1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi ngày một tiểu bang

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 18/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG NORTH CAROLINA
    North Carolina, bang ở miền nam nước Mỹ, được giáp bởi Virginia ở phía Bắc, Tennessee ở phía Tây, South Carolina và Georgia ở phía Nam biển Ðại Tây Dương hình thành đường biên giới phía Ðông dài, không đều của nó Raleigh là thủ phủ của North Carolina. Charlotte là thành phố lớn nhất và là trung tâm của thủ phủ đông dân nhất của bang. Bang này được gọi là Tar Heel State.
    North Carolina, xếp thứ 29 về kích cỡ trong số 50 tiểu bang có tổng diện tích 136.420 km2
    DÂN CƯ :
    Theo thống kê North Carolina xếp thứ 10 về dân số ở quốc gia là 6.657.630 người. Mật độ dân số của North Carolina là 49 người/1km2.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ :
    Khoảng 4.056.000 người có công việc ở North Carolina. Khoảng 23% làm việc ở những loại dịch vụ khác nhau. Du lịch hay lập trình máy tính. Khoảng 21 % công nhân được thuê trong sản xuất; 21% trong thương mại sỉ và lẻ; 16% trong chính quyền liên bang, bang hoặc địa phương. Bao gồm trong quân đội; 6% trong xây dựng; 5% trong ngành tài chính, bảo hiểm hoặc bất động sản. 4% trong vận chuyến hay các phương tiện công cộng. và 3% trong nghề nông (bao gồm các dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp, hay ngư nghiệp. Chỉ khoảng 5000 người có việc khai mỏ.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NÔNG NGHIỆP :
    Có 58.000 nông trại ở North Carolina. Ít hơn 1/2 số này có sự buôn bán hàng năm hơn 10.000 USD, Số còn lại làm nghề phụ cho các nhà sản xuất, những người nắm các công việc khác. Ðất nông trại chiếm 3.8 triệu hecta. khoảng 2/3 là đất hoa màu. còn lại là đồng cỏ và khu đất.
    Việc trồng trọt thuốc lá là hoạt động nông nghiệp nổii tiếng nhất và lâu dài. Thuốc lá là mặt hàng cho hầu hết 1/2 của tất cả việc buôn bán hoa màu, và gần 1/5 toàn bộ việc buôn bán nông nghiệp: Thu nhập cao từ thuốc lá là nguyên nhân chính North Carolina xếp hàng thứ 9 trong số các bang thu nhập nông trại. Gà, các loại thức nướng và lợn thiến có vị trí cao cấp mỗi mùa. Gia súc và sản phẩm động vật đã quan trọng hớn cả thuốc lá ở nửa thứ 2 của thế kỷ 20.
    Bắp là vụ mùa được trồng 1/4 diện tích hoa màu được thu hoạch. Bông, vụ mùa hàng đầu của bang năm 1952. Ở giai đoạn suy sụp nhưng đã trở nên quan trọng hơn từ đầu những năm 1980. Sản lượng đậu nành hơn gấp 2 từ đầu những năm 1960.
    Gần 3/4 diện tích bắp của North Carolina ở vùng đồng bằng ven biển. Hầu hết đậu phộng của bang được trồng ở vùng Ðông Bắc của đồng bằng. Vùng trồng đậu phộng này trải dài vào Virginia, là một trong những khu vực trồng đậu hàng đầu ở quốc gia.
    Picdmont trồng tất cả các hoa màu chính được tìm thấy ở vùng đồng bằng ven biển, ngoại trừ đậu phộng, thuốc lá, lá súng lớn là hoa màu tạo ra tiền hàng đầu. Heo Heryord chất lượng cao. T''''uy nhiên các nông trại nhỏ sản xuất hầu hết thịt bò. Lòng chảo Basin trồng rau đậu và nhiều hoa đặc biệt là hoa lay ơn, táo cũng được trồng rộng rãi. Hoa qủa thường chiếm các con dốc trên đáy thung lũng. Cũng có những vườn nho, mà nổi tiếng nhất là Biltmore Estate gần Ashville.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NGƯ NGHIỆP :
    Ðường bờ biển dài của North Carolina được giạt vào bờ bởi dòng nước nóng Ðại Tây Dương có nhiều cá. Khu vực có sản lượng tôm cao, và các thuyền tôm hoạt động từ nhiều cảng đánh bắt, có giá trị nhất là cua xanh. Các loài sò điệp khác được thu hoạch bao gồm điệp và hào ở các biển và vịnh. Thực phẩm cá bao gồm cá chim, cá mòi dầu Ðại Tây dương được sử dụng trong công nghệ chế biến thực phẩm), cá hồi biển, cá ngừ, cá mú, cá mập và cá croaker Ðại Tây Ðương.

    --------------------------------------------------------------------------------
    LÂM NGHIỆP :
    North Carolina là một trong những bang hàng đầu về sản lượng gỗ xây dựng. Tất cả các khu vực đều sản xuất gỗ xây dựng, Thông là cây gỗ xây dựng hàng đầu . Nhiều nhà máy cưa cỡ vừa và một ít nhà máy lớn hoạt động trên nền tảng lâu dài, sản xuất gỗ xây dựng hoàn tất cho xây dựng và các việc sử dụng khác, tuy nhiên, nhiều gỗ xây dựng của bang được cưa bởi hàng trăm nhà máy nhỏ gọn hoạt động giữa rừng. Các xưởng làm mỗi nơi một vài tuần. Thông cũng là gỗ hàng đầu cho công nghệ giấy và bột giấy của bang. Các cây sinh nhựa, cây thích miền, cây dương và vài loại sồi cũng dùng làm bột giấy.

    --------------------------------------------------------------------------------
    KHAI THÁC MỎ:
    Sản phẩm khoáng chất hàng đầu vào đầu những năm 1990 là đá (hầu hết là đá Gra-nít) đá phosphale, cát và sỏi. Một trong những quặng phosphate được biết lớn nhất ở Mỹ bố trí ở địa hạt Beaufort. Giữa những năm 1990, bang xếp hàng đầu ở quốc gia về sản lượng Fenspar và mica, và thứ 2 về đá phosphate.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NỀN SẢN XUẤT :
    North Carolina là bang công nghiệp lớn nhất thứ 2 ở phía Nam, chỉ sau Texas, và là một trong những bang sản xuất quan trọng hơn ở quốc gia. Khoảng 866.000 công nhân được thuê trong công nghiệp. North Carolina sản xuất hơn 2/5 sản phẩm thuốc lá và 1/4 sản xuất hàng dệt của quốc gia. Trung tâm đồ gỗ lớn nhất của thế giới ở High Point, lôi cuốn người mua từ tất cả khắp nước Mỹ. Những công nghệ truyền thống này của bang được tham gia bởi việc sản xuất hóa chất, công nghệ máy móc, và công cụ điện.
    Sự suy giảm của công nghiệp dệt đã nâng công nghiệp thuốc lá lên hàng đầu trong tổng thu nhập công nghiệp, nhưng cung cấp ít việc làm hơn ngành dệt. Thuốc lá là sản phầm chính, thuốc tẩu, xì gà cũng được sản xuất. Toàn bộ công nghiệp sản xuất thuốc lá được bố trí ở Piedmont, dù thuốc lá được trồng ở đồng bằng ven biển loại Ðại Tây Dương. Bốn vùng, Durham, Greebore, Reidsville và Winston- Salem, là các trung tâm sản xuất/
    Một đoạn kinh tế mà đầu ra của nó đang đến gần giá trị công nghiệp dệt là sự sản xuất của công nghệ máy móc, dẫn đầu bởi người làm máy tính. Các nhà sản xuất máy móc khác tạo ra các công cụ tay, máy móc cho công nghiệp dệt, cơ khí, công cụ xây dựng, turbines, và bơm. Cũng quan trọng cho bang là các hãng đang làm dụng cụ điện tử và dụng cụ điện như điện thoại...
    Công nghiệp gỗ xây dựng và giấy đã phát triển như một kết quả của các nguồn rừng giàu có của North Carolina. Gần 200 hãng làm bột giấy, giấy, và sản phẩm giấy hoạt động ở bang, các nhà máy giấy lớn vùng đồng bằng ven biển được bố trí ở Plymouth, Roanoke Rapids và Reigelwood. Ở các vùng núi Canton, một nhà máy lớn làm giấy từ thông và các gỗ mềm khác. Các nhà máy lớn khác, bố trí ở Brevard, làm hầu hết giấy thuốc lá của bang. Có các nhà máy gỗ dán và gỗ mặt ở piedmont.

    --------------------------------------------------------------------------------
    ĐIỆN LỰC :
    Gần 3/5 sản lượng điện năng của North Carolinạ được phát bởi các nhà máy hơi nước đốt năng lượng, chủ yếu là than đá. Bang có 5 nhà máy năng lượng hạt nhân, 2 gần Southport (cảng phía Nam), 2 ở Ðập Forl của Cowan, và 1 phía Tây Nam của Raleigh. Các nhà máy hạt nhân chịu trách nhiệm cho khoảng 1/3 sự phát điện của bang. Năng lượng thủy điện được phát tại các nhà máy ở vùng núi.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG :
    Các con sông phục vụ các nhu cầu vận chuyển đầu tiên của North Carolina được sử dụng ít cho các mục đích thương mại ngày nay. Chỉ sông Cape Fear có thể được coi như một đường thuỷ đến nội địa của bang. Nó có một kênh 2,4m và là nơi tàu bè qua lại đến Fayettcville được bố trí ở Fall line.
    Một phần của hệ thống đường thủy trong vùng bờ biển, một tuyến đường, được bảo vệ cho tất cả các loại thuyền từ Massachusetts đến Texas, phục vụ toàn bộ bờ biển Ðại Tây Dương của North Carolilla. Nhiều nhà xuất khẩu hàng hoá đường biển sử dụng đường thủy với nhau trong việc đánh bắt nhỏ ở địa phương , việc chuyên chở và tàu du lịch. Wilmington và thành phố Morehead là các cảng lối vào cho tàu bè từ nước ngoài. Chúng có bến tàu được cải tiến và vịnh sâu đủ cho tàu đi biển nối liền các cảng đến cửa khẩu Ðại Tây Dương.
    Sự cải thiện xa lộ được mở ra bởi Highway Act năm 1921. Nó dẫn đến một kỷ nguyên xây dựng nổi tiếng đến North Carolina như "bang đường xá tốt" Bang có 154538 km đường công cộng và lộ giữa những năm 1990, trong đó 1561 km là các xa lộ nội bang của quốc gia Blue Ridge Parkway. Một quang cảnh đặc biệt chạy dọc theo đỉnh của Blue Ridge là vùng của hệ thống công viên quốc gia. 352 phí trường và sân bay phục vụ bang, trong đó có phi trường quốc tê Douglas ở Charlotte và sân bay quốc tế Raleigh Durham là đông đúc nhất.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH :
    Dân số thành thị khoảng 28% sống ở 4 thành phố lớn nhất của bang Charlotte (dân số năm 1990 là 395.934);Raleigh 207.951); Greesboro (183521) và Winston-Salem (143.485). Tất cả nhữnh thành phố này này được đặt ở vùng công nghiệp Piedmont - Charltte. Là trung tâm phân phối hàng đầu cho khu vực Raleigh, thủ đô của bang, có một tòa nhà lập pháp hiện đại được phác hoạ bởi Edward Durell Stone - Greensboro, là chỗ của nhiều ngành sản xuất thuốc lá lớn nhất thế giới.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ :
    Việc giáo dục bắt buộc cho trẻ em từ 7 đến 16 tuổi. Khoảng 5% cho trẻ em của bang tham dự các trường tư. North Carolina chi khoảng 4390 USD cho sự giáo dục của mỗi sinh viên so với mức trung bình quốc gia khoảng 5310 USD. Có 16,7 sinh viên cho mỗi giáo viên, cho bang một cỡ lớp trung bình nhỏ hơn trung bình quốc gia. Những người trên 25 tuổi ở bang, khoảng 70% có bằng trung học, sự đạt được về giáo dục thấp hơn chỉ tiêu quốc gia.
    North Carolina đã làm một bước tiến lớn trong sự dành quyền bình đẳng chủng tộc từ quyết định 1954 bởi toà thượng thẩm của Mỹ, nó khai trừ phân biệt chủng tộc ở các trường công cộng. Năm 1981 hơn 63% học sinh da đen tham gia các trường, đa số là học sinh da trắng.
    Sự giáo dục cao hơn
    Ðược thành lập năm 1789, Ðại học University of North Carolina bây giờ một học viện bảng thống nhất với 16 chi nhánh học viện. Sáu sự phân chia chính là Asheville, Chapel Hill, Charlotte, Greensboro Raleigh (bang North Carolina), và Wilmington. Mười học viên bang khác trở thành thành phần của hệ thống Ðại học năm 1972 Giữa những năm 1990 ở North Carolina có 75 học viện công cộng và 47 học viện tư nhân của việc học lên cao.
    Trong số nhiều Ðại học tư nhân phục vụ ở bang, nổi tiếng nhất là "ke University (1838) ở Durham. Wake Forust Univerity (1834) ở Winston ?" salem và Davidson. Các trường khác bao gồm Bennett College (1873) và Guilford College (1837), cả 2 ở Greensboro, lenoir - Rhyne College (1891) in History và Shaw University (1865) ở Raleig.
    Nền kinh tế thay đồi nhanh chóng đã thúc đẩy bang quan tâm kiểu giáo dục khác cho cư dân. Cuối những năm 1950, chính quyền bang bắt đầu tài trợ một loạt các trung tâm huấn luyện trường học cao cấp. Hệ thống trường trung học cộng đồng đã phát triển trở nên lớn nhất thứ 2 ở nước, sau Califomia. Hệ thống trường trung học cộng đồng North Carolina ghi tên vào khoảng một trong ba những người tốt nghiệp trung học.
    Thư viện :
    Thư viện đầu tiên của North Carolina được thành lập ở Bath sau năm 1700. Tuy nhiên có ít thư viện công ở bang trước năm 1900. Sau đó, một số đã phát triển, đầu những năm 1990 bang có 74 hệ thống thư viện được ủng hộ thuế. Mỗi năm thư viện lưu hành trung bình 5.8 quyển sách cho mỗi cư dân. Các thư viện lớn nhất của bang ở Ðại học Duke University ở Durham và Ðại học University of North Carolina ở Chapel Hill.
    Bảo tàng :
    Bảo tàng nghệ thuật North Carolina, ở Raleigh là bảo tàng nghệ thuật duy nhất của quốc gia, bộ sưu tập của nó được tìm thấy nhờ quỹ của bang. Tại Hickory là một bảo làng nghệ thuật với các tác phẩm của người Châu Âu, người Mỹ và đồ sứ Trung Quốc. Các bộ sưu tập nghệ thuật khác ở Chapel Hill, Greensboro, Durham và Winston - Salem. Raleigll và Charlotte có các bảo tàng lịch sử tự nhiên, và Ðại học University or North Carolina ở Chapel Hill có mô hình vũ trụ. Bang cũng có nhiều bảo tàng nhỏ được dùng để trưng bày khoáng vật, nghề thủ công, kiến thức về người Mỹ bản xứ, và tài liệu các xã hội lịch sử địa phương.

    --------------------------------------------------------------------------------
    TRUYỀN THÔNG :
    Tờ báo đầu tiên ở bang được thành lập năm 1751 ở New Bern. Có 48 tờ nhật báo, trong đó nổi tiếng và lớn nhất là tờ Charlotte Observer, tờ thức Raleigh New and Oserve, tờ News and Record of Greensboro, và tờ Winston Salem Journal.
    Trạm phát thanh đầu tiên của bang là WBT, được thành lập ở Charlotte năm 1921. Giữa những năm 1990, có 158 đài phát thanh AM, 109 đài phát thanh FM và 39 trạm truyền hình.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM :
    Mỗi năm, North Carolina có nhiều hội chợ, đại hội, các lễ kỷ niệm cùng với kịch nghệ và âm nhạc. Lễ hội Azalca của Wilminglon và lễ hội cá hồi vùng núi Great Smoky diễn ra mỗi mùa xuân. . Lễ hội toá của Henderson, lễ hội Benson''''s Mule Days và hội chợ bang Carolina ở Raleigh diễn ra mỗi mùa thu. Mỗi tháng 12, đài tưởng niệm Wrighl Brothers ở Kítty Hawk, có một lễ hội tôn vinh chuyến bay lich sử của họ. Các sự kiện hàng năm khác bao gồm các cuộc đua thuyền trên hồ và đường thủy ven biển và các trận tranh đánh bắt ở Ðại Tây Dương.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN :

    Hiến pháp đầu tiên của North Carolina được phê chuẩn vào năm 1776, lần thứ 2 được thông qua vào năm 1868 và được tu sửa vào năm 1875. Hiến pháp hiện nay đi vào ảnh hưởng vào tháng 1/7/1971 . Các sự sửa đổi phải được tán thành bởi 35 mỗi nhà quốc hội và bởi đa số phiếu.


    Chính quyền địa phương :
    Mỗi 100 địa hạt của bang được lãnh đạo bởi bộ máy riêng gồm các uỷ viên được bầu 2 năm. một lần
    Đại diện quốc gia :
    North Carolina được đại diện ở quốc hội của Mỹ bởi 2 Thượng nghị sĩ và 13 Hạ nghị sĩ, cho bang 14 phiếu bầu trong cuộc bầu cử Tổng thống.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NỀN KINH TẾ CUỐI THẾ KỶ :
    Công viên Research Triangle Park, một trung tâm nghiên cứu hợp tác được sáng lập bởi 3 trường Ðại học North Carolina mở năm 1959. Một tổ hợp độc nhất nghiên cứu công nghiệp, chính phủ, học viện, thuê hơn 34.000 người làm việc cho hơn 55 công ty chính và đã mang sự thịnh vượng đến Urham, Raleigh và Chapel Hill. Việc bán sản lượng thuốc lá công nghiệp 17 tỉ đô la ở bang. Ðứng đầu quốc gia về sản lượng thuốc lá, nhưng tương lai của công nghiệp không chắc chắn bởi những sự phát hiện về các hiểm họa của sức khỏe về việc hút thuốc. Các nhà máy hàng dệt đã chịu đựng từ sự cạnh tranh bởi các nhà điều hành nước ngoài với giá sản lượng thấp. North Carolina vẫn có tỉ lệ trẻ tử vong cao, tỷ lệ cao nhất quốc gia với xe móc được sử dụng như nhà ở. Khoảng nửa dân số sống và làm việc ở các khu vực thành thị, vì vậy các nhu cầu cho các dịch vụ xã hội và công cộng được mở rộng đã gia tăng. Các luật bảo tồn nghiêm ngặt bảo vệ các vùng bờ biển của bang từ sự phát triển công nghiệp.
    Tỉ lệ phát triển của bang đã là một trong những tỉ lệ cao nhất ở nước. Dân số đi lên 13% những năm 1980 và đã tiếp tục phát triển đến 6,9 triệu năm 1993. Nền kinh tế đã đồng hóa. Các phần công việc kỹ thuật cao và chuyên môn đã phát triển một cách nhanh chóng.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:00 ngy 18/11/2004
  2. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG NORTH DAKOTA
    NorthDakota, bang Tây bắc miền Trung Mỹ. Bismarch là thủ phủ của North Dakota, Fargo là thị trấn lớn nhất ở đây. Bang này còn được gọi là Peace Garden State.
    Các cư dân đã thoả mãn duy trì cái tên mà hồi khu vực này được chia thành các bang miền Bắc và Nam với sự kết nạp vào Hợp Chủng Quốc ngày 02 tháng 11 năm 1889. North Dakota là bang thứ 31.
    Ranh giới của North Dakota bao bọc một khu vực hình chữ nhật với diện tích183.123km2, kể cả 4429 km2 ao hồ khiến nó trở thành bang lớn thứ 18 của Mỹ. Chiều dài nhất từ Bắc xuống Nam là 341km, và từ Ðông sang Tây, North Dakota xuôi dốc từ Tây Nam xuống Ðông Bắc. Ðiểm thấp nhất là 229m trên mực nước biển nằm tại Red River gần Pembina, ở góc Ðông Bắc tiểu bang. ÐIểm cao nhất là WhiteButte, cao 1069m nằm ở Tây Nam North Dakota. Mực nước trung bình của bang là khoảng 580m.
    Dân cư:
    North Dakota có tổng số dân là 641 364 người. Mật độ dân cư là 3,5 người trên mỗi km2.
    Chung quanh là Minnesota ở phía đông South Dakota phía Nam và Montana ở phía Tây, phía Bắc giáp ranh Canada.North Dakota nẵm trong khu vực bình nguyên bao la ở Mỹ và giống các bang đồng bằng khác, bang Dakota chủ yếu về nông nghiệp.
    Nằm tại trung tâm địa lý của lục địa Bắc Mỹ. North Dakọta nằm ở Bắc vĩ tuyến 49, chia cách nó với các thị trấn Manibota và Saskatchewan của Canada. Ranh giới phía đông của North Dakota là ranh giới thiên nhiên duy nhất của nó bao gồm Red River của miền Bắc, và một trong những nhánh sông chính của nó, là nhánh Bois de Sioux River.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ÐỘNG KINH TẾ:
    Norlh Dakota là một bang nông nghiệp. Canh tác nông nghiệp trực tiếp hay gián tiếp là nguồn thu nhập chính. Tuy nhiên, khai thác mỏ, chế tạo và du lịch cũng rất quan trọng. Chế biến nhiên liệu hầm mỏ than đá và khí thiên nhiên là các hoạt động hầm mỏ chủ yếu của North Dakota. Chế biến thực phẩm cũng là loại hình chế biến chính của bang.
    Có khoảng 3 96.000 lao động tại North Dakota. Phần lớn trong số này khoảng 26% làm việc trong nhiều khu vực dịch vụ khác nhau, như tại các cơ sở du lịch hay xử lý dữ kiện. Khoảng 23% kinh doanh buôn bán sỉ hoặc lẻ,19% trong khu vực nhà nước kể cả quân đội, 11% trong nông nghiệp (kể cả dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp, 6% về tài chính, bảo hiểm, hoặc bất động sản, 5% trong vận tải và công chánh, 5% về xây dựng, và 1% về hầm mỏ, 9 % lao động North Dakota có chân trong các liên đoàn lao động.
    Nông nghiệp:
    Có 32.000 trang trại tại North Dakota. 4/5 trong số đó sản xuất thu nhập hằng năm hơn 10.000 USD. tức khá cao so với tiêu chuẩn cả nước. Nhiều trang trại trong số 1/5 còn lại được dành cho các công việc khác. Ðất nông nghiệp chiếm 16.4 triệu hectares trong đó có khoảng 3/5 là đất gặt hái. Hầu hết số đất còn được dành để nuôi gia súc . Khoảng 41.000 người làm việc trong các nông trại tại North Dakota. Con số đó cho thấy một sự sụt giảm gần 1/5 so với đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, các dự kiến cho thấy lao động nông nghiệp sẽ giữ ổn định vào đầu năm những năm 2000.
    North Dakota nằm ở trung tâm vành đai lúa mì, nơi mà lúa mì được trồng trọt vào mùa xuân và gặt vào cuối mùa hè. North Dakota chỉ thua Kansas về tổng sản lượng lúa mì. Nó thu hoạch nhiều lúa mì durum hơn, thường được dùng làm macaroni, và các loại lúa mì mùa xuân khác nhiều hơn các bang khác. Về lúa mạch, hạt hoa Hướng Dương và hạt lanh, North Dakota cũng đứng đầu trong cả nước .Hơn nữa,North Dakota cũng là nơi sản xuất hàng đầu về đậu khô, khoai tây mật ong, yến mạch, và củ cải đường. Sau lúa mì, gia súc là nguồn cung cấp thu nhập quan trọng thứ hai cho các nông gia North Dakota .Nó cũng còn sản xuất cỏ nuôi gia súc,đậu nành và ngô bắp cũng như các sản phẩm từ sữa và heo lợn.
    Khai thác hầm mỏ:
    Dầu khí, được đưa vào sản xuất đầu tiên vào năm 1951 , đã chiếm hơn 1,5 lần giá trị sản lượng hầm mỏ của North Dakota hồi đầu thập niên 1990.Cấu trúc địa dư này gọi là Williston Basin,chạy dài từ phía tây North Dakota, qua South Dakota, Saskatchewan, và Manitoba.
    Than non, một loại than đá chất lượng thấp, đã dược khai thác tại North Dakota từ thập niên 1980.Sản lượng đạt đến năm 3,3 triệu tấn vào năm 1990 và ổn định như thế đến năm 1966. Sau đó, săn lượng tăng đều, đạt đến 29 triệu tấn vào đầu những năm 1990.Chỉ có Texas là sản xuất nhiều than non hơn North Dakota mà thôi.
    Một số than non ở phía Tây Nam North Dakota có chứa số lượng than nhỏ uranium.
    Về sản lượng quốc gia, North Dakota đứng thứ 9 trong sản xuất dầu mỏ mặc dù nó chỉ chiếm ít hơn 1% tổng sản lượng nước Mỹ.Hầu hết dầu thô đều được tinh chế tại Mandan, mặc dù một số nước được chuyển đến các nhà máy tinh chế tại các bang khác.Các thị trấn Williams và McKenzie dẫn đầu về sản xuất dầu mỏ.
    Khí thiên nhiên được khám phá tại North Dakota vào cuối thế kỷ 19. Việc sản xuất thương mại được bắt đầu vào năm 1929. Hầu hết hơI đốt gas dược lấy từ các giếng dầu của Williston Basin.Ba nhà máy khí đốt thanđá lớn nhất nước nằm tại North Dakota, gần Beulah. Nó chuyển hoá than non của North Dakota thành hơi đốt thiên nhiên tổng hợp chất lượng cao, bổ sung cho việc sản xuất hoá chất trong sử dụng công nghệ.
    Các khoáng sản quan trọng khác là cát và sỏi,để làm gạch và các sản phẩm khác.Muối cũng được tìm thấy tại Williston Basin, than bùn được khai thác tại Bottineau County, và đá vôi được sản xuất tại Drayton.
    Sản xuất chế tạo :
    North Dakota đứng hàng thứ 47 trong cả nước về sản xuất chế tạo. Sản phẩm sữa là hoạt động chế biến thực phẩm hàng đầu của bang. Những hợp tác xã, nông nghiệp trở nên phổ biến và tăng lên trong bang khi các nông gia liên kết với nhau trong nỗ lực duy trì một phần giá trị bổ sung thức ăn gia súc. phân bón, và nông cụ. Chế tạo máy móc là nguồn thu nhập công nghiệp lớn quan trọng thứ nhì ở North Dakota. Trong số các cơ sở lớn sử dụng nhiều nhân công là các cơ sở in ấn và các nhà máy chế biến dầu mỏ và hơi đốt thiên nhiên. Nhiều nhà máy làm các sản phẩm gỗ như đồ đạc gia dụng và nhà bếp. Các sản phẩm từ đá, đất sét, và thuỷ tinh cung cấp cho nông nghiệp xây dựng. Trung tâm chế tạo lớn nhất của North Dakota là Fargo. Các trung tâm khác là Grand Forks.,vùng Bismarckmandan, và Minot.
    Ðiện năng :
    Than non củạ bang cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất phần lớn điện khí. Khoảng 6% là do các nguồn thủy điện. Dự án đập nước lớn Garrison trên sông Missouri do nhà nước sở hữu và điều hành. Nhiên liệu dôi ra được dùng để hỗ trợ cho nền công nghiệp gia tăng của bang.

