1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi tuần 1 tình huống - về Dân sự ???

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 17/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Gây chứng thương khi thi đấu - vô sự (tiếp theo và hết)- các bạn có thể tìm thấy bài này trong báo pháp luật ngày 29/12/2003
    Lỗi kĩ thuật trong khi thi đấu A không phải bồi thường
    Tiếp lời luật gia Quí, chuyên viên TDTT Phạm Văn Nghi góp ý :"đây là lĩnh vực thể thao có đặc thù riêng , các bên khi tham gia đều phải tuân thủ theo đúng luật chơi của từng môn. Theo đề thi, trọng tài không tính điểm cho đội của A chứ không phạt A . Điều 22 luật bóng chuyền qui định :"Hành vi gây gỗ , xâm phạm thân thể hay cố ý gây sự thì bị đuổi ra khỏi sân và truất quyền thi đấu . Trong trường hợp này , A không bị kỉ luật , vẫn thi đấu trên sân, điều đó chứng tỏ A phạm lỗi kĩ thuật (đập không trúng bóng , xâm phạm không gian đối phương )chứ không phải lỗi do hành vi trái pháp luật. Hơn nữa luật bóng chuyền còn qui định tại điều 4 :"Vận động viên có thể mang kính cá nhân và tự chịu trách nhiệm về việc này ". Như vậy , ngay từ điều luật này đã miễn trừ trách nhiệm bồi thường của A
    Nghe đến đây LS Phạm Kim Anh vặn lại :"thế theo anh chịu trách nhiện ở đây là như thế nào ?"Chuyên viên Nghì đáp ngay :"Về những hậu quả có thể gây ra thiệt hại với người mang kính ". Ls Kim Anh tiếp tục tấn công :"Hậu quả do anh gây ra hay do người khác gây ra ?"Chuyên viên Nghì vẫn rất bình tĩnh không hề lúng túng :"Chuyện hư mắt là do B mang kính , Nếu B
    Không mang kính thì dù có đập trúng mặt cũng đâu có đến nỗi hư mắt ". Chuyên viên Nghì lại nhắc thêm :"từ trước đến nay, trong thi đấu thể thao, vận động viên này gây chấn thương dho vận động viên khác đều không phải bồi thường
    Đồng ý với chuyên viên Nghì , LG Hoàng Trung Tiếu và thẩm phán Chu Hải Thanh đều cho đây là va chạm xảy ra trong thi đấu giữa 2 vận động viên
    Theo LG Tiếu , từ xưa đến nay, không phải riêng Vn mà ở nước nào cũng vậy , trong khi thi đấu , người này gây thương tích cho người khác không phải bồi thường thiệt hại . Nếu cần thì liên đoàn thể thao sẽ hỗ trợ chứ bản thân người gây tai nạn không phải chịu trách nhiệm , do đó không thể áp dụng BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp này . LG Tiếu kết luận :A không phải bồi thường thiệt hại , cũng không thể kết tội A cố ý hay vô ý gây thương tích theo BLHS
    Nếu có lỗi , vẫn xem xét trách nhiệm được
    LS Phạm Quốc Hưng cũng đồng ý với quan điểm của chuyên viên Nghì, LG Hoàng Trung Tiếu và thẩn phán Chu Hải Thanh nhưng lại gợi ra 1 vấn đề khác là nên xem cơ sở pháp lí của vấn đề lỗi trong khi thi đấu. Theo LS Hưng :"luật DS không loại trừ trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng trong thi đấu thể thao . Luật HS cũng vậy . Trong thi đấu thể thao phải xem chấp nhận rủi ro đến mức độ nào , nếu như đánh nguội gây thương tích nặng cho người khác thì theo tôi cũng xem xét truy cứu trách nhiệm pháp lí được. Vấn đề là xem có lỗi pháp lí hay không . Bảo rằng chơi thể thao nên không sao là không được". Tuy nhiên theo LS Hưng , tình huống trong đề thi là trọng tài không sử phạt A chứng tỏ A không có lỗi , vì vậy A không chịu trách nhiệm . Nếu A bị phạt thì A phải chịu trách nhiệm bồi thường do lỗi của mình
