1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Môi trường đất (Mình viết theo yêu cầu của bạn TRAN HAI: lucky_471@yahoo.com)

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi NTA, 10/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Môi trường đất (Mình viết theo yêu cầu của bạn TRAN HAI: lucky_471@yahoo.com)

    1./ Đất và sự hình thành đất

    "Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật".

    Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùng và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v...

    Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất lấp có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:


    ?Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.

    ?Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất.

    ?Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.

    ?Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.

    ?Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.

    ?Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.



    Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí hậu tương tự nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày.

    Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho, v.v...

    Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người.

    Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước ma, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.



    2./ Các nguyên tố hoá học và sinh vật trong đất

    Theo hàm lượng và nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng, các nguyên tố hoá học của đất được chia thành ba nhóm:

    ?Nguyên tố đa lượng: O, Si, Al, Fe, Ca, Mg, K, P, S, N, C, H.

    ?Nguyên tố vi lượng: Mn, Zn, Cu, B, Mo, Co.v.v...

    ?Nguyên tố phóng xạ: U, Th, Ra v.v...

    Hàm lượng các nguyên tố trên dao động trong phạm vi rộng, phụ thuộc vào loại đất và các quá trình sử dụng đất.

    Sinh vật trong đất được chia làm ba nhóm chủ yếu: thực vật, vi sinh vật và động vật đất.

    ?Thực vật chủ yếu là các loại thực vật bậc cao có khả năng quang hợp để tổng hợp ra các chất hữu cơ nhóm C6H12O6.

    ?Vi sinh vật gồm vi khuẩn, nấm, tảo chiếm khoảng 0,2 - 0,3 % lượng chất hữu cơ của đất.

    ?Vi khuẩn trong đất có nhiều nhóm như nhóm phân huỷ hyđrat cacbon, nhóm chuyển hoá nitơ, nhóm vi khuẩn lu huỳnh, sắt, mangan, phôtpho v.v...

    Vi sinh vật đất có nhiệm vụ phân giải xác động, thực vật, tích luỹ chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh. Động vật đất gồm giun đất, tiểu túc, nhuyễn thể và động vật có xương tham gia tích cực vào quá trình phân huỷ xác động thực vật, đào xới đất, tạo điều kiện cho không khí, nước và vi sinh vật thực hiện quá trình phân huỷ chất hữu cơ, giúp cho thực vật bậc cao dễ dàng lấy được chất dinh dưỡng từ đất.



    3./ Tài nguyên đất là gì?

    Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp.

    ?Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%.

    ?Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực).



    Tài nguyên đất của thế giới theo thống kê như sau:

    Tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất c trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%.

    Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá.

    Đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh thành ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt động nông nghiệp, ô nhiễm nước và không khí từ các khu dân c tập trung. Các tác nhân gây ô nhiễm có thể phân loại thành tác nhân hoá học, sinh học và vật lý.



    4./ Độ phì nhiêu của đất


    Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

    Những điều kiện đó là:

    ?Đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng.

    ?Độ ẩm thích hợp.

    ?Nhiệt độ thích hợp.

    ?Chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của vi sinh vật.

    ?Không có độc chất.

    ?Không có cỏ dại, đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ phát triển.



    Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời các yếu tố đối với đời sống cây trồng. Có thể dùng các biện pháp như thuỷ lợi, kỹ thuật làm đất, phân bón, chế độ canh tác,... để cải tạo đất.



    5./ Ô nhiễm môi trường đất

    "Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm".

    Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:

    ?Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.

    ?Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.

    ?Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

    Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:

    ?Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (d lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).

    ?Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...).

    ?Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).

    Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến.

    Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.


