1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi tuần một vấn đề Triết học. Tại Sao không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi J.A.Garfield, 21/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    THeo mình, triết học hay bất cứ 1 môn khoa học nào luôn được thiết lập ra dựa vào nói 1 cách bình thường là kinh nghiệm của loài người về lĩnh vực cần nghiên cứu nào đó. ---> nếu ko có kih nghiệm ta có thể vẫn làm được việc. Tuy vậy, thực tế chứng minh là có kinh nghiệm vẫn tốt hơn. hi`hi`, tuy vậy, theo minh`, học triết học là 1 chuyện, còn dùng thế nào lại là tuỳ người. cũng như nấu cơm. theo nấu cơm học mà nói: làm sao để nước + gạo đạt đến 1 nhiệt độ nhất định trong khoảng thời gian nhất định---> thành cơm. còn có người thổi cơm nát toét, có ngưòi thổi ngon! ------------> phét lác kinh ko! sao cái nào cũng giống cái nào thế nhỉ, sao lại luôn có thể có ví dụ ngay nhỉ----> hay nó có quy luật gì chung mà ta có thể từ 1 sự vật này suy ra cái khác. hay là tớ nhầm
  2. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Thôi đi thẳng vào vấn đề nào. Tôi xin có vài câu hỏi (mà có khi cũng chỉ là một câu thôi)
    1) Triết học nghiên cứu cái gì? Tại sao điều đó là quan trọng/quan yếu?
    2) Những câu hỏi mà các nhà triết học cần giải đáp là gì? Họ đã trả lời chúng thế nào?
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tôi xin mạn phép mở cái đề tài: KHIÊM TỐN
    -Khiêm tốn là gì
    -Tại sao phải khiêm tốn
    -Liệu khiêm tốn có bị người khác coi thường?
    -Đức khiêm tốn của người xưa , người nay
    ....
    (Mọi vấn đề liên quan đến KHIÊM TỐN)
    XIn cảm ơn
  4. thuong_nhan

    thuong_nhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    những cái này thuộc về những vấn đề cơ bản của triết đây mà
    ---> triết học quan tâm đến mọi đối tượng thuộc 3 lĩnh vực chủ yếu : tự nhiên , xã hội và tư duy
    vì thế trước đây nó được suy tôn là khoa học của mọi khoa học.
    ---> dễ hiễu vĩ những cái triết đặt ra cũng là những điều đi liền với cuộc sống của con người , bao quanh đ/c chúng ta , vd như nuớc uống , lửa nấu ..cho đến những câu : chúng ta đi ra từ đâu và về đâu ?
    ----> những câu hỏi nào nằm trong đối tượng ng/c của triết là nhưng câu hỏi cần đc giải...
    cách trả lời của mỗi nha` không giống nhau , phương đông và phương tây không giống nhau , cách tiếp cận họ cung khác nhau và bạn có thể tìm thấy chúng ở những quyển của mac . angghen , lenin, nít-xơ . pôn trac-tơ , he-di-ger,...
    vân và vân vân ..
  5. ngacnhien

