1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Môi Trường Nganh Than va Công Nghệ Xử Lý

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi tortue15, 25/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tortue15

    tortue15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Môi Trường Nganh Than va Công Nghệ Xử Lý

    Mình không là người trong ngành môi trường, không là dân kỹ thuật, nhưng lần này công việc lại liên quan đến lĩnh vực này. Mong các bạn giúp mình tìm hiểu về nó ( đừng cười nhiều, nếu như những câu hỏi của mình ngô nghê quá)
    - Mình muốn có thêm tài liệu nghiên cứu về mức độ ô nhiễm của các mỏ than của VN, các nghiên cứu xử lý môi trường mỏ tại các bãi mỏ lộ thiên.
    -Thiết bị đo nhanh kiểm soát môi trường không khí, bụi, nước; phòng nghiên cứu mô phỏng môi trường sinh thái về thổ nhưỡng, chất lượng nước, không khí: Giới thiệu qua cho mình biết với.
    Cám ơn các bạn nhiều,
    Cuối tuần vui ve.
    Lần sau mình sẽ hỏi tiếp nữa, hì hì. Mà sao box mình buồn thế nhỉ?
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Box Môi trường đúng là hơi buồn thật. Tớ trực ở đây mãi, ngày nào cũng duyệt qua duyệt lại mấy lần mà chẳng có ai để hỏi han nói chuyện. Bạn có thiện ý muốn giúp box này đông vui hơn không?
    Về mấy câu hỏi của bạn, ráng chờ người trả lời vậy, chắc sẽ không lâu đâu...
  3. tortue15

    tortue15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn nhé, không có bài của bạn chắc tủi thân mà khóc quá. Bài viết đã được 1ngày +1/2 ngày rồi mà không có ai trả lời và cũng chỉ có 12 lượt người đọc - mình tự vào 2 lần rồi mà . Giúp mình đi các bạn! Cám ơn các bạn trước nhe.
  4. tortue15

