1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mối quan hệ giữa ý thức và Pháp Luật ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi xoatanmandem, 28/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Ý thức pháp luật và pháp luật - nghe khô bỏ xừ, hình như đây cũng chính là đề bài thi môn LLCNNPH hồi tôi thi chuyển giai đoạn cách đây đúng 10 năm; ngày đó tôi làm bài rất nuột- có nghĩa là đúng như sách đã viết nhưng thú thật ở vào thời điểm đó tôi chăng hiểu ý thức pháp luật là cái ... gì sất. Hôm nay lên forum thấy cái chủ đề này- hình như của No-fear thì phải ???.
    Sau nhiều năm, tiếp xúc với đủ loại tư tưởng tây tàu về pháp luật và ý thức pháp luật, tôi chỉ khoái mỗi một định nghĩa về tinh thần công dân (gần gần ý thức pháp luật) do một văn hào Pháp đã từng được giải thưởng Goncourt viết trong một bào phiếm luận viết trên tờ L'Express như sau:
    "Tinh thần công dân, đó là bạn không liệng đá vào con chó của người hàng xóm khi nó lỡ chân chui sang vườn nhà bạn, là không khạc nhổ và nói năng lịch sự nơi đông người, là không đi câu cá vào ngày bầu cử... và nói chung là biết tiếp nhận quyền tự do của người khác, trong khi vẫn đề cao quyền tự do của mình"
    Các bạn thấy giản dị chưa! Sau khi tôi đọc bài báo này, thì cái mối liên hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật sáng ra đến mươi phần. Tôi vẫn còn giữ bài báo đó- hẹn khi nào rảnh sẽ dịch để hầu chuyện các bạn.
    Được Lvha74 sửa chữa / chuyển vào 02:35 ngày 10/06/2003
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    box hôm nay buốn quá, vào spam cái.
    Anh LVHa74 ơi, chủ đề này của Thảo luận chuyên sang, không phải của No-fear. Cái câu anh trích dẫn hay thật. vote cho 5* nè, nhưng hình như vote rồi.
    Em còn có câu này: pháp luật là thành trì của dân chủ.
    Sunu: chị đi đâu rồi? Chán em rồi à? Nhắn chị là chủ đề này từ thảo luận gửi sang nên một số thuật ngữ không chuẩn (về mătj ngôn ngữ pháp lý- còn dĩ nhiên các bác Thảo luận thì cao siêu trong lĩnh vực hùng biện spam rồi - em không dám so tài).
    Anh LVH rỗi thì vào box Nhiều nhé, hôm nào anh dịch cho mọi người xem luôn đi.
    Em ở trong này mưa nắng Miền Nam - Thèm một lần được ra Hà Nội
    ..Box Luật..
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Tư tưởng của Hồ Chí Minh được coi là một bộ phận trong Ý thức pháp luật trong lý luận của VN ta. Tớ post lên đây cho các bạn tham khảo.
    -----------------------------------------------------------
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ sở của một Nhà nước pháp quyền Việt Nam là: Xã hội Việt Nam phải được tổ chức và quản lý bằng Hiến pháp và luật do nhân dân Việt Nam trực tiếp xây dựng.
    Pháp quyền trong một thể chế không chỉ dừng lại ở việc nhà nước đó có luật hay không, mà là có pháp luật bắt nguồn từ một đạo luật cao nhất, "luật" gốc là hiến pháp. Lịch sử đã chứng minh rằng, không phải cứ có nhà nước, có pháp luật là có nhà nước pháp quyền. Phải chăng như các nhà nước cổ đại phong kiến đã được coi là những nhà nước pháp quyền, bởi họ cũng có luật, thậm chí nhiều đạo luật còn rất văn minh nữa? Chưa thể gọi các chế độ đó là có pháp quyền là vì: ở đó pháp luật không phải được hình thành từ ý chí của đa số nhân dân mà chỉ là ý chí cá nhân của các nhà chuyên chế. Đối lập với nền chuyên chế, lịch sử đã định ra cho nền dân chủ phải có hệ thống pháp luật xuất phát từ luật cơ bản, luật gốc là hiến pháp, do nhân dân xây dựng nên.
    Có phải ở Việt Nam ta, người hiểu về nền dân chủ nhất, hiểu bản chất của các định chế trong một bản hiến pháp, của một nền pháp chế là Chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo tôi đúng là như thế, bởi vì:
    - Hồ Chủ tịch chủ động đi tìm thực chất dân chủ, cái mà người Pháp tuyên truyền ở nước ta như thế nào, và Người đã nhìn thấy nhiều điều trong đó có quan hệ hữu cơ giữa chế độ dân chủ và nền pháp chế bắt đầu bằng một bản hiến pháp.