    ngacnhien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0

    Cái "bàn tròn" này thú vị quá. Xin chào các bác. Cho phép tớ pha một ly cà phê vô ngồi nghe ké và tán dóc ké với !
    Bác J.A.Garfield viết: "...Môn Triết học cũng rất bình dân thôi. Descartes cũng chỉ muốn " dẫn dắt cuộc sống một cách an toàn đẻ tìm đến hạnh phúc " thôi...". Descartes có phải là cái ông đã viết lên lời hay ho này : "Tôi suy tư, vậy là có tôi" chăng?
    A, bác J.A.Garfield ạ, tớ đã đọc thấy khá nhiều lời than phiền về câu tuyên bố trên - quá đề cao lý trí - của Descartes rồi. Thế những người đang ào ào sống ngoài chợ đời kia, hồn nhiên sống, hồn nhiên vui buồn, cười khóc, thương giận, làm việc và nghỉ ngơi, mơ ước và thất vọng v.v... những người đó không "có", không "là", không hiện diện, không sống động ... đó sao? Những người quá đề cao việc suy tư (cái gì cũng phải hợp với tiêu chuẩn lý trí) về cuộc sống đôi khi lại quên rằng cuộc sống thực lại bao gồm nhiều yếu tố rộng lớn hơn lý trí nhiều: bản năng chẳng hạn, vô thức chẳng hạn, hay những yếu tố siêu nhiên ...
    Tớ thấy bác Cho_ghe nói cũng có lý lắm: Có lẽ rất nhiều người sẽ phì cười khi nghe rằng nên học Triết để "được dẫn dắt cho an toàn trên con đường tìm đến hạnh phúc". Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, chẳng ai giống ai, phong phú vô cùng. Mỗi người mỗi cảnh, ai có thể "công thức hoá" cuộc sống để chỉ cho ra con đường gọi là an toàn? Có lẽ rất nhiều người sẽ từ chối bỏ thời gian, công sức ra mà học ba cái "mớ lý thuyết suông hão thiếu thực tế đến nhàm chán" như lời bác Cho_ghe đã viết.
    Nhưng bác Cho_ghe còn viết tiếp: "Triết, vâng! Tự cuộc sống đã có và người ta như bản năng tự học lấy điều đó"..
    Theo tớ thì có lẽ ta nên phân biệt thế này: "Triết học" thì không phải ai cũng cần và cũng thích. Nhiều người cóc cần biết gì đến Triết học mà vẫn cứ sống khỏe re đó thôi. Nhưng "triết lý" thì ai cũng tự nhiên có sẵn ít nhiều trong mình. Ai cũng có ít nhiều một thứ "triết lý sống" cho riêng mình, bao gồm những quan niệm - rõ rệt hay có khi chỉ mù mờ - về nhân sinh, về thế giới, về vũ trụ, về sự sống và cái chết v.v...
    Theo tớ thì ai có điều kiên, rất nên ghé chút mắt quan tâm học hỏi chút chút về Triết học, bởi nói như bác Bochet, nó đã là một môn khoa học rồi, đã như một tổng hợp các kinh nghiệm của nhiều thế hệ đi trước rồi. Không có kinh nghiệm thì vẫn sống đấy, nhưng "thực tế cho thấy có kinh nghiệm vẫn tốt hơn". Có điều, cái cốt lõi của việc học Triết là làm sao việc học hỏi đó tác động trực tiếp đến "triết lý sống" của mình chứ không phải chỉ là nhồi nhét thêm một mớ kiến thức.
    Bác J.A.Garfield viết: Nói chung , môn Triết học giúp bạn hiểu rõ bạn hơn. Nhờ đó, bạn sẽ có cái nhìn hài hoà hơn về cuộc sống. Bạn biết cách tự đánh giá bản thân, từ đó bạn tìm đc tự do-khả năng tự chịu trách nhiệm đối với những việc mình làm, khi mà bạn đã hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả của hành động. . Nếu học Triết mà được như bác J.A.Garfield nói, thì nội nhiêu đó cũng đã đáng cho ta bỏ công học Triết biết bao rồi !
    Vài lời góp vô để xin làm quen với các bác. Chúc cái chủ đề này của bác J.A.Garfield ngày càng thêm đông bà con tham gia cho nó xôm tụ.
  6. ngacnhien

    ngacnhien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0

    Bác Yeungon đặt câu hỏi:
    Thôi đi thẳng vào vấn đề nào. Tôi xin có vài câu hỏi (mà có khi cũng chỉ là một câu thôi)
    1) Triết học nghiên cứu cái gì? Tại sao điều đó là quan trọng/quan yếu?
    2) Những câu hỏi mà các nhà triết học cần giải đáp là gì? Họ đã trả lời chúng thế nào?

    Bác Thuong_nhan trả lời :
    "những cái này thuộc về những vấn đề cơ bản của triết đây mà
    ---> triết học quan tâm đến mọi đối tượng thuộc 3 lĩnh vực chủ yếu : tự nhiên , xã hội và tư duy
    vì thế trước đây nó được suy tôn là khoa học của mọi khoa học.
    ---> dễ hiễu vĩ những cái triết đặt ra cũng là những điều đi liền với cuộc sống của con người , bao quanh đ/c chúng ta , vd như nuớc uống , lửa nấu ..cho đến những câu : chúng ta đi ra từ đâu và về đâu ?
    ----> những câu hỏi nào nằm trong đối tượng ng/c của triết là nhưng câu hỏi cần đc giải...
    cách trả lời của mỗi nha` không giống nhau , phương đông và phương tây không giống nhau , cách tiếp cận họ cung khác nhau và bạn có thể tìm thấy chúng ở những quyển của mac . angghen , lenin, nít-xơ . pôn trac-tơ , he-di-ger,...
    vân và vân vân ..

