1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi ngày một tiểu bang

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 18/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG TEXAS
    Texas, một trong những bang ở trung tâm phía Tây Nam của Hoa Kỳ. Bang này tiếp giáp với thành phố Mêxico phía Tây Nam và vịnh Mêxico phía Ðông Nam, Phía Tây Bắc giáp Tân Mêxico, phía Bắc và phía Ðông Bắc giáp hai bang Oaklahoma và Arkansas và Houston Kity là thành phố lớn nhất Texas. Texas độc lập khi bang này được gia nhập liên bang vào ngày29/12/1845, là bang thứ 28. Lá cờ một sao của Texas có từ thời kỳ Texas được độc lập và đã tạo cho Texas một tên hiệu riêng là bang "Ngôi Sao Cô Ðơn".
    Texas là một bang rộng thứ hai của quốc gia, chỉ sau bang Alaska, có diện tích trải dài 692.244 km2
    Dân cư:
    Dân số là 17.059.805 người. Bang xếp thứ 3 trong tất cả các bang về dân số. Mật độ dân số trung bình là 25 người/km2.

    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ:
    Khoảng 9.786.000 người đi làm ở Texas công nghiệp dịch vụ bao gồm cả những công việc như lau chùi và lập chương trình máy vi tính, đóng góp phần lớn nhất vào tổng sản phẩm của bang và thu hút hầu hết công nhân, chiếm khoảng 28%. Khoảng 22% công nhân làm việc ở ngành thương mại bán sỉ và lẻ, 16% làm việc ở cơ quan nhà nước địa phương của bang hoặc liên bang kể cả số làm việc cho quân đội. 11% làm việc ở các ngành chế tạo; 7% làm ở ngành tài chính, bảo hiểm, bất động sản; 5% ở ngành xây dựng, 5% làm ở ngành vận tải và dịch vụ công cộng; 4% làm ở nông trại bao gồm các dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và 3% làm ở ngành mỏ.
    Nông nghiệp:
    Texas có 185.000 trại chăn nuôi súc vật và trang trại. Ít hơn hai phần năm những trại này có doanh số hàng năm hơn 10.000 USD. Dịên tích các trang trại chiếm 52,3 triệu hecta. Hầu hết đất đai ở các trại này là đồng cỏ và chỉ có 1/6 là đất hoa màu.
    Texas đứng thứ hai trong các bang về thu nhập các sản phẩm từ nông trại. đứng thứ tư từ mùa màng và đứng đầu các sản phẩm gia cầm và động vật. Texas đứng đầu quốc gia trong việc sản xuất gia cầm, cừu và thịt cừu. Texas cũng là nơi sản xuất quan trọng về bông, hạt lúa miến, lúa mì, sản phẩm từ sữa, gạo, bắp, rau quả, gia cầm và trứng, những sản phẩm dành cho trẻ em, đậu, thức ăn gia súc, lợn thịt gia súc, xơ vải bông và sản phẩm từ sữa là những nguồn dẫn đầu của thu nhập từ nông trại.
    Ngư nghiệp:
    Việc kinh doanh nghề cá ở Texas là ngành kinh doanh hải sản đặc biệt nhất. Khoảng hai phần ba thu nhập từ nghề đánh cá. Số lượng tôm và mực ít hơn. Việc đánh bắt quan trưọng nhất bao gồm cá chỉ vàng, cá bơn, cá ngừ. Những trung tâm hàng đầu kinh doanh ngành thủy sản là Brownsville - Port Isabel, Aransas - Pass - Rockport và Freeport.
    Ngành mỏ:
    Texas đã nhiều năm dẫn đầu trong tất cả các bang về sản xuất khoáng sản. Dầu, khí lỏng tự nhiên, gas tự nhiên chiếm 94% giá trị khoáng sản. Tuy nhiên, lượng dự trữ dầu và gas đã bị suy kiệt và được khôi phục lại dưới những điều kiện kỹ thuật và kinh tế hiện tại.
    Do qui trình hoạt động khai thác đòi hỏi một lượng thiết bị lớn, vì thế cần ít nhân công nên chưa đến 3% người làm công ăn lương ở Texas được thuê làm hoạt động khai thác mỏ. Nguồn tài nguyên khoáng sản được phân bố rộng rãi dọc suốt bang với sự phong phú về khoáng sản ở hầu hết tất cả 254 tỉnh của Texas. Dầu khí, loại khoáng sản đứng đầu, được sản xuất trong khoảng 200 tỉnh hạt.
    Ngành chế tạo:
    Ngành chế tạo mở rộng rất nhanh ở Texas, thu nhập hàng năm ở ngành này 82,5 tỷ USD. Khoảng 1.003.000 công việc ở ngành này. Chỉ tính riêng toàn bộ thu nhập từ công nghiệp của bang, công nghiệp hóa chất cũng dẫn đầu. Sau đó là ngành lọc dầu, chế biến thực phẩm, chế tạo máy móc và hàng điện, các nhà máy chế tạo kim loại giả và trang thiết bị vận tải. Một trong những sản phẩm chính cuối cùng là cao su nhân tạo. Texas là nơi sản xuất nhiều trên toàn quốc gia. Một trong những trung tâm tập trung các nhà máy lọc dầu dày đặc nằm ở khu vực Houston - Beaunt. Houston cũng là nơi chế tạo thiết bị cho những sản phẩm khác dùng cho nền công nghiệp dầu, chẳng hạn như công ten - nơ chứa dầu.
    Cơ quan vũ trụ và không gian quốc gia (NASA) vận hành Trung tâm Vũ trụ Johnson ở Houston. Trung tâm này thu hút được các ngành không gian, đòi hỏi các chuyên gia được huấn luyện cao và nghiên cứu .
    Một vành đai các thành phố chế tạo thứ hai trải dài từ nam đến bắc, tất cả đều dẫn đến biên giới Oklahoma, bao gồm những thành phố như Sherma, Denison, Dallas, Fort Worth, Waco, Temple, Austin và San Antonio. Ra khỏi các vành đai sản xuất chính, có nhiều trung tâm công nghiệp quan trưọng khác là Odessa và Midland, một quận dầu ở phía Tây Texas, nơi chuyên về lọc dầu, sản xuất thiên bị cho vùng dầu và sản xuất hóa chất. Lubbuck là trung tâm buôn bán bông và tiệp thị cho vùng Ðồng Bằng Cao và là một trong những trung tâm lớn nhất thế giới sản xuất dầu - hạt bông. Amarillo, ở Panhandle là một trung tâm đứng đầu về chế biến thực phẩm và thương mại của vùng.
    Một trong những nhà máy luyện đồng lớn nhất thế giới nằm ở Elpaso, và chỉ có một nơi luyện thiếc của Hoa Kỳ là ở thành phố Texas. Ðồng cũng được luyện ở Amarillo, nơi có nguồn gas tự nhiên địa phương. Ở Corpus Chriti có nơi luyện kẽm và nhà máy chế biến boxit thành nhôm thành phẩm.
    Ngành điện:
    Nguồn gas tự nhiên lớn nhưng lại hạn chế cùng với nguồn dự trữ than non rộng rãi, làm cho bang Texas có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng mạnh do sự gia tăng dân số và các công nghiệp năng lượng điện. Texas xếp hạng đầu tiên trong tất cả các bang về sản xuất điện, 88% điện của hang được sản xuất trong các nhà máy năng lượng từ hơi nước, được đốt cháy bằng gas tự nhiên hay than. Bốn nhà máy năng lượng nguyên tử của bang sản xuất ra khoảng 11% năng lượng điện được tạo ra. Hai nhà máy nguyên tử là Gleu Rose, gần Fort Worth và hai nhà máy khác ở thành phố Vịnh, hướng đông nam Texas.

    GIAO THÔNG VẬN TẢI:
    Texas có một hệ thống đường cao tốc tốt, dẫn đến tất cả mọi miền trong bang, đặc biệt nó dày đặc hơn ở các vùng phía đông nhiều dân cư hơn. Giữa những năm l990, Texas có 473. 363km đường cao tốc, nhiều hơn bất kỳ bang nào khác. Hệ thống cao tốc liên bang dài tổng cộng 5204 km. Hệ thống này nối các thành phố lớn nhất với những bang lân cận và Mêxicô. Texas cũng có một hệ thống đường sắt liên tục hơn bất kỳ bang nào, dài 18.161 km đầu những năm 1990. Hàng hoá từ bang được vận chuyển bằng đường sắt, trong đó gần 1/3 là hóa chất và 2/5 là khoáng sản không kim loại.
    Ðường hàng không đặc biệt quan trọng đối với dân Texas bởi họ thường phải đi chặng đường dài từ thành phố này sang thành phố khác. Có 1710 sân bay kể cả sân bay tư nhân. Sân hay Quốc tế Dallas - Fort Worth là sân bay đông đúc thuộc hàng thứ hai của quốc gia. Hai sân bay ở Houston cũng thuộc hạng đông đúc nhất.
    Hệ thống ống dẫn:
    Một trong những lĩnh vực thú vị của ngành giao thông vận tải ở Texas là việc sử dụng tối đa các ống dẫn để chuyển dầu và gas tự nhiên. Từ lúc gas tự nhiên bắt đầu được sử dụng như chất đốt thay vì bị bỏ phí trong quá trình khai thác dầu, các ống dẫn được xây dựng để vận chuyển gas tự nhiên. Gas được vận chuyển đến 3/4 các nơi từ Hoa Kỳ bằng ống dẫn.

    THƯƠNG MẠI:
    Đường thuỷ đóng vai trò quan trọng đối với thương mại ở Texas. Bang có 13 cảng nước sâu ở dọc vùng duyên hải vịnh, nơi tiếp cận Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương
    Các cảng này được hỗ trợ bởi hệ thống đường sông bên trong vùng duyên hải vịnh, một phần của hệ thống đường sông bên trong vùng duyên hải. Ðường sông trải dài dọc theo chiều dài vùng duyên hải Bắc Băng Dương và Vịnh, giúp cho sà lan có thể di chuyển giữa các cảng Vùng Duyên Hải Vịnh và dễ dàng đến các cảng ở sông Mississippi và Duyên Hải phía Ðông.
    Houston là một trong những cảng đông nhất của Texas và thuộc trong ba cảng đứng đầu của Hoa Kỳ. Corpus Christi, Texas kity, Port Arthur và Beaumont là những cảng quan trọng sau Houston. Các loại hàng có trọng tải lớn hơn được vận chuyển bởi các cảng của Texas và các cảng này cũng vận chuyển các phần hàng khác ở Hoa Kỳ. Dầu khí và sản phầm từ dầu tạo nên những phần hàng lớn để vận chuyển. Các cảng ở Texas cũng vận chuyển một số lượng quặng lớn như nhôm, được nhập khẩu từ nước ngoài. Các cảng xuất khẩu lượng lớn lúa mì, lúa miến, sunfur và bông.

    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH:
    Khu vực Vùng Duyên Hải Vịnh của đồng bằng duyên hải được bao bọc bởi một vành đai của các thành phố cảng, hầu hết những trung tâm dầu và gas tự nhiên lớn ở Houston, với dân số 1.630.533. Beaumont, dân số 114.323 người và cảng Arthur dân số 58.724 người, là hai thành phố cảng song sinh ở đông nam Texas. Galveston dân số 59.070 người và thành phố Texas với 40.822 người, là những cảng năm trên Vịnh Galveston phía nam Houston Galveston nằm trên một hòn đảo với những bãi biển dài dọc theo thành phố về phía vùng vịnh của hòn đảo, làm cho thành phố có khu du lịch mùa hè nổi tiếng. Thành phố Texas có khuynh hướng hơn về chế tạo. Corpus Chrishti, dân số 257.453 người, là một thành phố chính ở miền nam khu Vùng Duyên Hải
    Thành phố Basin và Range, dân cư không đông đúc lắm. Sự mở rộng vùng đất khô, có núi nhiều để hỗ trợ cho người dân ở đây. Một số khu thắng cảnh của nơi này được lập nên những công viên quốc gia. Tuy nhiên, cũng có những vùng trại chăn nuôi quan trọng ở đó. El Paso, với dân số 515.342 người là thành phố chính ở tỉnh Basin và Range.
    Cao nguyên Edwards, miền Nam gồ ghề của vùng đồng bằng rộng lớn có dân số thưa thớt. Một vài người ở vùng đồi lõm chỏm tự sống bằng ngành du lịch. San Angelo, dân số 84.474 người, là thành phố duy nhất kích thích lớn ở cao nguyên.

