1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi tuần một cuộc tranh luận!!!

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi curio, 22/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vinasat

    vinasat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Xứ của họ là xứ củ sâm, còn xứ mình là xứ củ chuối mà.
  2. vici

    vici Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Không đâu bạn ơi, bi giờ mình phải đặt mục tiêu xứ mình sẽ trở thành xứ " Lạc Hồng " chứ...
    Có một câu chuyện đọc được, khi được đặt ra 1 câu hỏi trong quá trình Interview mà nó liên quan đến VN là " Biểu tượng của ngành Hàng không airline VN là gì và " Slogan" mới nhất là dòng chữ gì ?
    Nhưng chắc có lẽ cô ấy run quá, và lúng túng trả lời ngay như thế này : Biểu tượng là "con rồng" , còn " Slogan" của nó là " Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu "? ,.. nhưng một khi định thần và nhớ lại thì đã hỏng bét rồi... thế là bị failed rồi còn gì....
    Là gì vậy ta " Sự lôi cuốn tiềm ẩn" = " The Hidden charm" thì phải?
    Ideas *****
  3. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Sau hai tuần đựơc mở thì topic này cũng thu hút được một số ý kiến của các bạn. Bất luận mục tiêu tranh luận của các bạn là gì, topic nho nhỏ này cần có luật chơi của nó để nâng cao chất lượng. Trước hết, trừ những vấn đề không gây hứng thú cho ai, chúng ta cần tranh luận từng vấn đề một rồi mới đến vấn đề khác, thời hạn ''mỗi tuần một cuộc tranh luận'' theo tôi là phù hợp. Bạn nào thấy có một vấn đề hay muốn đưa ra tranh luận nhưng thấy mọi người đang nói về chuyện khác thì vui lòng tạm hoãn cái sự sung sướng đó lại một vài ngày. Hai tuần qua, topic này lộn xộn vì đang nói về chuyện ''có nên mở topic này không'' thì Bian đưa ra chuyện vượt đèn đỏ, rồi Vic lại nói lan man cái gì đó về Vietnam-Hidden charm!. Hay là chúng ta sẽ đổi tên topic này thành : "Ý kiến và tranh luận" nhỉ?. Cũng không quan trọng mấy! Hy vọng sẽ đựơc tiếp tục được đọc những bài viết sắc sảo của mọi người.
  4. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ ý kiến của anh curio. Tôi xin phép thêm vào ý kiến riêng của mình: Theo tôi, thảo luận là đưa ra ý kiến, đánh giá, nhận xét của mình về vấn đề đang được tranh luận chứ không phải về bài viết của người khác. Chính những câu nhận xét về bài viết của thành viên khác, về chính các thành viên khác sẽ dẫn đến tình trạng đả kích cá nhân và gây xích mích giữa các thành viên với nhau. Nếu không tán thành ý kiến của ai, bạn có thể tìm lý lẽ để phân tích, phản bác lại, chứ không nên bình phẩm này nọ về bài viết đó.
  5. HoaiBach_83

    HoaiBach_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Boychandoi,
    Tôi rất đồng ý và ca ngợi bạn về điểm trên. Nếu tuổi trẻ chúng ta mà điều biết nhận thức như vậy thì xã hội VN có lẽ đã khá hơn rất nhiều.
    Thật tức cười là nhiều lúc, người ta vì không phản biện được lý luận của người khác thì lại giở những trò trẻ con như: phê bình về chính tả & ngữ pháp, xúc phạm cá nhân, mò đoán về con người rồi tự động nhận xét, trích dẫn rồi đâm thọc, và thậm chí dùng từ ngữ chợ búa để chửi bới đối phương. Điều đó đã từng thấy rất rõ trên diễn đàn Thảo Luận của TTVNOL này. Một bên thì đưa ra ý kiến và quan điểm cùng những dẫn chứng lý luận và tài liệu; còn một bên vào thảo luận thì ít mà dùng lời lẽ hạ cấp xúc phạm thì nhiều.
    Nhưng box Thảo Luận cuối cùng đóng cửa đâu phải là do những lời xúc phạm cá nhân. Đạo đức suy đồi, trấn lột cướp bóc, buôn trinh bán tiết còn chưa là cái gì, huống chi là mấy cái việc như ỉa bậy, đái bậy, chửi nhau như vậy. Chính nhờ những lời lẽ hạ cấp của những khối óc lùn như vậy thì "người ta" mới tồn tại được mà. Người ta chỉ quan tâm và sợ những bài lý luận có dẫn chứng cơ sở học thuật thôi.
