1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mọi người cho em hỏi

Chủ đề trong 'Văn học' bởi longatum, 10/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Nhiều lúc em cũng nghĩ như bác Cuoihaymeu nói ấy. Tức là tiếng Việt nhà mình thực ra mang tiếng là có nhiều tiếng Hán nhưng thực ra bây giờ mấy từ đó thành tiếng Việt hết rồi còn gì, có còn là tiếng Hán nữa đâu. Giả như bọn Tầu có phát âm mấy từ đó hay viết mấy từ đó ra ngay trước mặt mình thì mình cũng không hiểu, mà mình viết hay đọc mấy từ Hán-Việt nhà mình ra trước mặt chúng nó thì chúng nó cũng không biết. Ví dụ bây giờ đem phiên âm thơ Lý Bạch ra đọc cho bọn Tầu nghe, đố chúng nó hiểu được.
    Cho nên, học để biết cái nguồn gốc của từ Hán-Việt thì cần thiết thật nhưng việc quái gì phải tự ti cái chuyện mình dùng nhiều từ Hán trong tiếng Việt, vì thực ra bây giờ mấy từ đó có còn là từ Hán nữa đâu, chúng nó thành từ Việt rồi.
    mà bác Cuoihaymeu ơi, xưa em có nghe đâu đấy nói là phiên âm tiếng Hán của mình bây giờ là giống ý như cách bọn Tầu nói tiếng Tầu hồi nhà Đường có phải không? Em nghĩ chắc là văn vở thôi đúng không?
    ne way, đa tạ các bác về giải nghĩa cái từ Nguỵ...

    Sàng tiền minh nguyệt quang
    Nghi thị địa thượng sương
    Cử đầu vọng minh nguyệt
    Đê đầu tư cố hương
  2. QUICK

