1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi tuần mỗi học bổng

Chủ đề trong 'Du học' bởi bovp2000, 06/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bovp2000

    bovp2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Mỗi tuần mỗi học bổng

    Trong thời gian tới, mỗi tuần mình sẽ cố gắng tìm hiểu và viết tổng kết về một học bổng nào đó, cho tất cả các nước dựa vào kinh nghiêm du học của mình. Thêm vào đó là một số bài viết về quá trình apply.

    Bạn nào có mong ước đi du học sau đại học thì có thể đăng kí vào groups để thảo luận trong việc đi du học năm tới tới: http://groups.google.com/group/hocbonghangtuan nếu bạn không có gmail thì để lại email ở đây mình sẽ add bạn vào. Bài viết sẽ được post lên trên mailling list để nhận được góp ý của mọi người rồi sẽ post ở trên thread này.

    Danh sách các học bổng :

    http://www.gocduhoc.com/2008/09/10/danh-sach-cac-hoc-bong-de-di-du-hoc-sau-dai-hoc/

    * Học bổng Fulbright
    * Vietnam Education Foundation
    * Học bổng Quốc tế Ford (International Ford Foundation) và đại diện VN
    * Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
    * Học bổng Ngân hàng Thế giới (World Bank Scholarship)
    * Học bổng Eiffel (Pháp)
    * Học bổng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund Scholarship)
    * Hoc bổng Bristish Chevening
    * Australian Development Scholarships
    * Japanese Grant Aid for Human Resource Development Scholarship (JDS)
    * Erasmus Mundus Scholarship
    * Endeavour Awards
    * Australian Leadership Awards Scholarships
    * HSP Huygens Programme
    * The Netherlands Fellowship Programmes (NFP)
    * Học bổng DAAD (Đức)
    * Belgian Bilateral Scholarships
    * International Postgraduate Research Scholarships (IPRS)

    Mình dự tính đến tháng 7 sẽ xong. Mong các bạn ủng hộ.