  6. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    E hèm, đúng là Cha mừh...
    Cha cho phép con nói chỉ 03 dòng thôi nghen : )
    Một là nghe cha nói mà con cứ nghĩ và nhớ lại nó như là việc ông GĐ của một cty HL nọ yêu cầu các nhân viên của mình phải đưa ra những ý tưởng, đề xuất đúng đắn nhằm vực dậy vì cty đang trên đà bankruptcy vậy đó... hì hì.. ; )
    Hai là A. Boychandoi ui, lâu quá hổng gặp. Vẫn khỏe chứ ? Đầu tháng 06 Âm lịch Vic có dịp zề quê thăm nội, sẽ đãi các bạn một chầu Karaoke miễn phí tại ThuỳDung _Quán đó...
    Ba là HoaiBach_83 , sao nghe giọng quen quá vậy kà ? Chính xác rồi, không thể không phân biệt được cái voice này , chỉ cần nghe một lần thôi .... nhưng đôi khi tôi cũng hiểu và cũng khó hiểu được tâm trạng của BH_83... Có giận gì, thì cũng đừng thái quá vậy chớ, xin hạn chế bớt từ ngữ " bất ấn tượng" kia nghen ...
    Xin lỗi cha là con đã xì-pam chút ít, cha cho con phá lệ lần này nhé ...
    Ui thôi, hết giờ rồi... một, hai, ba thôiiiii....,
    Không quên Chúc Cha, các bạn và các em vui-khoẻ...
    Regards,
    Ideas*****
  7. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề tranh luận của tuần này là: Có nên treo nick Vic không? . Chắc rằng mọi người đều đồng ý(?!), , thôi chuyển qua chủ đề khác:
    Curio đọc được cái này trên ngoisao.net :
    Tủi thân... ngoại tỉnh
    Ngay trong buổi ra mắt, Thanh bật khóc trước những câu hỏi "xóc" đầy ý miệt thị của mẹ người yêu: "Nhà cháu ở quê lợp ngói hay lợp tranh?", "Nước giếng ở quê cháu dùng có bị vàng áo không?", "Mùa này ẩm thấp, trâu bò gà lợn quanh nhà thế thì lắm muỗi lắm nhỉ? Bác là bác kinh cái con đỉa lắm!"...
    Sinh ra và lớn lên trong căn nhà ở phố Hàng Bạc, Hà (đang làm ở Đài Tiếng nói VN), vẫn luôn tự hào với gốc gác 5 đời Hà Nội. Mặc dù tầng một mặt phố của ngôi nhà giờ đã cho thuê để làm cửa hàng buôn bán, nhưng mỗi khi bước qua gian nhà ấy để lên tầng 2, nơi ông bà, cha mẹ và các anh chị em cô đang ở, cô vẫn cảm thấy rất tự hào vì chất Hà Nội thấm đẫm trong từng centimét vuông.
    Khỏi phải nói bố mẹ cô nâng niu, bảo bọc những gì mang tính chất truyền thống Hà Nội đến thế nào. Họ vẫn thường nói chuyện về "chàng rể tương lai", trong vô số những mường tượng của họ không bao giờ xuất hiện hình ảnh một nhà thông gia ở cách xa họ hàng trăm cây số, khi đến thăm thông gia thế nào cũng xách theo cái bị cói có con gà thò cổ ra hoặc có khi móng chân móng tay còn cáu vàng màu đất... Cha mẹ Hà luôn nghĩ cô sẽ chỉ lấy chồng đâu đó quanh Hồ, nơi những phố cổ ngang dọc cắt nhau hoặc xa lắm cũng không vượt ra ngoài phạm vi Hà Nội. Thực ra ông bà cũng có ý tốt, muốn có sui gia tương xứng để sáng thứ bảy, chủ nhật, ông bà có thể mời thông gia lên phố cổ nhâm nhi tách cà phê, cùng đi tập thể dục hay vào phòng trà nghe nhạc... Gần gũi thì dễ thân, mà thân rồi thì con gái mình đi lấy chồng cũng được thương lây...
