1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi tuần một vấn đề Triết học. Tại Sao không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi J.A.Garfield, 21/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    ''Thầy'' Esu giảng bài dài dòng vòng vèo quá! Giống ý như cách trả lwòi của con mẹ qwertzy!!!
    Ví dụ minh hoạ???
  2. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
  3. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Đúng nhưng không chỉ có vậy. Triết học đánh vào tất cả những gì có thể tưởng tượng được là đúng. Không những triết học đánh vào những tiền đề của khoa học, mà còn đánh vào những khái niệm như đạo đức, luân lý, ý nghĩa của nghệ thuật, công lý, tự do... vân vân và vân vân và vân vân. Triết học vừa ngành nghiên cứu tối hậu vừa là ngành phản-nghiên-cứu, bởi vì chính vì nó quá tối hậu nên cũng chả có khung, có nền móng, có công cụ, có CƠ SỞ cho công tác nghiên cứu. Triết học là nỗ lực tiến đến cái thật trong tất cả các trạng thái có thể của nó, chỉ có vậy.
    Quan sát không phải là thấy được bằng mắt. Quan sát là theo dõi một hiện tượng bằng các giác quan của con người và dụng cụ khoa học. Lỗ đen, nếu có - bởi vì chưa chắc đã có lỗ đen, là một vật thể KHÓ QUAN SÁT, nhưng nó chắc chắn phải quan sát được theo cách này hay cách khác. Chẳng hạn, nếu ta đến gần một cái lỗ đen quá mức thì ta quan sát được hiện tượng ta bị lỗ đen kéo dài ra, xương cốt kêu răng rắc, thời gian trôi chậm lại, trước khi ... chết. Một con tàu vũ trụ lang thang gần lỗ đen thì sẽ thấy lộ trình của tàu mình bị kéo vào một vật thể cực kỳ đặc. Từ Trái Đất, có thể thấy những ngôi sao không may nào lang thang đến gần lỗ đen sẽ bị xé nát. Lỗ đen mà hoàn toàn không quan sát được thì lỗ đen đã không phải là đối tượng của khoa học.
    Ngược lại, Thượng Đế là một đối tượng không quan sát được. Chẳng ai đo đạc, nhìn thấy sờ mó được sự tồn tại của Thượng Đế. Cho nên khoa học không quan tâm đến sự tồn tại của Thượng Đế.
    Sự tồn tại của Thượng Đế.
  4. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Cũng có thể nói nước sôi ở 100 độ là vì thượng đế bảo thế. Thượng đế = những tiền giả thuyết.
    Chẳng ai quan sát đưọc giấc mơ, sờ mó đưọc giấc mơ nhưng giấc mơ vẫn cứ tồn tại.
    Chẳng ai quan sát sờ mó đo đạc đưọc linh hồn nhưng vẫn cứ là cái tồn tại và hầu như ai cũng công nhận.
    Tôn giáo nói Thượng đế tồn tại trong mỗi con người.
    (Tiếp lời esu...)
    ... cũng giống như sự tồn tại của điểm trong hình học!!!
  5. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Nhưng thật ra khoa học cũng phải được ưu tiên so với tôn giáo. Vì sao ? Bởi vì tuy khoa học không thể biện minh cho cái nền móng, cơ sở của mình, SONG khoa học đã làm tất cả những gì tốt nhất mà con người có thể khi giải thích thế giới, đó là chọn một cái nền móng "có vẻ" là đáng tin nhất: thế giới này là có thật (nếu không có thật thì giải thích làm gì nữa ?!), thế giới này vận hành một cách "consistent", nghĩa là theo một số quy luật bất di bất dịch, không phải nay thế này mai thế khác (nếu không phải vậy thì giải thích làm gì nữa ?!), vân vân. Hơn nữa, không phải do ngẫu nhiên mà khoa học là khoa học, khoa học là khoa học bởi vì nền móng của nó đưa đến một sự hiệu quả nhất định: dù chả biết có định luật này nọ thật không, nhưng tôi ngồi trên máy bay thì vẫn tới đích, nhảy lầu thì phải dập mặt chết (hay ít nhất cũng có lẽ là vậy, cả ngàn người có vẻ như đã chết vì nhảy lầu mà... ), vân vân và vân vân.
