1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mối quan hệ giữa HDND và UBND - được chuyển từ chủ đề ''Bàn về địa vị pháp lý của Quốc hội''

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 09/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Mối quan hệ giữa HDND và UBND - được chuyển từ chủ đề ''Bàn về địa vị pháp lý của Quốc hội''

    @satthutinhdoi viết:

    Em còn 1 số câu hỏi nữa liên quan đến HDND, hi vọng được nghe ý kiến của các bác
    HDND có quyền bãi nhiệm chủ tịnh UBND cùng cấp, chủ tịch UBND cấp trên cũng có quyền cách chức chủ tịch UBND cấp dưới , vậy nếu 1 bên muốn giữ ,1 bên muốn cách chức thì phải giải quyết thế nào ?
    THủ tướng có quyền luân chuyển các chủ tịnh UBND, trong trường hợp đó thì HDND có quyền bãi nhiệm vị chủ tịch được điều động đó không ,
    Chủ tịch UBND phải là đại biểu HDND, 1 vị chủ tịch được thủ tướng điều động từ tỉnh A sang B thì có phải mặc nhiên là DB HDND tỉnh B hay ko ? và có còn là DB tỉnh A hay ko ?
    ---------------------------
    Bài này được chuyển bởi constancy từ chủ đề ""bàn về địa vị pháp lý của QUỐC HỘI''''''''.



    Hà Nội - Sài Gòn xa dài nỗi nhớ
    Có khi nào anh hiểu được lòng em.