    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ:
    Luật bắt buộc phải đi học đối với trẻ em ở tuổi từ 6 đến 17, đóng cửa tất cả các trường học chỉ có một phòng học và giảm nhanh số lượng các trường làng. Khoảng 5% trẻ em của bang học ở những trường tư, Texas đă chi khoảng 4930 đô la Mỹ cho việc giáo dục của mỗi sinh viên, so với một sinh viên trung bình của quốc gia là 5310 đô la Mỹ. 157 sinh viên cho một thầy giáo, làm cho số lượng của một lớp học trung bình ít hơn so với chỉ tiêu của toàn quốc. Trong số đó, độ tuổi lớn hơn 25 và khoảng 72% có bằng trung học.
    Giáo dục bậc cao:.
    Texas có hệ thống trường Cao đẳng và Ðại học tổng hợp. Bang có 106 học viên công và 72 học viện tư, nơi giáo dục bậc cao. Học viện lâu đời nhất của bang Texas là trường Ðại Học Ðông Nam ở Geogretown, thành lập năm 1840. Những trường trứ danh khác bao gồm trường Ðại học Baylor (1845) ở Waco; Trường đại học Pice (1891), Trường Ðại học Houston (1927), trường Ðại học Phía nam Texas (1947) và trường Cao Ðẳng Y Baylon (1903) ở Houston; Trường Ðại học giáo lý (1991) ở Dallas, trường đại học A & M Texas (1876), ở Bến College; trường Ðại học Texas (1876) với những khu Ðại học chính ở Austin, Arlington, Brownsville, Dallas, ( ở Richandson), Edinburg, El Paso, Houston, Odessa, San Antonio và Tyler; Trường đại học Bang Texas Ðông (1889) ở Huntsville, Commerce. Trường Ðại học Lamar (1923 ) ở Beaumont; Trường Ðại học North Texas (1890) và Trường Ðại học dành cho Phụ nữ Texas (1901) ở Deuton; trường đại học Pan American (l927) ở Edinburg; trường đại học Bang Houston Sam (1879) ở Huntsville; trường Ðại học Bang Texas - Tây Nam (l899) ở San Marcos; trường đại học Bang Austin Stephen F. (1923) ở Nacogdoches. Trường đại học Cơ Ðốc giáo Texas (l873) ở Fort Worth và Trường đại học Kỹ thuật Texas (l923) ở Lubbock.
    Thư viện:
    Ở bang này có 498 hệ thống thư viện công cộng được hỗ trợ bằng tiền thuế, phân bố trung bình 4,6 cuốn sách cho mỗi dân cư hàng năm. Những thư viện công cộng lớn nhất nằm ở Dallas, Houston và San Antonio. Các thư viện của trường đại học Texas nằm ở Austin, thư viện học đường lớn thứ năm nằm ở Bắc Hoa Kỳ, bao gồm bốn bộ sưu tập riêng biệt chứa đựng hơn 7 triệu đầu sách. Ðiều đáng chú ý là bộ sưu tập của nó gồm những sách hiếm, những bản thảo gốc của các tác giả đương thời và những tư liệu về Texas.
    Thư viện Thống đốc Lydan Baines Johnson cũng tọa lạc trên khuôn viên trường đại học Austin, Thư viện Annstrong Browning ở trường Ðại học Baylor có những bản thảo gốc của nhà thơ người Anh Robert Browing vào thế kỷ 19.
    Viện bảo tàng:
    Viện bảo tàng khoa học tự nhiên Houston, Viện bảo tàng Mỹ thuật Houston, Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Dallas, Viện bảo tàng Mỹ thuật Dallas và viện khoa học ở Dallas; chỉ là một số trong nhiều Viện bảo tàng ở những thành phố này. Những bộ sưu tập nghệ thuật có giá trị đã được Viện bảo tàng Nghệ thuật Marion Coogler Mcnay ở San Antonio, viện Bảo tàng Elisabet Ney ở Austin và Viện bảo tàng Nghệ thuật El Daso. Về lịch sử, có viện bảo tàng ghi nhớ Texas của trường Ðại học Texas ở Austin. Viện bảo tàng Lịch sử Pandle Plains ở Canyon, Viện bảo tàng Witte ở San Antonio.
    Truyền thông:
    Nghề báo ở Texas đã có từ năm 1813, khi hai tờ báo Gacetade Tejas và El Mejicano được phát hành ở Nacogdoches.
    Texas có 249 đài phát thanh AM, 286 đài phát thanh FM và 104 đài truyền hình.
    Các Lễ hội hàng năm:
    Sự thuật lại buổi biểu diễn những tay nghề chăn gia súc được tổ chức ở Pecos năm 1884. Những lễ hội phổ biến nhất ở Texas là những bữa tiệc ngoài trời, kết hợp những buổi biểu diễn của các tay săn bắn giỏi với bánh và rượu của lễ hội Tây Ban Nha. Những lễ hội phong phú này bao gồm Lễ kỷ niệm Ngày Sinh Nhật Washington Lardo, một lễ hội kéo dài 10 ngày được tổ chức với những dân cư xuyên biên giới ở Mexico và những lễ hội truyền thống ở Brownsville.
    Lễ hội San Antonio kéo dài 10 ngày cuối tháng tư. Sự kiện chính này bao gồm các triển lãm nghệ thuật, Lễ Ðăng Quang của Vua Antonio, cuộc hành hương đến Alamo, những buổi hòa nhạc, các lễ hội và ba cuộc diễn binh. Nhiều lễ hội Texas được kết hợp với các cuộc bán đấu giá gia súc và các hội chợ của bang. Hơn 600.000 gia súc được chuyển đến cuộc bán đấu giá gia súc lớn nhất Texa ở Amarillo. Hội chợ bang Texas được tổ chức ở Dallas suốt mùa thu, thu hút hơn 3 triệu người hàng năm. Hội chợ truyền thống triển lãm những màn trình diễn của ngựa và gia súc. Các lễ hội gia súc thu hút nhiều đám đông đến hội chợ miền Ðông Texas vào cuối tháng 9 ớ Tyler. Hàng loạt các cuộc tranh tài câu cá bao gồm cá taepon, bill- fish và những cuộc tranh tài câu cá lướt sóng, tổ chức ở Arasas từ tháng 6 đến tháng 9. Ngày Hội Khinh khí cầu vào tháng 7 ở Mesquite, thu hút hàng ngàn phi công và khán giả xem ở khắp nơi từ Hoa Kỳ đến để thưởng thức những cầu chui cho máy bay, những cú nhảy dù, nghệ thuật, những chiếc máy bay con và giải trí ca nhạc. Các hoạt động của Tuần Lễ Chén Bông ở Dallas bắt đầu vào cuối tháng 12 và sôi động nhất với trò chơi đá bóng ngày Ðầu Năm.
    Các lễ hội khác ở bang thường chú ý đến nghệ thuật. Lễ hội Quốc tế Houston mỗi tháng tự tổ chức nghệ thuật hội biểu diễn và nghệ thuật (hội họa, điện ảnh) với lễ hội ngoài trời 10 ngày gồm âm nhạc đa văn hóa, nhảy múa, nghệ thuật và thức ăn. Các vật trang trí sân khấu kịch được phục vụ làm phòng cho vở kịch ngoài trời ở nhiều thành phố. Galveston mang âm nhạc đến cho cuộc sống ngoài trời Ðảo Galveston.
    Dãy núi Franklin ngoạn mục là phông cho khán đài vòng cung Mckelligon Cunyon gần ElPaso.
    CHÍNH QUYỀN:
    Texas được cai quản dưới hiến pháp được thông qua năm 1876 có sửa đổi. Bốn hiến pháp trước kia đã được thông qua năm 1845, 1861, l866 và 1869. Một sửa đổi bổ sung cho hiến pháp có thể được cơ quan lập pháp đề nghị. Ðể có hiệu lực, sự sửa đổi phải được thông qua bởi đa số cử tri trong cuộc bầu cử.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:27 ngy 18/11/2004
  2. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG UTAH
    Utah là bang thuộc miền Tây nước Mỹ với một phần nằm trong dãy núi Rocky. Cảnh quan của Bang này rất đa dạng, bao gồm những dãy núi cao phủ rừng, hồ, thung lũng phì nhiêu, vùng đồng bằng nhiễm mặn cằn cỗi, sa mạc và vùng cao nguyên hoang dã với các dạng đá kỳ lạ và những hẻm núi mang màu sắc cầu vồng.
    Sau hiệp ước Guadalupe Hidalgo năm 1848 nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh với người Mêhicô; hơn nữa cộng đồng Mormon đã đổ xô về phía Tây để tìm vàng tại California.
    Chính quyền liên bang Mỹ đã buộc những người Mormon phải thích nghi với các tiêu chuẩn của liên bang và phải từ bỏ một vài tín ngưỡng của họ, đặc biệt là chế độ đa thê, và trên thực tế giáo phái Mormon đã bỏ chế độ này kể từ năm 1890. Tuy nhiên việc từ bỏ các tập quán tôn giáo này khá miễn cưỡng và đã làm cho Utah gia nhập vào liên bang khá trễ (4/1/1896 và là tiểu bang thứ 45).
    Utah xếp hàng thứ 13 về diện tích (219.900 km2), bao gồm 7.086 km2 mặt nước. Chiều dài Bắc - Nam của bang là 555 km và rộng nhất từ Ðông sang Tây 446 km. Cao trình trung bình vào khoảng 1.900m.
    Dân cư:
    Dân số Utah vào khoảng 10.727.784 người, xếp hàng thứ 35 trong số các bang.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ÐỘNG KINH TẾ:
    Khoảng 1.031.000 lao động có việc làm tại Utah, trong đó, tỉ lệ cao nhất là 29% trong lãnh vực các xí nghiệp dịch vụ như điện toán và nhà hàng, khoảng 22% trong lãnh vực buôn bán sỉ và lẻ khoảng 17% trong lãnh vực quản lý nhà nước liên bang, bang và địa phương (bao gồm cả quân dịch), 11% trong ngành công nghiệp, 7% thuộc ngành tài chánh, bảo hiểm, bất động sản,) 5% làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải và dịch vụ công cộng, 6% thuộc ngành xây dựng, 3% trong lĩnh vực nông lâm nghiệp (kể cả dịch vụ nông nghiệp) và 1% khai thác mỏ.
    Chỉ có dưới 10% lao động là được tổ chức thành nghiệp đoàn, chứng tỏ công tác nghiệp đoàn đã bị giảm sút so với 10 năm trước (lúc đó khoảng 1/3 công nhân nằm trong các nghiệp đoàn). Utah là một trong những bang có tỉ lệ cao nhất về dân cư biết 2 ngôn ngữ; chính lực lượng lao động này đã làm cho Utah trở thành một trung tâm thương mại quốc tế.
    Nông nghiệp:
    Ðất canh tác của Utah phần lớn tập trung tại khu vực phía tây triền núi Wasatch do đất đai tại đó phì nhiêu và có thể tưới nước từ những sông và dòng chảy xuất phát từ trên núi; hơn nửa thung lũng các sông trên cũng hình thành những vùng có thể canh tác. Khoảng 3/5 đất tại không thuộc liên bang tại Utal được dùng để chăn thả gia súc; do đó sản lượng thịt bò và sữa tại tiểu bang chiếm một vị trí quan trọng, vào đầu thập niên 90, khoảng 3/4 thu nhập nông nghiệp tại Utah bắt nguồn từ việc bán gia súc và sản phẩm chăn nuôi.
    Loại cây trồng chính là đồng cỏ, lúa mì và lúa mạch; trong đó cỏ (kể cả cỏ ba lá alfafa) được dùng để nuôi gia súc chăn thả, đồng thời cỏ khô cũng được bán lấy tiền. Lúa mì được trồng tại vùng phía bắc và đông bắc của bang trên các loại đất không được tưới. Các nông trại được tưới tại Utah thường trồng các loại rau và cây ăn quả, đặc biệt là hành, khoai tây, táo, anh đào, đào, đậu, lê và mơ.
    Bán bò thịt, bê và sữa là nguồn thu nhập chính của nông nghiệp tại đây. Sản xuất sữa phát triển tại khu vực chung quanh Salt Lake city. Chăn nuôi gia cầm là ngành sản xuất nông nghiệp chính lại vùng bắc và trung tâm Utah cũng như vùng phía tây triền núi Wasatch; loại gia cầm chính là gà tây; ngoài ra trứng cũng là sản phẩm chăn nuôi quan trọng của bang. Cừu được nuôi để lấy thịt lẫn da trên nhiều vùng. Chồn vizon cũng là một vật nuôi quan trọng, dặc biệt tại khu vực phía bắc và Utah sản xuất nhiều da chồn nhất so với các bang khác.
    khai thác mỏ:
    Utah đứng hàng thứ 2 trong cả nước về sản lượng đồng. Hầu hết đồng được khai thác tại hẻm núi Bingham phía tây nam Salt Lake city, là một trong những khu khai thác lộ thiên lớn nhất thế giới. Kim loại quý được khai thác vừa phải và Utah đứng hàng thứ 3 về lượng vàng khai thác.
    Ngoài ra, nguồn thu nhập từ khai thác mỏ còn được gia tăng thêm nhờ vào khai thác than tại cao nguyên Colorado và dầu hỏa tại lưu vực Uinta cũng như trên các khu vực khác nhỏ hơn. Sản lượng từ khí tự nhiên và chưng cất dầu hỏa trong đầu thập niên 90 chiếm 1/3 thu nhập do khai thác khoáng. Ngoài ra, các loại magnesium, đá, cát, sỏi, ximăng, sét, flor, gypsum, Thủy ngân, molypden, kalium và vanadium cũng được khai thác. Quặng sắt được khai thác gần Cedar city ở phía Tây nam và uranium tại khu vực đông nam. Muối và các loại khoáng khác được khai thác theo phương thức bốc hơi dọc theo hồ Great Salt Lake.
    Công nghiệp:
    Hoạt động công nghiệp quan trọng nhất trên phương diện tổng sản phẩm quốc dân là sản xuất trang thiết bị giao thông vận tải. Các xí nghiệp hàng đầu thuộc các ngành chế tạo ống phóng tên lửa, phi thuyền và chi tiết máy xe. Công nghiệp quan trọng tiếp theo là chế biến sản phẩm nông nghiệp, bao gồm các nhà máy xay bột mì, chế biến sửa và đóng gói thịt tại các địa bàn kế cận những nông trại chính.
    Các ngành công nghiệp quan trọng khác có đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất của bang là công nghiệp chế tạo công cụ (dụng cụ phẫu thuật và trang thiết bị điện tử cho ngành y), và công nghiệp nguyên liệu kim loại, đặc biệt là công nghiệp luyện kim. Trong đó đồng được tập trung và tinh luyện tại khu vực bắc hẻm núi Bingham, đồng thời một nhà máy nghiền quặng sắt đã được xây dựng bên bờ hồ Utah phía bắc Provo. Các ngành công nghiệp quan trọng khác là công nghiệp in ấn và xuất bản, các xí nghiệp máy công nghiệp và sản phẩm kim loại.
    Công nghiệp quốc phòng phát triển sau những năm 50, bao gồm sản xuất nhiên liệu rắn cho ống phóng tên lửa, máy hàng không, chi tiết máy điện toán và hệ thống hàng hải. Trong thời gian gần đây, triền Wasatch đa đứng đầu cả nước về sản xuất chíp máy tính, phần mềm công nghệ đồ hoạ và mạng máy tính.
    Ðiện năng:
    Khoảng 97% điện năng tại Utah được cung cấp bởi các nhà máy tuabin hơi với nguyên liệu là than có hàm lượng lưu huỳnh thấp được khai thác tại Utah; phần còn lại có nguồn gốc thủy điện. Hầu hết điện năng đều được tư nhân cung cấp.
    Du lịch:
    Mùa hè là mùa du lịch chính tại Utah, hầu hết du khách đi thăm quan Great Lake city; các lâm viên quốc gia, rừng quốc gia và lâm viên bang trên địa bàn Utah. Vào mùa đông có thể du lịch tại các khu nghỉ ngơi trượt tuyết.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG VẬN TẢI:
    Utah có 2.367 km đường sắt với các tuyến đường chính Union Pacific, Denver, Rio Grande Western và Southern Pacific. Ogden và Salt Lake City được xem như là ga đầu mối và trạm trung chuyển trên các tuyến đường xuyên lục địa.
    Utal có 65.190 km xa lộ công cộng, trong đó có 1.510 km xa lộ quốc gia liên bang. Ðồng thời có 2 tuyến xe khách liên bang và một tuyến xe khách liên đô thị nối liền Salt Lake City với Ogden.
    Có 119 sân bay tại Utah, trong đó hầu hết là sân bay tư nhân. Sân hay chính là Salt Lake city. Với nhiều công ty hàng không phục vụ trong bang.
    THƯƠNG MẠI:
    Trung tâm thương mại chính của Utah được đặt tại vùng dân cư trung tâm của Salt Lake city và kéo dài từ Ogden (phía Bắc) đến Provo (phía Nam).

