1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MỖI TUẦN MỖI CHỦ ĐỀ!

Chủ đề trong 'Huế' bởi duongphuongbay, 06/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. laituan776

    laituan776 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    0
    Thôi ở đâu cũng có thằng nọ con kia cái đó được đề cập đến rất nhiều rồi thì phải tại sao cứ phải mang 1 vài phần tử ngoại hạng đó ra để so sánh nhỉ .Huế có cái đẹp của Huế còn ĐBSCL có nét duyên của những con người miền sông nước.Ko thể mang ra để chỉ trích nhau thế được có người nói gái Huế dịu dàng thuỳ mị nhưng lại hết lời khen ngợi cái giọng hò tha thiết nhẹ nhàng của người miền Cửu Long .Ho chê cái làn da đen rám nắng của những người miền sông nước nhưng cũng phàn nàn với cái chất giọng nói nặng và đứt quãng khó nghe của người miền Trung.Thế đấy ko có cái gì là tuyệt đối và cũng chẳng có gì là hoàn hảo hãy biết chấp nhận sự thật đi .
    Hoàng hôn dần buông mà ai còn đứng im trong chiều sương xuống
  2. hitokiri39

    hitokiri39 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    810
    Đã được thích:
    0
    cara nè! bạn vào box huế hỏi nên mọi người mới nói thôi! bạn muốn biết con gái nơi nào đẹp hơn! mang tiếng dân huế mình phải bảo vệ nơi mình ở chứ ! nói 1 câu công tâm thì con gái ĐBSCL vẫn đẹp hơn con gái huế về nhan sắc!
    nhưng nếu hỏi mình thì mình sẽ nói con gái huế đẹp hơn, vì mình đã ssống ở huế 1 thời gian dài mình biết cái giá trị, cái hay của những người con gái ở đây, những cái mình khó có thể tìm ở những người con gái ở ĐBSCL chính những điều đó làm cái vẻ đẹp của người con gái huế luôn luôn đẹp hơn, ko chỉ hơn ĐBSCL mà hơn mọi nơi khác.
  3. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Phải chi ai cũng từ tốn nói chuyện như Hitokiri thì sẽ không có tranh cãi nảy lửa, he he, nhưng không có tranh cãi thì cũng chẳng xôn xao, chẳng vui.
    Nhân ý của cậu là "sống ở huế 1 thời gian dài mình biết cái giá trị, cái hay của những người con gái ở đây" thì mình có 1 điều cần hỏi : Liệu những truyền thống nữ công gia chánh ngày xưa , những nề nếp khuôn phép nghiêm khắc có khiến con gái Huế trở nên thụ động trong việc hòa nhập với xã hội hiện đại thời nay ?
    Thời nào cũng có cái hay, cái dở. Nhưng hay nhất là giữ được những điều tốt của truyền thống và vẫn bắt kịp những tiến bộ của xã hội đương thời.
    Tớ không ở Huế nên không biết con gái Huế có làm được điều trên không ? xin cậu vui lòng cho tớ 1 ít thông tin nhér2)]
  4. be_muon-hoc

    be_muon-hoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.271
    Đã được thích:
    0
    Con gái ĐB cũng quen mí ng, yêu Huế thiệt nhưng cũng công nhận là con gái ĐB đẹp măn mà hơn, gái Huế thì có nết dễ thương đặc bittẹ ko đau có, chứ nói về đẹp thì đa số HN + Tây Nam Bộ đpẹ hơn
  5. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Chờ mãi canh hòai ... sao mà bác xmw lặn mất tăm mất tích ? Có PM cho bác ý ròai đấy !
  6. chicken_fund

