1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Món ăn - Bài thuốc

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi Nhoc_loc_choc, 21/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Nhoc_loc_choc

    Nhoc_loc_choc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    ......................
    D - Uống huyết nóng:
    Uống huyết nóng là một hình thức nghi lễ có từ thời cổ xưa. Huyết tươi được coi là vị thuốc bổ máu mầu nhiệm trị bá bệnh. Ngày nay việc uống huyết nóng chỉ còn được sử dụng trong phạm vị nhỏ hẹp.
     
    D1 - Cách hứng huyết nóng: Cho một chút rượu ngon và ly. Khi chọc tiết đúng động mạch, máu phun ra thì bỏ một chút đầu rồi hứng ngay vào ly và uống tại chỗ. Máu mới phun từ tim ra còn nóng, uống ngay không tanh. Chỉ hứng máu từ động mạch phun ra, không hứng máu từ tĩnh mạch hay vết thương chảy ra từ từ. Chỉ uống máu của những con vật còn non, đang sức lớn và không mắc bệnh.
     
    D2 - Điều nguy hiểm là nếu máu con vật có sẵn vi trùng độc hay bệnh truyền nhiễm thì chẳng thấy bổ mà lại còn có hại cho người uống máu nóng. Vì thế điều quan trọng là phải khám sức khỏe cho con vật cẩn thận nếu muốn uống máu. Mọi trường hợp nghi ngờ đều không nên uống huyết nóng.
     
    D3 - Huyết ở mỗi con vật đều có tính trị liệu riêng biệt:
    - Huyết heo vị mặn, tính bình, dùng làm thuốc bổ huyết. Trị thiếu máu, cơ thể suy nhược.
    - Huyết chim sẻ vị mặn, tính nóng, có tính bổ thận.
    - Huyết dê có tác dụng bổ thận, bổ huyết, mạnh cơ thể. Dùng cho sản phụ mới sanh, choáng váng, chóng mặt, đau lưng.
    Trong sách Tuệ Tĩnh có chỉ dẫn dùng huyết dê cho sản phụ khi sinh không ra nhau, băng huyết. Uống một chén là có kết quả.
    - Máu dơi làm mạnh ngũ tạng, hoạt huyết.
    - Máu rắn trị nhức nhối, phong thấp.
     
    D4 - Cũng trong sách Tuệ Tĩnh, chúng ta còn thấy một số phương trị ngộ độc bằng máu nóng như sau:
    a) Ngộ độc do rắn rết cắn hay ăn phải nọc sên, nọc rắn. Lưỡi và cổ họng sưng đau, bụng trên nóng, bứt rứt: uống tiết dê hay tiết heo lúc cón nóng thì yên ngay.
    b) Trúng phải độc tưởng như chết rồi mà người còn ấm: cắt tiết vịt trắng, cho uống ngay lúc còn nóng, có thể dùng tiết gà trống trắng. nếu không có tiết thì cấp thời giã rau sam vắt nước uống nhiều lần.
    Trên đây là những cách trị ngộ độc ghi trong sách của Tuệ Tĩnh, chúng tôi chỉ nêu lên mà chưa rõ kết quả. Dù sao đây cũng chỉ là những phương thuốc để áp dụng cấp thời ở những nơi hẻo lánh xa xôi. Tốt hơn hết là nên đưa ngay tới các trạm cấp cứu
     

    LoVe RoCk is LoVe Nhoc_loc_choc
  2. Nhoc_loc_choc

    Nhoc_loc_choc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    8. GÀ ÁC CHƯNG NGŨ VỊ
     
