1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mối quan hệ giữa ý thức và Pháp Luật ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi xoatanmandem, 28/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Tớ chẳng buồn cười đâu, vì cái bệnh của tớ khi nói đến Luật là như thế. Quen rồi.
    tớ không nói ''chỉ''. Tớ lấy ví dụ đấy chứ. Nếu bạn thích tớ sẽ cho bạn mượn sách ''Lịch sử các học thuyết chính trị'', có khối tư tưởng của những người khác.
    còn ví dụ về học thuyết của mác lênin nhé:
    - cái mà chúng ta đang được giảng trên ghế nhà trường ĐH (trường nào cũng họ PHáp luật đại cương nên đừng bảo tớ là bạn chưa học nhé) về hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một ví dụ đấy. một ví dụ nhé. còn những gì mà chúng ta đang biét và được học về Nhà nước và pháp luật việt nam cũng từ đó mà ra cả .
    Tuân thủ là một quá trình của thực hiện pháp luật.
    Hẹn ở đây đã nhé. Tớ phải chim cút đây.
    12 A - CNN 97-00
    Lập box Chuyên ngữ.

  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ hiểu thì thế này. Tự do, nhưng không quá trớn. Tự do trong khuôn khổ cho phép.
    Cái này giống như việc bạn có thể nghe đài nhưng quá thời gian quy định (có thể là 12h) thì phải tôn trọng người khác bằng cách giảm lượng âm thanh cho phép.
    Pháp luật cho ta quyền nhưng cũng kèm theo là nghĩa vụ mà, phải không bạn?
    Chào xoa tan man dem: Mối quan hệ biện chứng, tớ giải thích rồi mà. Hay là khả năng diễn đạt cua mình tồi quá? Tuy nhiên, tớ chưa đưa ra kết luận cụ thể về mặt ''kháin iệm'', mới dẫn giải vài ví dụ thôi.
    12 A - CNN 97-00
    Lập box Chuyên ngữ.

