1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mọi ngưòi giúp với

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi FFVIII, 27/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. locyc

    locyc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Hằng tinh tự phát sáng được là vì nó đốt năng lượng trong lòng nó, còn hành tinh không thể phát sáng được mà nó chỉ phản chiếu ánh sáng của hằng tinh. Có nghĩa như thế này nè :
    Hằng tinh chính là Mặt Trời, còn hành tinh chính là Trái Đất chúng ta đấy, bác đã hiểu chưa. Do các bác ý chỉ giải thích thui mà không nếu ví dụ nên bác FFVIII không hiểu rõ ràng. Bi giờ thì bác đã hiểu chưa ? Cong chuyện năng lượng ở đâu mà hằng tinh phát sáng thì làm ơn coi lại một ngôi sao là như thế nào, nó tự phát sáng ra sao. Còn hành tinh chính là vệ tinh của hằng tinh. Trái đất chúng ta là một hành tinh quay quanh Mặt Trời là một hằng tinh. Hằng tinh và hành tinh là vậy thui.
    locyt
  2. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Thực ra trong tiếng la tinh hành tinh có nghĩa là kẻ lang thang . Các cụ ngày xưa khi quan sát bầu trời thì thấy một số ít vì sao chuyển động tương đối với các vì sao khác trong từng đêm còn một số khác thì không vì vậy họ đặt tên các vì sao đó là hành tinh . Số còn lại vì không " di chuyển " nên đặt là hằng tinh ( hay còn gọi là định tinh ) . Các hằng tinh thực ra có di chuyển nhưng di chuyển rất chậm không nhận thấy được qua từng ngày và chúng tạo với nhau những hình dạng cố định và cứ sau 1 năm thì các hằng tinh đó lại ở vào vị trí cũ trên bầu trời . Sau này khi khoa học phát triển người ta mới giải thích được là tại sao lại có sao chuyển động có sao không . Nguyên nhân là các hành tinh là các vệ tinh của mặt trời và chúng chuyển động quanh mặt trời với vận tốc góc ( quan sát ở trái đăt ) đủ lớn để có thể thấy được sự thay đổi . Còn các hằng tinh là do chúng ở quá xa trái đất nên sự di chuyển trên quỹ đạo của chúng không ảnh hưởng đến góc nhìn từ dưới trái đất ta thấy chúng đứng yên , sở dĩ qua 1 năm các hằng tinh lại ở đúng vị trí cũ là do trái đất quay xung quanh mặt trời nên mới có hiện tượng đó . Còn cách giải thích hành tinh thì không tự phát sáng còn định tinh thì phát sáng cũng là do nguyên nhân trên. Vì các hằng tinh ở quá xa chúng ta nên những ánh sáng do chúng gửi đến phải rất mạnh thì mới có thể đến được chỗ chúng ta ( do nguồn phát là không đẳng hướng và phân kỳ ) còn những ngôi sao phản chiếu ánh sáng thì cho ánh sáng qua mờ nhạt nên chúng ta không nhìn thấy . Ngược lại các vệ tinh của mặt trời lại ở gần nên ánh sáng từ mặt trời gửi đến nó được phản chiều khá rõ nếu nhìn từ trái đất .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  3. FFVIII

    FFVIII Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn mọi người. Cho tui hỏi tiếp: có phải chỉ ở trái đất mới quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần?
    SoS
  4. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Nhật thực toàn phần là do mặt trăn che khuất mặt trời . Nếu với định nghĩa như vậy thì đúng là chỉ có ở trái đất chị Hằng mới che khuất mặt trời hoàn toàn còn ở các hành tinh khác thì không vì ở quá xa . Nhưng với định nghĩa là cứ mạt trời bị che khuất thì gọi là nhật thực thì không chỉ ở Trái đất mà kể cá sao Mộc hay sao Hoả cũng có nhật thực còn có toàn phần hay không thì còn tuỳ vào nhiều yếu tố như khoảng cách đến mặt trời , vị trí quan sát , độ lớn của vật che mặt trời và bán kính quỹ đạo . Đương nhiên những hành tinh không có vệ tinh hay vệ tinh quá nhỏ so với kích thước của hành tinh đó thì không bao giờ có nhật thực dù là một phần .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.

Chia sẻ trang này