1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mọi người có ý kiến gì về : "ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆ

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi orecazzzzzzzzz, 04/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. orecazzzzzzzzz

    orecazzzzzzzzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Về lịch sử Sài Gòn thì cách đây hơn 300 năm, thành phố này còn nằm dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (tức Cam Bốt bây giờ). Ðến năm 1674, vào khoảng giữa Vận 9 Hạ Nguyên, chúa Nguyễn mới đem quân đánh chiếm khu vực này, rồi bắt đầu cho di dân tới, lập doanh trại và đồn điền để khai thác. Nhờ đất đai màu mỡ, lại nằm gần sông, biển, nên Sài Gòn ngày càng trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng của miền Nam. Vào năm 1773, thành Sài Gòn được xây dựng lại cho thêm rộng lớn và kiên cố, từ đó biến thành một trong những đô thị lớn nhất trên đất nước ta, lúc đó đang ở trong Vận 5 Trung Nguyên. Nhưng công việc xây dựng vừa hoàn tất thì những biến động chính trị trong nước cũng bắt đầu xảy ra, đưa đẩy vùng đất hiền lành, yên tĩnh này vào vòng khói lửa.
    Cũng trong năm 1773, anh, em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phát động phong trào nổi dậy ở vùng Tây Sơn (thuộc tỉnh Quy Nhơn), chống phá lại chế độ tham nhũng, thối nát của triều đình chúa Nguyễn. Cùng lúc đó, quân Trịnh ở phía Bắc tràn xuống, đánh chiếm được vùng Thuận Hóa (tức Quảng Bình, Quảng Trị bây giờ), rồi uy hiếp Phú Xuân. Trước tình hình đó, chúa Nguyễn buộc phải lui về Quảng Nam, rồi sau lại chạy vào Gia Ðịnh (Sài Gòn) để luyện binh, tuyển tướng, mưu đồ khôi phục sự nghiệp.
    Vào năm 1775, Nguyễn Lữ đem quân vào đánh Sài Gòn, khiến cho chúa Nguyễn phải chạy về Biên Hòa, nhưng sau nhờ có Ðỗ thành Nhân đem quân đến giúp, chúa Nguyễn lại chiếm được thành phố này.
    Năm 1777, cũng trong Vận 5, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đem quân vào Nam, bình định được thành Gia Ðịnh, bắt được chúa Nguyễn rồi giết đi, nhưng có người cháu là Nguyễn Ánh trốn thoát được sang Thái Lan. Rồi chờ đến khi Nguyễn Huệ đã bỏ về Quy Nhơn thì lại đem quân về khôi phục đất Gia Ðịnh.
    Ðầu năm 1782, Nguyễn Huệ lại trở vào Nam, đánh bại Nguyễn Ánh tại đất Gia Ðịnh và cửa sông Sài Gòn, rồi rượt đuổi ra tới Phú quốc. Nhưng khi Nguyễn Huệ vừa quay về Quy Nhơn thì Nguyễn Ánh cũng từ Phú quốc trở lại tái chiếm thành Gia Ðịnh.Vào năm 1783, tức năm cuối cùng của Vận 5, Nguyễn Huệ lại mang quân vào, đại phá quân Nguyễn Ánh tại cửa sông Sài Gòn. Sau trận ác chiến này, Nguyễn Ánh đã sức cùng, lực kiệt nên liền sang Thái-lan cầu viện. Nhưng đạo quân cướp nước này vừa đi đến Ðịnh-tường thì bị Nguyễn Huệ chận đánh tan tành, khiến cho Nguyễn Ánh phải chạy sang Thái-lan nương náu.
    Mãi đến năm 1787, đầu Vận 6, nhân lúc Nguyễn Huệ đang lo đối phó với tình hình hỗn loạn trên đất Bắc, Nguyễn Ánh mới bí mật trở về Long -xuyên, dần dần phát triển lại thế lực. Cuối năm đó, Nguyễn Ánh dốc toàn lực tấn công thành Gia Ðịnh, nhưng vì tướng Tây Sơn là Phạm văn Tham quyết chiến giữ thành, nên phải sau 10 tháng công phá, thành Gia Ðịnh mới bị hạ.
    Kể từ lúc đó, Sài Gòn mới tạm thời không còn nhìn thấy cảnh binh đao, chém giết, nhưng bầu không khí vẫn nặng nề vì cuộc chiến tranh với nhà Tây Sơn vẫn tiếp tục diễn ra. Cũng may cho Nguyễn Ánh là trong lần đọ sức này, tuy vận khí của Sài Gòn rất xấu (Vận 6), nhưng vận khí của Huế còn tệ hại hơn nhiều. Bởi thế nên sau nhiều chiến dịch hành quân vất vả, cuối cùng Nguyễn Ánh cũng diệt được nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn vào năm 1802, lúc đó đã vào cuối Vận 6.
    Sau cuộc chiến tranh này, Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) chọn kinh đô là Phú Xuân, để Lê văn Duyệt ở lại trấn thủ Sài Gòn. Trong thời gian Lê văn Duyệt cai quản (từ năm 1802 đến 1833, tức là từ cuối Vận 6 đi qua hết Vận 7 sang đến giữa Vận 8), Sài Gòn được yên ổn làm ăn, nên dần dần cũng được trở lên khá sung túc. Nhưng sau khi ông qua đời, triều đình nhà Nguyễn lại khép ông vào tội phản nghịch, rồi cho lùng bắt cả dòng họ, quyến tộc, khiến cho người con nuôi của ông là Lê văn Khôi phải nổi lên chống lại. Cũng trong năm 1833, Khôi nổi lên giết quan Tổng trấn Gia Ðịnh, tự xưng là Ðại Nguyên soái, rồi đem quân đi chiếm trọn Nam kỳ. Sau triều đình phải dốc toàn lực đánh dẹp, Khôi bị yếu thế nên rút về thành Gia Ðịnh (lúc đó đổi tên là Phiên-an) cố thủ, mãi đến năm 1835 thì thành mới bị hạ. Sau khi chiếm được thành, quan quân xông vào chém giết thẳng tay, bất kể đàn bà, con nít, gây nên một cuộc thảm sát dã man hiếm có trong lịch sử dân tộc. Rồi thành Gia Ðịnh bị san thành bình địa, những cuộc truy nã, bắt bớ tiếp tục diễn ra, những luật lệ khắt khe được đem ra áp dụng, khiến cho thành phố Sài Gòn chưa kịp vươn lên đã bị tàn lụi, suy sụp hẳn.