    Công ty môi trường xử lý nước thải & xử lý khí thải
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2014
  2. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    6./ Các hệ thống sản xuất tác động đến môi trường đất
    Dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng l­ương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai thác độ phì của đất. Những biện pháp phổ biến nhất là:
    -Tăng c­ường sử dụng các chất hoá học trong nông, lâm nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
    -Sử dụng các chất tăng cường sinh trưởng để có lợi cho việc thu hoạch.
    -Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại.
    -Mở rộng mạng l­ưới tưới tiêu.
    Tất cả các biện pháp này đều tác động mạnh đến hệ sinh thái và môi trường đất:
    +Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.
    +Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc trừ sâu.
    +Làm mất cân bằng dinh dưỡng.
    +Làm xói mòn và thoái hoá đất.
    +Phá huỷ cấu trúc của đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị, máy móc nặng.
    +Làm mặn hoá hay chua phèn do chế độ t­ới tiêu không hợp lý.
    7./ Đất ở các khu vực công nghiệp và đô thị bị ô nhiễm
    Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh h­ ưởng đến các tính chất vật lý và hoá học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến đất. Các chất thải có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.
    Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ.
    Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thuỷ tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông,... trong đất rất khó bị phân huỷ.
    Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng nhhư Chì, Kẽm, Đồng, Ni ken, Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích luỹ trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
    Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích luỹ cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.
    Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá chất. Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh thành phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn n­ước t­ới trong sản xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.
    8./ Hoang mạc hoá
    "Hoang mạc hoá là quá trình suy thoái đất do những thay đổi về khí hậu và do tác động của con người".
    Hoang mạc hoá đặc biệt tác động mạnh đối với các vùng đất khô hạn mà về mặt sinh thái đã bị suy yếu. Hoang mạc hoá gây ra sự suy giảm về sản xuất l­ương thực, sự nghèo đói. Hiện nay có tới 70% tổng số các vùng đất khô hạn của thế giới (3,6 tỷ hecta) bị ảnh hưởng do suy thoái.
    Để ngăn chặn nạn hoang mạc hoá, việc sử dụng đất, bao gồm cả vấn đề trồng trọt và chăn thả, phải được tiến hành một cách đúng đắn về mặt môi trường, có thể chấp nhận được về mặt xã hội và có tính khả thi. Một trong những công cụ chống hoang mạc hoá là việc trồng cây cối và các loài thực vật khác để có thể giữ nước và duy trì được chất lượng đất. Đấu tranh với hoang mạc hoá, các Chính phủ phải:
    Thực hiện các kế hoạch quốc gia sử dụng đất bền vững và quản lý lâu bền tài nguyên nước.
    Đẩy nhanh các ch­ương trình trồng cây theo h­ướng trồng những loài cây phát triển nhanh, các cây địa phương có sức chịu hạn tốt và các loài thực vật khác.
    Tạo điều kiện để giúp làm giảm nhu cầu củi đốt thông qua các chương trình sử dụng các loại năng lượng có hiệu quả và năng lượng thay thế.
    Những người sống ở nông thôn cần được huấn luyện về việc bảo vệ đất và nước, khai thác nước, nông lâm kết hợp và t­ới tiêu thuỷ lợi quy mô nhỏ. Cần phải có chương trình quốc gia chống hoang mạc hoá nhằm nâng cao nhận thức cho công chúng về các biện pháp giải quyết vấn đề này.
    Nghèo đói là một nhân tố chính đẩy mạnh tốc độ của sự suy thoái và hoang mạc hoá. Cần phải cải tạo lại các vùng đất đã bị suy thoái và h­ướng dẫn cho dân về các lối sinh sống thay thế, hỗ trợ cho nhân dân xây dựng các doanh nghiệp nhỏ sử dụng các nguồn lực địa phương.
    Ngoài ra, cần thiết lập một hệ thống quốc tế ứng phó khẩn cấp các hạn hán với trang bị đầy đủ về lương thực thực phẩm, y tế, giao thông vận tải, tài chính...
    9./ Đất ngập nước
    Theo Công ­ ước RAMSAR thì "Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp".
    Dù rộng hay hẹp, vai trò của các vùng đất ngập nước hầu như đều giống nhau, đó là cung cấp cho con người nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí, là nơi l­ưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người gần 2/3 sản lượng đánh bắt cá, là nơi cung cấp lúa gạo nuôi sống gần 3 tỷ người. Đất ngập nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của các loài chim.
    Để bảo tồn các vùng đất ngập nước, năm 1971, Công ­ước RAMSAR đã ra đời (Iran). Đây là công ước quốc tế về bảo tồn sớm nhất thế giới, nhiều thành quả quan trọng về việc bảo tồn các vùng đất ngập nước đã được ghi nhận. RAMSAR bắt buộc 92 nước thành viên của mình phân khu và bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và thúc đẩy việc "sử dụng hợp lý" các vùng này. Mới đây, gần 800 khu đã được đ­a vào danh sách bảo tồn.
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
  3. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    10./ Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