    QUICK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    gớm các bác cứ đi ngược lại với nịch sử thế , cô giáo em bảo chúng mình có bị đồng hóa đâu , hòa nhập chứ không hòa tan , chỉ dùng hán việt chứ có dùng hán (nguyên) đâu mà lo.
    Chả biết sau mấy vụ cháy rừng cô em có dạy nước ta rừng vàng biển bạc không nữa !!!
    Mimi xinh đẹp của Susu
  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Theo em được biết thì chữ giản thể chỉ có bọn Tàu đại lục dùng thôi, ở Đài Loan, Hồng Kông người ta vẫn dùng chữ phồn thể. Mới lại bọn Tàu đại lục vẫn phải học chữ phồn thể cơ mà, không thì làm sao mà... hiểu cha ông chúng nó. Cho nên việc sáng tạo ra chữ giản thể là một sáng tạo không cần thiết.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial, Tahoma" id=quote>Trích từ:Đa số từ Hán - Việt không còn bị tri giác như tiếng nước ngoài nữa.[/QUOTE]
    Em không hiểu. Tri giác là danh từ mà bác !
    [/QUOTE]
    Để tớ giải thích cho bác username nhá
    Tôi lấy Cảm giác làm ví dụ. Cảm giác, Tri giác .v.v. trong một số từ điển xác định về loại hình từ là Danh Từ. Nhưng không một ai nói rằng câu " Tôi cảm thấy nguy hiểm " chẳng hạn là sai ngữ pháp hay dùng sai từ. Từ cảm thấy - danh từ - ở đây được sử dụng hoàn toàn với vai trò là một Động Từ. Tri giác cũng vậy, nhưng người ta cảm thấy dùng tri giác như một động từ nó chưa thuận tai vì từ này tần số xuất hiện thấp.
    Đây là hiện tượng " Biến đổi và chuyển hoá của từ trong hoạt động giao tiếp " (Văn bản hoặc Ngôn bản - tức lời nói), một hiện tượng rất bình thường trong ngôn ngữ. Cụ thể, trường hợp này sự chuyển hoá của từ diễn ra trên bình diện ngữ pháp (ngoài ra nó còn có thể diễn ra trên các bình diện ngữ âm, ý nghĩa, cấu tạo từ, chức năng ...).
    Chuyển hoá từ trên bình diện ngữ pháp có nghĩa là từ loại này có thể đảm nhận vai trò ngữ pháp của một từ loại khác trong các đơn vị ngôn ngữ khác nhau, câu chẳng hạn. Như từ cảm giác, tri giác trong vd trên là danh từ được sử dụng như động từ trong câu. Trong ngôn ngữ, thuộc tính ngữ pháp của từ được bộc lộ trong những hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể (hay những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn), đồng thời cũng có thể biến đổi, chuyển hoá trong những trường hợp đó. Có những sự chuyển hoá diễn ra thường xuyên, lâu dài, bền bỉ (tức là tần số xuất hiện trong vai trò chuyển hoá cao) và được cộng đồng chấp nhận thì nó hình thành nên những thuộc tính ngữ pháp mới, những từ loại mới trong một từ cũ.
    Có thể lấy ví dụ về sự song tồn thuộc tính ngữ pháp (không chỉ giữa động từ với danh từ) ở rất rất nhiều từ trong TV. Ví dụ: cày, cấy, gió, suy nghĩ, bực tức, mệt mỏi, buồn, chán, giả dối, cân bằng ... Chẳng hạn " Mày là con người giả dối " thì giả dối là tính từ, nhưng " Mày đang giả dối với chính mày con ạ " thì giả dối là động từ. Hay " Trải qua những mệt mỏi, lo âu ..." thì mệt mỏi, lo âu ở đây là danh từ, mặc dù ai cũng biết nó là tính từ. Hay " điếm "- danh từ chỉ gái mãi dâm nhưng " mặt thằng ấy trông điếm thế ", " hát nghe điếm thế " thì rõ là đóng vai trò của tính từ.
    Nhưng mâu thuẫn là trong từ điển ghi là loại từ này, ngoài thực tế lại được sử dụng cả như những từ loại khác.
    Vấn đề là ở chỗ khi nào thì nó được công nhận trong từ điển mà thôi. Phụ thuộc vào hai điều: Thái độ của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy và thứ hai là Ý chí chủ quan của người làm từ điển (một cuốn từ điển cũng chỉ do một nhóm người viết ra và những nhóm tác giả khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về một vấn đề. Cho nên có từ trong từ điển này được ghi với một số lượng X loại từ thì trong từ điển khác nó được giải thích với X +/- Y loại từ). Nếu tần số xuất hiện thấp, chưa phổ biến trong XH hoặc nhà làm từ điển đánh giá chưa đủ cao thì sẽ không được ghi nhận trong từ điển như những thuộc tính song tồn của từ và ngược lại. Còn trên thực tế có thể nó đang được sử dụng bình thường, không gây cản trở gì. Các bác để ý, nếu tôi không nhầm thì hầu hết những vd trên tôi đưa ra các từ (riêng lẻ) đều chưa được công nhận vai trò ngữ pháp mà nó đảm nhận trong câu ví dụ trong từ điển thông dụng hiện nay. Nhưng trên thực tế thì dùng như vậy hoàn toàn phù hợp với ngôn ngữ TV, ai cũng có lúc dùng thế.
    Có một vấn đề nữa là phải phân biệt phong cách khẩu ngữ với phong cách viết. Trên diễn đàn này tuy hình thức là viết ra nhưng phong cách ngôn ngữ chủ yếu là phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Chẳng hạn dùng câu " hị hị mịa kíp bác Username bắt bí em thế thì thật báo cáo bác hị hị em là em từ nay tởn đến già ạ " đấy là viết theo phong cách khẩu ngữ. PC khẩu ngữ yêu cầu về ngữ pháp thấp hơn văn viết rất nhiều ạ. Các bác du học chắc đều biết nói có khi chả cần chặt chẽ lắm về ngữ pháp nhưng hiệu quả ngôn ngữ chưa chắc đã kém. TV cũng thế ạ. Thậm chí trong các trường hợp sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là thơ, văn, ca từ bài hát .v.v. thì việc không tuân thủ quy tắc ngữ pháp hay có sử dụng phong cách khẩu ngữ tự nhiên rất nhiều khi trở thành sáng tạo độc đáo. Văn Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn. Ngoài chuyển hoá trên bình diễn ngữ pháp ra, "chuyển hoá nghĩa của từ" là một vấn đề rất lớn và hay trong ngôn ngữ. Ca từ của Trịnh Công Sơn, nhìn dưới góc độ ngôn ngữ là điển hình của t/h này đấy ạ.
    *P/S:
    - Từ loại : danh từ, động từ, tính từ, trạng từ ...
    - Khi nói đến loại từ là chủ yếu nói đến vai trò ngữ pháp của nó trong câu.
    - Đơn vị ngôn ngữ : tiếng, từ, ngữ, câu ... (không nhớ lắm)
    -----------------------------
    À quên chuyện tiếng Tàu. Theo tôi được biết thì bọn Tàu việc học Hán cổ thì chỉ bắt buộc đối với SV học các ngành KHXHNV, các ngành khác không cần học. Còn việc Đài Loan, HK vẫn viết Hán cổ là chủ yếu thì đúng rồi. SV Tàu đọc Hán cổ vẫn hiểu được tương đối vì từ Hán giản thể suy luận ra Hán phồn thể theo các bạn đã học tiếng Trung hiện đại bảo là vẫn được. Nhưng tôi có biết một số SV TQ theo học TV tại ĐHQGHN, bảo chúng nó thử đọc, viết mấy bài thơ cổ hồi xưa mình phải học theo lối phồn thể thì chúng nó chịu, trong khi các bạn SV ĐHKHXHNV VN năm 2 viết ngon ơ, nhưng bảo đọc viết theo kiểu hiện đại thì lại bất lực. Để hiểu rõ tiếng Hán cổ thì chúng nó cũng phải học bài bản, không thì cũng lơ tơ mơ.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  4. QUICK

    QUICK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    Bác cho em hỏi ké luôn về thể loại văn bạch thoại?
    Mimi xinh đẹp của Susu
  5. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Trông Quick thế kia thì bác Cuoihaymeu làm sao tập trung được để trả lời về văn bạch thoại :-))

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên

Chia sẻ trang này