    Ls Kim Anh phân vân :"trường hợp này có thể coi là lỗi vô ý mà theo luật thì người nào do lỗi cố ý hay vô ý mà gây ra thiệt hại thì vẫn phải bồi thường . Vấn đề ở đây còn liên quan đến luật chơi là luật bóng chuyền mà hai bên đang tham gia"
    LG Tiếu tiếp tục phản đối và giữa vững lập trường của mình :"chỉ áp dụng luật thi đấu , không có chuyện áp dụng luật Dân sự hay hình sự vào cuộc thi đấu dù gây ra bất kì thiệt hại gì , kể cả khi vận động viên chết , trừ trường hợp nghĩ thi đấu mà các động viên lao vao đánh nhau. nếu áp dụng luật hình sự vào thi đấu thì còn ai dám chơi hết mình nữa"
    tới giờ phút này tác giả đề thi lại thay đổi ý kiến Anh nhỏ nhẹ, rút lại đáp án đã đưa ra, công nhận A chỉ phạm lỗi kĩ thuật, đồng ý cho A thoát tội không phải bồi thường
    Tôi đồng ý với tất cả không thể đưa A ra sử phạt
    Ls Phan Đang Thanh lúc này mới chậm rãi lên tiếng :"với tư cách của người phản biện tôi đồng ý với ý kiến của Ls Hưng là không có cơ sở pháp luật nào để khẳng định được miễn trách nhiệm hình sự và dân sự trong khi thi đấu thể thao. Bởi vì , đề thi đặt vấn đề theo pháp luật hiện hành , tức là phải dựa theo bộ luật dân sự bộ luật hình sự và luật bóng chuyền với tư cách là văn bản pháp qui dưới luật do Bộ trưởng _Chủ nhiệm UBTDTT ban hành , nếu không chứng minh được yếu tố miễn trách nhiệm pháp lí do các văn bản pháp luật nói trên qui định thì tôi nói A có tội cố ý gây thương tích theo điều 104 hay vô ý gây thương tích theo điều 108 BLHS và A phải chịu trách nhiệm bồi thường vì A có lỗi"
    LS Thanh không đồng ý với ý kiến cho rằng A không có lỗi hay chỉ có lỗi kĩ thuật. Theo LS Thanh A có lỗi vì A đã thò tay qua lưới đánh vào mặt đối phương, tức là A đã vi phạm không gian đối phương- 1 hành vi trái với luật bóng chuyền cũng là trái pháp luật
    Nhưng dường như thông cảm với nỗi khổ của A...Ls Thanh nói:"tôi nói vậy là theo giọng điệu phản biện triệt để chứ suy cho cùng , theo tinh thần thể thao và lòng hâm mộ của mọi người , của toàn thể Xã hội thì không ai đem chuyện này ra toà để xử phạt hình sự hay bồi thường dân sự"
    LS Thanh kiến nghị thêm".... cần có điều khoảng miễn trách nhiệm pháp lí đối với vận động viênt hi đấu", qui định như vậy để thỏa mãn tập quán cũng như yêu cầu phải sống và làm việc theo pháp luâtchứ để "lỉnh bỉnh lình binh "như vậy người chơi cũng không biết có vi phạm hay không "
    Cuối cùng thống nhất đáp án , hội đồng đã thống nhất :A không bồi thường, cũng không phạm tội vì A không có lỗi
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    To bác No_Fear: bác có thể nhập bài này vào bài trước cho khỏi loãng không ạ, mấy hôm nay mạng bị sao ấy em đăng nhập không được, đến khi đăng nhập vào thì đã quá 48h nên không thêm vào được, thank bác nhiều
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 02/02/2004
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 12:51 ngày 02/02/2004
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to bác Remediot:
    trích :
    Trong phần hợp đồng mua bán tài sản của BLDS, tại các điều 428, 429, 430 quy định về trách nhiệm do giao vật ko đúng số lượng, không đồng bộ, không đúng chủng loại đều cho phép bên mua có quyền Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Có thể thấy rằng sự vi phạm của bên bán trong trường hợp cụ thể này khá "gần gũi" với những trường hợp mà điều 428, 429, 430 nêu ra. Theo tinh thần giải quyết của những điều luật trên, thì khi bên bán giao vật không đúng với thoả thuận ban đầu, bên mua có quyền từ chối nhận vật và huỷ bỏ hợp đồng.