    - Chỉ có sự thông minh đặc biệt, thiên phú (kết hợp với lòng yêu nước) Hồ Chí Minh mới có thể thực hiện một cuộc xuất dương để có các cuộc hành trình, tìm tòi sách vở tài liệu trực tiếp gặp gỡ giao tiếp xã hội, viết những bài báo bằng tiếng nước ngoài liên quan đến dân chủ và pháp quyền. Những nền dân chủ với hai ngôn ngữ phổ biến nhất là tiếng Pháp và tiếng Anh, Người đều thành thạo cả, đã cho phép những gì Người nhận thức được để cống hiến cho dân tộc là từ thực tiễn, từ "bản gốc" của những nền văn minh pháp lý liên quan đến dân chủ.
    - Từ thực tiễn của nước Pháp, nước Mỹ, nước Anh, Người đã nhận thức rằng nhà nước dân chủ thì phải có hiến pháp do đa số dân chúng của nước đó xây dựng nên, không cần phải nhờ, phải "mua" của ai cả. (Người Pháp không thể khai hóa cho nhân dân Việt Nam bằng hiến pháp và chế độ pháp lý của họ được).
    Điều đó giải thích vì sao ngay sau khi giành được chính quyền, cùng với việc lo cho dân khỏi đói (cho trước mắt), khỏi dốt (cho tương lai) Hồ Chủ tịch đã lập tức chỉ đạo sao cho nước ta phải có ngay bản hiến pháp để mở đường pháp lý cho dân chủ. Theo Hồ Chủ tịch không có bản hiến pháp do dân phúc quyết thì dân ta chưa thể có cái bảo đảm cho tự do dân chủ được.
    Điều đó còn cho phép chúng ta suy nghĩ: nhận thức về pháp quyền ở Hồ Chủ tịch đã đạt tới bản chất nhất của khái niệm đó. Trong bài diễn ca "Việt Nam yêu cầu ca" của mình, Hồ Chủ tịch nói 8 điều cốt yếu, trong đó có điều bảy nói về pháp quyền, dân chủ. Người viết "Bảy xin hiến pháp ban hành; trăm điều phải có thần linh pháp quyền" nghĩa là: Hiến pháp phải có ngay ở nước ta càng sớm càng tốt (hiến pháp của ta, do dân ta soạn thảo và phúc quyết; mọi quan hệ trong xã hội đều phải dựa trên một nền tảng pháp lý công bằng dân chủ để xem xét thì mới tốt được!).

    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Trong nhà nước pháp quyền, người dân có vị trí đặc biệt.
    - Vị trí người chủ của chế độ:
    Đánh đuổi đế quốc để xóa bỏ pháp luật hà khắc của nó; đánh đổ địa chủ để đoạn tuyệt với trật tự phong kiến với một nền pháp lý đè nén, nô dịch người lao động. Cần phải tổ chức một nhà nước dân chủ bảo đảm cho người dân quyền làm chủ và làm chủ thực sự (mọi chế độ dân chủ đều coi dân làm chủ; nhưng chỉ có dân chủ xã hội chủ nghĩa người dân mới là chủ thực sự).
    Vì vậy để có hiến pháp thực sự là của dân, Người kêu gọi Chính phủ lâm thời sớm tổ chức tổng tuyển cử tự do bình đẳng; ở đó người dân sẽ cầm lá phiếu tự quyết định sự lựa chọn bộ máy quản lý và phục vụ xã hội. Hồ Chủ tịch đã bác bỏ tư tưởng bảo hộ (mà những kẻ xâm lược thường rêu rao) bằng việc dẫn những lời bất hủ của chính các nhà dân chủ Pháp và Mỹ trong bản tuyên ngôn (do Người trực tiếp soạn thảo) rằng: tạo hóa sinh ra cho mọi người đều có quyền bình đẳng, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Theo tôi đây là sự kết hợp tài tình giữa văn hóa và chính trị trong nhận thức Hồ Chí Minh.
    Muốn có tự do bình đẳng thật sự cho nhân dân, phải có bộ máy nhà nước. do nhân dân lựa chọn, phải có Hiến pháp do nhân dân phúc quyền (bằng trực tiếp hoặc thông qua chế độ đại diện). Tự do chính trị mở đường cho tự do kinh tế là như vậy.
