1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mọi thắc mắc về thức ăn trong đời sống .... xin post ở đây

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi CompagPresario.Y, 03/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CompagPresario.Y

    CompagPresario.Y Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Rau là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng do người trồng dùng thuốc trừ sâu quá liều hoặc thu hái trước thời hạn nên đã gây ra nhiều vụ ngộ độc. Để giảm bớt độc tố trong rau, bạn nên áp dụng một số phương pháp sau:
    -------> Rau mới mua về bạn nên nhặt sạch, bỏ những lá ngoài. Sau đó đem ngâm trong nước sạch khoảng 2 phút, rồi rửa dưới vòi nước máy. Bạn cũng có thể ngâm rau trong nước pha với một chút dấm khoảng 15 phút, rồi rửa lại nhiều lần.
    -------> Một cách khác là bạn có thể ngâm rau trong thuốc tím khoảng 5-10 phút. Chú ý chỉ nhỏ vài giọt thuốc trong chậu nước rửa. Bạn cũng có thể ngâm rau trong nước vo gạo, rồi rửa sạch. Nước muối cũng có tác dụng tẩy trùng, trừ được trứng giun sán bám trên rau.
    Khi phát hiện trên rau tươi có những chất lạ, rửa không trôi hoặc có mùi khó chịu, bạn tuyệt đối không được dùng làm thực phẩm.
  2. SHIROTACamile

    SHIROTACamile Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Bài của chị hay lắm.
    Nhưng tại sao rau thu hoạch trước thời hạn lại gây ngộ độc vậy chị?

    Mười năm chân bước trên đường dài .
    Gặp nhau không nói không nụ cười .
    Chút tình dường như hiu hắt bay .
  3. CompagPresario.Y

    CompagPresario.Y Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Theo thống kê cả nước có khoảng 400.000 ha rau xanh, nhưng phần lớn nông dân tự trồng tự phát, chưa có một tiêu chuẩn hay sự hướng dẫn đầy đủ, cần thiết . Thường người trồng trọt vì chạy theo lợi nhuận nên đã dùng rất nhiều các hoá chất để phun xịt nhằm kích thích tăng trưởng , để bảo quản hay dùng để diệt chuột, sâu bọ.....
    Các loại thuốc này thường đòi hỏi một thời gian nhất định để phân giải nồng độ nhưng do muốn kết thúc nhanh quá trình thu hoạch nên người trồng trọt đã vội vã gặt hái sớm hơn so với một chu kỳ hoàn thành tăng trưởng của sinh vật. Như vậy, cây rau, cải củ...bị thúc ép phát triển trái với tự nhiên và lại hàm chứa một lượng hoá chất độc hại cho con người. Khi đó , dù bạn có ngâm rửa kỹ cũng vẫn không làm mất đi thành phần của các hoá chất đó. Chưa kể có những nông dân do thiếu hiểu biết và ham lợi đã tự pha chế từ các loại thuốc độc hại bán trôi nổi trên thị trường mà Y học thế giới không hề nhắc đến ( Thường là của Trung quốc ) phun vào các luống rau ( thường là su hào và bắp cải. ) hôm trước , hôm sau đã đem ra bán .
    Bác sĩ Phạm Duệ, trưởng khoa chống độc bệnh viện Bạch Mai cho biết
    - " Ta phải đợi sau 7 ngày phun thuốc trừ sâu, khi nồng độ hoá chất đã loãng hoạc không còn ...mới được thu hái. Theo quy trình này , người trồng rau thất thu . Cuối cùng thiệt hại thuộc về người tiêu dùng. "
    Đây là ta chỉ nói về rau cải củ, còn những vô số những loại thực phẩm khác có chứa hoá chất độc hại. Thật là đáng sợ phải không bạn. Ghê quá.....!
  4. SHIROTACamile

    SHIROTACamile Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Đúng là ghê thật.
    Vậy chị có biết cách giải quyết (mang tính khoa học ,xã hội, kinh tế) nào tốt hơn không?
    Chứ giải quyết theo kiểu đem về rửa để giảm bớt độc tố hơi bị tiêu cực.