    Và, theo ý kiến cá nhân tôi, trong trường hợp cụ thể này, bên mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng và đòi lại số tiền đã trả trước .
    ------------------------
    1 quan hệ dân sự mà không có qui phạm pháp luật nào điều chỉnh , thì mới dùng qui phạm pháp luật tương tự để giải quyết, ở đây ta có thể thấy điều 437 đã điều chỉnh về chất lượng vật mua bán nên không thể áp dụng qui phạm pháp luật tương tự được
    Chỉ có điều điều 437 lại không cho phép bên mua đơn phương huỷ hợp đồng, biết làm sao được, vì hợp đồng chỉ bị hủy khi các bên có thỏa thuận hy pháp luật có qui định thôi
    trích :
    Nghe chừng lý lẽ như vậy không ổn lắm. Ở đây, nghĩa vụ chuyển giao quyền chiếm hữu (giao vật) và nghĩa vụ giúp bên mua hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu là hai nghĩa vụ tương đối độc lập với nhau , bên bán có thể giao vật trước hoặc sau khi đăng ký. Ta có thể coi chúng là những nghĩa vụ nhỏ nằm trong một nghĩa vụ lớn hơn : chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua. Để thực hiện nghĩa vụ lớn này, bên bán phải đảm bảo thực hiện đúng và đủ cả hai nghĩa vụ nhánh này, chúng tương đối riêng rẽ và không có lý gì lại lấy việc hoàn thành thủ tục giấy tờ để ép bên mua phải chấp nhận một vật mua bán kém chất lượng, không đúng với yêu cầu ban đầu của mình.
    ----------------------
    Điều 432 koảng 2 :"đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật qui định tài sản đó phải đăng kí quyền sở hữu , thì quyền sở hữu đó được chuyển giao cho bên mua , kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đang kí quyền sở hữu đối với tài sản đó"
    thế thì đối với tài sản có đăng kí thì quyền sở hữu cũng được chuyển giao , mà bên bán cũng không cần giao vật cho bên mua bác nhỉ
    Vậy em vẫn bảo lưu ý kiến của em nhá
    Em vẫn đang phân vân điều 437 chỉ áp dụng đối với trường hợp "sau khi mua" thôi, vậy tranh chấp ở đây là tranh chấp trong khi mua hay sau khi mua
    Nhắc lại hợp đồng mua bán là hợp đồng có sự chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản . Theo em hiểu chuyển giao tài sản tức là chuyển giao quyền chiếm hữu , quyền chiếm hữu gồm quyền chiếm hữu về mặt pháp lí và quyền chiến hữu về mặt thực tế, sau khi chuyển quyền sở hữu thì bên mua đã giữ quyền chiếm hữu về mặt pháp lí, bên bán chỉ còn quyền chiếm hữu về mặt thực tế vậy nói trắng ra bên bán chỉ còn giữa hộ, giữ dùm cho bên mua mà thôi. Vậy tranh chấp này là tranh chấp sau khi mua, tức là bên mua đã mua xong rồi cho nên em thấy áp dụng điều 437 là không vướng mắc gì hết
    thật ra có nhiều điều em vẫn chưa hiểu : không hiểu chưa có sự đồng ý của bên mua bên bán làm sao đăng bộ được, em cũng chưa nhìn thấy 1 cái hợp đồng mua bán xe nào ,nói ra thật xấu hổ ,trong bài báo còn có 1 tình tiết là: sau khi chọn xe, bên mua đã yêu cầu thay đổi 1 số chi tiết như gắn thêm máy lạnh....và bên bán đã làm theo yêu cầu của bên mua dẫn đến xe không còn đúng với thiết kế ban đầu nếu thanh lí sẽ rất khó bán cho người khác . Em cũng chưa biết vấn đề này là như thế nào , điều luật nào điều chỉnh
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

    Dạo này box buồn quá, chắc mọi người bận "du xuân" cả , ít thấy ghé thăm, ít thấy viết bài. Hy vọng sắp tới diễn đàn sẽ có không khí hơn với nhiều topic mới và nhiều thành viên tích cực :) .