    Sau biến cố Lê văn Khôi, tình hình của Sài Gòn tạm thời lắng đọng xuống, tuy rằng những cuộc xung đột với Thái Lan và Cam Bốt vẫn tiếp tục diễn ra. Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn ngày một yếu hèn, suy nhược, khiến cho thực dân Pháp bắt đầu dòm ngó nước ta, rồi cuối cùng trắng trợn tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Vào năm 1859, khi quân Pháp nổ súng tấn công và đánh chiếm được thành Sài Gòn thì lúc đó cũng đang trong Vận 9 Hạ Nguyên. Liên tiếp trong hơn 2 năm trời, triều đình nhà Nguyễn huy động đại quân vào Nam, cố sức đánh phá để lấy lại Sài Gòn nhưng không có kết quả. Sang năm 1861, cũng vẫn trong Vận 9, Pháp mở cuộc tấn công đánh tan lực lượng quân sự nhà Nguyễn tại đồn Kỳ Hòa (thuộc khu Gia Ðịnh bây giờ), rồi thừa thắng tung quân đánh chiếm toàn thể Nam kỳ. Mặc dù gặp phải những cuộc chống phá rất quyết liệt, nhưng đến năm 1868, khi cuộc khởi nghĩa của Nguyễn trung Trực bị dập tắt, Pháp đã hoàn toàn bình định được miền Nam, lúc đó đã bước sang Vận 1 Thượng Nguyên. Rồi Pháp bắt đầu thiết lập hệ thống hành chánh, cai trị, biến miền Nam thành thuộc địa, thay đổi một số luật lệ, mở mang một vài lãnh vực về kinh tế và thương mại. Kể từ đó, tình hình của Sài Gòn trở nên lắng đọng hẳn, tuy đôi lúc cũng có một vài tổ chức, phong trào chống Pháp nổi lên, nhưng đa số đều có tính cách ôn hòa, và cũng không làm được gì đáng kể. Mãi đến khi bước vào Vận 5 (1944), tinh thần quật khởi của Sài Gòn mới bắt đầu bộc phát trở lại, dẫn đến cao trào cách mạng 1945 lật đổ nền đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng liền sau đó, Pháp quay trở lại tái chiếm Sài Gòn, mở màn cho cuộc chiến tranh khốc liệt từ Bắc vào Nam trong suốt 9 năm trời, đến khi bị đại bại ở Ðiện biên Phủ (1954) mới chịu rút chân ra khỏi Việt Nam.
  2. orecazzzzzzzzz

    orecazzzzzzzzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Khi hiệp định Geneve năm 1954 chia cắt đất nước thành 2 miền, Tổng thống Ngô đình Diệm về Sài Gòn thành lập chính phủ tự do để quản trị miền Nam, lúc đó đang là giữa Vận 5 Trung Nguyên. Nhưng ngay từ bước đầu, ông đã gặp phải sự chống đối dữ dội của các phe phái Bình Xuyên, Cao Ðài, khiến cho chiến sự lại xảy ra ngay trong giữa thành phố Sài Gòn. Ðến khi những vụ phiến loạn này vừa được dẹp yên thì lại xảy ra cuộc đàn áp Phật giáo, giữa lúc cuộc chiến tranh với Cộng sản ở miền Nam ngày càng lan rộng, tạo nên một bầu không khí hoang mang, hỗn loạn cho Sài Gòn. Ðến năm 1963, tức là năm cuối cùng của Vận 5 thì Tổng thống Ngô đình Diệm bị các tướng lãnh miền Nam lật đổ rồi hạ sát.
    Sau cuộc chính biến này, tình hình ở Sài Gòn (và miền Nam nói chung) vẫn không có gì sáng sủa, trái lại càng rối loạn hơn vì các tướng lãnh tiếp tục tranh giành địa vị, khiến cho những cuộc đảo chánh liên tiếp xảy ra. Phải đến năm 1967, khi quyền hành đã lọt hết vào tay Tổng thống Nguyễn văn Thiệu thì tình hình chính trị của miền Nam mới tạm yên. Nhưng lúc đó cũng đã vào đầu Vận 6, cuộc chiến tranh với Cộng sản lại trở nên ác liệt hơn bao giờ hết, với những chiến dịch và những trận đánh quy mô mỗi lúc một diễn ra nhiều hơn.
    Vào năm 1968, Cộng sản mở cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, đánh phá Sài Gòn và các thành phố trên toàn miền Nam. Phải sau nhiều đợt phản công rất quyết liệt, quân Cộng sản mới bị đẩy lui và nền an ninh của miền Nam (cũng như Sài Gòn) mới được tái lập.
    Bốn năm sau, vào năm 1972, Hà Nội lại mở cuộc tổng tấn công đại quy mô suốt từ Quảng Trị vào tới Bình Long, đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của thủ đô Sài Gòn. Mặc dù sau những trận chiến vô cùng ác liệt, quân đội miền Bắc lại bị đẩy lui và miền Nam vẫn được giữ vững, nhưng cũng từ đó, chính phủ Sài Gòn ngày một suy yếu. Ðến khi Cộng sản mở cuộc tổng tấn công lần thứ 3 vào đầu năm 1975 thì Sài Gòn cũng như thể chế chính trị của miền Nam liền bị sụp đổ một cách nhanh chóng.
    Nhưng khi cuộc chiến tranh Quốc-Cộng vừa chấm dứt, thì cuộc chiến tranh với Cam Bốt, rồi Trung Cộng lại diễn ra, khiến cho bầu không khí của Sài Gòn vẫn tiếp tục căng thẳng, ngột ngạt. Phải đến khi bước sang Vận 7 (1984 - 2003), thì Sài Gòn mới thực sự được quay về với cảnh thanh bình, yên ổn làm ăn, nhưng sự thịnh vượng vẫn chỉ rất hạn hẹp, tương đối, chứ không sao vươn mình lên được với cộng đồng thế giới. Hiện tại (2002) đang là giai đoạn cuối cùng của Vận 7, chỉ sợ rằng khi bước qua vận 8, Sài Gòn sẽ lại gặp phải những cuộc binh đao, chếm giết đổ máu khác.