  3. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Mối quan hệ giữa ý thức và pháp luật bao hàm trong khái niệm thi hành pháp luật. Khái niệm này bao gồm sự tuân thủ, áp dụng hiệu quả các quy định của pháp luật.
    Các nhà khoa học trong một thập kỷ gần đây mới bắt đầu nghiên cứu về các ?ovấn đề áp dụng có tính truyền thống đối với quản lý xã hội bằng pháp luật, cũng như nghiên cứu các hiện tượng có ảnh hưởng đến các tri thức pháp luật, đến uy tín của pháp luật trong con mắt dư luận xã hội và cuối cùng là với hiệu lực của pháp luật?.
    Trước tiên, cần khẳng định rõ ràng vị trí và vai trò hết sức quan trọng của ý thức tuân thủ pháp luật trong việc điều tiết hành vi của con người theo hướng phù hợp với các yêu cầu của pháp luật. Điều này có thể coi là ?otính hiệu quả của pháp luật được thể hiện qua các điều kiện nào thì các công dân thấm nhuần và tuân theo các yêu cầu của chuẩn mực pháp luật, còn lúc nào thì không.
    Nói về ?oý thức tuân thủ pháp luật?, tôi đồng ý là không thể chỉ trông chờ vào người dân, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân sẽ xuất hiện khi và chỉ khi một tồn tại 2 yếu tố:
    - Trình độ dân trí cao (hiểu được rằng tuân thủ pháp luật cũng là một nghĩa vụ của họ và xét về mặt sâu xa thì tuân thủ pháp luật có nghĩa là tạo điều kiện để họ có thể bảo vệ được quyền lợi của họ)
    - Hệ thống pháp luật ít khiếm khuyết, minh bạch và công minh.(cái này có vẻ gần gần với khái niệm nhà nước pháp quyền ?" chính quyền được tạo dựng trên cơ sở sự bằng lòng của dân chúng và hành động của chính quyền không được sự đồng lòng của dân chúng là không có giá trị hay không được uỷ quyền ?" Học thuyết tam dân).
    Cần phải nói, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, nó cũng được tác động không ít từ phía các chính sách pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực an ninh, trật tự xã hội ở địa phương hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến người dân.
    Mặt khác, theo quan điểm của tôi, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân Việt Nam hiện nay còn đang ở mức chưa cao, một phần do tâm lý truyền thống (hàng ngàn năm bị đô hộ dẫn tới xuất hiện trong bộ phận nhân dân một tư tưởng cũng gần như truyền thống là luôn luôn chống đối và đối phó với pháp luật).
    Ngày nay, khi mà một số quy định của pháp luật được hình thành thông qua công tác lập pháp, qua công tác hướng dẫn thi hành... còn chưa sát với thực tế, còn tách rời với nguyện vọng của người dân - sẽ dẫn tới một hiện tượng tất yếu là người dân sẽ luôn luôn tìm cách né tránh, lách luật mà không tự nguyện tự giác tuân thủ theo quy định của pháp luật.
    Ngoài ra, khi các quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng, công tác giáo dục và tuyên truyền còn yếu kém, tất yếu dẫn tới tình trạng một bộ phận lớn bà con còn chưa nhận thức được sự cần thiết cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của họ được pháp luật bảo vệ như thế nào? Người dân sẽ không hiểu được nếu ai cũng vi phạm, cũng lách luật, không tuân theo các quy định của pháp luật thì trật tự, an ninh an toàn xã hội sẽ như thế nào? Lúc ấy thì quyền lợi của bà con nói riêng và của toàn xã hội nói chung sẽ ra sao?
    Một khía cạnh cũng đóng vai trò không nhỏ trong nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân là sự gương mẫu, làm đúng chức trách, bổn phận của mình, thực sự vì dân, công khai, minh bạch, chí công vô tư của các cơ quan nhà nước cũng như đội ngũ cán bộ, công chức. Nếu bản thân các cán bộ, các cơ quan nhà nước không để cho dân hiểu rõ mình làm việc vì ai, làm việc công khai, minh bạch, chí công vô tư ?" không khuất tất, thực hiện nghiêm chỉnh những quy định pháp luật như công dân. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ dẫn tới việc nâng cao nhận thức, ý thức của người dân đối với các quy định của pháp luật.
  4. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn No-fear, bài của bạn dài nhưng tớ chẳng hiểu là bạn đang nói về cái gì, linh tinh và lộn xộn quá. Nếu trong tương lai bạn là "Luật sư" thì phải cám ơn tớ đó!
    Hơn nữa, bài cũng còn nhiều chỗ thiếu chuẩn xác lắm. Tớ chỉ lấy một chỗ làm ví dụ thôi. Đó là : "Mặt khác, theo quan điểm của tôi, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân Việt Nam hiện nay còn đang ở mức chưa cao, một phần do tâm lý truyền thống (hàng ngàn năm bị đô hộ dẫn tới xuất hiện trong bộ phận nhân dân một tư tưởng cũng gần như truyền thống là luôn luôn chống đối và đối phó với pháp luật)".
    Thứ nhất, khái niệm "tâm lý truyền thống" là một khái niệm mới và có nghĩa rất rộng. Chiếu vô bài viết của bạn thì có thể thấy là bạn đã không hiểu thế nào là "tâm lý truyền thống". Hihi...đúng thế...giá như đã không có đoạn trong ngoặc kép.
    Thứ hai, đoạn trong ngoặc kép cũng không đúng. Chúng ta, đã và chưa có thói quen "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật" vì xã hội VN từ xưa đến nay và vẫn sẽ là xã hội trọng Tình, tức là "đức trị" chứ không phải "pháp trị". Đó là nguyên nhân cơ bản nhất.
    Góp ý cuối cùng, hãy quên hết những gì có liên quan đến "luật" hiện có trong đầu các bạn đi rồi học lại từ đầu, bằng chính khả năng Tư Duy của mình. Không bao giờ muộn đâu.
    Cám ơn và xin tạm biệt !
    P/S : Epsilon là Koi và ngược lại.
    Em yêu C(g)ái đẹp !!!