    --------------------------------------------------------------------------------
    THÀNH PHỐ CHÍNH:
    Lớn nhất là Salt Lake city với 159.936 dân, là thủ đô và cũng là trung tâm tôn giáo, tài chính, công nghiệp và thương mại của Utah; thành phố này là đô thị lớn nhất và quan trọng nhất của khu vực phía Tây. Khu tập trung dân cư Satl Lake city - Ogden bao gồm các quận Davis, Salt Lake, Tooele và Weber với 1.072.000 dân. Thành phố lớn thứ nhì là West Valley City được hình thành năm 1980 với 86.976 dân và được xem như khu vực dân cư ngoại vi của Salt Lake city.
    Provo là thành phố lớn hàng thứ 3 với 86.835 dân và nằm ở phía Nam Salt Lake city, thành phố này lúc đầu là một trung tâm thương mại và giáo dục với trường đại học Brigham young. Provo cũng là thành phố lớn nhất của khu tập trung dân cư Provo- Orem tiếp giáp với quận Utah. Orem là thành phố thứ 4với 67.561 dân. Ðứng hàng thứ 5 là Ogden với 63.909 dân, nằm ở phía Bắc Salt lake city và kể cả khu tập trung dân cư Salt Lake city - Ogden; Ogden được xem như một thành phố công nghiệp, trung tâm thương mại và là một trong những trung tâm đường sắt của khu giang sơn miền Tây. Logan là trung tâm thương mại và chế biến thực phẩm của thung lũng Cache nằm ở phía Bắc Utah và cũng là nơi tọa lạc trường Ðại học Utah State; dân số vào khoảng 32.762.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ:
    Giáo dục:
    Giáo dục tại Utah được phổ cập từ 6 đến 18 tuổi và Utah dẫn đầu cả nước về tỉ lệ tốt nghiệp đại học. Chi phí giáo dục/ học sinh vào khoảng 3.160 USD so với chỉ số 5.310 USD của cả nước. Chỉ tiêu học sinh trên giáo viên là 24,2, cao hơn nhiều so với các tiểu bang khác.
    Giáo dục Cao Ðẳng - Ðại học:
    Cơ sở giáo dục cấp cao đầu tiên tại Utah là Ðại học Deseret (nay là đại học công Utah) được thành lập năm 1850 tại Salt Lake city. Viện hàn lâm BrighamYoung (nay la Ðại học tư ưBrigham Young) cũng được thành lập năm l875 tại Provo. Các trường là trường Westminster (l875) tại Salt Lake city, trường Weber State (1899) tại Ogden, Ðại học Utal State (1888) tại Logan, trường Southem Utah State (1897) tại Cedar city, trường Utah Technical (1948) tại Salt Lake city và trường Utah Technical (1941) tại Provo. Ðến đầu thập niên 90, Utah có 9 cơ sở công và 7 cơ sở tư về giáo dục cao đẳng- đại học.
    Thư viện:
    Những thư viện đáng kể đều nằm tại Salt Lake city, trong đó thư viện "Lịch sử giáo hội ngày thánh cuối cùng" là thư viện tư đầu tiên của bang và cũng là nơi sưu tầm nhiều hiện vật giáo phái Mormon nhất thế giới; giáo hội Mormon cũng đang duy trì thư viện Phả hệ. Tại Utah hiện có 69 hệ thống thư viện công với vòng chu chuyển hàng năm 8,6 sách/đầu người, thuộc vào loại cao nhất nước. Thư viện công xưa nhất và lớn nhất là thư viện công Salt Lake city thành lập năm 1898; tại Salt Lake city còn có thư viện lịch sử xã hội Utah và thư viện bang Utah. Các thư viện lớn trong trường đại học thuộc các trường Brigham Young, Utah, Utah State và tất cả đều có sưu tầm về lịch sử của giáo phái Mormon và Utah.
    Bảo tàng:
    Các viện bảo tàng trưong bang cũng trưng bày các hiện vật liên quan đến lịch sử bang và giáo phái Mormon, bao gồm Bảo tàng lịch sử và Nghệ thuật Giáo đường - Chi nhánh giáo đường Mormon tại Salt Lake city, Bảo tàng Pioneer Village gần Farmington. Trường đại học Utah có bảo tàng Mỹ thuật, Lịch sử tự nhiên và Nhân loại học. Các viện bảo tàng khác bao gồm Nhà trưng bày về lịch sử tự nhiên các Lâm viên bang tại Vernal, Bảo tàng Thiếu nhi Utah tại Salt Lake city và Bảo tàng lịch sử- nghệ thuật Fairview tại Fairview.
    Truyền thông:
    Tờ báo đầu tiên tại Utah là tờ Deseret News, phát hành tại Salt lake city năm 1850. Tờ Tribune phát hành tại Salt Lake city năm 1891 là báo có số phát hành cao nhất. Utah có 8 nhật báo, trong đó số phát hành cao nhất là các tờ Tribune, Deseret News, Ogden Standard - Examiner, Provo Daily Herald.
    Utah có 31 trạm truyền thanh AM, 39 trạm FM và 9 trạm truyền hình. Trạm truyền thanh bang đầu tiên là KZN phát sóng tại Salt Lake city năm 1922.

    --------------------------------------------------------------------------------
    SỰ KIỆN HÀNG NĂM:
    Ngày Tiền Phong 24/VII để kỷ niệm ngày Brigham Young và những người Mormon tiên phong định cư hoàn toàn tại Utah (24/VII/1847); vào hàng năm, tuần lễ có ngày 24/VII được tách ra để kỷ niệm ngày Tiền Phong, các cộng đồng ăn mừng tuần lễ này bằng các hoạt động như: cưỡi ngựa, đám rước, diễu hành và các sự kiện khác. Trong những lễ tưởng niệm lớn, có thể kể Ngày 47 tại Salt Lake City và ngày Tiền Phong tại Ogden; lễ Paiute Pow Wow được tổ chức vào tuần lễ thứ 2 tháng 6; liên hoan nghệ thuật hàng năm tại Tooele vào tháng 6 đã thu hút nhiều nghệ sĩ và nghệ nhân miền tây; đám rước Mormon Miracle tại Manti tổ chức vào tháng 7; lễ Western Stampede được tổ chức vào đầu tháng 7 tại West Jordan và là hội cưỡi ngựa sống động nhất; ngoài ra còn có liên hoan những người Viễn Tây tại Logan vào tháng 7. Vào mùa hè, liên hoan Shakespearean được tổ chức tại trường Southern Utah State; hội chợ Utah State được tổ chức tại Salt Lake city vào mỗi tháng 9; triển lãm America bao gồm tiết mục đua và triển lãm về trượt tuyết

