1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

mọi người vào thảo luận về vấn đề sức khoẻ và nước sinh hoạt nào

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi cubaseH2O, 26/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cubaseH2O

    cubaseH2O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    0
    mọi người vào thảo luận về vấn đề sức khoẻ và nước sinh hoạt nào

    bản đồ về những nơi bị nhiễm Asen trên toàn Quốc
    Trong năm nay, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ điều tra chi tiết về tình trạng nhiễm asen tại tất cả các tỉnh nhằm lập bản đồ ô nhiễm chất này trên cả nước. Đây là một phần đề án giảm thiểu tác hại của asen trong nước sinh hoạt, vừa được Chính phủ duyệt kinh phí.

    Đề án do Bộ Tài Nguyên Môi trường chủ trì, với sự tham gia của các Bộ Y tế, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Xây dựng, sẽ được thực hiện từ nay đến hết năm 2008, với tổng kinh phí gần 17,66 tỷ đồng.

    Bà Trần Thị Huệ, Trưởng phòng quản lý nước dưới đất thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài Nguyên Môi trường, cho biết, tìm ra và áp dụng các giải pháp hạn chế tác hại của asen ở Việt Nam là một việc cần làm sớm ở Việt Nam. Các điều tra sơ bộ ở một số địa phương cho thấy, hàm lượng asen trong nước ngầm ở nhiều nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước ăn uống và sinh hoạt, cao nhất là các tỉnh Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Phú Thọ... Hàm lượng asen ở một số điểm cao gấp nhiều lần mức cho phép như Quỳnh Lôi (Hà Nội) gấp 30 lần, Lâm Thao (Phú Thọ) gấp 50-60 lần, Lý Nhân (Bình Lục, Hà Nam) gấp 50 lần.

    Riêng tại Hà Nội, 69% mẫu nước tầng trên và 48% mẫu nước tầng dưới được kiểm nghiệm có nồng độ asen cao hơn tiêu chuẩn. Tỷ lệ asen trong nước sông Hồng và các hồ khu vực ngoại thành cũng không đủ tiêu chuẩn để làm nước ăn uống và sinh hoạt.

    Tuy nhiên, cho đến nay, các điều tra vẫn chỉ mới thực hiện ở một số địa phương, với các mẫu xét nghiệm còn ít, do đó chưa có một hình dung toàn diện về thực trạng nhiễm asen trong nguồn nước sinh hoạt trên cả nước. Đề án kể trên sẽ rà soát tình trạng này ở từng địa phương để khoanh vùng những nơi có lượng asen vượt tiêu chuẩn.

    Theo bà Huệ, các cơ quan chức năng cũng sẽ điều tra ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước nhiễm asen tới sức khỏe cộng đồng. Bộ Y tế từng khảo sát tình trạng sức khỏe dân cư ở 3 xã thuộc Hà Nam, nơi nguồn nước bị ô nhiễm thạch tín. Kết quả cho thấy hàm lượng asen trong tóc và nước tiểu ở họ cao hơn người bình thường. Mặc dù phần lớn các hộ mới sử dụng nước giếng khoan được 6 năm nhưng tỷ lệ ung thư chung có tăng theo thời gian; tỷ lệ biến đổi sắc tố da, sừng hóa, bệnh lý thai sản khá cao. Đây là các biểu hiện nhiễm độc asen mạn tính do dùng nguồn nước ô nhiễm thạch tín. Trong đề án mới này, việc điều tra sẽ toàn diện và kỹ càng hơn.

    Tìm kiếm các giải pháp xử lý nước ô nhiễm và tuyên truyền cho người dân về bảo vệ nguồn nước cũng là một mục tiêu của dự án. Bà Huệ cho biết hiện có nhiều tổ chức quốc tế giới thiệu các kỹ thuật xử lý asen trong nước. Bộ Tài nguyên môi trường sẽ xem xét để lựa chọn những giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện của Việt Nam.

    Theo bà Huệ, các biện pháp đang được áp dụng hiện nay như lọc bể cát, dùng giàn mưa khá hiệu quả trong việc loại bỏ thạch tín. Tuy nhiên, ở các hộ gia đình, không phải lúc nào chúng cũng được áp dụng hiệu quả, do cách làm không chuẩn hoặc hàm lượng thạch tín quá cao (trường hợp này cần thay nguồn nước khác).