    Được bovp2000 sửa chữa / chuyển vào 20:04 ngày 06/02/2009
  2. bovp2000

    bovp2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Thử trước một bài xem thế nào. Hichic format bài viết ở trang này đúng là khó thật, không copy được toàn bộ link nữa :(
    TA, RA, Fellowship or Scholarship????/
    Việc tìm kiếm học bổng để đi du học là một điều tất yếu của những sinh viên muốn đi du học sau đại học, trong bài viết này mình mong muốn làm rõ sự khác biệt giữa các lọai Financial Aid mà bạn có thể nhận được khi apply du học sau đại học ở các trường ở Mỹ.
    Khi bạn đã theo học PhD thì không trường nào mong đợi sinh viên phải tự trả các khoản chi phí cũng như là tiền để sống như khi bạn còn học ở Undergraduate. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì khi lên đến PhD thì người ta sẽ nói là làm chứ không còn là ?ohọc PhD? do đó chuyện sinh viên không phải chi bất kì một khoản nào trong quá trình học là chuyển hiển nhiên nhất là khi làm PhD ở Mỹ.
    Tuy nhiên, trong tiếng Việt không có từ để dịch một cách sát nghĩa nhất Teaching Assistantship, Research Assistantship, Fellowship hay Scholarship trong tiếng Anh. Chính vì lẽ đó mà ngay cả trên báo chí đã rất lạm dùng từ ?ohọc bổng?. Về bản chất các từ này hoàn toàn khác nhau trong tiếng Anh nhưng trong tiếng việt thì lại chỉ có một ý nghĩa chung là ?ohọc bổng?. Trong tiếng Việt khi nghe nói đến học bổng thì chúng ta thường nghĩ đến nhưng người học giỏi và được trao học bổng. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: nếu như trong lớp bạn ai đến lớp đều nhận được một khoản tiền thì đó còn được gọi là học bổng không? Vì mà khi nghe nói đến hai từ học bổng để theo học ở Mỹ do các trường ở Mỹ cấp thì các bạn liền nghĩ đó phải là một người xuất sắc. Tuy nhiên nếu các bạn biết rằng mọi sinh viên ở Mỹ được nhận vào PhD program phần lớn đều được nhận ?omột khoản tiền? mà chúng ta vẫn dịch ra là ?ohọc bổng?, thì hẳn các bạn sinh viên đang apply cũng tự tin lên nhiều.
    Sự khác biệt giữa Scholarship, Fellowship và Teaching Assistantship, Research Assistantship
    Thực ra từ học bổng trong tiếng Việt gần đúng nhất với từ Scholarship hay Fellowship, bởi vì khi đó người ta cho tiền mình đi học và mình không phải làm bất cứ điều gì (có nghĩa là không phải bạn kiếm được số tiền đó dựa trên sự lao động của bạn). Có thể kể tên ra ở đây một số học bổng như thế: VEF (Mỹ), EIFFEL (Pháp), Gates Cambridge(Anh) ? những học bổng kiểu này không đòi hỏi bạn phải làm việc trong quá trình học dù đó là theo nghĩa chân tay hay trí óc.
    Nhưng với Teaching Assistantship, Research Assistanship được dịch thành ?ohọc bổng? trong tiếng Việt đã làm thay đổi cách nhìn nhận của sinh viên về những ?ohọc bổng kiểu này?. Nó dễ làm cho sinh viên Việt Nam hiểu sai đi bản chất của các loại ?ohọc bổng? này. Nếu như các bạn hay vào trang web của các trường Đại Học Mỹ thì sẽ thấy ngay là người ta không có một mục nào gọi là ?ohọc bổng? (Scholarship) mà chỉ có Financial Aid (dịch theo nghĩa tiếng Việt là trợ cấp tài chính). Chính vì lý do này mà đã rất nhiểu bạn hỏi tôi là tại sao tìm Scholarship cho PhD khó thế. Tất nhiên là khó rồi vì bạn đâu có tìm đúng key word!!!! Tại sao lại như thế?