    tortue15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hizzzzzzz, vẫn chưa có ai giúp mình, buồn ghê. Mọi người chia xẻ đi chứ, dù nó quá dễ với các bạn, nhưng với mình thì hoàn toàn mới và mù tịt.
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Bạn ơi, mình chỉ sưu tầm được cái thông tin về than này cho bạn, không biết có giúp được gì không, bạn xem thử nha.
    Mỏ than 210 tỷ tấn dưới lòng Đồng bằng sông Hồng
    (VietNamNet) - Dưới lòng Đồng bằng sông Hồng, sâu đến - 3500m là một bể than lớn, trữ lượng 210 tỷ tấn. Tổng công ty Than cho biết sau năm 2010 sẽ mở mỏ khai thác với sản lượng 1,5 triệu tấn/năm.
    Bản đồ khảo sát thăm dò than vùng Đồng bằng sông Hồng (Màu xanh là toàn bộ bể than diện tích 3500km2, màu vàng diện tích 962km2, màu đỏ diện tích 80km2).
    Vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, các nhà địa chất trong lúc khoan thăm dò dầu khí tại khu vực Đồng bằng sông Hồng đã phát hiện ra nhiều vỉa than có trữ lượng lớn. Thông tin này được các nhà địa chất tâm huyết của Việt Nam rất quan tâm và quyết định phải xem xét cụ thể. Nhiệm vụ được giao cho Viện Địa chất Khoáng sản (Tổng cục Địa chất). Sau khi tập hợp các báo cáo từ khoan thăm dò dầu khí, kết hợp với điều tra, khảo sát, đến 1986 báo cáo về "Tổng kết địa chất và độ chứa than miền võng Hà Nội" đã được hoàn thành.
    Theo báo cáo này than dưới lòng Đồng bằng sông Hồng nằm trên diện tích 3500km2, trải dài từ Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Thái Bình... rồi kéo thẳng ra biển. Có khoảng vài chục vỉa than với tổng trữ lượng dự báo là 210 tỷ tấn. Các vỉa than này có chiều dày lớn, dao động từ 2-3m đến 10-20m, ít lớp kẹp, vỉa nằm thoải, duy trì ổn định, chất lượng tốt...
    Ngày 25/11/1998 tại Hà Nội, Tổng công ty Than Việt Nam và Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và Năng lượng mới Nhật Bản (NEDO) đã ký văn bản cùng tham gia Dự án Thăm dò khảo sát than Đồng bằng sông Hồng Việt Nam, trong thời gian 5 năm. Dự án đã được tiến hành từ 1998 và kết thúc vào năm 2002. Vùng khảo sát của Dự án được thực hiện trên diện tích 962km2, bao gồm các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, một phần tỉnh Hà Tây và Hà Nội, với 19 lỗ khoan, tổng khối lượng 9.516,80m, đo địa chấn... Bên cạnh đó là khảo sát, nghiên cứu sử dụng 50 lỗ khoan của Việt Nam đã thực hiện trước đó trong quá trình thăm dò dầu khí và than.
    Theo số liệu khảo sát trên diện tích 962km2, thì trữ lượng than dự báo khoảng 30 tỷ tấn( khảo sát đến độ sâu -1700m). Trong đó tổng diện tích tìm kiếm tại huyện Khoái Châu (80km2) có trữ lượng than trên 1,5 tỷ tấn. Riêng khu vực Bình Minh (Khoái Châu) với diện tích thăm dò 25km2 đạt thăm dò sơ bộ trữ lượng 456 triệu tấn (khảo sát đến độ sâu -600m). Đây là loại than á BitumB, có chất lượng tốt, rất có giá trị cho sản xuất công nghiệp nhất là luyện kim.
    Hiện nay Tổng công ty Than đang tiếp tục công tác thăm dò chi tiết nơi dự định sẽ mở mỏ đầu tiên tại Bình Minh (Khoái Châu) để chuẩn xác về trữ lượng, chất lượng than, cùng các điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, môi trường... chuẩn bị cho việc khai thác vào sau 2010.
    Theo Tổng công ty Than vấn đề phức tạp nhất hiện nay là lựa chọn công nghệ khai thác nào cho phù hợp. Hiện tại ở một số nước trên thế giới đã khai thác than ở độ sâu -1000m, nhưng ở những nơi đó có cấu tạo địa chất rất bền vững. Còn khu vực Đồng bằng sông Hồng có cấu tạo địa chất không ổn định, lớp đất đá và vách trụ mềm, rất khó khăn cho việc khai thác. Đã có nhiều hội thảo được tổ chức để tìm ra phương án khai thác cho mỏ than này, cũng có nhiều công nghệ được đề cập đến. Nhưng phương án truyền thống là khai thác hầm lò vẫn được quan tâm hơn cả. Theo ông Nguyễn Trọng Khiêm, Trưởng ban Địa chất Trắc địa Tổng công ty Than thì phương án khai thác phải đảm bảo an toàn môi trường, để than lấy lên vẫn có giá trị thương mại, còn nếu chi phí khai thác lại lớn hơn giá bán trên thị trường thì khó thực hiện.
    Dự báo nhu cầu than Việt Nam sẽ tăng lên trên 30 triệu tấn/năm vào 2020. Ngoài việc khai thác những mỏ than hiện có, Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cho Tổng công ty Than trong giai đoạn 2003-2010 phải tập trung đẩy mạnh công tác thăm dò đến mức -300m, đồng thời triển khai việc tìm kiếm, điều tra cơ bản dưới mức - 300m bể than Quảng Ninh; từng bước thăm dò bể than Đồng bằng sông Hồng cùng các mỏ than bùn khác để phục vụ cho chiến lược phát triển năng lượng của quốc gia. Việc tiến hành khai thác mỏ than tại Bình Minh (Khoái Châu) nằm trong "Qui hoạch phát triển ngành Than Việt Nam giai đoạn 2003-2010 có xét triển vọng đến năm 2020" đã được Chính phủ phê duyệt.
    Tổng công ty Than cho biết khi mỏ than này đi vào hoạt động, sẽ đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện tại đây để dùng than phát điện, nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và góp phần tăng sản lượng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
    Trần Thuỷ
  6. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Bụi đen đất mỏ
    [​IMG]
    Khai thác than tại "hồ Moong Đục"
    TTCN - Than Quảng Ninh chiếm tới 70% trữ lượng và 90% sản lượng than toàn quốc. Với tổng trữ lượng than tính dưới độ sâu 300m khoảng 3,6 tỉ tấn, nếu một năm khai thác khoảng 20 triệu tấn thì cũng phải... 200 năm nữa Quảng Ninh mới hết mỏ.
