYỀN :


    Chính quyền địa phương :
    Michigan chia thành 83 chính quyền địa phương, mỗi một chính quyền được điều hành do các uỷ viên hội đồng. Một vài thành phố bao gồm Detroit, có thị trưởng và cơ sở chính quyền thành phố, và các thành phố khác ở Michigan được quản lý do thị trưởng thành phố.
    Đại biểu quốc gia :
    Michigan bầu chọn 2 thượng nghị sĩ và 16 đại diện của quốc hội Hoa Kỳ, làm cho bang này có 18 lá phiếu trong các cuộc bầu chọn tổng thống.
    PHÁT TRIỂN HIỆN NAY :
    Giữa thập niên 90, các vị lãnh đạo kinh doanh Michigan tìm kiếm để mở rộng công nghiệp chế tạo và thu hút các công ty kỹ thuật cao, hơn là dựa vào công nghiệp ôtô. Michigan cũng gia nhập vào các bang khác để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:50 ngy 18/11/2004
  3. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG MINNESOTA
    Minnesota là bang nằm ở vùng phía Bắc miền Trung nước Mỹ bang tương cận với vùng trung tâm Bắc Mỹ, phía Bắc giáp hai tỉnh Manitoba và Ontario của Canada. Tây giáp North Dakota và South Dakota. Nam giáp lowa và Ðông giáp Wisconsin và hồ Superior Minnesota là bang thứ 32 của nước Mỹ và gia nhập liên bang ngày 11/5/1858.
    Diện tích của Minnesota là 225. 182 km2, trong đó có 12. 380 km2 mặt nước nội địa và 6.594 km2 là một phần của hồ Superior trong lãnh địa của bang. Minnesote có diện tích đứng hàng thứ 12 trong các bang nước Mỹ. Chiều dài tối đa từ Bắc xuống Nam là 576 km và rộng 290 km. Cao trình mặt đất trung bình là 370m.
    DÂN CƯ :
    Dân số ước khoảng 4.387.029 người. Mật độ dân cư trung bình là 19 người/km2.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Minnesota vẫn là một bang quan trọng về nông sản. Khu vực phía Bắc chủ yếu là những cánh rừng rộng và nhiều quặng mỏ, đồng thời nguồn thu nhập từ những du khách cũng khá đáng kể. Các ngành công nghiệp đã khai thác nhiều tài nguyên tại bang và phát triển như là một khu vực kinh tế quan trọng ở Minnesota. Các hợp tác xã được thành lập hỗ trợ việc mua bán các sản phẩm, đặc biệt là trong lãnh vực nông nghiệp và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của Minnesota. Các hợp tác xã này đầu tiên được những người di dân Phần Lan và Ðan Mạch thành lập mô phỏng theo các kiểu tổ chức sản xuất tại quê nhà của họ và sau đó đã nhanh chóng lan rộng khắp bang.
    Loại hợp tác xã lớn và quan trọng nhất là hợp tác xã nghề sữa, chuyên tiếp thị sữa, bơ, phó mát và các sản phẩm sữa khác.
    Khoảng 2.823.000 người có việc làm tại Minnessota; trong đó 29% trong các lãnh vực dịch vụ như y tế và nhà hàng ; 22% buôn bán sỉ và lẻ ; 15% trong khu vực công nghiệp , 13% là viên chức liên bang, tiểu bang, địa phương (bao gồm cả quân đội) ; 7% trong ngành tài chính, bảo hiểm, bất động sản ; 5% là nông lâm ngư dân (kể cả dịch vụ nông nghiệp), 4% trong ngành xây dựng và dưới 1% khai thác mỏ. Khoảng 20% lao động là thành viên của nghiệp đoàn lao động.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NÔNG NGHIỆP :
    Khoảng 85.000 nông trại, trong đó 70% có doanh số hàng năm trên 10 .000 USD. Tổng diện tích đất nông trại vào khoảng 12 triệu hecta, trong đó 3/4 là đất trồng hoa màu, còn lại là đồng cỏ chăn nuôi.
    Minnesota đứng hàng thứ 7 về thu nhập nông nghiệp với tổng lãi suất của các nông trại vào khoảng 6,6 tỉ USD. Khoảng 3/5 lợi tức từ việc bán sản phẩm chăn nuôi, còn lại là trồng trọt. Sữa là nguồn thu nhập chính của Minnesota.
    Thịt bò và lợn cũng là nông phẩm quan trọng Minnesota đứng hàng thứ 4 về tổng đàn heo, hàng thứ 1 về doanh số bán gà tây. Ngoài ra, sản xuất trứng cũng là một ngành quan trọng.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HẢI QUAN :
    Hàng năm tại hồ Superior có thể đánh bắt 277 tấn cá trích nhưng cá ốt me lại bị giảm dần. Hiện nay người ta không còn đánh cá trên vùng biên giới Cadana nhưng thổ dân vẫn tiếp tục đánh cá trên thượng lưu hồ Red (tại phía Bắc vùng trung Minnesota) bao gồm các loài cá giá trị như cá mắt vảy, cá rô vàng và cá crappie.

    --------------------------------------------------------------------------------
    LÂM NGHIỆP :
    Rừng chỉ phủ khoảng 1/3 diện tích Minnesota. Ngành khai thác gỗ đã bị suy giảm, nhiều xưởng cưa nhỏ mọc lên khai thác gỗ và hiện nay, rừng tại Minnesota lại cho thu nhập cao hơn cả thời kỳ đỉnh cao đầu thế kỷ 20. Hầu hết các thu nhập từ việc chế biến bột giấy, giấy và các sản phẩm gỗ khác, các xưởng bột giấy và giấy lớn nằm tại International Falls, Cloquet, Grand Rapids và Startel.

    --------------------------------------------------------------------------------
    KHAI THÁC MỎ :
    Minnesola đứng hàng đầu nước Mỹ về quặng sắt nhưng hiện nay hầu hết các mỏ ngầm hoặc lộ thiên vùng đông bắc Minnesota đã phải đóng cửa. Tuy nhiên, Minnesota có rất nhiễu đá mac-ma, như taconite và semilaconite. Khi thấy trữ lượng các mỏ sắt chất lượng cao sắp bị cạn kiệt, Edward W. Davis (trạm thực nghiệm mỏ, Ðại học Minnesota) bắt đầu tìm cách tách quặng sắt hematite và magnetite ra khỏi taconite. Vào cuối thập niên 1940, sau hơn 10 năm thực nghiệm không thành công, Davis đã phát minh ra phương pháp nghiền đá taconite và tách các quặng sắt có từ tính, kết dính các hạt này với nhau thành các viên có thể tinh luyện được. Các viên này rất nhất và có thể thay thế các quặng sắt chất lượng cao.
    Tại phía cực đông của vùng mỏ Mesabi Range là một vùng dự trữ khổng lồ đá taconite nhiễm từ và là nguồn cung cấp nguyên liệu để Minnesota tiếp tục dẫn đầu sản lượng sắt trong tương lai. Hiện nay hầu hết sắt sản xuất tại Minnesota đều từ quặng taconite.
    Cát, sỏi và đá cũng là những sản phẩm mỏ hàng đầu. Cát và sỏi được khai thác khắp bang. Hầu hết các đá khai thác là đá vôi, đá xà vân và đá hoa cương. Các khoáng khác được khai thác tại Minnesota là vôi, sét, than bùn và đá mài tại gần Jasper.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÔNG NGHIỆP :
    Ngành công nghiệp quan trọng nhất là công nghiệp thực phẩm, bao gồm chế biến sữa, đóng gói trái cây và rau quả, xay xát và sản xuất các loại nước giải khát có malt. Ngành in ấn và xuất bản cũng quan trọng bao gồm các loại sách, tạp chí và báo. Các ngành công nghiệp khác bao gồm ngành chế tạo máy (máy điện toán lẫn máy văn phòng), thiết bị điện và điện tử (bao gồm chi tiết điện và thiết bị thông tin), chế tạo công cụ chẩn đoán (đặc biệt trong lãnh vực y khoa). Các ngành công nghiệp quan trọng khác của Minnesota là chế tạo sản phẩm kim loại (bao gồm vật dụng quân sự) sản xuất cao su và nhựa, giấy và bột giấy.
    Công nghiệp thực phẩm phân bố khắp bang, trong khi một số ngành công nghiệp khác lại chỉ tập trung tại một vài thành phố. Chế biến sữa được thực hiện khắp các vùng của bang. Các xưởng chế biến thịt chính nằm tại Nam Saint Paul, Austi và Albert lea. Trung tâm xay xát bột mì và ngũ cốc khác chủ yếu là Minneapolis (trước đây gọi là Mill Kity), hầu hết các công ty xay xát hàng đầu đều đặt trụ sở chính tại đây.
    Nhiều phân xưởng công nghiệp đều nằm tại vùng Minneapolis - Saint Paul (còn gọi là vùng Thành phố Sinh đôi - Twin Cities). Ngoài các phân xưởng chế biến thực phẩm, còn có các xí nghiệp máy công nghiệp, nông nghiệp và điện, các xí nghiệp máy tính , thiết bị điện, hệ thống tên lửa, hệ thống giám sát tự động, các xí nghiệp chế tạo đồ dùng kim loại, các loại băng nhựa, giấy, thủy tinh và hoá chất. Ngoài ra, còn nhiều xưởng may mặc và hai nhà máy tinh chế dầu ăn, một phân xưởng lắp ráp ô tô và nhiều nhà xuất bản. Công nghiệp phim ảnh và video cũng đáng kể tại vùng Twin Cities.
    Một trung tâm công nghiệp quan trọng khác là Duluth. Tại đây có nhiều phân xưởng luyện thép và chế biến thực phẩm (bao gồm 1 xưởng chế biến thịt và một trong những xưởng lớn nhất chuyên về thực phẩm Trung Hoa). Các công nghiệp khác bao gồm : in ấn và xuất bản, tinh chế dầu, bảo trì máy bay và các xí nghiệp về máy móc, công cụ, sản phẩm gỗ và giấy, xi măng.

