1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mối quan hệ giữa ý thức và Pháp Luật ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi xoatanmandem, 28/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Trước tiên cám ơn KLI đã quảng cáo chủ đề này trong box Luật, nhờ thế mà mình mới biết có một chủ đề bàn về lý luận pháp luật trên Thảo luận.
    Sau nữa là cám ơn xoatanmandem đã đặt vấn đề này. Đây là một vấn đề rất hay, theo mình nghĩ là như vậy. Về mặt lý luận, bàn về điều này rất dễ nhưng khi đưa nó vào thực tiễn thì đúng là có nhiều điểm như bạn đưa ra đó. Và nếu xem xét được vấn đề này một cách đúng dắn, sẽ giúp cho những người làm luật như bọn mình hiểu rõ hơn và góp phần xây dựng luật tốt hơn. (hì... tưởng chỉ gặp xoa tan man dem trong Ăn uống, không ngờ cũng hội ngộ ở thảo luận này).
    Các bạn ở phía trên cũng có bàn nhiều rồi, nói chung, theo mình, các bạn đều có những cái nhìn đúng đắn và khách quan. Tuy nhiên, theo như những sách vở về Lý luận pháp luật mà mình được học, mình e răng các bạn có cái nhìn hơi một chiều. Như Garf. thì cho rằng giáo dục là quan trọng hơn cả. Hay khong minh thì đi từ nguồn gốc pháp luật, hay epson (không biết có phải nick thể này không ) thì đề cao tính '' tối cao '' của Luật.
    Vì vậy, mình có một số ý kiến trao đổi thế này. ý kiến này dựa trên những kiến thức mình được học và suy nghĩ của riêng bản thân. Biết rằng con người là một thực thể có tư duy, và tư duy đó là mang tính chủ quan của mỗi cá nhân, vì vậy chắc chắn không thể hoàn thiện được. Mình không có ý gì là ''hơn mọi người'' cả (đang có vụ bác QuyZen ầm ĩ lên nên mình rất sợ nếu bị các bạn hiểu lầm) mà mình nghĩ rằng mình chỉ sẽ nói ra đây những kiến thức mang tình ''học thuật'' về Luật pháp và ý thức pháp luật hơn mà thôi.
    --------------
    1. Với cách đặt vấn đề của xoá tan màn đêm ở đây thì Ý thức theo bạn là Ý thức chấp hành pháp luật.
    Tuy nhiên khi nói đến Thuật ngữ ý thức pháp luật thì người ta lại hiểu rất rộng. Theo đó, ý thức pháp luật được hiểu là: tổng thể những học thuyết, tư tưởng, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và phấp luật cần phải có, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan.
    NÓi định nghĩa trên e rằng hơi khó hiểu, và chắc cũng hiếm bạn nào kiên nhẫn đọc hết nó, nên mình nói nôm na thế này:
    1.1. ý thức pháp luật bao gồm: 1. như tư tưởng của Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật; --- 2. các học thuyết của các ông đưa ra; -- 3. và trong trường hợp như các bạn đưa ra: ý thức của người dân đối với pháp luật.
    1.2. Những quan điểm (gọi chung lại) đó nhìn nhận pháp luật về các khía cạnh:
    - có thể chỉ đơn giản là pháp luật hiện hành như vậy có phù hợp không
    - xa hơn là so sánh pháp luạt hiện hành với qúa khứ
    - đi vào cụ thể là sự đánh giá của người dân về thái độ của những người thi hành pháp luật (công an, cảnh sát, người làm công tác toà án, viện kiểm sát ...)
    Đó là khái niệm Ý thức pháp luật.
    2. Phải hiểu là ý thức pháp luật ở đây trải rộng lên cả hai hoạt động XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT - như bạn nào nói là LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP - thì cũng được.
    3. Như vậy, ý thức pháp luật và pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau. ý thức pháp luật là tiền đề của pháp luật, và ngược lại pháp luật có tác động ngược trở lại với ý thức pháp luật.
    3.1. Ý thức pháp luật làm tiền đề cho hoạt động xây dựng pháp luật và theo đó là thực hiện pháp luật.