    -------------------------------------------------------------
    hi Satthutinhdoi,
    Khi đọc tình huống này, tôi cũng băn khoăn không hiểu làm thế nào để "đơn phương đăng bộ" - tức là không có sự tham gia của người đứng tên chủ sở hữu. Chúng ta tạm bỏ qua chi tiết này và coi việc đăng bộ hoàn toàn mang tính chất "hành vi đơn phương" của bên bán như trong bài báo đã nêu cho đơn giản.
    Quay trở lại vấn đề của chúng ta : xác định việc mua bán ở đây đã được thực hiện xong hay chưa ?
    Satthu có nói rằng "tranh chấp này là tranh chấp sau khi mua" và do đó việc áp dụng điều 437 BLDS là hợp lý. Như vậy bạn coi việc mua bán này đã hoàn thành ?
    Xin trích dẫn đầy đủ điều 437 BLDS :
    " 1. Bên bán phải đảm bảo giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán;
    nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay sau khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa , đổi vật có khuyết tật, giảm giá, bồi thường thiệt hại, nếu không có thoả thuận khác"

    Khoản 1 điều này nói về nghĩa vụ bảo đảm chất lượng vật mua bán của bên bán: Nghĩa vụ này không chỉ tồn tại trong khi thực hiện việc mua bán mà còn tiếp tục duy trì trong một khoảng thời gian nhất định sau khi mua bán , chẳng hạn:
    Tôi đi mua 1 chiếc máy in , khi in thử tại cửa hàng tôi thấy in tốt và đồng ý mua . Tôi trả tiền đầy đủ, lấy phiếu bảo hành và mang máy về . Tôi sử dụng máy được 1 tuần , bị kẹt giấy và phải tháo lô sấy ra. Phát hiện ra lô sấy của máy in là cũ, tôi yêu cầu bên bán phải có trách nhiệm như phần màu xanh của điều 437 nêu trên.
    "Sau khi mua " được đề cập trong điều 437 được xây dựng để giải quyết những trường hợp tương tự như ví dụ vừa nêu.
    Còn trong tình huống Satthu nêu ra, việc mua bán đang trong giai đoạn được tiến hành: tiền được trả trước một phần, bên bán chưa hoàn thành nghĩa vụ giao vật.
    Trong hợp đồng mua bán, nghĩa vụ của bên mua là giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản . Đối với tài sản cần đăng ký quyền sở hữu thì việc chuyển quyền sở hữu tài sản không đồng thời với việc giao tài sản, đây là 2 việc tương đối độc lập với nhau (đối với TS không cần đăng ký quyền sở hữu thì giao tài sản đồng thời là chuyển giao quyền sở hữu). Và như vậy không thể nói rằng hoàn tất thủ tục giấy tờ đăng bộ thì có nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ giao tài sản, cũng không thể nói rằng việc mua bán đã xong xuôi.
    Satthu hãy để ý một chút đến "ý tứ" của điều luật này và xem xét lại nhận định trên của mình. Quy định này bảo vệ lợi ích của người mua hàng trong trg` hợp người đó không phát hiện khuyết tật của vật tại thời điểm nhận hàng mà sau khi mua - mang về / sử dụng rồi phát .. chợt phát hiện ra. "Sau khi mua" ở đây có thể hiểu là : sau khi nhận vật / chiếm hữu vật .
