1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mời tham gia cuộc thi ??oViết về quê hương Quảng Bình???

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi quangbinh24h, 09/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. newbieQB

    newbieQB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    MỘT CUỘC ĐỜI VẤT VẢ
    ( Kính tặng ông ngoại, ở đấy ông đã đoàn tụ với bà và cậu chưa? mong ông ở TG ấy có một cuộc sống hạnh phúc hơn)
    Lặng nhìn những bông hoa giấy rực rỡ nhiều màu sắc, đang đu đưa nhè nhẹ theo tiếng lắc lư của gió trước hành lang, đôi mắt nó nhìn chăm chăm?long lanh, ướt át, ánh mắt nhạt nhoà hơi nước cứ như chúng sắp trào?một đôi mắt thật buồn và u sầu. Một ngày mùa hè nắng tươi phủ ngập khu KTX Ngoại Giao, ánh vàng tô điểm khắp sân trường qua những cây xanh đang uốn mình theo gió. Thế là ông ngoại nó đã đi xa thật rồi sao? những giọt nước mắt từ từ chảy xuống, càng lúc càng nhanh, càng nhiều?tiếng nức nở lại vang lên, đầm đìa cả khuôn mặt. Nó thấy xót xa vô cùng, nó đau đớn, quằn quại?những câu chuyện về ông ngoại lại hiện về, nó càng thấy cay đắng hơn. Nghẹn ngào, buồn bã, hờn trách bản thân mình, nó cúi xuống, hai tay ôm lấy khuôn mặt khóc nức nở?
    Vậy mà đã 7 năm trôi qua rồi đấy.
    Ông ngoại là người Lý Hoà, đi bộ đội vào đống quân ở Xuân Dục thì gặp bà ngoại, từ đó họ trở thành một gia đình. Nghe kể rằng trước khi có mẹ nó, ông bà có một cậu con trai, mới hơn 1 tuổi thì mất, cậu nó là đứa bé rất kháu khỉnh, đẹp và thông minh vô cùng, mới mấy tháng tuổi mà đã biết rất nhiều thứ, đôi mắt của cậu đẹp mê hồn nhưng thời kỳ chiến tranh loạn lạc, đói khổ đã cướp mất cậu của nó rồi. Sau đó bà sinh tiếp đứa con gái - mẹ nó bây giờ- mới hơn 2 năm thì bà nó lại mất vì bệnh. Mẹ nó lớn lên không biết mặt mẹ, các dì thay nhau chăm sóc, nuôi nấng mẹ nó cho đến khi ông ngoại ra quân về đón mẹ nó đi?từ đó, mọi người ko còn liên lạc với nhau nữa.
    Ông về lại quê hương làm nghề đi biển, chẳng bao lâu sau ông đi tiếp bước nữa và chuyển sang làng Mai Hông sống ( làng của nó bây giờ). Từ đó mẹ nó thực sự bắt đầu một cuộc sống với cảnh dì ghẻ - con chồng?
    Ông đi biển miết, ở nhà bà ngoại 2 chỉ việc đi chợ, ăn quà vặt thoải mái. Ông càng sống tằn tiện bao nhiêu thì bà hai tiêu phá bấy nhiêu. Toàn bộ việc nhà, chăm em đều giao hết cho mẹ nó. Mỗi lúc ông về, bà hai lại kể tội về mẹ nó cho ông, ông lại cầm roi đánh mẹ nó thâm tím mặt mày. Cô đơn, buồn tủi, vất vả, cực khổ mẹ nó âm thầm chịu đựng sống, trong lòng ấm ức, oán hận?thời ấy mẹ nó học rất giỏi, đặc biệt là môn văn. Mẹ nó từng đạt giải nhất môn văn huyện, rồi giải tỉnh, chuẩn bị đi thi miền bắc thì bom Mỹ bắn phá ác liệt. Ngày mẹ nó đi dự cháu ngoan Bác Hồ, ko may mất đôi dép, về nhà ông ngoại đánh một trận tơi bời, đau đớn về tinh thần cả thể xác. Từ đó, ông ko cho mẹ nó đi học nữa, phải ở nhà trông các em và làm việc nhà. Gần 10 năm sau, khi các em đã lớn, vì muốn thoát khỏi cảnh đời cơ cực ấy, mẹ nó đã lấy chồng - một người trong làng ?" là ba nó bây giờ. Đến năm 1981, năm nó được sinh ra cũng là năm ông ngoại chuyển cả gia đình vào đảo Phú Quốc khai hoang, lập nghiệp?ông lại một lần nữa bỏ rơi mẹ nó bơ vơ, cô đơn một mình đối đầu với một gia đình chồng khắc nghiệt ở đấy. Mẹ nó lại gom thêm lòng uất hận với ông ngoại.
    Nó lớn lên không tiếp xúc nhiều với bên ngoại, thỉnh thoảng ông, bà và các dì, các cậu về quê, nó mới biết nên thực sự không có nhiều kỷ niệm, ko có nhiều cảm xúc với bên ngoại lắm. Chỉ đến khi?năm 2001-2002 ông đã trở nên già yếu, ko thể đi biển kiếm sống được nữa, các con của ông ở Đảo đều có công việc ổn định, ông về quê làm giấy tờ thương binh với hy vọng có chút tiền trợ cấp. Cả cuộc đời ông chỉ biết làm để nuôi vợ con, chưa một ngày được ăn ngon, hưởng thụ cs, giờ về già rồi cũng tìm cách để có cái ăn, cái mặc. Những năm tháng cống hiến cho Tổ Quốc, ông từng bị thương trong chiến tranh nhưng chưa được Nhà nước xác nhận, ông cũng quên lãng điều đó, chỉ đến khi tuổi già ông chợt nhớ đến phúc lợi mà ông xứng đáng được hưởng.