    Với cách hiểu ý thức pháp luật gồm tư tưởng, học thuyết và tình cảm như trên, Mình lấy ví dụ thế này nhé:
    3.1.1Khi đưa ra một dự án luật, cơ quan có trách nhiệm phải trình dự án đã tham khảo các học thuyết cơ bản của những nhà tư tưởng lập pháp.(Như Hiến pháp 1992 vừa sửa đổi có đề cập đến NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA là sau một thời gian nghiên cứu học thuyết NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN của MONTESQUIEU, của các nhà nước tư sản trên thế giới) --- không biết đề cập thế này có là chính trị không nhỉ, ... mong các bác mod nghĩ hộ đây chỉ là bàn về HỌC THUẬT.
    3.1.2. nếu không, dự án luật đó cũng phải lấy ý kiến của các nhà khoa học luật và có liên quan . bao nhiêu hội thảo khoa học được mở ra không phải là vô ích.
    3.1.3. Các bạn còn nhớ hồi sửa đổi hiến pháp 1992 chứ (năm 2001), dự thảo hiến pháp được phổ biến trong dân cư để lấy ý kiến đóng góp của mọi người là gì: từ các bạn đoàn viên, rồi thanh niên, những cán bộ công chức nhà nước, cho tới các cụ già ... với sự tham gia tích cực của phương tiện thông tin đại chúng.
    3.1.4. Đến khi thực hiện pháp luật thì ... Mình cũng muốn nói thêm là theo cách hiểu của thuật ngữ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT thì đó là một quá trình dài, nhiều giai đoạn, nhưng các bạn bàn nhiều về CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT nên mình cũng chỉ dừng ở đó thôi.
    Ví dụ:
    - Nếu quan toà hiểu pháp luật (ý thức pháp luật tốt, đánh giá được tính đúng đắn của pháp luật) thì CÔNG LÝ của người dân được bảo đảm. Ngược lại, nếu quan toà không công minh, không hiểu về Luật rõ, thì nhiều ''OAN SAI''.
    - người dân mà hiểu hành vi nào là vi phạm pháp luật, Hành vi nào được pháp luật cho phép làm (giờ mở rộng hơn là HÀNH VI MÀ PHÁP LUẬT KHÔNG CẤM) thì sẽ ít người vi phạm pháp luật, ít người phạm tội.
    3.2. Ngược lại, pháp luật tác động trở lại đối với ý thức pháp luật.
    -- Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh tạo đièu kiện cho người dân chấp hành luật tốt hơn. Chẳng còn chỗ nào cho lách luật cả.
    --- cơ chế đảm bẩo pháp luật (mà nhìn rõ nhất là của cơ quan thực hiện pháp luật như : công an, toà án, viện kiểm sát..) tốt, hiệu quả thì .. người dân cũng có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật hơn.
    --- Tuy nhiên pháp luật phải phù hợp với thực tế cuộc sống thì mới có giá trị thi hành cao. Vì Luật cũng từ cuộc sống mà ra. Điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của pháp luật là ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI- nói nôm na là cuộc sống người dân, họ đang được hưởng những gì và cần được bảo vệ gì, và phải có nghĩa vụ gì. ------ vì thế mới có trường hợp ví dụ điển hình như xoá tan màn đêm đưa ra về Rượu.
    4. Từ đó, các biện pháp tăng cường ý thức pháp luật:
    - Mục đích: Cung cấp cho mỗi người một vốn VĂN HOÁ PHÁP
    LÝ nhất định.
    - Biện pháp:
    Thứ nhất là giải thích luật (giải thích mang tính nhà nước, có mọt sự thống nhất)
    Thứ hai là tuyên truyền rộng raĩ trong xã hội (đưa pháp luật đến bản làng)
    Thú ba là giáo dục: dạy học ở trường.
    Thứ tư: nâng cao chất lượng người thực thi páp luật (cán bộ Uỷ ban nhân dân, công an, toà án, ...)
    Đó là một số quan điểm về mặt lý luận. Trong từng trường hợp cụ thể, mình sẽ cố gằng nhiệt tình tranh luận tiếp với các bạn. Mong các bạn giúp đỡ và hiểu cho mình . Đừng nói là ''Luật là khó hiểu và khô khan'' nhé.
    Cám ơn các bạn.
    12 A - CNN 97-00
    Lập box Chuyên ngữ.