    Tóm lại, sau khi đã nhìn qua địa thế, cũng như lịch sử của thành phố, ta thấy do vị trí tọa lạc sai lệch, Sài Gòn đã bỏ mất nhiều cơ hội để phát triển lên thật hùng mạnh, sung túc. Ðã thế lại còn bị khúc sông Sài Gòn chém tới, khiến cho tai họa thường xảy đến dồn dập, chẳng những trong các Vận xấu mà ngay cả trong các Vận được coi là tốt đẹp. Ðúng ra, nếu nằm trong vị trí của chân long (tức khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn), Vận 1 sẽ là giai đoạn cực thịnh của thành phố. Vào lúc đó, Sài Gòn sẽ có được những lãnh tụ tài ba (do mạch Trường Sơn ở phía Bắc đâm xuống), đồng thời cũng trở nên thịnh vượng, sung túc không thể diễn tả (do vượng khí từ cửa sông Sài Gòn và vùng biển mênh mông nơi phía Nam đưa tới). Ðàng này vì nằm trong vùng đất hộ sa, nên chỉ được mấy ông quan Pháp tới, thay đổi được một vài luật lệ và chính sách quá lỗi thời và khắc nghiệt. Bước sang Vận 2, mặc dù Sài Gòn bị thế "Phục Ngâm" của sông Vàm Cỏ và sông Cửu Long ở phía Tây Nam, nên mức độ thịnh đạt không còn được như trước. Nhưng con sông Ðồng Nai bắt nguồn từ phía Ðông Bắc lại là "Chính Thủy" vẫn sẽ đem vượng khí đến cho Sài Gòn, nên những nền tảng kinh tế, thương mại của thành phố vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Qua các Vận 3 và 4, thế "Phục Ngâm" của biển Ðông ở phía Ðông và Ðông Nam đã bị những nhánh núi của mạch Trường Sơn tiến ra ngăn cản nhiều, không còn gây ra những tai họa lớn. Chẳng những thế, nếu Sài Gòn nằm tại chân long, thì con sông Sài Gòn lại thuộc về phía Tây và Tây Bắc của thành phố, nên sẽ tiếp tục đem vượng khí đến. Nhất là trong Vận 3, khúc sông Sài Gòn uốn lượn, ôm ấp lấy khu vực Thủ Thiêm, nguyên khí tích tụ vô cùng sung mãn, nên sẽ đem lại cho thành phố một giai đoạn hưng vượng đến cực độ lần thứ hai. Còn đối với vị trí hiện tại, thì 2 con sông Ðồng Nai lẫn Sài Gòn đều nằm tại phía Ðông của thành phố, rồi khúc sông Sài Gòn cũng từ phía Ðông chém tới. Bởi thế cho nên vận khí của Sài Gòn trong những giai đoạn này đều quá suy nhược, không sao có thể vươn lên mạnh mẽ được, lại còn dễ xảy ra những vụ xung đột, chém giết làm náo loạn cả thành phố.
    Riêng Vận 5 là một giai đoạn đặc biệt, vì đây là lúc Sài Gòn đắc cách Long-Hổ hộ vệ, Huyền vũ che chở, vượng khí của cả miền Nam đều hội tụ về đây. Ðúng ra phải là một giai đoạn cực thịnh không thể diễn tả, với đầy đủ chúa thánh, tôi hiền để cai trị, dẫn dắt muôn dân. Tiếc rằng chỉ vì Sài Gòn nằm trong vùng đất hộ sa, không phải là nơi có thể kết tụ được nguyên khí, nên chỉ như ngọn lửa bùng lên giữa đêm đông rồi chợt tắt. Ðã thế lại còn bị khúc sông Sài Gòn ở ngay bên chém tới là một điều tối nguy hiểm, vì nó không những thường xuyên gây ra nhiều tai họa cho thành phố, mà trong Vận 5, mức độ độc hại của nó lại càng tăng thêm gấp bội. Bởi thế nên trong giai đoạn này, Sài Gòn chẳng những sẽ gặp cảnh chiến tranh, loạn lạc, mà ngay cả những người lãnh đạo nơi đây cũng dễ bị hung tử. Ngược lại, nếu như thành phố Sài Gòn nằm tại chân long, thì chẳng những sẽ tránh được họa chiến tranh, mà còn trở nên một thành phố hùng cường và thịnh vượng bậc nhất trong khu vực Ðông Nam Á Châu cũng như trên thế giới.
    Bước qua Vận 6, vì khu vực phía Tây Bắc là thượng nguồn của con sông Sài Gòn, nên dù nằm ở vị trí nào thì Sài Gòn cũng sẽ bị chiến tranh rất lâu dài đe dọa. Nhưng nếu nằm ở vị trí hiện tại thì do nguyên khí của thành phố quá yếu, nên nếu không may gặp phải một quốc gia đối địch có nguyên khí của thủ đô mạnh hơn thì Sài Gòn sẽ dễ lãnh lấy phần chiến bại. Còn nếu nằm trong khu vực của chân long thì khó có quốc gia nào có thể đánh bại được Sài Gòn, vì nguyên khí ở đây đã quá đầy đủ, sung mãn, nên dù gặp sát khí chiếu đến cũng khó lòng mà bị suy sụp hoàn toàn được.
    Rồi đến Vận 7 là thời gian hòa bình, an cư lạc nghiệp của Sài Gòn, nhưng nếu nằm ở vị trí hiện tại thì tuy được cả 2 con sông Ðồng Nai và Sài Gòn cùng nằm ở phía Ðông chiếu tới (tức là được "Chính Thủy"). Nhưng vì bị khúc sông Sài Gòn chém vào nên mặc dù cũng được yên ổn làm ăn, nhưng những tệ nạn xã hội như trộm cắp, đĩ điếm thường lan tràn. Ngoài ra, cũng vì lý do đó, cộng với vấn đề nằm trong vùng hộ sa, nên dù có được một giai đoạn hòa bình khá lâu dài, Sài Gòn vẫn không sao trở thành một trung tâm kinh tế và mậu định tiên tiến cũng như hùng cường được. Còn nếu như nằm trong khu vực của chân long, thì mặc dù sẽ bị một số biến động (như chiến tranh hoặc trì trệ kinh tế...), do con sông Sài Gòn lúc đó lại nằm ở phía Tây tức bị Phục Ngâm, đem sát khí đến cho thành phố. Nhưng vì con sông Ðồng Nai vẫn nằm ở phía Ðông, đem vượng khí đến với Sài Gòn, nên rồi thành phố sẽ vượt qua được mọi khó khăn để tiếp tục phát triển, vươn lên.