    --------------------------------------------------------------------------------
    VẬN TẢI:
    North Dakota có hệ thống đường sắt rộng lớn, một số lớn phục vụ cho việc vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp của bang.Gần 2/3 hàng hóa được chuyên chở bằng đường sắt và xuất từ North Dakota là nông sản; hầu hết số còn lại là than đá. North Dakota có 6244km đường ray. Xa lộ Ðông Tây chính của bang là Interstate 94, gần như xuyên thẳng ngang qua khu miền nam của Dakota. Trục lộ Bắc Nam chính là Interstate 29, dọc theo ranh giới phía Ðông. North Dakota có 139 569km đường lộ, trong đó 919Km là xa lộ nhà nước xuyên bang.
    Có 445 sân bay tại North Dakota, một số là sân bay tư nhân. Sân bay lớn nhất ở Fargo, mặc dù không có sân bay nhà nước nào được xem như là nhộn nhịp theo tiêu chuẩn quốc gia.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH:
    North Dakota có 3 vùng thống kê dân cư tiêu chuẩn. Vùng Fargo- moorhead, trải dài vào Minnesota, có dân số dự kiến là l03 000, khoảng 2/3 sống tại North Dakota. Vùng Grand Forks,cũng trải dài vào Minnesota, với cư dân dự kiến là 103.000, khoảng 71.000 ở tại North Dakota. vùng Bismarck có dân cư dự kiến là 86.000. Chỉ nội thành phố Fargo có 74.111 cư dân. Grand Forks với 49.425 người, Bismarck với 49.256 và Minot với 34.544. Hầu hết các thành phố của North Dakota là những giao lộ đường sắt quan trọng và vì thế được dùng như những trung tâm cung cấp chuyển vận cho bang. Fargo và Grand Forks là những thành phố đại học cũng như là những trung tâm thương mại và kinh doanh, và tại Minot có một trường đại học quốc gia lớn. Bismarck thủ phủ bang là trung tâm hành chính của North Dakota và cũng là trung tâm thương mại quan trọng.Bismarck trở thành một giao lộ thiên nhiên nhờ tại đó nưgười ta dễ dàng băng qua dòng sông Missouri.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Giáo Dục - Văn Hoá:
    Giáo dục cấp cao hơn :
    Các cơ sở giáo dục cấp cao quan trọng của North Dakota là University of North Dakota ( thành lập năm 1883) tại Grand Forks, với một chi nhánh hai năm ở Williston, và North Dakota State University (189O) tại Fargo, với một trường hai năm ở Bottineau. Vào giữa thập niên 1990 North Dakota có 15 cơ sở công lập và 5 cơ sở tư nhân giáo dục cấp cao. Các cơ sở này gồm Dickinson State University (1918) tại Dickinton; Jamestown College (1883) tại Jamestown University of Mary (1959) tại Bismarck; Maville State Univer- sity (1889) tại Maville ; Minot State University (l913) tại Minot; và Valley City State University(1889)tại Valley City.
    Các thư viện : Các thư viện công đầu tiên của bang được mở tại Grafton vào năm 1897. Cũng trong năm đó, North Dakota đã thiết lập hệ thống thư viện lưu động. Vào giữa thập niên 1990, bang đã có 78 hệ thống thư viện được hỗ trợ thuế. Mỗi năm các thư viện luân lưu trung bình 6.9 cuốn sách cho mỗi người dân. Các thư viện lớn nhất tại bang là University of North Dakota và NorthDakota State University. Cả hai đều có những bộ sưu tập vĩ đại kể cả các tàI liệu văn chương Scandinavian và Icelandic về chính trị và lịch sử của North Dakota. Viện đại học North Dakota có một bộ đầy đủ hồ sơ gốc về Tòa án quốc tế ưNuremberg lưu trữ ghi chép tội ác chiến tranh trong Thế chiến thứ II(1939-1945).
    Hai viện bảo tàng nổi tiếng là North Dakota State Historical Museum ở Heritage Center tại Bismarck,và University of North Dakato Zoololy Museum tại Grand Forks.Các vật phẩm trưng bày tại viện bảo tảng xã hội liên quan người Mỹ bản xứ của North Dakota và các nhà khai hoang, còn viện bảo tàng đại học có những vật phẩm lịch sử thiên nhiên.
    Truyền thông.
    Thiếu tá Clement H.Lounsberry nổi tiếng là một nhà báo qua bài tường thuật của ông về cuộc tháo chạy của Tướng George A. Cluster ở trận Little Bighorn năm 1876. Ông Luonsbery nhiều năm làm phóng viên cho tờ Minneapolis Tribune vàơ năm 1873. Ðó 1à tờ báo lâu đời nhất của North Dakota. Các tờ báo lớn khác là tờ Forum, xuất bản tại Fargo,và tờ Grand Fork Herald. Có 8 tờ nhật báo tại North Dakota và 92 tuần báo.
    Bang có 36 đài phát sóng AM và 41 đài phát sóng FM, và 11 đàI truyền hình.
    Lễ hội hàng năm:
    Cư dân và du khách có thể tham dự các lễ hội và hội chợ quanh năm tại North Dakota. Các sân khấu lịch sử diễn lại những ngày khai hoang, nhất là trong dịp hè.West Fargo tổ chức hội chợ Red River Valley vào tháng 7, gợi lại hình ảnh những nông gia tiên phong với việc trưng bày kỹ thuật nông nghiệp sử dụgn dụng cụ và máy móc cổ xưa. Hội chợ North Dakato, tổ chức tại Minot, cũng trong tháng 7, là nơi biểu diễn nghệ thuật chăn bò cưỡi ngựa không yên ?Ngoài ra còn có các cuộc thi đấu thể thao khác giữa các trường đại học và các hội đoàn.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN:
    Chính quyền dịa phương:
    55 hạt tại North Dakato đều được cai trị bởi một hội đồng các uỷ viên được bầu ra cùng với các viên chức dân cư khác.Các thành phố của North Dakota đều được có thị trưởng và hội đồng thành phố, đoàn công tác, hoặc cơ quan tương tự quản lý thành phố.
    Ðại diện quốc gia:
    North Dakota có 2 thượng nghị sĩ và 1 hạ nghị sĩ tại Quốc hội Hoa Kỳ Bang có 3 phiếu bầu Tổng Thống.
    Phát triển kinh tế:
    Kể từ thập niên 1980 North Dakota đã đa dạng hoá nền kinh tế của mình. Mặc dù nông nghiệp là ngành quan trọng nhất, nhưng hiện nay các hợp tác xã nhà sản xuất nông nghịêp liên đới cũng chế tạo các thành phẩm như bột mì trứng và rượu cồn. Công nghiệp năng lượng cũng phát triển: North Dakota còn có nhà máy lớn duy nhất tại Mỹ chế biến than đá thành hơi đốt thiên nhiên. Nhiều ngành nghề công nghiệp nhỏ đã xuất hiện và du lịch cũng là một ngành công nghiệp quan trọng của North Dakota. Năm 1992, đã có 58 người Mỹ bản xứ đã đóng góp hơn 1,3 tỷ USD cho nền kinh tế bang.
    Tháng 4 năm 1997, North Kakota bị trận lụt của dòng Red River, gây thiệt hại nhiều vùng, kể cả thành phố Fargo và Grand Forks. Hầu hết tất cả cư dân Grand Forks đều đã được di tản lúc đó, nhưng trận lụt cũng phá huỷ nhiều toà nhà, tài sản trong thành phố.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:01 ngy 18/11/2004
  3. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG OHIO
    Ohio là một trong những bang nằm ở trung tâm Ðông Bắc nước Mỹ. Ohio gia nhập liên bang vào ngày 1 tháng 3 năm 1803 với tư cách là bang thứ 17. Columbus là thủ phủ và là thành phố lớn nhất của Ohio. Cleveland là trái tim của vùng trung tâm lớn nhất Ohio. Bang này có tên riêng là Buckeye State. Ohio phát triển như một vùng nông nghiệp và hơn nữa diện tích đất đai vẫn hình thành cho việc trồng trọt hoa màu và chăn nuôi.
    Ohio chiếm diện tích 116.104 km2 gần 974 km2 diện tích nước và 9062 km2 diện tích hồ Erie. Ohio là bang lớn thứ 34 của nước Mỹ. Chiều dài tối đa của Ohio khoảng 360 km từ Ðông đến Tây và khoảng 345 km từ Bắc đến Nam. Ðộ cao xấp xỉ 260 m.
    DÂN CƯ:
    Theo điều tra dân số cuả bang là 10.887.325.người. Mật độ dân số khoảng 93 người/km2.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ÐỘNG KINH TẾ:
    Có khoảng 5.977.000 người làm việc ở Ohio. 28% trong số họ là làm việc trong các ngành dịch vụ như giặt sấy và điều khiển máy vi tính. 23% làm việc ở ngành buôn bán sỉ và lẻ; 18% làm ở ngành sản xuất; 13% làm việc ở chính quyền địa phương, chính quyền của bang và liên bang như phục vụ trong quân đội; 7% làm việc ở ngành tài chính, bảo hiểm hoặc bất động sản. 51% làm ở ngành xây dựng, 4% làm ở ngành vận tải hoặc 2% làm ở nông trại (gồm các dịch vụ nông nghiệp) lâm nghiệp, ngư nghiệp và dưới 1% làm ở ngành khai thác mỏ. 19% công nhân Ohio được vào nghiệp đoàn.
    Nông nghiệp :
    Có 75.000 nông trại ở Ohio nhưng chỉ có hơn một nửa có doanh thu bán ra hàng năm hơn 10.000 USD. Phần còn lại là do các công việc khác mang lại.
    Ðất nông trại chiếm 6,2 triệu ha, trong đó có khoảng 3/4 đất gieo trồng. Phần lớn đất còn lại dùng để chăn thả.
    Doanh số bán ra của các vụ mùa chiếm khoảng 3/5 lợi tức các nông trại ở Ohio và các vật nuôi, sản phẩm gieo trồng bán ra chiếm khoảng 2/5 phần còn lại. Các vụ mùa chính gồm có đậu nành, ngô và lúa mì vụ đông màu đỏ, mềm, loại lúa mì này được dùng để làm bột bánh ngọt. Vật nuôi và sản phẩm nuôi chủ yếu là sữa, bơ, lợn và trâu bò. Ohio cũng là bang dẫn đầu về thực vật nhà kính và ươm trồng.
    Các nông trại ở miền Ðông Bắc Ohio được dùng để sản xuất bơ sữa cung cấp cho các vùng tập trung lớn ở ngoại ô của bang. Cỏ khô và lúa mì là những vụ mùa quan trọng. Dọc theo hồ Erie là những ruộng nho và những vườn cây ăn quả (chủ yếu là anh đào và đào).
    Sản xuất bơ sữa là một nguồn lợi tức chính đối với các nông dân. Nó được xếp vào vị trí thứ nhất ở vùng Ðông Bắc của bang. Phần lớn các nhà máy sản xuất pho mát đều nằm ở vùng này. Bò và heo luôn là những vật nuôi quan trọng ở các nông trại của Ohio.
    Lâm nghiệp và ngư nghiệp:
    Hơn 95% gỗ cứng là thu hoạch gỗ hàng năm của bang. Ở khu vực hồ Erie của Ohio có một đường biển dài nhưng do rác thải ở thành phố và công nghiệp đã làm cho nước hồ dơ bẩn trầm trọng đến nỗi số lượng cá cơ bản cũng bị giảm đi vào giữa thế kỷ 20. Mỹ và Canada đã nỗ lực làm sạch hồ và vào đầu năm 1990. Thú câu cá giải trí đã hoạt động lại.
    Khai thác khoáng sản :
    Ohio là một trong những bang đứng đầu quốc gia về sản xuất đất sét, đá vôi, cát và sỏi, muối và than đá. Những khoáng sản dẫn đầu có giá trị là than đá, khí gas tự nhiên, đá vôi, đá, cát sỏi, dầu lửa, muối, đá cát kết và đất sét. Ðá vôi dùng trong vôi, xi măng, vữa trát tường, hồ, chất gây chảy và cumonica thì được tìm thấy chủ yếu ở một nửa miền Tây Ohio. Cát, sỏi được khai thác, chủ yếu dùng vào các ngành công nghiệp xây dựng thường ở những vùng băng giá của Ohio
    Sản xuất:
    Ohio xếp thứ ba trong quốc gia về lợi tức do hoạt động công nghiệp mang lại và đứng thứ ba về tổng số người làm trong ngành công nghiệp. Sau California và New York,Ohio là một trong số các bang dẫn đầu của quốc gia về sản xuất cao su và chất dẻo, và cũng là nơi sản xuất ra các sản phẩm về đá, đất sét và thuỷ tinh. Ngành công nghiệp quan trọng nhất của Ohio là ngành chế tạo phương tiện vận chuyển gồm xe máy, các bộ phận xe máy, động cơ máy bay, xe mô tô. Ngành cấu tạo máy móc có tầm quan trọng thứ nhì về thiết bị sưởi ấm và ướp lạnh dụng cụ và khuôn kéo sợi, thiết bị hàn, thiết bị máy móc và các máy bơm phục vụ cho việc xây dựng công nghiệp ở Ohio. Ngành công nghiệp kim loại đầu tiên đứng thứ ba về sản lượng có giá trị với số lượng lớn lao động giành cho ngành thép và nhôm. Ngành chế tạo kim loại thành các thành phần là ngành công nghiệp lớn nhất thứ 4 ở Ohio với những công nhân nghiền các thành phần kim loại cho các ngành công nghiệp tự động, tạo ra kim loại tấm và các dụng cụ làm thủ công. Ngành sản xuất thức ăn cũng rất quan trọng như ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm từ các vùng nông nghiệp của bang.
    Vùng trung tâm Cleveland là vùng dẫn đầu của bang về sản xuất. Ngành sản xuất nằm trong thành phố riêng biệt, đặc biệt dọc theo hồ Erien gần cửa sông Cuyahoga và ỏ những vùng ngoại ô như Parma, East, Cleveland, Eueclid, Lakewood và Pamesville. Ngành công nghiệp chính là sản xuất các phương tiện vận tải, máy móc, kim loại sơ cấp, đặc biệt là sắt và thép. Akron là một trung tâm cao su của thế giới. Ngành công nghiệp ở vùng trung tâm Youngstown nằm riêng biệt dọc theo sông Mahoning cũng như ở các thành phố Warren, Niles, Girard, và Struthers.
    Vùng công nghiệp chính thứ hai nằm ở thung lũng Miami, ở miền Tây Nam Ohio. Ở vùng này có Dayton, Hamilton, Middletown, Springfield và Cincinnati là các khu vực có lực lượng công nghiệp chiếm 1/4 của bang và chiếm 1/4 doanh thu công nghiệp. Các ngành công nghiệp chính của Cincinnati là sản xuất phương tiện vận tải, đặc biệt là xe máy và các động cơ phản lực; các hoá chất, xà phòng và mỹ phẩm; các thức uống, các sản phẩm thịt và các thực phẩm khác; máy móc và thiết bị máy móc.
    Hai thành phố Ohio lớn khác cũng là những trung tâm công nghiệp chính. Columbus rất chú trọng đến thực phẩm, các bộ phận tự động và các trang thiết bị điện. Toledo nổi tiếng về sản xuất phương tiện vận tải và các sản phẩm bằng thuỷ tinh.
    Ðiện lực:
    Khoảng 9/10 đtện tiêu thụ ở Ohio là do các nhà máy đốt than phát đi. Năng lượng thuỷ điện thì không đáng kể. Ohio có hai nhà máy năng lượng hạt nhân, một ở Oak Harbor và một ở Perry.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG:
    Ohio có con đường sắt nối liền tất cả các vùng ở Mỹ và một hệ thống đường quốc lộ tuyệt vời nối liền hệ thống các con đường chính giữa các nước. Các cảng ở trên hồ Erie và con sông Ohio đưa những chiếc tầu đến với tất cả các quốc gia.
    Ðường thuỷ :
    Những con kênh đào ra đời sớm đã mang lại một sức mạnh thúc đẩy phát triển công nghiệp về chế biến vật liệu nông nghiệp thô. Với việc tiến đến xây dựng những đường tàu lửa chạy song song các con kênh, đường thuỷ đã rơi vào không sử dụng tuy nhiên ở các cảng dọc theo hồ Erie và sông Ohio vẫn có vị trí quan trọng trong việc vận chuyển các sản phẩm sản xuất và các nguyên liệu thô đến các trung tâm. Các cảng Cleveland, Ashtabula và Toledo dẫn đầu quốc gia về trọng tải hàng hóa nhập khẩu. Hàng nhập khẩu chủ yếu là quặng sắt từ dãy hồ Great và từ nước ngoài, đặc biệt là Canada, Conneaut, Toledo, Ashtabula và Sandusky là những cảng dẫn đầu về hàng hóa xuất khẩu. Toledo là một trong những cảng than đá lớn nhất thế giới . Hàng hóa sản xuất ra và hàng hóa chuyên chở với số lượng lớn, đặc biệt là than đá đều được vận chuyển ở trên sông Ohio. Cincinnati là cảng vận chuyển chính về than đá chính của bang.
    Ðường sắt:
    Ohio có đường sắt dài 8243 km. Phần lớn các đường tàu hỏa ở miền Ðông cũng như một vài con đường từ miền Nam đều đáp ứng cho nó. Các quặng kim loại, sản phẩm nông trại, than đá và các kim loại sơ cấp, mỗi loại tương đương khoảng 1/6 hàng hóa chuyên chở.
    Ðường quốc lộ :
    Ohio có một hệ thống các đường quốc lộ liên bang quốc gia rộng lớn, với chiều dài 2531 km. Hệ khống quốc lộ Ohio, Turnpike mở rộng qua miền Bắc Ohio và nối liền với Pennsylvania Turnpike và Indiana Ternpike. Ohio có 183.175 km đường quốc lộ chung, khoảng 1/4 nằm ở các vùng thành phố.
    Phi trường :
    Ohio có hơn 700 phi trường, các phi trường phục vụ cho các đường bay thương mại, trong đó đường bay ở Cleveland và ở Columbus bận rộn nhất, khoảng hơn 6 triệu hành khách mỗi năm. Nhưng con đường bay bận rộn hơn nữa là phi trường phục vụ Cincinnati, con đường ở thành phố vào Kentucky.
    Ống dẫn dầu:
    Có nhiều ống dẫn dầu và gas qua Ohio gồm Big Inch và Little Inch. Một vài đường dẫn dầu chính cùng đổ về Lia, trung tâm ống dẫn dầu của bang.