    Điều tra tại một số xã ở Hà Nam cho thấy, phần lớn người dân sử dụng nước giếng khoan ở vùng ô nhiễm thạch tín đều có lọc, nhưng hơn 1/3 số mẫu nước sau lọc không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng asen.
  2. cubaseH2O

    cubaseH2O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    0
    Để biết nước dùng có nhiễm asen

    Ảnh: Việt Hoà.
    Hiện nay, ở Hà Nội và một số vùng lân cận, nhiều hộ gia đình rất lo lắng nước sinh hoạt có nhiễm asen và làm thế nào để nhận biết, cũng như cách xử lý nếu chẳng may nước không sạch.
    Theo Tiến sĩ Trần Hồng Côn, Bộ môn Công nghệ hoá học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, không thể nhận biết được asen trong nước qua cảm quan. Kể cả nước trong và có cảm giác sạch vẫn có thể chứa chất độc này. Việc đun sôi và lọc vi trùng cũng không loại được asen, mangan và một số kim loại nặng khác.
    Theo Tổ chức Y tế thế giới, lượng asen trong nước dưới 10 ppb được coi là an toàn cho người sử dụng. Muốn biết chính xác nước nhà mình có an toàn cho ăn uống hay không, các hộ gia đình có thể mang mẫu nước đến kiểm tra trực tiếp tại khoa Hoá, Đại học tự nhiên, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Tiến sĩ Côn cho biết, với những hộ gia đình, nhà trẻ có thể được kiểm tra mẫu nước miễn phí, còn nếu phải kiểm tra nhiều mẫu nước của nhiều hộ, mức phí chỉ khoảng 50.000 đồng/mẫu.
    Ngoài ra, các hộ dân có thể đem mẫu nước đến phân tích tại Viện Công nghệ môi trường tại 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội hoặc Trung tâm công nghệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Phòng Hóa Phân tích - Quang phổ (Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ VN) cũng vừa nghiên cứu và chế tạo thành công kit kiểm tra nhanh nồng độ asen trong nước. Theo phương pháp này chỉ mất 7 phút có thể biết được nguồn nước có bị nhiễm asen hay không.
    Khi biết nước của gia đình bị nhiễm asen trên mức cho phép, bạn có thể sử dụng các thiết bị đã được nghiên cứu và công nhận có khả năng lọc asen như: bình lọc asen trong nước sinh hoạt của tập thể cán bộ khoa Hoá, Đại học tự nhiên Hà Nội, hoặc tham khảo mô hình bể lọc của Trung tâm Nước sinh hoạt VSMT nông thôn Hà Tây với 1 lớp cát vàng hạt thô dày 50 cm, phía dưới là lớp cuội dày 10 cm để lọc; đồng thời phía trên có giàn phun mưa đơn giản bằng ống nhựa PVC. Bể lọc này sẽ loại trừ được 90% asen trong nước.
    Ngoài ra, các nhà khoa học trong nước đang nghiên cứu phương pháp mới do các nhà khoa học Đức giới thiệu là sử dụng các loại rễ cây lau sậy sống trong bùn để xử lý nước thải chứa lưu huỳnh và asen hoặc dùng dương xỉ để lọc asen khỏi nước mặt.
    Chế tạo bình lọc asen trong nước sinh hoạt
    Sử dụng đất sét, đá ong, đá son (limônit) đã được biến tính, các chuyên gia khoa Hoá, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, đã chế tạo thành công thiết bị xử lý asen trong nước sinh hoạt, rất an toàn, tiện lợi cho các hộ gia đình.
    Về cơ bản, bình lọc có cấu tạo như các bình lọc thông thường nhưng bộ cột lọc có tính năng ôxy hoá và hấp phụ để giữ lại asen. Bình lọc có thể bằng inox hoặc nhựa với hai ngăn. Ngăn thứ nhất chứa một cột hấp phụ làm từ các hạt đất sét, đá ong và đá son đã được biến tính nhiệt và biến tính nhiệt hoá. Khi nước chảy qua cột này, asen và mangan trong nước sẽ bị giữ lại, còn nước sạch chảy vào ngăn thứ hai để sử dụng.
    Asen là chất kịch độc (còn có tên dân gian là thạch tín), nếu sử dụng nước ăn có nhiễm asen lâu dài sẽ có nguy cơ nhiễm độc. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có nơi ở nước ta, lượng asen có trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới 50 lần.
    Theo tính toán, thiết bị xử lý asen quy mô hộ gia đình bằng inox có dung tích 20 lít có giá thành khoảng 450.000 đồng. Thiết bị tương tự nhưng bằng nhựa có giá thành khoảng 300.000 đồng. Khi sản xuất hàng loạt, giá có thể rẻ hơn. Hộ gia đình 5 người sử dụng nước ăn uống thì trung bình một năm phải thay cột hấp phụ một lần với chi phí khoảng 20.000 đồng.
    Asen thu hồi triệt để có thể sử dụng vào mục đích khác hoặc đem chôn lấp an toàn.
    Thiết bị lọc asen này đã được tổ chức UNICEF và Viện Khoa học công nghệ Việt Nam chứng nhận nồng độ asen sau khi xử lý là 3ppb, dưới mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới là 10 ppb.