    A - Vật liệu:
    Gà ác hay gà ri dùng làm thuốc với tên ?oô kê cốt? (gà xương đen) thuộc giống Gallus bankiwa. Gà ác nhỏ con, có bộ lông toàn trắng nhưng mỏ, mắt, da thịt và xương đều đen. Không nên nhầm gà ác với gà tre (nhỏ con) hay gà trụi ( chân đen). Gà ác hiền lành không ưa đấu đá. Chân gà có 5 ngón nên gọi là ?ogà ngũ trảo?.
    Gà ác phát triển chậm, trên 12 tháng tuổi mới nặng 1 - 1,5 Kg. Thịt và trứng thơm, máu đỏ hơn gà thường và có nhiều ly sán. Thịt gà ác có tính bổ dưỡng và lành, dùng cho người suy nhược, dưỡng bệnh, sản phụ sau khi đẻ.
    Gà ác, hạt sen, táo, củ , mài hay đậu ván trắng, nấm mèo, nước dừa khô (dừa khô bào, vắt lấy nước, bún tàu (miến).
    Các món làm sạch, xào sơ nhồi vào bụng con gà, hấp  chín.
    - Nếu dùng đậu ván thì phải nấu nhừ hạt đậu.
     
    B - Tính chất:
    - Gà ác có tính bổ dưỡng và lành. Nó là nguồn protid rất tốt, không gây dị ứng dù với những người nhạy cảm.
    - Hạt sen, tác dụng vào các kinh tâm, tỳ, thận. Nó là thuốc dưỡng tâm, bổ tỳ, cố tinh; dùng để trị mất ngủ, suy nhược rất tốt.
    - Đại táo có tên khoa học là Zizyphus sativa họ Táo. Đại táo có vị ngọt, tính ôn, đi vào hai kinh tỳ, vị. Đại táo có tính bổ dưỡng, sinh tán địch, ích khí, an thần, tiêu viêm, điều hòa doanh vệ, hòa giải các vị thuốc khác.
    - Củ mài còn có tên là Hoài sơn, tên khoa học là Diasocoteapensimilis, họ Củ nâu. Hoài sơn có vị ngọt nhạt, tính bình; đi vào các kinh tỷ, vị, phế, thận. Nó có tính thanh nhiệt, bổ hư, ách thận, sinh tấn dịch và chí khát. Nó còn có tính giải độc.
    - Đậu ván trắng hay bạch biển đậu, tên khoa học là Lablab unlgaris, họ Cánh ****. Đậu ván vị ngọt nhạt, tính ấm; đi vào hai kinh tỷ, vị. Nó có tác dụng bổ tỳ vị sinh tâm dịch, giải nhiệt, hòa trung, chi tả; dùng để trị cảm nắng, miệng khát, nôn mửa, biếng ăn, giải độc.
    - Nấm mèo làm nhẹ mình, ích khí, cưỡng chi.
     
    C - Công dụng:
    Món ăn này phối hợp các chất bổ dưỡng, mạnh tỳ vị, giúp ăn ngon, sinh tán dịch, làm cho người suy nhược mau lại sức. Món ăn này lành nên dùng cho người yếu bệnh mới khỏi các bà mới sanh.
    Món ăn này là một bài đông dược điển hình với đủ ?oquân, thần, tá, sử?

    LoVe RoCk is LoVe Nhoc_loc_choc
  3. Nhoc_loc_choc

    Nhoc_loc_choc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    9. BÚN XÁO MĂNG
     
    A - Thành phần:
    - Thịt vịt, măng tươi hoặc măng khô, bún, rau sống.
     
    B - Tính chất:
    1. Măng và khoai mì có chứa một loại glucosid sinh acid cylanhydrich. Chúng ta biết rằng acid cyanhydrich là chất độc mạnh, với liều 2 mg/kg thể trọng có thể gây tử vong. Triệu chứng ngộ độc là: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn; rối loạn thần kinh lưỡi, hô hấp, tuần hoàn.
    Măng tươi cũng như măng khô, phải luộc kỹ, bỏ nước đắng. Khi nước luộc măng không đục thì mới dùng.
    Măng le (măng trẻ nhỏ) thường ăn tươi nhưng đã ngâm chua. Ngâm chua cũng loại bỏ chất độc, đây là cách chế biến tài tình của người xưa.
    Măng có vị nhạt, tính hàn đi vào 2 kinh tâm và phế. Măng có tác dụng, thanh thượng tiêu, phiền phiệt, tiêu đờm, chi khát, ho xuyễn, thổ huyết, trị trẻ em kinh phong. Theo Tuệ Tĩnh thì nước măng tre có thêm chút gừng (để giảm tinh hàn) uống trị bệnh đ.ái đường (chứng tiêu khát).
    Theo ý riêng chúng tôi thì không nên dùng măng để trị bệnh vì tác dụng chưa rõ ràng mà lại độc.
     