    --------------------------------------------------------------------------------
    THƯƠNG MẠI:
    Ngành thương mại trong và ngoài nước đóng một vai trò quan trọng ở Ohio. Sản phẩm nông nghiệp và sản xuất được vận chuyển đến khắp mọi bang và quốc gia. Cleveland, Columbus và Cincinnati là những trung tâm thương mại chính của bang.
    Hàng xuất khẩu chính của Ohio là các máy móc không thuộc về điện, phương tiện vận tải kim loại đúc sẵn, sắt, thép và các sản phẩm cao su. Cleve- land, Lorain và Ashlabula là những cảng chính xuất khẩu bang này mặc dù nhiều hàng hóa trong số này được vận chuyển bằng đường sắt đến các cảng ở miền Ðông. Toledo là cảng chính vận chuyển than đá và thóc lúa đến Canada và các cảng khác ở Mỹ.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH:
    Columbus nằm ở trung tâm bang Ohio, là thủ phủ của bang. Columbus không chỉ là một trung tâm hành chính mà còn là đầu mối thương mại, công nghiệp.
    Cleveland là thành phố lớn thứ hai ở Ohio với dân số 505.616 người. Vùng trung tâm Cleveland gồm các tỉêu bang Ashtabula, Coyahoga, Geanga, Lake, Lorain và Media với dân số ước tính khoảng 2.221.000 người. Cleveland được xếp là trung tâm thương mại, công nghiệp chính ở trung tâm là một trong những cảng quan trọng nhất dãy hồ Great.
    Thành phố lớn thứ 3 là Cincinnati với dân số 364.000 người. Nó là trung tâm thương mại dẫn đầu ở miền Nam Ohio và được xem là thành phố công nghiệp và cảng quan trọng.
    Toledo là thành phố lớn thứ tư với dân số 332.942 người. Nó là cảng chính của Ohio và là trung tâm thương mại, công nghiệp. Các thành phố lớn khác ở trong bang còn có Akon, Dayton và Youngstown.

    --------------------------------------------------------------------------------
    VĂN HÓA ?" GIÁO DỤC:
    Giáo dục :
    Trẻ em từ 6 đến 18 tuổi bắt buộc phải đi học. Ngoài những trường công, Ohio còn có nhiều trường tư dạy khoảng 13% số trẻ của bang.
    Ohio đã chi khoảng 5570 USD cho giáo dục đại học, so với mức trung bình của quốc gia là khoảng 5310 USD. Mỗi thầy giáo dạy 16,9 sinh viên điều này chỉ ra rằng mức lớp học trung b nh ở Ohio gần bằng chỉ tiêu quốc gia. Ở Ohio có gần 76% những người trên 25 tuổi có bằng cấp gần đạt đến mức trung bình của quốc gia.
    Gíáo dục trên đại học :
    Trường đại học đầu tiên ở Ohio là Ðại học Ohio, lập nên ở Athens vào năm 1804. Trường Ðại học lớn nhất của bang là trường đại học Ohio State ở Columbus, một cơ quan cấp đất thành lập vào năm 1870 như Ðại học cơ khí và nông nghiệp. Ðại học Oberlin ra đời năm 1833, là đại học đầu tiên ở Mỹ nhằm phục vụ giáo dục đại học cho phụ nữ và trường đầu tiên dạy chung cho nam và nữ. Có 61 viện giáo dục đại học công và 95 viện tư.
    Thư viện và viện bảo tàng :
    Ohio có 250 hệ thống thư viện công cộng với mức thuế ủng hộ. Mỗi năm các thư viện lưu hành trung bình 11,6 quyển sách trên một người, đạt tỉ lệ người đọc cao nhất trong quốc gia. Việc sưu tập sách công cộng được thư viện nhà nước Ohio, Columbus và dịch vụ thư viện lưu động ở những vùng nông thôn bổ sung vào. Thư viện Cleveland, Columbus, Toledo, Cincinnati, Akron, Dayton và Youngstown là những thư viện thành phố nổi bật. Các văn thư lưu trữ của bang được cất ở một thư viện của Columbus và các sách sưu tầm đặc biệt lịch sử Ohio được nằm ở thư viện xã hội lịch sử Cincinnati, ở thư viện Marthh Kinney Cooper Ohioana, ở Columbus và ở cơ quan lưu trữ văn học dân gian Ohio của đại học Miami. Bảo tàng Taft ở Cincinnati, bảo tàng nghệ thuật Columbus, Cleveland, Dayton, toledo và Allen ở Ðại học Oberlin là những bảo tàng nổi tiếng, bảo tàng giáo dục sức khỏe Cleveland và bảo tàng lịch sử tự nhiên Cleveland có nhiều sưu tập đáng chú ý. Trung tâm lịch sử Ohio ở Columbus có nhiều cuộc triển lãm lớn dành cho khảo cổ học, lịch sử và đời sống hoang dã ở Ohio. Những địa điểm lịch sử khác gồm thư viện và bảo tàng Rutherford B. Hayes ở Fremont và bảo tàng Campus Martius ở Marietta.
    Truyền thông :
    Ở Ohio có 407 tờ báo gồm khoảng 84 tờ báo hằng ngày được ấn hành đều đặn. Ohio còn nổi bật về các nhà xuất bản và các chủ bút báo chí hay. Ohio có 122 đài phát thanh AM và 186 đài phát thanh FM, 49 đài truyền hình.
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM:
    Vào mỗi tháng sáu hàng năm, các nhà mỹ thuật và các người thợ thủ công thừương trưng bày tác phẩm của họ tại lễ hội nghệ thuật ngoài trời lớn nhất ở Ohio. Ở August Twinsburg, một thành phố duy nhất đặt tên theo tên hai người sinh đôi (Aaron và Moses Wilcox) thường tổ chức lễ hội đôi đặc biệt.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN:
    Ohio có 88 quận do một ban uỷ viên hội đồng quận gồm 3 người được bầu cử điều hành. Tất cả các viên chức được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm.
    Phần lớn các thành phố đều có cơ cấu chính quyền hội đồng và thị trưởng nhưng một vài thành phố lớn thì có cơ cấu quản lý chính quyền thành phố và hội đồng. Ohio cũng có chính quyền thành phố và hội đồng. Ohio cũng có chính quyền quận ở những vùng chưa được sát nhập của quận Quyền lực của chính quyền quận nằm trong các uỷ viên quản trị đã bầu cử.
    Ðại diện quốc gia :
    Ohio bầu ra hai thựơng nghị sĩ Mỹ và 19 thành viên Hạ nghị viện. Ðiều này cho thấy rằng bang có 21 ứng cử viên được bầu.
    Cuộc chiến tranh Việt Nam (1959 - 1975) đã bị sinh viên Mỹ ở đại học Kent của Ohio quyết liệt phản đối. Nhiều cuộc biếu tình chống lại việc Mỹ thả bom và xâm chiếm Campuchia đã xảy ra, các đội vệ binh quốc gia đã nã súng vào đám đông sinh viên làm chết 4 người và 9 người bị thương vào 4/5/1970.

    --------------------------------------------------------------------------------
    VAI TRÒ CỦA OHIO TRONG THỜI ĐẠI DU HÀNH VŨ TRỤ:
    Từ khi Orville là Wilbur Wright ở Dayton đã phát minh và bay chuyến bay thử đầu tiên vào năm 1903, Ohio đã trở thành một nơi dẫn đầu về phát triển phương tiện vận chuyển hàng không và máy bay. Suốt những năm 1960 bang đã cung cấp những nhân vật dẫn đầu nước Mỹ về chương trình hàng không vũ trụ. Vào 20/2/1962 John H.Glenn ở New Concord đã trở thành người Mỹ đầu tiên đi vào quỹ đạo trái đất. Bảy năm sau, vào 20/7/1969 nhà du hành vũ trụ NeilAmstrong ở Wapakoneta đã đặt "một bước chân nhỏ nhắn của con người, một bước nhảy vọt vĩ đại của nhân loại" và ông đã trở thành người đầu tiên bước lên mặt trăng.








    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:02 ngy 18/11/2004
  4. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG OKLAHOMA
    Oklahoma nằm khu vực phía Tây của Nam trung tâm Hoa Kỳ được bao bọc bởi Colorado và Kansas về phía Bắc Missouri & Arkansas về phía Ðông. Nam và Tây Okahoma là Texas, và biên giới phía Tây Oklahoma là Panhandle nằm ở New Mexico.
    Oklahoma gia nhập Hoa Kỳ vào ngày 16/1/ 1907 như là bang thứ 46. Kết quả này là từ việc kết hợp Ấn Ðộ và lãnh thổ Oklahoma.
    Oklahoma City là thủ phủ của bang và là thành phố lớn nhất. Tên riêng của bang là Sooner State.
    Oklahoma chiếm 181.048 km2 trong đó bao gồm 3170 km2 là vùng mặt nước nội địa và được xếp thứ 20 về kích thước trong số 50 bang.
    Dân cư:
    Mật độ dân số giảm từ Ðông sang Tây. Tăng cao nhất ở những vùng có dầu mỏ, sự thống kê dân số là 3.157.604 người.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ÐỘNG KINH TẾ:
    Sự thay đổi các nhà máy và sự phát triển mang tính lịch sử thông thường đã cho phép hoạt động kinh tế mở rộng và phát triển. Nông nghiệp và Chăn nuôi, vùng mỏ, khoáng sản, du lịch, chế tạo công nghiệp đều là nguồn lợi nhuận chính của bang.
    Khoảng 1.728.000 người dân có việc làm ở Oklahoma. 26% làm việc trong các công ty máy tính. 20% làm công tác thương mại. 18% làm việc trong Uỷ ban chính phủ gồm cả trong quân đội, 10% trong nhà máy chế tạo, 6% trong nông trại (gồm có nông nghiệp), lâm nghiệp, ngư nghiệp; 6% tài chính bảo hành. 5% giao thông hay phương tiện công cộng; 5% xây dựng, 4% trong các vùng mỏ, ít hơn 9% công nhân Oklahoma tổ chức công đoàn.
    Nông nghiệp:
    Người dân Oklahoma mơ hồ vì sự khác nhau về đất, nhiệt độ, lượng mưa và cây cối. Người Texas định cư ở phần phía Bắc Oklahoma đã nhận ra họ không thể trồng cây bông phát triển trong những mùa tăng trưởng ngắn. Người Cansans ở phía Ðông Nam, đặc biệt ở đồng bằng duyên hải nhận thấy vụ lúa mạch phát triển khi có lượng mưa nhiều. Những người nông dân ở Missouri hiểu rằng phía Tây Oklahoma đất không đủ độ ẩm để cây ngô bắp phát triển. Trong khi đó những nông dân trồng lúa mạch bây giờ trồng bông, nông dân trồng ngô, bắp trở thành những chủ nông trại thay vì chăn nuôi gia súc. Nhiều người nông dân rời bỏ nghề nông hoàn toàn.
    Oklahoma có 70.000 nông trại. Ít hơn 2/5 trong số này có thu nhập hàng năm hơn 10.000 đô la. Ðất nông nghiệp chiếm 13,8 triệu ha trong đó khoảng l/3 là đất canh tác. Năm 1993 khoảng 84.000 công nhân làm việc trong nông trại giảm 14% so vơí 10 năm trước.
    Lâm nghiệp:
    Các khu vực rừng chính là ở vùng núi Ouachita và cao nguyên Ozark. Ở phía Ðông Oklahoma rừng gỗ chiếm 2,9 triệu ha. Các loại cây tùng, bách được phát triển ở bang này. Ðặc biệt là cây thông, sồi, cây hồ đào Mỹ. Loại thông lá ngắn là loại cây lấy gỗ chính trong việc thương mại. Trong khi thông mọc rất nhiều trên những sườn núi cao Ouachitas thì cây gỗ cứng được tìm thấy ở những sườn núi thấp và thung lũng.
    Vùng mỏ:
    Oklahoma có dự trữ dầu, khí gas thiên nhiên, than, và 3 nguyên liệu khoáng chất chính với một số lượng lớn. Oklahoma là bang đứng thứ 5 về sản xuất dầu và thứ 3 về sản xuất khí gas thiên nhiên. Mỏ dầu đầu tiên được khoan ở gần Bartllesville năm 1891. Mặc dù đầu thập niên 90, mức độ dầu bị giảm sút nhưng các giếng dầu rải ở rác khắp bang vẫn sản xuất gần 266.000 thùng dầu mỗi ngày. Dầu mỏ và ga được tìm thấy ở hầuư hết các thành phố, ngoại trừ khu vực xung quanh Tulsa, Seminole, thành phố Oklahoma, Healdton. Kingfisher và Osage. Hầm ga ugoton mở rộng từ Kansas băng qua Oklahoma vào Texas, là khu vực dẫn dầu khí ga thiên nhiên ở Hoa Kỳ. Oklahoma cũng sản xuất khí helium từ khí ga thiên nhiên
    Ðá, cát và sỏi, thạch cao, đất sét, xi măng, phenspat, iốt, đá vôi, đá bột, được dùng trong việc xây dựng, được khai thác ở Oklahoma. Việc sản xuất các kim loại này được phát triển mạnh sau khi đạt đến điểm cao đầu thập niên 20, cuối cùng kết thúc năm 1970. Ðã có lúc hơn một nửa lượng kẽm trên thế giới được khai thác ở Oklahoma. Một lượng đồng đỏ được khai thác ở Jackson từ thập niên 50 đến giữa thập niên 70.
    Chế tạo:
    Oklahoma có nhiều nhà máy sản xuất nguyên liệu thô hơn là thành phẩm. Hầu hết các sản phẩm thương nghiệp và khoáng chất tinh chế được đưa đến các bang khác để chế biến, mặc dù công việc chế tạo đã thật sự quan trọng. Các nhà máy ở Oklahoma thay đổi về diện tích. Hầu hết là nhỏ nhưng một vài khu công nghiệp như công nghiệp hàng không, điện, chế tạo, tinh chế dầu có khoảng 500 công nhân hoặc nhiều hơn. Nhiều sản phẩm khác được tìm thấy ở khắp các nơi nhưng chỉ Oklahoma và Talsa được xếp như hnững trung tâm thương mại quốc gia.
    Công nghiệp dẫn đầu Oklahoma là nền công nghiệp dầu, chế tạo máy móc công nghiệp như dụng cụ sử dụng trong việc xây dựng hoặc trong chiết dầu, động cơ đốt cháy nội địa, máy bơm, hàng mạ.
    Nhiều nhà máy sản xuất thực phẩm ở Oklahoma. Bốn nhà máy xay nằm ở Blackwell, Shawnee và Enid. Các nhà máy chế biến bơ, pho mát, kem và bánh mì thông dụng ở các khu vực dầu. Thịt hộp là nền công nghiệp quan trọng ở Oklahoma City, Tulsa, Ada, Durant, Edid, Linton và Lawton. Một vài nhà máy nhỏ chế tạo các sản phẩm đặc biệt như bơ đậu, khoai tây, mật, cà phê và đồ gia vị.
    Tinh chế dầu trở thành nền công nghiệp chính ở Oklahoma, Với nhiều nhà máy ở Tulsa, thành phố Ponca, Ardmore và Oklahoma City. Quá trình tinh chế điển hình ở Oklahoma là khoảng 15.000 thùng dầu thô mỗi ngày. Các nhà máy ở Southard và Duke chế tạo ván lát tường từ thạch cao và 2 nhà máy xay lớn gần Pryor, chế tạo giấy để làm ván lát tường thạch cao. Thủy tinh được chế tạo ở Edmond, Okmulgee, Henrytta, Tulsa, và Sapulpa. Ðồ gốm được làm trong các nhà máy ở Noble, Oklahoma City và Sapulpa. Nhà máy xi măng nằm ở Tulsa, Pryor và Muskogee.
    Nhiều nền công nghiệp mới đã đi vào Oklahoma trong những năm qua. Lốp cao su được chế tạo ở Lawton, Ada, Muskogee, Ardmore và thành phố Oklahoma. Xí nghiệp may mặc được thành lập ở Coalgate, Seminole, Ada, Checotah, và Tulsa. Ðồ gỗ được sản xuất trong các nhà máy ở Atoka, Guthrie, và các trung tâm khác. Nhà máy điện và điện tử được thành lập ở thành phố Oklahoma, Tulsa, Poteau và Norman. Vallian, Jenks, Muskogee, Pryor với nhiều nhà máy xay giấy.
    Ðiện năng:
    Nhiều đập lớn để lấy nước từ hệ thống sông Arkasas và Red như là nguồn năng lượng về điện. Các đập thủy điện lớn nhất Oklahoma là đập Tenkiller trên sông Lllinois, đập Denism trên sông Red, đập Keystone trên sông Arkansas và đập Pensacola trên sông Grand. Ở trung tâm và Tây Oklahoma, hầu hết năng lượng được tạo ra từ việc sử dụng than và ga trong các nhà máy năng lượng hơi nước. Khoảng 60% điện ở Oklahoma được tạo ra trong các nhà máy từ việc đốt than, khoảng 1/3 các nhà máy lấy chất đốt từ khí ga, thiên nhiên và có khoảng 5% từ thiết bị điện.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG:
    Ðường ray Oklahoma chiếm 5509 km đầu thập niên 90. Clinton, ElReno, Enid, thành phố Oklahoma, McAlester, Tulsa, Holdenville, Duran và Muskogee là các trung tâm đường xe lửa quan trọng nhất.
    Vào giữa thập niên 90 Oklahoma thành lập 180.993 km đường cao tốc. Trong đó hệ thống đường liên kết các khu vực chiếm 1495 km. Giữa bang 40 và 44 là các tuyến đường cáinh từ Ðông đến Tây; Bang 35 chia đôi Okla- homa từ Bắc đến Nam.
    Oklahoma có 415 sân bay, hầu hết là sở hữu riêng. Hai sân bay thương mại phục vụ khách hàng ở thành phố Oklahoma và Tulsa, mặc dù không được tấp nập như ưsân bay quốc gia. Hệ thống hàng hải sông Mc Clellan - Kerr