    Bởi vậy, khi yêu Bình, chàng trai học cùng lớp cao học quê chính gốc Thái "lọ" (cách gọi vui của địa danh Thái Bình), Hà bắt đầu cảm thấy lo. Mặc dù sinh ra ở nông thôn nhưng Bình đã sống, học tập và làm việc ở Thủ đô hơn chục năm nay. Nếu chỉ nhìn bề ngoài, không ai có thể nhận ra chất "lúa" ở chàng trai ấy. Chơi với Bình lâu, Hà bị cảm mến vì cả tính cách lẫn trình độ của Bình và yêu lúc nào không biết. Khi tình cảm đã đến độ chín, Bình đề nghị được cô giới thiệu với gia đình. Hà lúc này mới nhận ra mình đang phải đối mặt với nguy cơ không được gia đình đồng ý vì đã yêu và đòi cưới một người không phải Hà Nội.
    Buổi ra mắt nhà người yêu hôm ấy đã để lại trong Bình một ấn tượng nặng nề mà rất lâu sau này anh vẫn không quên được. Bằng một thái độ rất điềm đạm nhưng đầy lạnh lùng, dò xét, bố mẹ Hà hỏi qua loa về công việc của anh và bắt đầu một tràng dài những câu hỏi xoay quanh gốc gác. Bình cố gắng bình tĩnh và trả lời thành thật, cố không để ý đến những khoảng lặng dài như vô tận và những cái liếc mắt nhìn nhau của ông bà nhạc mẫu tương lai. Cuối cùng, để tỏ rõ chính kiến sau lời đề nghị của Bình rằng gia đình anh muốn được lên thăm, bà mẹ thủng thẳng nói: "Có lẽ là phải xin anh thông cảm. Chúng tôi chắc không thể... lặn lội về quê anh mà đáp lễ được". Hai chữ "lặn lội" bà mẹ nhấn rất mạnh khiến Bình mường tượng ngay ra vùng đất chiêm trũng quê mình mà thấy cơn tự ái dồn lên tận cổ. Sau đó, Bình chủ động nói lời chia tay...
    Thanh và Kiên cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Hai người yêu nhau khi cùng học chung ở ĐH Quản lý và Kinh Doanh. Thanh là gái Hưng Yên, Kiên là trai làng Cót (tên cũ của khu vực phường Yên Hòa - Trung Hòa, thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội). Thực ra, nhà Kiên cũng là dân lao động mới ở Hà Nội được 2 đời, tuy hộ khẩu Hà Nội nhưng cũng "nhạt mùi Tràng An". Còn nhà Thanh tuy ở tỉnh lẻ nhưng điều kiện kinh tế. Trước khi đến nhà Kiên chơi, Thanh rất thoải mái và tự tin, không mấy bận tâm đến chuyện phân biệt quê quán, gia cảnh. Nhưng chỉ sau vài câu chuyện, cô bắt đầu cảm thấy khó chịu. Mẹ Kiên sau khi biết cô bạn gái của cậu con cưng là "gái nhà quê" đã liên tục hỏi những câu rất "xóc".
    Kiên ngồi nghe mẹ nói chuyện mà toát cả mồ hôi. Hơn ai hết, Kiên biết nhà Thanh giàu có, sống hiện đại cỡ nào nhưng không biết làm sao để ngăn lại những câu mỉa mai ác ý của mẹ. Lúc đầu, Thanh còn thật thà nói rằng ở trị trấn đời sống cũng không đến nỗi lạc hậu lắm, nhưng sau cô nhận ra rằng bà ấy chả hề quan tâm đến điều cô nói nên cô xin phép ra về. Không kiềm chế được, Thanh trút giận lên Kiên, bảo nhà anh cũng chỉ là "dân làng Cót" chứ có gì mà hãnh diện thế! Thế là chiến tranh nổ ra, hai người cũng ai đi đường nấy sau vài cuộc tranh cãi để bảo vệ lòng tự trọng.
    Thanh còn giữ được bình tĩnh đến lúc khuất mặt phụ huynh mới bùng nổ, chứ như Giang, cô sinh viên báo chí ĐH KHXH và NV, quê tận vùng cao Văn Chấn, Yên Bái thì phản ứng ngay tại trận. Bị mẹ người yêu hỏi han đầy hàm ý coi thường, cô gái miền núi giả bộ thật thà kể liền một mạch: "Mỗi lần về thăm nhà cháu phải đi tàu về TP Yên Bái, rồi từ đó đi mấy trăm cây số bằng ôtô. Hết đường ôtô, cháu phải đi xe ngựa mất cả ngày đường mới vào đến bản. Nhà cháu ở nuôi trâu bò, lợn gà ngay dưới gầm sàn, cháu về là phải vác ống bương ra suối lấy nước. Cả bản cháu chỉ có mỗi ông trưởng bản là có xe máy Babetta, mỗi lần ông chạy là trẻ con chạy theo hít khói. Hồi cháu mới xuống đây học, cháu đứng bên này đường mất nửa tiếng mà chưa sang được đường bên kia vì nhiều xe máy quá... Mãi rồi mới quen bác ạ!".