    2. Thịt vịt ít dùng làm thuốc. Theo sách đông y thì vịt trắng lành, vịt đen hơi độc. Thịt vịt vị ngọt, tinh mắt, có tính bổ hư, ích tạng. Dùng để trị sưng lở, ly nhiệt, trẻ con kinh phong.
    Theo sách đông y ?oBản thảo vấn đáp? thì vịt thụ tính của kim thủy nên tư phế.
    Vịt nuôi dễ mắc bệnh dịch, chết hàng loạt và nhanh tới độ nhặt xác không kịp, nên có câu:
    Muốn giàu nuôi cá
    Muốn khá nuôi heo
    Muốn nghèo nuôi vịt.
     
    3. Món xáo măng làm ta liên tưởng đến câu ca dao:
    Con cò mà đi ăn đêm
    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
    Ông ơi ông vớt tôi nao.
    Tôi có lòng nào ông sẽ xáo măng.
    Có xáo thì xáo nước trong
    chớ xáo nước đục, đau lòng cò con.
    (Nước luộc măng dầu đắng và đục, nước luộc hết đục thì cũng hết đắng và không độc).
    Món xáo măng không nên dùng làm thuốc.

    LoVe RoCk is LoVe Nhoc_loc_choc
  4. Nhoc_loc_choc

    Nhoc_loc_choc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    10. THỊT CÔNG KHO QUẢ TRÁM
                 Bài thuốc giải độc
     
    Tính chất:
    Con công thuộc loại chi rừng có bộ lông rất đẹp. Nó thường xòe lông, xòe đuôi múa rất hay. bắt được công rừng về nuôi một con thường bị chết, người ta bảo rằng công vui tính ưa múa hát. sống một mình nó buồn mà chết.
    Thịt công cũng ngon như thịt gà. Nó có vị ngọt mặn, tính mát, hơi độc. Thịt công có khả năng giải các thứ thuốc. Vì thế nếu uống thuốc rồi ăn thịt công sẽ đi ra theo thuốc (theo Tuệ Tĩnh). Do đó người ta bảo rằng ăn thịt công để giải thuốc độc. Thịt công còn dùng để trị cổ trướng, trị trùng. Các tính chất này chưa được kiểm chứng bằng khoa học hiện đại.
    Nên chú ý rằng mật công rất độc, khi làm thịt nên thận trọng đừng làm vỡ túi mật, cắt bỏ đi. Đây là một điều hết sức đặc biệt: mật công độc còn thịt công để giải độc (cũng tương tự như cây củ đậu ăn được, quả đậu lại độc).
    Lông công có phấn độc, bay vào mắt rất nguy hiểm.
     
    - Quả trám là tên miền Bắc, miền Nam gọi là cà - na. Có hai loại trám: trám trắng (conarium albium) và trám đen hay vây bùi (canarium nigrum). Quả trám vị chua ngọt, bùi và hơi béo, tính ấm. nó có công năng sinh tân dịch, giải khát, làm thanh giọng. Quả trám còn dùng để giải độc rượu, độc cá.
     
    Bài thuốc:
    Cả hai chất: thịt công và trám đều có tính độc. Đối với những trường hợp ngộ độc quan trọng, nên giải độc cấp cứu bằng các phương pháp nhanh gọn của y học hiện đại, đưa vào  bệnh viện cứu chữa. Nếu ở xa các trạm y tế, nên trị theo phương pháp của Tuệ Tĩnh, uống nhiều nước quả trám, nhiều nước đậu xanh hay đậu đỏ sống cho nôn tháo ra ?oMón ăn này chỉ để dùng về sau?.
     
    Ghi thêm:
    1 - Thịt công có thể làm các món ăn khác tương tự như thịt gà. Đặc biệt, thịt công luộc ăn với lá chanh cắt chỉ rất ngon.
    2 - Đậu xanh giã nát, hòa nước uống để giải độc. Nên uống thuốc cách quãng với món ăn có đậu xanh và giá đậu.
    3 ?" Chim cu ngói cũng dùng để giải độc thuốc.