    Qua Vận 8, thượng nguồn của sông Ðồng Nai ở phía Ðông Bắc là sát khí, nên dù nằm ở vị trí nào Sài Gòn cũng sẽ có chiến tranh, loạn lạc. Nhưng nếu nằm ở khu vực hiện tại thì còn bị thêm con sông Sài Gòn cũng đi qua khu vực phía Ðông Bắc nữa, khiến cho sát khí trùng trùng, nên mới bị đại họa thê thảm như sau vụ khởi nghĩa của Lê văn Khôi trước đây. Còn nếu dời vào khu vực giữa 2 con sông thì chỉ còn sát khí của sông Ðồng Nai, nên tuy vẫn bị chiến tranh, nhưng do nguyên khí còn vượng, nên dù gặp nhiều cơn sóng gió Sài Gòn vẫn chưa bị suy tàn hẳn.
    Ðến Vận 9 mới là thời kỳ tàn tạ, vì cửa sông Sài Gòn và vùng biển nơi phía Nam lúc đó sẽ đem đến sát khí quá nặng, nên dù tọa lạc ở khu vực nào, Sài Gòn cũng đều bị thảm họa chiến tranh. Nhưng nếu nằm ở khu vực hiện tại, Sài gòn còn bị khúc sông chém vào, vận khí của thành phố sẽ quá kiệt quệ, nên việc suy vong, mất nước, phải làm nô lệ cho người là điều chắc chắn. Nếu đọc kỹ lịch sử, chúng ta sẽ thấy khi chúa Nguyễn chiếm Sài Gòn, hay khi Pháp hạ thành Gia Ðịnh đều xảy ra trong Vận 9. Ngược lại, nếu được dời vào khu vực của chân long, thì mặc dù lúc đó Sài gòn cũng rất yếu ớt, lại không có được lãnh tụ tài ba nên khi có chiến tranh sẽ không thể cản được bước tiến của giặc thù. Nhưng rồi chẳng bao lâu, tinh thần quật khởi của Sài Gòn lại bộc phát, để đến khi bước vào Vận 1 Thượng Nguyên thì sẽ có vĩ nhân xuất hiện đem lại cảnh thanh bình và vinh quang đến cho thành phố, cũng như cho đất nước, dân tộc.
  3. orecazzzzzzzzz

    orecazzzzzzzzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    * TỔNG KẾT: như vậy, sau khi đã nhìn qua vận khí, cũng như lịch sử của 3 thành phố Hà Nội, Huế và Sài Gòn, chúng ta đều thấy mỗi thành phố có những nét đặc thù riêng biệt. Hà Nội với thế núi, sông quá lớn, quá hùng vĩ, dài hàng mấy trăm dậm tiến tới, tất cả đều như muốn hướng về phủ phục, triều bái, nên thật quả là thế đất quân vương, có thể điều khiển, sai khiến được chư hầu. Bởi thế nên từ trước khi Hà Nội (tức Thăng Long) được chọn làm thủ đô, nước ta chỉ là một quốc gia nhỏ, sánh ngang hàng với những nước nhược tiểu như Chiêm Thành, Phù Nam, Chân Lạp, Lão Qua (tức Ai Lao) .... đã vậy lại còn bị Trung Hoa đô hộ suốt gần 10 thế kỷ. Phải đến khi vua Lý thái Tổ dời thủ đô về đây, đất nước ta mới dần dần trở nên hùng mạnh, rồi tiến vào diệt Chiêm Thành, Phù Nam (tức Thủy Chân Lạp), khống chế Ai Lao và Cam Bốt, đe dọa cả Thái Lan và Miến Ðiện. Chẳng những thế, tổ tiên ta còn nhiều lần đánh bại những cuộc xâm lăng rất quy mô và khốc liệt của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Rồi đôi còn có ý định dòm ngó và xâm chiếm đất đai của họ, như dưới thời của Lý thường Kiệt hoặc vua Quang Trung. Tiếc rằng vào thời Lý thường Kiệt, tiềm lực của nước ta còn quá nhỏ (chỉ từ Nghệ An ra Bắc) nên chưa thực hiện nổi giấc mộng đó. Ðến thời vua Quang Trung thì Ngài lại dời về đóng đô ở Phú Xuân, để rồi lại mất quá sớm trước khi thi hành được ý định.
    Một điểm đáng chú ý khác là kể từ khi Hà Nội được chọn làm thủ đô, nước ta không bao giờ bị ngoại bang đô hộ. Ngay cả trong những giai đoạn tàn tạ, đen tối nhất như những thời mạt vận của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Trịnh - Nguyễn. Vào những thời điểm đó, giữa lúc những nhà lãnh đạo đất nước đều bất tài, hèn kém, nhu nhược, nhân dân thì đói khổ, loạn lạc nổi lên khắp nơi, nhưng nền độc lập của dân tộc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Chỉ đến khi nhà Hồ dời đô về Thanh Hóa, hoặc như sau này nhà Nguyễn lập kinh đô tại Phú Xuân, nước ta mới bị các thế lực ngoại bang hùng mạnh thôn tính, cai trị. Ðó chính là do địa thế đặc biệt của Hà Nội, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, được những dẫy núi hùng vĩ, trùng trùng điệp điệp từ xa tiến tới, phủ phục triều bái ở bên ngoài. Với địa thế đặc biệt như vậy, nên không một thế lực nào trên thế giới có thể khuất phục được Hà Nội, mà ngược lại, tất cả mọi quốc gia lân cận với Việt Nam đều sẽ bị Hà Nội chi phối. Vấn đề nhiều hay ít chỉ còn tùy thuộc vào những giai đoạn thịnh, suy của Hà Nội mà thôi. Ngoài ra, vì con sông Hồng Hà khi đi ngang qua Hà Nội tuy có hơi cong một chút, nhưng thế nước vẫn chảy nhanh và mạnh, làm tiêu tán đi rất nhiều nguyên khí của thành phố. Nếu như khúc sông này được sửa lại để thành thế uốn lượn êm đềm như sông Hương hay sông Sài Gòn, thì thần lực của những dãy núi hùng vĩ chung quanh mới được tích tụ đầy đủ, tràn trề ở Hà Nội. Khi đó, chẳng những đất nước ta sẽ trở nên giàu có, thịnh vượng khó có quốc gia nào sánh kịp, mà thế lực của Hà Nội cũng áp đảo luôn cả Trung Hoa, chứ đừng nói tới các nước trong vùng Ðông Nam Á Châu và trên thế giới.