    Được Terminator3 sửa chữa / chuyển vào 15:25 ngày 09/08/2003
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bực thật, không hiểu bài trả lời của em cho sathu về vấn đề này nằm ở đâu. Em tìm đi tìm lại trong chủ đề ''''bàn về địa vị pháp lý của QUỐC HỘI'''' mà không thấy.
    Bác mod nào giải thích cho em được không?
    Hà Nội - Sài Gòn xa dài nỗi nhớ
    Có khi nào anh hiểu được lòng em.
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Đây rồi, cậu satthu này post lung tung quá.
    @satthutinhdoi
    Em cũng có 1 câu hỏi nhờ các bác trả lời giúp
    Sở vừa thuộc UBND vừa thuộc bộ, Vậy nếu nó nhận được cả 2 quyết định HC từ UBND và từ bộ mà 2 quyết định đó mâu thuẫn với nhau thì nó sẽ theo ai .Nếu theo UBND mà không theo bộ thì bộ có quyền kỉ luật nó không ?
    1 người nhận được quyết định HC trái thẩm quyền hay trái PL thì có buộc phải tuân theo không ?, nếu không tuân theo thì có vi phạm PL ko ?
    Hà Nội - Sài Gòn xa dài nỗi nhớ
    Có khi nào anh hiểu được lòng em.
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Constancy trả lời pikami (tức satthutinhdoi):
    Chào pikami,
    Trước tiên thay mặt box Luật chào mừng bạn đến với box và cám ơn sự tham gia nhiệt tình của pikami trong thời gian vừa qua. Nhưng trong mấy ngày gần đây không thấy pikami xuất hiện nữa. Thế pikami đã có nick mới chưa?
    Về câu hỏi của bạn đặt ra, theo mình thì thế này (quan điểm của riêng mình):
    - thứ nhất là đối với trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định sai (tuy nhiên bạn không nói ở đây là bất hợp pháp hay bất hợp lý). Trong trường hợp này thì người có trách nhiệm thi hành quyết định vẫn phải thi hành. Nhưng khi phát hiện thấy có sai trái thì phải thông báo ngay cho người ra quyêt định để kịp thời sủa chữa. Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng ''''thấy sai mà còn làm'''' thì người đó có vi phạm pháp luật không? Thật vậy, thật khó cho anh ta trong trường hợp này, nhưng để đảm bảo nguyên tắc pháp chế thì anh ta vẫn phải thực hiện. Và khi truy cứu trách nhiệm thì lỗi không phải của anh ta mà là của người ra quyết định. Trừ trường hợp anh ta biết là sai, vẫn thực hiện mà không thông báo cho người ra quyết định thì cả anh ta và người ra quyết định sẽ cùng chiu trách nhiệm. Và nếu vậy thì lỗi của người ra quyết định vẫn được đánh nặng hơn.
    - thứ hai: trường hợp của Sở, chịu trực thuộc chiều dọc (về chuyên môn) của bộ và chiều ngang (về chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công tác). Trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì Bộ là cơ quan ở trung ương, còn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan địa phương. Tuy vậy, xét về cấp bậc thì bộ và uỷ ban nhân dân là ngang nhau (thật ra khi vẽ sơ đồ thì người ta hay vẽ Bộ nằm giữa Chính phủ và UBND - vẽ theo chiều dọc khổ giấy). Cái này có thể thấy rõ trong quyền hạn của Bộ và UBND trong việc gây ảnh hưởng tới các quyết định quản lý nhà nước của nhau. Mặt khác, với mức độ ảnh hưởng của của Bộ và UBND tới Sở, có thể thấy Sở chịu ảnh hưởng phần lớn của Bộ. Trong trường hợp của bạn hỏi: Giám đốc sở tốt nhất là làm hai văn bản kiến nghị. Một gửi lên Bộ, một gửi lên UBND đề nghị xem xét tính hợp pháp và hợp lý của quyết định. Giả thiết có một văn bản đúng, một văn bản không hợp lý. Với chủ thể ra văn bản đúng, nội dung kiến nghị là đề nghị người đứng đầu cơ quan đó (vì cả Bộ và UBND đều hoạt động theo chế độ thủ trưởng) thông báo cho Thủ tướng chỉnh phủ để đình chỉ việc thi hành văn bản sai (tạm gọi như vậy). Còn với chủ thể ra văn bản sai, nội dung kiến nghị là đề nghị thủ trưởng xem xét lại và sửa đổi cho hợp lý. Giả sử cả hai văn bản đều sai, thì nội dung sẽ tương tự nhau: đề nghị sửa đổi và đề nghị thủ trưởng trình với thủ tướng chính phủ để đình chỉ việc thi hành 2 quyết định sai trái đó.
    Đây là một số quan điểm của mình. Rát mong pikami quay lại để cùng trao đổi.
    Hà Nội - Sài Gòn xa dài nỗi nhớ
    Có khi nào anh hiểu được lòng em.
  5. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Chỉ xin tham gia về vấn đề Sở-UBND-Bộ chủ quản.
    Theo điều 54 Luật tổ chức HDND và UBND thì: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo và quản lý về TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ CÔNG TÁC của UBND cấp mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo về NGHIỆP VỤ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND và cơ quan chuyên môn cấp trên.
    Như vậy có thể thấy tuy Sở trực thuộc 2 đầu nhưng có sự phân chia rõ ràng về sự quản lý của 2 cơ quan. Ngoài ra, cũng cần xác định Sở là CƠ QUAN CHUYÊN MÔN thuộc UBND (Điều 53). Và trong thực tế, Lãnh đạo các Sở do Chủ tịch UBND bổ nhiệm, do vậy, họ "sợ" UBND hơn là cơ quan cấp trên (Bộ).
    Cons: nói Sở chịu ảnh hưởng phần lớn của Bộ là không chính xác lắm, về chuyên môn thì đúng là phải theo Bộ, nhưng lại "sợ" UBND hơn. (Quan xa, bản nha gần mà) -- phần này nói vui thôi.
    -- Các bạn hình dung tổ chức nhé, không chỉ đơn giản như Cons trình bày Bộ đứng giữa CP và UBND.
    Theo điều 41 (luật đã trích) thì UBND tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan NN cấp trên ... Như vậy, cơ quan NN cấp trên là cơ quan nào.
    Theo Điều 2 Luật Tổ chức CP, CP gồm: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Theo Điều 23 Khoản 5, Bộ trưởng trình CP phân cấp quản lý cho UBND về quản lý ngành và lĩnh vực. Điều 27, Bộ trưởng có quyền chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách, có quyền đình chỉ việc thi hành và đề nghị TTg bãi bỏ những quy định của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trái với các văn bản của Bộ mình. Và cũng trong điều này có nói về tranh chấp: Nếu UBND cấp tỉnh không nhất trí với quyết định đình chỉ thì vẫn phải chấp hành và báo cáo TTg.
    Như vậy, Nhà nước ta là nhà nước đơn nhất, UBND chịu sự chỉ đạo của Cơ quan NN cấp trên (CP, Bộ), Sở là cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Về mặt chuyên môn, Sở nhìn chung sẽ theo sự chỉ đạo của Bộ, nhưng khi có TRANH CHẤP thì Sở phải nghe theo UBND, và việc tranh chấp là giữa UBND và Bộ, người có tiếng nói là Bộ (quyết định cuối cùng là TTg). UBND tuân thủ và chỉ đạo Sở thực hiện.
    Về mặt hành chính CP-Bộ ------>UBND---------->Sở.
    Về mặt chuyên môn, để cho giản tiện, Bộ ------->Sở.
    Khi có tranh chấp thì phải theo cấp hành chính.
    Vài trao đổi với các bạn.
    Thân mến
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Anh ngữa lưỡi thân mến,
    Có lẽ cũng vì hiểu cái dòng này của anh
    Và nếu đặt ra trong trường hợp cụ thể này là TRANH CHẤP Bộ và UBND thì em cũng không hẳn là sai phải không anh?
    Tuy nhiên, có lẽ em diễn đạt chưa được cụ thể và đầy đủ nên thành ra là chưa ''''chuẩn''''. :)) Nhận khuyết điểm vậy. (thật ra lúc trả lời cậu này em cũng chỉ trả lời theo suy nghĩ cảm tính của em nữa vì theo như hiểu biết của em thì em chưa bao giờ gặp trường hợp như thế này).
    Cám ơn anh nhiều nhé, mong được chỉ bảo nhiều hơn của anh.
    Constancy
    Hà Nội - Sài Gòn xa dài nỗi nhớ
    Có khi nào anh hiểu được lòng em.
  7. babe83