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH:
    Oklahoma City, với tổng số dân 444.719 người, là một thành phố đông dân cư nhất trong tất cả các thành phố của bang. Với diện tích 1.608 km2, là một trong những thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ. Oklahoma City là thủ đô và là trung tâm thương mại Oklahoma. Tinker Air Force Asa là một trong những hãng hàng không trung tâm của bang, nằm ở phần phía Ðông Nam thành phố. Edmond (52.315 dân) hầu như là một cộng đồng dân cư.
    Tulsa là thành phố lớn thứ hai của bang với 367.302 dân và thường là thủ đô về dầu trên thế giới. Tulsa cũng là một trung tâm chế tạo quan trọng.
    Việc tinh chế dầu và chế tạo máy bay là nền công nghiệp dẫn đầu của thành phố. Những vùng ven nội thuộc khu dân cư bao gồm cả Broken Arrow (58.043 dân) Lawton là trung tâm thương mại phía Tây Nam Oklahoma. Với 80.561 dân, cũng là dịch vụ trung tâm pháo đài quân đội Fort Sill Army Base. Ðây là biên giới của Lawton về phía Bắc. Norman với 80.071 dân, là trung tâm Ðạị học Oklahoma nằm phía Nam Oklahoma City với diện tích nhỏ hơn 30 km, là trung tâm dịch vụ và cư trú cho các sinh viên ở trường Ðại học Oklahorna và các công nhân làm việc ở khu vực dầu mỏ Oklahoma City. Những nền công nghiệp khác cung vừa mới được đưa vào khu vực này.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC - VĂN HÓA:
    Mục tiêu chính của trường học là giaó dục phổ cập cho các trẻ em từ 5 đến 18 tuổi. Khoảng 5% trẻ em học trong các trường tư. Oklahoma sử dụng khoảng 3930 đô la trong việc giáo dục mỗi sinh viên, so với trung bình quốc gia là khoảng 5310 đô la. Khoảng 15,5 sinh viên/1 giáo viên.
    Ðại học:
    Vào giữa thập niên 90 Oklahoma có 29 trường công và 17 trường tư. Trong số những trường này là Ðại học Oklahoma (thành lập năm 1890) ở Norman; Ðại học bang Oklahoma (1890) ở Stillwater. Ðại học trung tâm Oklahoma (1890) ở Edmond; Ðại học Tây Nam bang Oklahoma (1901) ở Weattherford; Ðại học Phillips (1906) ở Enid, Ðại học Tulsa (1894) và Ðại học Oral Roberts Gregory''''s (1875) và đại học Tin lành Oklahoma (l910) ở Shawnee; Ðại học Khoa học và nghệ thuật Oklahoma (1908) ở Chielcasha. Ðại học Trung tâm Tulsa, kết hợp của 4 đại học tư cung cấp chương trình cho những sinh viên chưa tốt nghiệp và tốt nghiệp.
    Thư viện:
    Oklahoma có 110 hệ thống thư viện. Các thư viện mỗi năm lưu hành trung bình 6,4 quyển sách cho mỗi sinh viên. Các thư viện lớn nhất là thư viện Ðại học bang Oklalloma ở Stillwater và Ðại học Oklahoma ở Norman. Sưu tầm sách nổi tiếng và bản viết tay về lịch sử ở Thư viện Ðại học Oklahoma là Bizzell Bible Collection, Degolyer Collection về lịch sử khoa học và kỹ thuật, Western History Collection, Carl Allbert congressional Research, Studies Kenter và Hery Bass Businee Collection.
    Bảo tàng:
    Oklahoma có nhiều viện bảo tàng. Rộng nhất và lớn nhất trong số này là viện bảo tàng khoa học lịch sử Oklahoma ở thành phố Oklahoma. Bảo tàng nghệ thuật Philbrook ở Tulsa, bảo tàng nghệ thuật thổ dân Hoa Kỳ và những chiếc máy bay; Bảo tàng Gilerease ở Tulsa; Bảo tàng nghệ thuật Artsplace Oklahoma City, National Cowboy Hall of Fame và Vestern heritage Center gần Oklahoma City, Kirkpatrick Center ở Oklahoma City và bảo tàng lịch sử thiên nhiên Oklahoma ở Norman.
    Truyền thông:
    Giữa thập niên 90 Oklahoma có 46 tờ báo hàng ngày. Cherokee Advocate được in bằng cả tiếng Anh và tiếng Cherokee, là tờ báo đầu tiên được xuất bản ở Ấn Ðộ, được bắt đầu vào năm 1844 ở Tahlequah. Tờ báo hàng ngày Stab Capital of Guthrie được xuất bản đầu tiên năm 1889. Oklahoma, tờ báo hàng ngày bây giờ được xuất bản ở bang bắt đầu ở thành phố Oklahoma năm 1894. The Tulsa World cũng là tờ báo hàng ngày nổi tiếng.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM:
    Nền văn hóa hòa hợp Oklahoma có thể được biểu hiện trong các lễ hội hàng năm. Năm của lễ hội bắt đầu vào tháng hai với cuộc thi Hog Calling vô địch thếgiới ở Weatnerford. Cuộc biểu diễn hoạt cảnh lịch sử về lễ phục sinh hàng năm ở thành phố Holy trong một khán đài hình cung ở Witchita Mountains National Wildlife Refuge. Lễ kỷ niệm những người khai hoang và việc đua ngựa ở Uymon đã được tổ chức vào tháng 5. Kể từ thập niên 50 Lễ hội Ablue Grass và Old Time Music được tổ chức vào tháng tám ở Hugo, bao gồm các buổi hoà nhạc do một số nhóm nhạc nổi tiếng biểu diễn. Quốc gia Cherokke đón chào du khách đến với các lễ hội của họ ở Tahelquah bắt đầu vào tháng 9. The State Fair Oklahoma là lễ hội lớn nhất ở Bắc Mỹ, được bắt đầu vào giữa tháng 9 ở Oklahoma City, trong khi Tulsa State Fair được tổ chức vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Lễ hội Red Earth ở Oklahoma City tháng 6, là lễ hội chính của thổ dân Hoa Kỳ.
    CHÍNH PHỦ:
    Chính quyền địa phương:
    Oklahoma được phân chia thành 77 chính quyền địa phương. Ở hầu hết các địa phương do 3 uỷ ban cai trị được cử nhiệm 2 năm. Các công chức khác, cũng được bổ nhiệm 2 năm, là thẩm phán địa phương, người được uỷ quyền thư ký quan tòa, quận trưởng, giám định viên...
    Ðại diện quốc gia:
    Oklahoma bầu chọn 2 thượng nghị sĩ là 6 đại diện của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ. Ðiều này được 8 phiếu bầu cử cho cuộc bầu cử tổng thống.

    --------------------------------------------------------------------------------
    SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
    Oklahoma chính thức bỏ phiếu các ứng cử viên tổng thống Ðảng cộng hòa sau 1952, bầu cử tổng thống nền cộng hòa Dwight David Eisenhower năm 1952 và Richard Nixon năm 1956. Tuy nhiên năm 1961, ứng cử viên tổng thống dân chủ Lyndon Daines Johnson trúng cử ở Oklahoma khi ông ta đánh bại thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ Arizona là Barry Golduater.
    Ngày 19/4/1995 thành phố trở thành nơi khủng bố bom trong lịch sử Hoa Kỳ. Một quả bom nổ tung trong một chiếc xe tải ngay phía trước toà nhà liên hang Aerred P.Murrah đã làm 168 người bị thiệt mạng và phá hủy hầu hết tòa nhà về mặt kiến trúc. Chính phủ liên bang buộc tội Timothy McVeigh về tội âm mưu và kẻ sát nhân.Việc xử án diễn ra ở Denver, Colorado bắt đầu vào tháng 4 năm 1997. Vào ngày 2/2/1997, Mc Veigh bị buộc tội là kẻ tòng phạm được xử án ở Terry Nichols vào mùa hè 1997.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:18 ngy 18/11/2004
  5. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG OREGON
    Oregon là một trong những bang của Mỹ nằm bên bờ Thái Bình Dương. Nó tiếp giáp với Washington ở phía Bắc, với Idaho ở phía Ðông, với Nevada và California ở phía Nam, và với Thái Bình Dương ở phía Tây. Oregon có nhiều phong cảnh đẹp nhất nước Mỹ cũng như nhiều vùng đất màu mỡ nhất và những vùng đất dồi dào gỗ nhất. Tuy nhiên, hải ly là yếu tố đầu tiên thúc đẩy sự phát triển ở Oregon.
    Oregon được sát nhập vào liên bang ngày 14/2/1859, là tiểu bang thứ 33. Salem là thủ phủ của Oregon. Portland là thành phố lớn nhất.
    Oregon đứng hàng thứ 10 trong số các thành phố về diện tích, với diện tích là 251.470 km2, bao gồm 2719 km2 là biển ăn sâu vào đất liền và 106 km2 là sông ven biển được bao xung quanh. Bang có dạng hình chữ nhật không bằng phẳng với chiều rộng kéo dài từ Ðông sang Tâylà 669 km và chiều dài kéo từ Bắc đến Nam là 476 km. Ðộ cao trung bình so với mặt biển vào khoảng 1000 m.
    Dân cư:
    Theo điều tra, dân số Oregon là 2.853.733 người. Khi xem xét trên phạm vi toàn bang, dân số tương đối rải rác, với mật độ trung bình là 11 người/km2.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ:
    Khoảng 1.694.000 người có việc làm ở Oregon. Trong số họ, phần lớn nhất làm việc trong những ngành công nghiệp dịch vụ, làm những công việc như làm trong nhà hàng hoặc viết chương trình cho máy vi tính. Khoảng 23% làm công việc bán buôn hoặc bán lẻ; 14% làm việc trong liên bang, bang hoặc chính quyền địa phương, kể cả trong quân đội; 14% trong lĩnh vực sản xuất chế tạo; 7% trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm hay bất động sản; 5% trong ngành trồng trọt (gồm các dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp; 5% trong ngành xây dựng và 5% trong ngành giao thông hoặc phúc lợi công cộng. Làm việc trong ngành mỏ không đáng kể, 22% công nhân của Oregon được tổ chức thành nghiệp đoàn.
    Nông nghiệp:
    Có 37.500 nông trại ở Oregon. Ít hơn 2/5 có doanh thu hàng năm nhiều hơn 10.000 USD; đất nông nghiệp chiếm 7,1 triệu hecta, trong đó chỉ khoảng 1/5 là đất canh tác. Trong số đất canh tác khoảng 2/5 được tưới tiêu. Phần lớn đất nông nghiệp được dành hết cho việc nuôi thú.
    Các nông trại sản xuất bơ sữa tập trung ở Tây bắc của tiểu bang, đặc biệt ở Thung lũng Willamette và vùng ven bờ biển. Ở đây mùa đông mưa rả rích và mùa hè mát mẻ thuận lợi cho việc trồng cỏ. Toàn bộ sữa, bơ và phó mát được sản xuất với số lượng lớn, một số cho thị trường ngoài bang. Phó mát Tillamook, một trong những nhãn hiệu nổi tiếng nhất của Oregon được sản xuất ỏ vùng ven biển và một lượng lớn phó mát được sản xuất ở thung lũng Willamette. Trái cây và rau quả cũng rất quan trọng ở một số nơi ở phía Ðông Oregon, đặc biệt trong những vùng được tưới tiêu quanh Vale và Ontario. Một số nông trại của bang trồng nho để cung cấp cho các nhà máy rượu vang địa phương.
    Nông trại lúa mì tập trung ở khu vực trung tâm phía Bắc, cao nguyên Deschutes - Umatilla. Ở đó lượng mưa vừa phải, đất màu mỡ và đất đai khá rẻ thuận lợi cho việc trồng lúa mì mùa đông và mùa xuân và các hoa màu nhỏ khác bằng cách trồng khô. Người ta trồng nhiều lúa mì để xuất khẩu. Ðặc biệt xuất sang các nước Châu Á. Một trong những vùng trồng lúa mì tốt nhất, có trồng cả đậu Hà Lan là gần Pendleton.
    Người ta cũng trồng một số cây khác như cây củ cải đường và khoai tây.
    Ngư nghiệp:
    Việc đánh cá là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất ở Oregon, nhưng không chỉ chiếm số ít dân số. Việc đánh bắt cá và tôm cua chiếm tổng khoảng 117.000 tấn vào những năm 90 và đạt 76 triệu USD. Cá hồi là loại cá chính của Oregon. Nhưng loại có giá trị khác là cá ngừ, cua, tôm và cá bơn.
    Lâm nghiệp:
    Từ năm 1938, Oregon đã là nơi sản xuất gỗ xe lớn nhất nước Mỹ. Khoảng 1/6 gỗ xe mềm được sản xuất ở Mỹ là từ Oregon. Lâm nghiệp và những ngành công nghiệp có liên quan như sản xuất gỗ xe bột giấy, giấy, gỗ dán và đồ gỗ mang lại gần 1/3 thu nhập cá nhân từ công nghiệp.
    Khu vực rừng của Oregon chiếm khoảng 11,1 triệu hecta, hoặc hơn 2/5 tổng diện tích đất của bang. Hầu hết gỗ được buôn bán là từ phần phía Tây của bang, nơi mà gỗ linh sam Douglas chiếm hầu hết vụ mùa hàng năm. Ở khu vực phía Ðông bắc của bang, thông Ponderosa là cây gỗ chính.
    Khai thác mỏ:
    Một số khoáng sản kim loại, gồm nickel, thủy ngân, vàng, bạc và đồng được sản xuất với số lượng lớn. Những cuộc đổ xô đi tìm vàng ở mức độ nhỏ vào những năm 50 của thế kỷ 19 tạo ra một vài thành phố giàu lên nhanh chóng. Hầu hết các mỏ đã được khai thác hoặc giảm sản lượng hoặc bị đóng cửa do điều kiện thị trường.
    Trong số những khoáng sản có giá trị nhất trong nền kinh tế của Oregon là đá, cát và soỉ, vôi, đá bọt. Dung nham bazan phố biến là một nguồn tốt cho đá nghiền. Ðá bọt, trong lĩnh vực sản xuất Oregon chiếm hàng đầu trong nước, dồi dào ở khu vực trung tâm của bang. Oregon chiếm vị trí thứ hai trong nước trong việc sản xuất khoáng chất diomit, một loại đá phấn được tạo thành từ những bộ xương tảo cát hóa thạch và thường được sử dụng như là một chất mài mòn hoặc như là một nguyên liệu cho việc lọc nước. Bang cũng sản xuất semiprecious ghemstone, gồm đá mã não, opal, ngọc thạch anh và gỗ hóa thạch.
    Sản xuất chế tạo:
    Những công ty hàng đầu trong các ngành công nghiệp có sản phẩm từ gỗ là các công ty nắm giữ việc chế tạo những nguyên liệu như gỗ xe, gỗ dán, và bột giấy từ gỗ cũng như những thành phẩm như nhà di động, tủ gỗ và hộp gấp được. Một ngành kinh tế tăng trưởng nhanh là sản xuất các thiết bị điện và điện tử. Một số công ty kỹ thuật cao ở khu vực trung tâm Portland trong suốt những năm 90, chủ yếu sản xuất chất bán dẫn, máy vi tính hoặc các sản phẩm có liên quan đến vi tính. Vào giữa những năm 90, ngành tạo thiết bị điện và điện tử thách thức ngành công nghiệp chế biến gỗ thống trị lâu đời trong việc giữ vai trò lãnh đạo nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến gỗ vẫn là một ngành cần thiết cho toàn bộ nền kinh tế Oregon.
    Nhiều nhà máy chế biến ở những nơi khác của bang được dành cho ngành công nghiệp gỗ, nhưng cũng có các ngành khác, chẳng hạn nhà máy chế tạo nhôm ở sông Columbia. Các ngành công nghiệp khác gồm chế tạo máy móc công nghiệp, chế biến gỗ, xây dựng và thiết bị sử dụng trong ngành mỏ; các ngành sản xuất dụng cụ, gồm thiết bị đo điện cũng như các thiết bị nha khoa và y khoa và đồ dùng văn phòng; các thiết bị in ấn; và ngành công nghiệp kim loại chủ yếu, gồm lò hơi và nhà máy luyện thép, xưởng đúc thép và nhà máy chế tạo nhôm.
    Ðiện:
    Hơn 4/5 năng lượng điện được sản xuất ở Oregon là từ các nhà máy thuỷ điện. Oregon đứng hàng thứ 2 trong nước trong lĩnh vực sản xuất năng lượng thuỷ điện, chỉ sau Washington. Khoảng 1/5 điện được cung cấp cho bang là từ những thiết bị đốt cháy các chất đốt đã hoá thạch, chủ yếu là than đá và khí đốt thiên nhiên. Nhà máy năng lượng hạt nhân duy nhất của bang, gần Rianer trên vùng thấp hơn của Columbia đã bị đóng cửa.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG:
    Nằm gần biển, Oregon có thuận lợi do những người chuyên chở hàng hóa vào cảng Coos Bay và các cảng khác ở sông Columbia. Các sà lan cũng sử dụng các cảng ven biển nhỏ hơn như Tillammok, Newport, Florence, Reedport, Gold Beach và Brookings.
    Oregon có 149.723 km đừơng cao tốc, Trong đó 1170 km nằm trong hệ thống đường cao tốc giữa các bang thuộc liên bang. Ðường Bắc ?" Nam chính là đường số 5, và đường Ðông ?" Tây chính là đường số 84. Hai đường này gặp nhau ở Portland.
    Khoảng 3988 km đường xe lửa phục vụ cho Oregon. Gần 13 tấn hàng hóa giao nhận có nguồn gốc từ bang được làm từ gỗ như gỗ xẻ và giấy. Bang có 396 sân bay, nhiều nơi trong số đó là các sân bay tư nhân loại nhỏ. Sân bay chính ở Portland.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH:
    Thành phố lớn nhất là Portland có 437.319 người. Eugene, ở Lane County, là thành phố lớn thứ hai với dân số nội thành là 112.669. Tiếp giáp với Eugene và Springfield, với dân số là 44.683. Thành phố lớn thứ 3 ở Oregon là thủ đô Salem, với dân số là 107.786. Các thành phố khác gồm Medford, dân số 46.951; Corvallis, dân số 44.757; Albany, dân số 29.462; Bend, dân số 20.469