    Phần lớn PhD students ở Mỹ nhận được Financial Aid dưới dạng Teaching Assistantship hoặc Research Assistantship.
    Câu trả lời ở đây nằm ngay chính trong bản thân từ (Financial Aid). Bạn sẽ được nhà trường giúp đỡ tạo điều kiện để có thể đủ tiền chi trả học phí cũng như là ăn ở. Mà ở Mỹ có câu nói rất hay: ?oNothing is free?. Trường cho bạn tiền thì bạn cũng phải làm gì đó cho trường và đó chính là sự lao động của bạn. Có thể bạn hiểu lầm lao đông ở đây là lao động chân tay như không phải thế. Trong môi trường Đại học người ta sẽ tạo cho bạn cơ hội lao động trí óc. Phần lớn sinh viên theo học PhD ở Mỹ là theo dạng: Teaching Assistantship hoặc là Research Assistanship.
    Teaching Assistanship
    Nếu bạn đi theo dạng này thì bạn phải đi dạy hoặc là làm trợ giảng trong các lớp cho giáo viên. Công việc này có thể bao gồm chấm bài hoặc là giải đáp thắc mắc cho sinh viên. Điểm thuận lợi của Teaching Assistantship là bạn sẽ có thêm kinh nghiệm giảng dạy nhưng bên cạnh đó bạn sẽ tốn một khoản thời gian khá lớn để làm việc đó thay vì tập trung nghiên cứu cho chủ đề tiến sĩ của bạn. Vì vậy, PhD students chẳng ai mặn mà lắm với Teaching Assistanship. Tất nhiên có còn hơn không nhưng mà nếu người ta có thể tìm được Research Assistanship thì người ta sẽ chọn ngay RA.
    Research Assistantship
    Nguồn tài chính để làm nghiên cứu của các thầy trong khoa chủ yếu đến từ các Grants. Chính vì đều này mà một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các thầy là viết Proposal để xin tiền làm nghiên cứu: có thể là từ chính phủ hay từ các công ty. Và nhớ lại câu Nothing is Free. Có tiền rồi nhưng để nhận đựơc trong các năm tiếp theo thì phải làm cho ra kết quả và publish. Vậy thì ai làm bây giờ .. các thầy bận rộn với các ý tưởng để viết proposal, rồi bao nhiêu là chuyện nên đương nhiên là phải thuê người làm rồi. Người thuê ở đây có thể là Post doc nhưng rẻ hơn hết là Graduate Students. Nếu hiểu được điều đó thì sẽ hiểu được bản chất của Research Assistanship. Vậy thì có người nói tốt chứ sao vừa được làm nghiên cứu vừa có tiền nhưng đó là trong trường hợp chủ đề nghiên cứu của bạn trùng với Proposal và một công đôi việc. Nhưng trong trường hợp ngược lại thì bạn phải làm một lúc hai việc: nghiên cứu cho thầy để kiếm sống cũng như là có publications và nghiên cứu chủ đề tiến sĩ để hoàn thành luận án. Có lẽ chính vì lí do này mà thời gian làm Tiến sĩ ở Mỹ có thể rất dài.
    Cũng có trường hợp đang giữa chừng (4th year) thầy hết tiền hay nói cách khác là Grant hết hạn thì biết làm sao? Khi đó thì bạn phải đi làm Teaching Assistant để lấy tiền đó tiếp tục làm nghiên cứu thôi. Việc sinh viên phải làm Teaching Assistantship để hoàn thành luận án tiến sĩ không phải là chuyện hiếm.
    Ghi chú: là những điều ở trên chỉ đúng cho Science còn bên xã hội thì có một dạng khác là Graduate Assistanship mà mình sẽ đề cập trong bài viết về MBA.
  3. matbuon03