    Tùng, người yêu Giang, suýt phì cười mấy lần vì câu chuyện bịa của người yêu nhưng càng nhìn vẻ mặt ngỡ ngàng của mẹ, anh càng thấy lo. Mẹ Tùng gần như chỉ muốn tiễn khách để "cho thằng ranh một trận vì lôi ở đâu về một con "dân toọc" chính hiệu!". Còn Giang thì vừa ra khỏi nhà người yêu đã cười phá lên chua chát rồi đanh đá nói luôn: "Xin lỗi anh, mẹ anh khinh người quá đáng. Hình như trong mắt của bà chỉ có người Hà Nội mới là người còn chúng tôi là bọn có đuôi hết nhỉ!".
    Chưa có thống kê nào về tỷ lệ thành công hay thất bại của mình mối tình "quê - tỉnh" này nhưng có vẻ như nhiều đôi đã tan vỡ vì sự phân biệt rất nhạy cảm này. Thậm chí, ngay cả với những đôi vượt qua được sự thành kiến ấy để nên vợ nên chồng thì ấn tượng về sự coi thường, miệt thị ngày trước vẫn rất nặng nề. Chị Hoài, trưởng phòng hành chính của một công ty thuộc Bộ Xây dựng, mỗi khi đến công ty luôn nhận được những lời khen về trình độ cũng như cách sống, nhưng về nhà thì khác hẳn. Là con gái miền Trung, gốc gác ấy cũng khiến cho chị bị gia đình người yêu nhiều lần mang ra cân đo, đánh giá. Nhưng vượt qua được mặc cảm, hai người vẫn lấy nhau, có hai mặt con. Bao năm qua, chị dường như đã có thể chung sống với những câu nói, cái nhìn chứa đầy ẩn ý của nhà chồng nhưng thi thoảng chị vẫn không thể vui vẻ bỏ qua khi bị chê là "đồ nhà quê" trong cách nấu nướng, ăn mặc... Chị Hoài ức nhất là mỗi khi có bạn bè đồng hương đến chơi, bà mẹ chồng lân la sang hàng xóm buôn dưa lê: "Mấy đứa xứ bọ nói mà như hót, chả hiểu gì cả!". Chồng chị ái ngại, nhiều lần góp ý với mẹ nhưng bà khăng khăng: "Tao chỉ nói thật chứ có bịa gì cho nó", nên đành chỉ biết an ủi vợ: "Ôi dào, em nghĩ làm gì, mọi người cứ quen miệng thôi, không ác ý gì đâu".
    Hiện chưa có một con số thống kê cụ thể và chính xác về tỷ lệ người dân ngoại tỉnh đang sống ở Hà Nội và người Hà Nội gốc (vì thực tế việc quản lý nhân khẩu thường trú, tạm trú của thành phố còn gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ này còn thường xuyên thay đổi theo thời điểm...). Tuy vậy, có thể khẳng định số người dân ngoại tỉnh đang chiếm áp đảo. Thực tế quan sát ở những cơ quan, công sở cũng cho thấy đa số nhân lực đang hàng ngày hàng giờ lao động tạo nên "cơm áo gạo tiền" cho Thủ đô cũng là những người không có gốc Hà Nội. Họ đến và mang theo những nét văn hóa của nhiều vùng miền, làm đa dạng bộ mặt thủ đô, đồng thời cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực khác... Trong bối cảnh đó, sự pha trộn, kết hợp ở nhiều mặt của cuộc sống là điều không tránh khỏi và sự phân biệt quá đáng của một số ít người đã làm tổn thương đến lòng tự trọng của nhiều người ngoại tỉnh. Vì "là người Hà Nội gốc thì đúng là đáng tự hào nhưng đã là quê hương thì với ai cũng đáng để nâng niu và chúng tôi cũng muốn được tôn trọng. Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu, làm sao mà đánh giá đúng về một con người nếu chỉ thông qua vùng đất nơi họ sinh ra được", chị Hoài tâm sự

    Tác giả bài viết có nói quá sự thật? Có một sự kỳ thị đối với người ngoại tỉnh ghê gớm đến thế à? Hà Nội thì có gì đáng tự hào???. Bạn đã từng là nạn nhân của sự kỳ thị này? Hay chính bạn bạn đang kỳ thị người khác? Nói rộng ra, không riêng gì Hà Nội, tình trạng phân biệt "vùng, miền" của người Việt Nam mình là có, nguyên nhân của nó? có cần phải xóa bỏ nó, làm thế nào để xoá bỏ?....v.v ... Mời các bạn tiếp tục tranh luận. Tôi sẽ trở lại chủ đề này vào cuối tuần.Thân.