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC ?" VĂN HÓA:
    Giáo dục:
    Luật bắt buộc đi học được miễn học phí từ 7 đến 18 buổi. Khoảng 6% trẻ em của bang học ở các trường tư.
    Oregon đã chi khoảng 5250 USD cho việc giáo dục trên mỗi sinh viên, so với mức trung bình của quốc gia là vào khoảng 5.310 USD. Tuy nhiên, ngân sách dành cho giáo dục giảm do mức thuế được các cử tri chấp thuận một vài năm trước đó. Có 19,2 sinh viên trên một thầy giáo, làm cho tiểu bang ở vị trí 5 bang đứng cuối trong nước về mức lớp trung bình. Trong số những người trên 25 tuổi của bang, gần 82% đã có bằng tốt nghiệp cao trung học. làm cho bang nằm trong số 5 tiểu bang dẫn đầu của quốc gia về thành tích giáo dục.
    Giáo dục cao hơn:
    Hầu hết các viện dành cho việc học cao hơn nữa trong những ngày đầu được thành lập bởi các tổ chức tôn giáo. Ðầu tiên ở Far West và Viện Oregon được xây dựng năm 1842 ở Salem và sau đó được đổi tên thành Viện Ðại học Willammatte. Viện đại học Lewis & Clark (1867) ở Portland là trường lớn nhất trong số các trường do nhà nước quản lý, và Viện đại học Portland
    (1901) là trường lớn nhất trong số các trường tư nhân.
    Một Viện Ðại học được nhà thờ ủng hộ tại Corvallis được chọn là Viện Ðại học nông nghiệp của bang năm 1868 và sau đó phát triển thành Viện Ðại học bang Oregon. Viện Ðại học Oregon được thành lập năm 1873, mở cửa năm 1876 tại Eugene; các trường nha khoa, y khoa và y tá của viện ở Portland được tổ chức lại năm 1974 thành Vịên Ðại học Y Khoa Oregon. Hai Viện Ðại học kể trước và Viện Ðai học Portland (1946) là những trường lớn nhất trong hệ thống giáo dục cao của bang, cũng gồm các Viện Ðại học ở La Grande, Monmouth, và Ashland và Viện công nghệ Oregon ở Klamath Falls.
    Thư viện:
    Sự phát triển của các thư viện ở Oregon bắt đầu năm 1842 với thư viện cho mượn sách về nhà ở Oregon City. Hiện nay là thư viện lớn nhất của bang. thư viện bang ở Salem được thành lập năm 1905 đã đưa ra cách mở việc sử dụng rộng rãi thư viện lưu động và cho mượn sách qua thư. Hiện nay bang có 124 thư viện phục vụ cho dân cư. Mỗi năm các thư viện luân chuyển trung bình 9,4 quyển sách cho mỗi người dân, một trong những tỷ lệ cao nhất nước.
    Viện bảo tàng:
    Cùng với thư viện, Viện Oregon Historical Society triển lãm những liên quan đến lịch sử của miền Viễn Tây. Ngay từ đầu năm 1892, Portland đã thành lập Viện bảo tàng Nghệ thuật Portland và một trường nghệ thuật lớn. Viện Ðại học Oregon ở Eugene có một viện bảo tàng nghệ thuật. Viện bảo tàng khoa học và công nghiệp Oregon là trung lâm khoa học được sự ủng hộ của bang ở Portland. Một vài viện bảo tàng như Viện bảo tàng Fort Dalles và Viện bảo tàng Heritage ở Independence có những buổi triển lãm văn hóa và sáng chế của Mỹ.
    Truyền thông:
    Báo chí ở Pacific Northwest bắt đầu với sự phát hành Oregon Spectator năm 1846 ở Oregon City tờ báo đầu tiên được xuất bản ở phía Tây Rocky Mountains. Oregon có 20 tờ nhật báo, Oregon có 77 đài phát thanh bằng radio sóng AM và FM và 22 đài truyền hình.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NHỮNG SỰ KIỆN HÀNG NĂM:
    Một trong những sự kiện quan trọng nhất của Oregon là cuộc chạy vòng quanh để đồn súc vật ở Pendleton vào tháng 9. Hàng ngàn du khách và nhiều người tham gia bị cuốn hút đến cuộc đua tài nảy mỗi năm, với sự phục hồi những phong cảnh lộng lẫy của khu người Mỹ chính gốc và Old West. Cũng nổi tiếng tương tự là liên hoan Shakespear ở Ashland, từ tháng 7 cho đến Ngày Lao động, những vở kịch của Shakespear được trình chiếu ở nhà hát Elizabeth, một kiểu nhà hát Globe nguyên gốc ở Luân Ðôn. Mỗi tháng 6, Portland tổ chức một lễ hội hồng với một cuộc diễu hành và những con thuyền được trang trí màu hồng. Hội chợ bang được tổ chức sớm ở Salem vào tháng 9, và các cuộc đua tài được tổ chức ở những thành phố khác nhau trong suốt mùa hè và mùa thu. Vào mùa đông tuyết phủ dầy những dãy núi tạo ra điều kiện lý tưởng cho những ngày hội mùa đông lớn là những cuộc tranh tài trượt tuyết. Những lễ hội tại những vùng đất dành riêng cho người Mỹ chính gốc được mở rộng rãi.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN:
    Chính quyền địa phương:
    Trong hầu như 36 hạt của Oregon, bộ phận hành chính là hội đồng hạt gồm 3 đến 5 thành viên, hầu hết được bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm. 8 hạt tuân theo luật địa phương được phép áp dụng vào năm 1958 bởi một sự thay đổi trong hiến pháp cho phép họ chọn hình thức chính quyền của riêng mình. Sự cho phép sử dụng luật địa phương như thế mở rộng đến nhiều thành phố. Những thành phố lớn nhất có hình thức hội đồng thị trưởng, nưhưng một số lại có người qủan lý thành phố.
    Ðại biểu quốc gia:
    Oregon bầu ra hai thựơng nghị sĩ và 5 đại biểu vào Quốc hội Mỹ. Bang có 7 lá phiếu trong việc bầu cử tổng thống.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NHỮNG PHÁT TRIỂN HIỆN NAY:
    Trong suốt quá trình lịch sử của mình, cho đến nay nền kinh tế của Oregon vẫn gắn liền vơí môi trường thiên nhiên. Ba nguồn thu nhập hàng đầu là nông nghiệp, lâm sản và du lịch.
    Năm 1990 loại cú có đốm ở phía Bắc, sống ở nhiều khu rừng của Pacific Northwest, được liệt kê là những loài bị đe dọa bởi các cơ quan liên bang. Những nỗ lực để bảo vệ chim cú và các loài khác đã dẫn đến sự giới hạn việc đốn gỗ ở Oregon và Washington và làm nổi lên những năm tranh cãi về chính trị và kinh tế giữa các chuyên gia môi trường và các xí nghiệp ngành công nghiệp gỗ. Hơn phân nửa rừng của Oregon là rừng công cộng.
    Du lịch tiếp tục phát triển. Các du khách luôn đến để ngắm cảnh đẹp và vui chơi với những trò giải trí ngoài trời của bang.
    Các doanh nghiệp sản xuất mới nhất trong lĩnh vực công nghệ cao, chẳng hạn điện tử và công nghệ vi sinh. Trong suốt và sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều công ty đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ cao đã thiết lập công ty ở Oregon. Sau này, nhiều công ty địa phương và công ty nước ngoài kéo đến Oregon tham gia với các công ty này do giá đất không đắt đỏ và lực lượng lao dộng có năng lực được giáo dục, và môi trường chính trị phụ thuộc vào kinh tế.
    Thương mại quốc tế đã dần dần trở nên quan trọng trong đời sống kinh tế của Oregon. Ngày nay, Úc, Canada và Mexico là 3 nước dẫn đầu trong xuất khẩu đến Oregon trong khi đó Nhật Bản, Ðài Loan và Hàn Quốc là những quốc gia chính cho hàng xuất khẩu của Oregon.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:19 ngy 18/11/2004
  6. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    PENNSYLVANIA
    Pennsylvania, một trong các bang ở Middle Attantic, và là một trong 13 bang đầu tiên của Mỹ, gia nhập vào Liên bang, vào ngày 12/12/ 1787, là bang thứ hai gia nhập sau Delaware. Với 6 bang ở phía Bắc và 6 bang phía Nam, Pennsyvania là vị thế chủ chốt của các bang. Harrisburg, là thủ phủ của Pennsylvania, còn Philadelphia là thành phố lớn nhất của bang.
    Pennsyvania có diện tích là 118.515 km2, bao gồm cả 492 km2 các vùng biển nội địa và 1940 km2 của hồ Erie là vùng bang có quyền pháp lý. Ở mức tối đa, Pennsyvania đo được là 302 km từ Ðông sang Tây và 254 km từ Bắc xuống Nam. Ở phía Bắc bang giáp New York và hồ Erie, phía Ðông giáp New York và New Jersey, phía Nam giáp Daleware, Maryland và phía Tây bang Virginia và phía Tây giáp phía Tây Virginia và Ohio.
    Dân cư:
    Dân số Pennsyvania là 11.861.643 người với khoảng 100 người/km2.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ:
    Có khoảng 6.285.000 người có việc làm ở bang. Trong khi ngày nay, ngành chế tạo là một khu vực kinh tế quan trọng của Pennsylvania, có số lao động chiếm 15% tổng lực lượng lao động của bang, thì số lượng công nhân lớn nhất hiện nay được tuyển dụng là làm trong các khu vực dịch vụ. Khoảng 31% lao động trong tổng lực lượng lao động làm việc trong khu vực dịch vụ bao gồm các hoạt động như các dịch vụ kinh doanh, giải trí, giáo dục, luật pháp, chăm sóc y tế và vui chơi, 22% lực lượng lao động là trong ngành bán buôn sỉ và lẻ. Số lao động còn lại thì 7% làm việc về tài chính, bảo hiểm và bất động sản; 5% trong xây dựng; 5% trong giao thông và các dịch vụ công cộng; 2% trong nghề nông (bao gồm cả các dịch vụ về nông nghiệp), lâm nghiệp và đánh bắt cá; và gần 1% trong ngành khai thác mỏ, 20% lực lượng công nhân của Pennsylvania được tổ chức thành công đoàn.
    Nông nghiệp:
    Có 51.000 nông trại ở Pennsylvania. Trong số đó, gần một nửa nông trại có doanh thu hàng năm hơn 10.000 đô la; Còn các nông trại còn lại thường làm các hoạt động phụ nhằm hỗ trợ cho các nhà điều hành để nắm giữ các công việc khác. Các vùng đất nông trại chiếm 3,2 triệu hecta và trong số đó 3/4 là đất trồng cây nông nghiệp. Phần đất còn lại gần như là đồng cỏ.
    Bang được xếp loại là một trong những nơi sản xuất sữa, các sản phẩm từ sữa, bơ, gia súc và trứng hàng đầu quốc gia.
    Pennsylvania cũng trồng một số cây đặc sản nông nghiệp. Ở xung quanh các tỉnh Avondale và Kennett Square ở phía Ðông Nam, nhiều chủ nông trại trồng nấm rơm bên trong các nhà kính có thể điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ được. Nấm đã trở thành một loại cây trồng quan trọng ở bang.
    Lâm nghiệp:
    Các ngành công nghiệp liên quan đến rừng là ngành chế tạo gỗ bột giấy, trang trí bằng gỗ, đồ đạc và ngành chế biến gỗ cho hóa học. Các xưởng thuộc da sử dụng axit từ vỏ cây để thuộc da cho tốt. Các nhà máy gỗ hóa học sử dụng các cây nhỏ và thấp sau khi đã chặt hết các cây lớn hơn thì nằm ở phía Tây Bắc. Mặc dù ngành này còn nhỏ, nhưng Pennsylvania vẫn là nơi sản xuất các chất hóa học gỗ hàng đầu (wood chemicals).
    Khai thác mỏ:
    Pennsylvania vẫn luôn đứng ở thứ hạng cao trong số các quốc gia sản xuất khoáng sản của quốc gia. Bang có các nguồn dự trữ than đá lớn và là bang sản xuất dầu lâu đời nhất của thời đại công nghiệp này. Ðá vôi, cát và sỏi , đất sét và than bùn cũng được khai thác với số lượng đáng kể. Tuy nhiên, nhiên liệu vẫn giữ tầm quan trọng hàng đầu, than đá, dầu và khí tự nhiên đã chiếm khoảng 2/3 giá trị sản lượng khoáng sản khai thác được.
    Than đá:
    Trong hơn 2 thập kỷ Pennsylvania đã sản xuất hầu như toàn bộ than ăng-tra-xít khai thác được ở Mỹ và sản xuất than có chứa nhựa đường nhiều hơn so với bất kỳ một bang khác nào. Trong nhiều thập nien, bang và đã dẫn đầu cả nước về sản lượng than đá sản xuất ra, nhưng hiện nay lại đứng hàng thứ 4 (sau Wyoming, Kentucky và West Virginia).
    Than đá để lấy nhựa đường, là loại than mềm hơn, dễ khai thác hơn và rẻ hơn so với loại than ăng-tra-xít, có ở khắp phía Tây Pennsylvania. Phần lớn loại than đá này được sử dụng để làm than cốc cho các lò luyện cao ở các xưởng luyện sắt và thép. Sản lượng sản xuất ở Pennsylvania đã giảm từ hơn 160 triệu mét tấn một năm trong suốt giai đoạn chiến tranh thế giới lần 1 xuống còn khoảng 80 triệu mét tấn một năm vào những năm dầu 1970. Vào những năm đầu 1990, sản lượng này chỉ còn là 54 triệu mét tấn.
    Dầu và khí thiên nhiên:
    Giếng dầu thương mại đầu tiên của thế giới được khoan là ở Titusville, ở Phía Tây Bắc Pennsylvania vào năm 1859. Trong suốt những giai đoạn sau của thế kỷ 19. Pennsylvania là bang sản xuất dầu hàng đầu của cả nước. Sản lượng tối đa đã đạt được vào năm 1891 là 31 triệu thùng. Khi bang không còn được xem là bang sản xuất dầu ở thứ hạng cao nữa thì ở bang vẫn còn nhiều người dự trữ dầu chưa sử dụng hết. Trong khi dầu đã từng là một sản phẩm chính thì giá trị của khí tự nhiên được khai thác vào những năm đầu 1990 tăng lên 10 lần so với giá trị dầu mỏ chế biến được. Vào thời điểm này, sản lượng khí tự nhiên hàng năm là khoảng 3.7 triệu m3.
    Các khoáng sản khác:
    Ðá vôi có ở rải rác khắp các miền Ðông Nam và miền Trung Pennsylvania. Pennsylvania là một trong các bang sản xuất xi măng lớn nhất của cả nước. Xỉ là chất thải ra của ngành công nghiệp thép được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất các vật liệu xây dựng. Ðất sét có ở rải rác khắp bang và được làm những sản phẩm như ngói, ống cống và các vật liệu chống nhiệt trong các lò luyện công nghiệp.
    Ngành chế tạo:
    Chế biến thực phẩm hiện nay là ngành hàng đầu của bang. Pennsylvania là bang sản xuất chocolate và các sản phẩm làm từ ca cao hàng đầu của cả nước và ở hạng cao về sản xuất kem ăn, khoai tây chiên, bánh quy cây xúc xích và nấm đóng hộp.
    Dù có sự giảm sút về ngành công nghiệp thép trên toàn quốc nhưng Pennsylvania vẫn sản xuất thép nhiều hơn so với các bang khác, và ngành công nghiệp kim loại quan trọng này là ngành công nghiệp đóng góp trong từng sản phẩm trong bang lớn thứ hai. Ngành công nghiệp sắt thép được thành lập đầu tiên là ở phía Tây Nam Pennsylvania gần các trầm tiến quặng sắt của bang. Khi than cốc được chế tạo từ loại than lấy nhựa đường thay thế cho loại than củi để làm nhiên liệu trong các lò cao, thì ngành công nghiệp này dời sang phía Tây bởi vùng Pittsburgh.
    Ngành công nghiệp sắt thép hỗ trợ ở Pennsylvania là các nhà máy nằm rải rác ở khắp bang chế tạo ra hàng năm các sản phẩm bằng kim loại, gồm máy móc công nghiệp, nông cụ, các xe hơi chạy đường sắt (Railroad cars) và các thiết bị, than xe hơi và các bộ phận, các công cụ khoa học, các dụng cụ và đồ ngũ kim, và các ống và hệ thống ống bằng kim loại. Philadelphia là bang sản xuất các sản phẩm kim loại giả, thiết bị chuyên chế, thiết bị điện và tất cả các loại máy móc quan trọng.
    Các ngành chế tạo hàng đầu khác Pennsylvania bao gồm ngành công nghiệp hóa chất, chủ yếu là các nhà máy lọc dầu mỏ, ngành in ấn và phát hành báo chí, với hàng trăm nhà xuất bản các loại báo, các tạp chí định kỳ và các sách; ngành chế biến giấy với các sản phẩm tạo ra như các hộp giấy gấp nếp (corrugated boxes) và các sản phẩm giấy vệ sinh; các nhà máy chế tạo , các bộ phận điện dùng trong động cơ; và các ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị chuyên chở bao gồm thiết bị máy bay, đường ray, các bộ phận xe gắn máy và các thiết bị sử dụng trong không gian.
    Vùng thành phố Philadelphia, nơi đã từng là trung tâm chế tạo chủ yếu của bang thời thuộc địa có hơn 7.000 nhà máy sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm với vải dệt, quần áo và các sản phẩm kim loại quan trọng hàng đầu. Nghề in ấn và phát hành báo chí, lọc dầu mỏ, và lọc đường cũng là các ngành công nghiệp quan trọng. Pittsburgh là nơi chế tạo quan trọng các hàng hóa kim loại thứ yếu, các hóa chất, các sản phẩm thủy tinh và đất sét, và các thực phẩm chế biến. Các vùng công nghiệp quan trọng khác gồm Scranton và Wilkes - Barre, là vùng gồm 3 thành phố Easton, Allentown, và Belhlehen
    Hệ thống điện:
    Trong số lượng điện được phát ở Pennsylnia vào giữa những năm 1990, thì 3/5 lượng điện này là do các nhà máy năng lượng chạy bằng hơi nước đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than cung cấp, còn lại 2/5 là do các nhà máy năng lượng hạt nhân cung cấp.
    Du lịch:
    Ngành du lịch gần như là ngành công nghiệp duy nhất ở vùng Pocono Mountains, là một vùng nghỉ mát nổi tiếng lâu đời: Ở những vùng rừng lởm chởm hơn của Alleghenies, một số vùng nghỉ mát mùa hè và mùa đông đã được phát triển, bao gồm một số nơi nghỉ trượt tuyết. Ngoài ra, Pennsylvania còn có nhiều nơi di tích lịch sử, thu hút hàng triệu du khách đến tham quan hàng năm.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG:
    Ba đường thủy tàu bè có thể qua lại quan trọng của bang là sông Delware, sông Ohio và Hồ Eric đã giúp Pennsylvania trở thành một trung tâm giao thông và thương mại quan trọng từ thời thuộc địa.
    Philadelphia, với cảng nội địa hoàn hảo của nó đỉnh trên của vịnh Delaware, đứng hàng thứ 14 trong số các cảng của Mỹ về tổng dung tích hàng chuyên chở bằng tàu và đứng hàng thứ 18 về ngoại thương.
    Pittsburgh, một trung tâm thương mại quan trọng về công nghiệp nặng ở phía Tây Nam Pennsylvania, là một trong những cảng nội địa hoạt động tấp nập nhất của cả nước. Do các dòng chảy của dòng sông Ohio chảy về phía Tây về Trung Tây (Mid-west) và vùng phía Nam, nên toàn bộ hệ thống đường thủy nội địa của Mỹ đều có thể đi đến được vùng Pittsburgh.
    Vào đầu những năm 1990, Pennsylvania có các đường xe lửa riêng rẻ hơn so với các bang khác chạy trên các con đường trải rộng 8613 km. Gần 2/3 khối lượng hàng hóa chuyên chở từ trong bang là than đá. Vào giữa những năm 1990 bang có một mạng lưới đường cao tốc dày đặc dài 188.349 km; bao gồm cả 2556 km đường cao tốc trong bang của liên bang. Con đường cao tốc có thu lệ phí Pennsylvania, là đường siêu tốc đầu tiên được xây dựng ở Mỹ, trải dài hết bang.
    Pennsylvania có 774 sân bay, và phần lớn các sân bay này là của tư nhân. Trong số các sân bay thương mại thì sân bay ở Pitts - burgh và Philadelphia là hai sân hay có mật độ khách đông nhất, lượng khách di chuyển giữa hai sân bay này là gần 16 triệu khách mỗi năm.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH:
    Philadelphia là một thành phố hàng đầu của Pensylvania từ khi nó được hình thành cách đây 3 thế kỷ. Với số dân là 1.585.577 người, philadelphia đứng hàng thứ 5 sau thành phố New York, Los Angeles Chicago và Houston.
    Pittsburgh có số dân dự đoán là nơi ở của 2.406.000 người các thành phố lớn khác của Pennsylvania theo các số liệu dân số năm 1990, là Eric
    (108.718 người), Allentown (105.090 người). Scranton (81.805 người), Reading (78.380 người), Bethlechem (71.428 người), Lancaster (55.551 người ), Harisburg (52.376 người), Altoona (51.881 người ),Wilkes Barre (47523 người) và York (42.l92 người).
    GIÁO DỤC:
    Pennsylvania đã chi ra khoảng 6.800 đô la và ngành giáo dục tính trên mỗi sinh viên, so với mức trung bình của cả nước là 5510 đô la. Trung bình cứ mỗi thầy giáo là có 17 sinh viên và quy mô một lớp trung bình ở bang gần với qui mô một lớp của cả nước. Trong số những người lớn hơn 25 tuổi ở bang thì gần 75% có bằng tốt nghiệp trung học, và một lần nữa con Số này gần với chuẩn mực cuả quốc gia.
    Giáo dục Ðại học:
    Vào giữa những năm 1990, Pennsylvania có 65 học viện công lập và 154 học viện tư về bậc đại học. Trường Ðại học bang Pennsylvania (thành lập vào năm 1855) ở khu công viên Ðại học là một trường đại học được cấp
    đất và được tài trợ một phần từ các quỹ của bang. Các trường đại học khác gồm Trường đại học Pittsburgh ( 1787) và trường Ðại học Temple (1884 ), là hai trường có liên hệ với bang và nhận được sự tài trợ của bang. Hệ thống Ðại học của bang gồm 14 trường đại học do bang sở hữu toàn bộ. Trường đại học Pennsylvania có nguồn gốc là một trường từ thiện được thành lập ở Philadelphia vào năm 1740, đó là một tổ chức tư nhân được sự hỗ trợ của nhà nước. Vào năm 1765, trường này đã mở một trường trung học y tế đầu tiên ở Mỹ và sau này trở thành trường đại học đầu tiên của cả nước.
    Thư viện:
    Thư viện Company hiện nay là một trung tâm nghiên cứu với một bộ sưu tập xuất sắc các sách hiếm và các sách nói về toàn bộ nước Mỹ. Pennsylvania có 448 hệ thống thư viện được hỗ trợ về thuế với lưu lượng sách lưu hành hàng năm tính trên đầu mỗi cư dân là 4.7 cuốn. Ở đây cũng có rất nhiều các thư viện của ưtrường học và trung học. Các hệ thống thư viện của Philadelphia và Pittsburgh được xếp hạng là một trong những hệ thống thư viện lớn nhất quốc gia.
    Bảo tàng:
    Các bảo tàng nổi bật ở Philadelphia gồm Viện bảo tàng khoa học Viện Franklin, là nơi chuyên nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Học viện Khoa học tự nhiên là một viện khoa học lâu đời nhất so với các học viện khoa học khác. The University of Pennsylvania Museum of Archaeology and Anthropology thì chuyên nghiên cứu về con người và có các đồ tạo tác từ các nền văn minh cổ đại và từ các bộ lạc người Mỹ Bản xứ ở phía Nam và Bắc Mỹ. Trường Ðại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh có một bảo tàng khoa học tự nhiên nổi tiếng và một phòng trưng bày nghệ thuật chính. Viện Bảo tàng bang của Pennsylvania ở Harrisburg chuyên về nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học của bang.
    Mỹ, từ thời thuộc địa cho tới bây giờ Viện Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, được thành lập vào năm 1876 có các bộ sưu tập tranh, tượng điêu khắc và thảm thêu nổi tiếng từ Châu âu, Châu Mỹ và Ðông á đặc thù của một số thời kỳ. Viện Bảo tàng Nghệ thuật Carnegie của Pittsburgh được thành lập vào năm 1895, có một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu mang tính quốc tế về nghệ thuật đương đại. ''''Irung tâm lịch sử vùng Pittsburgh của Thượng Nghị sĩ John Heins (The Senator John Heins Pittsburgh Regional History Center) thành lập vào năm 1996 và là viện bảo tàng mới nhất ở thành phố.
    Truyền thông:
    Tờ nhật báo Mỹ đầu tiên, tờ Pennsylvania Post and Dail Advertiser, được phát hành ở Philadelphia vào năm 1783. Pennsylvania có 86 loại nhật báo với số lượng lưu hành hơn 3 triệu. Pennsylvania có 174 trạm phát thanh sóng AM và 213 trạm phát thanh sóng FM và 44 hãng truyền hình.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN:
    Chính quyền địa phương:
    67 hạt của Pennsylvania hình thành các đơn vị địa phương chính quyền căn bản. Phần lớn các hạt đều bị quản lý bởi một Ban Hội đồng viên gồm 3 thành viên, là những người cũng được bầu cử cho nhiệm kỳ 4 năm một lần. Có gần 970 thị trấn ở bang, phần lớn các thị trấn này là các cộng đồng đô thị nhỏ.
    Ðại diện quốc gia:
    Pennsylvania bầu ra hai thượng nghị viện Mỹ và 21 thành viên của Hạ Nghị viện Mỹ. Tổng cộng bang có 23 phiếu bầu tổng thống.
    PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
    Mặc dù ngành công nghiệp thép đang gặp phải thời kỳ khó khăn ở những năm cuối 1970 và 1980 do cuộc khủng hoảng và cạnh tranh nước ngoài, nhưng Pennsylvania vẫn đứng đầu cả nước về sản xuất thép. Các ngành chế biến thực phẩm, chế tạo và các ngành dịch vụ đã mọc lên và phát triển mang tính chất quan trọng cho nền kinh tế của bang.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:20 ngy 18/11/2004
  7. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    RHODE ISLAND
    Rhode Island, bang phía Ðông Bắc Hoa Kỳ ở New England, được công bố là bang của Rhode Island và các đồn điền Providence.
    Rhode Island ban đầu phát đạt nhờ biển. Vịnh Narragansett, có vài cảng tốt nhất ở trên bờ biển Ðại Tây Dương, che chở cho các tàu buôn, những người buôn nô lệ và thậm chí cả tàu cướp biển. Với sự suy giảm các lợi nhuận cao từ thương mại hàng hải. Rhode Island quay vào sản xuất những năm 1790. Sự phát triển sản xuất hàng dệt, cùng với các sản phẩm kim loại, máy móc, nữ trang, và đồ bằng bạc dẫn đến sự tập trung công nghiệp dân số, Rhode Island đã trở nên thành phố có chủ quyền. Tuy nhiên còn vẻ đẹp không bị phá hỏng nhiều ở các đảo và các vịnh nhỏ cảu vịnh Narragansett, ở các vùng nước mặn và đầm lầy muối của bờ biển Ðại Tây Dương, và ở các đồi cuộn tròn của đảo Block, khoảng 16 km ngoài biển.
    Ngày 4/5/1776 Rhode Island trở thành bang đầu tiên trong số 13 thuộc địa đầu tuyên bố sự độc lập của nó từ Great Britain. Providence là thủ phủ của Rhode Island và là thành phố lớn nhất.Tên riêng của bang là The Ocean State.
    Diện tích của bang là 1862 km2.
    Dân cư .
    Rhode Island xếp hàng thứ 43 ước lượng dân số là 1.005.984 người. Mật độ trung bình 315 người/km2, cao thứ hai ở Mỹ, chỉ sau New Jersey.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ:
    Với ngành công nghiệp chính của Rhode Island ngày nay, bao gồm ngành kim loại, sản xuất hàng dệt, sản suất y phục, đồ nữ trang, đã có trước năm 1800.
    Khoảng 528.000 người có việc làm Rhode Island. 33% công việc là công nghiệp dịch vụ bao gồm các công việc từ văn phòng đến sửa chữa ô tô. Buôn bán lẻ và sỉ là 20%; 17% trong ngành sản xuất; 14% trong chính quyền liên bang, bang, và địa phương, bao gồm những người trong quân đội; 7% trong ngành tài chính, bảo hiểm hay bất động sản; 4% trong ngành xây dựng; 3% trong ngành vận chuyển hay các phương tiện công cộng; 1% trong nghề nông (bao gồm các ban, Sở nông nghiệp), lâm nghiệp hay ngư nghiệp và nghề khai mỏ. Khoảng 16% công nhân của Rhode Island là thành viên của liên đoàn lao động.
    Nông nghiệp:
    Có khoảng 690 nông trại ở bang. Ðất nông trại chiếm 25.500 hecta, ít hơn 1/10 đất của bang. 1/2 đất ở nông trại là đất hoa màu còn lại là đồng cỏ và đất rừng. Nhiều thu nhập nông trại Rhode Island có từ việc buôn bán các sản phẩm nhà kính và vườn ươm. Ít hoa màu được trồng ở bang, cỏ khô và khoai tây có giá trị nhất. Trái cây, đặc biệt là táo, cũng được trồng. Sản phẩm gia súc chủ yếu là sữa và trứng. Rhode Island về sản lượng nông nghiệp xếp hạng gần cuối so với các bang khác, chỉ có Alaska sản xuất ít hơn nó.
    Ngư nghiệp:
    Trong những năm gần đây, tôm hùm quan trọng nhất, khoảng 1/4 giá trị tổng đánh bắt của bang. Các việc đánh bắt quan trọng khác là mực ống, và điệp. Các loài cá thương mại quan trọng bao gồm cá whitung biển. Mackerel , Angler, Scup, Buterfish, fluke, cod, cá chim, gelowtail và cá ngừ. Cá nước ngọt được bắt để tiêu khiển bao gồm cá bass đen, cá pecca vàng và trắng, cá brook, rainbow và cá hồi nâu.
    Sự sản suất:
    Sản xuất kim hoàn và đồ bằng bạc là công nghiệp hàng đầu của Rhode Island. Bang là một trung tâm quan trọng về sản lượng cả hai mặt hàng y phục, đồ nữ trang quý và cũng là quê hương của các thợ bạc hàng đầu của Mỹ. Sản xuất hàng dệt là ngành hoạt động kinh tế hàng đầu của bang trong nhiều năm, đã suy giảm 1/2 sau thế kỷ 20, nhưng vẫn góp phần quan trọng đối với kinh tế của bang. Nhiều đăng - ten tốt sản xuất ở Mỹ được làm ở Rhode Island. Nhiều sợi, len, vải len xe, sợi tổng hợp hàng hóa đan dệt và các hàng dệt chất lượng cao khác cũng được sản xuất. Ngoài ra, các sản phẩm công cụ như dụng cụ phẫu thuật, trang thiết bị hàng hải; các nhà làm trò chơi đồ chơi trẻ em; các nhà sản xuất các hàng hóa nhựa; công nghệ giả kim, đặc biệt cấu trúc kim loại sử dụng trong xây dựng; các nhà in ấn và các nhà xuất bản; các phần máy móc cho các ngành công nghiệp khác; các hãng đóng tàu và sửa chữa cũng góp phần quan trọng cho công nghiệp bang.
    Ðiện năng.
    Ðiện năng được phát ở Rhode Island từ nhà máy năng lượng chạy bằng hơi nước được cung cấp nhiên liệu bằng dầu hoặc ga thiên nhiên. Công ty điện Narragansett chịu trách nhiệm khoảng 4/5 điện năng của bang.
    Du lịch:
    Rhode Island thu hút du khách vào những bãi biển cát, các nơi lịch sử và các cơ hội giải trí như chèo thuyền và câu cá. Du khách được kéo đến đảo Block và các vùng vận biên khác cũng như thành phố đông người của Newport, lưu ý đến các lâu đài giàu có, vài lâu đài được mở cho khách du lịch.
    GIAO THÔNG:
    Vịnh Narragansett là tuyến đường vận chuyển chính của Rhode Island, tuy nhiên, vận chuyển đường thủy bây giờ tương đối ít quan trọng. Chỉ có một tuyến đường ray chuyên chở hàng hóa hoạt động từ Rhode Island là đường ray vùng Providence và Workester. Rác, phế liệu và hầu hết hàng hóa được chở bằng đường ray và bắt nguồn ở Rhode Island. Xe lửa cũng chở đá, hóa chất và giả kim loại. Dịch vụ xe lửa chở hành khách duy nhất được cung cấp bãi tuyến nối liền Washington - Boston Amtrack mà nối băng qua bang.
    Rhode Island có 9748 km đường, trong đó 113 km là phần hệ thống đường cao tốc trong bang của liên bang.Tuyến đường chính là Interstate 95, băng qua bang từ Ðông Nam đến Ðông Bắc, băng xuyên qua Providence. Tuyến đường lntersate 295 hình thành một vành đai xung quanh thành phố.
    Phi trường của bang Theodore Francis Green nằm ở phía Nam của trung tâm thành phố Providence, là một trong 6 phi trường họat động. Có khoảng 20 phi trường tư nhân ở bang, thích hợp cho các loại máy bay nhỏ.
    Dịch vụ phà quanh năm gĩưa đảo Block và Galiloe, trong các tháng hè cũng có dịch vụ phà gĩưa đaỏ Prudence và Bristol ở vịnh Nanagansett.
    THƯƠNG MẠI:
    Providence và Ðông Providence thành lập một cảng đứng đầu của hàng hải ở vịnh Narragansett. Khoảng 3/4 trọng tải hàng hóa đi về của cảng là sản phẩm chất đốt. Thép, muối, và gỗ xây dựng cũng được nhập. Kim loại vụn là hàng hóa xuất chủ yếu. Hoạt động cảng quan trọng thứ hai ở vịnh là nhập khẩu xe ô tô ở căn cứ hải quân Davisville cũ.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH:
    Các thành phố chính của Rhode Island là Providence,Pawtucket, Warwick, Cranston, và Woonsuket. Provindence, thủ phủ bang, là thành phố lớn nhất có tổng dân số là 160.728 người. Chủ yếu là một trung tâm công nghiệp và giáo dục. Ðồ nữ trang, đồ bạc, và máy móc là các sản phẩm sản xuất chủ yếu ở thành phố. Cranston xếp thứ 3, với dân số 76060 là một trung tâm về in ấn hàng dệt, máy móc, và bình chữa cháy. Pawtucket, với 72644 cư dân thì nổi tiếng như chỗ của xưởng bông và vẫn chủ yếu là trung tâm dệt và đứng đầu thế giới về sản lượng đồ chơi.
    Woonsoket, với dân số 43877 chủ yếu là một trung tâm hàng dệt. Newport, bên ngoài thủ phủ Provindence ?" Pawtucket, có dân số 28227 người và là trung tâm du lịch với du khách lui tới mùa hè chơi thuyền buồm.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC- VĂN HÓA:
    Giáo dục:
    Giáo dục bắt buộc ở Rhode Island cho tất cả trẻ em 6 đến 1 tuổi. Khoảng 13% trẻ em của bang tham dự các trường giáo xứ và các trường tư khác.
    Rhode Island chi khoảng 6.410 USD cho giáo dục của mỗi sinh viên, được so với bình quân quốc gia khoảng 5.310 USD. Có 14,3 sinh viên cho mỗi giáo viên, cỡ lớp trung bình nhỏ thứ 3 trong số các bang, chỉ sau Vermont và Maine. Những người hơn 25 tuổi ở bang, hơn 72% có bằng cấp trung học, dưới trung bình quốc gia.
    Giáo dục cao:
    Học viện lâu đời nhất ở Rhode Island là Ðại học Brown University ở Providence. Trường Rhode Island College, là trường chuyên nghiệp đầu liên ở Rhode Island và được thành lập thứ 7 ở Mỹ. The Rhode Island Selral of Design (1877), cũng được lập ở Provindence giảng dạy nghệ thuật, kiến trúc, hàng dệt. Ở Newport là trường Naval War College của Mỹ (1835) giảng dạy sau Ðại học cho các viên chức trong lực lượng vũ trang của Mỹ và liên minh.
    Bang có 3 học viện công và 11 học viện tư của giáo dục cao.
    Thư viện:
    Thư viện lưu hành bình quân 6,3 quyển sách cho mỗi cư dân mỗi năm. Lớn nhất là thư viện công cộng Providence, bao gồm các bộ sưu tập đặc biệt đáng chú ý về Nội chiến người Mỹ (1861- 1865) và nô lệ, và về in ấn, săn bắt cá voi, văn chương thanh ưthiếu niên và văn hóa Ái Nhĩ Lan.
    Thư viện lâu đời nhất bang là thư viện Redwood ở Newport (năm 1747). Các thư viện Ðại học Brown gồm thư viện John Hay. Các bộ sưu tập của thư viện này bao gồm bộ sưu tập tưởng nhớ Annmary Brown; bộ sưu tập Broadsides, về lịch sử xã hội và chính trị, văn chương, âm nhạc. Bộ sưu tập Harris về kịch và thơ ca Mỹ; các bộ sưu tập viết tay được chú ý bao gồm các tác giả như H.P. Lovecrafl, Henry David Thoreau, và Mile Pola. Thư viện the John D. Rockefeller cũng tại Brown, có những bộ sưu tập đặc biệt về thơ của người Ý Dante Algighieri, lịch sử người Trung Hoa, và văn chương người Anh thế kỷ 18 . Các thành tựu của bang được lưu trữ ở thư viện bang Rhode Island, được đặt ở Providence. Thư viện xã hội lịch sử Rhode Island cũng được đặt ở Providence có các tư liệu phong phú về lịch sử của bang.
    Các viện bảo tàng:
    Trong số các bảo tàng nghệ thuật tốt ở Rhode Island là Rhode Island School of Design. Ở Providence và Bảo tàng nghệ thuật Newport. Có các Bảo tàng lịch sử ở bang bao gồm các bảo tàng được bảo tồn bởi Rhode Island Historical Society, ở Providence, và bởi Newport Historical Society. Rhode Island cũng có nhiều di tích lịch sử và lối cấu trúc. The Slater Mill Historic Site ở Pawtucket là một Bảo tàng lịch sử ngành dệt và nghệ thuật. Nổi bật trong nhóm các tòa nhà có từ thời thuộc địa ở Newport, nơi mà Preservation Society của địa hạt Newport trợ cấp trong việc khôi phục và bảo tồn các cấu trúc quan trọng. Một trong những cấu trúc này là tòa lâu đài nguy nga được gọi The Breakers. Xây dựng năm 1895 như chỗ nghỉ hè cho Cornelius Vanderbilt. Các Bảo tàng khác ở Rhode Island bao gồm Brown University''''s Haffenreffer Museum của Anthropology, ở Bristol gồm các bộ sưu tập nhân loại học và khảo cổ cổ tích học nổi tiếng.
    Truyền thông:
    Tờ báo đầu tiên được xuất bản ở Rhode Island là tờ Rhode Island Gazette, được thành lập vào năm 1732 ở Newport bởi James Franklin, một người anh trai của Benjamin Franklin ?" Jame Franklin. Jr đã thấy sao thủy Newport nổi tiếng năm 1758. Có 6 tờ nhật báo ở bang. Rhode Island có 15 trạm truyền thanh AM. 10 trạm FM và 4 trạm truyền hình.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC SỰ KIỆN HẰNG NĂM:
    Các cuộc thi thể thao là sự kiện hằng năm đáng chú ý của Rhode Island. Lễ hội các môn thể thao mùa dông được tổ chức ở Providence hằng năm suốt tuần lễ đầu tiên vào tháng 3. Cuộc đua thuyền buồm Newport Bermuda được tổ chức hai năm một lần vào tháng 6. The Invitation Block Sound Race của câu lạc bộ thuyền buồm đồi Watch diễn ra ở đồi Watch mỗi tháng 7. Các sự kiện thể thao trong tháng 8 bao gồm The Atlantic Tuna Tournament ở Block Island và cuộc thi đấu tenis quốc tế hàng năm, ở Newport - The Rhode Island Open Sall - Water Fishing Derby diễn ra từ 14 tháng 8 đến 1 tháng 11. Các sự kiện thường niên khác ở Rhode Island là nghi lễ quốc gia của Rhode Island Heritage Month vào tháng 5, cuộc hòa nhạc Povidence Festival Chorus Concert trong tháng 6 và phổ biến là lễ hội Rhode Island Red Chicken Barbecue tại Little Compton vào tháng 7. Lễ hội dân ca được tổ chức tại Newport mỗi tháng 8. The Herritage Day Dow Wow ở Warwick vào tháng 11, đặc trưng cho việc ca, múa, của người Mỹ bản xứ, nghệ thuật và thủ công. The Antique Auto Tour từ Woonsoket đến Westerly diễn ra mỗi tháng 10.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN:
    Chính quyền địa phương:
    Không chỉ chính quyền địa hạt độc lập ở Rhodc Island. Bang được chia thành 5 địa hạt nhưng các địa hạt chỉ phục vụ như các quận tòa án bang. Các đơn vị chính của bang, của chính quyền địa phương gồm 31 thị trấn và 8 thành phố. Hầu hết các thị trấn vẫn có các cuộc mít - ting thị trấn. Một tổ chức có từ thời thuộc địa. Một cuộc họp tài chính thị trấn được tổ chức hằng năm. Hầu hết các viên chức thị trấn được bầu vào ngày bầu cử thường xuyên của bang và phục vụ cho nhiệm kỳ 2 năm. Một số các thị trấn có hội đồng quản lý của chính quyền. Hầu hết các thành phố của Rhode Island có thị trưởng và hình thành hội đồng chính phủ.
    Các đại diện quốc gia:
    Rhode Island bầu 2 thượng nghị sĩ và 2 hạ nghị sĩ Mỹ. Nó có 4 phiếu bầu cử trong các cuộc bầu cử tổng thống.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC SỰ PHÁT TRIỂN GẦN ÐÂY:
    Ông Lincoln Almond, được đưa vào chức thống đốc trong cuộc bầu cử năm 1994. Almond mở chiến dịch trên cương lĩnh chính trị về việc khôi phục sự thật thà và kinh tế chính phủ. Năm 1986, kinh tế của bang hồi phục lại và nạn thất nghiệp rơi xuống mức thấp nhất trong các thập kỷ. Dịch vụ và công nghệ kỹ thuật cao biện minh cho hầu hết sự phát triển trong công việc và thu nhập. Những năm 1980, giá trị bất động sản ở khu vực Providence phát triển nhanh hơn bâts cứ khu vực chính phủ nào khác ở Mỹ.
    Sự tăng vọt kinh tế của Rhode Island giữa những năm 1980 được theo sau bởi một sự sa sút sâu sắc bắt đầu năm 1989. Hệ thống liên hiệp tài khoản ngân hàng của bang sụp đổ, giá trị tài sản lao nhanh xuống, nạn thất nghiệp tăng lên, hàng ngàn công việc sản xuất bị mất. Thậm chí cả trong nghề nữ trang. Giai đoạn khó khăn gây ra dân số của bang, lên đến một triệu trong thống kê năm 1990, hạ xuống dưới điểm đó, thậm chí các cộng đồng người Hispanic và người Ðông Nam Á tăng lên. Sự tăng tiến kinh tế bắt đầu năm 1993 và các dự án xây dựng chính được mở ở trung tâm thành phố Providence bao gồm Waterplace Park, là một khách sạn sang trọng và đường phố thương mại sung túc.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:21 ngy 18/11/2004
  8. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    SOUTH CAROLINA
    South Carolina, bang ở Ðông Nam nước Mỹ, tiếp giáp với Ðại Tây Dương.
    Columbia là thủ phủ của South Carolina và rộng lớn nhất. Tên riêng của bang là Palmetto State.
    South Carolina xếp hàng thứ 40, với diện tích 80.779 km2 bao gồm 2606 km2 đất liền và 186 km2 đường thuỷ ven biển. Và chiều rộng tối đa từ Bắc xuống Nam là 352 km. Ðộ cao trung bình của bang vào khoảng 110 m.
    Dân cư:

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ÐỘNG KINH TẾ:
    Khoảng 1932000 người có việc làm ở South Carolina. 22% có những công việc ở công nghệ dịch vụ như nhà hàng hay trung tâm xử lý dữ liệu.
    21% làm công việc buôn bán sỉ hay lẻ; 20% là sản xuất. 19% ở liên bang, bang, hay chính quyền địa phương bao gồm những người phục vụ trong quân đội; 6% ở những cơ sở xây dựng; 5% trong ngành tài chính, bảo hiểm hay bất động sản; 4% trong ngành vận chuyển hay phục vụ lợi ích công cộng; 3% ở ngành nông (bao gồm những dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp hay ngư nghiệp; và ít hơn 1% là trong ngành khai mỏ; ít hơn 4% công nhân của South Carolina đã được tập hợp thành đoàn thế, tỉ lệ thấp nhất ở nước.
    Nông nghiệp:
    Khoảng 24.000 nông trại ở South Carolina. Chỉ khoảng 1/3 số đó có thu nhập hằng năm hơn 10.000 USD. Ít hơn một nửa người quản lý nông trại thống nhất nghề nông như nghề nghiệp chính của họ và nghề nông là nghề phụ cho những nhà quản lý mà họ đã công việc khác. Ðất nông trại chiếm 2,1 triệu ha ít hơn 3/5 là đất vụ mùa.
    Thuốc lá là nguồn lợi tức hàng đầu từ những vụ mùa, và thu khoảng 1/3 tiền mặt trong vụ mùa mỗi năm. Thuốc lá được trồng đầu tiên ở lãnh địa sông Pee Dee ở phần phía Ðông của bang, dù nó được tìm thấy ở vùng đồng bằng ven biển Ðại Tây Dương trước đó.
    Trong khi bông bị giới hạn trong vùng đồng bằng ven biển bên trong bắp và lúa mì được trồng xuyên suốt bang. Những cánh đồng hoa màu khác bao gồm đậu phộng, lúa mạch đen, lúa miến. Những vụ mùa rau đậu hàng đầu khác bao gồm dưa chuột và khai tây ngọt. Dưa hấu và táo cũng được trồng một cách có lợi . Những sản phẩm rừng là nguồn thu nhập quan trọng khác của nông trại. Gà nướng, trứng và gà tây là nguồn thu nhập gia súc hàng đầu. Trâu, bò, bê, lợn thiến và những sản phẩm bơ sữa cũng quan trọng. Trâu bò và lợn thiến được nuôi với số lượng lớn ở suốt vùng Pied mont và đồng bằng ven biển Ðại Tây Dương.
    Ngư nghiệp:
    Loài sò hến như tôm, cua, hàu và diệp được đánh bắt nhiều ở vùng đại dương South Carolina. Vài loài cá nước ngọt bao gồm cá chình và catfish cũng sanh lợi.
    Lâm nghiệp:
    Rừng ở South Carolina bao phủ hầu như 2/3 bang, rất phong phú. Những cây gỗ mềm, đặc biệt là loại thông đặc, thông lá dài và lá ngắn, là loại cây thương mại chủ yếu. Chúng được sử dụng chính cho gỗ xây dựng và làm bột giấy và giấy.
    Gỗ cứng là những cây sồi, hồ đào, thích hao gồm một khu vực nhỏ hơn, được cắt để sử dụng trong công nghệ đồ gia dụng.
    Khoáng sản:
    South Carolina không có quặng kim loại hay nhiên liệu chính. Tuy nhiên, hàng loạt khoáng sản không kim loại được sản xuất. Ðá nghiền, xi măng và vàng là sản phẩm khoáng sản hàng đầu của bang. Ngoài ra còn có đất sét, cát. Nói chung South Carolina được xếp hàng cao trong số những bang trong sản lượng cao lin, một loại đất sét trắng được sử dụng trong việc làm đồ gốm và giấy. South Carolina cũng là bang sản xuất hàng đầu về Vermiculite mà nó được sử dụng để cách nhiệt và như một phương tiện trồng trọt và vùng được sản xuất nằm ở phía đông sông Mississippi. Những khoáng sản khác được sản xuất bao gồm than bùn, mi - ca và đá quý.
    Nền sản suất:
    Công nghệ hàng đầu ở bang là ngành dệt. Trong số các bang, South Carolina và Georgea có nhiều hãng dệt lớn. Vào giữa thập niên 90, nền sản xuất hàng dệt và y phục thu 1/4 lợi tức cá nhân từ công nghiệp. Công nghệ dệt ở South Carolina có giai đoạn đi xuống vào những năm 80, làm giảm 1/4 nhân công. Nhưng vào giữa những năm 90 dệt bắt đầu ổn định lại dù vài nhà máy vẫn tiếp tục đóng cửa. Hàng đan, sợi và số hàng dệt đã phát triển.
    Những trung tâm dệt hàng đầu là Anderson, Chaleston, Colmbia, Gaffney, Greeville, Greenwood, Laneaster, Rockhill, và Spartanburg. Sản phẩm hóa chất của South Carolina gồm phân bón nông nghiệp, hóa chất công nghiệp và một số sợi tổng hợp khác. Trung tâm đầu não của công nghệ hóa chất bao gồm Anderson, Chaleston, Columbia, Camden, và Rockhill, sản xuất plas- tic và những sản phẩm cao su, phụ tùng xe gắn máy, tụ điện, bạc dạn giấy, giấy cạc tông, báo, máy dệt và vỏ xe.
    Ngành điện:
    Bang có 7 nhà máy điện hạt nhân: 3 ở Seneua, 2 ở Catawba và một ở Hartsville. 1 ở Jenkinsville. Hầu hết ngành điện lực còn lại có nguồn gốc từ nhà máy hơi nước mà nguyên liệu đầu tiên là than. Khoảng 3% là thủy điện.
    Du lịch:
    Du lịch đã trở nên công nghệ quan trọng nhất đứng hàng thứ 3 của South Carolina, và hơn 30 triệu người đã viếng thăm bang hàng năm. Hai phần 3 du khách tập trung thăm vùng bờ biển. Bãi biển Myrlte. Chaleston,đảo Hilton Head là nơi đứng đầu khách đến tham quan.
    GIAO THÔNG:
    Columbia, Chaleston, Greenvile và Spartenburg là trung tâm giao thông đầu não ở South Carolina. Bang có một mạng lưới giao thông liên bang và toàn bộ xa lộ bang là 104.859 km gồm 1.304 km hệ thống các xa lộ giữa các bang.
    Sông Savannah là tuyến đường thủy thông dụng. Tuy nhiên xà lan, tàu du ngoạn và những thuyền lớn hầu hết lưu thông trên tuyến đường của Ðại Tây Dương, tuyến đừơng này được mở rộng dọc theo bờ biển.
    Bang có 3955 km đường sắt. Khoảng 1/2 lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt là sản phẩm lâm nghiệp như gỗ và giấy: Than là sản phẩm chủ yếu được phân phối đến bang bằng xe lửa.
    Bang có 165 phi trường, hầu hết là phi ưtrường tư nhân. Những phi trường chính nằm ở Chaleston, Columbia và Greenville ?" Spartanburg, mặc dù chúng nằm trong số những phi trường tấp nập nhất bang nhưng vẫn bị lu mờ bởi những phi trường chính ở Allanta, Georgia, Charlott và North Carolina.
    THƯƠNG MẠI:
    Những trung tâm chính bán sỉ và lẻ là Columbia, Chaleston, Greenville và Spartanburg. Chaleston là hải cảng đầu não của South Carolina. Ðường giao thông chuyên chở hàng hóa trong nước và ngoài nước.