    chicken_fund Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    856
    Đã được thích:
    0
    Hok nói nhiều, dẫn chứng thì biết ngay...
    Tài nữ đất cố đô :
    I. Hoạt động cách mạng
    1. ĐINH PHU NHÂN
    Liệt nữ cận đại, không rõ năm sinh, năm mất, quê ở Thuận Hoá (Huế). Có sách chép tên là Ðinh Thị Thoán, các sách khác thì bảo là vợ một võ quan họ Ðinh, nên gọi là Ðinh phu nhân.
    Bà nhiệt thành yêu nước, hoạt động cho phong trào Ðông du và gia nhập Việt Nam Quang phục hội. Bà phụ tá Ðặng Thái Thân trong việc hộ tống cán bộ và làm giao liên từ Quảng Nam ra Hà Nội, Hải Phòng.
    Sau bà bị mật thám Pháp theo dõi bắt giam ở lao Thừa Phủ (Huế), bị tra tấn dã man, bà thắt cổ chết trong tù.
    II. Hoạt động xã hội
    1. CÔNG NỮ ĐỒNG CANH (T.Tị 1881- M.Tí 1948)
    Nhà hoạt động xã hội, nhà thơ hiệu là Ðạm Phương, nên thường gọi là Ðạm Phương nữ sĩ, quê tại thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
    2.NGÔ THỊ THU MINH (B.tí 1936 - Q mão 1963)
    Nữ tu sĩ Phật giáo, tự Minh Nguyệt, pháp dah Diệu Quang, quê ở Phú Cát, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Mộ đạo Phật, cô vừa là nữ sinh Trung học vừa phát nguyện tu.
    Ðến khi tốt nghiệp trường Sư phạm Nha Trang, cô xuống tóc trở thành nữ tu sĩ, đệ tử sư cô Diệu Hoa, chùa Vạn Thạnh, Nha Trang.
    Phản đối chính quyền Ngô Ðình Diệm đàn áp Phật giáo, sư cô tự thiêu ngày 15/8/1963 tại Ninh Hoà, tư vì đạo, hưởng dương 27 tuổi.
    III. Văn học nghệ thuật
    1.DIỆU LIÊN
    Công chúa triều Nguyễn con gái vua Minh Mạng, không rõ năm sinh, năm mất. Diệu Liên công chúa tên thật là Nguyễn Thị Trinh Thận, tự Thúc Khanh, một tên tự khác nữa là Nữ Chi, hiệu Mai Am, vốn là con gái thứ 25 của vua Minh Mạng. Bà cùng với chị là Qui Ðức công chúa tự Trọng Khanh, em là Thuận Lễ công chúa tự Quí Khanh, nổi tiếng "Tam Khanh" lỗi lạc văn chương trong giới nữ lưu ở kinh thành. Cả ba chị em bà đều thụ nghiệp văn học với ông anh là Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm, riêng bà xuất sắc hơn cả.
    2.ĐẨU NƯƠNG
    Nữ danh cầm đời Tự Ðức, không rõ năm sinh, năm mất, quê ở An Cựu, Thừa Thiên Huế.
    Bà được người vợ lẽ của Luân Quốc công Nguyễn Phúc Tứ truyền thụ ngón đàn Nam cầm tuyệt kĩ. Bà nổi danh tài sắc. Chồng bà là Tham Tán cũng thích âm nhạc, cùng bà nghiên cứu về nhạc lý. Ðương thời những tay thạo đàn Nam cầm không ai sánh bằng.
    Và ngày nay, hẳn ai cũng biết đến tài năng của Bà Tôn Nữ Thị Ninh - phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội , một nhà ngoại giao thiên tài của nước ta.
    Thế tài nữ xứ Tây Đô đâu nhỉ ? Cara77 thử liệt kê ra nào ...
  7. never_return