    Được curio sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 06/06/2006
  8. goc_dua

    goc_dua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bác xong, em cảm thấy... sợ! Nỗi sợ không thể nói thành lời được. Hix hix... Sự khác biệt thật đáng sợ, vì em cũng đang ở HN mà! Nhưng đó chỉ là một khía cạnh nào đó thôi, không phải là tất cả!
  9. tast

    tast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2005
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay đọc bài của anh Curio, tôi chợt nhớ đến câu chuyện của mình mấy năm về trước. Tôi và anh chỉ là những người bạn, chơi với nhau hồi còn ở ĐH, chúng tôi khá thân nhau. Anh là dân SG chính gốc. Trong 1 lần tình cờ, tôi có dịp ngồi cafe cùng chị gái anh. Chị hỏi tôi quê ở đâu, tôi nói QN. Chị không biết QN là nơi nào cả, sau khi giải thích cho chị biết đại khái QN nằm ở đâu, chị buông một câu kết luận "nơi khỉ ho cò gáy". Hic... sau lần ấy, tự nhiên tôi "dị ứng" với cả anh. Đến giờ, vẫn tiếc cho tình bạn ấy.
    Người VN, từ xa xưa vốn là dân gốc rạ, nhưng dường như có một số ít cư dân TP quên mất gốc gác của mình. Họ luôn nhìn người nhà quê như là những người đần độn, nghèo nàn, dơ bẩn... Có lẽ, họ thiếu hiểu biết chăng? Với họ, chỉ nhìn vẻ bề ngoài mà quên rằng con người, quý nhất là vẻ đẹp tâm hồn.
    Người TP, có thể, họ có đầy đủ vật chất, cuộc sống hiện đại - đó cũng là một điều đáng tự hào, vì ai sống mà không mong mình được giàu có, đủ đầy. Nhưng, càng hiện đại, họ càng quên mất một điều rằng giá trị của một con người mới là giá trị đích thực. Và họ, luôn nhìn những người nhà quê bằng cái nhìn bề ngoài với con mắt miệt thị, rằng "ta đây là người TP".
    Nói về hôn nhân, có thể các cụ nhà ta cảm thấy không "môn đăng hộ đối", lo sợ con mình về quê ấy sẽ vất vả... Con người ta sống, đôi lúc quá sỉ diện, nhưng lại nhìn nhận sai về hai chữ này. Chỉ nhìn theo vẻ bề ngoài, chạy theo vật chất mà thôi.
    Có nên xóa bỏ chăng? Câu trả lời của tôi là CÓ. Nhưng làm cách nào? Hì, một câu hỏi quá khó. Bây giờ, sách báo thì cũng nói nhiều về nông thôn. Muốn tìm hiểu, chỉ cần một tour du lịch là phần nào cũng hiểu ngay. Vấn đề là cách nhìn nhận ở mỗi người. Nói cho cùng, người ở đâu cũng vậy, cũng có người xấu người tốt cả.
  10. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Cái này em đã đọc trên Box Cuộc Sống , mọi người vào tranh luận khá sôi nổi về vấn đề này .
    Nói đến đây lại nhớ hồi mới vào học lớp 10, phần đông trong lớp là dân Thị Xã , chỉ có mấy đứa ở Huyện thôi . Các bạn ấy hỏi mình đủ thứ về "nhà quê"......hảnh diện ghê ghớm về cái kiến thức "nhà quê" của mình, còn hay mang huê mít đến lớp cho các bạn chấm mắm ruốc nữa chứ. Ngày nghĩ cả lớp thích kéo đến nhà của mấy đứa ở xa để quậy phá cho đã. Tòan những kỷ niệm vui, không một chút phân biệt nào .
    May quá ,mình chưa phải ra mắt ra mũi kiểu này chứ không thì chết ....bà già chồng .

Chia sẻ trang này