    --------------------------------------------------------------------------------
    ĐIỆN NĂNG :
    Những nhà máy điện đầu tiên tại bang đều khai thác nguồn thủy điện dồi dào. Nhưng khi công nghiệp phát triển, nhu cầu điện đã vượt quá khả năng thuỷ điện. Khoảng 67% các nhà máy điện tại Minnesota trong thập niên 1990 là nhiệt điện, chủ yêu đốt bằng than đá ; khoảng 2% cà thủy điện ; còn lại là điện hạt nhân với 2 nhà máy tại Red Wing và 1 tại Monticello.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG :
    Hiện nay Minnesota có nhiều cửa ngõ từ vùng nông nghiệp trù phú thông ra Ðại hồ và hệ thống sông Mississippi. Minneapolis và Saint Paul là những trung tâm chính của mạng lưới giao thông của tiểu bang và của cả vùng. Minnesota có mạng lưới xa lộ gần như dày nhất nước (209.143 km, chỉ thua các bang vùng cực bắc). Hệ thống Greyhound là một trong những tuyến đường xe buýt lớn nhất nước, bắt đầu vận hành tại Minnesota năm 1914 để chở các phu mỏ từ Hibbing đến các mỏ gần đấy.
    Các tuyến xà lan chủ yếu chuyên chở các vật liệu cồng kềnh như than, sản phẩm dầu hỏa và ngũ cốc, hoạt động trên sông Mississipi đi về Minneapolis, chuyên chở bằng xà lan có khuynh hướng giảm.
    Vận tải trên hồ và các tàu viễn dương qua tuyến đường thủy Saint Lawrence có thể đi đến Duluth (3700 km phía Tây Ðại Tây Dương). Các hàng hóa chuyên chở chính bao gồm quặng sắt, than và ngũ cốc. Hải cảng phục vụ cho cả hai thành phố Duiuth và Superior (Wisconsin) là một trong những cảng có khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng đầu cả nước. Quặng sắt và ngũ cốc (chủ yếu là lúa mì) được xuống tàu từ các cảng của Minnesota và được chuyên chở đến miền tây.
    Minnesota có 488 sân bay, đa số là sân bay tư nhân. Sân bay chính nằm tạo Minneapolis và Saint Paul, đứng hàng thứ 10 cả nước. Sân bay bày là trung tâm phục vụ các chuyến bay ngoài cả phạm vi bang.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Minneapolis là thành phố lớn nhất và cổ, 383 dân. Thành phố sinh đôi với nó là Saint Paul và nằm tại miền Ðông Minnesota, ngay đầu tuyến đường sông Mississippi và gần điểm hợp lưu giữa hai sông Minnesota - Mississippi. Twin Cities là trung tâm của các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, thương mại, văn hóa và chính trị. Minneapolis là trung tâm chính bán sỉ và lẻ, và cũng là thành phố công nghiệp quan trọng. Trong phạm vi thành phố có nhiều hồ nhỏ và thác Minnehaha, nơi đã từng nổi tiếng qua tác phẩm Song of Hiawatha của nhà thơ Mỹ Henry Wadsworth Longfellow.
    Saint Paul với 272.235 dân là thành phố lớn thứ 2 của Minnesota và cũng là thủ phủ Duluth, có 85.493 dân là thành phố lớn thứ 4. Thành phố này dài 42 km nhưng có nhiều điểm chỉ rộng 2 km. Duluth được xây dựng trên nền bậc thềm hẹp bờ vách đứng phía tây của hồ Superior. Lúc đầu thành phố được thành lập phục vụ nhu cầu mua bán, vận chuyển gỗ và quặng mỏ.
    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :


    Giáo dục :
    Minnesota phổ cập trong lứa tuổi 7 - 17 và sẽ tăng tuổi phổ cập đến 18 vào năm 2000. Khoảng 11 % học sinh hiện dang học tại các trường tư.
    Truyền thống coi trọng giáo dục của những cư dân đầu tiên Minnesota vẫn được duy trì đến ngày nay, và trường học tại Minnesota vẫn được duy trì đến ngày nay, và trường học tại Minnesota là trung tâm đời sống văn hóa xã hội. Chi phí giáo dục học sinh trong giữa thập niên là 5.160 USD/năm, cao hơn mức bình quân cả nước là 5.130 USD.
    Chỉ số học sinh / giáo viên là 17,6 và gần tương đương với chỉ số trung bình cả nước. Khoảng 82% người trên 25 tuổi có bằng Cao đẳng - Ðại học và đứng hàng thứ 6 trong cả nước.
    Giáo dục cao đẳng - đại học :
    Ðại học Minnesota là một trong những đại học lớn nhất nước, với cơ sở chính tại Minneapolis và Saint Paul, các chi nhánh tại Duluth, Morris và Crookston. Ðại học này đã trở thành một trung tâm lớn về y khoa cũng như các nghiên cứu về nông nghiệp và kỹ thuật. Vào giữa thập niên 1990 tại bang có 54 học viện công và 44 học viện tư.
    Thư viện :
    Tại Minneapolis và Saint Paul có rất nhiều bảo tàng và thư viện đã làm Twin Cities trở thành trung tâm văn hóa vùng trung tây nước Mỹ. Số đầu sách lưu chuyển / dân là 9,5, đứng hàng thứ 5 cả nước. Các thư viện hàn lâm xuất sắc nằm tại các trường tư và tại Ðại học Minnesota, là một trong những thư viện nghiên cứu lớn nhất nước. Thư viện và Bảo tàng của Trung tâm Lịch sử Minnesota, Thư viện tra cứu James Jerome Hill, Thư viện Luật Tiểu bang nằm tại Saint Paul.
    Bảo tàng :
    Các bảo tàng nghệ thuật đáng lưu ý tại Minneapolis là Trung tâm Nghệ thuật Walker, Viện Mỹ - Thụy Ðiển, Bảo tàng Nghệ thuật Weisman. Viện Nghệ thuật Minneapolis. Ðại học Minnesota cũng có nhiều Bảo tafng lịch sử tự nhiên tại Minneapolis. Tại Saint Paul có Bảo tàng khoa học và Bảo tàng Thiếu nhi.

    --------------------------------------------------------------------------------
    TRUYỀN THÔNG :
    Tờ báo đầu tiên tại Minnesota là tờ Minnesota Pioneer, được James M.Goodhue xuất bản năm 1849. Minnesota có 22 nhật báo và hơn 350 tuần báo. Tờ Minneapolis Star Tribune là báo có số bán cao nhất. Tại Minnesota có 90 đài AM, 108 đài FM và 22 đài truyền hình thương mại.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Tại Minnesota có nhiều lễ hội mùa đông lẫn mùa hè. Các sự kiện hàng năm vào mùa đông là liên hoan Thể thao mùa đông tại Duluth và Lễ hội mùa đông tại Saint Paul. Cuộc đua xe trượt do chó kéo Grand Portage Chippewa John Beargrease được tổ chức hàng năm giữa Duluth và Grand Portage tại vùng Ðông Bắc. Vào tháng VII có 10 ngày Aquatennial biểu diễn thể thao trên nước tại Minneapolis. Các hoạt động tháng VIII bao gồm Liên hoan nhạc đồng quê tại hồ Detroit, Liên hoan nhạc Blue Bayfront tại Duluth và ngày Chủng tộc tại Chisholm nhằm kỷ niệm 8 nhóm chủng tộc tại vùng Ðông Bắc. Liên hoan Phục hưng Minnesota tại Shakopee kéo dài từ tháng VIII đến tháng 9.
    Hội chợ bang Minnesota tổ chức tại Saint Paul vào cuối tháng 8 đầu tháng 9. Trong tháng 9 có Lễ tế của dân da đỏ Dakota people tại Mankato vào buổi họp mặt những người đập lúa Western Minnesota Steam tại Rollag.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN :


    Chính quyền địa phương :
    87 hạt được điều hành thông qua một Uỷ Ban bao gồm các Uỷ viên được bầu ra. Một số thành phố thuê người điều hành thông qua sự giám sát của thị trường và các thành viên của hội đồng. Một số thành phố khác chọn hình thức quản lý bằng Uỷ viên.
    Đại biểu cấp liên ban :
    Minnesota có 2 nghị sĩ và 8 dân biểu trong Quốc hội Mỹ, như vậy cử tri đoàn bao gồm cả thảy 10 người.

