1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mọi người thử mổ xẻ việc sự kiện 12 thủy thủ bị giữ ở Tanzania:

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi luong_nscc, 12/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Trên phương diện Luật học tôi hoàn toàn nhất trí với các lập luận của bạn.
    Còn trên quan điểm kinh tế , nhất là ngoại thương thì không chỉ đơn giản cứ áp dụng luật là được.
    Thứ nhất, chúng ta chưa thể nói việc giữa tầu Cần Giờ là vô lý bởi luật ở mỗi nước mỗi khác. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ cái mà nguời ta gọi là " Vô lý" trong Đạo Luật chống khủng bố của Mỹ. Tớ không phải dân luật nên không rõ từ chuyên môn là gì nhưng chỉ thấy rằng người Mỹ đã đơn phương áp đặt ý chí của họ với tất cả công dân các nước khi vào lãnh thổ Mỹ thì không có lỹ do gì Tanzania không có các quy định tương tự để bảo vệ Dn của họ cả.....
    Thứ hai, đây chính là thời điểm chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại văn hoá thương mại quốc tế của mình. Phía Tanzania có sai lầm là dã không mua bảo hiểm cho hàng hoá dẫn đến tổn thất nhưng lẽ ra trong vai trò là đối tác làm ăn thì Thanh Hoà và VOSA phải có trách nhiệm trong việc cùng họ giả quyết hậu quả mà về mặt lý Thanh Hoà đúng nhưng về mặt tình họ đã sai hoàn toàn. Tớ không bình luận gì thêm về nghiệp vụ ngại thương vì các đồng chí đã nói quá đầy đủ rồi... ... Tớ đã gặp nhiều trường hợp các DN VN làm ăn kiểu chụp giựt này ... thấy khó là bịt mặt , im lặng lờ lớ lơ mọi chuyện. Tanzania cũng chỉ cay cú bắt chước giống VN mà thôi
    Hướng giải quyết vấn đề này có lẽ chỉ có thể bằng con đường ngoại giao .... con tầu hơn 1 triệu USD mà thuê luật sư thì không đáng, chưa kể chỉ có 5% chiến thắng mà thôi.
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Up-dated :
    ============
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=57018&ChannelID=2
    Phiên xử vụ tàu Cần Giờ diễn ra trước ngày 15-12