    Được koibeto81 sửa chữa / chuyển vào 20:18 ngày 02/06/2003
  5. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Koibeto81 Thanks kìu đồng chí vì những lời đóng góp chân thành của cậu. Đành rằng là như vậy, có lẽ lời lẽ của tôi còn chưa được trau chuốt cho lắm, nhưng quả thực đây là ý kiến của tôi.
    Tôi cũng không dám mang sách vở và lý luận ra để copy lên đây, trên đây là một số suy nghĩ của tôi về vấn đề này, có thể bạn còn thấy khó hiểu, okie... cách trình bày và diễn đạt của tôi còn phải học hỏi nhiều ở các bác bên thảo luận. Nhưng xin nói, đây chỉ là suy nghĩ của tôi - hoàn toàn không hề có tý sách vở nào cả.
    Còn nói đến vấn đề "tâm lý truyền thống", khi viết đến vấn đề này, tôi cũng suy nghĩ lắm chứ, nhưng thú thực, đây là vấn đề khá nhạy cảm - nên tôi còn "chùn tay" khi bàn về vấn đề này. Mà thời gian thì không nhiều để có thể trau chuốt. Mong bạn thông cảm và đóng góp ý kiến cho box ĐH Luật nhiều hơn, không chỉ ở topic này.
    Một lần nữa cảm ơn bạn Koibeto81.
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Ừ, không thấy coi nói gì tới bài của tớ nhỉ?
    Nhưng Koi này, hơi ngoài lề chút, bạn học ngành gì vây? Nói đi, rồi sẽ biết ý tớ là gì?
    Còn Chúng tớ học Luật là một vinh hạnh, nên chẳng dám bỏ LUật đâu. Có điều, chúng tớ sẽ cố gắng nhìn vấn đề ở cả hai góc đó: luật và ngoài luật (như bạn nói - mà chúng tớ luôn nhìn mặt này mà - vì chúng tớ cũng là con người như ai. hihi)
    Tại không thấy ai có ý kiến ý cò gì nữa nên tớ mới stop, không bàn luận tiếp thôi.
    Koi còn quay lại, thì box Luật vẫn có người tiếp Koi.
    Cám ơn Koi, tuy nhiên cậu góp ý làm tớ lạnh cả xương sống. :))
    12 A - CNN 97-00
    [topic]200911[/topic]
    @Constancy
  7. xoatanmandem

    xoatanmandem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác ĐH Luật !
    Rất cám ơn bác No_fear đã giải thích về Mối quan hệ giữa ý thức và Pháp Luật, em đã hiểu vấn đề này,trong đó tâm đắc nhất là : Mức độ hoàn thiện của Pháp Luật không phản ánh hoàn toàn trình độ ý thức tuân thủ Pháp Luật của người dân....
    Bây giờ cho em hỏi thêm một vấn đề nữa đi ạ:
    _ Trong các khái niệm Luật có cái nào gọi là "Cở Sở để Tuân thủ Luật Pháp" không ạ?
    Cám ơn các bác lần nữa?

    ĐÓI QUÁ !!
  8. sunu

    sunu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    tôi nghĩ ý của bác Koi là hãy thoát ra khái niệm Luật gò bó để nhìn nó ở mức độ bao quát, toàn diện thì có lẽ sẽ thấy luật cũng chẳng cần phải đao to búa lớn làm gì ....
    Cơ sở tuân thủ pháp luật (e hèm, từ ngữ trúc trắc thật) có lẽ là muốn người khác tôn trọng mình thì hãy cư xử sao cho người khác tôn trọng . Mỗi người đều chỉ nhìn thấy cái quyền mà ít ai muốn nghĩ đến cái nghĩa vụ, thành ra Luật (các điều luật, các văn bản pháp lý .... ) được đặt ra để đảm bảo quyền và nghĩa vụ được cân bằng trong mỗi cá nhân, cá thể và được cân bằng giữa các cá nhân, các thể với nhau. Tuy nhiên, Luật chỉ là vật bên ngoài, nó có tác dụng nhắc nhở cho mỗi cá nhân, cá thể biết giới hạn của quyền và sự hiện diện của nghĩa vụ, nhưng cơ sở thật sự vẫn nằm ... cái đầu của từng người công dân.
    Các bác thông cảm, chả có tí triết nào nên chỉ thể tào lao thế (hic, tôi cũng học luật nhưng không bị bắt buộc học triết nên chả chọn, ức thật, phải đi bổ sung )...
    Chi va sano, va lontano
  9. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Khủng long, tôi xoá bài của cậu đi vì bài của cậu không đúng phù hợp với nội dung của chủ đề. Cậu nên viết một chút gì đó về Ý thức tuân thủ pháp luật đi.
    Tôi sẽ mang sang tận nhà cậu Dự thảo BLTTHS nếu cậu liên hệ với tôi bằng mail hatuananh79@cardvn.net để cho tôi địa chỉ.
  10. khung_long

    khung_long Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Man

Chia sẻ trang này