    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 30/05/2003
  2. epsilon

    epsilon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Luật không hề khô khan cũng chẳng hề khó hiểu vì nó vốn gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Nhưng tại sao nhiều người vẫn nghĩ luật là khô khan và khó hiểu? Câu trả lời có lẽ sẽ khiến nhiều người phải phì cười, vì chẳng qua chính những người biết luật (chẳng hạn bạn Constancy) làm cho nó trở nên khô khan và khó hiểu. Bài viết trên đây của bạn Constancy là một ví dụ vậy.
    Bây giờ tớ thử vật lộn với mớ gạch đầu dòng, với mớ một nhỏ hai nhỏ...n nhỏ của bạn Constancy. Tớ cũng chơi 1-2-3 cho nó ác.
    1) Không rõ bạn Constancy căn cứ vào đâu mà dám phát biểu rằng, ý thức pháp luật "chỉ" (từ này tớ thêm vào căn cứ vô cách diễn đạt của bạn Constancy) gồm "tư tưởng của Mác-Lênin về nhà nước và PL" + "các học thuyết mà ông đưa ra" ( chỗ này mở ngoặc đơn hỏi bạn Constancy rằng những học thuyết đó là những học thuyết gì? Kể tên thôi cũng được!?) + ý thức của người dân về PL.
    Bạn đừng trả lời tớ là SGK hay Giáo Trình của trường bạn nói thế đấy nhé!
    Tóm lại, bạn chẳng nói được gì về "khái niệm ý thức pháp luật" qua cái 1 nhỏ cả. Thú thật, chẳng hiểu bạn muốn nói gì nữa?
    2) "Ý thức pháp luật trải rộng lên cả hai hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật" là nghĩa làm sao? Giật mình với cách dùng tiếng việt của bạn. À, hỏi thêm, thế cái "ý thức pháp luật" của bạn nó có "trải rộng" lên hoạt động tuân thủ pháp luật không. Nên nhớ, "thực hiện" khác với "tuân thủ". Bạn Constancy học Luật thật đấy à?
    3) Thứ nhất, sao tự nhiên lại nảy ra ông Montesquieu được nhỉ? Không có lẽ ông Mông-tét-xờ-quy-ơ này là "đệ tử" của Mác hoặc Lênin?
    Thứ hai, bất cứ một cuộc hội thảo nào cũng có ích !?
    Thứ ba, tớ không nhớ là hồi sử đổi hiến pháp năm 1992 có những chuyện như thế. Cay thế đấy !
    Thứ tư, hệ thống pháp luật của Mĩ có thể được xem là hoàn chỉnh nhất thế giới. Vậy mà, trái với "học thuyết" của bạn Constancy, nước Mĩ lại là nước có nhiều nhà tù, nhiều kiểu tội phạm...cũng nhất thế giới luôn. Có lẽ vấn đề là ở chỗ, thế nào là một "hệ thống pháp luật hoàn chỉnh" nhưng bạn Constancy lại không nói được.
    Thứ cuối, lại chẳng hiểu là bạn định nói gì.
    4) Văn hóa pháp lý là cái gì? Tớ hỏi vì tớ không có SGK như bạn thôi đấy nhé.
    ....
  3. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên là bái phục luật sư tương lai constancy vì những giải thích hết sức chặt chẽ về ý thức và pháp luật
    Trở lại bài mà xoatanmandem viết :
    Như trên, em thấy là đạo luật này được ban hành năm 1917 khi thế chiến thư nhất đang xảy và Mĩ cũng nhảy vào giai đoạn 1 của cuộc chiến. Lúc này có nhiều binh sĩ Mĩ bị suy giảm khả năng chiến đấu vì uốn rượu. Chính vì vậy mà đạo luật đưa ra là đúng đắn , nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu cho binh sĩ.
    Nhưng vì rượu thì đâu có thể thiếu trong cuộc sống, đạo luật đưa ra đã gây nên tình trạng thiếu rượu. Rượu trên thị trường không có, các bợm nhậu phải làm sao để thoả mãn? Đành uống rượu lậu ! Từ nhu cầu uống rượu tăng ---> nhu cầu buôn lậu tăng . Việc buôn lậu này gây ảnh hưởng ra sao thì khỏi nói cũng biết.
    Có thể nói, đạo luật không sai, không những vậy mà còn rất chính xác. Nhưng chỉ vì người dân không làm theo nên nó thành ra vô dụng.
    Trở lại đất nước, vừa rồi có ban hành luật tăng giá xăng dầu và tăng thuế xe máy. Đạo luật này nhằm kìm hãm sự phát triển bừa bãi của thì trường xe gắn máy. Trên lý thuyết thì việc này làm giảm nhu cầu sử dụng xe gắn máy; thay vào đó là khuyến khích đi lại bằng phương tiện công công, vừa rẻ vừa giúp giảm ách tắc giao thông. Nhưng rên thực tế thì chỉ giúp các bố buôn lậu phát tài .
    Vì vậy em vẫn bảo lưu ý kiến : Giáo dục ý thức trước, sao đó hết thuốc chữa rồi mới cần dùng pháp luật răn đe. Bây giờ có thể giáo dục thế hệ tương lai ( tương lai mới dễ chớ thế hệ hiện tại khó lắm ) chấp hành luật lệ giao thông, biết cách cư xử khi tham gia giao thông thì tốt nhất. Em chứng kiến nhiều vụ ách tắc cũng chỉ tại 2 bác tài xế không ai nhường ai. Nếu giả sử giáo dục đc họ nhường nhau như bên Pháp em thấy thì đâu đến nỗi ...Còn nếu mà phạt thì bao nhiêu mới xuể, mấy vụ này không đủ nghiêm trọng để đem ra toà án, hơn nữa mấy vụ GT cũng ảnh hưởng nhiều đến nền Kinh Tế đất nc, cứ phạt rồi lại tạo cơ hội để có người "xin xỏ ". Thế thì phê lắm