    Sau khi đã xác định tranh chấp này là tranh chấp xảy ra tại thời điểm hợp đồng đang trong giai đoạn thực hiện - chứ không phải giai đoạn hợp đồng hoàn thành - tức là "sau khi mua" chúng ta sẽ phải lựa chọn cách thức giải quyết .
    Như bài viết trước tôi đã có nói, phần điều luật màu xanh chỉ áp dụng đối với trường hợp sau khi mua, còn trách nhiệm đặt ra cho bên bán đối với trường hợp vi phạm nghĩa vụ giao vật liên quan đến chất lượng nói chung thì trong điều luật này không nói cụ thể. Tuy nhiên, sự vi phạm về chất lượng ở đây cũng tương tự như vi phạm do giao vật ko đồng bộ (điều 429), do giao vật không đúng chủng loại (điều 430), vi phạm tương tự thì "chế tài" cũng tương tự, và như vậy có thể sử dụng cách giải quyết của 2 điều luật này : Huỷ bỏ hợp đồng (tất nhiên là ngoài cách này ra còn có thể áp dụng những biện pháp khác, nhưng ở đây chúng ta chỉ đang bàn tới vấn đề trong phạm vi : Có thể huỷ bỏ hđ hay ko - có lấy lại tiền trả trước được hay ko).
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý là hoàn thành thủ tục đăng bộ không có nghĩa là hoàn thành luôn nghĩa vụ giao vật, tuy nhiên em có đưa ra lí lẽ là nghĩa vụ giao vật tức là nghĩa vụ chuyển quyền chiếm hữu, quyền chiếm hữu về mặt pháp lí thì đã chuyển giao( vì quyền sở hữu đã chuyển giao), chỉ có quyền chiếm hữu về thực tế là chưa giao thôi. Lí luận như thế thực là liều mạng nhưng em cứ đưa ra vì em thấy cũng có lí , hơn nữa đưa ra để xem bác phản bác cái lí của em thế nào hihi
    Giả sử giao vật là sự chuyển giao quyền chiếm hữu về mặt thực tế như bác nói, vậy tranh chấp này là tranh chấp xảy ra trong giai đoạn hực hiện hợp đồng , (vì mua bán chưa xong), và người mua không thể sử dụng điều 437 để bảo vệ quyền lợi của mình được, Vậy người mua sẽ bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách nào ?
    Em thấy bác sử dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng như điều 429,430 cũng không ổn . Hủy bỏ hợp đồng là 1 biện pháp chế tài khá đặc biệt, không thể dùng tương tự pháp luật để sử dụng biện pháp này được. Điều 404 khoảng 2 có nói : hợp đồng chỉ được sữa đổi hay hủy bỏ nếu các bên có thỏa thuận hay pháp luật có qui định , vậy ta cũng có thể hiểu ngược lại rằng không có thỏa thuận hay pháp luật không có qui định thì bất cứ giá nào cũng không thể hủy bỏ hợp đồng , như vậy sự vi phạm dù có gần gũi với điều 429,430 (đều không giao vật đúng thỏa thuận) nhưng chế tài lại không tương tự rồi phải không
    Vậy người mua làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình , ở đây hợp đồng mua bán đã có hiệu lực và các bên đang trong giai đoạn thực hiện hợp đồng , vậy bên bán có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng vật bán cho bên mua, nghĩa vụ của bên bán là quyền của bên mua , chừng nào bên bán chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ với mình , nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
    Ngoài ra em không còn thấy bên mua có quyền nào nữa hết (kể cả quyền hủy bỏ hợp đồng ,trả lại tiền ứng trước)
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em dự định đầu tuần sau em sẽ post lên tình huống mới , các tình huống cũ thì vẫn thong thả giải quyết , em chỉ post lên đề mới để các bác xem trước