    Mười năm chân bước trên đường dài .
    Gặp nhau không nói không nụ cười .
    Chút tình dường như hiu hắt bay .
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Thế thì đừng mất thời gian quá. Theo em cứ ra siêu thì rau sạch mà mua giá cao hơn khoảng 40% . Nhưng nói thế thôi chứ rau sạch vẫn ngộ độc như thường ( bài báo này để em tìm lại đã nha kẻo lại bị coi là nói không có chứng ). Ngày nay ở 1 số nơi nông dân bắt đầu được huớng dẫn trồng rau quả sạch và đuợc kiểm tra định kỳ. Trước khi đưa ra thị truờng các loại hoa quả này đều được đóng dấu đã qua kiểm định thực vật. Tuy nhiên trồng rau sạch sử dụng chất kích thích vi sinh ( đang được cho là sạch ) cũng không phải là tối ưu. Hiện nay hướng nghiên cứu công nghệ sinh học đang tập trung vào công nghệ gen nhằm tạo ra các sản phẩm có khả năng tự phòng chống sâu bệnh trong khi vẵn đạt tốc độ sinh trưởng cao. Nhưng mặt trái của nó là khoa học ngày nay là vẫn chưa nghiên cứu được hết phản ứng phụ của các sản phẩm biến đổi gen.
    Theo em về lâu dài để đảm bảo quyền lời cho người tiêu dùng bất cứ mặt hàng thực phẩm nào khi đưa ra thị trường đều cần phải công bố nguồn gốc xuất xứ để gắn trách nhiệm người sản xuất với nguời tiêu dùng. Các mặt hàng không nêu ra đuợc nguồn gốc xuất xứ không cho phép lưu hành. Các nuớc tiên tiến trên thế giới đều áp dụng từ lâu rồi nhưng VN nghèo quá 80% là nông dân nên trình độ nhận thức còn hạn chế nhưng sức khoẻ con người là quan trọng nhất nên nhất thiết phải tiến hành càng sớm càng tốt phải không các bác? Bên công nghiệp đã có ISO rồi bây giờ đến nông nghiệp là vừa.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
  6. CompagPresario.Y

    CompagPresario.Y Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hà hà....dạo này đang ngâm cứu về PP-R nên cũng không hay vào đây. Tớ sẽ trả lời vào một ngày gần đây nhé.
    Nhưng hay nhất là ăn bừa đi cho cơ thể nó thích nghi với chúng . Chứ ở Mỹ , Pháp người ta mới quan trọng vấn đề sức khoẻ nên lập đủ thứ Hội này, Ủy Ban nọ.......Việt nam ta thì cứ bừa phứa đi cho xong chứ kiêng cử thì quả thật chẳng còn .....cái đếk gì mà xơi.
    Hè hè.....Mà bác có biết là cancer ( ung thư ) có khoảng 78 % nguyên nhân do bởi chế độ ăn uống, 12 % do môi trường , chỉ có 10% là không rõ nguyên nhân. Mình thì đang ở VN, thôi thì đằng nào không ung thư vì hàn the, phoọc- môn, hoá màu công nghiệp........thì cung bị ngẻo vì khói xe và bụi bậm mịt mờ hơn cả sương mù London. Nếu thoát khỏi 2 cái trên thì cũng rơi vào 10% .....không rõ nguyên nhân.
    Hờ hờ........Shirota là Mod ở đây sao mà hỏi kiểu ...kâu bài thế nhở, hờ hờ........
  7. Coxuoc

    Coxuoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Trên thị trường đang bán máy rửa rau đấy, nó sục khí lên...nói chung là tạm yên tâm, nhưng hơi mắc, khoảng 800.000đ/cái.
    À, mà tôi ngâm rau từ sáng đến chiều thì sao? Những loại rau gì dễ bị ngộ độc nhất?