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN:
    Chính quyền địa phương:
    Utah bao gồm 29 hạt và được quản lý bởi một Uỷ ban gồm 3 người thông qua sự đề cử của Hội đồng hạt.
    Ðại biểu liên bang:
    Utah có 5 đại biểu cấp liên bang bao gồm 2 nghị sĩ và 3 dân biểu. Có 5 phiếu bầu tổng thống.
    PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ÐOẠN HIỆN ÐẠI:
    Công nghiệp khai thác mỏ bắt đầu hồi phục kể từ năm 1987 khi giá đồng cuối cùng cũng đã gia tăng. Xí nghiệp thép Geneva đóng cửa từ đầu năm 1987, nhưng qua năm sau đã mở cửa lại với hình thức sở hữu mới. Các công nghệ kỹ thuật cao trong thập niên 80 như Wordperfect. Novell và Unisys đã biến Utah trở thành trung tâm công nghiệp điện toán quan trọng, các ngành công nghệ đã tuyển dụng thêm hàng ngàn lao động tại Utah. Vai trò của Utah trong ngành công nghiệp điện toán trở nên lớn hơn vào năm l995, khi công ty Micron tuyên bố sẽ xây dựng một tổ hợp khổng lồ tại Lehi. Các dịch vụ về kỹ thuật, kiến trúc, giám sát, luật pháp và tài chánh đã tuyển dụng nhiều lao động. Ngoài ra, các công việc tại công ty hoá học Huntsman và Nu Skin lnternational đă tuyển dụng nhiều người Utah.
    Vào năm 1995 tỉ lệ thất nghiệp tại Utah vào khoảng 3 - 4% và ngân sách bang lại dư thừa.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:28 ngy 18/11/2004
  3. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG VERMONT
    Vermont một trong 6 bang New England và là một trong số các bang nhỏ ở Hoa Kỳ. Vermont về phía Tây giáp với New York, về phía Bắc giáp với tỉnh Canada thuộc Quebec, về phía Ðông với New Hampshire và về phía Nam với Massachusetts.
    Vermont gia nhập Hoa Kỳ ngày 4/3/1791 là bang mới đầu tiên gia nhập sau khi 13 bang đầu tiên lập thành một quốc gia.
    Tên của bang xuất phát từ những từ tiếng Pháp "Vert" (màu xanh) và "mont" (núi) và Vermont còn được gọi là Green Mountain State. Montpelier là thủ phủ Vermont và thành phố lớn nhất là Burlington. Nền kinh tế của bang dựa trên công nghiệp dù những vùng đất nông nghiệp và cánh đồng cỏ tạo cho bang có nền nông nghiệp vững chắc. Trung tâm đô thị ở bang này nhỏ nhưng hầu hết các công ty hoạt động trong công nghiệp. Trong những năm gần đây, Vermont phát triển du lịch cả mùa hè lẫn mùa đông. Phong cảnh đẹp và bầu không khí trong lành từ nông thôn đã thu hút khách du lịch Hoa Kỳ và Canada. Vermont xếp thứ 43 trong số các bang về diện tích với 24.903 km2 bao gồm 948 km2 mặt nước nội địa. Là bang lớn thứ hai trong 6 bang New England, xếp sau Maine. Vermont có chiều dài từ Bắc đến Nam là 251 km và chiều rộng từ 60 km ở phía Nam đến khoảng 143 km dọc theo biên giới phía Bắc. Ðộ cao trung bình khoảng 300m.
    Dân cư:
    Vermont xếp thứ 48 trong số các bang về dân số với 564.964 người. Bình quân dân số 23 người/ km2.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ:
    Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính ở Vermont mãi đến thế kỷ 20, khi công nghiệp sản xuất trở thành hoạt động hàng đầu. Giữa giữa thập niên 90, du lịch là hoạt động kinh tế phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế bang. Khoảng 343.000 người dân Vermont có việc làm, 30% công nhân viên làm việc trong các ngành kỹ nghệ dịch vụ như nhân viên khách sạn. Khoảng 22% làm việc trong thương mại buôn bán sỉ và lẻ, 14% trong sản xuất; 14% trong chính phủ liên bang, bang hoặc địa phương bao gồm cả trong quân đội; 6% trong xây dựng; 6% trong tài chính, bảo hành hoặc kinh doanh nhà đất; 4% nghề nông (bao gồm các dịch vụ nông nghiệp) lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp; 4% về giao thông hoặc dịch vụ công cộng và ít hơn 1% về khai thác mỏ, 9% công nhân Vermont là thành viên công đoàn.
    Nông nghiệp:
    Vermont có khoảng 6300 trang trại. Trong đó khoảng 3/5 số trang trại có thu nhập hàng năm hơn 10.000 đô la. Ðất nông nghiệp chiếm khoảng 590.000 ha (1/4 diện tích bang). Hơn 2/5 đất nông nghiệp sử dụng để trồng trọt; phần còn lại là đồng cỏ và rừng. Sản xuất sữa vẫn là nông sản vượt trội như bơ, phó mát, sữa chua và bò sữa chiếm khoảng 4/5 tổng thu nhập. Với mùa hè se lạnh và lượng mưa phong phú, bang có những cánh đồng cỏ tốt nhất Hoa Kỳ. Vermont dẫn đầu về sản xuất sữa, cỏ và bò sữa. Những vụ mùa chính khác là táo, rau quả, ngô. Gà Tây và trứng là sản phẩm quan trọng. Vermont dẫn đầu quốc gia về sản xuất đường thích và xi rô.
    Lâm nghiệp:
    Hơn 3/4 đất ở Vermont là rừng. Tuy nhiên, nhiều đất rừng dùng làm những khu vườn cây dù chúng không mang lại khoản thu nhập nào. Các loại gỗ cứng chính bao gồm cây thích, sồi, bulô và những loại gỗ mềm như vân sam, linh sam và thông trắng. Khoảng 140 nhà máy chế biến gỗ với khoảng 2700 công nhân.
    Khai thác mỏ:
    Các loại đá bao gồm đá granite, đá vôi, cẩm thạch, đá phiến chiếm giá trị của việc sản xuất khoáng chất ở Vermont. Bang nổi tiếng về sản xuất đá granite tập trung chủ yếu ở Barre nhưng đá granite xám hầu như được khai thác ở nhiều khu vực thuộc phía Ðông Mountains. Ðá granite hồng được khai thác ở phía Ðông Newport. Ðá cẩm thạch được khai thác ở phía Tây Vermont, chủ yếu ở hạt Rutland. Khu vực này cũng sản xuất đá phiến. Champlain Valley là nguồn tài nguyên về đá vôi . Vermont cũng là nơi sản xuất ămiăng chủ yếu khai thác ở Belvidere, Mountain vùng phía Bắc Vermont và là nguồn cung cấp ămiăng cho Hoa Kỳ. Ðá tal được sản xuất chủ yếu ở Green Mountains. Bang này cũng là nơi cung cấp florit lớn thứ hai quốc gia.
    Sản xuất:
    Công nghiệp chủ yếu ở Vermont là sản xuất thiết bị điện, đặc biệt là các linh kiện điện tử chiếm gần 1/3 thu nhập về công nghiệp. Số lượng công nhân đông nhất trong lĩnh vực điện là sản xuất chất bán dẫn và các dụng cụ có liên quan đến điện. Các ngành công nghiệp hàng đầu khác là in ấn và xuất bản; chế biến thực phẩm đặc biệt là phó mát và thực phẩm làm từ sữa sản xuất máy móc thiết bị, các công ty chế tạo máy công cụ; sản xuất giấy. Số lượng công nhân lớn thứ hai bao gồm các công ty sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và các bộ phận và động cơ máy bay. Chế biến phó mát tập trung ở những vùng nông thôn. Sản xuất máy công cụ được tập trung ở khu vực Springfield - Windsor thuộc Connecticut Valley sản xuất máy móc thiết bị điện được phát triển ở khu vực Burlington thuộc phía Tây Bắc Vermont. Việc suy giảm trong ngành công nghiệp dệt ở Burlington được bù bằng sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng nhựa và điện.
    Ðiện năng:
    Gần 90% điện năng Vermont từ nhà máy thuỷ điện và năng lượng. Các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu gỗ hoạt động ở Burlington và Ryegate. Nhà máy năng lượng hạt nhân được thành lập ở Vermont năm 1972.
    Du lịch:
    Du lịch trở thành nguồn thu nhập quan trọng ở Vermont. Hầu hết Vermont thu hút khách du lịch vào mùa hè. Tuy nhiên với các hoạt động thể thao mùa đông, du lịch trở thành ngành công nghiệp phát triển quanh năm, bởi vì du lịch phát triển nên đường sá được cải thiện và thu hút nhiều du khách đặc biệt là người Canada. Trượt tuyết bây giờ là ngành công nghiệp du lịch quan trọng nhất ở Vermont.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG:
    Nằm ở vị trí thuộc biên giới, địa hình núi non, mùa đông khắc nghiệt đã gây ra nhiều bất lợi cho sự phát triển giao thông. Vermont có vài tuyến đường tốt từ Ðông đến Tây băng qua vùng núi Green Mountains. Tuy nhiên các đề án xây dựng đường liên bang được thành lập làm cho việc giao thông của xe hơi và xe tải trở nên tốt hơn. White River Junction, Montpelier, Saint Johnsbury, Rutland và Urlington là những trung tâm giao thông. Bang có 22.797 km đường quốc lộ, trong đó 515 km là hệ thống đường liên bang.
    Vermont có 1081 km đường sắt. Khoảng 3/4 tấn hàng hóa được chuyên chở bằng đường sắt và hàng hóa đầu tiên được chuyên chở là đá.
    Ba sân bay, Vermont nằm Burlington và Rutland và ở vùng Barre-Montpelier.
    Lake Champlain là một mối liên kết về hệ thống đường thủy trải dài từ sông Saint Lawrence ở Canada đến New York City.
    THƯƠNG MẠI:
    Là một bang nằm vùng biên giới, Vermont có nhiều hoạt động thương mại quan hệ chặt chẽ với Canada. Saint Albans, gần biên giới Canadian, là một cảng thương mại cho việc giao thông vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt quốc tế, gỗ Canadian và gia súc cũng được vận chuyển bằng tuyến đường này để đến các trang trại . New England, Burlington, trên hồ Champlain, là một cảng thương mại cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy, đặc biệt là dầu thô. Burlington là trung tâm thương mại chính.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH:
    Cho đến nay Burlington là thành phố đông dân cư nhất với 39.127 dân. Burlington là trung tâm thương mại và giao thông, với trường Ðại học lâu đời nhất bang, và là trung tâm giải trí vào mùa hè. Thành phố này cũng có các ngành công nghiệp đa dạng. Rutland (18.230 dân), nằm phía Ðông Vermont, là thành phố lớn thứ hai . Ðó là trung tâm khai thác đá cẩm thạch. Barre (9482), ở Trung Bắc Vermont, là trung tâm khai thác các quặng granite lớn nhất Thế giới. Montpelier, với 8247 dân, là thủ đô của bang, một trong những thủ đô nhỏ nhất quốc gia.
    Nhóm dân cư đông nhất ở Vermont là người Pháp - Canada. Người da trắng chiếm 98,6 % dân số, người Châu Á và người ở Ðảo Thái Bình Dương: 0,6%, người da đen: 0,3%, và thổ dân Hoa Kỳ 0,3%. Những người đa chủng tộc: 0,1 %; người Hispanic: 0,7%.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC - VĂN HÓA:
    Trẻ em từ 7 - 1 6 tuổi phải đi học. Khoảng 8% trẻ em ở bang này có khuynh hướng học trường tư Vermont sử dụng khoảng 6710 đô la trong việc giáo dục mỗi học sinh, so với trung bình quốc gia khoảng 5310 đô la. Khoảng 14 sinh viên/1 giáo viên, làm cho bang này có lớp trung bình nhỏ hơn bất kỳ các bang khác ngoại trừ New Jersey. Khoảng 81 % trên 25 tuổi có bằng cấp III.
    Giáo dục Ðại học:
    Viện đại học đầu tiên ở bang là Ðại học Vermont và trường cao đẳng nông nghiệp thành lập năm 1791 ở Burlington. Vermont có 6 Ðại học công và 16 Ðại học tư vào giữa thập niên 90.
    Thư viện và viện bảo tàng:
    Thư viện công đầu tiên ở Vermont được thành lập năm 1791 tại Brookfield. Giữa thập niên 90, bang này có 201 thư viện chịu thuế. Mỗi năm các thư viện lưu hành trung bình 7,2 quyển sách cho mỗi sinh viên. Thư viện lớn nhất là Brooks Memorial Library ở Brattleboro. Ở Montpelier là thư viện Vermont Historical Society và State Library. Thư viện đại học lớn nhất bang là Ðại học Vermont.
    Các viện bảo tàng nghệ thuật Vermont bao gồm bảo tàng Bennington và bảo tàng Robert Hull Flaming, ở đại học Vermont. Nhiều viện bảo tàng lịch sử lưu trữ những sự kiện đáng ghi nhớ ở Vermont. Viện bảo tàng nổi tiếng nhất là Vermont Historical Society ở Montpelier, bảo tàng Shelburne ở Shelburne và bảo tàng Sheldon ở Middlebury.
    Truyền thông:
    Vermont có 42 tờ báo trong đó có 9 tờ tin hàng ngày. Tờ báo đầu tiên ở Vermont là tờ Vermont Gazette hoặc Green Mountain Post - Boy, xuất bản ở Westminister năm 1781; 17 Ðài phát thanh AM và 42 đài phát thanh FM và 7 đài truyền hình hoạt động ở Vermont.
    CÁC SỰ KIỆN HÀNG NĂM:
    Hàng năm vào những tháng đông, những khu giải trí trượt tuyết ở Vermont thu hút nhiều khách du lịch. Town Meeting Day được tổ chức khắp bang vào thứ ba tuần đầu tiên của tháng Ba. Vào tháng 4 lễ hội Annual Sugar Slalom diễn ra ở Stowa. Hội chợ Rutland và Champlain Valley Exposition ở Es*** Junction được tổ chức vào đầu tháng 9.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN:
    Chính quyền địa phương:
    Ở Vermont, 14 hạt đều có pháp luật và thi hành luật. Gần 250 thị trấn và thành phố ở Vermont là những đơn vị chính quyền địa phương chính.
    Ðại diện quốc gia:
    Vermont bầu chọn 2 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và một thành viên trong Hạ viện. Bang này có 3 lá phiếu bầu cử tổng thống.
    PHÁT TRIỂN:
    Ðầu thập niên 90, dân số Vermont tăng nhanh với nhiều dân cư mới từ New York và Massachusetts đến nhập cư. Sự phát triển về công nghệ thông tin, ngành dịch vụ, du lịch, sản xuất và kinh doanh đã thể hiện được sự phát triển kinh tế toàn bang. Cùng lúc đó, nông nghiệp giảm sút và nhiều trang trại bị bán đi để làm khu giải trí. Nhiều nông dân Vermont, nhà sản xuất, thợ thủ công và các doanh nghiệp bây giờ tìm kiếm và cung cấp thị trường trong và ngoài bang với những thực phẩm và sản phẩm đặc biệt.
    Du lịch trở thành ngành công nghiệp chính với các hoạt động văn hóa và giải trí quanh năm. Khuynh hướng này đối lập với luật bảo vệ môi trường lành mạnh ở bang, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa và thúc đẩy quy hoạch địa phương. Thêm vào đó các hoạt động "Nguồn du lịch sẵn có" được mở rộng, dựa trên sự hấp dẫn về nghệ thuật, văn hóa và lịch sử.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:29 ngy 18/11/2004
  4. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG WASHINGTON
    Washington, nằm phía Tây Bắc Thái Bình Hoa Kỳ. Phía Bắc giáp với tỉnh Canadian của British Columbia, phía Nam giáp với Oregon, phía Ðông giáp với Idaho và phía Tây giáp với Thái Bình Dương. Washington là bang duy nhất có tên của vị tổng thống Hoa Kỳ.
    Washington, bang rộng thứ 19 của Hoa Kỳ, với diện tích 182.949 km2, bao gồm 4002 km2 biển nội địa và 6503 km2 biển Duyên hải. Chiều dài từ Ðông sang Tây là 607 km và chiều rộng từ Bắc đến Nam là 385 km. Ðộ cao khoảng 520 m.
    Dân cư:
    Theo thống kê quốc gia, Washington xếp thứ 18 về dân số trong tất cả các bang, với tổng số dân là 4.887.941 người. Dân số trung bình 27 người/km2.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Hoạt động kinh tế:
    Những người Châu Âu đầu tiên tìm đến khu vực này để bẫy lông thú. Khi việc định cư bắt đầu giữa thế kỷ 19, nông nghiệp và rừng gỗ dần dần phát triển quanh Puget Sound và ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Tác nhân kích thích chính đối với sự phát triển kinh tế là việc xây dựng đường xe lửa Bắc Nam xuyên lục địa cuối thế kỷ 19. Công nghiệp chế tạo bắt đầu phát triển nhanh chóng ở bang trong suốt chiến tranh thế giới thứ 11 (1939 - 1945).
    Khoảng 2.966.000 người dân Washington có công ăn việc làm. Khoảng 27% công nhân làm việc trong các dịch vụ đa dạng như trong ngành tin học hoặc thương mại nhà hàng, 22% làm việc trong công tác thương mại; 17% trong liên bang, chính quyền địa phương bao gồm cả trong quân đội; 12% trong công việc chế tạo; 7% trong tài chính, bảo hành, hoặc kinh doanh nhà đất; 6% trong xây dựng; 4% trong giao thông hoặc phương tiện công cộng; và 4% trong nông trại (bao gồm phục vụ nông nghiệp), lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp. Công nghiệp khai thác mỏ chỉ khoảng 5.000 công nhân, 22% công nhân Washington tổ chức thành công đoàn.
    Nông nghiệp:
    Đất nông nghiệp chiếm 6,4 triệu ha hoặc chiếm hơn 1/3 bang. Hơn 2/3 đất canh tác dành cho các vụ mùa, còn lại là rừng và cánh đồng cỏ. Thu nhập từ các vụ mùa hàng năm hơn 2/3 tổng thu nhập trang trại. Các trang trại trung bình khoảng 180 ha ; Các trang trại trồng cây ngũ cốc chiếm hơn 400 ha ở phía Ðông.
    Ðông Washington chuyên canh tác loại ngũ cốc, lúa mì và lúa mạch, phát triển vào mùa xuân và đông. Các tỉnh Ðông Bắc chăn nuôi gia súc. Những vùng đất được tưới tiêu ở vịnh Columbia và những sườn núi phía Ðông Cascades, các loại cây ăn quả và cây hạnh phát triển mạnh. Vùng đất phía Tây Cascades là nơi phát triển các loại trái cây và rau quả cung cấp hàng ngày. Hai loại này được đem đến khu chợ trong các thành phố ở Puget Sound. Táo chiếm 1/4 sản lượng bán của các vụ mùa hàng năm và lúa mì chiếm khoảng 1/5. Washington dẫn đầu quốc gia về sản lượng táo, đứng thứ hai về sản xuất khoai tây, lúa mì và đứng thứ năm về lúa mạch. Bang này cũng dẫn đầu về các vụ mùa đa dạng khác như hoa bia, cây bạc hà lục và đậu Hà Lan. Trang trại chăn nuôi gia súc thường tập trung ở phía Ðông Washington.
    Ngư nghiệp:
    Bang này nằm trong số các bang dẫn đầu quốc gia về sản xuất cá hồi, và tổng giá trị loại cá này đạt đến 105 triệu đô la đầu thập niên 90. Việc đánh bắt cá tập trung ở sông Columbia, Puget Sound, vùng duyên hải bán đảo Olympic và vịnh Bristol ở Alaska. Các loài cá chính được đánh bắt là cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá tuyết, cá bơn, cua Dungeness và cá pecca.
    Lâm nghiệp:
    Rừng chiếm hơn 1/2 tổng diện tích đất Washington, nhiều vùng rừng cung cấp gỗ cho thương mại . Cascades chia thành 2 loại rừng gỗ chính. đặc trưng là cây linh sam Douglas ở vùng rừng phía Tây và cây thông ở phía Ðông.
    Linh sam Douglas là loại cây phong phú nhất, và Washington có khoảng 1/5 tổng số linh sam Douglas trong nước. Washington đang dẫn đầu về sản lượng gỗ, chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng của bang. Ðộc cần và thông cũng rất quan trọng. Washington xếp thứ 2 trong số các bang về sản xuất gỗ, chỉ đứng sau Oregon.
    Khai thác mỏ:
    Sản lượng khoáng chất Washington không nhiều. Sản phẩm giá trị cao là cát và sỏi sử dụng trong công việc xây dựng, kim loại magiê. Các loại khoáng chất quan trọng khác bao gồm đất sét, chì thạch cao, vàng, bạc và urarium.
    Chế tạo:
    Trong số các ngành công nghiệp Washington, đến nay sự đóng góp lớn nhất đối với các lợi nhuận là việc chế tạo thiết bị giao thông, máy bay, mặc dù khu công nghiệp cũng bao gồm các công ty xây dựng, thương mại và thiết bị thám hiểm vũ trụ.
    Các ngành công nghiệp khác đóng góp vào các khoảng thu nhập bao gồm chế tạo gỗ, đặc biệt là các nhà máy chế tạo gỗ và bột gỗ; chế biến thực phẩm chủ yếu là thực phẩm về hải sản, trái cây và rau quả; các thiết bị máy móc trong ngành tin học và xây dựng, in ấn và phát hành; các hàng chế tạo thiết bị điện,... Các ngành công nghiệp về kim loại chủ yếu là những nhà máy nhôm.
    Sự tập trung lớn nhất của ngành công nghiệp ở phần phía Tây của bang xung quanh Puget Sound. Nhiều khu công nghiệp chế tạo máy bay và công nghiệp vũ trụ không gian được thành lập, các nhà máy chế tạo nhôm, xí nghiệp đóng sửa tầu thuyền, công ty may mặc, nhà máy chế tạo đồ dùng bằng gỗ và hóa học, nhà máy gỗ và bột gỗ, và nhà máy tinh chế dầu cũng được phát triển mạnh.
    Công nghiệp vũ trụ không gian là ngành công nghiệp quan trọng nhất bang và công ty Boeing, được thành lập ở Seattle năm 1916, là công ty đông nhân viên nhất Washington. Sự phụ thuộc vào một ngành công nghiệp chính làm cho nền kinh tế của bang dễ bị ảnh hưởng bởi các chu kỳ.
    Công nghiệp chế tạo nhôm ở Washington nhờ vào sự phát triển của năng lượng thủy điện năng suốt thập niên 30. Năm 1950, Washington sản xuất và chế biến khoảng nửa sản lượng nhôm trong tổng sản lượng quốc gia. Ngành công nghiệp này đóng góp một phần quan trọng đối với nền kinh tế của bang. Washington xếp trong số các bang dẫn đầu về gỗ và sản phẩm gỗ. Bang này cũng dẫn đầu về sản phẩm bột gỗ và sản xuất giấy, ván ốp, gỗ. Việc chế tạo các thiệt bị dụng cụ dùng trong việc chế tạo gỗ cũng rất quan trọng.
    Puget Sound Naval Shipyard, ở Bremerton, là xưởng đóng tàu lớn nhất trên bờ biển Thái Bình Dương, Seattle, Tacoma, Everett và Bellingham cũng có các bến tàu để sửa chữa và đóng thuyền. Các công ty đóng thuyền con ở nhiều cảng thuộc vùng Puget Sound đóng thuyền đánh cá và thuyền du lịch.
    Các nhà máy chế biến thực phẩm được thành lập, Spokane, Seattle, Tacoma và Vancouver có 4 nhà máy.
    Ðiện năng:
    Sông Columbia và những dòng phụ lưu của sông này có nhiều khu điện năng thủy điện tốt nhất Hoa Kỳ. Nhiều nhà máy thủy điện khổng lồ được xây dựng ở bang bao gồm Grand Coulee, John Day, Chief Joseph, The Dalles, McNary, Wanapum, Priest Rapids, Rocky Reach và Bonneville dọc sông Columbia. Các nhà máy nhỏ hơn được xây dựng dọc sông Yakima và Snake cũng như nhiều nơi khác của bang.
    Mặc dù Washington là nơi sản xuất điện lớn nhưng vẫn có khoảng 1/5 điện năng được tạo ra từ nhà máy đốt than hoặc nhà máy hạt nhân. Nhà máy hạt nhân Washington, ở Hanford, là nhà máy duy nhất được thành lập trong số 5 nhà máy bắt đầu vào cuối thập niên 70.
    Du lịch:
    Washington có tiềm năng về du lịch với những danh lam thắng cảnh ngoạn mục và sự hấp dẫn của các kỳ quan công nghệ học như đập Grand Coulee. Ngành du lịch thật sự phát triển từ thập niên 60.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Giao thông:
    Ðiểm giao thông chính ở Washington là Seattle. Ðó là ga cuối cùng của đường sắt, đường hàng không, đường cao tốc xuyên lục địa, là cửa ngõ Tây Bắc Thái Bình Dương đến Alaska Awai và Asia bằng đường hàng không hoặc đường thủy.
    Ðiểm giao thông thứ 2 là Spoane, thành phố chính phía Tây Bắc vùng nội địa và là trung tâm của những đường đến Canada, những ngọn núi Rocky phía Bắc, vịnh Columbia, cao nguyên Columbia và Great Basin đến phía Nam. Tuy nhiên, giữa Spokane, Seattle, và Cascade Range, vẫn là một cản trở đối với giao thông đường bộ.
    Puget Sound tạo thành một hệ thống đường thủy quan trọng trải dài khoảng 130 km đất nội địa từ eo biển Juan de Fuce, thích hợp cho tàu thuyền lớn qua lại suốt năm. Puget Sound nằm ở cuối phía Nam Inside Passage, một đường thủy được bảo vệ tự nhiên dài khoảng 1530 km ngoài vùng duyên hải British Columbia và Alaska.
    Ðường sắt chiếm 4961 km. Hai hệ thống giao thông đường sắt chính là Seattle và Spokane. Hai đường xuyên lục địa đi ngang qua Washington. Washington có 424 sân bay, trong đó có một vài sân bay tư. Sân bay quốc tế Seattle - Tacoma. Sân bay dành cho khách và sân bay tấp nập nhất ở bang, đứng thứ 16 trong quốc gia Spokane có sân bay chính khác.
    Washington có 127.823 km đường chính, bao gồm 1228 km hệ thống đường liên bang. Chỉ có 5 con đường đi ngang qua bang này từ Ðông sang Tây. Trong đó 4 con đường đi ngang qua Cascade Range, nhưng chỉ có 3 đường mở cửa vào mùa đông vì tuyết đóng băng.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Thương mại:
    Thương mại nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế ở khu vực Puget Sound. Một trong những cảng quan trọng nhất Washington là Seattle và Tacoma. Những cảng khác bao gồm Anacortes, Bellingham, và Everett. Longiew và Vancouver, hai cảng trên sông Columbia, là hai cảng quan trọng cho việc thương mại như cảng ở Grays Harbor trên bờ biển Thái Bình Dương. Sự ganh đua lớn giữa Seattle và Portland đối với việc thương mại ở phía Ðông Washington. Bang này gắn chặt phía Tây Bắc vùng đất nội địa với Seattle, Portland. Có sự thuận lợi trong việc chuyên chở các loại ngũ cốc và nhiều loại hàng hoá khác trên sông Columbia và Snake. Trong việc buôn bán sỉ và lẻ, sự ảnh hưởng của Portland mở rộng phạm vi đến tất cả các phần phía Nam Washington. Song song với sông Columbia và nửa phần vùng áp suất thấp giữa Columbia và Puget Sound.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Thành phố chính:
    Seattle là thành phố chính phía Tây Bắc Thái Bình Dương. Ðó là thành phố quốc tế có nền văn hóa cũng như kinh tế gắn liền với Ðông Asia. Năm 1990 Seattle có 516.259 dân. Dân số ở khu thành phố trước mắt là 1.972.961. Spokane, thành phố chính của Washington với 177.196 dân và dân số khu thành phố là 361.364. Tacoma, trung tâm chế tạo và vận chuyển hàng hóa ở phía Nam Puget Sound, có 176.664 dân làm cho Tacoma là thành phố lớn thứ 3 của bang. Tuy nhiên, dân số khu thành phố là 586.203 người, đông hơn Spokane. Bellevue, dân số vào nam 1990 là 86.874 người tăng gần 18% so với năm 1970. Các thành phố lớn khác là Everett (69.961