    matbuon03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Tớ oánh dấu cái để nhớ, hok quên mất...Hik, thanks bạn vì bài viết bổ ích!!!Tặng hoa này
  4. smallurgo

    smallurgo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    1.610
    Đã được thích:
    0
    TOpic rất hữu ích có điùe bạn có thể nói cho những ng ít kinh nghiệm như mình biết đc những tiêu chí hoặc những kinh nghiêm của những ng đã đạt đc học bổng ko. Ví dụ như Fulbright thì đánh giá cao những criteria j...
  5. bovp2000

    bovp2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Để đọc đúng format và link các bạn có thể đọc ở đây:
    http://www.gocduhoc.com/2009/02/23/australian-development-scholarships-ads/

    Đây có lẽ là học bổng danh giá nhất của Úc dành cho sau đại học. Theo trang web của chính phủ Úc, mục đích của học bổng này là:
    Australian Development Scholarships are a highly valued form of development cooperation that aims to contribute to the long term development needs of Australia?Ts partner countries to promote growth and stability. They provide opportunities for people from developing countries to undertake full time undergraduate or postgraduate study in Australia.
    Hiểu được điều này sẽ giúp cho bạn chuẩn bị hồ sơ tốt hơn. Nếu bạn chứng minh được ngành học ủa bạn đóng góp vào sự phát triển và bền vững của VN thì khả năng bạn được nhận học bổng của cao hơn.
    Học bổng bao gồm:
    Đây là học bổng tòan phần nên khi nhân được học bổng này, bạn và gia đình sẽ không phải bỏ ra một đồng nào trong quá trình học tập tại Úc:
    * Vé máy báy 2 chiều + vé máy bay thăm nha trị giá 1500 đo la Úc trong quá trình học tập
    * Chi phí visa
    * Chi phí ban đầu 5000 đô la Úc
    * Tòan bộ tiền học phí cho khó học của bạn
    * Chi phí ăn ở 23000 đô la Úc/năm tức là gần 2000 đô la Úc mỗi tháng
    * Bảo hiểm y tế
    * Nếu bạn phải đi làm Fieldword trong quá trình học tập sẽ được tài trợ thêm tiên vé máy bay.
    Ngòai ra học bổng này còn có nhiều dịch vụ hỗ trợ trước và sau khi bạn nhập học:
    * Khóa học 4-6 tuần về sống và học tập tại Úc
    * Khóa học tiếng Anh nếu cần thiết, nhất là với các bạn chưa đủ trình độ IELTS
    * Giúp đỡ trong quá trình học tập. Nếu bạn gặp khó khăn để bắt kịp chương trình thì ADS cũng sẽ giúp đỡ bạn
    Số lượng:
    150 suất học bổng/năm dành cho những ứng viên xin đi học để lấy PhD, Masters hay Graduate Diploma. Học bổng này không dành cho du học bậc ĐH.
    ADS chia ứng viên thành 2 dạnh tùy thuộc vào công viêc đã đảm nhiệm trước đó:
    * Cơ quan Nhà nước Ưu tiên: Ứng viên thuộc khối này phải đang công tác tại một trong các Cơ quan Nhà nước Ưu tiên được liệt kê tại Bảng 1 trong Đơn xin Học Bổng. Đối với bậc học Tiến sỹ: Ứng viên phải đang làm việc tại một trường đại học, viện nghiên cứu hay các vụ hoạch định chính sách sau khi hoàn thành bằng Thạc sỹ.
    * Khối mở: Ứng viên đang công tác trong khu vực nhà nước, tư nhân hoặc tổ chức cộng đồng trong lĩnh vực Quản lý Nhà nước, Phát triển Nông thôn. Ứng viên công tác trong các lĩnh vực chiến lược chủ chốt thuộc những ưu tiên mới trong khu vực và xuyên quốc gia cũng được xem xét trong khối Mở. Đối với bậc học Tiến sỹ: Ứng viên phải là giảng viên/giáo viên trong biên chế đang công tác toàn thời gian tại các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam.
    Số lượng dành cho mỗi khối cũng khác nhau. Đối với Khối ưu tiên là 60 suất với 5 suất cho tiến sĩ. Với khối Mở, 90 suất với tối đa 10 suất cho tiến sĩ.
    Ước lượng thời gian:
    * Tháng 6: Học bổng ADS bắt đầu nhận hồ sơ
    * Tháng 8: Hết hạn nộp hồ sơ, 1 tuần sau sẽ có email xác nhận
    * Tháng 10: Kết quả vòng 1
    * Tháng 11: Tham dự kì thi IELTS nếu chưa đủ điểm
    * Tháng 1: Kết quả vòng 2 (gần như chính thức) dựa vào điểm IELTS + hồ sơ
    * Tháng 6: Bắt đầu khóa học dành cho ai đủ điểm IETLS (6.5 hay 7 tùy khóa học) (Fast track)