    Nhưng nếu các bác thấy không ổn , bài trước bài sau lộn xộn thì các bác nhắn em cái phát em hoãn lại
    ------------------
    Đúng là mấy hôm nay các bác du xuân lâu quá, box buồn hiu, các bác đi đâu lâu thế: No_fear, Giaaotuicom,constancy, Longlanh,Phuongnam,......Các bác về mau mau nhé, ở đây sắp thành cái mõ buồn thảm rồi
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  6. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Nói vậy cũng không hoàn toàn đúng , vì giấy tờ đăng bộ vẫn do bên bán cầm , và nếu bên bán cứ giữ lấy cho riêng mình thì cũng không thực sự có ý nghĩa trong việc chuyển giao quyền sở hữu về mặt pháp lý (vì trong trường hợp này ko đi kèm với việc chuyển giao tài sản) . Giống như người ta vẫn giữ tài sản + cầm giấy tờ mang tên người khác vậy, quyền sở hữu vẫn hoàn toàn thuộc về người đang chiếm giữ tài sản. Không phải lúc nào trên giấy tờ TS mang tên người khác thì người chiếm hữu hiện thời chỉ là người giữ hộ đâu satthu à, họ vẫn có thể là người chủ sở hữu thực sự. Ở đây, chủ sở hữu của chiếc xe thực sự vẫn là bên bán.
    Vấn đề ở đây đó là điều 437 chỉ quy định về nghĩa vụ đảm bảo chất lượng của vật mà lại không nêu cụ thể những biện pháp mà bên mua có thể thực hiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy không có quy định trực tiếp thì ta phải sử dụng đến biện pháp "áp dụng tương tự quy phạm pháp luật" .
    Thế Satthu cho rằng trong giải quyết một tranh chấp nào đó mà phải áp dụng tương tự quy phạm PL , quan toà ko thể viện dẫn 1 điều luật cụ thể nào đó (vì ko có quy định) nên không thể nói rằng "Trong trường hợp này, theo luật định thì .. x, y , z.... " . Mà là theo "tôi định ", theo "ông A định" ... chứ không phải luật định ?
    Tôi cho rằng Áp dụng tương tự cũng có nghĩa là áp dụng theo luật định , do vậy cũng không có gì mâu thuẫn với điều 404 cả .
    Do khoanh vùng tranh luận của chúng ta là :có thể áp dụng biện pháp huỷ hợp đồng hay không nên bài viết của tôi chỉ trả lời câu riêng hỏi này. Còn nếu là một người có khả năng tác động đến hướng giải quyết tranh chấp này, tôi sẽ chọn cách giải quyết theo một hướng khác mà tôi cho rằng nó tích cực hơn với cả 2 bên. Nếu là bên mua, chắc tôi cũng sẽ ko lựa chọn biện pháp này, vì nó rầy rà, mất thời gian và cũng ko dễ dàng để đạt được.
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    trích
    Tôi cho rằng Áp dụng tương tự cũng có nghĩa là áp dụng theo luật định , do vậy cũng không có gì mâu thuẫn với điều 404 cả
    --------------------
    Đây là ý kiến mà em chưa từng nghe qua lần nào cả, đây là bác lí luận ra hay thực tế là thế bác nhẩy
    Hiện giờ em chưa rút ra ý kiến được, em phải suy nghĩ thêm và dò hỏi xem thực tế thế nào đã
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Thực ra tôi cũng không rõ những trường hợp áp dụng tương tự quy phạm PL / áp dụng tương tự PL thì người ta lý lẽ như thế nào , có viện dẫn đến quy phạm "mẫu" hay không? Nhưng tôi cho rằng, khi người ta sử dụng biện pháp áp dụng tương tự pháp luật/ tương tự QPPL nghĩa là dựa trên ý chí sẵn có của luật - tức là trên cơ sở của luật - chứ không phải theo ý chí chủ quan của chủ thể áp dụng. Như vậy theo một cách nào đó vẫn có thể gọi là "theo luật định" - một cách gián tiếp .