    --------------------------------------------------------------------------------
    Giáo dục và văn hoá:
    Nền giáo dục Washington bắt buộc trẻ em từ 8 đến 18 tuổi phải đi học mặc dù chúng có thể rời trường ở tuổi 16. Khoảng 7% trẻ em Washington học ở các trường tư. Washington sử dụng khoảng 5540 đô la cho việc giáo dục mỗi sinh viên, so với trung bình quốc gia là khoảng 5310 đô la. Khoảng 20,2 sinh viên/ mỗi giáo viên làm cho bang này có kích thước lớp trung bình lớn thứ 3 so với các bang, chỉ sau California và Utah. Khoảng 84% trên 25 tuổi có bằng cấp III.
    Giáo dục đại học:
    Washington có 36 trường Ðại học công và 26 trường Ðại học tư. Trường lớn nhất và lâu đời nhất là Ðại học Washington xây dựng năm 1861 ở Seattle. Các trường khác bao gồm Ðại học Seattle (1891); Ðại học Seattle Pacific (1891); Ðại học Washington State (1890) ở Pullman; Ðại học Ðông Washington (1882) ở Cheney; ; Ðại học Puget Sound (1888) và Ðại học Pacific Lutheran (1890), cả hai đều ở Tacoma.
    Thư viện:
    Thư viện bang Washington, ở Olympia, là thư viện lâu đời nhất Washington, được xây dựng như thư viện lãnh thổ năm 1853 . Các thư viện công được thành lập ở Tacoma, Seattle và Spokane thập niên 90, và hầu hết các nơi ở bang đều có dịch vụ thư viện. Giữa thập niên 90, bang này có 70 hệ thống thư viện đóng thuế. Mỗi năm các thư viện lưu hành trung bình 10,2 quyển sách cho mỗi sinh viên, đứng sau Ohio về tỉ lệ lưu hành. Các thư viện chính Washington bao gồm thư viện Ðại học Washington, sưu tầm tài liệu rộng rãi nhất về lịch sử Tây Bắc Thái Bình Dương ở bang; thư viện Ðại học Washington State ở Pull-man; và thư viện State Law ở Olympia.
    Viện bảo tàng:
    Nhiều Viện bảo tàng quan trọng ở bang nằm ở Seattle, bao gồm bảo tàng nghệ thuật Seattle, sưu tầm về nghệ thuật của thổ dân Hoa Kỳ phía Tây Bắc và của người Châu Phi. Viện bảo tàng nghệ thuật Seattle Asian sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của người Asian nổi tiếng khắp Thế giới . Cũng ở Seattle có viện bảo tàng nghệ thuật Charles Emma Frye và bảo tàng nghệ thuật Henty của Ðại học Washington. Cả hai đều trưng bày các tác phẩm nghệ thuật Hoa Kỳ và Châu Âu thế kỷ 19.
    Truyền thông:
    27 tờ báo ngày được xuất bản ở Washington. Washington có 92 đài phát thanh AM, 109 đài phát thanh FM và 25 đài truyền hình vào giữa thập niên 90.
    Các sự kiện trong năm:
    Washington tổ chức nhiều lễ hội và các sự kiện văn hóa đa dạng. Vào tháng giêng, Great Avatian ICEFest ở Leavenworth là các cuộc thi tạc tượng bằng tuyết các chương trình của thổ dân Hoa Kỳ đánh dấu một biểu tượng quốc gia vào tháng 2 ở Upper Skagit Bald Eagle Festival Seattle, tổ chức lễ hội văn hóa Cherry Blossom và Japanese vào tháng 4. Lễ hội Daffo-dil hàng năm vào tháng 3 và tháng 4, một trong những lễ hội hoa lớn nhất quốc gia, được tổ chức ở Tacoma, lễ hội Apple Lossom ở Wenatchee vào đầu tháng 5 và Spokane tổ chức lễ hội Lilac và cuộc đua chạy bộ Bloomsday vào giữa tháng 5. Cuộc đua thuyền diễn ra vào ngày 1/5 ở Puget Sound, những chiếc thuyền buồm Blue nổi tiếng ở lễ hội June Blues và Workshop trong khi ở Seattle lễ hội âm nhạc được tổ chức vào ngày chiến sĩ trận vong (30/5) và ngày quốc tế lao động (1/5). Lễ hội lớn nhất trong năm ở Seattle là Seafair, tổ chức vào tháng 7 và 8, là cuộc đua những chiếc thủy phi cơ. Trung tâm Washington tổ chức Omak Stampede và Suicide Race vào tháng 8. Trong khi đó, trên đảo Long Beach, lễ hội thả diều quốc tế diễn ra. Cuộc biểu diễn mô tô lớn nhất ở bang trong ngày cuối tuần của tuần quốc tế lao động ở Ellensburg. Nhiều hội chợ triển lãm ở địa phương và quận được tổ chức vào tháng 8 và 9 cùng với hội chợ Western Washington ở Puyallup.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Chính quyền:
    Chính quyền địa phương:
    3 chính quyền địa phương Washington được điều hành do 3 ban lãnh đạo trong các uỷ viên hội đồng địa phương được bổ nhiệm nhiệm kỳ 4 năm. Washington có khoảng 270 thành phố và thị trấn liên hiệp hầu hết do thị trưởng quản lý.
    Ðại diện quốc gia:
    Washington bầu chọn 2 thượng nghị sĩ và 9 thành viên trong hạ viện và đưa ra 11 lá phiếu bầu cử trong cuộc bầu cử tổng thống.
    Các sự phát triển mới:
    Năm 1997, Gary Locke trở thành thống đốc Hoa Kỳ gốc Châu Á đầu tiên trong lục địa Hoa Kỳ. Ngày 18/5/1980, Mount Saint Helens phun núi lửa ở Washington làm thiệt hại 57 người và hàng tỉ đô la. Những tàn tro núi lửa được gió cuốn đi xa hàng trăm dặm. Năm 1983 Mount Saint Helens và vùng lân cận trở thành di tích núi lửa quốc gia. Các công ty kỹ thuật cao và công nghệ sinh học tạo nhiều việc làm mới vào cuối thập niên 80 và 90, thu hút nhiều cư dân đến bang này. Theo thống kê dân số năm 1990, hơn nửa dân cư sống ở thành phố Seattle có quốc tịch ngoại quốc: Washington cũng có nhiều cư dân Châu Á nhập cư. Năm 1990, loài chim cú có đốm ở phía Bắc, một loài quý hiếm sống ở những khu rừng Washington, được đưa vào danh sách các loài có nguy cơ bị diệt vong. Những nỗ lực để bảo vệ loài chim này và các loài khác dẫn đến sự giới hạn về việc đốn cây lấy gỗ ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, bắt đầu sự tranh cãi về kinh tế và chính trị giữa những nhà môi trường học và ngành công nghiệp liên quan đến gỗ.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:29 ngy 18/11/2004
  5. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG WEST VIRGINIA
    West Virginia nằm ở phía đông Hoa kỳ trong trung tâm cao nguyên Applachian, những ngọn núi và phong cảnh duyên dáng tạo cho bang một tên riêng - bang Mountain State. Sông và núi đã tạo nên đường biên giới gồ ghề làm cho bang này có hình dáng như hình chảo lớn được chia làm hai phần vì lý do này mà bang này đôi khi được gọi là bang Panhandle State.
    Bang này vẫn còn là bang nghèo nhất Hoa Kỳ.
    West Virginia gia nhập Hoa Kỳ ngày 20/6/1863 như bang thứ 35. Charleston vừa là thủ phủ West Virginia vừa là thành phố lớn nhất.
    West Virginia có tổng diện tích là 62.761 km2. Xếp thứ 41 trong tất cả các bang, bao gồm 376 km2 mặt nước nội địa. Khoảng cách tối đa từ Bắc đến Nam là 380 km và từ Ðông sang Tây là 425 km. Ðộ cao trung bình 460 m so với mặt nước biển làm cho West Virginia là bang cao nhất ở phía Ðông sang Mississippi có độ cao xếp từ 73 m, dọc theo sông Potomac ở phía Ðông Bắc đến 1482 m, đỉnh Spruce Knob ở phía Ðông.
    Dân cư:
    West Virginia xếp thứ 34 trong số các bang về dân số với 1.801.625 người

