1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi tuần một vấn đề Triết học. Tại Sao không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi J.A.Garfield, 21/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi, tiên sinh quả thật là cao thượng
    Công nhận là đọc bài của bác mixture mới thấy trên đời có nhiều con ếch nằm ở đáy giếng coi trời bằng vung. Có mỗi vấn đề con con cũng không tư duy dứt khoát được. Nói chuyện tiền nong với những kẻ thiển cận thật là mệt óc, bây giờ chuyển sang nói chuyện siêu hình đi
    Một câu hỏi lớn của triết học, có cuộc sống sau khi chết không?
  2. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng kỳ thi cũng chấm dứt, em tặng các bác đề Triết hôm qua, các bác cứ tự nhiên mà viết:
    Đề 1: "Loài người còn giữ được bản tính mưu mẹo không?" (đọc cái đề chả hiểu gì, cho qua luôn)
    Đề 2: "Nhà nước có cần nhận biết những giới hạn cho sức mạnh của mình" (cái này có vẻ dễ hơn)
    Nhân tiện bonus thêm cho các bác đề Đia-Chính Trị hôm trước:
    Đề 1: "Dân số và Phát Triên" (nhìn cái đề đã thấy ko muốn làm)
    Đề 2: "Biển và Chủ nghĩa Tư Bản từ đầu thế kỉ XX" (đành làm cái này vậy)
    Thôi chào các bac, em đi an dưỡng dài hạn đây ( phen này ko khéo học lại năm sau ko biết chừng)
    Được J.A.Garfield sửa chữa / chuyển vào 18:47 ngày 09/06/2006
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nếu tớ không lầm thì Garfield là du học sinh. Vậy các đề trên phải được viết bằng tiếng nước ngoài ?
    Đề 1 có vẻ như là sự phủ nhận "tính bản thiện" của con người vậy.
    Đề 2 theo tôi nên chữa lại là : Nhà nước có ý thức được sức mạnh của họ không ?
    Còn đề 2 địa - chính : Tại sao lại là biển nhỉ ? Vì CNTB cần thị trường và nguyên liệu ?
    Theo quan điểm tri thức phát vào bên trong thì những điều bạn trình bày sẽ nằm trong những phạm vi sau :
    - Con người và bản chất (từ bản chất luôn muốn xác lập thế và lực trong môi trường tự nhiên đến con người văn minh ngày nay).
    - Nhà nước và quyền lực (từ thời nguyên thủy cho đến phong kiến và nay).
    - CNTB và CNXH (quan điểm về cung và cầu và việc sử dụng tài nguyên).
    Vài ý nhỏ.
    Chúc Gar mùa hè vui.
  4. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Đâu ạ, em hoc XHNV, đúng là đề hơi lủng củng thật nhưng bọn em quen kiểu đó rồi. Tuy nhiên tụi em đang nghiên cứu về Triết học Phuơng tây nên mới có đề củ cải như vậy
    @TThang:
    Đề 1: theo Hobbes, con người nguyên thuỷ mang sẵn bản tính hiếu chiến mưu mẹo. Họ sống trong những cuộc chiến tranh không hồi kết. Người nguyên thuỷ ở đây là nói con người khi chua có tổ chức chính trị, chưa sống thành các bộ lạc... VÌ vậy đừng ai đem câu "Nhân chi sơ tính bản thiện" ra nhecấu đó để phần 2. THeo Rousseau trong Khế ước xã hội: những người có khả năng sử dụng ký hiệu ( những người thông minh, khôn khéo) có khả năng thống tri người ngu dốt. Đến khi con người có cơ cấu xã hội, sức mạnh nguyên thuỷ của con người bị hạn chế bởi các luật định->tính mưu mẹo cũng chẳng còn
    Đề 2: Tất nhiên 1 phần của đề bài là Ý thức được sức mạnh. Nhưng từ "giới hạn" bắt học sinh phải nghĩ đến "giải pháp. Nhà nước vốn có sức mạnh không giới hạn nên trong nhiều n=trường hợp sẽ gặp phải trở ngại, vì vậy phải nghĩ đến giới hạn của sức mạnh và các biện pháp ngăn chặn sự chuyên chính.
    Về phần Địa chính trị
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Còn đề 2 địa - chính : Tại sao lại là biển nhỉ ? Vì CNTB cần thị trường và nguyên liệu ?
    [/QUOTE]
    Biển cho CNTB nguyên liệu đấy bác ạ: dầu mỏ, đánh bắt cá... THị trường cũng không phải thiếu đâu: vận tải đường biển, đóng tàu, cảng( cảng hàng hoá, cảng dịch vụ, cảng nhập dầu). Ở đây vấn đề cung và cầu không đáng quan tâm bănngf những tranh cháp xảy ra trong việc sử dụng và sở hữu Biển: Singapour cho tàu chiến bảo vệ các của ngõ vận tải biển của Indonesia->indo phản đối. Việc đánh bắt cá quá giới hạn cũng là 1 vấn đề. Ngoài ra cũng chẳng cần phải nói thêm các vụ tràn dầu. Việt Nam mình cũng từng có tranh chấp với các chú Khựa về vấn đề biển Đông và 1 số mỏ dầu gần các quần đảo.