    * Tháng 1: Bắt đầu khóa học cho những người chưa đi được vào tháng 6. (Normal track)
    Điều kiện nộp đơn:
    Bạn phải là người mang quốc tịch Việt Nam, sống tại Việt Nam vào thời điểm nộp đơn và ở tuổi 40 hoặc thấp hơn tính đến hạn nộp đơn. Dưới đây là điều cần thiết để bạn có thể nộp đơn.
    Kinh nghiệm làm việc
    Ứng viên cho học bổng này phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 2 năm cho đến thời điểm hết hạn nộp đơn. Bạn phải có hợp đồng lao động để chứng minh thời gian làm việc. Nếu bạn có làm việc trước khi tốt nghiệp thì thời gian chỉ được tính kể từ ngày có bằng tốt nghiệp. Điều này được yêu cầu rất chặt chẽ vì có nhiều bạn bị thiếu mấy ngày cũng bị từ chối ngay vòng đâu. Trong trường hợp của bạn mà không chắc chắn thì nên gọi điện để hỏi vì chỉ có ADS mới có câu trả lời xác thực nhất. Đây cũng là vấn đề được trao đổi trên các diễn đàn nhiều nhất.
    Kết quả học tập
    Yêu cầu là như nhau cho cả 2 khối. Nếu bạn có điểm thấp hơn yêu cầu này thì hồ sơ của bạn sẽ tự động bị lọai.
    Đối với bậc học Thạc sỹ:
    Có bằng cử nhân chính quy với điểm trung bình chung tối thiểu là 7.0 cho toàn khóa học. Ứng viên có bằng đại học nước ngoài phải có ít nhất 50% các môn học tính điểm đạt điểm cao nhất (Xuất sắc, Giỏi hoặc tương đương)
    Đối với bậc học Tiến sỹ:
    Hoàn thành bậc học Thạc sỹ với điểm trung bình 8.0 cho tất cả các môn học và luận văn tốt nghiệp. Ứng viên có băng Thạc sỹ của nước ngoài phải có trên 75% các môn học tính điểm đạt điểm cao nhất (Xuất sắc, Giỏi hoặc tương đương) . Có ít nhất một (01) bài báo hoặc một (01) nghiên cứu khoa học được xuất bản trên tạp chí khoa học trong nước hoặc quốc tế.
    Cách thức xét tuyển:
    ADS có 2 cách thức xét duyệt riêng đối với 2 khối.
    Khối ưu tiên
    Việc đề cử ứng viên thuộc khối các Cơ quan Nhà nước Ưu tiên sẽ tùy thuộc vào phê duyệt cuối cùng của HĐTC. Ứng viên phải do cơ quan đề cử khi nộp đơn xin học bổng ADS. Hồ sơ xin học bổng phải được nộp qua Điều phối viên lên Ban Giám sát ADS tại các Cơ quan Nhà nước Ưu tiên. Hồ sơ phải được rà soát xem có đủ tiêu chuẩn hay không, bản Kế hoạch Hành động cũng sẽ được đánh giá trước khi chuyển hồ sơ lên Ban Thư ký HĐTC để ra quyết định cuối cùng. Để biết thêm thông tin chi tiết về quy trình tuyển chọn, ứng viên tiềm năng thuộc khối các Cơ quan Nhà nước Ưu tiên cần liên hệ với Điều phối viên ADS tại cơ quan mình. Dưới đây là danh sách các bộ ưu tiên:
    * Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    * Bộ Tài chính
    * Bộ Tư Pháp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    * Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
    * Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    * Bộ Công thương Văn phòng Chính phủ
    * Bộ Tài nguyên và Môi trường
    * Bộ Ngoại giao
    * Bộ Y tế
    * Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Khối mở
    Khối mở có vẻ phải thông qua một chặng đường gian nan hơn nhiều (bấm vào hình để có ảnh lớn hơn):
    Hồ sơ:
    Bạn có thể xem yêu cầu của một hồ sơ chi tiết như thế nào ở đây và có thể bắt tay vào chuẩn bị những thủ tục cần thiết. Dưới đây là một số điểm chú ý:
    Nhiều giấy tờ (cả Anh+Việt)
    - Ứng viên phải nộp bốn (04) Đơn xin Học bổng (hai (02) bản bằng tiếng Anh và hai (02) bản bằng tiếng Việt và hai (02) bộ giấy tờ kèm theo hoàn chỉnh. Bằng đại học hoặc bằng Thạc sỹ và bảng điểm phải dịch sang tiếng Anh và công chứng. Hồ sơ không kê khai đầy đủ thông tin sẽ không được xem xét. Ứng viên nộp hồ sơ không đầy đủ cũng bị coi là không hợp lê.
    - Tất cả giấy tờ kèm theo phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo đúng Nghị định Chính phủ mới nhất về hoạt động công chứng nhà nước. Để xác nhận giấy tờ hợp lệ, ứng viên cần xuất trình bản gốc và bản sao của giấy tờ/văn bản tại phòng Công chứng. Bản công chứng phải nêu rõ tên và chức vụ của người xác nhận giấy tờ cho ứng viên.
    Có liên quan đến nhiều người