    --------------------------------------------------------------------------------
    Hoạt động kinh tế:
    Khoảng 802.000 người dân West Virginia có việc làm. Khoảng 26% công nhân làm việc trong ngành dịch vụ như trong nhà hàng và ngành du lịch. Khoảng 22% làm việc về thương mại buôn bán; 17% trong chính phủ liên bang, bang hoặc chính quyền địa phương, bao gồm cả trong quân đội, 11% trong ngành công nghiệp chế tạo; 6% về xây dựng; 6% về ngành giao thông hoặc dịch vụ công cộng; 5 % về tài chính, bảo hành hoặc kinh doanh nhà đất; 4% khai thác mỏ; 3% làm nông (bao gồm dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp, hoặc ngư nghiệp. Khoảng 18% công nhân West Virginia là thành viên của liên đoàn lao động.
    Nông nghiệp:
    West Virginia có 20.000 trang trại. Gần 1/4 các trang trại có lượng bán hàng năm hơn 10.000 đô la. Trang trại chiếm 1,5 triệu ha hoặc 1/4 diện tích đất bang. Thu nhập chính từ các trang trại là việc bán gia súc và các sản phẩm liên quan, đặc biệt là bò thịt, gà giò, sản phẩm sữa, và gà tây. Việc bán các sản phẩm từ vụ mùa chỉ chiếm 1/5 thu nhập từ trang trại, bao gồm cỏ khô, táo, ngô, cây thuốc lá và đào. Cỏ khô và ngô dùng làm thức ăn cho gia súc. Các doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực tập trung chủ yếu ở phía Ðông Panhandle.
    Lâm nghiệp:
    Gỗ là nguồn thu nhập thứ yếu. Gỗ được khai thác ở vùng thung lũng kế cận Allegheny Front và ở cao nguyên phía Nam. Ngoài ra các sản phẩm lâm nghiệp như bột gỗ, than (củi), hầu hết gỗ đều là gỗ cứng.
    Khai thác mỏ:
    Khoáng sản quan trọng nhất ở West Virginia là than có chứa nhựa đường. Bang này đứng thứ 3 quốc gia về sản lượng than chứa nhựa đường với tổng sản lượng hàng năm khoảng 120 triệu tấn. Khí ga thiên nhiên và dầu được khai thác ở những ngọn đồi nằm vùng trung tâm và trung tâm phía Tây và ở thung lũng Ohio và Litlle Canawha. Ðá vôi được khai thác chủ yếu ở khu vực phía nam và Ðông. Cát, sạn được khai thác nhiều nơi, muối được sản xuất dọc theo sông Ohio. Ðất sét làm đồ gốm và cát được sử dụng chế biến thủy tinh, cả hai được khai thác ở phần phía Ðông của bang, đặc biệt ở Ðông Panhandle.
    Công nghiệp chế tạo:
    Các ngành công nghiệp chế tạo hàng đầu là công nghiệp hóa chất chế tạo hóa chất phục vụ cho nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác; công nghiệp chế tạo kim loại, bao gồm lò cao và nhà máy nhôm, công nghiệp chế biến gỗ và bột gỗ bao gồm các nhà máy cưa gỗ, các nhà máy sản xuất kim loại như đồ mạ kim loại và sản xuất thủy tinh. Charleston là trung tâm của ngành công nghiệp hóa chất ở bang và thành phố này thu được lợi nhuận từ nguồn than và khí ga thiên nhiên và từ đường thủy thuận lợi dẫn đến sông Ohio. Bắc Panhandle công nghiệp hóa cao, sản xuất các mặt hàng kim loại chủ yếu bằng sắt và thép và làm đồ gốm West Virginia nổi tiếng về sản xuất hàng thủy tinh bao gồm đĩa thủy tinh, kính màu... Các khu công nghiệp khác tập trung ở Huntington, Parkersburg, Fairmont và Charksburg, Ravenswood, nằm ở thung lũng sông Ohio. Có một nhà máy nhôm lớn. Các hãng sản xuất bộ phận xe hơi được thành lập ở Pocatalico và Silverton, và một nhà máy ở South Charleston là nhà máy sản xuất các bộ phận xe hơi và xe tải cho 4 trong số 6 hãng sản xuất xe hơi và xe tải lớn nhất thế giới. Năm 1996, công ty xe Toyota thông báo sẽ thành lập một nhà máy ở Buffalo, nhà máy sẽ sản xuất khoảng 200.000 động cơ một năm. Năm 1995 công ty khác đề ra những kế hoạch công cộng để thành lập nhà máy sản xuất máy bay ở Martinsburg.
    Giữa thập niên 90, các ngành công nghiệp khác đã áp dụng kỹ thuật hiện đại để có thể phát triển bang West Virginia tốt hơn và có thể đối phó với những vấn đề kinh tế và dân số khi bước vào thế kỷ 21. Một khu vực giữa Morgantown và Clarksburg trở thành nổi tiếng về nhiều công ty tin học phần mềm được gọi là Software Valley đã thuyết phục các nhà lãnh đạo tiểu bang và với sự hỗ trợ của chính phủ liên bang. Khi chủ tịch uỷ ban phân bổ ngân sách thượng viện Mỹ, thượng nghị sĩ Robert C.Byrd đã có công chuyển đổi các doanh nghiệp chính phủ từ Washington, D.C đến West Virginia. Trong số đó là Federal Bureau of Investigation Fingerprint Center, bây giờ là trung tâm chính ở Clarksburg và Intenal Revenue Service Computing Center, ở Martinsburg, với chức năng cập nhật và tập trung tất cả thông tin những người đóng thuế liên bang từ khắp Hoa Kỳ.
    Ðiện năng:
    Hầu hết điện năng ở West Virginia có từ các nhà máy điện nhiên liệu chủ yếu là than. Ít hơn 1% điện năng là từ nhà máy nhiệt điện nhiên liệu chủ yếu là dầu và khí ga thiên nhiên và nhà máy thủy điện.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Giao thông:
    Giao thông đường thủy quan trọng trong sự phát triển đầu tiên ở West Virginia và cuối thế kỷ 19, đường sắt trở thành giao thông chính cho việc vận chuyển gỗ và các khoáng sản tuy đường thủy vẫn còn quan trọng. Nhiều lượng lớn hàng hóa được chuyên chở trên sông Ohio. Sông Monogahela, Canawha và Big Sandy cũng là đường thủy quan trọng.
    Các thành phố chính:
    Charleston, thành phố lớn nhất và là thủ đô của bang với 57.287 dân. Nằm ở ngã ba sông Canawha và Elk. Thành phố này là trung tâm khu đô thị hóa bao gồm cả South Charleslon. Huntington, trung tâm công nghiệp và thương mại với 54.844 dân, là trung tâm giao thông trên sông Ohio gần cửa sông Big Sandy. Wheeling có 34.882 dân cùng với Weirton là trung tâm chế tạo thép và sắt nằm ở Bắc Panhandle Parkersburg (33.862 dân) trên sông Ohio tại cửa sông Little Canawha, được phát triển mạnh trong suốt thời kỳ khai thác dầu. Canawha vào cuối thế kỷ 19 đã trở thành trung tâm công nghiệp chế tạo. Morgantown, Faimont và Clarksburg là trung tâm vận chuyển than và các sản phẩm thuộc công nghiệp chế tạo. Morgantown cũng là trụ sở của Ðại học West Virginia. Beckley và Bluefield là trung tâm của các mỏ than phía Nam.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Giáo dục:
    Khuynh hướng trường học ở West Virginia là trẻ em từ 6 đến 16 tuổi phải đi học. Khoảng 4% học sinh học trong các trường tư. Giữa thập niên 90 West Virginia sử dụng khoảng 5780 đô la trong việc giáo dục mỗi học sinh, so với trung bình quốc gia là 5310 đô la. Khoảng 15,2 sinh viên/ 1 giáo viên làm cho trung bình kích thước lớp học bang này nhỏ hơn trung bình quốc gia chỉ có 2/3 trên 25 tuổi có bằng cấp ba.
    Giáo dục đại học:
    West Virginia có 16 Ðại học công và 10 Ðại học tư. Các chương trình Ðại học mở rộng nằm ở Ðại học West Virginia (thành lập năm 1867) ở Morgantown, Ðại học Marshall (1837) ở Huntington; và Cao Ðẳng West Virginia Graduate (1976) ở South Charleston. Năm 1996, sau một thế kỷ là trường Cao đẳng kỹ thuật West Virginia. Trường này đã trở thành Ðại học kỹ thuật West Virginia. Trường Potomac State vẫn còn là chi nhánh của Ðại học West Virginia. Trường Cao đẳng West Virginia State (1891) ở Institute và trường Cao đẳng Bluefield State (1895) ở Bluefield là trường dành cho người da đen và tồn tại cho đến khi Toà án tối cao Hoa Kỳ ra lệnh chấm dứt sự phân biệt chủng tộc đối với trường học năm 1954 vào đầu thập niên 70 pháp luật bang này cho phép thành lập nhiều trường Cao đẳng độc lập.
    Trường cao đẳng Betthary (1840) ở Betthary, là trường cao đẳng từ lâu đời nhất bang West Virginia.
    Thư viện:
    97 hệ thống thư viện chịu thuế ở West Virginia hàng năm lưu hành trung bình 4.8 quyển sách cho mỗi sinh viên. Các trường Ðại học và Cao đẳng đều có thư viện như Ðại học West Virginia, Ðại học Marhsall, Cao đẳng West Liberty State. Thư viện lưu trữ tài liệu về lịch sử bang ở Ðại học West Virginia, trường Cao đẳng Davis & Elkins, Cao đẳng Shepherd, Ðại học Kỹ thuật West Virginia và trường Cao đẳng Salem.
    Viện bảo tàng:
    Những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng được lưu trữ trong viện bảo tàng nghệ thuật Hurgtington ở Hurgtington. Nhiều viện bảo tàng lịch sử trưng bày những sự kiện sống đáng nhớ West Virginia. Những di tích khảo cổ học được trưng bày ở Viện bảo tàng Delf Norona ở Moundsville. Bảo tàng Sunrise of Charleston bao gồm các tác phẩm nghệ thuật và khoa học.
    Truyền thông:
    25 báo tin tức hàng ngày và hơn 70 báo tin tức hàng tuần được xuất bản. West Virginia là tờ Potomat Guardian và Berkeyley Advertiser được xuất bản ở Shepherdstown năm 1790. West Virginia có 58 đài phát thanh AM và 72 đài phát thanh FM và 11 đài truyền hình.
    Những sự kiện hàng năm:
    Âm nhạc luôn là điểm đặc trưng trong các lễ hội tại West Virginia. Vào mỗi tháng tám Lewisburg tổ chức lễ hội West Virginia State bao gồm những sự kiện và âm nhạc truyền thống. Lễ hội âm nhạc State Folk ở Glenville và lễ hội âm nhạc đồng quê Summersville?Ts Bluegrass thu hút nhiều người say mê âm nhạc từ khắp các nơi diễn ra vào những tháng hè. Vào đầu tháng 6, tổ chức đội duyệt binh ở Philippin để kỷ niệm trận đánh đầu tiên của cuộc nội chiến. Hai sự kiện phổ biến được tổ chức ở Charleston mỗi năm là lễ hội Vandalia- Gathering diễn ra vào ngày liệt sĩ và lễ hội Charles-ton Sternwheel Regatta, tổ chức vào ngày lễ lao động.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Chính quyền:
    Chính quyền địa phương:
    55 hạt ở West Virginia đều có chính quyền riêng. Mỗi một hội đồng uỷ ban hạt bao gồm 3 Uỷ viên hội đồng được bổ nhiệm một nhiệm kỳ 6 năm.
    Ðại diện quốc gia:
    West Virginia bầu chọn 2 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Kết quả thống kê 1990 thành viên West Virginia trong thượng viện Hoa Kỳ giảm từ 4 còn lại 3, làm cho bang này có 5 lá phiếu bầu cử trong cuộc bầu cử Tổng thống.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Phát triển kinh tế:
    Từ thập niên 70 đến thập niên 90, West Virginia đối diện với sự khủng hoảng kinh tế giống như thập niên 50. Khi Moore bắt đầu nhiệm kỳ thống đốc lần thứ 3 năm 1985, tỷ lệ thất nghiệp ở bang này là 15% cao nhất quốc gia, và dân số lần nữa giảm sút. Trong việc nỗ lực để cải thiện nền kinh tế, thuế thương nghiệp được đánh vào các doanh nghiệp ngoại trừ các dịch vụ và sự đóng góp của công ty than đối với quỹ đền bù cho công nhân bị giảm sút. Quan trọng hơn, các khoản khấu trừ thuế được mở rộng vào trong các ngành công nghiệp mới. Tổng thu nhập khoản khấu trừ thuế đối với các doanh nghiệp đạt đến 48 triệu dollar/ năm. Vào lúc đó, không may thay, các công ty than, nhận được cổ phần lợi nhuận lớn nhất, sa thải lượng lớn công nhân.
    Sự quản lý hệ thống khấu trừ thuế bị phát hiện có tham nhũng với kết quả là thống đốc Moore và nhiều quan chức cao cấp bị kết tội tham nhũng, nhận hối lộ hoặc các phạm tội khác và bị kết án ngồi tù. Moore bị kết án 5 năm và 10 tháng tù vào năm 1990.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:30 ngy 18/11/2004
  6. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG WISCONSIN
    Wisconsin, bang ở phía Bắc trung tâm của Hoa Kỳ, tiếp giáp bởi hồ Superior phía Bắc, giáp Peninsula của Michigan phía Ðông Bắc, hồ Michigan ở trên phía Ðông, Illinois phía Nam và Lowa và Minnesota phía Tây. Wisconsin gia nhập liên bang ngày 29/5/1848, bang thứ 30. Là một trong những bang đứng đầu về nông nghiệp, đặc biệt được lưu ý là những sản phẩm phomát. Ðôi khi bang được gọi Cheese Capital (Thủ đô phomát) của quốc gia.
    Thủ phủ của Wisconsin là Madison. Thành phố lớn nhất là Milwaukee. Bang này còn có tên riêng là Badger State.
    Wisconsin xếp thứ 22 về diện tích có 169.644 km2 bao gồm 4742 km2 vùng nước nội địa. Cũng dưới quyền kiểm soát của bang là 24.299 km2 đường thuỷ ở hồ Michigan và Superior. Wisconsin có hình dạng hình chữ nhật lồi lõm, ngoại trừ Door Peninsula, có khoảng 130 km chiều dài và phân vịnh Green Bay từ hồ Michigan. Wisconsin có chiều dài từ Bắc đến Nam khoảng 480 km và chiều rộng từ Ðông sang Tây khoảng 450 km.
    Dân cư:
    Wisconsin xếp hàng thứ 16 trong số các bang, với tổng số dân là 4.906.745, khoảng 65% dân cư sống ở thành thị.