    LoVe RoCk is LoVe Nhoc_loc_choc
  5. Nhoc_loc_choc

    Nhoc_loc_choc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    11. CHÁO CHIM
    bổ thận tráng dương
     
    A - Vật liệu:
           - Chim sẻ non, chim cút đang lớn, chim cu ngói.
           - Đậu đen, gạo nếp.
           - Hành, tiêu, gừng?
     
    B - Tính chất:
    Chim sẻ có tính nhanh nhẹn, ưa nhảy nhót; tuy có hai chân nhưng ít đi mà chỉ nhảy; chim sẻ có khả năng sinh sản nhanh. Đông y gọi chim sẻ là Tước điểu. Nó có vị ngọt đắng, hơi ấm, hơi độc khi dùng nhiều. Nó có công năng bổ thận, tráng dương, ích khí, làm ấm lưng gối, củng cố khí cho ngũ tạng bất túc.
    Chim cút cũng có tính trị liêu tương tự như chim sẻ. Đông y dùng chim cút làm thuốc dưới tên Thuần điểu. Thịt chim cút có tinh ngọt, vị bình, không độc. Nó có công năng bổ thận, tráng dương. Chính nhờ dương nguyên mạnh nên chim cút có thể chịu đựng được mọi thời tiết. Thận khí mạnh nên khả năng sinh sản của chim rất cao.
    Mặc dù máu của mỗi con chim rất ít, nhưng ở một vài tiệm nhậu cầu kỳ, người ta cắt tiết chim vào ly rượu và uống tại chỗ, coi như thuốc bổ thận. Điều nên nhớ là chỉ dùng những con chim khỏe mạnh, đang sức lớn.
    Chim cu ngói có vị ngọt, tính bình, không độc. Nó có công năng bổ âm mà cũng bổ dương, làm sáng mắt, trị ợ hơi và trừ được thuốc độc.
    Đậu đen có ý quy  vào thận kinh, đây là theo cách bào chế quy kinh của đông y.
     
    C - Công dụng:
    Đây là một bài thuốc bổ thận tráng dương. Vị thuốc chính được hướng vào thận kinh bằng đậu đen. Hành tiêu gừng là những vị tiêu thực, ấm và không khí. Bài thuốc này hội đủ các bị ?oquần thần, tá, sứ? của một vài thuốc đông y điển hình.
    Đối với người già, việc cho uống thuốc rất khó khăn. Nên bổ thận dưới dạng cháo chim, bệnh nhân ăn mà không có ý nghĩ đang dùng thuốc. Ăn là cách dùng thuốc tinh tế nhất. Phải ăn nhiều ngày mới có kết quả.
     
    D - Ghi thêm:
    1) Theo các khảo sát mới nhất, đàn ông con trai có lượng testosteron cao thường thích hoạt động, nóngn nảy, hiếu thắng. Khi đi học thường bắt nạt bạn bè. Ngoài đời thường thích chơi trội. Thích hợp với nghề tài tử, diễn viên, vận động viên và? làm lãnh đạo.
    2) Kết quả nghiên cứu ở Úc cho biết, người nghiện rượu có lượng testosteron thấp.
    3) Trứng chim cút, chim sẻ đều có tính bổ dương. Nên ăn với rau răm (xem bài Trứng gà lộn).

    LoVe RoCk is LoVe Nhoc_loc_choc
  6. Nhoc_loc_choc

    Nhoc_loc_choc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    12. CANH RAU ĐAY
    Bài thuốc nhuận trường
    A - Vật liệu:
    Cua đồng, rau đay, rau mồng tơi, quả mướp non, cà pháo muối, mắm tôm và gia vị.
     