    - Cung cấp thông tin chi tiết về 2 người có thể xác thực những thông tin đưa ra trong hồ sơ xin học bổng của ứng viên.
    - Xác nhận của vụ trưởng vụ tổ chức nhân sự nơi ứng viên đang công tác.
    - Các bản sao hợp đồng lao động đã công chứng chứng minh kinh nghiệm công tác hoặc Quyết định của Bộ xác nhận ứng viên là công chức biên chế của Bộ. Đối với ứng viên công tác tại 02 hoặc nhiều cơ quan trong thời hạn 24 tháng, cần nộp thêm biên bản chấm dứt hợp đồng lao động có ký tên và đóng dấu của nhà tuyển dụng (yêu cầu không gửi bản gốc).
    Các bài luận nhỏ
    Bạn nên hòan thành nó trong thời gian sớm nhất có thể vì đây cũng là một cơ hội để thể hiện bạn. Ngòai những kết quả học tập thì đây có lẽ là mục quang trọng nhất, bạn nên đầu tư nhiều thời gian cho nó.
    1. Miêu tả ngành học ứng viên muốn theo học tại Australia và tại sao lại chọn ngành học này. Trong phần trả lời cần nêu được những ý sau: Ngành học dự kiến có liên quan thế nào đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên; Những kỹ năng và kiến thức cụ thể nào ứng viên mong muốn đạt được từ khóa học.
    2. Ứng viên sẽ xử dụng những kiến thức và kỹ năng mới này như thế nào để hỗ trợ Việt Nam đạt được những mục tiêu phát triển đã đề ra? Trong phần trả lời cần nêu được những ý sau: Bản chất công việc ứng viên sẽ làm sau khi trở về Việt Nam; Công việc này sẽ ảnh hướng thế nào đến mục tiêu phát triển của Việt Nam.
    3. Những phẩm chất nào của ứng viên sẽ đóng góp vào sự phát triển lâu dài của Việt Nam? Phần trả lời cần thể hiện những cam kết của ứng viên trong việc phục vụ cộng đồng và các hoạt động mà ứng viên tham gia ngoài việc học tập và công tác.
    Ngành nghề ưu tiên đào tạo
    Thông tin lấy từ trang web chính thức của Úc. Các bạn có thể tham khảo ở link sau:
    Governance: comprises postgraduate courses in
    * Law (including International, Human Rights and Comparative Law; Commercial Law, International Trade, Land, Environmental Law)
    * Economics (including International Trade, Development Economics, Statistics)
    * Commerce (including Au***ing, Accounting, Banking, Finance, Public Financial Management, Business Studies, Marketing), Development Studies
    * Communication Studies (including Journalism, Broadcasting, Media studies, Social Marketing
    * Management (including Public Sector Management, Human Resource Management, excluding MBAs)
    * Information Management (including Library Studies, Archives & Records, excluding IT/software programming)
    * International and Public Policy (including International Relations, Strategic Studies, Transboundary Issues, Political Science, Public Administration, Government, Land Administration)
    * Social Science (including Sociology, Anthropology, Demography, Gender Related Studies)
    Rural Development: comprises postgraduate courses in
    * Agriculture and Applied Science/Technology related to rural development (including crop science, post harvest technologies, biotechnology)
    * Agricultural Economics and Trade (international and domestic)
    * Animal Husbandry (including Veterinary Science/Animal Health studies related to Rural Development)
    * Community Development and Social Welfare studies (related to rural development)
    * Environmental studies (including Environmental Science, Environmental Management, Environmental Economics, Natural Resource Management, Land and Water Resources, Waste Management, Land Administration)
    Forestry and Forest Science
    * Geography (including Physical Geography, Human Geography, Surveying, Land Administration)
    * Marine Science, Aquaculture and/or Fisheries
    Regional, Transboundary and Emerging Issues: comprises postgraduate courses in:
    * Epidemiology and population health (including Human and Animal Epidemiology, Biostatistics, Health Economics, Demography, and Medical Laboratory Science)
