1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mối nguy hiểm của ??obom bẩn??? & Vật liệu nổ đặc biệt

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi capheden, 07/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. capheden

    capheden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Mối nguy hiểm của ?obom bẩn? & Vật liệu nổ đặc biệt

    Mối nguy hiểm của ?obom bẩn?

    ?oBom bẩn? là một loại vũ khí nguy hiểm mà các tổ chức khủng bố sử dụng để đe dọa an ninh các nước trên thế giới. Vật liệu để chế tạo ?obom bẩn? là chất nổ thông thường và chất thải phóng xạ. Khi bom được gây nổ, chất nổ sẽ phát tán chất phóng xạ ở cường độ thấp, rồi lan tỏa ra khu vực rộng lớn, thâm nhập vào môi trường đất, nước, không khí, gây ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe con người.

    Các chất thải phóng xạ như cô-ban-60, xê-ri-137, stơ-rô-ti, u-ran... phát tán, hạt phóng xạ tồn tại hàng nghìn năm. Mặc dù ?obom bẩn? không gây ra các vụ nổ hình nấm, nhưng chúng gieo rắc phóng xạ diện rộng, gây hoảng loạn trong khu vực dân cư. Người bị nhiễm xạ hoặc sử dụng các sản phẩm nhiễm xạ sẽ mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh máu trắng, dị dạng trẻ sơ sinh và nhiều căn bệnh lạ khác. Việc tẩy xạ, làm sạch môi trường ô nhiễm phóng xạ rất tốn kém và khó khăn.

    Nhằm tránh việc để các chất phóng xạ rơi vào tay các tổ chức khủng bố, Mỹ, Nga và các nước phương Tây đã cùng hợp tác quản lý chặt chẽ nguồn phóng xạ, nhất là ở các cơ sở cất chứa chất thải phóng xạ, các lò phản ứng hạt nhân. Mỹ đã đầu tư hơn 100 triệu USD để hỗ trợ các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) xử lý các cơ sở tái chế u-ran, các lò phản ứng hạt nhân.

    Đây cũng là một phần trong kế hoạch dành 450 triệu USD của Mỹ để kiểm soát nguyên liệu hạt nhân đang trôi nổi trên khắp thế giới. Theo tính toán của Mỹ, các nước SNG hiện có 24 lò phản ứng hạt nhân cần phải xử lý. Các chất thải hạt nhân và lượng u-ran tại các lò trên gom lại sẽ chế tạo ra khoảng 10 quả bom hạt nhân như đã ném xuống thành phố Hi-rô-si-ma của Nhật Bản. LB Nga cũng đã chuyển toàn bộ số u-ran được làm giàu ra khỏi 16 lò phản ứng hạt nhân do nước này quản lý ở các nước khu vực Đông Âu, châu Á để ngăn chặn khả năng rơi vào tay các lực lượng khủng bố.

    Chất phóng xạ không chỉ phát tán bởi các loại ?obom bẩn? mà còn từ các loại bom, đạn chứa u-ran nghèo (DU) được sử dụng trên các chiến trường. Chất DU có tính phóng xạ tương đương 60% u-ran tự nhiên và đạt tới 1/15 u-ran chưng cất. DU là sản phẩm phụ trong quá trình tách chiết u-ran-235, chất phóng xạ có thể tồn tại khoảng từ 4.000 đến 5.000 năm. Mỹ và một số nước phương Tây chế tạo bom, đạn chứa DU nhằm làm tăng độ xuyên thép dày tới 900mm để phá hủy xe tăng, các công trình quân sự siêu cứng, hầm ngầm ở độ sâu tới vài trăm mét... Bom, đạn chứa u-ran nghèo đã được Mỹ sử dụng trên chiến trường Ban-căng, Trung Đông và đã gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe con người, ngay cả các binh lính Mỹ và đồng minh.
    =============================================

    Vật liệu nổ đặc biệt

    Bộ Quốc phòng Mỹ đang đặt công ty công nghệ quân sự Crai-ti-cơn phát triển loại vật liệu nổ đặc biệt, gọi là chất nổ hạt nhân. Đây là loại chất nổ hoạt động bằng cách kích thích hạt nhân của các nguyên tố nhất định để giải phóng năng lượng song không liên quan tới phản ứng phân hạch hoặc tổng hợp hạt nhân. Năng lượng được giải phóng dưới dạng bức xạ gam-ma có cường độ lớn gấp hàng nghìn lần so với chất nổ thông thường.

    Chất nổ hạt nhân thực chất là việc bắn phá hạt nhân bằng các phô-tông năng lượng cao. Chẳng hạn như chất hafnium-178m2, một dạng đồng phân hạt nhân bị kích thích của nguyên tố hafnium-178. Trong phòng thí nghiệm cho thấy, nếu sử dụng tia X bắn phá hafnium-178m2 sẽ giải phóng năng lượng lớn gấp 60 lần bình thường. Vì vậy, chất nổ hafnium-178m2 rất mạnh, 1g chất đồng phân này cho năng lượng mạnh hơn 50kg chất nổ TNT.

    Việc cho nổ đồng phân hạt nhân hafnium giải phóng tia gam-ma năng lượng cao, tiêu diệt mọi sinh vật sống trong bán kính sát thương. Chất nổ hạt nhân tuy gây ra ít bụi phóng xạ hơn so với một vụ nổ phân hạch hạt nhân, nhưng nó vẫn phát tán phóng xạ dưới dạng các hạt phóng xạ nhỏ, tác hại không kém gì ?obom bẩn?. Vì vậy, chất nổ hạt nhân là mối hiểm họa lớn đối với sức khỏe con người và môi trường.

Chia sẻ trang này