    B - Sơ lược cách làm:
    Cua đồng rửa sạch, giã nát. Hòa với nước và gạn lấy nước thịt cua. Pha nước vài lần cho thịt tan hết, chỉ còn lại bã vỏ cua. Tập trung nước cua để nấu canh. Khi gần sôi, thịt cua đóng tảng nổi lên. Vớt ra ngay để bày trên mặt tô canh cho đẹp. Thêm các thứ rau. Khi gần xong mới cho mướp vào. Thêm một chút mắm tôm và gia vị.
    Canh rau dây là món ăn bình dân, thông dụng của nông dân Việt Nam. Trong món ăn này, rau là vị chính. Nếu không có cua, thay thế bằng tôm hoặc tép cũng được. Ăn món này phải có mắm tôm và cà pháo mới đúng cách.
     
    C - Tính chất:
    Rau đay có tên khoa học là Corecchorus clitorius, họ đay. Có hai loại rau đay: loại cây cao, lá xanh là cây đay công nghiệp, dùng làm sợi dệt bao bố, lá cây này ăn đắng. Loại rau đay có lá đỏ tía, cây thấp (chừng 30cm) ăn ngon hơn.
     
    Rau đay có tính thanh nhiệt, hòa trung, nhuận tràng, thông tiểu.
    Rau mồng tơi có tên khoa học là Basella rubra, họ mồng tơi, hai loại rau mồng tơi lá xanh và đỏ tía đều ăn được. Mồng tơi có vị chua nhạt, tính mát, không độc. Nó có tính hòa trung, trữ nhiệt, nhuận tràng, thông tiểu, hoạt thai và dễ đẻ dùng thuận tràng để trị táo bón. Lá mồng tơi giã đắp lên chỗ sưng để bớt viêm và giảm đau.
    Cây mướp có tên khoa học là Luffa cylindrica, họ bầu bí. Dùng quả mướp non mới ngọt và ít xơ. Quả mướp có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc. Dùng để nhuận tràng, thông huyết và giải độc. Cũng dùng phụ trị bệnh táo bón.
     
    D - Công dụng:
    Cả ba chất có tính tương tự phối hợp với nhau đúng là một bài thuốc phối ngũ điển hình của loại ?otương tu?. Món này nên ăn vào mùa nắng dùng cho những người lao động ngoài nắng để thanh nhiệt. ngoài tác dụng nhuận tràng, còn dùng cho người dư Cholesterol.
     
    E - Ghi thêm:
    Trong thời gian đi thu hoạch rong biển ở vung Phước Hải (Bà Rịa) chúng tôi gặp nhiều cua có hình dạng hơi khác cua đồng: một càng lớn, càng kia nhỏ bé, mai và chân có đốm trắng, yếm có lông, chân không đủ số. Một vài anh em không biết nên ăn vào bị ngộ độc. May mắn có người chỉ cách giải độc bằng ăn nhiều ngó sen luộc nên cứu sống.

    LoVe RoCk is LoVe Nhoc_loc_choc
  7. Nhoc_loc_choc

    Nhoc_loc_choc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    13. CANH CHUA GIẢI NHIỆT
     
    A - Vật liệu:
    Canh chua gồm 3 phần chính:
    1 - Thịt gà, thịt heo hoặc cá.
    2 - Rau nấu canh: đậu bắp quả nhót, khế, me?
    3 - Rau sống: hoa so đũa, bông điên điển, hoa thiên lý, giá đậu? hoặc rau muống ché, rau hoa chuối ngó bông súng (cuống hoa).
     