    Que em vung mo-
    Mai nha em do-
    Dang nguoi nho nho-
    Moi nguoi hay goi...Tho
  8. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Thuốc tím là một chất hoá học rất độc thưa quí vị . Hồi ở VN ở nhà hay dùng thuốc tím để giết trứng giun . Ở Mỹ thì bây giờ người ta dùng Hydrogen Peroxide, nhìn như ở VN gọi là nước Oxy già thì phải, để giết vi trùng khi rửa rau. Thuốc muối bicarbonate Natri cũng trung hoà được một số hoá chất nhưng không biết có công hiệu cho các chất thuốc trừ sâu ở VN không .
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội triển khai chương trình ?orau sạch?
    2010: rau an toàn chiếm 80% lượng rau tiêu thụ
    Ngày nay các bà, các chị nội trợ Hà Nội đi chợ mua rau đã có thói quen bỏ qua những mớ rau tốt mã, nhăm nhắm chọn những mớ xấu lá, có sâu càng tốt. Hỏi ra các bà mới cho biết kinh nghiệm rằng, rau có sâu không phải rau "bẩn" mà là rau "sạch", hay nói theo các nhà chuyên môn trồng trọt, là rau an toàn, nghĩa là rau không có chất độc và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
    Theo định nghĩa của ông Đào Duy Tân, Phó giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, rau an toàn là rau được sản xuất tuân thủ theo một quy trình an toàn cho sức khoẻ con người, do Sở khoa học-công nghệ- môi trường quy định. Cụ thể là rau phải được trồng trên vùng thổ nhưỡng không có nguồn nước ô nhiễm, không có kim loại nặng, cây giống không có bệnh và việc chăm bón phân, thuốc bảo vệ thực vật phải theo lịch trình chặt chẽ, để đến khi đưa ra thị trường trong rau không có vi lượng độc hại và không còn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
    Tuy nhiên, ông Tân cũng cho biết, ngay đến các chuyên gia nông nghiệp sành sỏi ra chợ mua rau cũng không thể phân biệt được rau nào là rau an toàn, nhưng họ biết chắc chắn rau càng xanh, càng mướt, càng đẹp thì càng có nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Các chuyên gia của Sở NN&PTNN chỉ có thể nhận biết rau an toàn căn cứ vào vùng đất được quy hoạch để canh tác loại rau này.
    Trước nỗi bức xúc của người dân thành phố về ngộ độc thực phẩm tươi sống, đặc biệt là rau xanh, bắt đầu từ năm 1996, Hà Nội đã triển khai chương trình rau an toàn trên địa bàn các huyện ngoại thành, với sự tham gia đồng bộ của các sở ban ngành và người trồng rau trên 33 xã được quy hoạch. Đến nay, chương trình đã đạt được những kết quả tích cực với 20/33 xã đã đi vào chuyên canh rau an toàn. Qua các năm, diện tích trồng rau an toàn tăng lên rõ rệt, từ 159 ha canh tác (với 400 ha gieo trồng) năm 1996, tăng lên 233 ha canh tác (591 ha gieo trồng) năm 1997, 503 ha canh tác (1.440 ha gieo trồng) năm 1998, 612 ha canh tác (1.785 ha gieo trồng) năm 1999, 675 ha canh tác (1.947 ha gieo trồng) năm 2000 và đạt 776 ha canh tác ( 2.250 ha gieo trồng) năm 2001.
    Năng suất và sản lượng rau cũng tăng nhanh: từ 120 tạ/ha với 4.800 tấn năm 1996 tăng lên 167 tạ/ha với 37.575 tấn năm 2001. Lượng rau này được bán tại 20 cửa hàng rau an toàn trong nội thành và được các hợp tác xã trồng rau ký hợp đồng bán trực tiếp cho các bếp ăn tập thể, khách sạn, nhà hàng, trường học, nhà trẻ, cung cấp cho các tỉnh bạn và nước bạn Lào. Qua nhiều lần kiểm tra phân tích mẫu rau lấy từ các hợp tác xã trồng rau, chất lượng các loại rau này đều đạt yêu cầu, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng không còn hoặc dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở thương mại Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, rau an toàn mới chỉ đáp ứng được 20 % nhu cầu tiêu thụ rau của toàn thành phố.