    --------------------------------------------------------------------------------
    PHÁT TRIỂN KINH TẾ :
    Các doanh nghiệp thường than phiền thuế cao tại bang còn bị làm trầm trọng hơn bởi chế độ bảo hiểm người lao động và người thất nghiệp cao hơn cả mức trung bình. Các doanh nhân thấy Minnesota là một bang phản kinh doanh và dời các xí nghiệp sang các bang lân cận. Tuy nhiên, mặt khác của vấn đề thuế và chi phí kinh doanh quá cao là Minnesota luôn đứng trong tốp đầu về quá trình giám sát chất lượng cuộc sống và có nhiều tiến bộ trong giáo dục và xã hội.
    Các vấn đề gia tăng mức độ tội phạm cũng làm cho quốc hội tuyên án cứng rắn hơn với các thành phần tội phạm. Ðiều này dẫn đền nhà tù nhiều hơn và các bản án sẽ nhiều năm hơn. Nhu cầu xây dựng thêm nhà tù đã được Thống đốc công bố là vấn đề ưu tiên năm 1996. Năm 1995, Minnesota giữ kỷ lục về số vụ giết người và đã làm tăng sự lưu ý trong việc soạn thảo các dự luật về tội phạm. Hơn nữa, cả thống đốc lẫn người đứng đầu quốc hội đều đề nghị gia tăng chi phí cho lực lượng cảnh sát đô thị ; và có một số người cũng kêu gọi tái phục hồi án tử hình (đã được Minnesota thủ tiêu năm 1909).
    Người Minnesota luôn tự hào về truyền thống lịch sự luôn duy trì một hệ thống trường công đầy hiệu quả, sáng tạo và những công dân giáo dục tốt. Năm 1987, Minnesota công bố tỉ lệ tốt nghiệp cao đẳng - đại học cao nhất nhất nước là 91,4%.
    Chi phí đại học gia tăng đã làm giảm giá trị những hỗ trợ của bang, gia tăng học phí và làm thay đổi cả hệ thống quản lý cao đẳng - đại học. Năm 1995, theo lệnh của quốc hội, các đại học bang, trường cộng đồng, trường kỹ thuật phải đặt dưới sự lãnh đạo của một Uỷ Ban duy nhất. Như vậy, chỉ có Ðại học Minnesota là đơn vị không đặt dưới sự quản lý này.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:51 ngy 18/11/2004
  4. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG MISSISSIPPI
    Bang Mississippi nằm ở phía Ðông Nam Hoa Kỳ, tiếp giáp với vịnh Mexico.
    Ngày 10/12/1817, Mississippi gia nhập Liên bang và đã là tiểu bang thứ 20 của Hoa Kỳ. Thành phố Jackson là thủ phủ của bang Mississippi và là thành phố lớn nhất. Tên bang lấy từ tên của dòng sông Mississippi, và cũng chính dòng sông khổng lồ này tạo nên ranh giới phía Tây của bang Mississippi.
    Với diện tích tổng cộng là 125. 060km2 bang Mississippi xếp hàng thứ 32 trong các bang, bao gồm luôn cả 2. 023 km2 diện tích nước nội địa và 1.531 km2 diện tích vùng nước ven biển.
    DÂN CƯ :
    Mississippi xếp thứ 31 với tổng số dân là 2.586.443 người. Mật độ dân số trung bình ở bang Mississippi là 21 người/km2.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Năm 1965, lần đầu tiên, việc làm trong công nghiệp vượt trội hẳn so với nông nghiệp. Ðầu thập niên 90, số người làm trong ngành sản xuất cao hơn 5 lần trong nông nghiệp. Trong số 1.280.000 công nhân ở bang Mississippi, có khoảng 21% làm việc trong các ngành kinh doanh về dịch vụ như khách sạn và các trung tâm xử lý dữ liệu; 21% trong ngành sản xuất; 20% là các nhà phân phối sỉ và lẻ; 19% phục vụ trong chính phủ ở địa phương, tiểu bang hoặc liên bang và bao gồm cả những người phục vụ trong quân đội; 5% trong ngành nông nghiệp (gồm cả các dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp hay ngư nghiệp; 5% trong ngành xây dựng; 5% trong ngành tài chính bảo hiểm hoặc kinh doanh nhà đất; 4% thuộc ngành vận tải hay các dịch vụ công cộng; và 1% trong ngành mỏ. Có khoảng 6% công nhân của bang Mississippi là thành viên của liên đoàn lao động.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NÔNG NGHIỆP :
    Hơn 2/5 đất đai của Mississippi là nông trại, nhưng chưa đến 1/2 tổng diện tích nông trại dùng cho các mùa vụ. Số lượng nông trại giảm nhanh chóng trong những thập niên gần đây; từ năm 1969 đến 1994, tổng số nông trại đã giảm hẳn 47%, từ 73.000 chỉ còn 39.000. Trong khi số lượng nông trại đang giảm sút dần thì quy mô của chúng lại lớn lên. Khoảng giữa những năm 90, một nông trại ở bang Mississippi trung bình rộng khoảng 130 ha. Nhưng vài nơi thuộc miền Ðông Bắc và Ðông Nam Mississippi, các nông trại trung bình chưa đạt đến 65 ha; các nông trại lớn nhất chỉ có ở vùng đồng bằng.
    Ở hầu hết vùng Mississippi, mức sống căn bản tại nông trại thấp hơn mức trung bình của cả nước và thấp nhất ở các khu vực trung tâm và vùng Tây Bắc. Chưa tới 2/5 các nông trại có mức thu nhập hằng năm cao hơn 10.000 đô la.
    Bông vải và đậu nành là những mùa vụ hàng đầu. Mississippi là một trong 3 bang quan trọng thất về sản xuất bông vải trong cả nước sau Texas và California.
    Trâu bò nuôi và gia cầm là nguồn thu nhập chính ở miền Nam và miền Ðông Mississippi. Sản phẩm từ sữa tăng lên do số lượng các loài cho sữa cũng tăng lên, đặc biệt gà giò là nguồn thu nhập chính trong các loài vật nuôi. Mississippi là một trong những bang dẫn đầu ngành thương mại sản xuất gà giò . Người ta cũng chế biến một số lượng lớn trứng và thịt heo.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NGƯ NGHIỆP :
    Tôm, sò, cá mòi dầu là những sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp thủy hải sản. Biloxi là trung tâm chính cho tôm và sò. Cá mòi dầu là hải sản có giá trị và số lượng đánh bắt lớn hằng năm. Cá mòi dầu dùng để chế biến thức ăn gia súc, phân bón và các sản phẩm khác. Pascagoula là một cảng hàng đầu và đồng thời là trung tâm chế biến cá mòi dầu của Hoa Kỳ. Với xấp xỉ 40.000 ha ao cá trê. Nghề nuôi cá trê tập trung ở vùng châu thổ Humphreys. Bang Mississippi sản xuất hơn 3/4 số cá trê nuôi tại Hoa Kỳ. Nghề nuôi cá trê là ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất của bang Mississippi.

    --------------------------------------------------------------------------------
    LÂM NGHIỆP :
    Các khu rừng là những nguồn cung cấp gỗ xẻ và bột giấy với số lượng khổng lồ. Thông là cây thương mại chính trong các khu rừng rậm rạp miền Nam Mississippi. Xa hơn, về phía bắc, loại thông dầu được thay cho các cây gỗ cứng như Sồi, Hồ đào và Uất Kim hương.

    --------------------------------------------------------------------------------
    QUẶNG MỎ :
    Dầu thô và khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 4/5 giá trị tổng lượng khoáng sản của bang Mississippi. Có nhiều mỏ dầu và khí đốt tự nhiên cũng tập trung ở miền Nam. Phần lớn dầu mỏ được lọc ở nơi khác nhưng cũng có vài nhà máy lọc dầu tại bang này. Các loại khoáng sản khác bao gồm cát sỏi đất sét và đá mi cũng được dùng trong sản xuất.

    --------------------------------------------------------------------------------
    SẢN XUẤT :
    Vào những năm 70, kỹ nghệ chế tạo thiết bị vận tải vượt trội hơn kỹ nghệ may mặc, trở thành ngành thu nhập chính và duy nhất. Kỹ nghệ này bị chi phối bởi ngành đóng tàu ở Pascagouda, nơi đây sản xuất ra các thiết bị cung cấp cho Hải quân Hoa Kỳ, đội thương thuyền và tàu buôn. Vào giữa thập niên 90, các công việc thuộc ngành kỹ nghệ vận tải đã góp phần không nhỏ cho việc tăng thu nhập cá nhân. Các ngành kỹ nghệ quan trọng khác ở bang Mississippi là ngành xay xát gỗ, mộc thủ công và phục chế các sản phẩm bằng gỗ và kim loại; ngành sản xuất thiết bị điện như máy biến thế, máy phát điện, thiết bị điện gia dụng, thiết bị nghe nhìn; ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt trong chế biến gia cầm và trứng, hải sản và thịt đóng hộp; và ngành chế tạo máy như tủ lạnh, máy hơi nước và các công cụ cắt cỏ làm vườn; ở bang Mississippi có những chủ nhân lớn khác, đó là những nhà may thêu quần áo, những xưởng giấy, những nhà chế tạo dược phẩm, các hãng sản xuất thiết bị và phụ tùng cho ngành phẫu thuật. Nhiều ngành công nghiệp đã di dời từ miền Ðông Bắc về Mississippi vì thuế lợi tức, nguồn lao động dồi dào, trong việc tổ chức công đoàn còn nhiều hạn chế, và gần nguồn nguyên liệu như bông vải.

    --------------------------------------------------------------------------------
    ĐIỆN NĂNG :
    Khoảng 2/3 điện năng tại Mississippi được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện, tại đây người ta dùng than đá, dầu hoặc khí đốt tự nhiên làm nhiên liệu. Các nguồn điện năng khác được sản xuất từ nhà máy hạt nhân duy nhất của bang Mississippi tại vịnh Grand. Ðiện năng được cung cấp cho các công ty tư nhân, các hiệp hội ở vùng nông thôn và cho chính quyền thành phố .