    Tớ thấy không thỏa mãn với bài trả lời của bác, bác Thuong_nhan ạ. Bác bảo : "triết học quan tâm đến mọi đối tượng thuộc 3 lĩnh vực chủ yếu : tự nhiên , xã hội và tư duy, vì thế trước đây nó được suy tôn là khoa học của mọi khoa học.
    - Thế còn lãnh vực nào là "thứ yếu" mà Triết học cũng quan tâm không?
    - Ví dụ: câu hỏi "Có Thượng Đế hay không?" có nằm trong mối quan tâm của Triết học không? Và thắc mắc đó thuộc về lãnh vực nào: tự nhiên, xã hội hay tư duy?
    - Ví dụ tớ hỏi thêm mấy câu nữa: Tại sao con người, giữa bao nhiêu bề bộn lo toan về cuộc sống, lại có thể đi thắc mắc về việc có hay không có Thượng Đế nhỉ? Và ý nghĩa của việc thắc mắc (về Thượng đế) này là thế nào? Việc thắc mắc này đưa đến hệ lụy chi cho cuộc sống con người? Con người có thể hay có khả năng trả lời chính xác được những thắc mắc loại đó không? v.v... Những câu hỏi tôi vừa nêu có thuộc lãnh vực quan tâm của Triết học không?
    Tớ có đọc ở đâu đó câu định nghĩa rất ngắn gọc mà khá hay này về Triết: "Triết, nghĩa là Triệt". Ý nói Triết có nghĩa là đi đến tận cùng, đi đến triệt để.
    Như vậy, "Triết lý" hay "Triết học" (tạm thời ta chưa để ý đến sự khác biệt giữa hai khái niệm này) là nỗ lực đi đến giải đáp cuối cùng của mọi thắc mắc, mọi vấn đề mà con người có thể (hay bị thúc bách, bị bó buộc phải) nêu ra trong cuộc sống.
    Không biết các bác ở đây, nhất là bác Yeungon, có hài lòng không về định nghĩa như trên về Triết ?
  7. thuong_nhan