    Những năm đầu triển khai chương trình, các chủng loại rau an toàn được trồng chủ yếu là bắp cải, su hào, cà chua, đậu quả... chiếm tỷ lệ 70-80%, rau cao cấp như súp lơ xanh, ớt ngọt, dưa chuột bao tử, ngô bao tử... chỉ chiếm 10-20%. Đến năm 2001, chủng loại rau cao cấp đã tăng lên 25-30% do có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Qua nghiên cứu, khảo nghiệm, Sở NN&PTNT đã giúp bà con nông dân trồng thêm một số giống rau mới như cải ngọt, cải bó xôi, cải chân vịt, xà lách tím, cải bắp tím... là những giống rau có thể trồng quanh năm, góp phần bổ sung cho cơ cấu rau giáp vụ.
    Hiện tại đã hình thành được một số vùng chuyên canh rau an toàn theo chủng loại rau, như các loại rau gia vị ở Tây Tựu, Đông Dư, rau bắp cải, su hào ở xã Văn Đức, Đặng Xá, Nam Hồng, dưa chuột, dưa chuột bao tử, ngô bao tử ở xã Đông Xuân... Các huyện có diện tích canh tác rau an toàn nhiều nhất là Đông Anh có gần 270 ha nằm trên 7 xã, Gia Lâm có 230 ha nằm trên 3 xã, Từ Liêm có 200 ha nằm trên 6 xã. Sóc Sơn và Thanh Trì, mỗi huyện cũng có 2 xã chuyên canh rau an toàn.
    Theo báo cáo giám sát của chuyên gia Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội, các vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn đã thực hiện khá tốt các quy trình kỹ thuật trồng rau. Về phân bón: 100 % vùng sản xuất rau an toàn sử dụng phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, tro bếp, bã đậu tương và cân đối phân N-P-K để bón cho từng loại rau. Về nước tưới: 75-80 % diện tích được tưới bằng nước sông Hồng, sông Đuống và 20-25% diện tích được tưới bằng nước giếng khoan. Về bảo vệ thực vật: người trồng rau đã có ý thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật loại vi sinh (BT, Delphin...), các loại thuốc hoá học thuộc nhóm phân giải nhanh, cho phép sử dụng trên rau, cơ bản đảm bảo thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoạch, không còn dư lượng chất độc trên rau. Đặc biệt từ năm 1999, nhiều vùng trồng rau an toàn đã áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM nên đã hạn chế số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, vừa giảm độc hại vừa giảm chi phí sản xuất. Một số hợp tác xã ở Vân Nội, Đặng Xá đã áp dụng phương pháp trồng rau trong nhà lưới nên đã hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
    Hà Nội đang đặt mục tiêu đến năm 2005 xây dựng hoàn chỉnh vùng sản xuất rau an toàn với 2.000 ha canh tác ở 33 hợp tác xã tại 5 huyện ngoại thành, năng suất bình quân 170 tạ/ha, sản lượng lên tới 100.000 tấn. Và phấn đấu đến năm 2010, rau "sạch" sẽ thoả mãn được 80% nhu cầu tiêu thụ rau tươi của người dân thành phố. Hy vọng rằng cùng với việc tuyên truyền sâu rộng về lợi ích của rau an toàn và mức sống của nhân dân Thủ đô được nâng lên, ít ai phải mua, phải dùng rau "bẩn" và tình trạng ngộ độc do rau quả tươi sẽ ngày càng ít được công luận nhắc tới.
    Ngọc Nhân
    Được Milou sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 05/09/2002
  10. ThangMot

    ThangMot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mới đây tôi thấy nhiều thông tin cho rằng rau sạch trong cửa hàng rau sạch không đảm bảo. vậy theo tôi chỉ ăn những loại củ, quả là an toàn nhất. Hình như rau bí không bị phun thuốc?

Chia sẻ trang này