    --------------------------------------------------------------------------------
    DU LỊCH :
    Ngành du lịch ngày càng quan trọng gần các công viên, hồ chứa, bờ biển ven vịnh và các địa danh lịch sử thu hút rất nhiều khách tham quan. Khách du lịch đã chọn điểm dừng chân dọc sông Mississippi và bờ biển ven vịnh vì nơi đây việc cờ bạc được hợp pháp hóa nên ngày càng thu hút họ.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG :

    Đường thuỷ :
    Các ngã đường giao thông quan trọng bậc nhất ở đây chính là con sông Mississippi và các phụ lưu của nó. Thế kỷ 18 và 19 đã có nhiều thuyền đáy bằng, tàu hơi nước và các tàu trở bông vải, gỗ xẻ và những sản phẩm khác xuôi dòng từ Mississippi đến New Orleans, Louisiana. Tuy nhiên, các ngã sông khác vẫn đóng vai trò quan trọng. Các cảng lớn trên sông Mississippi là Vicksburg, Greenville và Natchez. Ðường thủy Tennessee - Tombigbee phía Ðông Bắc Mississippi đã được đưa vào sử dụng từ những năm của thập niên 1980, nối liền sông Tennessee và thung lũng sông Ohio dẫn đến vịnh Mexico.
    Đường bộ :
    Trong số những tuyến đường cao tốc chính, có các tuyến liên bang 20 và 55 tập trung vào thành phố Jackson, trung tâm giao thông của bang Mississippi Bang có 117.212 km đường cao tốc, bao gồm cả 1.102 km hệ thống đường cao tốc xuyên bang
    Đường sắt :
    Gần 2/3 các chuyến tàu chuyên chở hàng hóa từ bang chở gỗ xẻ hoặc các sản phẩm gỗ, bao gồm luôn cả bột giấy và giấy. Bang Mississippi đã có 4.360 km đường ray. Ðường hàng không : Mississippi có 219 phi trường, phần lớn thuộc tư nhân. Sân bay quốc tế Jackson là nơi nhộn nhịp nhất.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Bang Mississippi có 6 thành phố với dân số trên 40.000 người, một số thành phố nhỏ lại có số dân hơn 20.000 người. Jackson là thủ đô của bang Mississippi cũng là thành phố lớn nhất với dân số là 196.637 người. Hơn thế nữa, hoạt động như một chân của chính phủ, Jackson là một trung tâm hàng đầu về sản xuất, đường sắt và thương mại . Biloxi với dân số 46.319 người là một cảng đánh cá, là trung tâm chế biến tôm quan trọng. Dân số của Greenville là 45.226 người. Nơi đây chủ yếu là bến cảng và trung tâm thương mại. Hattiesburg với dân số 41.882 người, là một trung tâm thương mại, giao thông vận tải, và giáo dục.
    Pascagoula là một vùng đánh cá, đồng thời cũng là trung tâm lọc dầu và đóng tàu. Vicksburg & Matchez cũng là các bến cảng trên dòng Mississippi Cả hai thành phố này đều là những điểm du lịch hấp dẫn vì có các sự kiện lịch sử quan trọng. Clarksdale & Greenwood là các thị trường bông vải và trung tâm thương mại ở vùng châu thổ. Các thành phố khác bao gồm Tupelo, Laurel & Columbus cũng có tầm quan trọng khác nhau tại mỗi địa phương.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :

    Giáo dục :
    Giáo dục hiện nay bắt buộc đối với các trẻ em độ tuổi từ 6 đến 16. Khoảng 10% số trẻ em này đi học ở các trường tư. Bang Mississippi đã tốn khoảng 3.230 đô la cho việc giáo dục mỗi học sinh, so với mức trung bình của toàn quốc là 5.310 đô la. Mỗi giáo viên có 18,2 học sinh, như vậy số học sinh trung bình của mỗi lớp ở bang Mississippi nhiều hơn mức trung bình của cả nước. Ðối với những người trên 25 tuổi, chỉ có 64% là có bằng tốt nghiệp PTTH, chứng tỏ rằng trình độ học vấn ở bang Mississippi là thấp kém nhất.
    Đại học :
    Năm 1811, tại Mississippi, trường cao đẳng đầu tiên được thiết lập là trường Cao đẳng Jefferson gần Natchez. Học viện Hamstead ở Clinton được xây dựng năm 1826 là viện đại học xưa nhất vẫn còn hoạt động ở Mississippi. Viện đại học xưa nhất có sự kiểm soát của bang là Ðại học Mississippi ở Oxford (xây dựng năm 1844). Các viện đại học khác được sự tài trợ của bang là : Ðại học Alcorn State (1871) ở Lorman, Ðại học Mississippi Stale (1878) ở Starkville, đại học Mississippi dành cho nữ (l884) ở Columbus. Vào giữa năm 1990, toàn bang đã có 31 viện Ðại học công lập và 16 viện Ðại học tư bao gồm cả trường Cao đẳng Millsaps (1890) 83 Jackson, trường Cao đẳng William Czarey (1906) ở Hattiesburg và trường Cao đẳng Touggaloo (1869) ở Tougaloo.
    Thư viện :
    Mỗi năm các thư viện lưu hành trung bình 3,2 đầu sách cho mỗi cư dân, đây là tỷ lệ thấp nhất so với các bang khác. Thư viện xưa nhất ở Mississippi là thư viện State Librarưy được xây dựng năm 1838 ở Jackson. Các thư viện thuộc loại lớn của các trường đại học gồm có: thư viện của Ðại học Mississippi, Ðại học Mississippi State và Ðại học miền Nam Mississippi.
    Bảo tàng :
    Trong số các bảo tàng mỹ thuật, có thư viện Lauren Rogers và bảo tàng nghệ thuật ở Lorel; bảo tàng nghệ thuật Mississippi ở Jackson; bảo tàng nghệ thuật Meridian; và bảo tàng nghệ thuật của Ðại học Mississippi. Một loạt các viện bảo tàng khác của các trường Ðại học đã cống hiến cho ngành khảo cổ học, địa chất học và lịch sử khoa học. Ba trong số các bảo tàng nổi tiếng nhất ở Mississippi đều nằm ở thành phố Jackson, đó là bảo tàng lịch sử bang Mississippi; bảo tàng khoa học tự nhiên Mississippi đã sáp nhập vào một bộ phận bảo tồn động vật hoang dã của bang; và bảo tàng nông lâm nghiệp Mississippi sáp nhập với một bộ phận nông nghiệp của bang.

    --------------------------------------------------------------------------------
    TRUYỀN THÔNG :
    Ðã có 20 tờ nhật báo được xuất bản từ giữa thập niên 90, tờ báo lâu đời nhất còn tồn tại ở Mississippi là tuần san Woodville Republican bắt đầu ra mắt năm 1824. Tờ nhật báo có số lượng lưu hành lớn nhất là tờ Jackson Clarion - Ledger.
    Ðài phát thanh đầu liên ở Mississippi là WDBT, đi vào hoạt động năm 1925 ở Hattiesburg, nay là WFOR. Ðài truyền hình đầu liên WJTV đã được xây năm 1953 ở Jackson. Giữa những năm thập niên 1990, có 69 đài phát thanh AM và 81 đài FM và 21 đài phát hình.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC LỄ HỘI HÀNG NĂM :
    Lễ hội Biloxi Shrimp hằng năm là một trong những sự kiện thường niên phổ biến nhất ở Mississippi, trong đó có cả lễ đăng quang của nữ hoàng và lễ cầu nguyện của đoàn tàu đánh bắt tôm vào tháng 6. Vào đầu năm, ngày Mardi Gras (ngày hội vui ở một số nước để kỷ niệm ngày cuối cùng hoặc những ngày trước tuần Chay) được tổ chức ở Pascagoula và Natchez. Tháng 3 và tháng 4 có cuộc hành hương mùa xuân dài hàng tháng ở Natchez, bao gồm cả các hoạt cảnh lịch sử và các chuyến tham quan các lâu đài trước nội chiến và các vườn ngự uyển. Các cuộc hành hương tương tự cũng được tổ chức vào mùa xuân ở Aberdeen, Port Gibson, Vicksburg, Holly Springs, Columbus và các thành phố dọc theo bờ biển ven vịnh. Ngày kỷ niệm Liên bang được tổ chức rộng rãi vào tháng 4 trên toàn bang. Ngày hội nghệ thuật Mississippi cũng được tổ chức vào tháng 4 tại Jackson, làm nổi bật sự phong phú trong các pha diễn của các nghê sỹ. Tháng 5 có lễ hội mỹ thuật Jubilee Jam và lễ hội âm nhạc ở Jackson. Vào giữa mùa hè, tại hội chợ hạt Neshoba ở Philadelphia kéo đến các lều ở bãi chợ hàng tuần lễ vì ở đó, theo truyền thống, các chính trị gia thường mở các cuộc vận động. Vào lễ lao động, có khoảng 200 quả khinh khí cầu được thả bay lên trong suốt lễ Mississippi Sky Parade ở Jackson, có cả các pha biểu diễn trên không và các cuộc đua khinh khí cầu.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN :

    Chính quyền địa phương :
    Mississippi có tất cả 82 hạt, gần 300 nơi có chính quyền địa phương riêng hầu như mỗi nơi đều có thị trưởng và uỷ viên hội đồng. Phần đông các thành phố lớn đều có hội đồng, uỷ ban như cơ cấu của chính quyền.
    Đại diện quốc gia :
    Bang Mississippi có 5 thành viên trong Hạ nghị viên Hoa Kỳ và bầu ra hai thượng nghị sỹ. Tiểu bang được quyền chọn 7 cử tri để bầu cử Tổng thống.

    --------------------------------------------------------------------------------
    SỰ TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI :
    Các phần quan trọng trong sự tăng trưởng công nghiệp có liên đới tới sản phẩm nông nghiệp . Trong số các công ty hàng đầu hiện nay có các nhà máy chế biến gia cầm và cá trê. Tương tự, các ngành công nghiệp đều dựa trên các sản phẩm mộc - các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, và ngành công nghiệp làm bàn ghế ngày càng trở nên quan trọng phía Ðông Bắc Mississippi, tất cả đều xuất thân từ gỗ, nguồn tài nguyên phong phú nhất ở Mississippi. Các trung tâm công nghiệp nặng đã xuất hiện dọc theo bờ biển ven vịnh. Công ty đóng tàu Litton ở Pascagoula là công ty tư lớn nhất. Các trung tâm công nghiệp nặng cũng phát triển ở các thành phố dọc con sông Mississippi như thành phố Natchez, Vicksburg và Greenville.
    Ngày nay, trong các khu vực đồn điền trước đây của Mississippi, nông thôn đầy người da trắng còn người da đen lại chiếm đa số ở các thị trấn.
    Dù có nhiều khu vực đô thị lớn đã phát triển nhưng Mississippi vẫn còn là một bang còn mang tính nông thôn. Các khu vực lớn hơn thuộc thành phố đang lớn mạnh dần dựa vào tiền của các thị trấn và thành phố nhỏ hơn. Rất nhiều người tiếp tục sống tại thôn quê và chuyển công việc đến các thị trấn và thành phố gần hơn.