    Riêng Huế chỉ là một thành phố nhỏ, thế núi, sông quá ngắn, nên chẳng những đã không phát sinh được nhiều vượng khí, mà dải đất bình nguyên nơi đó cũng chật hẹp, không đủ chỗ cho nguyên khí tích tụ. Do đó, mặc dù cũng đầy đủ những yếu tố Phong thủy như sông Hương uốn lượn êm đềm vây bọc, những nhánh núi hướng tới chầu phục, nhưng thế nhỏ bé vẫn hoàn nhỏ bé. Nói cho đúng ra, Huế chỉ có thể là một thành phố trung bình, cai quản địa hạt của một vài tỉnh, chứ không thể trở thành một đô hội lớn hay kinh đô của một quốc gia hùng mạnh. Nếu bị bắt buộc phải đảm nhiệm trách vụ này, Huế sẽ dần dần làm cho đất nước trở nên suy yếu, dẫn đến cái họa diệt vong, mất nước. Bởi vì dòng sông Hương quá nhỏ, quá ngắn, nên mặc dù uốn lượn hữu tình, nhưng vượng khí chỉ đủ cho một thành phố nhỏ, chứ không sao có thể làm cho Huế trở nên một đô hội sầm uất, giàu mạnh được. Còn nói tới chuyện kiến tạo một đất nước cường thịnh, sung túc lại là điều không thể có được.
    Còn Sài Gòn là một thành phố nằm giữa một vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, chung quanh được núi non hộ vệ, che chở, lại có sông ngòi uốn khúc chảy tới, nên tiềm năng phát triển kinh tế thật vô hạn. Nhưng trong suốt hơn 300 năm qua, Sài Gòn vẫn không sao tiến lên được thành một trung tâm kinh tế quan trọng của thế giới, mà trái lại vẫn chỉ đóng một vai trò phụ thuộc rất khiêm tốn. Sở dĩ như vậy là vì Sài Gòn đã nằm vào vị trí phụ thuộc đối với Phong thủy (hộ sa), nên không sao có thể vươn lên để nắm lấy những vị trí quan trọng hàng đầu được.
    Do đó, vấn đề cần thiết là phải dời trung tâm thành phố vào Thủ Thiêm, vì nơi đây chẳng những nằm trong khu vực của chân long, lại còn được khúc sông Sài Gòn ngay đó uốn lượn bao bọc chung quanh. Khác với sông Hương ở Huế chỉ uốn cong một vòng rồi chảy đi, sông Sài Gòn lại uốn lượn rất nhiều vòng, tạo thành thế Cửu (9) khúc, khiến cho vượng khí tích tụ tràn trề, thần lực vô cùng sung mãn. Có thể nói nếu dải đất giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn là nơi thu hút hết vượng khí của cả miền Nam, thì khu Thủ Thiêm chính là nơi hội tụ hầu hết vượng khí của dải đất này vậy. Bởi thế cho nên nếu được dời về đây, Sài Gòn sẽ nhanh chóng biến thành một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới, vượt qua những Hongkong, Singapore, Taiwan ... trong khu vực.
    Hiện tại, nếu đem so sánh giữa 3 thành phố thì Huế và Sài Gòn không thể sánh được với Hà Nội, vì một đàng thì quá nhỏ, một đàng thì lại nằm ở một khu vực bất an (hộ sa). Nhưng nếu như sau này, khi được dời vào Thủ Thiêm, Sài Gòn sẽ đón nhận được vượng khí của cả miền Nam, rồi phát triển lên thật hùng mạnh thì mới đủ sức để cạnh tranh ngang ngửa với Hà Nội. Lúc đó, một đàng được thế sông nên giàu có, sung túc; một đàng được thế núi, nên khí phách quật cường không ai có thể khuất phục được. Ðất Sài Gòn nằm giữa 2 con sông quá hiền hòa, uốn lượn êm đềm, nên nếu được chọn làm thủ đô sẽ đem đến cảnh thái bình, thịnh trị cho cả nước. Ðồng thời thường sử dụng sức mạnh kinh tế và đường lối ngoại giao mềm mỏng, khéo léo để phát triển thế lực sang các nước láng giềng cũng như trên thế giới. Còn Hà Nội nằm giữa những dãy núi quá hùng vĩ, nên sẽ chú tâm phát triển sức mạnh quân sự, đồng thời thường sử dụng vũ lực để khuất phục các nước láng giềng. Do thế núi chầu phục, Hà Nội sẽ luôn luôn tìm cách biến các nước lân cận thành chư hầu, lệ thuộc vào mình, đồng thời cũng thường ôm mộng đế quốc, hay tính đến chuyện bành trướng lãnh thổ, nhất là trong những giai đoạn vận khí thịnh vượng.
    Nếu giữa Hà Nội và Sài Gòn có sự khác biệt như vậy, thì nên chọn thành phố nào làm thủ đô của đất nước trong tương lai Người viết nghĩ vẫn nên chọn Hà Nội, vì tuy Sài Gòn có thể sẽ làm cho đất nước được an lành, thịnh vượng hơn, nhưng Hà Nội mới có thể bảo đảm được sự trường tồn và nền độc lập của dân tộc. Nhất là khi đất nước ta lại nằm bên cạnh một đế quốc khổng lồ ở phía Bắc. Nếu không phải là một vùng đất có núi sông hùng vĩ, khí phách quật cường như Hà Nội thì làm sao có thể chận đứng được bước đường Nam tiến của Hán tộc trong suốt bao nhiêu thời đại Còn Sài Gòn nếu sau này trở nên một trung tâm kinh tế phồn thịnh nhất Á Châu, làm thế hậu thuẫn, trợ lực cho Hà Nội thì ta đâu còn phải e dè, lo ngại một nước Trung Hoa lúc nào cũng nuôi mộng bành trướng. Trái lại, lúc đó chính họ mới phải lo lắng tới sức mạnh, cũng như việc phát triển thế lực của nước ta ra khắp vùng Ðông Nam Á Châu. Chẳng những thế mà ngay cả mảnh đất đại lục của họ cũng sẽ có ngày bị thế liên kết Hà Nội - Sài Gòn đe dọa.