    - Vị trí của người chủ của nhân dân được chế độ bảo vệ
    Khi nói hoặc viết liên quan tới công việc của cán bộ Đảng và nhà nước, Người nhiều lần nhắc nhở cán bộ là công bộc (là người tận tụy phục vụ nhân dân). Bản chất của chế độ dân chủ phải là như vậy vì nguồn gốc của quyền lực hay chức vụ của một cán bộ, công chức nhà nước trong nền dân chủ là do nhân dân lựa chọn. Đây là khía cạnh quan trọng trong tư tưởng về nhà nước pháp quyền mà Hồ Chủ tịch đã đặt nền móng, đồng thời cũng chính là nguyên lý có tác dụng như sự "đối chứng" trong đời thường. Qua đó, xem ai là người đã làm đúng bổn phận và ai đã vi phạm nguyên lý này. Từ vị trí người chủ của nhân dân trong chính trị, bổn phận của nhà nước là tìm cách (chủ trương, chính sách, pháp luật...) cho nhân dân được ngày càng hạnh phúc no ấm và có trí tuệ trong đời sống thực tiễn.
    - Nhân dân có vị trí của người giám sát hoạt động của nhà nước
    Hồ Chủ tịch đã giải thích những vấn đề tưởng như đơn giản trong nhận thức nhưng lại xuất phát từ bản chất của chế độ. Người nói: Dân chủ có nghĩa là dân làm chủ (không phải cán bộ như người chủ, nhân dân là đầy tớ!). Quyền giám sát của người dân là hệ quả tất yếu của chế độ dân chủ. Nó xuất phát từ chỗ: một là chế độ dân chủ đặt người dân ở địa vị người chủ và nhà nước là người phục vụ; hai là sự phục vụ của nhà nước thông qua những con người cụ thể. Họ có thể làm tốt, chưa tốt hoặc rất không tốt. Mỗi giai đoạn của cách mạng có những tác nhân, áp lực khác nhau tác động tới hoạt động của các cơ quan công quyền, các quan chức và công chức nhà nước. Đằng sau quyền giám sát của người dân là sự tuyên dương những người tận tụy, có tài và đức, phê bình người có sai sót và thay thế những người yếu kém về năng lực và phẩm chất...
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Trong nhà nước pháp quyền, nhà nước (công chức, cơ quan nhà nước) chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
    Đây không phải chỉ là vấn đề của đạo đức mà còn là của nguyên tắc chính trị trong chế độ dân chủ, của khoa học chính trị vận dụng trong khoa học quản lý xã hội? Trong khoa học chính trị, làm đúng quyền hạn, trách nhiệm là chống sự lạm quyền (giữa cơ quan này với cơ quan khác), chống sự lộng quyền ở một cá nhân một chức vụ. Tâm lý chính trị cho thấy người có quyền dễ có xu hướng lạm quyền, làm cho quyền hạn của mình ngày càng to ra. Khi Hồ Chủ tịch nói cán bộ là công bộc, cũng có ý nhắc nhở nguy cơ đó.
    Trong khoa học quản lý, bộ máy bao giờ cũng được phân công chức năng. Mỗi người làm một việc sẽ không chồng chéo, sẽ ngày càng thành thạo. Mỗi người làm một khâu, một việc sẽ "khép kín" toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Đạo đức công vụ có vị trí quan trọng trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam
    Có thể nói trong tổ chức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Hồ Chủ tịch không tuyệt đối vai trò pháp trị; cũng không thần thánh hóa đức trị. Người đã tùy thời, tùy lúc mà chỉnh trang pháp chế hay uốn nắn đạo đức trong công vụ cho cán bộ nhà nước.
    Nhưng khi xét người cán bộ ở vị trí công bộc, Người lấy hai phẩm chất cơ bản là "hồng" và "chuyên" trong giáo huấn ứng xử. Người coi cán bộ tốt là rất cần nhưng thiếu chuyên môn thì làm việc gì cũng khó; cán bộ nếu có tài mà thiếu đức thì vô dụng. Thật vô cùng giá trị trong giáo huấn của Người về cái đức là gốc, nếu chúng ta nhìn nhận những trường hợp tha hóa của một số người được Đảng, Nhà nước giáo dục, nhân dân bỏ tiền ra nuôi dưỡng, ăn học; nhưng do hạ thấp cái đức nên đã trở thành người xấu, có hại cho sự nghiệp của Cách mạng.
    PGS-TS NGUYỄN HỮU KHIỂN
    Phó giám đốc Học viện Hành chính quốc gia
    (Báo Quân đội nhân dân)

    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  7. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Người dân có ý thức tuân thủ Pháp luật khi và chỉ khi họ nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong vấn đề này, cảm thấy họ được Pháp luật bảo vệ và đối xử công bằng.