    Mississippi State Parks-Mississippi State Parks
    Lake Lowndes fishing
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:52 ngy 18/11/2004
  5. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG MISSOURI
    Bang Missouri nằm ở trung Bắc nước Mỹ, Missouri giáp Iowa ở phía Bắc, giáp Nebraska, Kansas và Oklahoma ở phía Tây, Arkansas ở phía Nam, giáp dòng sông Missouri ở phía Ðông, và tách Missouri ra khỏi Tennessee, Kentucky và IIlinois. Tên của bang được lấy từ dòng sông Missouri, là tên một nhóm người Algonqui sống ở gần cửa sông thành phố nổi tiến nhất của bang là S.Louis, nằm gần chỗ hội tụ của hai tuyến đường thuỷ nội địa lớn, sông Missouri và sông Mississippi. Jefferson City là thủ phủ của Missouri. Kansas City là thành phố lớn nhất.
    Ngày 10 tháng 8 năm 1821, Missouri được gia nhập liên bang là bang thứ 24.
    Missouri là bang có diện tích xếp thứ 21 trong 50 bang. Diện tích vùng là 180.545 km2 trong đó gần 2100 km2diện tích ở trong nước. Chiều dài lớn nhất của bang là 587 km, kéo dài từ Ðông sang Tây và 513 km từ Bắc đến Nam. Ðộ cao khoảng 250m.
    DÂN CƯ :
    Missouri xếp thứ 15 trong các bang về dân số với 5.137.804 người. Mật độ dân số trung bình là 28 người/km2.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Khoảng 2.564.000 người có việc làm ở Missouri, khoảng 28% làm ở các lãnh vực phục vụ khác nhau, như làm việc ở bệnh viện hoặc nhà hàng. Khoảng 22% làm ở thương mại bán sỉ và lẻ 14% làm ở ngành sản xuất, 14% chính quyền địa phương, bang và liên bang trong đó gồm cả trong quân đội; 7% làm ở ngành tài chính, bảo hiểm hoặc bất động sản; 6% làm ở giao thông vận tải hay các ngành phục vụ công cộng; 5% làm ở ngành xây dựng, 5% làm ở ngành nông nghiệp (kể cả các dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp, và dưới 1% làm ở ngành khai thác mỏ. 15% công nhân Missouri được gia nhập nghiệp đoàn.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NÔNG NGHIỆP :
    Có 104.000 nông trại ở Missouri, đứng thứ hai trong số các bang có nhiều nông trại nhất. Nhiều nông trại nhỏ và việc làm bán thời gian. Ở Missouri đang ngày càng gia tăng nhiều nông trại lớn gần các nông trại hoạt động đoàn thể. Nhiều nông trại cỡ vừa giảm xuống. Dưới một nửa các nông trại có mức bán ra hàng năm hơn 10.000 USD. Ðất nông trại chiếm 12,1 triệu hecta, trong số đó dưới một nửa là đất trồng trọt. Ðất còn lại là đồng cỏ và vùng rừng.
    Gần 3/5 lợi tức do bán sản vật nuôi mang lại. Trâu bò và bê chiếm khoảng 2/5 vật nuôi bán được và lợn chiếm khoảng 1 /4 vật nuôi bán được này. Các mặt hàng về thú nuôi chính khác là sữa, gà tây và trứng. Ðậu nành là vụ mùa dẫn đầu về sản lượng bán ra, khoảng 2/5 lợi tức vụ mùa bán được. Ngô, lúa mì, vải bông, lúa miến và cỏ khô cũng là những vụ mùa quan trọng.

    --------------------------------------------------------------------------------
    LÂM NGHIỆP :
    Missouri là một trong những bang dẫn đầu về sản lựương chì, than, gỗ cây, óc chó, gỗ tuyết tùng đỏ, gỗ làm nhà, ván đóng thùng rượu, nguyên vật liệu làm sàn nhà, gỗ sồi, và nệm rơm bằng gỗ. Ở vùng cao Ozark nổi tiếng, ngành công nghiệp gỗ là một nguồn lao động và lợi tức chính. Ở đó, nhiều nhà máy cưa nhỏ và các nhà máy khác sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau như gỗ cứng làm nhà, nguyên vật liệu làm sàn, tà vẹt đường ray, nệm rơm, ván đóng thùng rượu, cột, với việc quản lý lưu vực sông, bảo vệ và nâng cao sự đa dạng sinh vật học.

    --------------------------------------------------------------------------------
    KHAI THÁC KHOÁNG SẢN :
    Missouri là bang có sản lượng khoáng sản dẫn đầu quốc gia. Các quặng dẫn đầu được tìm thấy ở các vị trí rải rác vùng cao Ozark, các vùng tập trung chính các vùng khai thác mỏ tập trung chính ở trong và cạnh dãy núi Saint Francois, gần cuối miền Ðông của đỉnh Ozark.
    Dù sản lượng dẫn đầu, nhưng Missouri vẫn không nằm trong hàng ngũ các bang khai thác mỏ dẫn đầu. Ðá vôi là một trong số các khoáng sản được khai thác ở bang. Các mỏ đá Ozarks dùng để cung cấp cho các nhà máy vôi thương mại khu vực phía Nam của bang, cũng như các nhà máy xi măng ở các vùng khác.
    Kẽm được khai thác lâu ở khu vực phía Tây của Ozarks; quanh thành phố Joplin ở tây Nam Missouri . Tuy nhiên, do các quặng dẫn đầu được khai thác ở miền Ðông Ozarks đều chứa kẽm nên kẽm vẫn đủ để sản xuất và Missouri xếp thứ 4 trong số các bang về sản xuất kẽm.
    Nhiều khoáng sản khác đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Missouri Than chứa bitum nằm ở dưới dãy đồng bằng Osage và phần lớn ở dãy đồng bằng miền Bắc đều có chứa than bitum. Missouri đứng đầu về sản xuất vật liệu chịu lửa, đất sét chịu đựng được nhiệt độ vô cùng cao.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NGÀNH SẢN XUẤT :
    Missouri là một trong những bang sản xuất dẫn đầu ở miền tây của Missouri với 34 tỷ USD do ngành công nghiệp (đóng vào) thâu được đầu những năm 1990. Các ngành công nghiệp dẫn đầu là ngành sản xuất các phương tiện vận tải, đặc biệt là xe máy, toa xe lửa, máy bay và tên lửa, hóa học như các hóa chất được dùng trong nông nghiệp, dược, xà phòng và thuốc tẩy; ngành chế biến thức ăn, đặc biệt các thức uống bằng mạch nha, thức uống nhẹ, phomát, gà vịt và trứng, bột mì hỗn hợp, và kẹo; ngành in ấn và xuất bản.
    Vùng trung tâm St.Louis dẫn đầu về sản xuất bia rượu và nung gạch trong quốc gia, là một vùng sản xuất tên lửa tàu vũ trụ, máy bay, xe ô tô dẫn đầu. Ngoài ra còn có các ngành sản xuất khác như hóa chất, kim loại sơ cấp, máy móc không thuộc về điện, kim loại chế biến, dầu nhờn và than đá; trang thiết bị điện, các sản phẩm bằng đá, đất sét và thủy tinh. St.Louis là một trung tâm công nghiệp in ấn và xuất bản. St.Louis là cơ sở đoàn thể đầu não của một vài công ty lớn nhất quốc gia.
    Vùng trung tâm của thành phố Kansas chiếm hơn 1/4 ngành công nghiệp của bang. Các ngành công nghiệp ở thành phố Kansas cũng quan trọng như ở St. Louis, ngoại trừ ngành sản xuất máy bay, chế biến dầu và than. Thành phố Kansas là một trung tâm đóng thịt hộp và xay thóc lúa, dù ngành đóng thịt hộp được làm rộng rãi khắp khu vực trung tâm thành phố Kansas. Thành phố Kansas là một trong những trung tâm kinh doanh nông nghiệp của quốc gia.