    Điều này từ trước đến nay tôi cũng chưa hề nghĩ qua, chỉ đến khi Satthutinhdoi dùng lý lẽ đó để "phản bác" lại ý kiến của tôi thì mới đặt ra câu hỏi này cho chính mình . Và ý kiến đó hoàn toàn là ý kiến cá nhân, xét về mặt lý luận, tôi cũng không dám hoàn toàn tin tưởng vào khẳng định đó của mình . Satthu đang là sinh viên, có thể dễ dàng gặp gỡ một thầy cô nào đó và trao đổi về điều này , khi nào có câu trả lời hãy cho tôi biết với nhé, tôi cũng muốn biết họ nói sao.
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Vâng , mấy hôm nay em cũng chưa đi học, khi nào hỏi xong em sẽ post lên
    Đây là đề thi tuyển sinh luật sư mà em có được, mời các bác thưởng thức
    nguyên văn:
    Chị THThúy có hộ khẩu thường trú tại huyện Từ Liêm, Hà Nội. Do nhu cầu kinh doanh từ năm 89 chị đã thuê cửa hàng kinh doanh tại quận Hoàn Kiếm. Thực tế chị và gia đình đã sống luôn ở đó, còn ngôi nhà ở huyện từ Liêm thì do người bà con trông giữ
    Tháng 3 năm 2001, do cần tiền để phát triển kinh doanh , Chị Thúy đã vay của bà nguyễn Thị Lan , cư trú tại quận Haii Bà Trưng 200 triệu, lãi suất 1,5%/tháng, thời hạn 6 tháng. Khi vay chị Lan có yêu cầu chị Thúy viết giấy thế chấp căn nhà tại huyện Từ Liêm . Toàn bộ giấy tờ nhà chị Lan cầm giữ. Đến hạn trả nợ , chị Thúy không thanh toán được cả gốc lẫn lãi cho chị Lan, Sau nhiều lần đòi nợ không được tháng 2/2002, chị Lan làm đơn khởi kiện ra tòa án yêu cầu chị Thúy phải trả nợ cho mình theo qui định của Pháp luật
    câu hỏi 1 : hãy xác định tòa nào có thẩm quyền giải quyết vụ này
    câu hỏi 2 : hãy xác định những khoảng tiền mà toà án sẽ buộc chị Thúy thanh toán cho chị Lan , d0ược biết lãi xuất ngân hàng cũng thời kì là 0,6%
    TÌNH TIẾT BỔ SUNG
    Trong thời gian chị lan khởi kiện đòi nợ ra toà án, giá nhà đất tại hà Nội đột biến tăng lên rất cao. Vì vậy chị Lan muốn thay vì chị Thúy trả tiền cho mình thì chị thúy sẽ trả cho chị Lan căn nhà mà chị Thúy đã thế chấp. Lập luận của chị lan là Khoảng tiền mà chị lan cho chị thúy vay vào thời điển năm 2001 có thể mua được căn nhà trị giá như căm nhà của chị Thúy , thậm chí còn lớn hơn. Hơn nữa căn nhà này chị thúy đã thế chấp cho chị, bây giờ chị thúy không trả được nợ cho chị thì căn nhà thế chấp phải thuộc về chị. tuy vậy để cho chắc chắn chị Lan muốn nhờ 1 luật sư giúp đỡ, có người nói với chị là chị có thể kí hợp đồng trực tiếp với 1 luật sư, có người nói chị phải kí hợp đồng với 1 văn phòng luật hay công ty luật
    Câu hỏi 3: căn cứ vào pháp lệnh luật sư năm 2001, bạn hãy hướng dẫn chị lan cách thức để thực hiện mong muốn của chị
    câu hỏi 4: theo bạn thì yêu cầu của chị Lan có thể chấp nhận được không ? vì sao?