    --------------------------------------------------------------------------------
    NHỮNG THÀNH PHỐ CHÍNH
    Thành phố lớn nhất ở South Carolina là Columbia với dân số 98052 người. Thành phố này vừa là thủ đô của bang vừa là trung tâm giao thông công nghiệp và thương mại hàng đầu. Columbia là thành phố trung tâm của khu vực kinh đô Columbia, và đồng trải rộng với địa hạt Lewington và Richland, có tổng dân số được ước lượng là 472.000. Charleston với dân số 80414 là thành phố lớn thứ 2 của bang, là cảng chính và là một trong những trung tâm công nghiệp chính của bang. Vùng kinh đô Charleston, North Charleston bao gồm lãnh địa Charleston, Berkeley, và Dorchester dân số được ước ưlượng là 529.000. Greenville trung tâm công nghiệp với dân số 58242, là thành phố lớn nhất thứ 3. Spartanburg, trung tâm đường xe lửa và sản xuất hàng dệt với dân số 43467. Greenville và Spartanburg là trung tâm của khu vực kinh đô Greenville - Spartanburg- Anderson. Khu vực này bao gồm địa hạt Anderson, cherakee, Greenville - Spartanburg và Pickens có dân số được ước lượng là 853.000.
    Những thành phố chính khác bao gồm Sunter (41.943). Trung tâm làm đồ gỗ và đồ gia dụng Rockhill (41.643), trung tâm của công nghệ dệt; Florence (29.813) trung tâm thương mại; Anderson (26.184) sản xuất hàng dệt, sợi thủy tinh và máy may; và Greenwood (20.807) một trung tâm sản xuất hàng dệt.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC - VĂN HÓA:
    Mặc dù trẻ em từ 5 đến 17 tuổi hạt buộc đến trường nhữưng cha mẹ có thể từ bỏ đi học ở vườn trẻ cho trẻ 5 tuổi. Khoảng 7% học những trường tư.
    South Carolina chi khoảng 4080 USD cho sự giáo dục mỗi sinh viên, so sánh với bình quân quốc gia là khoảng 5310 USD. Có 17 sinh viên cho mỗi giáo viên, bình quân cỡ lớp của bang rất gần với bình quân quốc gia. Hơn 68% trên 25 tuổi có bằng cấp III, xếp vào cuối 1/15 của các bang trong kiến thức giáo dục.
    Giáo dục Ðại học:
    Trường trung học đầu tiên ở South Carolina là trường College of Charleston, nó bắt đầu sự hướng dẫn ở cấp độ trung học vào năm 1790 và bây giờ là học viện lâu đời nhất của bang. Trường South Carolina College là một trong những trường đại học hay cao đẳng đầu tiên được thành lập ở Hoa Kỳ.
    Vào giữa những năm 90 South Carolina có 34 học viện cộng đồng và 28 học viện tư nhân bao gồm các trường trung học 2 năm và một hệ thống 16 Viện Ðại học của trung tâm gíao dục kỹ thuật chú trọng đào tạo sinh viên hướng vào các ngành công nghiệp mới. Các trường hàng đầu bao gồm: Columbia College (1854), Allen University (1870), và Benedict College (1870), tất cả đều ở Columbia; Convearse College (1889) và Wofford College (1854). Ở Spartanburg, trường Kitadel, Military College của South Carolina (1842), và Medical University của South Carolina (1824). ở Charleston; Furman University (1826) và Bob Jones University (1927), ở Greenville; Clemton University (1889), ở Clemston; Limestone College (1845), ở Gaffsey; South Carolina State College (1896); ở Orangeburg và Winthrop College (1886), ở Rockhill.
    Thư viện .
    Ở South Carolina, tòa nhà U.S College đầu tiên được dành riêng để sử dụng như một thư viện, thư viện South Carolina ở đại học của South Carolina. Thư viện xã hội Charleston xây dựng năm 1748 và bây giờ vẫn hoạt động là một trong những thư viện thành phố lâu đời nhất nước. Có 40 hệ thống thư viện công cộng ở bang. Hằng nămư lưu hành 8,9 quyển sách cho mỗi sinh viên được xếp vào một trong 15 bang có tỷ lệ cao. Những thư viện học viện lớn tập trung ở Ðại học South Carolina,Clemson University, Winthrop College, Wofford College, the Kitadel và South Carolina State College. Văn thư lưu trữ của bang được tồn trữ bởi bộ lưu trữ Columbia. Thư viện bang là nơi lưu trữ cho tất cả tài liệu chính phủ bang.
    Bảo tàng:
    Các bảo làng lưu trữ những bộ sưu tập nghệ thuật nổi tiếng như phòng trưng bày tranh Gibbers của hội nghệ thuật Carolina ở Charleston; Viện bảo tàng nghệ thuật Columbia; viện bảo tàng nghệ thuật khoa học và lịch sử Florence và viện bảo tàng nghệ thuật địa hạt Grumville; viện bảo tàng bang South Carolina ở Columbia có bộ sưu tập về các nghệ sĩ của bang đồng thời trưng bày một cách rộng rãi về khoa học và lịch sử. Bảo tàng Charleston thu thập về những biến cố đáng ghi nhớ của South Carolina.
    Những cổ vật khác được cất giữ ở the South Carolina Conferderate Relic Room and Museum ở Columbia, Forthill của Clemson University. Bảo tàng Mckissick ở University of South Carolina với bộ sưu tập về nghệ thuật dân tộc, và bảo tàng văn hóa người Mỹ - Châu phi ở MannSimons Cottage ở Columbia. Kitadel là bảo tàng quân đội nằm ở Charlesston.
    Truyền thông:
    Khoảng 16 tờ nhật báo được xuất bản ở South Carolina. Tờ báo đầu tiên ở bang, tờ South Carolina Gazette, có mặt ở Charleston vào năm 1732. Tờ báo xưa nhất vẫn đang được phát hành là Thriee Weekkly Georgetown Times được bắt đầu xuất bản vào năm 1797. Charleston Post and Cowrier thì tồn tại lâu nhất và tờ nhật báo lớn thứ ba South Carolina được thấy vào năm l803 là Charleston Cowrier. Những tờ nhật báo hàng đầu ở South Carolina bao gồm the Columbia State, the Greenville News, the Anderson Independence và the Spartanburg Herald - journal.
    Trạm phát thanh đầu tiên ở South Carolina là WSPA, nó bắt đầu phát thanh ở Spartanburg vào năm 1930. Ðài truyền hình đầu tiên ở bang là WIS ?"TV ở Columbia. Nó bắt đầu hoạt động vào năm 1953. Giữa những năm 90, có 76 đài truyền thanh AM và 84 đài truyền thanh FM và 25 đài truyền hình hoạt động ở bang.
    NHỮNG SỰ KIỆN HẰNG NĂM:
    Sự kiện thể thao là một nét lịch sử hằng năm của South Carolina. Những thử thách, những cuộc đua vượt chướng ngại vật và những cuộc đua trên yên ngựa được tranh trong 3 ngày cuối tuần vào tháng 3 suốt cả vùng Triple Crọwn ở Aiken- Carolian Cup là cuộc chạy đua vượt chướng ngại vật được tổ chức vào mùa xuân và Carolian Cup được tổ chức vào mùa thu ở Camden. Cuộc đua thuyền buồm được tổ chức vào tháng 6,7, 8 ở Columbia, Beaufort, Mount Pleasant và Charleston. Một cuộc đua xe hàng năm được chạy trên đường đua Parkington vào lễ lao động.
    Những sự kiện tháng tư bao gồm lễ hội Blessing of the Fleet and Seafood Festival ở Mount Pleasant kỷ niệm cho công nghệ đánh bắt tôm. Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 6 là lễ hội SunFun Festival được tổ chức ở bãi biển Myrtle. Lễ hội vùng được tổ chức mỗi tháng 9 ở Mullins, trong khi lễ kỷ niệm của công ty kim hoàn xảy ra ở Ruby. Lễ hội Lee County Festival được tổ chức mỗi tháng 10 ở Bishopville. Hội chợ bang South Carolina đặt ở Columbia vào tháng 10.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN:
    Chính quyền địa phương:
    Theo truyền thống, chính quyền của 46 địa hạt của South Carolina được quản lý bởi đại biểu lập pháp của lãnh địa, được thành lập do thựơng nghị sĩ bang và những thành viên nghị viện từ mỗi địa hạt. Nói chung các địa hạt đã bầu các viên chức hành pháp như các uỷ viên hội đồng, nhưng đoàn đại biểu lập pháp bang địa phương thi hành quyền lực thực sự qua những sự vụ địa hạt bằng thực tiễn của sự lãnh đạo của họ qua tài chính địa hạt. Tuy nhiên, dưới bảng dự luật mà có hiệu quả vào năm 1976, chính quyền địa hạt đã bị hệ thống hóa và năng lực của các viên chức địa hạt được củng cố. Thêm vào Chính quyền địa hạt có một số hội đồng thảo chương nhiều địa hạt.
    Hầu hết 270 thị trấn của bang có hội đồng thị trưởng của chính quyền thị trấn. Hầu hết những thành phố lớn có người quản lý thành phố. South Carolina có hơn 600 vùng mục tiêu đặc biệt cung cấp những dịch vụ cá biệt ở các cấp địa phương.
    Ðại biểu quốc gia:
    South Carolina có 6 hạ nghị sĩ trong hạ nghị viện của Mỹ và 2 thành viên trong thựơng nghị viện của Mỹ. Tiểu bang có 8 đảng viên tuyển cử trong cuộc tuyển chọn tổng thống.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:22 ngy 18/11/2004
  9. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG SOUTH DAKOTA
    South Dakota, một bang ở miền Trung Bắc nuớc Mỹ phía đông, với các vùng đất bằng phẳng và các đất trồng màu mỡ, liên kết với các vùng của các bang khác ở trung Tây. Tuy nhiên, vùng phía Tây lại nằm trên đồng bằng (Great Plains).
    Pierre là thủ đô của South Dakota. Sioux Falls là thành phố lớn nhất của bang. Tên riêng của bang là Mount Rushmore State.
    Khi bang South Dakota gia nhập vào liên minh (Union) vào ngày 2/11/1889, và là bang thứ 40 thì những người dân của bang đã chọn và giữ tên này. South Dakota được gọi là bang sói đồng cỏ (Coyote State) là một loài thú quốc gia của bang South Dakota.
    South Dakota đứng hàng thứ 17 về diện tích trong số các bang. Nó rộng 199.742 km2, gồm cả 3173 km2 vùng biển trong bang. Chiều dài từ Bắc tới Nam của bang là vào khoảng 395 km và từ Ðông sang Tây là vào khoảng 610km . Ðộ cao trung bình của bang là khoảng 670 m.
    Dân cư:
    Theo cuộc điều tra dân số, South Dakota đứng hạng 45 trong số các bang, với số dân là 699.999 người. Mật độ dân số trung bình bang chỉ khoảng 3,5 người/km2,là bang có mật độ dân số ít nhất đứng hàng thứ hai ở phía Ðông Rockies, chỉ đông hơn bang North Dakota kế bên.
    South Dakota chủ yếu là một bang nông nghiệp, đất nông trại chiếm phần lớn các vùng đất màu mỡ ở phía Ðông sông Missouri, là con sông chia đôi bang. Các dãi đất lớn để săn bắn hoặc thả trâu bò kéo dài ra tận phía Tây từ các bờ của nó. Ngành chế tạo và các hoạt động thương mại phụ thuộc phần lớn vào sản lượng nông nghiệp. Tuy nhiên, vào giữa những năm 1990, du lịch, cờ bạc và các dịch vụ khác có tầm quan trọng ở bang; khách tham quan bị thu hút bởi những cảnh vật rất tự nhiên ở đây như Black Hills và Badcands.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ:
    Khoảng 443.000 người có việc làm ở South Dakota. Trong số đó chiếm 25% là những người làm việc trong các ngành dịch vụ như nhà hàng và xử lý dữ liệu.Khoảng 23% làm trong ngành kinh doanh bán sỉ và lẻ; 16% trong các chính quyền liên bang, bang và địa phương, gồm cả những người phục vụ trong quân đội; 11% làm nông trại (gồm cả các dịch vụ về nông nghiệp) và lâm nghiệp; 9% làm trong ngành chế tạo; 6% trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và bất động sản; 5% vào ngành xây dựng; 4% trong ngành vận chuyển và dịch vụ công cộng; và 1% trong ngành khai thác mỏ. Khoảng 8% công nhân ở South Dakota vào liên đoàn.
    Nông nghiệp:
    Cây cối được trồng trong khoảng 1/3 vùng đất nông trại, còn lại là đồng cỏ. Các hoạt động nông nghiệp ở South Dakota không bị hạn chế trong các nông trang. Vùng đất thả gia súc theo mùa ở phía Tây South Dakota là do chính quyền liên bang cho những người chăn nuôi gia súc thuê. Khoảng 2/3 thu nhập nông trang ở bang là từ việc kinh doanh gia súc, chủ yếu là dê, bò và các sản phẩm tưừ gia súc, phần thu còn lại là từ các vụ mùa. Trong số khoảng 34.000 nông trang ở bang, gần 4/5 số nông trang có doanh thu hàng năm hơn 10.000 đô la. Một tỉ lệ khá cao so với phần lớn các bang khác.
    Các nguồn thu nhập từ vụ mùa chính là bắp, đậu tương, cỏ, lúa mì,. các hạt hoa hướng dương, yến mạch và cây lúa miến. Cỏ (gồm loại linh lăng và loại cỏ hoang) được trồng khắp mọi nơi ở bang. Lúa mì là loại cây mà các nông dân chọn trước tiên để trồng ở các vùng quá khô cằn không thể trồng bắp được. Cũng giống như bắp, lúa mì cũng chiếm 1/5 đất trồng. Cây đậu tương cũng có tầm quan trọng ở vùng phía Ðông South Dakota. Các loại cây khác được trồng luân phiên với loại lúa mì hoặc bắp là yến mạch?cây lanh (để lấy giống cây lanh), lúa mạch, lúa miến và lúa mạch đen.
    Kinh doanh gia súc và bê chiếm khoảng 1/2 thu nhập. Một số gia súc được nuôi ở phía Tây và nuôi nhiều hơn nhiều là ở các vùng phía Ðông và miền Trung. Nuôi lợn lấy thịt và lập các nông trang làm sữa, bơ và chăn nuôi gà vịt cũng là các hoạt động nông nghiệp quan trọng ở phía Ðông. Vùng Tây Bắc South Dakota là một trong những vùng nuôi cừu hàng đầu của cả nước.
    Ngành khai thác mỏ:
    Các khoáng sản chính được sản xuất ở South Dakola tính theo giá trị thì có vàng, xi măng, cát và sỏi. Mặc dù là một bang có thứ hạng thấp nhất về tổng giá trị sản xuất khoáng sản, nhưng South Dakota vẫn là bang đứng đầu về sản xuất vàng.
    Phần lớn vàng được sản xuất ở Mỹ hàng năm là từ Mỏ Homestake ở Blade Hills. Trong những năm gần đây một số mỏ vàng đang là các nơi hoạt động có lợi nhuận. Cát và sỏi được sản xuất ở hầu hết các hạt. Ðá granite, thạch anh (quartzite), và đá vôi được khai thác ở nhiều nơi trong bang.
    Chế tạo:
    Chế tạo máy móc đã đem lại một phần thu nhập cá nhân lớn nhất cho các cư dân ở bang. Các ngành công nghiệp máy móc mà cần phần nhiều số người lao động là những ngành lắp ráp máy vi tính và chế tạo các thiết bị xây dựng.Chế biến các sản phẩm thực phẩm vẫn là một hoạt động quan trọng, phần lớn sản lượng thực phẩm được sản xuất ra từ thịt ở các nhà máy ở Sioux Falls, Watertown, Huron, Mitchell, và Rapid. Các hoạt động chế biến thực phẩm khác ở bang là xay bột, sản xuất các sản phẩm bơ sữa, làm và chế biến gia cầm. Các ngành khác cần một lượng lao động đáng kể là ngảnh sản xuất vải vóc, nghiền gỗ, các xưởng làm cửa chống bão và các thiết bị kim loại khác trong xây dựng, các sản phẩm y tế, ngành sản xuất đường ray xe tải( truck- trailer), bảng ghi tỷ số và ngành trang sức.
    Ðiện:
    Gần 2/3 công suất diện trong bang là từ các nhà máy năng lượng thủy điện, chủ yếu là từ các nhà máy ở các đầm Point, Fort Randal, Oahe và Big Bend ở sông Missouri. Phần công suất còn lại là từ các nhà máy nhiệt điện, phần lớn lấy nhiên liệu từ than đá. Năng lượng cũng được lấy từ các nhà máy phục vụ ở các bang lân cận.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG:
    South Dakota có 134.063 km đường xa lộ, trong số đó 1091 km là thuộc hệ thống đường xa lộ liên bang. Các quốc lộ chính là Interstate 90, là con đường đi Ðông Tây ngang qua trung tâm của bang, và Interstate 29, theo hướng Bắc Nam dọc theo biên giới phía Ðông của bang. South Dakota có 160 sân bay, và phần lớn các sân bay này là của tư nhân. Không có một sân bay thương mại nào ở bang được xem là tấp nập theo các tiêu chuẩn quốc gia. Sioux Falls có một sân bay tấp nập nhất.
    Khoảng 3/4 hàng hóa chở bằng xe lửa từ South Dakota là các sản phẩm nông trại, trong khi đó các chuyến xe lửa cũng được khai thác khá triệt để để chuyên chở gỗ tới các xửương và chở than đá tới các nhà máy năng lượng ở trong bang. Các tuyến đường ray dài 3901 km phục vụ cho cả bang. Ngày nay, Burlington Northern Santa Fe, Union Pacific và Dakota Minnesota và Eastern là các đường xe lửa chính ở bang.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH:
    Sioux Falls, nằm trên con sông Bi Sioux ở phía Ðông Nam South Dakota, là thành phố lớn nhất ở bang, với số dân là 100.814 người . Thành phố Sioux Falls là một trung tâm thương mại, y tế, kinh doanh, chế tạo và vận chuyển. Thành phố Rapid City là thành phố lớn thứ hai, với 54.523 cư dân. Ðây là một trung tâm thương mại hàng đầu ở phía Tây South Dakota gồm cả vùng Black Hills Aberdeen, với 24.927 cư dân, là một trung tâm thương mại quan trọng phục vụ cho vùng sông James ở phía Ðông Bắc South Dakota. Watertown, với 17.592 cư dân, là một trung tâm marketing và chế biến thực phẩm ở phía Ðông của bang.Brookings, với số dân là 16.270 người, được nổi tiếng là một trung tâm của trường Ðại học bang South Dakota. Mitchell, với số dân là 13.798 người, và Huron có số dân là 12.448 người là những trung tâm thương mại ở phía Ðông South Dakota. Pierre là thủ đô của bang với số dân là l2.906 người.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC -VĂN HÓA:
    Giáo dục:
    Tất cả các trẻ em từ 6 tuổi đến 16 buổi bắt buộc phải đến trường học mặc dù có các điều luật cho phép trẻ em được rời trường học sau khi học xong lớp 8. Ngoài các trường công lập, còn có nhiều trường dòng và các trườngư tư lập ở bang là các trường dạy khoảng 7% trẻ em ở South Dakota. Vào những năm 1990, South Dakota chi khoảng 3870 đô la vào giáo giục tính trên đầu mỗi sinh viên, so với mức trung bình của toàn quốc là khoảng 5310 đô la. Cứ một thầy giáo thì có 15,3 sinh viên, tỷ lệ này nhỏ hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của cả nước. Ðối với những người hơn 25 tuổi ở bang thì hơn 77% trong số đã có bằng tốt nghiệp trung học cao hơn tiêu chuẩn quốc gia.
    Giáo dục đại học:
    Trường trung học đầu tiên được thành lập ở South Dakota là trường trung học Yankton, được mở bởi một nhóm thuộc chủ nghĩa giáo đoàn vào năm 1881 và cho tới khi nó bị đóng cửa vào năm 1984, nó là một trường đại học lâu đời nhất ở bang. Bang có 6 trường đại học được nhà nước hỗ trợ. Trường đại học bang South Dakota (1881) ở Brookings là một Trường Ðại học lớn nhất của bang. Các trường khác gồm Trường Ðại học South Dakota ( l862) ở Vermillion; Trường Ðại học bang Dakota (1881) ở Madiston; Trường Ðại học bang Black Hills ( l883 ) ở Spearfish, trường khai thác South Dakota (S.Dakota School of Mines) (1885) ở Rapid City; và Trường Ðại học bang phía Bắc (Northen State University) (1899) ở Aberdeen. Các trường quan trọng là Trường Ðại học Huron (l883) ở Huron; Trường Trung học Augustana ( l860) ở Sioux Falls; Trường Trung học quốc gia (1941) ở Rapid City; Trường Trung học Mount Marty (1936) ở Yankton; và Trường Ðại học Dakota Wesleyan (1885) ở Mitchell.
    Thư viện:
    Có 113 hệ thống thư viện công cộng ở South Dakota, trong đó hệ thống thư viện lớn nhất là ở Sioux Falls, Aberdeen và Rapid City. Các thư viện được hỗ trợ về thuế hàng năm lưu hành trung bình 8,9 cuốn sách tính trên đầu mỗi cư dân là một trong những tỷ lệ lớn nhất của cả nước. Các thư viện trường đại học chính gồm các thư viện ở trường đại học South Dakota và các trường đại học bang South Dakota. Các thư viện quan trọng khác gồm thư viện Watertown Regional Library và thư viện thuộc hiệp hội lịch sử bang.
    Bảo tàng:
    Trong số các bảo tàng lịch ở South Dakota có bảo tàng Dakota Prairie ở Aberdeen, bảo tàng Di sản Nông nghiệp Trường đại học bang South Dakota ở Brookings (The South Dakota State University Agricultural Heritage Museum), Bảo tàng Adams Memorial Hall ở Deadwood, Bảo tàng The Friends of The Middle Border Pioneer ở Mitchell, và các Bảo tàng Di sản Siouxland ở Sioux Falls. Những bộ sưu tập chuyên biệt về những người Mỹ bản xứ được trưng bày ở Viện bảo tàng Sioux Indian ở Rapid City, và ở viện Bảo tàng W.H Over Dakota của trường đại học South Dakota. Ở bang cũng có một số bảo tàng địa lý, mà nổi tiếng nhất là ở trường khai thác (School of Mines) ở Rapid City.
    Truyền thông:
    Vào giữa những năm 1990 ở bang có 10 tờ báo hàng ngày được phát hành. Tờ báo đầu tiên ở bang, là tờ Dakota Democreat bắt đầu được xuất bản vào năm 1859 ở Sioux Falls. Tờ báo tồn tại lâu đời nhất ở S.Dakota là tờ Yankton Daily Press & Dakota, được sáng lập vào năm 1861 và có tên là tuần báo Dakolian. Các loại nhật báo chính của bang gồm tờ Siouk Falls Argus-Loader, là tờ có lượng lưu hành lớn nhất S.Dakota, tờ Rapid Kity Journal, tờ Arberdeen American News, tờ Watertown Public Opinion và tờ Mitchell Daily Republic.
    Trạm phát thanh đầu tiên ở South Dakota là WCAT ở Rapid City, bắt đầu phát sóng vào năm 1922. Còn KELO-TV, là hãng truyền hình đầu tiên bắt đầu hoạt động vào năm 1953 ở Sioux Falls. Vào giữa những năm 1990, ở South Dakota có 35 trạm phát thanh sóng AM và 48 trạm phát thanh sóng FM và có 19 hãng truyền hình.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM:
    Vở kịch The Black Hills Passion trình diễn ở gần Spearfish đã thu hút một lượng khán giả lớn mùa hè mỗi năm. Các vở kịch mùa hè thu hút nổi tiếng khác ở vùng nghỉ mát Black Hills trong đó có vở kịch có tựa đề Trial of Jack McCall, được trình diễn hàng ngày ở Deadwood. Lễ hội nghệ thuật mùa hè Brookings được tổ chức vào mỗi tháng 7 hàng năm là cuộc trưng bày nghệ thuật lớn nhất trong vùng.
    Các hoạt động trong năm khác là tưởng niệm các hoạt động trong quá khứ về dường biên giới của South Dakota. Ví dụ như, vào đầu tháng 7, cuộc tranh tài Black Hills Rounup, là một trong những cuộc tranh tài của các tay chăn bò (Rodeos) nổi tiếng và lâu đời nhất ở phía Tây được tổ chức ở Belle Fourche. Còn vào cuối tháng 7, hoạt cảnh lịch sử Gold Biscovery Days được tổ chức ở Custer. Những ngày của Lễ hội 76 nổi bật là cuộc đua tài của những tay chăn bò và những cảnh tặng vàng đột ngột (gold rush) ở Black Hills được tổ chức ở Deadwood vào tuần lễ đầu tiên cuả tháng 8. Trong tuần lễ thứ 3 của tháng 8 có tổ chức Hội chợ Sioux Empire ở Sioux Falls. Hội chợ bang hàng năm được tổ chức ở Huron bắt đầu vào cuối tháng 8. Lễ hội Corn Palace được tổ chức ở Mitchell vào cuối tháng 9. Cuộc tụ tập đua xe gắn máy Spearfish (The Spearfish Motocycle Rally) thu hút hơn 250.000 người đến thành phố Spearfish vào tháng 8 hàng năm.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN
    Chính quyền địa phương:
    South Dakota có 66 hạt, trong đó có 3 hạt phi tổ chức (Unoganized counties) là Shannon, Todd, và Washabaugh, là những hạt bắt đầu bởi những khu vực dành rieng cho những người Mỹ bản xứ.
    Có hơn 30 khu vực thành phố ở South Dakota. Phần lớn các khu vực thành phố này có một thị trường và một tổ chức hội đồng của chính phủ.
    Ðại diện quốc gia
    South Dakota bầu ra hai thượng nghị sĩ Mỹ. Bang bầu một thành viên cho Hạ nghị viện và tổng cộng có 3 phiếu bầu các cuộc bầu cử tổng thống.
    NHỮNG NGƯỜI MỸ BẢN XỨ:
    Vào năm 1979, Toà án Appeals của Mỹ (U.S count of Appeals) ra quy định rằng Sioux Nation phải có trách nhiệm bồi thường 122.5 triệu đô la cho vụ bắt vô cớ người dân Black Hills, và vào năm 1980, Toà án tối cao của Mỹ ủng hộ phán quyết này.Vùng Oglala Sioux đã chọn phương sách là kiện chính phủ đòi bồi thường 11 tỷ đô la, nhưng việc kiện cáo này đã bị bãi bỏ vào năm 1980 và một toà án phúc thẩm đã đồng ý với quyết định đó vào năm 1982. Chủ yếu là những người chủ đầu tiên của người Anh - điêng ở Great Sioux đã đề nghị trả lại vùng đất liên bang ở Black Hills cũng như giải quyết vấn đề tài chính, với lãi suất hiện nay lên tới 500 triệu đô la. Các bang đang tranh cãi về vấn đề bồi thường tới quốc hội Mỹ.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:22 ngy 18/11/2004
  10. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG TENNESSEE
    Tennessee nằm tại đông nam miền trung nước Mỹ, giữa sông Mississippi về phía Tây và tuyến trục của vùng dãy núi Blue (thuộc rặng Appalachian) về phía đông. Tennessee được xem như một trong những bang nằm tại vùng ranh giới giữa miền nam và miền bắc nước Mỹ. Tennessee gia nhập liên bang ngày 1/7/1796 và là bang thứ 16. Nashville, thủ phủ bang và là vùng hành lang đô thị rộng nhất tại trung Tennessee; Memphis là thành phố đông dân nhất tại Tây Tennessee. Bang này có tên riêng là Volunteer State.
    Tennessee đứng hàng thứ 36 trong cả nước, có diện tích 109.155 km2, bao gồm cả 2.398 km2 đường thuỷ nội địa. Chiều rộng nhất từ đông sang tây là 790 km và từ bắc xuống nam là 185 km.
    Dân cư:
    Theo điều tra toàn quốc ước tính khoảng 4.896.641 người. Mật độ dân số trung bình là 45 người/km2.
    Chương trình TVA đã thu hút nhiều ngành công nghiệp đa dạng trong đó có Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nguyên tử của chính phủ liên bang tại OakRidge, do đó, miền Ðông của Tennessee trở thành địa bàn công nghiệp hoá hàng đầu của bang.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ÐỘNG KINH TẾ:
    Có khoảng 2.400.000 người có việc làm lại Tennessee. Trong đó 24% nằm trong lĩnh vực dịch vụ như phục vụ giải trí cho du lịch; 23% buôn bán sỉ và lẻ; 22% trong lãnh vực công nghiệp; 15% trong chính quyền liên bang, bang và địa phương (kể cả quân đội); 4% trong ngành tài chánh, bảo hiểm và bất động sản; 4% trong ngành xây dựng; 5% trong ngành giao thông vận tải và công trình công cộng; 2% là nông lâm nghiệp (kể cả dịch vụ nông nghiệp) và dưới 1% khai thác mỏ. Có khoảng 12% người lao động tại Tennessee là thành viên của các nghiệp đoàn.
    Nông nghiệp:
    Những nông trại lớn nhất bang đều nằm tại Tây Tennessee trước đây là vùng trồng bông vải. Sau đó, người ta bắt đầu canh tác thêm bắp, đậu nành, rau, dâu và thuốc lá. Về phía đông lưu vực Nashville, chăn nuôi lại chiếm ưu thế, bao gồm đại gia súc, heo, cừu, ngựa và gia cầm. Tại một vài trại, sản xuất sữa lại là nguồn thu nhập chính. Người ta trồng bắp, cỏ và hoa màu khác nhưng không bán mà để nuôi gia súc. Tuy nhiên, tại lưu vực Nashville và vùng rìa cao nguyên, thuốc lá lại là một cây trồng quan trọng.
    Khoảng 75.000 nông trại tại Tennessee vào giữa thập niên 1990, trong đó khoảng 1/4 có doanh số trên 10.000 USD/năm. Trên các nông trại còn lại thường nông dân chỉ làm việc bán thời gian và làm nghề khác. Các nông trại chiếm 4,5 triệu hecta (gần 1/2 diện tích bang). Diện tích bình quân một nông trại tương đối thấp, vào khoảng 60 ha. Khoảng 1/3 nông trại để trồng hoa màu và cung ứng 1/2 thu nhập. Khoảng 1/2 thu nhập còn lại là do chăn nuôi.
    Khai thác mỏ:
    Các sản phẩm mỏ có giá trị sản xuất cao nhất theo thứ tự là than, đá, kẽm, xi măng, cát và sỏi. Các vỉa than dạng bitum trải rộng 13.000 km2 dưới đất vùng cao nguyên Cumberland. Ðá chủ yếu là đá vôi, đá cẩm thạch và đá cát kết được khai thác tại các hạt vùng trung và Ðông Tennessee.Tennessee là một trong những bang đứng đầu về mỏ đá cẩm thạch và đứng hàng thứ 2 về kẽm (sau Alaska). Kẽm và dạng chủ yếu được khai thác tại đông Tennessee. Năm 1969 người ta đã tìm được mỏ kẽm tại vùng trung tâm bang. Tennessee cũng là một trong những bang đứng đầu về khai thác đá phosphate tại vùng trung tâm bang. Các mỏ khác được khai thác tại bang là sét, dầu hỏa, pyrite, barite và bạc.
    Công nghiệp:
    Ngành công nghiệp cho thu nhập trên đầu người cao nhất Tennessee là sản xuất xe máy và phụ tùng. Ngoài ra còn có công nghiệp chế tạo máy bay và tàu. Các ngành công nghiệp khác theo thứ tự về thu nhập là hóa chất (như sợi tổng hợp, dược phẩm, thuốc nổ); sản phẩm kim loại (như ống dẫn bằng thép, nhôm lá); cơ khí (như thiết bị đông lạnh và sưởi, công cụ làm vườn, máy móc); thiết bị điện (như mô tơ và máy phát điện, thiết bị nấu nướng gia đình, thiết bị nghe nhìn); thực phẩm (đặc biệt là thịt gia cầm và trứng). Các công nghiệp khác là may mặc, gỗ xẻ và giấy, đồ trang sức, công cụ và phụ tùng phẫu thuật.
    Công nghiệp chế tạo các sản phẩm bền như xe ô tô và sản phẩm kim loại tăng trưởng nhanh tại Tennessee với nhu cầu lao động gia tăng 30% trong thời kỳ 1983-93. Nhiều xí nghiệp đã bị thu hút về bang nhờ vào giá lao động, năng lượng và nguyên liệu đều rẻ; ngoài ra còn do Tennessee có nhiều cảng cũng như sông và hồ có thể thông thuyền và do Tennessee nằm ở vị trí trung tâm của các thị trường. Vùng Ðông Tennessee là vùng có mức độ công nghiệp hóa cao nhất của bang, dù rằng các thành phô Memphis, Nashville, Chattanooga và Knoxville vẫn là những trung tâm công nghiệp chính.
    Ðiện năng:
    Hầu hết Tennessee đều được TVA cung cấp điện thông qua phương thức chuyển tải trực tiếp đến các ngành công nghiệp hoặc chẳng qua chính quyền thành phố, hợp tác xã. Khoảng 14% điện năng là do thủy điện, 70% từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. TVA cũng đã xây dựng 1 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại hồ Chickamauga. Hiện tại bang đã có 2 nhà máy điện hạt nhân và cung ứng khoảng 16% nhu cầu.
    GIAO THÔNG VẬN TẢI:
    Memphis, Nashville, Knoxville và Chattanooga là các giao điểm trung tâm giao thông.
    Ðường thủy:
    Sông Tennessee River là đường thuỷ phổ thông nhất cho các xà lan và tàu kéo nước nông. Sông Cumberland trên lãnh địa Tennessee cũng thông thuyền được. Hai sông này được nối với nhau bằng một kênh đào; đến 1985, một dự án đã hoàn thành trong việc nối liền sông Tennessee với sông Tombigbee thông qua một kênh tại vùng đông bắc Mississippi và có một nhánh thông tuyến từ Tennessee đến vịnh Mexico. Tuyến đường thủy tại Tây Tennessee là sông. Cảng chính của bang là nằm ở bờ đông sông Mississippi.
    Ðường sắt:
    Tổng chiều dài đường sắt là 4.218 km. Memphis có vị trí như là một cầu nối chính vùng hạ lưu Mississippi và là một giao điểm đường sắt quan trọng. Các sản phẩm vận tải chính là than, thực phẩm, thủy tinh, đá và hóa chất.
    Xa lộ:
    Tennessee có 136.850 km xa lộ trong đó có 1.709 km xa lộ liên bang. Tuyến đường trục đông tây chính là đường liên bang 40 nối nhiều thành phố chính của Tennessee với nhau. Các đường theo hướng bắc Nam bao gồm đường liên bang, 65 đi qua Nashville và đường liên bang 75 đi qua Knoxville.
    Sân bay:
    Tennessee có 247 sân bay, đa số là sân tư nhân. Sân bay chính nằm tại (xếp thứ 37 cả nước về số lượng hành khách), Memphis (thứ 41) và Knoxville (thứ 92). Memphis còn là một trung tâm vận tải hàng hoá đường không quan trọng.
    THƯƠNG MẠI:
    Memphis là một thị trường quan trọng của nước Mỹ về bông vải và gỗ cứng. Trên phương diện địa phương, Memphis còn là thị trường chính về sản phẩm chăn nuôi và nông trại. Nashville, Knoxville, và Chattanooga cũng là những trung tâm thương mại