    --------------------------------------------------------------------------------
    ĐIỆN LỰC :
    Missouri có 81% năng lượng điện phát ra từ các nhà máy năng lượng chạy bằng hơi, chủ yếu than đốt 16% từ nhà máy năng lượng hạt nhân và 3% từ nhà máy năng lượng thủy điện. Nhà máy năng lượng hai nhân duy nhất của bang nằm gần Fulton, bắt đầu hoạt động năm 1984. Nhà máy thủy điện nổi tiếng nhất là nhà máy thủy điện Bagnell, xây dựng trên sông Osage năm 1931 , cung cấp cho vùng St.Louis. St.Louis nhận năng lượng thủy điện từ đập Keokuk, Iowa và Taum sauk.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG VẬN TẢI :
    St.Louis và Kansas City là hai thành phố lớn của Missouri, là những trung tâm thương mại và giao thông vận tải chính của bang. Cả hai thành phố này đều là các trung tâm thương mại vào thời kỳ nội chiến khi sông Mississippi và các sông nhánh của nó là những tuyến đường giao thông chính của trung tâm nước Mỹ. Sau này hai thành phố này trở thành 2 trung tâm quốc lộ và đường sắt chính của bang.
    Missouri có 195.992 km quốc lộ công, xếp hàng chữ 6 trong số các bang. Những con đường này gồm có 1896 km đường quốc lộ giữa các bang của quốc gia, làm cho Missouri và các thành phố chính của nó có thể liên tục đóng vai trò lịch sử trong việc liên kết giữa Ðông, Tây và Tây Nam.
    Các phi trường chính của bang nằm ở St.Louis về phía Ðông và ở Kansas City về phía tây. St Louis là phi trường đông đúc thứ 14 của quốc gia và là trung tâm giao thông của nhiều vùng lận cận. Missouri có 489 phi Trường, phần lớn là các sân bay tư nhân.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Ðầu những năm 1980, Kansas City vượt St. Louis về dân số, trở thành thành phố lớn nhất của bang với dân số 435.146 người. Các giới hạn của thành phố St.Louis được đặt ra vào năm 1876 và St.Louis không còn sát nhập với bất kỳ vùng nào từ đó. Tỉnh kế tiếp St.Louis có khoảng một triệu người. Các thành phố lớn khác ở Missouri là thành phố Springfield ở miền Nam với 140.496 người (năm 1990), thành phố Independence (Ðộc lập) một vùng ngoại ô của Kansas City với 112.301 người. Thành phố chính ở Tây Nam là thành phố Joplin, và ở Tây Bắc là thành phố Saint Josept. Ðông Nam
    Lowland có nhiều cộng đồng sống ở thành thị nhỏ. Các khu vực thôn dã nhất và ít dân số nhất của Missouri nằm ở cao nguyên Ozark và khu vực trung tâm miền Bắc của dãy đồng bằng miền bắc gần Lowa.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :
    Ngày nay, Missouri bắt buộc tất cả trẻ em ở độ tuổi 7 - 16 phải đi học. Khoảng 12% số các trẻ này học trường tư. Việc dạy học ở nhà cũng được chấp nhận và phát triển rộng rãi . Theo phương pháp này trẻ em được dạy để hình thành nhân cách ở nhà, thường do bố mẹ.
    Hàng năm Missouri đã chi khoảng 4390 USD cho giáo dục của mỗi sinh viên, so với chi tiêu trung bình của quốc gia khoảng, 5310 USD. Mỗi thầy giáo dạy 16,2 sinh viên. Ở Missouri, 74% người trên độ tuổi 25 có bằng tốt nghiệp trung học.
    Giáo dục đại học:
    Ðại học Missouri tập trung ở Columbia, Rolla, Kansas City và St.Louis. Khi trường Columbia xây dựng năm 1839 là trường Ðại học đầu tiên của bang ở phía Tây của Mississippi. Bang ủng hộ cho các trường Cao đẳng và đại học của vùng ở Cape Girardeau, Joplin, Kirksville, Maryville, Saint Joseph, St.Louis, Springfield và Warrensburg. Ðại học Lincoln giành cho người da đen, thành lập ưu tiên năm 1866 ở Jefferson City. Bang cũng thực hiện một hệ thống Ðại học kỹ thuật, cộng đồng và Ðại học liên bang lớp cuối cấp.
    Viện Ðại học tư của Missouri gồm các trường quân đội, Cao đẳng, Ðại học 4 năm và các trường chuyên về nghiên cứu mỹ thuật và thần học. Hai trường Ðại học nổi tiếng ở bang là trường Ðại học Washington (thành lập năm 1 853) và Ðại học St. Louis (thành lập năm 1827), cả 2 trường đều nằm ở St.Louis và đều được quản lý riêng. Giữa những năm 1990, Missouri có 30 Ðại học công và 68 Ðại học tư.
    Thư viện :
    Thư viện bang Missouri được thành lập năm 1946 ở Jefferson City cùng với cơ quan lưu trữ của bang, là thư viện chính thức của bang. Các tập hợp theo chuyên ngành ở Missouri có xã hội lịch sử bang ở Columbia, xã hội lịch sử Missouri và thư viện Merchantile ở St.Louis, tòa án tối cao ở Jefferson City; tập hợp theo khoa học ở thư viện Linda Hall nằm ở Kansas City và các tài liệu ở thư viện Harry S.truman nằm ở Independence. Bảo tàng :
    Viện bảo tàng nghệ thuật St. Louis và nhà trưng bày Nelson của Viện bảo tàng mỹ thuật Art - Atkins ở thành phố Kansas là những nơi có các sưu tập tuyệt vời. Viện bảo tàng xã hội lịch sử Missouri ở St. Louis trưng bày một sưu tập nổi bật liên quan đến chuyến bay vượt đại dương một mình của Charles Lindbergh năm 1927, trong chiếc máy bay của ông ta, Linh hồn thánh Louis. Tòa nhà trung tâm của bang nằm ở thành phố Jefferson là một Viện bảo tàng lớn, là nơi sưu tập tranh treo tường về lịch sử và tài nguyên của bang.

    --------------------------------------------------------------------------------
    TRUYỀN THÔNG :
    Lịch sử báo chí của bang trở lại năm 1808, khi Joseph Charles thành lập nên công báo Missouri ở St. Louis. Vào thế kỷ sau, Joseph Pulitzer đã thành lập hãng vận tải bưu điện được nhiều người chú ý đến ở St.Louis. Năm 1908, trường Ðại học báo chí đầu tiên của thế giới được thành lập ở Ðại học Missouri.
    Giữa năm 1990, người dân Missouri có cơ hội chọn lựa 45 tờ (báo hàng ngày) nhật báo. Các tờ nhật báo dẫn đầu trong số đó là tờ của Hãng vận tải Bưu điện St.Louis, tờ Ngôi sao thành phố Kansas, tờ Người đầu tin tức Springfield, tờ người khám phá tự do, tờ Thế giới Joplin, tờ Tin tức thủ đô hàng ngày và diễn đàn bưu điện (thành phố Jefferson).
    Missouri có 84 đài phát thanh AM, 106 đài phát thanh FM và 29 đài truyền hình.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Phạm vi cuộc sống ở Missouri được gắn liền với nhiều sự kiện hàng năm tổ chức ở các cộng đồng nhỏ và các thành phố lớn của bang. Các cuộc thi câu cá, các cuộc biểu diễn mô tô, các cuộc hội họp của người Mỹ bản xứ, các lễ kỷ niệm của dân tộc, các cuộc trưng bày của tập thể thợ thủ công và các buổi lễ ban hành lại đạo luật lịch sử diễn ra suốt năm. Mùa lễ hội bắt đầu bằng một trong những cuộc diễu hành chào mừng ngày lễ thánh Patrick lớn nhất của quốc gia. Ở Kansas City vào tháng 3 lễ kỷ niệm thời điểm khởi đầu của Pony Express và kết cục của tên cướp Jesse James được tổ chức ở Saint Joseph vào tháng 4, cùng tháng này khách tham quan cũng kéo nhau đến cuộc thi gọi là quán quân gà tây ở Kirkville. Hermann tổ chức lễ hội Maifest của Ðức tháng 5. Các ngày lễ quốc gia Tom Sawyer ở Hannibal tháng 7 gồm một hàng rào vẽ các trẻ em vô địch, và đỉnh cao là một cuộc đốt pháo hoa vào ngày Ðộc lập như là ngày lễ kỷ niệm Quốc khánh Mỹ (4-7) khắp bang. Hội chợ St.Louis tổ chức ở Gateway Arch thuộc St.Louis được gọi là ngày lễ Quốc khánh Mỹ (4/7) lớn nhất của quốc gia.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN :


    Chính quyền địa phương :
    Missouri chia thành 114 hạt (tỉnh) và thành phố St. Louis. Phần lớn các (tỉnh) hạt đều do các hội đồng quận gồm 3 uỷ viên đã được bầu quản lý. Những hội đồng này quản lý thuế, tài sản và đường xá của hạt. Phần lớn các thành phố gồm thành phố St.Louis đều có một loạt hội đồng cố vấn thị trưởng của chính quyền. Kanas City và các thành phố khác thì có một người quản lý thành phố và hội đồng hành chính.
    Đại diện quốc gia :
    Missouri bầu ra hai thượng nghị sĩ Mỹ và 9 thành viên hạ nghị viện Mỹ. Bang có tất cả 11 phiếu bầu cử trong cuộc bầu cử tổng thống

    --------------------------------------------------------------------------------
    MISSOURI VÀO CUỐI THẾ KỶ 20 :
    Cạnh tranh với nền kinh tế thế giới nghĩa là các công ty ở Missouri phải sản xuất ra các sản phẩm có hiệu quả hơn. Các công ty sản xuất quan trọng như McDonnell - Douglas chỉ làm ít người nhưng thu được nhiều lợi nhuận. Những người mà vẫn tiếp tục công việc trước đây kiếm được nhiều tiền hơn trước, còn những người mà phải tìm việc trong các công việc phục vụ thường nhận lương thấp hơn. Vào cùng lúc đó, các thể chế về giáo dục Ðại học công tăng học phí lên làm cho nhiều người Missouri gặp phải khó khăn trong việc tiếp tục đi học. Nhiều người giai cấp trung lưu ở nông thôn lẫn thành thị đã vật lộn đề giữ gìn mức sống của họ. Nhiều gia đình cả hai bố mẹ phải làm việc đang ngày càng gia tăng để lại những đứa con thiếu sự trông nom của bố mẹ và phụ thuộc nhiều hơn vào các trung tâm chăm sóc ban ngày. Các nhóm tuổi vị thành niên, các vụ bắn súng trong lúc lái xe, nghiện ma túy, sinh con ngoài giá thú và các dấu hiệu suy sụp của xã hội thường là trung tâm chú ý không chỉ ở St.Louis và Kansas City mà còn Springfield và các vùng nông thôn và các vùng có diện tích trung bình khác.
    Dù có nhiều khu vực đô thị lớn đã phát triển nhưng Mississippi vẫn còn là một bang còn mang tính nông thôn. Các khu vực lớn hơn thuộc thành phố đang lớn mạnh dần dựa vào tiền của các thị trấn và thành phố nhỏ hơn. Rất nhiều người tiếp tục sống tại thôn quê và chuyển công việc đến các thị trấn và thành phố gần hơn.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:53 ngy 18/11/2004
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi Thuongbrian cho phép tôi bổ xung một chút cho New Orleans ( Louisiana)
    New Orleans là một thành phố rất đông vui, nó tạo cho ta một cảm giác như đến một thành phố cảng của Pháp vào những thế kỷ 17. Một không khí đông vui nhộn nhịp, ầm ỹ, ồn áo, náo nhiệt và nóng bức.
    Ngày lễ hội nhạc Jazz và Di sản của New Orleans rất nổi tiếng.
    Xin giới thiệu với các bạn một số bức ảnh về lễ hội này.
    [​IMG]
    [​IMG]
    The Saxman
    [​IMG]
    Jimmy Buffett và Lyle Lovett (chồng cũ của "Pretty Woman" - Julia Robert )
  7. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Xin phép Thuongbrian cho phép alleykat góp thêm một chút hình ảnh cho New Orleans về Mardi Gras ...mỗi năm vào khỏang cuối tháng 3 có ngày này , tất cả mọi nơi đổ dồn về để ăn mừng lễ Mardi Gras tại French Quarter , New Orleans, Louisiana