    never_return Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Tặng các bạn Huế :
    Kinh đô mỹ nhân
    TT - Kinh thành Huế xưa nay luôn được mệnh danh là ?okinh đô của các mỹ nhân?, là nơi các đấng quân vương, tao nhân mặc khách ngẩn ngơ dừng bước từ hàng trăm năm qua. Bao nhiêu năm qua đi, dường như hương sắc Huế đó vẫn chưa phai bao giờ...
    Quân vương và thiếp
    ?oNói về người đẹp cố đô Huế, không thể không nhắc lại chuyện xưa. Biết bao nhiêu bậc quân vương các triều Nguyễn đã phải si tình, nhỏ lệ vì mỹ nhân đất này? - nhà nghiên cứu Huế học Nguyễn Đắc Xuân nói.
    Chuyện tình của cựu hoàng Duy Tân và bà Mai Thị Vàng (Hoàng quí phi) - con gái của quan phụ đạo Mai Khắc Đôn, thầy dạy của vua Duy Tân ở thôn Kim Long - vẫn được nhiều người đời sau truyền tụng như là gương nhan sắc và tiết hạnh của con gái xứ kinh kỳ.
    Năm vua Duy Tân được 16 tuổi, hoàng mẫu Nguyễn Thị Định chuẩn bị nạp phi (tuyển cung phi vào nội thành) cho vua. Một danh sách dài hàng chục cô gái đài các thuộc dòng dõi hoàng tộc quyền quí được dâng lên, nhưng Duy Tân chỉ chọn nàng Mai Thị Vàng ở thôn Kim Long và phong nàng làm Hoàng quí phi.
    Công cuộc kháng Pháp bất thành, vua Duy Tân bị Pháp đày đi đảo Réunion. Người thân ông mang theo chỉ có hoàng mẫu, Hoàng quí phi, em gái vua và vài người nữa, nhưng ba năm sau tất cả đều về nước vì không thể chịu nổi thổ nhưỡng nơi xứ người.
    Khi vị cựu hoàng ở đảo xa gửi về tờ giấy ly hôn và một lá thư cho hội đồng hoàng tộc thuận để Hoàng quí phi có thể đi bước nữa vì nàng mới 26 tuổi, nhưng Hoàng quí phi vẫn quyết định sống cùng chiếc bóng để thủ tiết thờ chồng đến chết.
    Huế trải qua bao năm thịnh suy cùng các triều Nguyễn luôn tự hào là miền đất có nhiều mỹ nhân cung tiến cho vương triều. Đặc biệt là làng Kim Long với cảm tác của vua Thành Thái: ?oKim Long có gái mỹ miều. Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi?.
    Bên dòng sông Hương hiện còn có ngôi phủ của Vĩnh quốc công Nguyễn Hữu Độ. Ông là một trong những người có diễm phúc làm bố vợ của nhiều vị vua và hoàng tử. Ông có ba cô con gái sắc nước hương trời, một gả cho vua Đồng Khánh, một gả cho em vua Hàm Nghi, còn con gái út Nguyễn Hữu Thị Nga được vua Thành Thái đưa vào cung và sắc phong làm Huyền phi, sinh hạ được hai người con.

    Huế còn có Vỹ Dạ, An Ninh, Phong Điền và nhiều địa danh khác đã đi vào tình sử các triều vua Nguyễn. Nhiều người Huế vẫn còn nhớ câu chuyện vua Thành Thái đêm đêm đã giả trang về làng An Ninh (gần làng Kim Long) để tìm mỹ nữ không chỉ đẹp mà còn khỏe mạnh để bí mật lập đội nữ binh riêng. Đội này đông đến gần 100 cô. Họ sống trong triều vừa là cung nữ, vừa tập luyện binh bị, xe tơ dệt vải để chờ ngày khởi binh chống Pháp, nhưng cuối cùng mưu sự bất thành.
    ?oThấy cô gái Huế??
    Kim Long dọc theo bờ dòng sông Hương được gọi là ?othôn của các mỹ nhân?, một thời đã làm điên đảo trái tim bao đấng quân vương, đến nay vẫn bình yên với những nhà vườn, những tường thành cổ kính, mái ngói bàng bạc màu rêu phong. Các nữ sinh thướt tha áo dài trên đường đến trường để lại phía sau bao ánh mắt luyến lưu dõi theo của các chàng trai.
    Hoàng Thị Lê Phương - hoa khôi cuộc thi ?oNgười đẹp các vùng kinh đô Việt Nam năm 2006? - đang theo học năm 3 khoa đồ họa, mỹ thuật Đại học Nghệ thuật Huế với ước muốn sẽ trở thành nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp. Lê Phương nói rằng cô không quan tâm nhiều đến nét đẹp bên ngoài, vì cái đẹp lớn nhất, đáng yêu nhất của con gái Huế là ở tâm hồn được người khác cảm nhận qua lối sống.
    Nhiều lời mời chào làm người mẫu quảng cáo đã tới tấp đến với Lê Phương ngay sau đêm đăng quang, nhưng cô sinh viên này vẫn kiên quyết từ chối để chuyên tâm học hành. Cô tin rằng tri thức sẽ làm cho thiếu nữ đẹp của Huế thời nay càng đẹp và thành công hơn.

