1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Momen lưỡng cực

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi Hihihahihi, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Momen lưỡng cực

    Vâng các bác giúp em so sánh momen lưỡng cực của 1,1-dicloroethylen và cis-1,2-dicloroethylen cái. Vấn đề là làm thế nào để rõ ràng và hiệu quả nhất.

    Cám ơn các bác.
  2. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    1,1-dicloetylen có momen lưỡng cực bằng O (do clo là nhóm có hiệu ứng -I nên khi ta tổ hợp theo quy tắc hình bình hành thì nó sẽ triệt tiêu lẫn nhau). cis-1,2-dicloetylen thì không như thế, do hai nguyên tử clo của nó ở cùng phía nên momen lưỡng cực của phân tử này sẽ có tính cộng tính (bác thử tổ hợp theo quy tắc hình bình hành mà xem). Như vậy thì cái cis-1,2-dicloetylen sẽ có momen lưỡng cực lớn hơn 1,1-dicloetylen.
    Hy vọng câu trả lời này sẽ giúp bác thoả mãn. Đầu năm mới chúc bác sức khoẻ và thành công. .
  3. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì tớ lại nghĩ khác, hai cái này theo tớ thì moment khác nhau là chắc chắn rồi, còn để so sánh thì cũng khó đấy, tuy nhiên nếu nhìn vào phân tử thì chú 11 có hai Cl ở một phía, phía còn lại có các e-pi phân bố trên liên kết đôi, có lẽ là không được đối xứng lắm, còn chú 12 cũng có Cl, cũng có e-pi, nhưng phân bố đối xứng hơn. Do đó, theo tớ thì muốn so sánh moment lưỡng cực của hai phân tử này nên căn cứ vào đó là tốt nhất!
  4. kikicoco85

    kikicoco85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Theo mình: momen lưỡng cực của phân tử = tổng momen lưỡng cực từng liên kết. Ở mỗi trường hợp 2 lk C-Cl đều giống nhau và góc giữa chúng đều là 120 độ. Do đó chỉ cần so sánh momen lưỡng cực của của từng lk C-Cl trong 2 t/h là đủ. Có thể xem độ dài 2 lk đó là bằng nhau rồi. Còn ở chất 11 thì C gắn trực tiếp với 2 Cl nên điện tích dương của nó lớn hơn của 12. Do đó mmlc của 11 lớn hơn 12.
    Tất nhiên tất cả chỉ là suy đoán thôi. Có ai có số liệu cụ thể thì cho mọi người biết với, lúc đó mới biết ai đúng được.
  5. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Bác kikicoco85 nói như vậy là mâu thuẫn rồi. Bác nói momen lưỡng cực bằng tổng momen lưỡng cực của từng liên kết nhưng bác chỉ tính liên kết C-Cl mà bỏ qua liên kết C-H thì hơi uổng rồi nếu đúng như bác nói thì vẫn còn momen liên kết tĩnh điện giữa C(delta+) và C(delta-) nữa chứ. Momen liên kết C-H thì có thể bỏ qua chứ momen liên kết tính điện thì không thể bỏ qua được và một điều quan trọng nữa momen liên kết tĩnh điện thì ngược chiều so với tổng momen của hai liên kết C-Cl.
    Hy vọng bác nào có tài liệu thì cho số liệu trục tiếp để có thể tìm hướng giải thích thoả đáng.
  6. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Cho em sorry các bác! Các ý kiến trước đây của em đều trật chìa cả. Theo như em đã kiểm nghiệm lại thì thằng 11 có momen luỡng cực lớn hơn do tổng hợp tất cả các momen của nó gồm: momen liên kết C-Cl, momen liên kết C-H và momen liên kết tĩnh điện giữa nguyên tử C nối trực tiếp với hai nguyên tử clo mang một phần điện tích âm, thằng C còn lại mang một phần điện tích dương nên tổng momen luỡng cực của thằng 11 đều theo một huớng đó là hướng của tổng momen luỡng cực của hai liên kết C-Cl. Còn thằng cis-12 thì không có momen lưỡng cực tĩnh điện do hai nguyên tử C đều nối với Cl nên cùng mang một phần điện tích dương. Chính vì vậy momen luỡng cực của thằng 11 lớn hơn thằng cis-12.
    Cuối cùng cho em chân thành xin lỗi các bác.
  7. kikicoco85

    kikicoco85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Theo mình bạn nói rằng trong 11 tất cả mmlc của các lk đều cùng hướng hình như không đúng. Trong 11, trừ Cl tất cả đều mang điện tích dương, càng xa Cl thì điện tích dương càng giảm. mmlc hướng từ cực dưong nhiều sang cực dương ít hơn(hoặc cực âm). Do đó mmlc các lk C-H, C-C phải ngược chiều với C-Cl chứ.
    Nhưng mà theo mình do hiệu ứng cảm giảm nhanh theo khoảng cách các nguyên tử nên có thể bỏ qua các điện tích trên C2 và H do nó quá nhỏ so với trên Cl và C1, hơn nữa khoảng cách C-Cl lại lớn nhất nữa, nên mmlc của C-Cl sẽ lớn hơn của mấy cái khác nhiều.
    Àh, bạn zero000 có nói tới mm lk tĩnh điện là gì vậy? nó khác gì với mmlk C-Cl?
  8. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn kikicoco85 đã chỉ giúp mình sai sót không đáng có này. Bản thân momen luỡng cực vốn đẫ mang bãn chất tĩnh điện (lực hút giữa hai nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện tích trái dấu nhau). Trong thằng 11 thì C đính với 2 nguyên tử Cl mang một phần điện tích âm và nguyên tử C còn lại mang một phần điện tích duơng mà momen lưõng cực huớng từ cục dương sang cực âm nên nó sẽ cùng huớng với tổng momen lưõng cực của hai liên kết C-Cl. Trong phân tử có liên kết bội thì hiệu ứng gây ảnh huởng chủ yếu là hiệu ứng liên hợp (Cl có hiệu ứng -C) mà hiệu ứng C vốn ít bị thay đổi theo chiều dài mạch nên sẽ có momen luỡng cực của liên kết C=C. Do đó thằng 11 có momen luỡng cực lớn hơn thằng 12 do thằng 12 không có momen luỡng cực của liên kết C=C.
    Hy vọng bạn kikicoco85 sẽ đồng ý với ý kiến trên.

Chia sẻ trang này