    Cuối cùng, một vấn đề quan trọng khác có liên quan đến sự sống còn của dân tộc ta, đó là vận khí của thành phố Bắc Kinh. Như đã nói ở phần đầu, Bắc Kinh được hưng vượng vào các Vận 5, 6, và 7. Do đó, trong những giai đoạn này, họ thường hay yêu sách, can thiệp vào nội tình Việt Nam, hoặc xua quân sang xâm lăng một cách trắng trợn. Tuy nhiên, trong các Vận 5, 6, khí thế của Hà Nội cũng bừng lên mãnh liệt không kém, nên họ sẽ không làm gì nổi, chỉ chuốc lấy những thất bại chua cay, nhục nhã. Tuy nhiên, trong Vận 7, khí thế của Hà Nội bị suy giảm (do các con sông Ðà, sông Mã ở phía Tây tạo thành cách "Phục Ngâm"), nên chúng ta cần cẩn thận trong vấn đề xây dựng, thay đổi môi trường thiên nhiên. Ðiều quan trọng là phải tránh làm động sát khí ở phía Tây, để cho Hà nội còn có chút vượng khí, hầu có thể đương đầu nổi với Bắc Kinh, còn nếu không thì chúng ta sẽ dễ bị lôi cuốn vào vòng ảnh hưởng của họ. Trong Vận 7, nước ta thường không có chiến tranh lớn, nên sẽ không có những cuộc xâm lược từ Trung Hoa, chỉ có điều nếu nguyên khí của Hà Nội quá yếu thì sẽ dễ bị lệ thuộc vào họ mà thôi. Nhưng từ Vận 8 trở đi, nguyên khí của thành Bắc Kinh sẽ bắt đầu suy yếu, nên kể từ đó trở đi, họ không còn đủ sức để gây ảnh hưởng được với HàNội nữa. Do đó, trong các Vận 8, 9, nếu chúng ta có thể xây dựng nên một nước Việt Nam thịnh vượng và hùng mạnh, thì đất nước ta sẽ là đệ nhất cường quốc trong vùng Ðông Á (vì Nhật Bản lúc đó cũng tiêu điều, tàn tạ). Rồi qua tới các Vận 1, 2, 3, 4, vận khí của Bắc Kinh mỗi lúc một suy đồi, muốn giữ được trọn vẹn lãnh thổ Trung Hoa cũng còn khó khăn, thì làm sao có thể uy hiếp nổi đất nước ta được. Bởi thế nên trong những Vận này, tuy HàNội cũng càng ngày càng suy yếu, nhưng vẫn không bị lệ thuộc hoặc mất nước vào tay kẻ thù phương Bắc. Ðó cũng là cái may cho dân tộc Việt Nam chúng ta, vì vận khí của Hà Nội và Bắc Kinh cũng gần như tương tự trong những giai đoạn hưng-phế, nên nước Trung Hoa mặc dù rộng lớn, nhưng vẫn không bao giờ có thể khuất phục ta được
  4. orecazzzzzzzzz

    orecazzzzzzzzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của bác Chitto rất hay, có thời gian bác post vài bài để mọi người cùng đọc thì hay quá
  5. hung_suong_gio

    hung_suong_gio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Trước đây tôi có đọc 1 tài liệu nói rằng ở HN hơi sâu dưới lòng đất 1 tí có 1 dải đất màu vàng, cũng lâu rồi nên ko nhớ nữa là dài chạy từ đâu tới đâu. Vậy có ai biết xin giúp dùm cho mọi người cùng rõ. Còn địa thế Hồ Gươm có fải là nơi linh khí hội tụ ko vậy nhỉ?
  6. myopia

    myopia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Để mọi người rộng đường tham khảo, tôi xin post lên đây một chút tư liệu về địa mạch Việt Nam. Chỉ khi ta biết về đặc điểm chung của địa mạch Việt Nam, cái nhìn vào từng khu vực/địa phương sẽ trở nên rõ ràng hơn.
    ĐỊA MẠCH VIỆT NAM
    ?oViệt Nam địa mạch tối hùng cường
    Điệp điệp trùng trùng , tũng tú trường
    Sơn bất triều tha, hiềm lưỡng giới
    Thủy vô tòng ngoại, đãn song phương
    Bắc Nam biệt thế giai kỳ cục
    Tả hữu phân cương các dị đường
    Như mộc, nhất căn, quân nhị cán
    Như nhân, nhất quốc, nhị vương đương?

    ? Sách trời
    Nước ta được ?oTrời đất? - hay các bậc tiền bối Lý Thường Kiệt và Nguyễn Trãi - định vị khung tọa độ địa lý nhiệt đới ẩm - gió mùa 8º30?T ÷ 23º23?T Vĩ Bắc và 104º ÷ 111º Kinh Đông
    ?oNam quốc Sơn Hà Nam đế cư
    Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư?
    Hoặc:
    ?oNhư nước Đại Việt ta từ trước
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
    Núi sông bờ cõi đã chia
    Phong tục Bắc Nam cũng khác?

    ? Quẻ Tốn
    Vị trí này thuộc góc Đông Nam của toàn khối lục địa EURASIA, có tượng quẻ Dịch là Tốn (gió) gồm 3 hào ứng với Tam đại cán long:
    ?" Hào 3 - dương ?' Bắc Bộ ?' Hà Nội
    ?" Hào 2 - dương ?' Tây Bộ ?' Huế
    -- Hào 1 - âm ?' Nam Bộ ?' Sài Gòn
    ? Hai mốc địa lý Tại khu vực Đông Nam Á Việt Nam có 2 điểm mốc địa lý đáng lưu ý:
    1. Hà Nội : theo trục Tây Bắc - Đông Nam (Càn - Tốn / Thiên môn - Địa hộ), là tâm của đỉnh núi cao nhất thế giới (Everest +8.888m) và vực đại dương sâu nhất thế giới (Mindanao - 10.800m)
    2. Huế : theo trục Đông Bắc - Tây Nam (Cấn - Khôn / Quỷ môn - Nhân môn), là tâm của đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Biển Hồ (Cambuchia) với bán kính R=2800km).