    Được J.A.Garfield sửa chữa / chuyển vào 06:22 ngày 12/06/2006
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nghĩ con người chỉ có khả năng sử dụng ký hiệu khi đã họ đã có được cái gọi là xã hội. Có thể các học giả nhà ta dịch sai chăng ? Có thể ông Rosseau dùng từ "ra hiệu" hay "dấu hiệu" lắm chứ.
    Nhưng suy cho cùng thì họ cũng có ý thức của những con thú dữ, đó là xác lập, giữ gìn lãnh thổ, khác hẳn những chú cừu chú nai nhởn nhơ gặm cỏ. Tôi cho rằng bản chất mưu mẹo không hề giảm cho đến con người văn minh thời nay, vì mỗi con người chúng ta đều muốn khẳng định mình trong môi trường tự nhiên, môi trường cơ giới và môi trường thông tin.
    Nói về giới hạn của sức mạnh, đối với nhà nước hay chính quyền thì nên dùng từ quyền lực thì đúng hơn, thì tôi cho rằng có ba khuynh hướng.
    - Khuynh hướng sử dụng quyền lực cho lợi ích chung.
    - Biết rõ giới hạn quyền lực và ...triệt để khai thác nó trong phạm vi đó, vì lợi ích riêng.
    - Không ý thức được quyền lực, để quyền lực trở thành sức mạnh hủy diệt hoặc rào cản cho phát triển.
    Vài ý tản mạn.
  6. Le_Plus_Beau_new

    Le_Plus_Beau_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2002
    Bài viết:
    2.612
    Đã được thích:
    0
    Có cái đề thi thử năm ngoái cũng hay hay, post lên cho mọi người cùng suy ngẫm. Không hiểu JAG có biết đề này không
    L''oubli n''est-il qu''un échec de la mémoire ?
    Lãng quên phải chăng chỉ là một thất bại của trí nhớ ?
    Được Le Plus Beau sửa chữa / chuyển vào 16:28 ngày 15/06/2006
  7. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Xã hội thực ra cũng chỉ là do con người tập hợp lại một cách tình cờ mà có. Hồi đấy em cũng định hỏi thày như bác. Tuy nhiên, khi nói đến cơ cấu xã hội thì có nghĩa là đoàn thể hay co cấu chính trị. Mà theo Rousseau thì cơ cấu đó được bắt đầu bới "khế ước lừa bịp". Người có khả năng sử dụng ký hiệu (hay biểu tuợng) là người đầu tiên trong xã hội loài người biết quây 1 khoảng đất và bảo "20m2 này là đất của tôi"-đây cũng là kẻ nói dối đầu tiên trong lịch sử. Sự sở hữu này mang tính trừu tượng, ký hiệu. Sở hữu có nghĩa là sở hữu những gì mình làm ra. Người đó chỉ có thể làm việc trên 1m2 và nói dối trên 19m2 còn lại. Vì vậy, "Khế ước lừa bịp" phát triển thành "hiệp ước xã hội" đầu tiên khi một người nói: "Các người sẽ cần đến tôi vì các người nghèo khổ còn tôi thì giảu có. Hẫy làm một thoả hiệp như thể này: các bạn sẽ làm việc cho tôi, đổi lại tôi sẽ đảm bảo sự an toàn cho các bạn"-->nói dối
    Dạ làm sao mà em bit đc. Đề này hay tuy nhiên không khó lắm. Câu trả lời chắc chắn là "Không" nhưng cũng phải văn 1 tí để làm dàn bài 3 phần. Em nghĩ chắc bác Phớt( Freud) cũng có một chân trong này. Còn lại thì có một đống triết gia nói về vấn đề này, tha hồ mà văn:
    +Quên=tự do. Heraclite:"Không ai tắm hai lần trên một dòng sông"
    +Quên=tồn tại. Federic Nietzsche trong Nói về Zarathoustra cũng có nói về vấn đề này. Có thể tóm tắt trong một câu: Từ sự lãng quên, sức sống đến trí nhớ của ý chí"

  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Người ta vẫn còn chưa biết bản chất của trí nhớ là gì. Và hẳn nó mang tính chất ghi nhận các sự kiện, nhớ lại khi cần. Có những sự việc mà ý thức ta không thể nhớ được nhưng ta vẫn có thể nhớ về nó trong những giấc mơ. Điều ngược lại của "nhớ" là "quên". Nhưng chính cái việc nhớ mới phát sinh cái việc quên. Không thể nói đến khái niệm "quên" nếu không biết khái niệm "nhớ". Nhớ là 1 hành động, một thao tác của bộ não nên nó cũng cần có năng lượng cho hành động này.