    babe83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩa HĐNN giống Quốc Hội còn UBND giống các cơ quan hành chính sự nghiệp(chính phủ).
    Không biết đúng không. Mời các bác cho ý kiến há.

    Ai nói sao tui nghe dzậy
    Ai nói bậy tui cũng nghe theo. hi`
    Được babe83 sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 10/08/2003
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to babe83:
    Qh là cơ quan đại diện cho nhân dân cả nước ,là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước
    Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chánh cao nhất ở TW
    HĐND là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương và là cơ quan quyền lực ở địa phương (khong có cao nhất)
    UBND là cơ quan chấp hành của HDND và là cơ quan hành chánh nhà nước ở địa phương
    to các bác:
    Các bác đã trả lời mấy câu hỏi về sở của em rõ ràng quá rồi, sao các bác không mở lượng bao dung trả lời mấy câu hỏi về HĐND của em luôn nhẩy
    về chuyện 1 người nhận được 1 quyết định HC trái thẩm quyền hay trái PL thì có buộc phải tuân theo hay không , em có vài ý kiến
    Nếu người có trách nhiệm thi hành là là cán bộ công chức dưới quyền của người ra quyết định thì do nguyên tắc tổ chức em hoàn toàn đồng ý với bác cons
    Hơn nữa người có trách nhiệm thi hành quyết định đó thì không có thẩm quyền để tuyên bố quyết định đó không có hiệu lực, cho nên phải chấp hành trong khi chờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố hủy quyết định đó
    Nhưng thử đặt trường hợp người có trách nhiệm thi hành quyết định đó là người dân bình thường , không quyền không chức, không phụ thuộc vào cơ quan ra quyết định về nguyên tắc tổ chức( người dân không phải là cấp dưới của các cơ quan nhà nước), quyết định đó là trái pháp luật một cách rõ ràng, ai cũng nhận thấy (không rắc rối ,phải nhờ đến 1 cơ quan có thẩm quyền khác nnghiên cứu xem xét nó có đúng là trái phápluật hay không) và nếu thi hành thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản tính mạng của người thi hành , thì người thi hành có buộc phải thi hành không
    Đặt trường hợp ngược lại nhé, nếu người thi hành trốn tránh việc thi hành quyết định sai trái đấy thì sau này PL có thể sử lý họ hay không
    Mong nhận được ý kiến của các bác
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  9. babe83

    babe83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Ờ. Cũng giống nhau đấy nhỉ. Nếu đem chuyện này mà suy ra thì chắc được nhiều thứ lắm. không biết có ai đồng tình không nhỉ. hì

    Ai nói sao tui nghe dzậy
    Ai nói bậy tui cũng nghe theo. hi`

Chia sẻ trang này