1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mọi người ơi cho mình hỏi chút xíu !

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Doi_thuong, 01/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doi_thuong

    Doi_thuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ơi cho mình hỏi chút xíu !

    Căn bệnh ung thư máu và u não như thế nào?
    Tiến trình của bệnh và người ta có cách, phương pháp nào để chữa trị được hai căn bệnh này không?
    thanks

    doi thuong
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Novartis giới thiệu thuốc chống ung thư máu
    Là kết quả của 16 năm nghiên cứu, thuốc Glivec được xem như một cuộc cách mạng trong ngành ung thư học. Cuối tuần qua, tập đoàn dược phẩm Novartis đã giới thiệu loại thuốc này tại Hội nghị Ung thư thế giới ở San Francisco.
    Glivec đã được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn đưa ra thị trường nhằm chữa bệnh bạch cầu tủy sống mãn tính, một bệnh ung thư máu gần như "vô phương cứu chữa". Đây là loại thuốc đầu tiên thuộc thế hệ mới hoạt động theo phương pháp tấn công có chọn lựa. Nó cho phép tránh các tế bào mạnh khỏe và chỉ tấn công mạnh vào các protein bị rối loạn bên trong các tế bào ung thư và sinh sôi nảy nở một cách bất thường.
    Bạch cầu tủy sống
    Đây là một căn bệnh hiếm, với tỷ lệ mắc 1/100.000 người (mỗi năm tại Mỹ có 5.000 ca), thường xuất hiện ở tuổi từ 30 đến 50. Bệnh nhân thường chỉ sống thêm khoảng 4 năm từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên là mệt mỏi và sút cân.
    Bệnh xuất hiện khi các mảnh của hai nhiễm sắc thể khác nhau bị đứt và đến kết nối với nhiễm sắc thể đối diện, gây nên dạng bất thường được gọi là "nhiễm sắc thể Philadelphia". Hiện tượng chuyển chỗ của nhiễm sắc thể này gây nên sự hoạt hóa bất thường và liên tục của enzym tyrosin kinase, dẫn đến sự sinh sôi nảy nở các bạch cầu chưa thành thục vào máu và tủy sống ở mức độ gây chết người.
    Phân tử STI-571 trong thuốc Glivec tác động đặc biệt như chất ức chế enzym này. Một nghiên cứu được thực hiện ở 532 bệnh nhân đã chứng minh rằng 90% trong số các bệnh nhân đã có lượng bạch cầu trở lại mức bình thường vài ngày sau khi được điều trị.
    Thuốc tương lai của người nghèo
    Thuốc Glivec được chỉ định uống mỗi ngày 4 viên và có thể tránh mọi liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị. Chi phí điều trị khoảng 2.000 USD/tháng. Novartis đã đầu tư từ 600 đến 800 triệu USD cho việc sản xuất loại thuốc này và hứa hẹn sẽ cung cấp miễn phí cho các bệnh nhân nghèo.
    Glivec còn có thể điều trị các khối u ung thư khác. Một nghiên cứu được trình bày hôm chủ nhật tại hội nghị hàng năm lần thứ 37 của Hiệp hội Ung thư đã chứng minh phân tử STI-571 có hiệu lực đối với 89% bệnh nhân bị chứng nhọt ở dạ dày và ruột, một căn bệnh ung thư khác hiếm thấy tấn công mỗi năm 5.000 người tại Mỹ.
    (Theo AFP)
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Dùng máu cuống rốn điều trị ung thư máu cho người lớn

    Có thể lấy máu ngay sau khi bé chào đời.

    Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy máu lấy từ cuống rốn của trẻ sơ sinh có thể dùng để ghép cho bệnh nhân bị bệnh bạch cầu (thay cho phương pháp ghép tuỷ thông thường) mà hiệu quả lại không hề thua kém. Sau khi ghép máu cuống rốn, gần 1/3 trong số 68 người được thử nghiệm đã duy trì được cuộc sống lâu dài.
    Thành công này mở ra triển vọng tốt đẹp cho những người không thể tìm được người hiến tặng tuỷ xương phù hợp. Cho đến nay, tế bào nguồn lấy từ cuống rốn chỉ được dùng để chữa cho trẻ em, vì các chuyên gia cho rằng nó chứa quá ít mô, không đủ để tái tạo hệ thống miễn dịch cho người lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã cho thấy, tế bào cuống rốn sinh sản nhanh và có thể dùng để điều trị bệnh bạch cầu cho người lớn.
    (Theo Thanh Niên, 19/6)
    VNEXP
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Sử dụng chất nhạy quang trong điều trị ung thư tại Việt Nam
    Trong điều trị ung thư, bên cạnh 3 phương pháp cổ điển là phẫu thuật, tia xạ và hóa chất, xuất hiện một kỹ thuật mới mang tên quang động học liệu pháp (Photodynamic Therapy - PDT). Người ta lợi dụng khả năng xâm nhập có chọn lọc vào tế bào ung thư của chất nhạy quang để đánh dấu khối u và tiêu diệt chúng.
    Năm 1998, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Stranadko, chuyên gia hàng đầu về PDT của Nga, Bệnh viện Việt Đức bắt đầu áp dụng kỹ thuật này vào điều trị ung thư. Phương pháp PDT là sự kết hợp của 2 yếu tố: chất nhạy quang (photosensitizer) và ánh sáng (laser).
    Chất nhạy quang được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch sẽ chỉ đọng lại ở các tế bào ung thư. Sau 24 giờ, khối u đã "ngấm" thuốc sẽ hiển thị trên màn hình. Khi này, các tế bào bệnh lý rất dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng. Việc dùng tia laser chiếu vào khối u sẽ gây hoại tử tổ chức trong những giờ đầu hoặc những ngày đầu sau điều trị.
    Thành công ban đầu
    Phó giáo sư Nguyễn Mạnh Nhâm, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viên Việt Đức, người trực tiếp phụ trách đơn vị laser, cho biết, Bệnh viện đã áp dụng PDT để điều trị thành công một số bệnh nhân ung thư da và não. Các bước thực hiện như sau:
    - Tiêm chất nhạy quang cho bệnh nhân, rồi để họ nằm chờ trong phòng tối (khi này người bệnh trở nên rất nhạy cảm với ánh sáng).
    - Sau 24-48 giờ: Cắt bỏ khối u ở não (nếu là ung thư da thì không phải cắt).
    - Dùng tia laser hơi vàng chiếu vào vùng tổn thương khoảng 25-35 phút (tùy kích thước khối u).
    Kết quả thu được khá tốt:
    - Ung thư da: Sau 10 ngày, hết u sùi trên bề mặt da, diện tích vết loét thu hẹp.
    - Ung thư não: Bệnh nhân tỉnh táo, tự đi lại được, có trường hợp trước mổ bị liệt, sau mổ đã phục hồi hoàn toàn.
    Một số ưu điểm
    Phương pháp PDT có các ưu điểm sau:
    - Các mô lành liền kề không bị ảnh hưởng.
    - Chưa gặp hiệu ứng phụ đáng kể.
    - Có thể kết hợp với các phương pháp chống ung thư khác.
    - Hiệu quả với các khối u không nhạy cảm với hóa chất và tia xạ, nhất là u não.
    - Riêng tại Việt Nam, do cho phí cho những đợt hóa trị rất lớn nên nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật không được điều trị thêm. Kết quả là thời gian sống của họ ngắn và bệnh hay tái phát. Việc áp dụng PDT có thể giúp khắc phục phần nào khó khăn này. Tuy nhiên, giá thành của thuốc nhạy quang vẫn còn cao (thuốc của Nga giá 2 triệu đồng/liều, thuốc của Mỹ giá 30 triệu đồng/liều).
    Kỹ thuật PDT được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1978, tại Bệnh viện Mayor Clinic (Mỹ) bởi Dougherty. Sau đó, nó đã nhanh chóng được các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Nga và các nước châu Âu áp dụng, chủ yếu là để điều trị ung thư não. Phương pháp này cũng được áp dụng cho ung thư phổi, bàng quang, ung thư ở nông (da, mặt).
    BS Thu Thảo
    VNEXP
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm bản thân: Có một lần tôi chứng kiến một bà đang khoẻ mạnh tự nhiên không biết gì nữa, bác sĩ cho rằng bị tai biến mạch máu não, đem chụp CT (cắt lớp) thì thấy là ung thư . Một người khác nhức đầu không chịu được ánh sáng, còn gì khác thì tôi không nhớ, chụp hình là u não sau giải phẫu thì biết không phải là ung thư, hồi phục gần như hoàn toàn sau đó . Cả 2 là người VN ở Mỹ . Tôi cũng nghe 1 người quen kể chuyện một cậu bé (không biết người gốc gì) 5 tuổi học cùng lớp con bà, đang khoẻ mạnh, có tính khôi hài khéo chọc cười thiên bỗng nhiên bị bất tỉnh nhân sự -> ung thư não .
    Còn bệnh ung thư máu ở trẻ em là do thử máu thường xuyên mà biết được vì hơi tí là BS bắt thử CBC (complete blood count - đếm toàn bộ tế bào máu) và cấy vi trùng trong máu .
  6. Doi_thuong

    Doi_thuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Mình cảm ơn Milou rất nhiều vì những thông tin của Milou rất nhiều. Bài viết của bạn rất giúp mình rất nhiều.
    doi thuong
  7. be-tin-hin

    be-tin-hin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Tôi có mấy ý kiến:
    - Glivec chỉ dùng cho ung thư bạch cầu dòng tuỷ mạn thôi (CML). Đây vốn là một thể nhẹ hơn nhiều so với các thể cấp. Ở VN thì với các ung thư bạch cầu cấp, người ta vẫn điều trị bằng hoá chất. Kết quả chưa thật khả quan. Có một biện pháp là ghép tuỷ, nhưng VN chưa thực hiện được. Máu cuống rốn cũng là một cách.
    - U não cũng có nhiều thể: u lành hoặc u ác, tuỳ từng vị trí. Người ta vẫn dùng CT và MRI để chẩn đoán. Tiên lượng còn tuỳ là ung thư gì và ở đâu. Phẫu thuật có vẻ đươc ưa chuộng.

Chia sẻ trang này