    --------------------------------------------------------------------------------
    HOẠT ĐỘNG KINH TẾ:
    Các đàn bò sữa gặm cỏ ở vùng đồng cỏ xanh của Wisconsin là nền tảng của công nghiệp bơ sữa, sản xuất một phần lớn bơ và phomát của quốc gia. Sản lượng sản phẩm của mỗi nông trại đã cho Wisconsin biệt hiệu American''''s Dairylands (vùng xưởng bơ sữa của Mỹ); và những năm qua, kỹ nghệ làm sữa và nghề nông là những phần sống còn của kinh tế Wisconsin.
    Những cánh rừng trú phú của bang đã hình thành công nghệ gỗ làm nhà và công nghệ giấy, trong khi nguồn nước dồi dào quan trọng cho ngư nghiệp và vận chuyển. Ðường thủy, rừng và nông trại kết hợp lại cho bang một nét đẹp tự nhiên quyến rũ du khách.
    Khoảng 2.952.000 người có việc ở Wisconsin. Năm 1993, việc làm ở nông trại đã giảm 26%, trong khi sản xuất tăng 17% trong cùng một thời gian. Hầu hết các nghề phục vụ trong đầu những năm 1990 đã thuê 25% công nhân; khoảng 22% buôn bán sỉ và lẻ; 20% trong ngành sản xuất, 13% trong chính quyền liên bang, bang hay địa phương, gồm những người trong quân đội; 6% trong ngành tài chính, bảo hiểm, hoặc bất động sản, 5% trong nghề nông (gồm các dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp hay ngư nghiệp; 5% trong ngành xây dựng, 4% trong ngành vận chuyển hay các phương tiện công cộng và ít hơn 1% trong việc khai mỏ. 18% công nhân của Wisconsin được lập thành nghiệp đoàn.
    Nông nghiệp:
    Khoảng 30.000 nông trại chuyên hóa về kỹ nghệ sữa, sản phẩm bơ sữa và gia súc. Wisconsin là bang đầu tiên trong số các bang số bò sữa đứng hàng thứ 2, sau California trong sản lượng sữa lỏng. Thịt bò, lợn thiến, trứng cũng là sản phẩm gia súc quan trọng. Wisconsin là một bang có vành đai ngũ cốc, và ngũ cốc là vụ mùa chính chủ yếu cho gia súc ăn. Những vụ mùa hàng đầu khác là cỏ khô, bắp, đậu nành, khoai tây, nham lê, và yến mạch. Wisconsin đứng đầu quốc gia trong giá trị sản lượng bắp và đậu và đứng hàng thứ 3 về giá trị yến mạch được trồng. Những vụ mùa khác ở các nông trại Wisconsin là đậu hà lan xanh, táo, dưa chuột, cà rốt, củ hành, dâu, nhân sâm.
    Ngư nghiệp:
    Hầu hết công nghiệp đánh bắt thương mại nhỏ của Wisconsin ở hồ Michigan. Dù cá ở hồ bị làm giảm bởi lươn biển, nó đã xâm chiếm vùng hồ Great vào thế kỷ 20. Những loài quan trọng là cá trắng, cá hồi sông, cá pecca, cá bóng, cá trích, và cá chép. Sự đánh bắt trên sông mang lại chủ yếu cá fish, cá bống biển và buffalofish.
    Lâm nghiệp:
    Dù lâm nghiệp không là công nghiệp sử dụng lao động chính, cũng không là một ngành sản xuất thu nhập hàng đầu cho Wisconsin, nhưng các công nghiệp gỗ quan trọng đối với bang. Nhiều gỗ cứng được xẻ đưa vào sản xuất gỗ dán và gỗ bề mặt, công nghiệp bột giấy và giấy công nghiệp chung quanh vịnh Green và Appleton là một trong những ngành quan trọng của quốc gia.
    Khai mỏ:
    Mỏ khoáng chất của Wisconsin bị giới hạn và nó xếp hàng thấp trong số các bang về giá trị sản lượng. Sự dự trữ quặng sắt thượng hạng không khai thác lâu hơn được nữa. Quặng kẽm và chì của miền Tây Nam Wisconsin được khai thác và vẫn khá dồi dào, nhưng sản lượng phụ thuộc vào giá cả thị trường. Wisconsin cung cấp phong phú đất cát kết, đá vôi, thạch anh và cát silicát. Bary là nơi sản xuất lớn thứ 2 đá được sử dụng cho xây dựng trong bang.
    Nền sản xuất:
    Nhóm công nghiệp hàng đầu là công nghệ máy móc và trang thiết bị, thực phẩm và sản phẩm thực phẩm. Các sản phẩm kim loại được chế tạo, in ấn và phát hành. Máy móc được sản xuất ở Wisconsin gồm nhiều loại như thiết bị các động cơ đốt trong, xây dựng, trang thiết bị nông trại, máy móc giấy, làm lạnh và sưởi ấm, và máy tính. Wisconsin xếp hàng đầu ở quốc gia lượng sản phẩm làm ra như phó mát, sữa đặc và trái cây. Pha chế rượu bia là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất của Wisconsin. Ngoài ra, Wisconsin còn có các nhà máy sản xuất các sản phẩm kim loại được chế tạo như: các loại đồ bằng sắt thép, đĩa kim loại, tấm kim loại, hộp cho sản phẩm thực phẩm, các phần có niêm cho kỹ nghệ xe hơi, máy in và nhà xuất bản; nhà máy sữa và các công nghệ liên kết, sáng tạo hàng hóa như: giấy đóng gói, hộp và sản phẩm vệ sinh gia đình; nhà máy chế tạo trang thiết bị vận chuyển, sản xuất xe hơi, tàu bè và xe máy; công nghệ kim loại chủ yếu bao gồm lò đúc sắt và thép và các hãng nấu aluminum.
    Khu vực thủ phủ Milwaukee thu nhập 1/3 công nghệ của bang và được coi như là thủ đô bia của quốc gia. Milwaukee còn là trung tâm thịt đóng gói. Các xưởng sắt và thép, xe hơi và các nhà máy, máy móc thiệt bị, nhà máy hoá chất là một vài của nhiều ngành công nghiệp thành phố. Các vùng khác của Ðông Nam cũng được công nghiệp hoá, đặc biệt là các thành phố của Racine, Kenoa, Sheboygan, Beloit và Janesxill. Xa hơn phía Bắc, dọc theo sông Fox và sông Chippewa, và sông Wisconsin là các trung tâm lớn và các phần trung tâm của bang, chế biến pho mát ở khu vực vịnh Green, pho mát Thuỵ Sỹ ở Tây Nam và bơ ở phía Tây.
    Ðiện năng:
    Gần 3/4 điện năng được cung cấp bởi các nhà máy nhiệt điện, chủ yếu bằng than đá. Bang có nhiều nhà máy thủy điện nhỏ dù chúng phát điện ít hơn 5% điện năng của bang. Có nhà máy năng lượng hạt nhân ở Kewaunce và Point Beach, nó được kết hợp sản xuất gần 1/4 năng lượng điện của Wisconsin.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIAO THÔNG VẬN TẢI:
    Wisconsin có 178.597 km đường xa lộ, trong đó 1027 km là khu vực của hệ thống xa lộ trong bang của liên bang. Ðường ray ở Wisconsin là 6471 km. Ðường biển Great Lakes - Saint Lawrence nối liền Wisconsin với biển Ðại Tây Dương. Vài cảng cũng buôn bán hàng hóa nước ngoài. Trong số cảng hồ của Wisconsin, hồ Superior, góp phần cảng với Duluth, Minnusota, giữ hầu hết trọng tải, chuyên chở lúa mì và quặng sắt. Cảng hàng hóa tổng hợp hàng đầu của Wisconsin là Milwaukee. Ðường thủy quan trọng khác là sông Mississippi.
    Wisconsin có 483 phi trường, nhiều phi trưòng trong số đó là của tư nhân. Phi trường chính ở Milwaukee, phục vụ hơn 2 triệu hành khách mỗi năm. Phi trường chính khác của bang là ở Madison.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH
    Milwaukee, một cảng chính Great Lakes và trung tâm công nghiệp là thành phố lớn nhất Wisconsin, sản xuất hàng đầu cả 2 mặt hàng bia và máy móc. Khu vực thủ phủ Milwaukee có dân số ước lượng 1.450.000. Madison, thủ đô của bang, như một thành phố trường Ðại học, có số ước lượng 380.000 sinh viên. Các thành phố lớn khác là Racine, một cảng của hồ Michigan và là thành phố công nghiệp; West Allis, một vùng phụ cận khu công nghiệp Milwaukee; và Kenosha, một cảng và thành phố công nghiệp ở hồ Michigan. Green Bay, trên một cánh tay của hồ Michigan là thành phố lâu đời nhất của Wisconsin. Superior góp phần là một cảng lớn thuận lợi ở ga cuối phía Tây của hồ Superior với Dululh, Minnesota.

    --------------------------------------------------------------------------------
    GIÁO DỤC - VĂN HOÁ:
    Giáo dục bắt buộc dành cho trẻ em từ 6 đến 18 tuổi, hoặc trên cấp bằng tốt nghiệp ở trường trung học. Trẻ em của bang khoảng 15% học trường tư, một trong những tỷ lệ cao hơn ở quốc gia. Wisconsin chi khoảng 5780 USD mỗi sự giáo dục của mỗi học sinh, so sánh với trung bình quốc gia là khoảng 5310 USD. Có 15,5 học sinh cho mỗi giáo viên. Những người lớn hơn 25 tuổi ở bang gần như 79% có bằng trung học, tốt hơn so với chi tiêu của quốc gia.
    Sự giáo dục cao hơn:
    Học viện đầu tiên của sự giáo dục cao hơn ở bang là trường Milton College ở Milton, được mở ra năm 1844. Ðầu những năm 1990, Wisconsin có 30 học viện cộng đồng và 34 học viện tư nhân của việc học cao hơn. Học viện lớn nhất là hệ thống Ðại học của Wisconsin, với 13 chi nhánh trường Ðại học bao gồm chi nhánh chính ở Madison (1849), Milwaukee (1955), Eau Caire (1916), và Oshkosh (1871).
    Các thư viện:
    Thư viện Legislative Reference Library (thư viện tham khảo lập pháp) ở Madison, năm 190l. Nó cung cấp cho các nhà lập pháp của bang và giúp đỡ họ trong sự phác thảo lập pháp. Thư viện công cộng đứng đầu bang là Milwaukee Public Library (thư viện công cộng Milwaukee). Một phần hệ thống thư viện thành phố là thư viện Charles Allis Art Library (thư viện nghệ thuật Charles Allis). Thư viện của xã hội lịch sử bang thì ở Madison.
    Wisconsin có 380 thư viện. Các thư viện mỗi năm lưu hành trung bình 8,7 quyển sách cho mỗi cư nhân, xếp nó vào một trong 15 thứ hạng đầu của các bang.
    Các viện bảo tàng:
    Bảo tàng State Historical Museum (bảo tàng lịch sử bang) cũng ở Madison. Bảo tàng lịch sử xã hội bang cũng duy trì làng lĩnh vực đồ đá, một mô hình của một khu làng những năm 1890. Bảo tàng xiếc thế giới ở Araboo, nó là trại mùa đông độc đáo, một bảo tàng kiến trúc và văn hóa ở Eagle, phản chiếu lịch sử sắc tộc da dạng của bang. Các bảo tàng nghệ thuật tinh tế bao gồm Wright Art Center (trung tâm nghệ thuật Wright), ở Beloit College; Paine Art Center và Arboratum ở Oshkosha và trung tâm nghệ thuật Miwaukee, nơi nổi tiếng War Memorial Center. Bảo tàng công cộng Milwaukee là một trong những bảo tàng lịch sử tự nhiên lớn nhất. Những bảo tàng được lưu ý đặc biệt bao gồm bảo tàng Fort Crawford Medical Museum ở Prairiedu Chien và bảo tàng Phinelander Logging Museum, nơi mà những vật trưng bày được cất trong một mô hình của một trại đóng gỗ thời xưa. Bảo tàng National Rail- road Museum ở Green Bay; và Bảo tàng Enterimental Aircraft Association Museum, ở Oshkosh.
    Truyền thông:
    Hầu hết 400 tờ báo được xuất bản ở Wisconsin, bao gồm 34 tờ nhật báo. Wisconsin có 93 trạm phát thanh AM, 121 trạm phát thanh FM và 32 trạm truyền hình.
    Sự kiện hàng năm:
    Syttende Mai, tổ chức ở Blue Mounds và ở Stoughton vào 17/5, kỷ niệm ngày độc lập của Norway. Ðám rước Wilhelm Tell Pageant hàng năm được trình diễn mỗi ngày cuối tuần của lễ lao động ở New Glarus. Các người chủ Milwaykee tổ chức cuộc diễu hành Great Circus Paracle hàng năm, đặc trưng là những chiếc xe thồ thế kỷ 19 được khôi phục và Summeryest trên khu bờ hồ Michigan. Cũng vào tháng 7 là lễ hội Oneida lndians Pow - Wow, tố chức ở vịnh Green, và lễ hội tranh chức vô địch thế giới của người đốn củi. Thành phố của La Crosse tổ chức lễ kỷ niệm Oktoberyest thường niên vào tháng 10, và Oshkosh là chỗ của hội nghị. West Allis là chỗ hội chợ bang của Wisconsin, nó được tổ chức mỗi tháng 8.

    --------------------------------------------------------------------------------
    CHÍNH QUYỀN
    Chính quyền địa phương:
    Mỗi 72 địa hạt của Wisconsin cai trị bởi một bộ giám sát được bầu cử cho một nhiệm kỳ 2 năm. Theo một quyết định tòa thượng thẩm Wisconsin năm 1965, những bộ này phải được bầu cử trên nền tảng của dân cư. Ðầu những năm 1990, Wisconsin có 188 thành phố hợp nhất và 397 làng hợp nhất. Mỗi đơn vị hành chính dưới cấp quận được cai trị một chủ tịch và 2 đến 4 người giám sát dưới thị trưởng, hội đồng thành phố hoặc hội đồng và người quản lý thành phố. Các làng ở Wisconsin được cai trị bởi các người giám sát được bầu.
    Ðại diện quốc gia:
    Wisconsin có 2 thượng nghị sĩ Mỹ và 9 chỗ trong hạ viện Mỹ. Bang có 11 phiếu bầu cử.
    SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
    Nhiều sự ngăn trở bước tiến mãnh liệt hơn xuất hiện trong các ngành công nghiệp sản xuất, dọc theo bờ hồ Michigan, ở Fou, Rock, Chippewa, các thung lũng sông Wisconsin và trên Mississippi. Các công nhân bị sa thải khi một số công việc trở nên tự động hơn hoặc thay đổi sang một cách thức mới. Những người chủ công nghiệp lớn bắt đầu chuyển đến các vùng ngoại ô, miền Nam nước Mỹ và ra nước ngoài. Một số hãng lớn đã giảm các hoạt động của họ ở Wisconsin, và chủ lớn nhất của bang, Công ty Allis Chalmers Company, một công ty xây dựng máy móc đã đóng cửa. Vài công nghiệp còn sót lại nhưng mất đi sự nổi bật trước đây của chúng. Breweries là một ví dụ, đã từng tồn tại ở 100 thành phố của bang, và Milwaykee đã là một sự ảnh hưởng lớn trên thị trường quốc gia về bia. Nhưng sản xuất bia đã giảm đều còn một nhà máy bia lớn và nhiều nhà máy bia nhỏ.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:31 ngy 18/11/2004
  7. ThuongBrian

    ThuongBrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    TIỂU BANG WYOMING
    Wyoming, bang ở miền tây Hoa kỳ, tiếp giáp với Montana ở hướng Bắc, South Dakota và Nebraska ở hướng Ðông. Colorado và Utah ở hướng Nam, và Utah, Idaho, và Montana ở hướng Tây. Vùng đất trong phạm vi những đường biên giới này đầu tiên được gọi là Wyoming vào năm 1965, khi một thành viên của Quốc hội Mỹ từ Ohio đề nghị rằng lãnh thổ mới được cắt từ những lãnh thổ Dakota, Utah và Idaho. Cái tên Wyoming là sự rút gọn của từ "Mechweaming" (ở những đồng bằng lớn) của những người Mỹ bản xứ, và được sử dụng lần đầu tiên bởi người Delaware như một cái tên cho thung lũng Wyoming ở miền Ðông Bắc Pensylvania. Wyoming được biết như bang cao bồi và bang bình đẳng. Sau đó công nhận Wyoming như quốc gia đầu tiên, mà nó đã làm như một lãnh thổ và ghi nhớ trên sự gia nhập vào liên hiệp, cụ thể là cho phụ nữ quyền bầu cử.
    Cheyenne là thủ phủ của Wyoming và là thành phố lớn nhất.
    Wyoming trở thành một lãnh thổ vào năm 1868 và gia nhập liên hiệp tháng 7 năm 1890, như tiểu bang thứ 44. Nó có những nguồn khoáng sản và nông nghiệp giàu có. Vào giữa những năm 1990, khoáng sản và nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính trong nền kinh tế của bang. Vào đầu những năm 1990, bang được xếp vào hàng thứ 50 trong số 50 bang về dân số, về xếp thứ 50 trong chế tạo sản xuất. Wyoming là một bang lớn đẹp tự nhiên, và mỗi năm sự gia tăng số du khách bị lôi cuốn bởi những kỳ quan hùng vĩ.
    Wyoming xếp hàng thứ 9 về kích thước trong số các bang của liên hiệp, bao phủ 253.350 km2 bao gồm 1849 km2 của đường thuỷ nội địa.
    Dân cư:
    Theo điều tra Wyoming xếp thứ 50 ở quốc gia, với dân số là 455.975. Mật độ dân số khoảng 2 người/km2.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Hoạt động kinh tế:
    Khoảng 285 ngàn người có việc làm ở Wyoming. Khoảng 23% nhận những việc ở công nghệ phục vụ, bao gồm phục vụ cho du khách. 21% khác ở chính quyền liên bang, bang hay địa phương, bao gồm những người trong quân đội; 21% bán lẻ và bán sỉ; 7% khai thác mỏ; 6% ở nông nghiệp (bao gồm dịch vụ nông nghiệp) hay lâm nghiệp; 6% trong xây dựng, 6% trong tài chính, bảo hiểm hay bất động sản, 6% trong ngành giao thông hay các ngành phục vụ lợi ích công cộng; và 4% trong sản xuất; khoảng 12% công nhân của Wyoming là thành viên công đoàn.
    Chính phủ liên bang sở hữu hầu như l/2 số đất ở Wyoming. Khoảng 80% nguồn khoáng sản của Wyoming được bố trí ở vùng đất liên bang này, nó được mở cho các nhà sản xuất tư nhân, người trả tiền bản quyền trên tiền của mà họ thu được. Chính phủ bang Wyoming nhận khoảng 1/2 của những số tiền bản quyền liên bang. Những người nuôi súc vật cũng được phép thuê theo hợp đồng và với sự cho phép đặc biệt thậm chí cả đất vào liên bang đào đất rào liên bang để cho đàn gia súc của họ ăn cỏ.
    Nông nghiệp:
    Có 9300 trại gia súc và nông trại Wyoming, với 1510 ha. 2/3 nông trại có thu nhập hơn 10.000 USD; nhiều hơn 1/2 là nghề phụ cho những nhà điều hành, người có công việc khác nữa. Ðất nông nghiệp choán 14 triệu ha, và trong đó chỉ 1/6 được trồng những vụ mùa; hầu hết là đồng cỏ và những vùng cây được sử dụng cho gia súc gặm cỏ. Nông dân dựa vào việc tưới để trồng những vụ mùa của họ và khoảng 2/3 đất hoa màu được tưới.
    Việc buôn bán gia súc và thịt gia súc khoảng 4/5 thu nhập nông trại. Trong số lượng cừu. Wyoming xếp hàng thứ 2, chỉ sau Texas. Nhiều vụ mùa ở Wyoming được sử dụng cho gia súc. Cây linh lăng thảo, bắp và nhiều cánh đồng cỏ là vụ mùa thức ăn chính. Củ cải đường, lúa mì, đại mạch, đậu khô và khoai tây là những vụ mùa trả bằng tiền mặt hàng đầu.
    Lâm nghiệp:
    Những gỗ thương mại chính là thông Ponderosa, thông lodgepole, cây tùng Engelmann, và cây bách Douglas. Luậl liên bang ra lệnh rằng thu hoạch gỗ ở các cánh rừng quốc gia theo hướng không gây sụt giảm cân bằng sinh thái hay sự phong phú của các loại động thực vật khan hiếm.
    Mỏ:
    Wyoming được xếp hàng thứ nhất, trong số các bang có giá trị than đá, thứ 5 trong ga thiên nhiên, hàng thứ 6 trưong dầu mỏ, chất khoáng không chất đốt.
    Than đá là khoáng chất quan trọng nhất của bang. Sự dự trữ nhiều than đá nằm dưới 1/2 của bang và than đá của Wyoming chứa ít Sulfur là nhiên liệu than đá nhiễm bẩn thấp. Vào đầu những năm 1990 sản lượng đạt đến 190 triệu tấn/mét. Campbell và Carbon là nơi sản xuất hàng đầu về than đá. Ga thiên nhiên là khoáng chất đứng hàng thứ 2 của Wyoming. Sản lượng gas tổng số lên đến 22 tỷ Cum hằng năm vào đầu những năm 1990. Sweetwater, Campbell, Sublette và Fremont là những địa hạt sản xuất gas thiên nhiên hàng đầu. Ðược tìm thấy với gas tự nhiên là helium mà bang đứng thứ 2 sau Kansas. Giá trị dầu mỏ đã chiết xuất ở Wyoming giảm vào đầu những năm 1990 ít hơn 1/2 giá trị được bơm lên vào giữa những năm 1980. Bang vẫn sản xuất 88 triệu thùng mỗi năm. Hầu như 23 địa hạt của bang sản xuất nhiều dầu nhưng Campbell, Park, Natrona, Hot Springs, Fremont và Sweetwater sản xuất nhiều nhất. Có trữ lượng dự trữ lớn ở lòng chảo Powder River và ở Overthrust Belt ở Tây Nam.
    Khoáng chất không nhiên liệu có giá trị bao gồm Sodium Carbonate, được sử dụng cho việc sản xuất thủy tinh và bentonite là loại đất sét sử dụng trong khoan giếng đầu . Wyoming là nơi sản xuất hàng đầu của quốc gia cả 2 sodium carbonate - bicarbonate và bentonite. Bentonite được khai thác chủ yếu ở Crook và ở lòng chảo Bighorm. Những khoáng vật quan trọng khác là gherstone; ghypsum; và đá; đặc biệt là linestone và granite, marble và scoria.
    Sự khai mỏ Unanium là quan trọng nhất suốt những năm 1970, và Wyoming là nguồn lớn nhất của quốc gia. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1980, sản lượng Uranium niệm thực sự ngừng bởi sự phản đối của công chúng vì giá cao cho việc xây dựng chương trình năng lượng hạt nhân và mối nguy hiểm liên quan đến việc điều hành chúng.
    Sản xuất:
    Sản xuất đóng vai trò thứ yếu trong kinh tế của Wyoming. Những công nghiệp hàng đầu là công nghiệp hoá chất, nhà máy tinh chế dầu mỏ, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm gỗ và những người làm công nghệ máy móc. Casper là trung tâm công nghiệp hàng đầu của bang vì nhà máy tinh chế dầu của nó.
    Phương tiện bay và sự thử nghiệm dụng cụ được sản xuất ở Cheynenne. Thung lũng Star là trung tâm công nghiệp bơ sữa. Củ cải đường được tinh chế ở các nhà máy ở Torrington, Worl and Lowel.
    Ðiện năng:
    Gần như tất cả năng lượng của Wyoming đến từ những nhà máy nhiệt sử dụng than đá hàm lượng sulfur thấp khai thác ở địa phương. Bao gồm nhà máy năng lượng Jim Bridger gần Rock Springs, nhà máy Kemmerer ở miền Tây Nam Wyoming và 2 nhà máy dọc theo sông North Platte. Năng lượng thủy điện cũng được sản xuất ở Wyoming, chủ yếu như một sản phẩm phụ của các đập liên bang cho sự tưới tiêu dù chúng chỉ phát khoảng 2% điện năng của quốc gia. Hầu hết các nhà máy thuỷ điện chính của Wyoming trên sông North Platte.
    Du lịch:
    Thu nhập của Wyoming từ du lịch tăng một cách nhanh chóng mỗi năm. Công viên quốc gia của nó, Yellowstone và Grand Teton, lôi cuốn hàng triệu du khách hàng năm, những người đến trượt tuyết vào mùa đông, săn bắt vào mùa thu và để thử sống theo kiểu cao bồi trên những trại chăn nuôi miền quê. Nhiều người đến để câu cá, cắm trại, đi dã ngoại, ở những cánh rừng quốc gia và trên những vùng đất liên quan dễ vào khác. Du khách say mê việc thi đấu thể thao trong phạm vi vùng núi Rock.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Vận chuyển và thương mại:
    Miền Nam Wyoming được chia hai quốc lộ Ðông-Tây băng qua Continental Divide được sử dụng bởi mỗi phương tiện của sự vận chuyển vùng, từ những xe thồ đến những xe máy hiện đại và đường sắt. Một trong những quốc lộ này, Oregon Trail theo thung lũng của sông North Platte và Sweetwater băng qua tại South Pass, cao 2301 m ở trung tâm Wyoming. Con đường được dẫn bởi tuyến xe lửa Oregon, Mormon và California bây giờ nó ít quan trọng hơn một quốc lộ phía Nam xa hơn mà băng qua chỗ chia phía Tây của Rawlin ở độ cao 2189 m. Quốc lộ phía Nam, được biết lúc ban đầu là Overland Trail, song song con đường của đường sắt liên hiệp Thái Bình Dương. Ba thành phố lớn nhất trong năm của Wyoming được bố trí trên đường ray lục địa đầu trên, bao gồm Cheynenne, trung tâm vận chuyển của bang. Bang có 2710km đường ray. Than đá bao gồm hơn 9/10 trọng tải của tất cả háng hoá được trở bằng xe lửa ở Wyoming. Tuyến đường xe ô tô chính ở Wyoming là Interstate 80. Interstate 25 là tuyến Bắc ?" Nam chính. Vào giữa những năm 1990, bang có 60.557 km (37.642 mi) đường xa lộ, bao gồm 1471 km (914 mi) hệ thống xa lộ giữa các tiểu bang của liên bang. Wyoming có 101 phi trường, nhiều phi trường tư nhân trong số đó. Các thành phố chính đều được phục vụ bởi các sân bay, dù không có cái nào trong số chúng được xem như các tiêu chuẩn quốc gia.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Các thành phố chính:
    Vào năm 1990, chỉ năm thành phố có dân số hơn 15.000: Cheynenne (50.088), Casper (46.742), Laramie (26.687), Rock Springs (19.050) và Gillette (176.350). Cheynenne, thủ phủ bang là một trung tâm vận chuyển công nghiệp thương mại và một đường dẫn tới dãy núi Rocky. Nó là nơi của hãng hàng không cơ bản Frances E.Warren, một kho vũ khí bảo vệ quan trọng của Mỹ. Casper được bố trí ở trung tâm khu vực dầu của Wyoming. Với những nhà máy tinh chế và trang thiết bị công nghiệp dầu, là sự sản xuất hàng đầu của bang và trung tâm thương mại bán sỉ. Laramie là thành phố Ðại học của Wyomingvaf vài viện bảo tàng, bao gồm Ivison Mansion, và một công viên mà gần đây được phục chế. Territorial Prison trình bày cống hiến cho cuộc sống của Butch Cassidy và Sundance Kid, của những năm 1800 sau Rocky Springs, Gillette và Sheridan (dân số 13.900) là trung tâm thương mại nhỏ hơn cho sự khai khoáng, nông nghiệp, và các tổ chức liên doanh được liên kết.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Giáo dục văn hoá:
    Giáo dục ở Wyoming cưỡng chế trẻ em từ tuổi lên 7 đến 16. chỉ khoảng 2% trẻ em của bang vào các trường tư. Wyoming chỉ khoảng 5550 USD cho sự giáo dụccủa mỗi học sinh, so sánh. Với mức bình quân quốc gia khoảng 5310 USD. Có 17,2 sinh viên cho mỗi giáo viên. Những học sinh lớn hơn 25 tuổi ở bang, khoảng 83% có một bằng cấp cao, tỉ lệ tốt nhất thứ 5 trong số các bang.
    Giáo dục cao hơn:
    Trường đại học được bang ủng hộ của Wyoming chỉ học 4 năm cho sự giáo dục lên cao ở Wyoming, mở ở Laramie vào năm 1887. Bang có 8 trường công cộng và tư nhân cho việc học cao hơn.
    Thư viện:
    Thư viện lớn nhất Wyoming là thư viện William Robertson Coe của đại học của Wyoming ở Laramie. ''''I''''hư viện thứ 2 là thư viện bang Wyoming, ở Cheynenne (1871) nơi thu thập tốt về sách luật. Có 23 thư viện công cộng được thuế ủng hộ vào giữa những năm 1990. Mỗi năm các thư viện lưu hành trung bình 8,2 quyển sách cho mỗi cư dân.
    Bảo tàng:
    Bảo tàng bang Wyoming, ở Cheynenne, chứa những thành tựu của bang. Bang cũng duy trì bảo tàng lịch sử ở Fort Bridger và thành phố South Pars, bảo tàng người tiên phong Wyoming ở Douglas và trung tâm di sản người Mỹ trên sân bãi đại học của Wyoming ở Laramie. Trung tâm The Buffalo và phòng trưng bày tranh tượng Whitney của nghệ thuật miền Tây được bố trí ở Cody. Nghệ thuật miền Tây cũng được trưng bày tại Bradford Brinton Memorial Ranch ở Bighorn, bảo tàng quốc gia đời sống hoang dã ởJackson, và bảo tàng nghệ thuật đại học của Wyoming. Nhà lao lãnh thổ Wyoming ở Laramie đã được phục chế với quỹ của bang và địa phương rất lôi cuốn khách tham quan với nhiều lý thú ở Old West. Nhà lao là phần của công viên Wyoming gồm các trưng bày được cung cấp bởi The United State of Marshal''''s Association và các nhóm khác. Di tích lịch sử quốc gia Fort Laramie, được điều hành bởi công viên dịch vụ quốc gia, lôi cuốn những người quan tâm đến lịch sử của Oregon Trail, Pony Enpress và United StatesCavalry. Ở Pinedale, bảo tàng những nét đặc trưng người miền núi sống ở Wyoming.
    Truyền thông:
    52 tờ báo được xuất bản ở Wyoming, bao gồm 9 tờ nhật báo. Tờ nhật báo đầu tiên ở Wyoming là tờ nhật báo Daily Telegraph, được xuất bản lần đầu tiên ở Fort Bridger vào năm 1863. Tờ báo được đọc rộng rãi nhất là tờ Star ?" Tribune, được xuất bản ở Casper. Có 30 trạm truyền thanh AM và 35 trạm truyền thanh FM và 7 trạm truyền hình đang hoạt động ở Wyoming.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Các sự kiện hàng năm:
    Thêm vào các lễ hội và hội chợ của địa hạt, nhiều sự kiện lý thú nhất của Wyoming tập trung xung quanh các truyền thống của cư dân Khu vực biên giới kỷ nguyên của nó một trong những cuộc tranh tài cưỡi bò quăng dây bắt thú xưa nhất của bang diễn ra suốt những ngày Cheynenne Frontier Days, tổ chức thường niên suốt nguyên tuần cuối của tháng 7. Các cuộc cưỡi bò quăng dây bắt thú vật khác bao gồm cuộc tranh tài Cody Stampede Rodeo, cũng tổ chức mỗi tháng 7. Tuy nhiên, mỗi chủ nhật thì ngày tranh tài cưỡi bò quăng dây bắt thú vật ở một nơi nào đó ở các Cowboy State. Hội chợ bang Wyoming được tổ chức mỗi tháng 8 ở Douglas. Những ngày Trapping days xa xưa của đầu những năm 1800 được kỷ niệm mỗi năm ở Fort Bridger Rendezvous vào lễ lao động, ở Green River Rendervous suốt tuần lễ thứ hai của tháng 7 gần Pinedale. Suốt các lễ hội, khách tham quan tham gia vào những sự kiện mà có liên quan đến người Mỹ bản xứ và người miền núi ngày hiện đại.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Chính quyền:
    Chính quyền địa phương:
    Cứ 23 địa hạt của Wyoming được cai trị bởi một ban uỷ viên của địa hạt, những người này được bầu cho nhiệm kỳ 4 năm. Hầu hết các thị chính ở Wyoming có thị trường và hội đồng thành phố của chính quyền thành phố. Tuy nhiên, Casper là thành phố lớn thứ 2, và Laramie, thành phố lớn thứ 3, cả hai được cai trị dưới hội đồng và người quản lý thành phố của chính phủ.
    Ðại diện quốc gia:
    Wyoming có một thành viên trong Hạ Nghị Viện Mỹ và hai thành viên trong Thượng Nghị Viện Mỹ. Bang có 3 quyền bỏ phiếu bầu cử trong các cuộc bầu cử tổng thống.
    [​IMG]
    u?c Milou s?a vo 01:31 ngy 18/11/2004
  8. AutumnMs

    AutumnMs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    OHIO
    Famous Ohio People
    John Glenn Astronaut and US Senator
    Neil Armstrong Astronaut, Landed on the Moon in 1969
    William McKinley US President
    Ulysses S. Grant US President and Civil War General
    Famous VIP''s Today
    US Senator Michael DeWine, Republican, Ohio
    US Senator George Vonovich, Republican, Ohio
    Robert Portman US Congressman, Republican, Ohio
    Ted Strickland US Congressman, Democrat, Ohio
    Robert Taft, Republican Governor, State of Ohio
    Fortime lost, nothing lost;
    Courage lost, much lost;
    Honor lost, more lost;
    Soul lost, all lost!
  9. honey_creek

    honey_creek Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    yes it is true, New England is great especially RI, Ocean State,a lot if seafood. This reminds me of bright days in RI
    Thank you...
  10. Jeno

    Jeno Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Quả là một kho tàng! Tôi đang tìm hiểu về địa lý nước Mĩ. Tôi có tìm được một cái bản đồ nho nhỏ chia nước Mĩ thành các bang. Nhưng nó chỉ ghi tắt tên các bang (bằng 2 chữ cái) thôi nên tôi nhìn cũng chẳng biết đâu là đâu. Mong bác Net chú thích để tôi hiểu với. Cám ơn bác.
    Ah... để tôi post luôn cái hình.


    Jeno

Chia sẻ trang này