    Năm ấy, ông về nhà nó ở?mỗi lần về quê nhìn thấy cảnh ông hom hem, gầy gòm, mặc chiếc áo bồ đội phai màu, chân đi dép nhựa, đạp chiếc xe cọc cạch của nhà nó mà đau lòng lắm. Nhà nó lại nghèo, ba ốm đau, mẹ xơ xác, chật vật từng bữa ăn, mẹ nó lam lũ, vất vả làm đủ nghề mà cũng ko có đủ bữa ăn ngon cho ba và ông ngoại. Nó vẫn còn đi học, anh trai mới ra trường đang phải lăn lộn với cs đầy khó khăn ở HCM?ông vẫn thế, ko kêu ca, phàn nàn, có gì ăn nấy, vẫn miệt mài, kiên trì hàng ngày đạp chiếc xe cọc cạch lên UB xã làm giấy tờ, rồi lại đạp về nhà dưới cái nắng chói chang mùa hè?
    Thời gian sau nghe tin ?oông bị ung thư nặng?, nó lại về quê?thấy ông nằm co ro, ho rũ rượi trên cái giường cũ kỹ, nó đau lòng, nước mắt rưng rưng. Vẫn bộ quần áo bạc màu đấy, vẫn dáng người gầy nhom, nhăn nheo đấy?ông đau đớn, ôm bụng quằn quại, nó khóc nhìn ông. Ông đói, ông thèm ăn ngon nhưng mẹ nó ko thể nấu được cho ông một bữa như mong muốn, mẹ nó quá nghèo, ba nó lại đang ốm yếu. Mẹ nó khóc, rồi lại chửi ông, càng thương ông mẹ nó càng hận ông nhiều hơn ?oông đã đối xử rất tệ với mẹ nó, bắt mẹ nó phải nghỉ học khi chưa hết cấp I, hay nghe lời bà hai đánh đập mẹ nó, rồi lại bỏ rơi mẹ nó một mình để bây giờ cuộc đời của mẹ nó khốn khổ như thế?? mẹ nó uất hận, bao nhiêu đau thương mẹ nó đổ lên ông. Ôi, sao mà đau đớn lòng như thế chứ? Tình trạng của ba nó càng ngày càng tệ, chỉ chăm mỗi ba thôi cũng vất vả cho mẹ rồi, giờ có thêm ông nữa trong khi đấy những đứa con còn phải tự tồn tại ở các TP xa xôi không người nương tựa. Mẹ nó cũng thay đổi, mất hết trí khôn, thẩn thờ như điên dại?nó đã khóc, khóc thật nhiều, một cuộc sống u ám, xám xịt bao phủ lên gia đình nó. Trơi ơi, bây giờ nó có thể làm được gì đây? Nó cảm thấy đau đơn như bị mủi dao đâm xuyên qua người, nó có thể làm gì được nữa khi mà bản thân nó còn phải cưu mang em gái út học ở HN? cảm giác bất lực nhìn ông ngoại yếu dần đi mà không thể làm được gì càng làm lòng đau nhói, tê tái và xót xa hơn?
    Rồi ông nó cũng được em trai ( chú mẹ nó) đưa về sống ở làng quê của ông - Nội Hải- Hải Trạch, ở đây ông được chăm sóc tốt hơn, ăn ngon hơn, mẹ nó thỉnh thoảng sang thăm thôi. Nghe tin ông ốm nặng, các cậu, các dì từ Đảo Phú Quốc cũng về quê thăm, gửi lại tiền cho ông chú chăm sóc ông. Nhưng buồn thay khi các dì, các cậu quay lại Đảo được một thời gian sau thì ông mất. Ông ra đi không được con cháu tiễn đưa đầy đủ, ông ra đi mà cậu út vẫn ko về gặp ông một lần sau bao năm xa cách, ông ra đi đúng lúc UB xã đồng ý cấp giấy chứng nhận thương binh cho ông. Nhưng để làm gì nữa, tất cả đã muộn rồi?thật trớ trêu, khi ông còn sống, sao ko làm nhanh cho ông chứ? để đến khi ông từ giã TG này mới thực hiện điều đó. Ông đã đi trong sự cô đơn, buồn bã, ông đã đi mang theo bao niềm khát khao?ông đã đi để lại trong lòng chúng cháu bao nhiêu phiền muộn, đau đớn. Cả cuộc đời ông chưa một ngày nào biết hưởng thụ cs là gì? cả cuộc đời vất vả, lam lũ kiếm sống. Ông ra đi đúng vào thời điểm mà các cháu chưa thể làm được gì cho ông, tại sao ông ko sống thêm vài năm nữa để ít nhất khi các cháu ra trường còn có tiền mua thuốc, đưa ông đi chửa bệnh, cho ông ăn thật ngon, mặc thật đẹp???
    Ông đã đi xa bao nhiêu năm rồi, nhưng nổi đau ấy vẫn mãi mãi tồn tại trong lòng cháu. Bất cứ khi nào nghĩ về ông, nghĩ về những điều ông chưa được thoả mãn trước khi ông đến với TG kia là cháu lại khóc, khóc nức nở, ngay lúc này đây đang viết câu chuyện về ông, nước mắt cháu vẫn chảy oà trên khuôn mặt, rời rớt xuống bàn phím.
    Cháu mong ông ở TG ấy đã đoàn tụ lại với bà, với cậu và có một cs thật sự hạnh phúc!

    Được newbieQB sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 05/06/2009

Chia sẻ trang này