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân nhận xét rằng cái đẹp của con gái Huế thường không biểu lộ rực rỡ ra bên ngoài mà kín đáo, tinh tế. Và những ai đã cảm nhận được nhan sắc tâm hồn này rồi thì khó mà dứt ra được sự say mê. Tiếng nói dịu dàng, vóc dáng thướt tha, bước đi mềm mại và uyển chuyển như nước sông Hương của các cô gái Huế đã hút hồn không biết bao nhiêu chàng trai. Học trò trong Quảng ra thi. Thấy cô gái Huế chân đi không đành.
    Với vợ chồng nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ, tâm hồn người đẹp Huế không chỉ có sự thùy mị, dịu dàng khuê các mà cũng có thể mãnh liệt dữ dội khi gặp hoàn cảnh. Nó như con nước sông Hương vốn êm đềm, thơ mộng nhưng cũng sẵn sàng dâng sóng cuồn cuộn khi ra đến cửa biển hay gặp bão tố.
    Nhiều người Huế có lời khen với bà Tôn Nữ Thị Ninh, một nhà ngoại giao có cung cách ứng xử dịu dàng, sâu sắc, nhưng ẩn trong đó là sự mạnh mẽ, quyết liệt khi phải đối đầu với công việc quốc gia đại sự.
    Trước năm 1975, văn đàn Sài Gòn cũng từng nghiêng ngả dậy sóng với các tay bút nữ Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng, Minh Đức Hoài Trinh, Hoàng Hương Trang? đến từ Huế. Các tên tuổi này trước khi khai cuộc bão tố văn thơ từng là nữ sinh dịu dàng, thướt tha trong tà áo dài nữ sinh Đồng Khánh, Quốc Học của xứ Huế mộng mơ...
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=165866&ChannelID=89
  8. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc, tui đâu có hỏi về người tài. Tui đang hỏi về người đẹp kìa
  9. laituan776

    laituan776 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện bàn về vấn đè này tôi cũng xin được hỏi mọi người một câu liên quan đến vấn đề đẹp và xinh.Có ý kiến cho rằng đó là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau tôi cũng nghĩ như vậy nhưng khác nhau ở điểm nào thì tôi ko biết có ai rành vấn đề này trả lời giùm cho với cảm ơn.
  10. never_return

    never_return Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Đương nhiên là khác.
    Đẹp theo tui nhìn vào là thấy đẹp. Thấy xúc động, thấy mê mẩn. Nhưng đẹp chỉ thu hút cái nhìn đầu tiên thôi, chưa chắc đã đủ sức níu kéo tâm hồn sau nhiều lần gặp gỡ.
    Còn xinh thì có thêm nét duyên dáng trong đó. Xinh có thể không đẹp lắm nhưng xinh thì đương nhiên thu hút về lâu dài hơn là đẹp đấy.
    Tui thích con gái xinh xinh 1 tí, có cá tính 1 tí chứ không thích đẹp lắm vì đẹp lắm cũng có thêm hàng khuyến mãi là chảnh lắm

Chia sẻ trang này