    B - Tính chất:
    ? Cá diếc có vị ngọt, tính ấm, không độc. Nó có tính điều khí, hòa trung, giải nhiệt.
    ? Cá trạch vị ngọt, tính lành, không độc dùng để giải say rượu và trị bệnh tiểu đường (chứng tiêu khát)
    ? Cá lưỡi trâu hay cá thờn bơn, có thân hình xẹp lép, đặc biệt là miệng méo lệch về một bên, nên có câu: ?othờn bờn méo miệng chê trai lệch đầu?. Cá lưỡi trâu vị ngọt, tính bình, không độc. Ăn nó để bổ hư thêm khí lực, dùng cho bệnh tiểu đường rất tốt.
    ? Đậu bắp hay mướp tây có tên khoa học là Hibiscus esculentus. Quả đậu bắp có vị ngọt, tính mát, nhiều chất nhầy. Quả này có công năng nhuận tràng, mát huyết, thông tiểu.
    ? Hoa lý là hoa cây thiên lý, tên khoa học là Telosonecordata. Hoa thiên lý vị nhạt, tính bình, không độc. Nó có công năng trừ phiền nhiệt, an thần. Ăn vào thấy người khoan khoái, ngủ ngon. Cho nên có câu:
    Thương chồng nấu cháo le le
    Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen.
    ? Bông điên điển là hoa cây điên điển, tên khoa học là Sesbania cannadina, đông y gọi là điền thanh. Bông điên điển có vị nhạt, hơi chát. Nó có tính mát, thông tiểu, chứa lậu nhiệt.
    ? Cỏ bợ có tên khoa học là Marsilea quadrifolin. Nó có vị ngọt, tính lạnh, chơn chảy, không độc, hạ nhiệt, mát da thịt, trị tiêu khát (tiểu đường).
    ? Các chất chua (khế, me,?) có tính giải khát.
     
    C - Công dụng:
    Sau khi lao động mệt nhọc hoặc đi nắng, ăn canh chua chẳng những hết khát, mà khỏi nhức đầu. Ít ai nghĩ rằng món ăn thông dụng này lại là một bài thuốc hay.
     

    LoVe RoCk is LoVe Nhoc_loc_choc
  8. sugar_salt

    sugar_salt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Sen cạnTrích từ báo KHPT

    Sen cạn là cây du nhập.Tên khoa học là Trapaeoleum majus,là cây thân mềm,lá giống lá sen nhưng nhỏ hơn.Hoa ở nách lá có màu vàng,cam hoặc đỏ.
    lá sen cạn dùng như cải soong,ăn sống hoặc nấu canh..búp hoa ngâm giấm để trang điểm các đĩa rau sống,mùi vị như rau cải soong.
    Lá sen cạn nhiều Vitamin C:100 g có 256mg Vitamin C. Toàn bộ cây có các chất myrosin & glucotropeolin là dẫn chất luu huỳnh,thuỷ fân cho Senevol benzylique
    Cây có tác dụng kháng khuẩn,tiêu đờm,điều kinh,nhuận trường ,thông tiểu.
    Tác dụng kháng khuẩn:
    Nhóm -SH của acid amin được coi là càn thiết cho fát triển của vi khuẩn.Những hợp senevol của cây khoá nhóm này nên vi khuẩn không fát triển được
    Với hệ hô hấp
    Hợp chất cay nồng tác dụng trị các bệnh hô hấp như ho cảm,đờm,hen suyễn,sưng fổi.Có tác dụng trị liệu kéo dài ở fổi.Tuy nhiên dùng lâu có thể bị táo bón,tân dịch suy giảm Vỉ thế,y học dân gian kết hợp nó với vị thuốc bổ âm và sinh tân dịch
    Nấu với các loại rau khác như lá dâu ,mạch đông môn,sâm bố chính
    Điều kinh
    Có tác dụng điều kinh và trị thống kinh.Công dụng này chỉ mói thấy dùng trong dân gian,chưa được khoa học kiểm chứng.
    Trị táo bón
    Dùng ít,sen cạn có tính nhuận trường,dùng nhiều thành thuốc xổ.Vì vậy ,nấu với các loại rau khác như ngó sen,hoa so đũa,bông điên điển(?)...giảm nhẹ tính nhuận tràng.Sen cạn có chất xơ kích thích tính nhuận tràng.Với lượng nhiều,sen cạn có tác dụng gây xổ do gây co bóp cơ trơn ở đường ruột.
    Chống mỏi mệt
    Nấu lá sen cạn quá nóng sẽ làm mất vitamin C.lá sen cạn có nhiều vitaminC giúp chống lão Tuy nhiên dùng nhiều và dài hạn
    trên 1000mg/ngày tăng nguy cơ sạn thận.
    Dùng để làm đen tóc
    Thận khoẻ thì tóc nhiều,dài và đen.Kinh nghiệm dân gian bôi nước ép lá sen cạn làm cho tóc đen.
    Hic,thông cảm,rút bớt khá nhìu những đoạn liên quan đến bộ môn sinh học vì mỏi tay quá.