    All you need is Love ...
  8. Trajan

    Trajan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Xin được add thêm một cái link giới thiếu về thành phố hơn 400,000 dân của California này. (Trajan add hình không được.) Đây là thành phố lớn nhất ở Central Valley của California và là một trung tâm chính trị của tiều bang. Đã từng được xem là một vùng "nhà quê" của California, ngày nay thành phố đang trên đà phát triển kinh tế để theo kịp với vai trò chính trị quan trọng của nó.
    Xin được giới thiệu, Sacramento, California -- nơi đang diễn ra màn kịch chính trị sôi động và nực cười nhất tiểu bang và nước Mỹ: "Who Wants to Be the Governor of California?"
    http://www.discovergold.org/visitor/index.cfm
  9. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Thank you so much for the contributions from alleykat, netwalker and Trajan. Looking at your pics I came up with the idea of introducing Washington DC through pics rather than dry words and statistic as I have been doing. I do hope that these pics will successfully and lively describe the history, the everyday life and the important role of this city, the capital of the United States. Your suggestions and contributions are welcome
    President Washington
    The location of WashingtonDC
    Washington DC by night
    The International Airport Dulles
    China Town in Washington DC
    The police patrol in Washington
    The Mall
    The National Cathedral
    The Washington Monument in sunset
    Fall evening near Woodrow Wilson Plaza
    Traffic jam in WashingtonThe Court House
    The empty benché at Dupont Circle
    The Treasury Department
    The White House
    The Washington Postoffice
    Protest in fron of Supreme Court
    Được ThuongBrian sửa chữa / chuyển vào 14:14 ngày 16/08/2003
  10. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG MONTANA
    Montana, nằm phía Tây Hoa Kỳ, đầu phía Bắc các hang của Rocky Mountain. Montana được gọi là Treasure state vì sự phong phú khoáng chất của bang này. Tên Montana xuất phát từ Spanish có nghĩa là "có nhiều núi " và đầu tiên được dùng khi vùng này được chọn làm một lãnh thổ năm 1864. Montana gia nhập Hoa Kỳ ngày 8/11/1889 là bang thứ 41. Helena là thủ phủ Montana. Thành phố lớn nhất là Billings. Montana là bang có nhiều núi hoàn toàn nhưng 2/3 bang là phần đồng bằng Great Plains. Từ những ngọn núi hùng vĩ của công viên quốc gia Glacier phía Tây Bắc đến vùng địa hình tương đối bằng phẳng gần biên giới phía Ðông, phong cảnh Montana đẹp lộng lẫy với những khu rừng và đồng cỏ, cao nguyên và thung lũng.
    Lịch sử Montana đã bị xáo động. Bang này trải qua một kỷ nguyên hoạt động thương mại lông thú. Việc khám phá ra vàng đã phát triển thành một vùng khai thác mỏ phong phú dồi dào và thời gian sau là giai đoạn tồn tại ngành công nghiệp chăn nuôi. Cuối cùng, ngành nông nghiệp tưới tiêu lan rộng khắp bang. Ngày nay mặc dù tiến tới xã hội hiện đại và đô thị hóa nhưng nhiều vùng đất phía Tây vẫn còn lạc hậu.
    Motana, phía bắc giáp tỉnh Canada của British Columbia, Alberta và Saskatchewan. Phía Ðông giáp Bắc Dakota và Nam Dakota, phía Nam giáp Wyoming là Idaho; và phía Tây giáp Idaho.
    Montana là bang rộng thứ 4 với diện tích 380.847 km2 bao gồm 3859 km2 biển nội địa. Vùng đất Montana gấp 3 lần Pennsylvania là gần bằng Lowa, Illinois và Indiana kết hợp lại. Kích thước tối đa của bang là 517 km2 từ Bắc đến Nam là 877 km từ Đông sang Tây độ cao khoảng 1040 m.
    DÂN CƯ :
    Mặc dù Montana xếp thứ 4 trong số các bang về kích thước, nhưng đứng thứ 44 về dân số, với 803. 655 người, chứng tỏ dân số ở bang này tăng 1,6% trong vòng 10 năm. Dân số vào khoảng 879.372 người. Trung bình 2 người/km2 so với trung bình quốc gia là 27 người/km2

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Khoảng 471.000 người dân Montana có công ăn việc làm. 28% làm việc trong các dịch vụ, cung cấp cho du lịch hoặc làm việc trong bệnh viện. Khoảng 23% làm công tác thương mại, 18% trong chính phủ liên bang, chính quyền địa phương bao gồm cả trong quân đội , 8% trong nông trại (bao gồm các dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp; 6% trong công nghiệp chế tạo; 6% trong tài chính, bảo hành, hoặc kinh doanh nhà đất , 5% trong giao thông hoặc dịch vụ công cộng; 5% trong xây dựng và 1% khai thác mỏ, 19% công nhân Montana là thành viên liên đoàn lao động.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NÔNG NGHIỆP :
    Việc hoàn thành đập Fort Peck năm 1940, cung cấp cả tưới tiêu và năng lượng với giá thấp đã khôi phục nền kinh tế nông nghiệp Montana. Tổng số trang trại và trại chăn nuôi giảm trong những thập niên gần đây nhưng diện tích trung bình các trang trại này tăng đều. Kích thước trung bình của 23.100 trang trại và trại chăn nuôi Montana là 1046 ha. Nhìn chung, khoảng 24,2 triệu ha, đất canh tác chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích đất của bang. Chỉ 1/4 đất canh tác sử dụng cho các vụ mùa, còn lại là đất trống hoặc đồng cỏ.
    Lúa mì, vụ mùa dẫn đầu, cung cấp khoảng 2/5 thu nhập từ trang trại của bang và hơn 4/5 thu nhập từ vụ mùa. Hầu hết lúa mì chất lượng cao phát triển mạnh ở vùng đồng bằng, lúa mì vào mùa đông phát triến chủ yếu ở khu vực phía Bắc Great Falls và lúa mì vào mùa xuân phát triển ở vùng biên giới Canada. Montana xếp thứ 3 trong số các bang về sản xuất lúa mì, chỉ đứng sau Kansas và Bắc Dakota. Các vụ mùa khác là lúa mạch và yến mạch. Cỏ cũng làm thức ăn cho gia súc được trồng khắp bang và ngô bắp phát triển ở Ðông Montana. Cỏ linh lăng, cây mù tạc cũng là vụ mùa quan trọng. Củ cải đường được trồng ở những vùng đất tưới tiêu xung quanh Billings và Sidney. Khoai tây phát triển khắp bang. Những vườn gần những vùng nông thôn cung cấp nhu cầu về rau quả. Cây đậu cũng phát triển mạnh gần Billings. Vườn dâu tây ở vùng Flathead lake, táo được trồng ở các thung lũng Tây và Nam trung tâm Montana. Gia súc chủ yếu là thịt bò và thực phẩm mang lại hơn 1/2 thu nhập từ trang trại . Bò được chăn nuôi nhiều nơi, trong khi đó bò sữa rất quan trọng ở thung lũng phía Tây. Lợn nuôi để lấy thịt phát triển ở những khu vực phía Ðông. Montana cũng chăn nuôi cừu.

    --------------------------------------------------------------------------------
    LÂM NGHIỆP :
    Ðất rừng Montana chiếm 1/4 diện tích đất của bang. Gỗ phát triển chủ yếu ở vùng núi phía Tây và là ngành công nghiệp chính ở Montana.
    Hầu hết gỗ được sản xuất là gỗ mềm. Các loại chính bao gồm thông, linh sam Douglas, thông trắng phía Tây, vân sam và cây thông rụng lá phía Tây. Các khu rừng cung cấp bột gỗ và giấy, gỗ cung cấp cho công việc xây dựng, làm cột điện thoại, nhiên liệu...

    --------------------------------------------------------------------------------
    KHAI THÁC MỎ :
    Vàng được khám phá thập niên 50, nhưng đến thập niên 60, vàng mới bắt đầu mang đến nhiều sự thành công lớn. Sau đó, khai thác mỏ vàng trở thành hoạt động quan trọng.
    Nguồn nhiên liệu bao gồm dầu, than và khí ga thiên nhiên được tìm thấy với sản lượng lớn ở phía Ðông Montana. Khoáng chất kim loại như đồng, bạc, vàng, chì, kim và kim loại vonfram chủ yếu ở những vùng núi phía Tây. Cát và sỏi, đá vôi, phốt phát, bentonite, fluorite, vermiculite và đá quí có ở khắp nơi, đặc biệt ở những khu vực trung tâm và phía Tây.
    Nhiên liệu giá trị nhất là than, cung cấp gần 1/2 tổng thu nhập quốc gia. Dầu được sản xuất giữa thập niên 90, trong đó khoảng 1/2 lượng dầu lấy ra từ đất giữa thập niên 80. Giá dầu giảm xuống rất nhanh, dầu chỉ đem lại khoảng 1/3 lợi nhuận trong suốt thập niên 80. Sản xuất dầu đem đến khoảng 1/6 thu nhập từ khai thác mỏ ở Montana việc sản xuất khí ga thiên nhiên rất quan trọng. Dầu và khí ga thiên nhiên được tìm thấy ở nhiều vùng đồng bằng, bao gồm mỏ Bell Creek ở phía Ðông Nam Montana, mỏ pin và Ennel ở Ðông Montana, và mỏ Cut bank ở góc Tây Bắc Great Plains Montana. Các mỏ than chính , nằm ở Nam trung tâm Montana, sản xuất các loại than có chất lưu huỳnh thấp, sử dụng cho việc tổng hợp điện năng từ việc đốt than, đặc biệt là các bang nằm phía Trung Tây. Hầu hết khoáng chất kim loại được khai thác đầu thập niên 80, nhiều mỏ vàng và bạc nằm gần Whitehall, phía Ðông Butte; ở Jardine, phía Bắc công viên quốc gia Yellowstone và Bắc Lewistown. Các kim loại có giá trị lớn nhất ở bang nằm ở tỉnh Stillwater gần Nye bao gồm bạch kim, palađi, rodi. Sau nhiều năm vắng mặt, đồng được khai thác trở lại năm 1986 ở Butte. Các khu mỏ tương đối lớn khác được khai thác giữa thập niên 90.
    Cát và sỏi được tìm thấy ở khắp nơi Montana. Ðá photphat được khai thác ở nhiều tỉnh phía Tây và Tây Nam. Montana cũng sản xuất nhiều ngọc xaphia hơn bất cứ bang khác.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHẾ TẠO :
    Nguồn thu nhập chính của nền công nghiệp ở Montana là sản xuất sản phẩm gỗ, thực phẩm và dầu. Công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ cung cấp 2/5 thu nhập trong tổng thu nhập từ công nghiệp. Hầu hết gỗ và sản phẩm gỗ Montana được bán đến các bang khác hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Bốn nhà máy chế tạo thực phẩm nằm ở Billings và Great Falls. Billings và Sidney có nhiều nhà máy tinh chế đường. Nhà máy đóng hộp rau quả và trái cây ở Bittenoot Valley. Nhiều cồng ty sữa ở khắp nơi Montana. Nhiều nhiên liệu thô khác (đặc biệt là vật liệu xây dựng và nhiên liệu được tiến hành ở Montana. Xi măng được sản xuất ở thành phố Trident và Montana. Các nhà máy lọc dầu nằm ở Billing, Laurel và Great Falls.