    Tôn giáo ngược lại có thể đúng. Biết đâu đấy, đã có Thượng Đế, đã có thánh thần, và loài người chỉ là một sản phẩm của Thượng Đế. Song như là một con người thì ta chả biết làm gì tốt hơn là tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu chính mình theo phương pháp khoa học.
    Ừ thì... Do KHÔNG CHỈ LÀ cho nên cũng KHÔNG PHẢI. Lôgíc mà.
    Người ta quan sát được giấc mơ chứ !!! Bản thân trí nhớ của con người ta lúc tỉnh về giấc mơ đã là một hiện tượng quan sát được, nghiên cứu được. Tương tự, Thượng Đế sẽ trở thành đối tượng của khoa học ngay nếu như mỗi ngày hàng ngàn người tỉnh dậy tự nhiên nói rằng đêm qua Thượng Đế đã đến thăm họ !!!!!!
    Người ta công nhận LINH HỒN nhưng nó có nhất thiết là đối tượng của khoa học không ???
  6. cho_ghe

    cho_ghe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề được đặt ra đơn giản hơn chúng ta tưởng, ví dụ như đứa trẻ khi nó đói hay đòi hỏi jì đấy nó sẽ : Khóc. Hoặc là có thể nó bật khóc ko lý do, nhưng chắc chắn trong nhận thức non nớt của nó có sự Khóc ấy luôn có lý do chính đáng mà chúng ta ko hiểu được. Hoặc chưa đủ nhạy cảm để hiểu . Vậy cái suy diễn của nó khi cần thiết một điều jì đó phải khóc có phải là Triết không? Chắc chắn nó đã triết tức là nó đã rút được kinh nghiệm sau những lần không khóc. Con người cần cảm xúc để sống chính vì điều đó chúng ta mới là con người và tự cái cảm xúc đấy đã dẫn dắt con người ta tới những đúc kết. Vậy Học triết để làm jì nếu ta không va đập ? Không trải để biết và nếm thử mọi điều đã đang và sẽ xảy đến. Một ví dụ đơn gian nữa , một chàng chấm dứt mối tình của mình. Tất nhiên với những lý do hoàn toàn chính đáng. Cô Gái sẽ nghĩ jì? Đầu tiên chắc chắn cô ấy sẽ nghĩ đến chàng trai đã có ai khác, điều thứ hai cô ấy sẽ nghĩ đến là mình chưa đủ chất lượng trước anh ấy. Và điều tồi tệ hơn sẽ xảy ra , buộc cô ấy phải nghĩ đã có ai đó ngăn cản...v....v.... Nhưng lý do của chàng trai đơn giản hơn. Thứ nhất ko hoà hợp nhau trong việc ********, thứ nữa là tính khí cô ấy thất thường quá, cũng sợ luôn mình ko chiều chuộng được ..v...v... Người bên ngoài bằng con mắt khách quan của mình nói luôn rằng : No xôi chán chè. Tức là nhu cầu không cần thiết nữa , người ta sẽ tìm cách từ chối , vậy đấy có phải triết không?
    Chung quy lại tự thân triết đã ở trong bản năng từng con người, người ta sống và thường trực suy nghĩ, lý luận và chứng minh.... mọi thứ, đâu cần những thứ ngoại vi bên ngoài cuộc sống mình?
    Ví dụ đơn giản hơn như Bác Quýzen vì sao đến giờ bác ấy chưa lấy vợ mặc dù yêu rất nhiều? Ai có ý kiến jì không? Về con người , về tâm sinh lý hay về một điều jì đó khác? khà khà, em không muốn động đến đời tư nhé, đây chỉ là một ví dụ để mọi người thử Triết xem ( Với cho_ghe này Triến là cái suy nghĩ của mỗi người đấy.)
  7. cho_ghe

    cho_ghe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Cún có hai cái link này các bác khảo sát chút nhé! Dù Cún chưa đọc nhưng chắc nó sẽ có chút tác động nào đấy đến mỗi người.
    http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Triet_hoc_la_gi/
    http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Dua_vao_triet_hoc_2/
  8. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Esu đang giả thuyết tôn giáo có thể đúng, có thể có Thượng đế ----> suy ra nhà khoa học esu đang coi tôn giáo nói chung và Thượng đế nói chung là đối tưọng của khoa học rồi. Trong khi đó ở chủ đề kia, nhà khoa học esu nói là khoa học không quan tâm đến tôn giáo, không quan tâm đến Thưọng đế vì Thượng đế không thể quan sát đưọc!!!!