    This...will settle the question whether the President is registering clerk of the Senate or the Executive of the United States

    Được J.A.Garfield sửa chữa / chuyển vào 18:44 ngày 30/05/2003
  4. epsilon

    epsilon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Thế này có nghĩa là thế quái nào? Loạn?
  5. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Có nghĩa là về lý thuyết thì đúng : giảm số lượng rượu , tăng cường khả năng chiến đấu. Nhưng trên thực tế thì không đúng : nhậu thì cứ nhậu , buôn thì cứ buôn.
    Nếu luật có ra thì nên chỉ cụ thể đối tượng cấm là quân nhân, đối tượng cần giảm là dân thường. Và tăng cường giáo dục con nít về tác hại rượu bia thuốc lá . Vậy là ổn

    This...will settle the question whether the President is registering clerk of the Senate or the Executive of the United States
  6. xoatanmandem

    xoatanmandem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Vâng...cám ơn tất cả các bác tham gia thảo luận..
    Thế này ạ, em chưa học qua một lớp Luật nào cả, nhưng đôi khi rảnh rổi em cũng tranh thủ đọc lấy vài cuốn, em thì cảm thấy rằng Luật không khô khan như ai vẫn nghĩ mà đó là một tập hợp những chuỗi quy định mang tính logic rất cao..
    Ý kiến của bác J.A Garfiel về mặt giáo dục cũng rất hay nhưng theo em nghĩ thì người Tàu xưa có câu này "Giang Sơn dễ đổi bản tính khó dời", có thể nói kỉ cương phép nước của mình buông lỏng một thời gian lâu rồi, bây giờ việc không chấp hành ý thức nơi công cộng dần dà trở thành cái "bản tính", liên hệ với tình hình thực tế thì em thấy rằng cho dù là một người đoàng hoàng cũng đôi khi làm điều sai trái nơi công cộng....Bác J.A ạ...em nghĩ rằng chuyện giáo dục chỉ phù hợp với lớp trẻ khoảng độ tuổi từ 5 đến 10, trong giai đoạn này có thể nói là chúng "dễ dạy", ngoài ra gia đình cũng tác động nhiều đến đời sống của trẻ, cha mẹ thường là tấm gương(gương đẹp hay xấu thì trẻ con là người lãnh đủ)
    ------------------
    Xin trình bày quan điểm của em về vấn đề "Mối quan hệ giữa ý thức và Pháp Luật":
    Sau khi tham khảo ý kiến của tất cả các bác em cho rằng:
    _ Luật từ xã hội mà ra, người thì có người xấu người tốt nên mới cần Pháp Luật
    _Chuyện giáo dục chỉ phần nào là công tác xã hội bác J.A ạ, vấn đề giao thông hay văn minh đô thị thật ra là những vấn đề "nhẹ nhàng"...chứ như chuyện cướp của giết người, tham ô hối lộ,hiếp dâm, ma túy...v.v.v không hẳn là do ý thức mà là một phần cũng vì cuộc sống
    Trong vấn đề "làm thế để người dân nâng cao ý thức chấp hành PL" thì em có ý kiến như sau:
    Đúng là chuyện ý thức của người dân cũng tác động phần nào đến trật tự chung, nhưng nhìn từ góc độ là một nhà quản lý nhà nước thì phải tránh tư tưởng trông chờ vào sự nâng cao ý thức của người dân( Ngày ngày xem TV mỗi lần có chuyên mục về giao thông hay văn minh đô thị là người ta đỗ lỗi phần nhiều cho ý thức người dân)
    * Người dân có lỗi một phần,nhưng nhà nước không thể viện cớ này để không nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng
    Ngoài ra em cũng muốn hỏi về cái "Mối quan hệ biện chứng giữa ý thức và pháp luật" nên phát biểu như thế nào, theo em thì đấy là một trong những vấn đề thuộc về bản chất của bộ môn Luật Học, và rất thú vị, sao chúng ta không thông qua quá trình Thảo Luận trên TTVNOL này rút ra một khái niệm...

    ĐÓI QUÁ !!
  7. epsilon

    epsilon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cậu không hiểu bài báo tớ copy ở VNexpress vô đây nói về cái gì à?
    Cậu không thấy rằng bọn lách luật đó không phải là quân nhân, chẳng phải trẻ con, càng không phải là những người dân bình thường à?
    Cậu còn bảo nó chính xác nữa thì đúng là...loạn.
    Được epsilon sửa chữa / chuyển vào 19:19 ngày 30/05/2003
  8. HoaTimMuaThu

    HoaTimMuaThu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2003
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì chả hiểu pháp luật chút xíu nào hết, có học đâu mà biết cơ chứ....chán thật đấy....mà tại Pháp Luật rắc rối quá, cứ thay đổi xoành xoạch chóng cả mặt mũi à
    Tất cả vì điện ảnh Việt nam
    Có một giọt sương thuỷ tinh
    Ép khô giữ đôi mùa cỏ
    Có một trái tim thuỷ tinh
    Ép khô giữa đôi mùa gió.....
  9. KLI

    KLI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Đọc đoạn bác kết luận mà tôi nhớ ra một việc có thật đang diễn ra ở một nước X nọ . Nhà nước cấm hút thuốc lá , tăng giá bán thuốc lá, phạt nếu hút ở những nơi công cộng (ở đây muốn hút thuốc lá phải ra ngoài, thậm chí ra ban công ngoài hành lang để khỏi ảnh hưởng đến người khác) . Nói túm lại chính phủ làm vậy cũng chỉ với mục đích bảo vệ sức khoẻ chính người dân , giảm những căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, vòm họng..
    Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là như thế có ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân không? Chính phủ có nên dừng lại ở việc đưa ra cảnh báo về tác hại và khuyến khích (chỉ khuyến khích) người ta ko hút thuốc lá thôi ko ?
    Nhờ các bác (dĩ nhiên là với hiểu biết về luật nhưng đừng làm em đọc mà ko hiểu là em đi đấy )
  10. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Tôi xin phép chuyển chủ đề này vào Box thích hợp hơn để các bạn trao đổi thông tin. Mong các bạn tiếp tuc tham gia.

    Vay vay hẳn, xin xin hẳn

Chia sẻ trang này