    Muốn như vậy Pháp luật phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:
    1. LẬP PHÁP:
    + Pháp luật phải có sự đóng góp của nhân dân.
    + Pháp luật phải đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.
    + Pháp luật phải chặt chẽ, có tính lí luận cao, để ngăn ngừa tình trạng lách luật.
    Ba điểm trên đảm bảo cho người dân thấy tuân thủ Pháp luật là quyền lợi của họ.
    2. HÀNH PHÁP:
    + Xử lí nghiêm minh ----> người dân thấy được phạm pháp sẽ bị trừng trị -------> nghĩa vụ tuân thủ Pháp luật.
    + Xử lí công bằng, đúng người đúng tội, không phân biệt dân thường hay cán bộ công chức (cán bộ công chức lẽ ra phải xử nặng hơn vì "tri pháp phạm pháp") -----> người dân thấy mình được Pháp luật bảo vệ, đồng thời thấy được tính bình đẳng và công chính của Pháp luật -------> tin tưởng vào Pháp luật.

    Ngoài ra cần phải quan tâm đến GIÁO DỤC:
    + Giáo dục trong nhà trường, tập cho mọi học sinh tính tuân thủ kỉ luật của nhà trường, tạo tiền đề để mọi người trở thành công dân biết tuân thủ Pháp luật.
    + Nâng cao dân trí để mọi người có hiểu biết đầy đủ, nắm rõ và thông thạo Pháp luật. Từ đó việc thực thi Pháp luật, cũng như giám sát những cán bộ công chứ thi hành Pháp luật sẽ dễ dàng hơn.
    Như vậy rõ ràng cần phải nâng cao ý thức cũng như hoàn chỉnh Pháp luật (Lập và Hành). Hai vấn đề này có mối quan hệ tương hỗ, không thể tách rời.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can

    u?c kieuphong s?a ch?a / chuy?n vo 06:11 ngy 02/07/2003
  8. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, bài viết của tiến sĩ Nguyễn Hữu Khiên rất hay, nhưng thiếu một điều căn bản:
    LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM.
    Nếu không Ý THỨC đựợc điều đó thì mọi lời bàn về PHÁP LUẬT chỉ là ?nói tầm phào, hoặc là mị dân.
    THÁI HỒNG ANH.
  9. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Nhưng cũng phải nên nhớ rằng ý thức sẽ được nâng cao lên khi chúng ta bàn tới pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật có tính giáo dục cao. Phải không?
    Đừng nghĩ tiêu cực thế - không phải cứ bàn đến pháp luật là nói tầm phào với mị dân. Làm thế nào để mọi người hiểu và tuân thủ pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật? Phải có tuyên truyền và phổ biến --> bàn tới pháp luật chứ?
  10. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Vâng, bác Không Sợ ạ, PHÁP LUẬT (nước ta) chỉ đem ra bàn?chơi mà thôi, chứ nếu bàn thiệt thì coi chừng bác có thể trở thành ông A hay ông B thứ hai đó!
    Pháp luật nước ta cho phép tự do ngôn luận, tự do phát biểu tư tưởng. Hai người tôi vừa nhắc đến ở trên đều chỉ mới ?ongôn luận? và ?ophát biểu tư tưởng? chứ chưa có hành động nào khác như kéo bè lập đảng gì cả mà đã bị đưa đi nghỉ mát rồi đấy.
    Ban quản trị (tối cao) của diễn đàn TTVN có Ý THỨC về PHÁP LUẬT không? Các thành viên của TTVN có làm điều gì vi phạm PHÁP LUẬT của nhà nước VN không? Thế tại sao hồi năm ngoái diễn đàn này bị đóng cửa như thế? Ở box KHOA HỌC PHÁP LÝ này, liệu chúng ta có được phép thảo luận mọi vấn đề thuộc về pháp lý một cách khoa học không? Hay là chúng ta chỉ được thảo luận những gì đúng với ý của các cụ ở trên?
    Khi nói, ai mà không muốn nói những lời hay ý đẹp; quan trọng ở chỗ là lời nói có đi đôi với việc làm hay không. Người ta nói ?oquân tử nhất ngôn? là thế!
    À, xin nói thêm, nhà nước ta bàn đến PHÁP LUẬT chỉ trong những năm gần đây. Chứ trước kia (kể cả thời Bác Hồ còn sống) đa số là dùng những CHỈ THỊ, NGHỊ QUYẾT của? Đảng mà thôi.
    THÁI HỒNG ANH.
    Được thaihonganh sửa chữa / chuyển vào 22:46 ngày 07/08/2003
    u?c no-fear s?a vo 13:20 ngy 09/08/2003

Chia sẻ trang này