    Vùng đất ngập nước lớn nhất của Việt Nam là châu thổ sông Cửu Long bao gồm hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt, những cánh đồng lúa bát ngát, rừng ngập mặn, rừng tràm, các bãi triều, ao nuôi tôm, cá. ở miền Trung, các vùng đất ngập nước là các đầm phá ven biển, các hồ chứa nước nhân tạo. ở miền Bắc, đất ngập nước là các hồ trong hệ thống l­u vực sông Hồng, những bãi triều rộng lớn, những cánh rừng ngập mặn của châu thổ. Tổng diện tích đất ngập nước của Việt Nam ­ ướctính khoảng 7 triệu đến 10 triệu hécta.
    Phần lớn thóc, gạo, cá, tôm và các loại lương thực, thực phẩm khác đều được sản xuất từ những vùng đất ngập nước, đặc biệt và từ châu thổ sông Hồng ở phía Bắc và châu thổ sông Cửu Long ở phía Nam. Ngoài vai trò sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, đất ngập nước còn đóng vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường nhhư lọc nước thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hoà khí hậu địa phương, chống xói lở bờ biển, ổn định mức nước ngầm cho những vùng sản xuất nông nghiệp, tích luỹ nước ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cư quý hiếm, là nơi giải trí, du lịch rất giá trị cho người dân Việt Nam cũng nhhư khách n­ ước ngoài. Về lâu dài, các vùng đất ngập nước của Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế và xã hội.
    11./ Tai biến địa chất là gì?
    "Tai biến địa chất là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển".
    Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong thạch quyển. Các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm núi lửa phun, động đất, nứt đất, lún đất, tr­ợt lở đất. Chúng liên quan tới các quá trình địa chất xảy ra bên trong lòng trái đất.
    Nguyên nhân chính là do lớp vỏ trái đất hoàn toàn không đồng nhất về thành phần và chiều dày, có những khu vực vỏ trái đất mỏng manh hoặc các hệ thống đứt gãy chia cắt vỏ trái đất thành những khối, mảng nhỏ. Do vậy, lớp vỏ trái đất trong thực tế luôn chuyển động theo chiều đứng cũng như chiều ngang.
    Tại các khu vực vỏ trái đất có kết cấu yếu, dòng nhiệt xuất phát từ mantia dưới dạng đất đá nóng chảy (dung nham) hoặc khói, hơi nước: chảy theo độ dốc địa hình kéo theo các tác động huỷ diệt đối với con người và môi trường sống. Những điểm xuất hiện sự phun trào đất đá nóng chảy hoặc bụi, hơi nước được gọi là núi lửa. Các vùng n hư vậy phân bố có quy luật trên trái đất tạo thành đai núi lửa. Hai đai núi lửa nổi tiếng được biết trên trái đất là đai núi lửa Địa Trung Hải và đai núi lửa Thái Bình D­ơng. Sự phun trào dung nham hoặc sự dịch chuyển của các khối đất đá trong vỏ trái đất thông thường xảy ra một cách từ từ nhưng đôi khi cũng xảy ra một cách đột ngột, tạo nên hiện tượng động đất có mức độ phá hoại mạnh. Các hoạt động của con người như khai thác khoáng sản trong lòng đất, xây dựng các hồ chứa nước lớn đôi khi cũng gây ra động đất kích thích và các khe nứt nhân tạo.
    Trên bề mặt trái đất, hoạt động của nước và gió gây ra sự xói mòn. Xói mòn do nước m­a là dạng xói mòn phổ biến nhất. ở Việt Nam, hàng năm lượng đất xói mòn do m­a trên một hecta đất vùng núi và trung du có tới vài trăm tấn. Xói mòn do gió thhường gặp ở những nơi gió có tốc độ thường xuyên lớn, trong các vùng lớp phủ thực vật kém phát triển.
    Tr­ợt lở đất là một dạng biến đổi bề mặt trái đất khác. Tại đây, một khối lượng đất đá khác theo các bề mặt đặc biệt bịTr­ợt lở đất là một dạng biến đổi bề mặt trái đất khác. Tại đây, một khối lượng đất đá khác theo các bề mặt đặc biệt bị trọng lực kéo tr­ợt xuống các địa hình thấp. Bề mặt tr­ợt có thể là các bề mặt khe nứt hoặc các lớp đất đá có tính chất cơ lý yếu như đất sét thấm nước. Hiện tượng tr­ợt lở đất th­ường xuất hiện một cách tự nhiên trong các vùng núi vào thời kỳ m­ưa nhiều hàng năm. Các hoạt động nhhư mở đường, khai thác khoáng sản đang làm xuất hiện tác nhân tr­ợt lở đất nhân tạo. Một số hiện tượng tự nhiên khác như sóng biển, thay đổi dòng chảy của các dòng sông cũng tạo nên sự tr­ợt lở đất.

    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
  4. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    ..........
    Còn tài liệu về chương trình IPM ở đồng bằng sông Cửu Long và tài liệu về vấn đề "phát triển bền vững nông thôn" thì mình đang tìm kiếm cho bạn.
    Bạn nào có những tài liệu trên hãy post lên gíup TRANHAI nhé !
    Chúc bạn báo cáo tốt
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
  5. 8986

    8986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Thank you NTA !
    Rat cam on ban ! Minh da hoan thanh bai bao cao
    Xin cam on ve nguon tulieu cua ban no da giup minh rat nhieu
    Hi vong moi dieu tot dep se den voi ban !
    nicole
  6. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Chắc bài báo cáo của 8986 đạt kết quả tốt lắm nhỉ ?
    Chúc mừng bạn nhé !
    Đừng cảm ơn nhiều như thế ... mình ngượng lắm
    Kết quả đó phần lớn là do nỗ lực từ chính bản thân bạn mà !
    Chắc 8986 đang học phổ thông có phải không ?
    Vậy mình chúc bạn học tốt và sẽ là một thành viên thân thiết của diễn đàn.
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
    Được nta sửa chữa / chuyển vào 13:33 ngày 21/03/2003

Chia sẻ trang này