    ? Con Long
    Với diện tích 330 ngàn cây số vuông và bờ biển hình chữ S dài 3200 cây số, hệ địa mạch Việt Nam có hình của một con Long với đuôi ở Bắc Bộ, thân ở Trung Bộ và đầu ở Nam Bộ. Hàm của Rồng là bán đảo Cà Mau với rừng U Minh kỳ vĩ. Chi trái có Biển Đông ôm bọc, chi phải có sông Mê Kông che chở suốt từ Vân Nam đến Tây Nam Bộ.
    ? Quan điểm truyền thống : Nhị Đại Cán Long (gọi tắt là Lưỡng Long)
    Bài thơ Việt Nam Địa mạch nói trên cho thấy : địa mạch nước ta hùng cường, cảnh quan địa lý SƠN - THỦY xinh đẹp tầng tầng lớp lớp trải dài. Núi tự chủ, không chầu phục đất khác. Sông cũng tự lập, không lệ thuộc bên ngoài. Sự phân cực (lưỡng giới, song phương) thành hai hệ thống (Bắc Nam, Tả hữu) hai Đại Cán Long, hai long mạch chủ. Tất cả các dãy núi đều khởi tổ (bắt nguồn) từ Vân Nam (Trung Quốc) riêng dãy Huyền Đinh từ dãy Thập vạn đại sơn (Trung Quốc).
    ? Cấu hình chữ S
    Về mặt cấu hình có sự tương đồng giữa Trung Quốc (Đông Á) và Việt Nam (Đông Nam Á lục địa).
    Sự tương đồng này khiến cho nhiều người Việt Nam - một trong ba quốc gia đồng văn với Trung Quốc - đều cho rằng mình mới là sở hữu chủ của Kinh dịch, và rộng hơn của văn minh Đông Á. Nhật bản và Hàn Quốc thì không vậy. Họ không dám ?ocạnh tranh? bản quyền với Trung Quốc.
    Và để củng cố thêm cho giả thiết của mình luận cứ được xây dựng như sau:
    - Vịnh Bắc Bộ hình cong lõm (Thái dương) có đảo Hải Nam (Thiếu âm). Đất Nam Bộ có hình cong lồi (Thái âm) có Biển Hồ (Thiếu dương). Một sự quân bình âm dương hoàn chỉnh, tuyệt hảo.
    - Trong khi Trung Quốc không đạt được thế cân bằng âm dương lý tưởng như vậy : Vịnh Bột Hải - Hoàng Hải cũng cong lõm (Thái dương) - mà không có Thiếu âm tượng hình. Lục địa Nam Trung Quốc cũng cong lồi (Thái âm) mà không có Thiếu dương (tức Hồ lớn) lại mang thêm hai Thiếu âm không đắc vị (Đảo Đài Loan và Đảo Hải Nam).
    ? Quan điểm bài viết này: Tam đại cán long (gọi tắt Tam Long).
    Quan điểm truyền thống có từ khá lâu trong giới Địa học Việt Nam. Ngoài việc thiếu lưu ý đến địa mạch vùng đất mới Nam Bộ thuộc một hệ địa mạch khác, có thể do cách nhìn nhận chưa thống nhất về mặt học thuật thể hiện qua hai câu sau:
    ?oCao nhất thốn vi Sơn
    Đê nhất thốn vi Thủy?

    Dưới mắt nhà địa học, cao thấp chỉ một tấc (nhất thốn) đã là Sơn, là Thủy rồi... Mỗi giồng đất tự thân đã là một con Long. Có thể mươn đoạn văn sau nay của Bác Sơn Nam để làm rõ thêm việc chưa thống nhất nói trên:
    ... ?oĐất phù sa với ranh giới mơ hồ giữa bờ và biển, khó phân biệt đâu là Đất, đâu là Nước. Không có Phong Thủy và thiếu gò nỗng, núi non. Gặp nơi đất giồng cao hơn mặt biển khoảng 2 mét thì mừng rỡ, để trồng gốc mai, thử nghiệm cây bưởi, cây xoài. Chết mà được chôn ở bờ đất khô ráo, nấm mộ lè tè nhô lên vào mùa khô là có phước...? (Tiếp cận với Đồng Bằng sông Cửu Long, trang 132).
    Trong Phong thủy, 2 mét là cả một ngọn núi. so với cốt cao độ ±0.000 của thủy văn sông Sài Gòn, khu vực gò Tân Khai Quận 1 - nơi xây dựng những công trình công cộng trọng điểm của thành Quy (thời Gia Long) và Sài Gòn - là những ?ongọn núi? có độ cao từ 8 mét (Nhà thờ Đức Bà, Hồ con Rùa...), 9m (lãnh sự quán Pháp, trường Taberd, Bưu điện Thành phố...) đến 10m (lãnh sự quán Hoa Kỳ, nhà Văn hóa Quận 1...) cũng dõi theo dấu chân Bác Sơn Nam, chúng ta có thể tìm thấy cái hệ Địa mạch thứ ba ngoài hệ Lưỡng Long nói trên:
    ?oNgười Kh?Tmer tập trung chủ yếu ở vùng đất LỤC CHÂN LẠP (Lãnh thổ Cambuchia nay) đất cao ráo, dễ làm ăn, nguồn lợi nhiều: tôm cá Biển Hồ. Miền hạ lưu Sông Mê - Kông (nay là Nam Bộ tức THỦY CHÂN LẠP) không có mỏ vàng , mỏ bạc, đậu khấu, trầm hương, tơ lụa, hồ tiêu ... để hấp dẫn hương khách? (ý so sánh với vùng cao thượng nguồn sông Mê - Kông ) (Đất Gia Định xưa, trang 8).
    Như vậy cái Đại cán long thứ ba có nguồn gốc từ vùng cao LỤC CHÂN LẠP và sâu hơn nữa về phía bên trong lục địa Đông Nam Á. Có khả năng đây là dãy PHNOM KRA VANH (người Pháp gọi là dãy CARDAMOMES) chạy dọc theo bờ biển phía Tây Nam của Cambuchia giáp với vịnh Thái Lan.
    là một hợp phần cảu hệ thống địa mạch Việt Nam, vùng đất này được gọi là Nam Bộ đã từng được biết dưới 5 cái tên khác:
    1. Thủy Chân Lạp (đối ứng với Lục Chân Lạp)
    2. Phủ Gia Định (thời Chúa Nguyễn)
    3. Lục Tỉnh (thời vua Nguyễn - 1832)
    4. Nam Kỳ (thời thuộc Pháp)
    5. Basse - Cochinchine (đối ứng với Haute - Cochinchine)
    Theo đó, địa gới hành chính Lục Tỉnh hầu như trùng khớp với Địa phong thủy xét cả về địa hình, địa thế, địa giới, cũng như vầ cương vực, môn hộ. Giống như 6 con rồng, sáu tỉnh này đều có phần ranh giới phía Tây/ Tây Bắc là lục địa (Càn / Thiên môn - Cổng trời) và ranh giới phía Đông/Đông Nam là biển cả (Tốn / Địa hộ - cửa đất).