    TÌNH TIẾT BỔ SUNG
    được biết vị luật sư mà chị Lan muốn mời lại cũng chính là vị luật sư đã tham gia giúp chị Thúy trong vụ án li hôn của chị thúy với chồng từ 2 năm trước
    câu hỏi năm: căn cứ vào qui định pháp luật hiện hành , vị luật sư này có bị hạn chế tham gia tố tụng theo yêu cầu của chị lan không
    TÌNH TIẾT BỔ SUNG
    Tại tòa án, chị thúy có thừa nhận việc có vay nợ cũng như việc đạ thế chấp nhà cho chị Lan . Việc chị không trả được nợ là do khách quan , chứ không phải là chị không muốn trả. Chị đề nghị chị lan cho chị 5 tháng nữa , chị sẽ thanh toán toàn bộ tiền gốc cũng như tiền lãi như đã thỏa thuận khi vay
    câu hỏi 6: nếu chị Lan đồng ý với phương án của chị Thúy thì tòa án có lập được biên bản hòa giải thành hay không ? tại sao
    Lưu ý : tình tiết bổ sung là để sử dụng cho câu hỏi tiếp theo, không dùng cho câu hỏi trước

    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 09/02/2004
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 19:45 ngày 09/02/2004
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    đáp án (nguyên văn):
    câu 1
    Căn cứ pháp luật
    điều 13 k1 PLGQCVADS
    điều 48 BLDS
    kết luận :TAND quận Hòan Kiếm có thẩm quyền giải quyết
    (trường hợp thí sinh lịât kê nhiều tòa, trong đó có tòa hòan Kiếm), có thể được
    Câu 2
    Xác định khỏang tiền chị thúy phải thanh tóan cho chị Lan:
    Căn cứ pháp luật :đ313/2 đ471/5 đ473/2 BLDS
    Các khỏang tiền phải thanh tóan bao gồm :Nợ gốc, lãi trên nợ gốc, lãi quá hạn
    Thời gian tương ứng với các khỏang tiền phải thanh tóan
    Câu 3:
    Cách thức mời luật sư
    Căn cứ pháp luật đ19/2 đ 25 pháp lệnh luật sư 2001
    hợp đồng dịch dụ pháp lí giữa chị Lan với văn phòng luật
    (nếu hợp đồng được kí giữa chị Lan với văn phòng luật, công ty luật), có thể được
    Câu 4: giải quyết yêu cầu của chị Lan về tài sản thế chấp:
    Căn cứ pháp luật :Đ359, đ467 BLDS
    lập luận :
    đây là hợp đồng vay tài sản, việc giao giấy tờ nhà của chị Thúy cho chị Lan chỉ là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ(thế chấp tài sản). Do vậy chị Lan chỉ có quyền yêu cầu xử lí tài sản thế chấp
    yêu cầu của chị Lan, bản chất là đề nghị chuyển quyền sở hữu tài sản nên không được chấp nhận
    Câu 5 :
    Hạn chế tham gia tố tụng của luật sư
    Căn cứ pháp luật :Đ16/4 pháp lệnh luật sư 2001
    mục VI nghị quyết số 03/19/10/1990 HĐTP-TANDTC
    kết luận :đây là 2 vụ án khác nhau, vị luật sư do chị Lan mời không bị hạn chế tham gia tố tụng
    Câu 6:
    Việc lập biên bản hòa giải thành :
    Tòa án không lập được biên bản hòa giải thành
    Do thỏa thuận của đương sự về lãi xuất trái với qui định của pháp luật Đ473/BLDS
    Vi phạm nguyên tắc thỏa thuận (đ5,đ44 PLTTGQCVADS)
    -------------------------
    to bác mer: em đã tìm lại được tờ báo rồi nè:
    về tình huống thứ 1 :bên A là chị Ngọc Oanh bên B là công ty cổ phần đầu tư thương mại AMC(trích nguyên văn), báo không nêu rõ mua xe nhầm mục đích gì
    To bác Remediot: mấy hôm nay em cũng chưa hỏi được ,để em cố gắng
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào

Chia sẻ trang này