    Bình lọc asen trong nước sinh hoạt. Ảnh do tác giả cung cấp. Chất hấp phụ - đá ong sau khi đã được biến tính. Ảnh do tác giả cung cấp.
    Nói về "nguồn gốc" ra đời của thiết bị lọc asen này, tiến sĩ Trần Hồng Côn, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, năm 1996, trong một lần tiến hành phân tích kim loại nặng trong nước ngầm, ông đã phát hiện asen trong nhiều mạch nước ngầm ở Hà Nội. Từ năm 2000, ông cùng các đồng nghiệp trong khoa bắt đầu nghiên cứu để tìm ra chất có khả năng hấp phụ asen. Và ông đã quyết định chọn đá ong sau một lần tình cờ phân tích nước ở chùa Trăm Gian, chùa Thầy, thấy nước chảy qua đá ong rất sạch, lượng asen thấp hơn mức quy định mặc dù vùng nước kế cận và ngay phía dưới nhiễm asen. Tuy nhiên, đá ong có phần sét bên trong nên sẽ làm đục nước. Vì vậy, phải tiến hành xử lý thiêu kết và hoạt hoá mới dùng để xử lý nước ăn được.
    Sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, bộ bình lọc có chứa thiết bị hấp phụ asen đã được nghiệm thu vào năm 2005. Thế nhưng, một thời gian dài, sáng chế khoa học này vẫn "nằm yên" trong phòng thí nghiệm hay vài lần được giới thiệu tại một số hội chợ khoa học trong nước và nước ngoài nhưng vẫn chưa đến tay người dân vì sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến và nhu cầu sử dụng cũng chưa cao.
    "Mong muốn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là có thể chuyển giao công nghệ hay liên kết với một doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm hàng loạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người dân", tiến sĩ Côn bộc bạch.
    Liên hệ: Tiến sĩ Trần Hồng Côn
    Địa chỉ: Khoa hoá, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.
    Điện thoại: 04. 8245527/ 0989092396
  3. cubaseH2O

    cubaseH2O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    0
    Cách xử lý nước sinh hoạt nhiễm asen
    Trung tâm Nước sinh hoạt VSMT nông thôn Hà Tây đã đưa ra mô hình bể lọc chuẩn có thể tích 80 x 80 x 100 cm, trong đó có 1 lớp cát vàng hạt thô dày 50 cm, phía dưới là lớp cuội dày 10 cm để lọc; đồng thời phía trên có giàn phun mưa đơn giản bằng ống nhựa PVC. Bể lọc này sẽ loại trừ được 90% asen trong nước.
    Phòng Hóa Phân tích - Quang phổ (Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ VN vừa nghiên cứu và chế tạo thành công Kit kiểm tra nhanh nồng độ asen trong nước. Theo phương pháp này chỉ mất 7 phút có thể biết được nguồn nước có bị nhiễm asen hay không.
    Theo công bố của Trung tâm Nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tây, đã tìm thấy 4.448 mẫu nước ngầm trên địa bàn tỉnh có nồng độ thạch tín (asen) cao quá giới hạn cho phép, đặc biệt là ở các huyện Ứng Hòa, Thanh Oai, Đan Phượng đều vượt ngưỡng cho phép rất nhiều lần. Vì thế, trong bối cảnh chưa thực hiện được phương án cung cấp nước sinh hoạt an toàn, Hà Tây đang tập trung chỉ đạo xây dựng các bể lọc nước hợp vệ sinh (theo mô hình chuẩn) để sử dụng trong các gia đình, trạm xá, trường học.
  4. cubaseH2O

    cubaseH2O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    0
    Coi chừng hại não vì tắm... vòi hoa sen
    Tắm bằng vòi hoa sen rất dễ hít phải mangan thoát ra từ trong nước. Một lượng nhỏ chất này khi xâm nhập vào não có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.
    Mặc dù lượng mangan trong nước sinh hoạt được kiểm soát, song không ai biết được hậu quả lâu dài của việc hít phải mangan bốc hơi khi xả vòi hoa sen. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già và bệnh nhân gan dễ bị gặp nguy hiểm nhất khi tiếp xúc với mangan.
    "Hít mangan là cách đưa kim loại này tới não hiệu quả hơn việc ăn hay uống phải nó. Đó là nhờ các tế bào thần kinh liên quan đến khứu giác tạo thành một đường dẫn trực tiếp. Một khi đã ''ẩn mình'' trong các tế bào thần kinh này, mangan có thể di chuyển tới mọi ngóc ngách của tổ chức não", tiến sĩ John Spangler, Đại học Wake Forest (Mỹ) khẳng định.
    Nhóm của Spangler đã tính được lượng mangan con người hít phải khi tắm bằng vòi hoa sen trong 10 phút mỗi ngày. Sau 10 năm thường xuyên "xì nước" có chứa mangan, trẻ có nguy cơ tiếp xúc với lượng vi chất này cao gấp 3 lần liều tạo mảng cặn trong não chuột. Người lớn với thời gian tắm vòi hoa sen lâu hơn có thể hấp thu liều cao hơn tới 50%.

Chia sẻ trang này