    Sau tỉnh này hợp thành quẻ Dịch Thủy Hỏa - Ký Tế, theo đó quẻ trên (Thủy - phía Bắc) khớp với 3 tỉnh miền Đông, quẻ dưới (Hỏa - phía Nam) khớp với 3 tỉnh miền Tây, và 2 hào giữa là 2 trung tâm của vùng, hoặc quy hoạch vùng.
    Vài dòng kết
    Địa mạch là phần cơ sở của phép chọn đất theo quan điểm Địa lý Phong thủy rất gần với khoa học Địa lý phương Tây (geography) và rất khác với thuật Bói đất mà cả Đông lẫn Tây đều có ở thuở bình minh của lịch sử kiến trúc (geomanty ở phương Tây và thuật Bốc địa/Trạch thời kỳ Tiên Tần ở Trung Quốc)
    Một sự hiểu biết về Địa mạch có thể giúp chúng ta:
    1. Hình dung được phương pháp thẩm định và tuyển trạch địa điểm xây dựng tối ưu về mặt thực hành Phong thủy kiến trúc
    2. Lý giải được sự hình thành, phát triển các điểm dân cư từ Hưng/Thôn trấn đến Đô thị mọi tầng bậc (siêu, đại, chùm thậm chí thiên hà đồ thị như dãy BOSWASH Boston - Washington ở bờ Đông nước Mỹ giáp với Đại Tây Dương) về mặt lịch sử kiến trúc. Đây là phần mà nền kiến trúc Đông Á cong thiếu trong khi chính nó đáng lẽ có thể đóng góp vào kho tàng kiến trúc thế giới những giá trị độc đáo đầy chất sáng tạo của riêng mình.
    3. Góp phần xây dựng một cách nhìn khác về quy hoạch đô thị theo quan điểm Điak lý tự nhiên phương Tây cũng như phương pháp luận Địa Phong Thủy phương Đông. Đây sẽ là một đề tài nghiên cứu khoa học liên ngành thú vị (interdisciplinary) mà người viết rất mong nhận được sự hợp tác hoặc hỗ trợ.
    Nguồn: http://www.vanhoaphuongdong.com
  7. thientruchoang

    thientruchoang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    4
    sao lại nói là tôi có tính chia rẽ dân tộc
    tôi nói dựa theo sách vở đàng hoàng
    chắc là do bác chitto ít đọc sách nên không bít về vấn đề này , hay là chỉ đọc cho vui chứ không học
    vậy mà cũng đòi làm ban quản trị box học thuật
    có bác nào đã đọc bài của tôi xin nói giùm 1 tiếng
  8. tiencosac_bg

    tiencosac_bg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    vừa đọc qua đã thấy đằng sau bài viết là sặc sụa mùi chính trị . tác giả gọi vài đạo quân của vua Xiêm mò sang theo yêu cầu của Nguyễn Ánh là xâm lược , nhưng người Mỹ và chính quyền Nguỵ tàn sát cả triệu người Việt Nam thì ông ta tôn thờ nịnh bợ . ặc ặc . có lẽ ông này nghĩ hành động ném bom phá nát Hà Nội của Mỹ giúp cho đất nước " khai thông " quốc huyệt , còn cả triệu lít dioxin đổ vào Trường Sơn là giúp đất nước " bổ xung nguyên khí " .
    Thực là hài hước .
  9. tiencosac_bg

    tiencosac_bg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    vừa đọc qua đã thấy đằng sau bài viết là sặc sụa mùi chính trị . Lâm Quốc Thanh gọi vài đạo quân của vua Xiêm mò sang theo yêu cầu của Nguyễn Ánh là xâm lược , nhưng người Mỹ và chính quyền Nguỵ tàn sát cả triệu người Việt Nam thì ông ta tôn thờ nịnh bợ . ặc ặc . có lẽ ông này nghĩ hành động ném bom phá nát Hà Nội của Mỹ giúp cho đất nước " khai thông " quốc huyệt , còn cả triệu lít dioxin đổ vào Trường Sơn là giúp đất nước " bổ xung nguyên khí " .
    Thực là hài hước .
  10. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Bài này mình đọc cách đây đã lâu . Thực ra "phong thuỷ" cũng có nhiều cái rất hay. Nhưng mình cũng khó đánh giá về bài viết này. Có điều nhiều người công nhận là mỗi đất nước đều có thần khí của mình. Dân gian VN ta có bốn vị thánh được coi là "tứ bất tử" : Bà chúa Liễu Hạnh, Tản viên Sơn thánh, Chử Đồng Tử và Thánh Gióng. Trong bốn vị này có thể coi Tản viên Sơn Thánh là linh thiêng nhất. Chắc các bạn cũng biết những câu chuyện về việc yểm bùa của Cao biền ( quan cai trị nước ta đời Đường ). Ông ta đã yểm huyệt các long mạch của nước Nam hòng làm suy yếu vận khí của VN. Theo các câu chuyện kể lại, chỉ có hai nơi ông ta không yểm được là núi Tản viên và thành Đại La. Tuy vậy theo như ông ta nói, ông ta cũng đã nhốt tạm con rồng ở đây được một thời gian. Tuy vậy ở MBVN còn một số điểm quan trọng về phong thuỷ nữa, chẳng hạn như thành Cổ Loa . Về phong thuỷ còn rất nhiều cái hay. Mà quên mất một điều. Dãy Trường Sơn có thể coi là một cái xương sống của VN . Đây cũng là nơi hội tụ nhiều vận khí rât tốt mà lại rất khó ngăn chặn vì nó phát tích sau thời Cao biền lại là nơi xa xôi hiểm trở, thời ông ta có thể chưa đặt chân đến đây. Tó Hữu có lý khi viết : "Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ. cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây"

Chia sẻ trang này