    Lãng quên là một động từ, nó cũng là 1 hành động nỗ lực, một thao tác của tư duy. Lãng quên là xóa đi 1 sự kiện đã được trí nhớ ghi nhận, 1 cách thụ động hay chủ động.
    Nếu trí nhớ của bạn "thắng", nghĩa là nó đã thực hiện đúng chức năng của mình, ghi nhận và nhớ lại (recall) khi cần. Còn nếu nói rằng trí nhớ "thất bại" thì đơn giản vì nó không thể nhớ lại được thôi. Chẳng hạn như bạn gặp 1 người trông quen quen, nhưng không tài nào nhớ được tên, cố gắng mãi, nhức cả đầu. Chịu ! Bạn đã thất bại.
    Nhưng toàn bộ câu trên không hẳn là như vậy, vì xét đúng nghĩa trí nhớ của bạn vẫn thực hiện đúng chức năng của nó, cho nên không thể nói là nó thất bại được. Mấu chốt vẫn là động từ "lãng quên". Phải chăng lãng quên 1 sự việc gì đó là điều không đơn giản, như việc xóa bỏ 1 file trong máy tính. Sự lãng quên không thể gắn liền với 1 nỗ lực như bất cứ thao tác, hành động, vì bất cứ thao tác, hành động nào cũng được bộ não ghi nhận (nhớ). Thế cho nên hành dộng lãng quên chẳng những không thể quên mà còn làm cho ta ...càng nhớ thêm. Thế nên ta có thể chữa câu trên thành :
    Lãng quên phải chăng là sự ...đắc thắng của trí nhớ.
    -----------------------
    World cup kỳ này dở quá. Ba lan, CH Czech, Serbia, Ucraina quá tệ. Búngari đâu rồi, Đại bàng xanh, Sư tử bất trị đâu rồi ? Cũng còn Hàn an ủi, Nhật đá cũng có nét lắm, rất kỹ thuật. Tôi lại tìm Việt Nam trong TTVNOL.
  9. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    KHông đơn giản như bạn nghĩ. Góc nhìn của bàn hoàn toàn mang tính Khoa học giáo dục hoặc có thể là Hiểu biết chung chứ đó không phải là bản chất. Tuy nhiên ko ai có quyền lên án điều đó đúng hay sai, người đọc chỉ có quyền nói ràng lập luận và suy nghĩ đó có logic , hợp lý... hay ko.
    Trí nhớ là " một sự bảo đảm cho sự nhận biết giữa mỗi cá nhân và bởi mỗi cá nhân". Tuy nhiên, theo Nietzsche, quên cũng là một sức mạnh. Con người ko nên nhìn về quá khứ mà phải có 1 tầm nhìn mang khuynh hướng cấp tiến. Để trở thành người siêu việt, cá nhân phải từ bỏ nguồn gốc, phải quên và quên chính mình. Sức mạnh của "quên" là ở đó: tạo ra 1 nền tảng mới để sắp xếp và hoạch định tương lai. Phai tìm đến sự quên lãng nhưng cũng ko nên chối bỏ bản thần (chối bỏ chứ ko phải là quên đâu nhé).
    Theo Nietzs--, trí nhớ chảng qua chỉ là 1 trạng thái bị động mà con người hứng chịu một cách gián tiếp từ một hành động mà họ ko phải là kẻ xúi giục--->G.Deleuze cũng có suy nghĩ giống như vậy, Socrates thì có hơi khác....
    Có thể nói đó là tóm tắt ý chính của khái niệm " sức mạnh của sự quên lãng"( phân tích cụ thể dài lắm). Còn "sức sống" và "trí nhớ của ý chí" thì nói sau.
    Công nhận, nhưng còn mối liên hệ với câu trước?
    Cả hiểu rì, bác giải thích thêm hộ em cái
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tớ chỉ phân tích theo kinh nghiệm và logic thôi. Chẳng hạn như có người bảo : Hãy quên chuyện đó đi ! Thì đó đơn giản là bạn không nhắc đến việc ấy nữa. Hoặc câu : Tôi quên rồi ! Thì cái quên này tớ tạm gọi là cái quên mang tính vô ý thức, khác với cái quên có ý thức ở trên.
    Hoặc phân tích kỹ hơn về mặt ngôn từ :
    "Lãng quên" là danh từ : chẳng hạn như nhìn 1 phế tích lịch sử, có người chặc lưỡi : Chà ! Đây quả là 1 sự lãng quên. Suy ra cái quên danh từ là cái quên (mang tính) vô thức.
    "Lãng quên" là động từ : Vì dụ : hãy lãng quên ! Suy ra cái quên danh từ là cái quên có ý thức.

Chia sẻ trang này