    thuong_nhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Trích bài của bác "Ngacnhien" viết ngày 14/2 "
    ======================
    Tớ thấy không thỏa mãn với bài trả lời của bác, bác Thuong_nhan ạ. Bác bảo : "triết học quan tâm đến mọi đối tượng thuộc 3 lĩnh vực chủ yếu : tự nhiên , xã hội và tư duy, vì thế trước đây nó được suy tôn là khoa học của mọi khoa học.
    - Thế còn lãnh vực nào là "thứ yếu" mà Triết học cũng quan tâm không?
    - Ví dụ: câu hỏi "Có Thượng Đế hay không?" có nằm trong mối quan tâm của Triết học không? Và thắc mắc đó thuộc về lãnh vực nào: tự nhiên, xã hội hay tư duy?
    - Ví dụ tớ hỏi thêm mấy câu nữa: Tại sao con người, giữa bao nhiêu bề bộn lo toan về cuộc sống, lại có thể đi thắc mắc về việc có hay không có Thượng Đế nhỉ? Và ý nghĩa của việc thắc mắc (về Thượng đế) này là thế nào? Việc thắc mắc này đưa đến hệ lụy chi cho cuộc sống con người? Con người có thể hay có khả năng trả lời chính xác được những thắc mắc loại đó không? v.v... Những câu hỏi tôi vừa nêu có thuộc lãnh vực quan tâm của Triết học không?
    Tớ có đọc ở đâu đó câu định nghĩa rất ngắn gọc mà khá hay này về Triết: "Triết, nghĩa là Triệt". Ý nói Triết có nghĩa là đi đến tận cùng, đi đến triệt để.
    Như vậy, "Triết lý" hay "Triết học" (tạm thời ta chưa để ý đến sự khác biệt giữa hai khái niệm này) là nỗ lực đi đến giải đáp cuối cùng của mọi thắc mắc, mọi vấn đề mà con người có thể (hay bị thúc bách, bị bó buộc phải) nêu ra trong cuộc sống.
    Không biết các bác ở đây, nhất là bác Yeungon, có hài lòng không về định nghĩa như trên về Triết ?
    [/quote]
    =======================
    Tự nhiên , xã hội và tư duy là những lĩnh vực chủ yếu mà triết học hướng đến như một đối tượng để giải quyết , ngoài chúng triết học không tránh né, nghĩa là mọi đối tượng cũng có thể là đề tài cho triết học , bạn có thể gọi nó là những cái " thứ yếu" hay gì gì đó cũng được.
    có thượng đế hay không có thượng đế là câu hỏi của muôn đời , nó đã có tiểu sử từ cổ xưa sau khi khi những con người nhàn rỗi với cuộc sônglúc ấy mặc cảm với trời đất , với thiên tai và dịch bệnh.. đã tự hỏi lẫn nhau , đã tự hỏi mình và cuối cùng không thấy đâu những đám người ấy đã kéo nhau vô nhà thờ để chịu trò lừa đảo của mấy ông cha cố.
    vì sao vậy ? nếu họ tìm thấy câu trả lời nghĩa là họ đã có chỗ dựa , một chỗ để an ủi tránh né từ c/s phức tạp bên ngoài , nếu có ông vua ở trên trời thì họ có chỗ để thoát thai giải bày..
    việc vô nghĩa kiếm tìm này về bản chất chỉ ra rằng đó chẳng qua là một thói tư lợi của con người , là sự hèn nhát yếu đuối của chúng, hệ luỵ sẽ là một , hai và.. những thế hệ mù quáng , yếu đuối dựa dẫm.
    chừng nào những con người này chết đi , chừng nào việc tìm kiếm này được biết là loại vô nghĩa và họ quay về tìm kiếm trong bản thân thì may ra mới có câu trả lời chính xác được.
    những cái này thuộc phạm trù tư duy của triết học.
    triết theo nghĩa chữ hán có nghĩa là "trí " - sự hiểu biết , bậc minh triết cũng là người sáng tỏ thông thạo mọi sự.
    vì hướng đến cái biết toàn thể đó, đối tượng quan tâm của triết học là rộng lớn, nhưng cái lí giải của nó mới chỉ là nền tảng cho các khoa học chuyên môn khác phát triển.
    Bác Ngacnhien đồng ý chứ ?
    Được thuong_nhan sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 14/02/2006
  8. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Thời gian gần đây bác yeungon mở rộng phạm vi hoạt động, nhỉ.
    Nếu như khoa học là một phương pháp tiếp cận thực tại theo một lối riêng biệt, với những tiền giả thiết riêng biệt của nó (tính chất có hệ thống của thực tại) và những giới hạn riêng biệt của nó (khoa học không nghiên cứu cái đúng cái sai, cái không đo lường được, cái không quan sát được), thì triết học nằm trên khoa học một bậc: nó đặt nghi vấn ở chính cái mà khoa học phải chấp nhận một cách miễn cưỡng hoặc không quan tâm. Triết học chính là hành trình đi tìm cái BIẾT cheo leo nhất, hiểm hóc nhất (cắt nghĩa philosophie: tình-yêu-sự-hiểu-biết). Khoa học leo núi với những kỹ năng, dụng cụ đã có sẵn, còn triết học ngờ vực cả sự tồn tại của núi, và ngờ vực tính xác thực của cái biết nằm trên ngọn núi mà khoa học đang leo tới.
    Ngọn núi mà khoa học đang leo mang tên thực-tại-có-hệ-thống, và những dụng cụ khoa học sử dụng là các định luật kết tập lại từ quan sát. Khoa học là cái có một cái khung, một hệ quy chiếu và một mục đích, còn triết học, triết học là hành trình tìm cái thật trong trạng thái trần trụi nhất có thể. Thực tại không nhất thiết có hệ thống, thực tại cũng có thể vận hành theo lối mục đích chủ nghĩa (finaliste) vậy: cho nên mới có triết học.
    Trái với khoa học đã xây dựng được một hệ thống các kiến thức được xem như là CHUẨN (định luật vạn vật hấp dẫn của Newton hay cơ học lượng tử, chẳng hạn), trong triết học vẫn chưa có cái gì là chuẩn, được công nhận rộng rãi cả. Điều này dễ hiểu: những đối tượng của triết học là những thứ nhắm thẳng vào bản chất thế giới, do đó không đo lường được, không định lượng định tính được, không quan sát được, không có đại lượng nào làm chứng. Những vấn đề triết học là những vấn đề có vẻ không-giải-quyết-được. Đó cũng chính là nghịch lý của triết học: vừa tìm kiếm cái sâu xa, chân thật nhất, nhưng cũng ý thức là đó là cái rất có thể không bao giờ đạt đến nổi.
    Nhưng con người không thể nào lòng vòng trong những câu hỏi không bao giờ giải quyết được mãi, do đó họ phải tự ràng buộc hành trình đi tìm cái thật của họ trong một số khuôn khổ nhất định, hòng có được những kết quả "sờ mó được", "tranh cãi được", "sử dụng được": và thế là khoa học ra đời. Thật vậy, khoa học ra đời từ triết học, triết học là mẹ của khoa học - người ta thường nói. Tại Hy Lạp cổ đại, các nhà khoa học cũng chính là các nhà triết học và mãi về sau Newton vẫn còn dùng từ philosophy để gọi tên các công trình nghiên cứu của ông. Triết học chính là đầu nguồn, mà từ đó các môn khoa học khác nhau với các mục đích nghiên cứu khác nhau dần dần ra đời.
    Sự quan yếu của triết học là quá hiểu nhiên. Ta vừa cần một cái biết sờ mó được, sử dụng được, trong khuôn khổ, nhưng không thể không đặt nghi vấn về bản chất tối hậu của thực tại.
    Câu 2 sẽ bàn đến sau.
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 02:51 ngày 15/02/2006
  9. hammer_sickle

    hammer_sickle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
  10. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi dốt về triết nên chả biết có đồng ý hay không. Tuy nhiên, tôi thấy định nghĩa của bác nghe đưọc, nhưng nó rộng quá: nó bao hàm tất cả mọi ngành mất rồi!

Chia sẻ trang này