    * Health Studies (including Health Management and Promotion, Public Health, Community Health, Rural Health, Environmental Health, HIV/AIDS, excluding Medicine and Pharmacy)
    Kinh nghiệm của những người đi trước:
    Những lời khuyên này mình thu thập được từ ttvnol. Mình copy lại đây để các bạn tiện theo dõi. Mình cũng ghi rõ source. Thông tin chỉ có tín nhất tham khảo, nhất là các thông tin về thủ tục hồ sơ, cách tính thời gian làm việc. Khi có gì khúc mắc, các bạn gọi điện hỏi là chắc ăn nhất.
    Của bạn allroadsleadtoRome
    Theo hiểu biết của mình về các năm trước, nếu apply khối Mở, trước hết họ sẽ screen xem mình có đáp ứng đúng các eligibility criteria của họ ko. Sau đó tổ chức thi IELTS, ai qua 4,5 là được. Sau đó chọn theo điểm đại học GPA từ cao xuống thấp. Còn khối ưu tiên thì tùy thuộc nhiều vào nội bộ cơ quan đó.
    Của bạn biencanoh
    Hôm nay tớ vừa gọi điện cho ADS hotline, hỏi về cái vụ hợp đồng và LoR ý. Xin chia xẻ với các bạn thế này: Tính đến thời điểm nộp hồ sơ (8/8/2008), tất cả các hợp đồng lao động (cho dù có 10 chỗ làm) đều phải công chứng và gửi cho ADS hết. Còn thư LOR thì có 10 cơ quan thì cứ thế mà có 10 LOR nhé. Nan giải cái vụ này quá. Hichic. Nếu bạn nào chỉ công tác tại 1 chỗ làm thì đỡ cho cái vụ này quá. Tớ thấy ADS chặt chẽ việc công chứng thật đấy. Nhưng mình thấy họ chặt như vậy cũng hợp lý thôi.
    Của bạn UNA_MALDINISTA
    Mà bạn nào nói nó chỉ tính điểm GPA cao thì cũng không phải, người quen nhà mình tốt nghiệp thủ khoa đàng hoàng, điểm cao chót vót (8.7 gì đó + IELTS 8.0!), thế mà vẫn trươt nhá Trong khi những người kém hơn thì lại trúng, tức quá gọi điện hỏi mới nó mới lý giải là nó đếm số điểm trên 7 thì ai nhiều hơn sẽ trúng, bất kể điểm tổng kết. Hơn nữa, mấy người kia đàng hoàng đang ở HN mà lại có hộ khẩu ở tận đẩu đâu Phú Quốc gì gì đó, thế là được ưu tiên!
    Bài của sunflower43a
    Năm trước, mình để cả 2 người xác nhận về chuyên môn đều là người trong cơ quan mình. ADS ko có ý kiến gì về cái này. Miễn là thông tin bạn đưa ra trung thực, nhỡ chẳng may người ta gọi điện xác minh thì cả 2 đều biết rõ bạn là được thôi. Chứ bây giờ cứ phải tìm 1 thầy cô giáo nào đó để xác nhận, trong khi mình ra trường tận 2 3 năm rồi, có khi các thầy còn chả biết mình là đứa nào, chuyên môn hiện tại ra sao thì xác nhận kiểu gì.
    Của bạn hutoof
    Em đã được học bổng ADS, xin chia sẻ với các anh chị 1 chút ít kinh nghiệm ?
    GPA quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định, tuỳ thuộc vào ngành học cạnh tranh cao hay thấp. Ví dụ ngành tài chính ngân hàng thì cạnh tranh cao, ai cũng đâm đầu học ngành này và ngành này ai cũng GPA cao cả. Khối ưu tiên GPA cũng thấp hơn khối mở nữa. Như năm của em có anh ở khối ưu tiên mà 6.8 cũng được đi.
    Kinh nghiệm làm việc nên relevant với ngành chọn học thì dễ được chọn hơn.
    IELTS đầu vào không phải là yếu tố quan trọng nhất, là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ, vì ADS vẫn cho bồi dưỡng ở VN. Nếu như có bằng đẹp, kinh nghiệm sáng láng mà IELTS hơi thấp 1 tẹo thì cũng không phải lo gì cả. Nhưng IELTS đầu ra mà không đủ 6 là ở nhà đấy ạ
  6. benmtie

    benmtie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Thanks!
    Rất bổ ích...
  7. Dragonquest

    Dragonquest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2003
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    bạn ơi bạn viết tiếp về GA đi :D
  8. blackman2008

    blackman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn về bài viết rất bổ ích, ! Ban có thể cho mình kinh nghiệm hoăc mẫu đơn xin học bổng làm rersearcher đc kô? Cảm ơn bạn nhiều...!
  9. titan2801

    titan2801 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Ôi, cám ơn bạn nhiều nhé. Bài viết bổ ích quá!!!
    Ủng hộ bạn nhiệt tình nào
  10. chipauxinh

    chipauxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    thanks bạn
    bài viết rất hữu ích

Chia sẻ trang này