    Cái TÔI của esu lớn quá, vĩ đại quá, đáng yêu quá, đến mức không còn biết thừa nhận mình sai nữa. Trong khi đó người đời đã dạy, cái TÔI là cái đáng ghét! Cậu ''sinh viên đại học'' kiêm triết gia, kiêm nhà khao học phải biết câu này chứ!!!
    Lại mâu thuẫn rồi! Công nhận nó tức là công nhận sự tồn tại của nó. Và một khi đã công nhận sự tồn tại của nó thì nghiễm nhiên nó có đủ tư cách trở thành đối tượng của khoa học. Còn việc những nhà khoa học ''khách quan'', ''vô tư'' có chịu nhận nó là đối tượnh của mình không thì lại là chuyện khác.
  9. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Vâng nhưng nếu cứ nói như vậy thì biết ý Đấng Tối Cao rốt cuộc là thế nào ??? Trong khi đó nhờ vào khoa học, ta có thể tin một cách tương đối vững vàng rằng: cái gì thả ra thì rớt xuống đất. Bây giờ tôi cầm một quả táo, tôi thả ra, nó rớt. Đó là khoa học. Tôn giáo không cho phép DỰ ĐOÁN hiện tượng, cho nên không cho phép xây dựng máy bay, điện thoại, xe lửa...
    Đang bàn về lôgíc lại bàn qua cái TÔI. Lơ mơ quá !!!! Chứ tôi hỏi bác, KHÔNG CHỈ không phải là KHÔNG PHẢI à ???? Tôi có 2 tập hợp: A và B. Tập hợp A có gà, chó. Tập hợp B có gà, chó, mèo. Như vậy:
    Tập hợp B không chỉ là tập hợp A (tập hợp B lớn hơn tập hợp A)
    Suy ra: Tập hợp B khác (=không phải là) tập hợp A.
    Đơn giản !!!!!!!!!!!!!!!!! Còn tớ sai chỗ nào nữa thì đã phản biện đầy đủ rồi. Tranh luận chưa ngã ngũ đã quy cho người khác cái TÔI lớn !!!!!!!!!!!
    Dạ không ạ. Những đối tượng của khoa học phải quan sát được, phải đo đạc được, định lượng định tính được không nhiều thì ít, không ít thì nhiều thì mới là đối tượng của khoa học ạ !!!!!!!!! Những cái như linh hồn có đo đạc được không mà cũng đòi làm đối tượng của khoa học ???? Ai nhà khoa học nghiên cứu linh hồn trong phòng thí nghiệm của mình (ngoại trừ một vài nhà bán-khoa-học có thể có) ??????? Ai nhà khoa học lý thuyết bàn đến linh hồn trong lý thuyết của mình ???? Dĩ nhiên, nếu ông ta cho rằng linh hồn gián tiếp gây ra những thứ quan sát được, định tính định lượng được (theo kiểu hồn ma di chuyển đồ đạc trong một căn nhà hoang), thì ông ta có quyền công nhận LINH HỒN như một đối tượng khoa học, bởi vì trong trường hợp này LINH HỒN, hay nói chính xác hơn là những biểu hiện của linh hồn, là thứ đo đạc được. Nhưng đó chỉ là cái quyền cá nhân của ông ta, còn hiện nay khoa học vẫn cố gắng giải thích các hiện tượng ấy bằng những học thuyết khác !!!!
    Công nhận sự tồn tại của một cái gì đó không quan sát được, không đo đạc được thì cái đó VẪN KHÔNG PHẢI là đối tượng của khoa học. Nếu nó là đối tượng của khoa học thì, xin lỗi, từ trước đến nay chưa có cái gì là khoa học không nhúng tay vào, bởi vì cái gì cũng có không người này thì kẻ khác công nhận mà !!!!!!!
  10. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Lấy gì để mà công nhận nó tồn tại??? Tại sao công nhận nó tồn tại?

Chia sẻ trang này