    --------------------------------------------------------------------------------
    THÀNH PHỐ CHÍNH:
    Trong mỗi vùng của Tennessee, có 1 hoặc nhiều trung tâm đô thị, nhưng chỉ có Nashville (Trung Tennessee) và Memphis (Tây Tennessee) có hành lang đô thị hơn 1 triệu dân. Vùng hành lang đô thị Nashville là vùng đông dân nhất với 1.069.648 dân năm 1994 và phản ánh quá trình tăng trưởng nhanh của vùng lưu vực Nashville trong hai thập niên 1980, 1990. Vùng hành lang đô thị Memphis kéo dài đến Arkansas và Mississippi có 1.056.135 dân. Tuy nhiên vào năm 1990, thành phố Memphis có 610.337 dân lại đông hơn thànhphố Nashville có 488.374 dân). Vùng đông Tennessee có 3 trung tâm đô thị đáng kể là Knoxville (631.097 dân vùng hành lang đô thị), Chattanooga (437.188 dân vùng hành lang đô thị) và Johnson City Kingsport- Bristol (Tri-Cities) tại đông bắc (450,647 dân vùng hành lang đô thị).
    Nashville là thủ phủ bang và có nền kinh tế đa dạng dựa trên thương nghiệp, công nghiệp, du lịch, quản lý nhà nước. Ðây cũng là trung tâm âm nhạc và công nghiệp in ấn. Memphis là trung tâm chính về công nghiệp, thương mại, vận tải và cũng là cảng chính của bang. Knoxville là thành phố chính vùng Ðông Tennessee, có trụ sở chính của đại học Tennessee, với nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ. Nằm kề phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge và lâm viên quốc gia Great Smoky Mountains. Chattanooga hiện đang chuyển dịch từ công nghiệp nặng sang một nền kinh tế đa dạng hơn dựa trên thương mại, giải trí, du lịch và công nghiệp.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC- VĂN HÓA:
    Giáo dục:
    Giáo dục tại Tennessee bắt buộc ở lứa tuổi 7- 17. Có khoảng 9% trẻ em đang học tại trường tư. Tennessee tiêu tốn 4.050 USD/học sinh/năm (so với trung bình cả nước là 5.310 USD). Có khoảng 19,4 học sinh / giáo viên và cao hơn bình quân cả nước.Có khoảng 67% người trên 25 tuổi tốt nghiệp cao đẳng đại học và tỷ lệ này nằm trong khoảng 1/5 nhóm dưới chót của cả nước.
    Giáo dục cao đẳng-đại học:
    Hai trường đầu tiên tại Tennessee là trường Greeneville (nay là trường Tuseulum) và laf trường Blount (nay là Ðại học Tennessee ởKnoxville) được cấp đất năm 1794. Tennessee có 24 học viện công và 54 học viện tư. Các trường hàng đầu là đại học Tennessee được cấp đất tại nhiều thành phố; Ðại học Vanderbilt (1873), Ðại học Fisk (1867), Ðại học Tennessee State (1912), và Trường Y Mecharry (1876) tại Nashville; trường Carson ?" Newman (1851) tại Jefferson City; Ðại học miền Nam (1857) tại Serwanee; Ðại học Lincoln Memorial (1897) tại Harrogate; Ðại học Austinpeay State (1927) tại Clarksville; Ðại học Memphis State ( 1912); Ðại học Middle Tennessee State (l911) tại Vanderbilt bao gồm cả trường Sư phạm George Peabody và đại học Fisk là một trong những đại học hàng đầu cho người da đen.
    Thư viện:
    Hầu hết các thành phố và thị trấn Tennessee đều có thư viện công, trong đó lớn nhất là tại Memphis, Nashville, Knoxville và Chattanooga. Tổng cộng có 137 thư viện được bang hỗ trợ. Chu chuyển sách/đầu người thuộc vào loại thấp nhất nước, khoảng 4,1sách/người/năm.Thư viện bang nằm tại Nashville. Các thư viện chính của trường Ðại học và cao đẳng là thư viện của trường Sư phạm George Peabody, Ðại học Vanderbilt, trường Scarritt tại Nashville. Thư viện của Ðại học Tennessee tại Chattanooga, Knoxville, Martin và Memphis; Thư viện trường Y Vanderbilt tại Nashville. Các thư tịch về người da den nằm tại trường Le Moyne-Owen tại Memphis và Ðại học Fisk tại Nashville; Ðại học Lincoln Memorial tại Harrogate có các thu thập về cuộc nội chiến và Abraham Lincoln.
    Bảo tàng:
    Các bảo tàng nghệ thuật tại Tennessee bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật Hunter tại Chattanooga. Bảo tàng Nghệ thuật Knoxville; Bảo tàng Nghệ thuật Brooks, Phòng triển lãm Dixon Gallery tại Memphis; Bảo tàng Nghệ thuật và Vườn thực vật Checkwood- Tennessee, bảo tàng Nghệ thuật Carl Van Vechten tại Ðại học Fisk University tại Nashville. Các bảo tàng khác bao gồm bảo tàng và Cung Thiên văn Pink Palace, Bảo tàng Mud Island và Graceland tại Memphis; Ðiện Parthenon, Bảo tàng Khoa học Cumberland, Bảo tàng và Cung nhạc Ðồng quê, Bảo tàng Tennessee State tại Nashville, Bảo tàng Frank H.McClung tại Ðại học Tennessee tại Knoxville; Bảo tàng khoa học và năng lượng Mỹ tại Oak Ridge.
    Truyền thông:
    Có 27 nhật báo phát hành tại Tennessee. Tờ báo đầu tiên là tờ Knoxville Gazette in tại Rogersville năm 1791 và dời đến Knoxville vào năm sau. Tờ báo xưa nhất vẫn còn xuất bản là nhật báo Clarksville Leaf- Chronicle ra đời năm 1808. Tờ Nashville Tennessee là một trong những nhật báo lớn nhất Tennessee ra đời 4 năm sau. Tờ Commercial Appeal tại Memphis là nhật báo có số phát hành cao nhất. Các nhật báo chính khác bao gồm tờ Knoxville News-Sentinel, Nashville Banner. Chattanooga News-Free Press và Times. Tờ Times được Adolph S. Ochs ấn hành sau năm 1878, sau đó phát triển thành tờ New York Times. Tennessee có 135 đài AM và 113 đài FM, 29 đài truyền hình.

    --------------------------------------------------------------------------------
    SỰ KIỆN HÀNG NĂM:
    Nhiều du khách bị thu hút đến Memphis nhân dịp liên hoan Quốc tế tháng V bao gồm đám rước, diễu hành, vũ hội và khiêu vũ đường phố. Cuộc thi chim và chó được tổ chức hàng năm tại Grand Junction vào giữa tháng 2. Vào đầu mùa xuân là liên hoan Nghệ thuật Dogwood tại Knoxville vào tháng 4. Vào tháng năm là liên hoan Dâu tây Tennessee tại Humbolt và Ðua ngựa vượt rào Iroquois tại Nashville. Liên hoan Rhododendron tổ chức tại núi Roan vào tháng 6. Lễ kỷ niệm quốc gia Tennessee Walking Horse tổ chức tại Shelbyville vào tháng 8. Hội chợ lạ Nashville và hội chợ Mid-south tại Memphis bang tổ chức vào tháng 9. Hội chợ Fall Craftsman tại Gatlinburg vào tháng 10. Giải bóng đá trường học cuối mùa thi Liberty Bowl tổ chức tại Memphis tháng 12.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN:
    Chính quyền địa phương:
    Hầu hết 95 hạt được điều hành thông qua Tòa hòa giải và do Thẩm Phán hoặc Chủ Toạ của hạt chỉ đạo. Tại vài hạt, việc điều hành lại thông qua việc bầu cử một Uỷ Ban cấp hạt. Chính quyền hạt Davidson lại liên kết với chính quyền Nashville. Có 336 thành phố tự trị lại, dân số được điều hành thông qua thị trưởng và hội đồng thành phố. Vài thành phố lại có cả thị trấn lẫn người quản lý (hoặc ủy ban) của chính phủ.
    Ðại biểu cấp liên bang:
    Tennessee có 11 người trong cử tri đoàn bao gồm 2 tại Thượng nghị viện và 9 tại Hạ nghị viện. Bang có 11 phiếu bầu tổng thống.
    PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
    Dân cư đô thị gia tăng trong thập niên 1960, đã thúc đẩy các cư dân đô thị đòi hỏi Tòa án tối cao liên bang thực hiện công bằng hơn trong bầu cử Quốc hội và trong các nghị viện. Kết quả cuối cùng năm 1962. Toà án tối cao Mỹ đã công bố quyết định Bakerv Carr phân chia lại lãnh thổ. Do đó, các cư dân đô thị nhận được nhiều đại diện công bằng hơn so với các bang khác. Tại Tennessee, ảnh hưởng chính trị của người đô thị da đen ngày càng tăng.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:23 ngy 18/11/2004

Chia sẻ trang này