    Tuy nhiên, trước đây và ngay bây giờ, việc khai thác nguồn tài nguyên trên đã gây ra những tác động trực tiếp đến cảnh quan môi trường và sức khỏe người dân.
    Bãi thải Nam Lộ Phong thuộc khu vực than Hòn Gai nằm sát quốc lộ 18A và khu dân cư làng Lộ Phong. Chiều 20-4, khi chúng tôi đến, xe tải hạng nặng chở đất thải oằn mình bò dốc trong bụi than bay tối mặt tối mày. Xe này ra, xe kia đến, đất thải văng từ đầu dốc lên đỉnh. Những người dân ở Lộ Phong than thở: ?oBụi bặm, ồn ào, mệt mỏi vì không khí bẩn, ăn cái gì cũng không ngon, ngủ không tròn giấc. Sáng mặc cái áo sạch đến tối cổ đã đen ngòm?. Tại mỏ Hà Tu, hằng năm khoảng 20.000m3 đất đá đã bị trôi vào suối Lộ Phong. Đất đá thải từ bãi thải phía bắc bị cuốn trôi tạo thành hồ đá ở làng Khánh.
    Vượt qua đèo Bụt hướng về thị xã Móng Cái, đất mỏ Cẩm Phả hiện ra trong màn đen đặc quánh của bụi than và tiếng động cơ xe tải chở than, chở đất thải rầm rập. Đường sá loang lổ màu đen của than và màu trắng của cát bụi. Nhà cửa, cây cối Cẩm Phả, trung tâm thị xã, bám bụi đen kịt. Người dân ra đường không đội mũ bảo hiểm thì cũng đeo kính hoặc khăn bịt mặt. Hiếm ai chạy ngoài đường mặc áo màu sáng.
    Anh Hải, chủ cửa hàng Internet mới mở được một tuần, lấy cái khăn ướt lau yên xe máy cho khách ra về. Chiếc khăn cháo lòng ngả ngay sang màu tối mặc dù người khách mới vào gửi được một lá thư điện tử. Hai băngrôn quảng cáo mới treo dọc cửa hàng cũng đã bám bụi đen. Trong cửa hàng, mấy học sinh mới vào lấy cặp sách đập bèn bẹt lên bàn ghế cho bớt bụi mới ngồi xuống. Mỗi lúc có ôtô chạy qua họ lại phải bưng tay che mặt. Một vài tiếng khịt mũi, ho khan. Anh Hải nói: ?oKinh doanh trong ngõ thì không có khách, ngoài đường thì bụi bặm, ồn ào. Định lắp cửa kính máy lạnh cho lịch sự nhưng chưa có tiền?.
    Đường lên bãi than Núi Béo là những con dốc vòng cua gấp gáp, một bên là núi, một bên là vực sâu. Hàng trăm quả núi bị xẻ toạc lộ ra màu vàng và đỏ quạch. Xe ?obò ma? hạng nặng gầm rít chở đất thải lên đỉnh núi. Nhìn lên cao, đất chất ngợp trời. Nhìn xuống dưới, hàng đoàn xe tải than nối đuôi từ dưới hầm lò oằn mình lên dốc. Xe lên, xe xuống bò ngổn ngang như kiến. Một chiếc xe tải chở nước chạy liên tục để tưới đường cho bớt bụi. Than đen quyện với nước thành dòng đặc quánh rỉ xuống dưới.
    [​IMG]
    Người dân phường Hà Khánh sống lẫn trong than tại mỏ ở Hòn Gai
    Tại ?ohồ Moong Đục?, người dân đang chặn dòng nước để hút quặng than bị rửa trôi. Tại ?ohồ Cavico?, cây cối xung quanh ngả màu úa vàng, không thấy bóng dáng một con tôm, con cá. Công nhân công trường Núi Béo lấm lem trong bộ quần áo bảo hộ. Móng tay móng chân đen sì. Mặt mũi bụi bặm, nước da thâm tái. Những ánh mắt vằn lên vạch máu vì thiếu ngủ và nhiễm bụi.
    Nạn trôi lấp đất đá thải còn diễn ra mạnh ở các bãi thải, các khu vực có độ chia cắt địa hình mạnh tại mỏ Cọc Sáu, Đèo Nai... Vật liệu rửa trôi đã làm mất 200ha ruộng vườn, gây lụt lội các khu vực xung quanh. Tại đây, biến động đường bờ biển cũng diễn ra dữ dội: đoạn đường bờ ở khu vực thị xã Cẩm Phả đã lấn ra biển 300-400m, gần Cọc Sáu có nơi là 700m. Tại vùng này, quá trình bồi tụ do các dòng bùn đá đã tạo ra lưỡi bồi tụ rộng lớn, tiến dần đến đảo Khỉ.
    Hệ lụy xung quanh công trường khai thác than không chỉ có thế: cả khu vực khai thác hầm lò bị ô nhiễm nặng khí thải CO và NO2. Trên toàn vùng khai thác than bị ô nhiễm khí thải CO, NO2, SO2. Nước trong các vùng lạch trên bãi thải chứa nồng độ các nguyên tố phóng xạ cao hơn nơi khác. Các hoạt động sản xuất than đã làm ô nhiễm môi trường trên toàn vùng than, từ Đông Triều đến Mông Dương.
    Tại khu vực than Cẩm Phả, nhà máy tuyển than Cửa Ông, các cảng tiêu thụ than nhỏ lẻ nằm dọc bờ vịnh Bái Tử Long và quốc lộ 18A - với những kho than ngoài trời, các bãi đổ xít thải và nước rửa trôi bề mặt - đã làm ô nhiễm nước biển. Tại thị xã Uông Bí, các cảng tiêu thụ than Điền Công, Bến Cân và rất nhiều bến nhỏ lẻ nằm bên sông Uông, trung tâm thị xã Uông Bí là nguồn tạo bụi lớn. Các nhà máy cơ khí vùng Đông Triều - Uông Bí gây tiếng ồn ảnh hưởng tới dân cư xung quanh. Từ đây, bụi do quá trình vận chuyển than bằng đường sắt và ôtô ra cảng đã gây ô nhiễm khu trung tâm thành phố Hạ Long.
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 02:30 ngày 01/07/2004
  7. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Kiến nghị khẩn
    Kiến nghị của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh:
    Xem xét điều chỉnh hoạt động sản xuất than theo hướng giảm sản lượng, tăng cường phát triển nhiều loại hình sản xuất dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
    Sớm di chuyển các hoạt động sản xuất than gây ô nhiễm nghiêm trọng ra xa các khu vực nhạy cảm như di sản thế giới vịnh Hạ Long, các đô thị, khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, di tích văn hóa lịch sử, các lưu vực hồ chứa nước và các khu vực có yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong môi trường trong lành.
    Tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường vào sản xuất than.
    Sớm có phương án đầu tư xây dựng các tuyến đường chuyên dụng kiên cố như bêtông ngầm, đường sắt, băng tải kín thay cho đường ôtô, tránh vận chuyển than qua các khu dân cư.