    "Hãy giúp chúng tôi trở về Tổ quốc", ảnh chụp ngày 21-11 của các thuyền viên gửi về Tuổi Trẻ
    TT - Theo thông tin từ Công ty SEA Saigon, luật sư và người đại diện của công ty tại Tanzania vừa nhận được thông báo của tòa án kinh tế Tanzania cho biết phiên tòa chính thức xử vụ tàu Cần Giờ sẽ diễn ra trước ngày 15-12-2004.
    Ông Phạm Ngọc Sơn - phó tổng giám đốc SEA Saigon - cho biết hiện số tiền công ty phải trả cho các khoản neo tàu, bảo vệ và nhiều chi phí khác tính từ ngày bị giữ (27-7) đã lên đến hơn 500.000 USD, quá nửa giá trị tàu Cần Giờ.
    Trao đổi với Tuổi Trẻ, các thuyền viên trên tàu tỏ ra hết sức bức xúc và chán nản khi họ nghe rất nhiều thông tin từ báo chí và dư luận Tanzania theo chiều hướng không có lợi cho phía tàu VN trong vụ kiện này.
    T.NGUYÊN
  3. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    -Trước đây ở Mỹ cũng có 1 vụ tương tự . Tàu Bay của hàng không Nga bị Tòa án Mỹ giữ lại the yêu cầu của "bị hại" là 1 công dân Mỹ . Vụ tranh chấp không liên quan đến Hàng Không Nga, mà là giữa ông nhà giàu Mỹ (tham nên ngu) và ông nhà giàu Nga (là rễ của TTh Nga Ăn Xin) trong 1 công ty khách sạn .
    Tất cả vốn liếng đầu tư của ông Mỹ đã được ông Nga quản lý hộ theo dạng giống như nhà nước ta quản lý tài sản của người Việt rời nước trước 1975. Công ty khách sạn "phất" rất mạnh nhưng ông Mỹ xin lấy vốn lại cũng không đươc. Ông chủ Nga lại cũng có phần đầu tư rất lớn trong hãng Hàng Không Nga và đó là lý do tòa Mỹ cho rằng Tàu Bay đó cũng là 1phần tài sản của ông chủ Nga . Nhà nước Nga can thiệp không được nên ông rể của TTh phải xuống nước xin "mặc cả" lại và "hứa" trả lại vốn cho ông Mỹ
    Tòa Mỹ chỉ ra lệnh giữ phi cơ thôi, phi hành đòan được tự do .
    Xưa nay, các nước tôn trọng luật quốc tế chưa bị chơi luật rừng bao giờ .
    Tôi cũng nghe nói con gái và rể của nhiều cán bộ nước ta cũng là chủ của nhiều hãng kinh doanh khá lớn như Taxi ở Saigon, khách sạn ở Dalat,...., và nhiều cơ sở nhà dất mua "hóa giá" ở Saigon và các tinh..., tôi thấy lo ngại cho các vị ấy khi đi du lịch, thăm con du học ở Tanzania, không biết có bị giữ lại không ?
    Chú thích: chữ "hoá giá" là mua lại hợp pháp tài sản do nhà nước cho phép, ví dụ như 1 biệt thự ở trung tâm SaiGon được bán hoá giá 100 ngàn đông VN hay 1 cơ xưởng ở Thủ Đức được hoá giá 240 ngàn đồng VN, đồn điền ở Dalat hoá giá chừng 500 ngàn đồng VN.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 08:35 ngày 24/11/2004
  4. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Thông tin mới nhất từ Sea SaiGon Shipping (SSS) ngày 23/12 cho biết, Toà án Thương mại tại Tanzania đã chính thức bác đơn SSS khởi kiện Cty Mohamed Enterprises (ME) liên quan đến việc vô cớ bắt giữ tàu Cần Giờ và 12 thuyền viên.
    Thuyền trưởng Lê Thanh Chương - người trực tiếp tham dự phiên tòa - gửi thư điện tử về SSS cho biết, sau khi mời SSS và ME lên để trình bày vụ việc (ngày 20/12), Toà án Thương mại Tanzania đã tuyên bố bác đơn kiện của SSS. Họ cho rằng vụ việc này không thể xét xử tại Tòa án Thương mại, bởi lý do SSS là một chủ hiện đang liên quan đến một vụ án dân sự mà Tòa án Tối cao Tanzania đã thụ lý, tạm giữ tàu Cần Giờ cùng 12 thuyền viên.
    Thực tế, SSS không hề liên quan gì đến vụ xuất khẩu gạo giữa Cty Thanh Hòa và ME năm 1999. Theo ông Phạm Ngọc Sơn - Phó Tổng GĐ SSS, vụ kiện xem như rơi vào bế tắc, và số tiền bảo lãnh 10.000USD mà SSS đã chuyển vào tài khoản Toà án Thương mại Tanzania khi nộp đơn khởi kiện ME, coi như mất trắng.
  5. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Hướng xem xét là tìm hiểu về Hiến pháp Việt Nam và các quy định về sở hữu để lý giải việc bắt giữ tàu này.
    Phần II của kịch bản này có thể xảy ra là phía Đan Mạch kiện phía Việt Nam về những thiệt hại trong liên doanh.
    Người đã chỉ cho Mohamed Enterprilses Ltd của Tanzania trong vụ bắt giữ này là người Việt Nam, am hiểu luật. Vì vậy các "bộ óc thông minh" giúp Chính phủ Việt Nam không thể chối cãi được.
    Một bài học cho hội nhập. Trong tương lai, Chính phủ Việt Nam còn gặp nhiều rắc rối pháp lý về thương mại và đầu tư.
    Tham khảo:
    "Diễn biến mới nhất về vụ tàu Cần Giờ của Việt Nam bị bắt giam ở nước ngoài" - Báo Công an TP Hồ Chí Minh ngày 30.12.2004
    Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001)
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 09/01/2005
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Trước sau gì thì rồi cũng phải xùy tiền ra chung đủ để cứu lấy người và mang tàu về!, Không hiểu vì sao lại phải chờ đến trước tết ?
    Có quy định nào về ngoại giao để Chánh án TAND viết thư cho chánh án TA tối cao để giải quyết một vụ án không nhỉ, Tôi nghĩ vừa tốn công vừa mất thời gian, họ không xét giải quyết thì lại đâm mất thể diện . Hy vọng để hai Chánh án giải quyết rất mong manh .
    Thà là cứ cứu người rồi quy trách, xét xử sau, chuyện đâu còn đó . Con người là vốn qúy nhất .
    ================
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/2005/1/17/40074/
    Sẽ giải phóng tàu Cần Giờ ra khỏi Tanzania trước Tết Nguyên đán



    Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo truyền đạt các ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Vũ Khoan về việc giải quyết vụ tàu Cần Giờ của Việt Nam bị bắt giữ tại Tanzania.
    Theo thông báo này, Phó thủ tướng đề nghị Chánh án TAND tối cao có thư gửi Chánh án Tòa án tối cao Tanzania để xem xét và sớm giải quyết việc giữ tàu Cần Giờ. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tập hợp các tài liệu liên quan cung cấp cho TAND tối cao và phối hợp dự thảo thư nói trên. Bộ Tài chính được Chính phủ giao trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam phối hợp với Công ty liên doanh Vận tải Sài Gòn trao đổi, bàn biện pháp tối ưu để có thể bảo lãnh giải phóng tàu Cần Giờ và thủy thủ trước Tết Nguyên đán. Chính phủ yêu cầu Bộ Ngoại giao có công hàm gửi Chính phủ Tanzania xem xét, kiến nghị giải phóng tàu Cần Giờ. Ngoài ra, các bộ Tư pháp, Công an và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam cần xem xét các cơ sở pháp lý, những sai sót của phía Việt Nam trong hợp đồng mua bán gạo giữa 2 công ty có liên quan, đề xuất các giải pháp trong việc giải phóng tàu Cần Giờ.
    Mạnh Quân

  7. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, việc giữ thủy thủ đòan lại là bất hợp pháp, quá rõ ràng và trắng trợn ! Tại sao không giải quyết vụ này trước ? Chuyện con tàu là chuyện tiền bạc cá nhân, chuyện ruồi bu ! tại sao chính phủ của 1 quốc gia lại quá quan tâm như vậy ???? hay là con tàu trên thuộc chính phủ hay thuộc về ai đó đang là cán bộ cao cấp ?
    Chuyện cà chớn như vậy mà tại sao lại phí bao công sức của nhà nước và nhân dân trong khi chuyện cả mấy chục ngư dân VN bị công an TQ bắn chết thì không thấy báo chí và các thành viên KHPL quan tâm đúng mức !!!!!!!!!!!!!!!
    Người dân Iraq bị bạo quyền đàn áp quá mức đến độ ai cũng lo thủ thân và thờ ơ trước mọi việc chung quanh họ . Đến độ khi nước nhà bị xâm lược thì thành phần kháng chiến lại cũng do người ngọai quốc lẻn vào Iraq mà lãnh đạo ! Khốn nạn thay !
    Trước đây cũng có chuyện 1 cô phục vụ "chạy bàn" bị bọn du khách Hàn Quốc xàm sở làm nhục (chửi mắng và tạt nước vào người ) và cả đám khách VN chỉ lặng thinh cúi đầu ăn uống, xem như chuyện bình thường, chỉ có mấy anh Việt Kiều Mỹ là sôi máu lên, can thiệp !
    ''Dậy mà đi !, dậy mà đi ! hỡi đồng bào ơi !"
    Phải can đảm chiến đấu vì Tổ Quốc, vì Nhân Dân nhưng phải đủ thông minh để không chiến đấu cho đám người nhân danh Tổ Quốc và Nhân Dân !
  8. livenews

    livenews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

    Tàu Cần Giờ tại Tanzania có khả năng bị phát mãi sau ngày 25-4
    2:46'', 20/4/ 2005 (GMT+7)
    Ngày 19-4, Công ty Liên doanh Vận tải thủy Sài Gòn (Sea Saigon Shipping) gửi công văn lên Thủ tướng Chính phủ báo cáo một số diễn biến khẩn cấp. Theo đại lý của tàu từ cảng Da Es Salaam (Tanzania), Tòa án tối cao Tanzania sẽ xử phúc thẩm ngày 25-4, theo hướng bất lợi cho phía Việt Nam, nếu Chính phủ Việt Nam không có động thái nào.
    Nhiều khả năng Tòa tối cao phán quyết theo hướng phát mãi, để bồi thường cho nguyên đơn (Công ty Mohamed-METL). Như vậy, nếu yêu cầu của METL không được chấp nhận (xem xét lại việc tranh chấp thương vụ năm 1999 giữa METL với Công ty Thanh Hòa về việc xuất khẩu gạo), đồng nghĩa với việc tàu Cần Giờ sẽ không được giải phóng.
    Theo nhận định, tàu Cần Giờ sẽ bị phát mãi với giá rẻ, khoảng vài trăm ngàn USD, so với giá trị thật trên 1 triệu USD, kém xa so với vụ tranh chấp 1,7 triệu USD của METL). Điều đó có nghĩa, vụ kiện năm 1999 vẫn chưa giải quyết xong.
    Sea Saigon Shipping kiến nghị Chính phủ chỉ đạo kịp thời để công ty có thể thu xếp bỏ tàu, rút hết thuyền viên còn lại về nước, tránh những bất lợi về con người nếu có xảy ra. Hiện nay, sau khi rút 7 người về nước (17-4), hiện còn 5 thuyền viên trên tàu Cần Giờ tại Tanzania.
    Đ.C.P.
    http://www.sggp.org.vn/phapluat/nam2005/thang4/46235/

Chia sẻ trang này