    --------------------------------------------------------------------------------
    ĐIỆN NĂNG :
    Các nguồn năng lượng lớn ở Montana bao gồm những dòng sông chảy xiết cũng như than, dầu và khí ga thiên nhiên. Khoảng 2/3 điện năng Montana được tổng hợp từ thiết bị đốt than. Nhà máy năng lượng thủy điện quan trọng đầu tiên được xây dựng ở Black Eagle Falls trên sông Missouri gần Great Falls, năm 1890.

    --------------------------------------------------------------------------------
    DU LỊCH :
    Du lịch là nguồn thu nhập dẫn đầu. Ngày nay, công viên quốc gia Yellowstone, Glacier, nhiều công viên bang, khu giải trí và vùng hoang dã dẫn đầu về sự hấp dẫn vào mùa hè. Hơn 6 triệu du khách đến công viên quốc gia Yellowstone và Glacier hàng năm. Bang này có nhiều khu giải trí trượt tuyết mùa đông phổ biến, bao gồm Red odge Mountain Big Mountain, gần Whitefish; Mon tan Snow Bowl gần Missoula và Big Sky, và Bridger gần Bozeman.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG :
    Những đường chính Montana rất khó để bảo tồn, một phần là do kích thước của bang. Hơn nữa, việc đóng và tan băng diễn ra thường xuyên trong suốt những tháng đông là nguyên nhân làm cho mặt đường bị hư hỏng, vì vậy việc sữa chữa đường là cần thiết. Montana có 112.278 km hệ thống đường trong thành phố và trong nông thôn, bao gồm 1915 km hệ thống đường liên bang. Montana có 5335 km đường xe lửa. Các sân bay chính Montana nằm ở Billings và Great Falls. 234 sân bay ở bang không cho là tấp nập theo tiêu chuẩn quốc gia.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Dân cư ở thành phố lớn nhất như Billings năm 1990 là 81.151 người, Great Falls : 55.097 người và thứ 3 Missoula với 42.918 dân; Helena, thủ đô của bang : 24.569 người và Bozeman : 22.660 người. Các thành phố quan trọng khác ở Montana bao gồm kalispell (11.917) và Havre (10.201). Butte - Silver Bow (33.94 1 ) và Anaconda - Deer Lodge (10.278).

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :


    Giáo dục :
    Khuynh hướng của các trường học là buộc trẻ em tuổi từ 7 đến 16 phải đi đến trường. Khoảng 6% học trong trường công. Montana sử dụng khoảng 4790 đô la hàng năm cho việc giáo dục mỗi học sinh so với trung bình quốc gia là khoảng 5310 đô la. Có 15,8 sinh viên cho mỗi giáo viên, khoảng 81% trên 25 tuổi có bằng cấp III.
    Giáo dục đại học :
    Giáo dục đại học ở bang được phát triển sau khi chính phủ thành lập một trường Ðại học ở Bozeman và Missoula năm 1893. Các trường này kết hợp với trường Cao đẳng và trường ở thành phổ mỏ để tạo thành hệ thống Ðại học. Hệ thống giáo dục Ðại học công Montana được tổ chức lại năm 1994, tạo ra 2 hệ thống Ðại học với tất cả các học viện kết hợp dưới Ðại học bang Montana và Ðại học Montana. Hệ thống này bao gồm Ðại học Montana - Bozeman (xây dựng năm 1893); Ðại học Montana - Billings (1927); Ðại học Montana - Northem (1929), ở Havre; Ðại học Montana - Missoula (1893); Western Montana College of the University of montana (1893) ở Dillon và Montana Tech of the University of Montana (1893) ở Butte. Giữa thập niên 90, Montana có 14 Ðại học công và 6 Ðại học tư nhân.
    Thư viện và bảo tàng :
    Montana có 83 hệ thống thư viện công chịu thuế. Các thư viện này mỗi năm lưu hành 61% sách cho mỗi sinh viên. Các thư viện của hệ thống Ðại học, đặc biệt các thư viện ở Missoula Bozeman và Butte, sưu tầm rộng lớn tất cả các môn. Thư viện ở vùng nông thôn phát triển mạnh với việc sử dụng xe dùng làm thư viện lưu động và mượn sách từ các thư viện địa phương. Thư viện nghiên cứu, thư viện lưu trữ và Viện bảo tàng lịch sử được duy trì bởi Monlana State Historical Society ở Heiena. Viện bảo tàng này trưng bày các sự kiện lịch sử và sự phát triển của dân cư Montana. Sưu tầm về những bức họa và các tác phẩm điêu khắc của Charles M.Russel giống như Viện bảo tàng C.M.Russell ở nhà lịch sử và xưởng vẽ ở Great Falls. Viện bảo tàng Plains Indians ở Browning trưng bày về cuộc sống của thổ dân Hoa Kỳ ở đồng bằng. Billing có Viện bảo tàng Western Heritage, Missoula và World Museum of Mining nằm ở Butte. Viện bảo tàng Museum of the Rockies ở Bozeman trở thành một trong những trung tâm quốc gia về việc trưng bày và nghiên cứu loài khủng long, cũng như trở thành một điểm chính cho khách du lịch.

    --------------------------------------------------------------------------------
    TRUYỀN THÔNG :
    Nghề làm báo ở Montana có từ việc xuất bản tờ báo Montana Post ở thành phố Virginia năm 1864. Montana có 11 tờ báo ngày Montana Standard of Butte, Billings Gazette, Missoula Missoulia, và Great Falls Tribune Leader là các tờ báo xuất bản hàng đầu. Giữa thập niên 90, Montana có 28 đài phát thanh AM, 30 đài phát thanh FM và 18 đài truyền hình.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Các cuộc đua xe ở Montana bắt đầu vào tháng 6, hầu hết mỗi một thành phố thỉnh thoảng diễn ra trong suốt mùa hè. Các cuộc tranh tài liên trường tại cuộc đua Big Sky ở Billings và nhiều cuộc tranh tài giữa các sinh viên trường trung học diễn ra ở Hamilton. Các cuộc đua khác như Livingston Roundup và Wolf Print Wild Horse, Stampede, cả 2 đều diễn ra vào tháng 7. Nhiều lễ hội được tổ chức như lễ hội Great Falls Railload Sow tháng 6; Libby Logger Days vào tháng 7 , hoặc Threshing Bee ở Choteau mỗi tháng Giêng và hội chợ bang Montana được tổ chức vào đầu tháng 8 ở Great Falls.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN :


    Chính quyền địa phương :
    Mỗi địa phương ở bang tổ chức các điều lệ tự quản lý địa phương mình: Hiến pháp bang qui định mỗi 10 năm cơ quan lập pháp phải đưa ra những biện pháp đối với 182 chính quyền địa phương để đánh giá lại tổ chức chính quyền.
    Các thổ dân Hoa Kỳ tự quản lý. Trong lãnh thổ của họ có cảnh sát, hệ thống pháp luật riêng và không tuân theo luật pháp của bang. Các cuộc tấn công trong lãnh thổ của họ được xét xử ở tòa án liên bang.
    Đại diện quốc gia :
    Montana bầu cử 2 Thượng nghị sĩ và một đại diện trong Quốc hội Hoa Kỳ, đưa ra 3 lá phiếu bầu cử trong cuộc bầu cử tổng thống.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC KHUYNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH MỚI :
    Năm 1972, Montana thông qua một hiến pháp mới có hiệu lực năm 1973 . Hiến pháp mới này tạo nên nhiều thay đổi chính trong chính phủ, bao gồm việc thành lập các khu vực lập pháp riêng, định giá lại mức thuế trên khắp bang, mục đích làm cho các tài sản có giá trị như nhau sẽ được đánh cùng một mức thuế, củng cố quyền hành của cơ quan lập pháp và hành pháp. Ðược khuyến khích bởi sự vận động của các nhà môi trường học, hiến pháp mới này cũng bảo đảm quyền đối với môi trường trong sạch và khỏe mạnh và quyền riêng tư cá nhân.
    Năm 1973, chính phủ thông qua luật pháp yêu cầu cải tổ lại vùng đất mỏ. Năm 1975, cơ quan lập pháp thông qua 30% việc đóng thuế ở các mỏ than để thành lập quỹ hỗ trợ cho các công nhân mỏ than bị thất nghiệp.
    Năm 1997, hai trong số 3 thành viên của đoàn đại biểu quốc hội là người theo Ðảng Cộng hòa.

    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 00:54 ngy 18/11/2004

Chia sẻ trang này