    Không phải không biết và cũng không phải đến bây giờ tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất than mới được các cấp ngành tại Quảng Ninh quan tâm. Mới đây, ngày 3-4-2004, UBND tỉnh đã họp với UBND thị xã Uông Bí về tình trạng này. Mặc dù từ 6-4-2002, UBND thị xã cùng các đơn vị tham gia sản xuất, chế biến, vận chuyển than đã cùng ký cam kết ?othực hiện trách nhiệm xử lý ô nhiễm tại thị xã Uông Bí?, nhưng đến nay trên địa bàn vẫn tồn tại tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
    Nguyên nhân: không nộp báo cáo đánh giá tác động tới môi trường, không xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, khí thải (Nhà máy nhiệt điện Uông Bí), không chấm dứt việc vận chuyển than bằng ôtô qua khu vực nội thị, không sửa chữa nâng cấp đường vận chuyển, rãnh dọc thoát nước làm rơi vãi bụi than (Công ty than Uông Bí), không che chắn phương tiện khi vận chuyển xỉ, không thu gom xỉ rơi vãi trên đường (HTX 19 - 5, đơn vị khai thác xỉ than của Nhà máy điện Uông Bí) ?
    Bài học ô nhiễm môi trường tại Uông Bí gần như ?ophổ biến? với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và kinh doanh than tại Quảng Ninh. Không chỉ có thế, để chạy theo lợi nhuận và sản lượng, việc khai thác than lộ thiên (thậm chí cả than thổ phỉ ) cũng đã và đang diễn ra không kiểm soát được. Hậu quả là con người và môi trường bị ?okhủng bố? nặng nề.
    Ông Trần Đình Thụ, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Quảng Ninh, nói: ?oChúng tôi đã gửi kiến nghị cho đại biểu Quốc hội, yêu cầu Quốc hội và chính phủ giúp đỡ Quảng Ninh khắc phục những hậu quả ô nhiễm do khai thác than, đồng thời chỉ sản xuất than theo tổng sơ đồ phát triển đã được Chính phủ phê duyệt từ trước - chỉ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong nước, không quá chú trọng xuất khẩu mà xuất khẩu chỉ để phục vụ đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đề nghị ngành than nâng kinh phí bảo vệ môi trường từ 1% lên 2% so với doanh thu bán than. Họ cũng phải qui hoạch lại việc khai thác và đưa vào sử dụng các công nghệ hiện đại để bảo vệ môi trường. Hạn chế tối đa việc khai thác than lộ vỉa mà chỉ khai thác than hầm lò.
    Trước mắt, chúng tôi kiến nghị hạn chế tối đa việc khai thác than tại TP Hạ Long để tránh ô nhiễm và tập trung phát triển kinh tế trọng điểm du lịch. Với môi trường, phải khẩn trương nạo vét sông, chống bồi lắng và trồng cây xanh. Phải xây dựng hệ thống băng chuyền chuyển than ra cảng, không thể dùng phương tiện ôtô hay tàu hỏa bởi đây là phương tiện gây ô nhiễm nặng?.
    NGUYỄN LÊ NGUYÊN
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 02:29 ngày 01/07/2004
  8. tortue15

    tortue15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Oshin nhiều nhé, cái này mà mình có cách đây mấy ngày thì thật tuyệt. Giờ báo cáo đã gửi đi rồi. Nếu có thông tin gì nữa bạn chia xẻ với mình và mọi người nhé.
    Thân,
    Tortue15

Chia sẻ trang này