    Hôm nay ăn thịt heo,mai cũng ăn heo,kia cũng thế,la la
  9. sugar_salt

    sugar_salt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Tắc kètrích báo KHPT

    Dùng
    Cả con toàn đuôi Loại đã mổ bụng,khô ép thẳng,thịt trắng,mùi thơm,còn nguyên đưôi,không sâu mọt là tốt,không dùng con bị đứt hoặc đuôi bị chắp.(cho rằng công dụng của tắc kè do đuôi của nó)
    Đuôi có nhiều acid béo,acid amin.
    T/C: vị mặn,tính bình.Vào 2 kinh fế,thận.
    Tác dụng:thuốc ích tâm huyết,trợ dương tinh,bổ fế thận,thuốc tư dưỡng,cường tráng,cắt cơn ho suyễn.
    Chủ trị-liều dùng: Trị ho lâu,ho ra máu,điều hoà kinh nguyệt,trị liệt dương.
    Ngày dùng 3-6 g (con khô)
    Rượu tắc kè:10-20 ml,có thể fa với mật ong.
    Kiêng kị:không fải tỳ thận hư hoặc fong hàn thì không nên dùng.
    Cách bào chế:
    a .Theo trung y:
    Lôi Công nói:nó độc ở mắt,bỏ hết lông con trên vẩy,tẩm rượu cho thấu,gói 2 lớp giấy bản,sấy cho khô,treo lên hiên nhà về hướng đông 1 đêm rồi dùng dần.Đừng làm tổn thương đến đuôi nó.
    Nhật Hoa nói:bỏ bốn đầu và bốn bàn chân,tảm mỡ hay mật ong nướng vàng mà dùng.
    b .Theo kinh nghiệm VN:
    Dùng tươi:bỏ đầu từ 2 mắt trở lên,bỏ các bàn chân.lột da,mổ bụng,bỏ tất cả ruột,nấu cháo ăn.
    Bắt tắc kè được cả đuôi mới tốt,nhúng vào nước nóng,cạo sạch lông vẩy ở lưng,làm như trên,bỏ ruột gan,chỉ lấy dạ dày nướng thật vàng thơm,ngâm rượu 40°trong 100 ngày.
    Hoặc có thể ngâm chung với các vị thuốc bổ fế như (Bách Bộ,Thiên Môn,Mạch Môn),bổ thận như (Thục Địa,Nhục Thung Dung hoặc nhân sâm càng tốt)
    Dùng khô:
    Chế biến:mổ bụng(ko được rửa nước)móc bỏ hết fủ tạng,tẩm rượu.Lấy 2 que nứa nhỏ,dẹp,một căng thẳng 2 chân trước,một căng thẳng 2 chân sau.lấy que nứa khác (nhọn 2 đầu)xuyên qua đầu và đuôi(khiếp)Lấy giấy bản quấn đuôi lại để đuôi khỏi bị gãy
    Cách bào chế:
    Nhúng tắc kè khô vào nước sôi,cạo sạch lông vảy ở lưng,chặt bỏ 2 đầu từ 2 u mắt trở lên,4 bàn chân .Tẩm rượu nướng cho vàng đều,lấy rượu 40° ngâm trong 100 ngày(2 chú/1 l).
    Sau khi tẩm nướng giòn,tán bột dùng trong thuốc hoàn tán

    Bảo quản:để nơi khô ráo,tránh sâu bọ,không được xông diêm sinhtránh ảnh hưởng đến fẩm chất.Để trong thùng kín,nếu sâu mọt thì sấy nhẹ lửa.
    Hôm nay ăn thịt heo,mai cũng ăn heo,kia cũng thế,la la
  10. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Sự kỳ diệu của chuối tiêu
    Hầu hết chúng ta, ai cũng từng ăn chuối. Hoa chuối, thân chuối là một món rau mà nhiều người thường dùng. Lá chuối để gói bánh, củ chuối làm thức ăn cho súc vật
    Người ta sử dụng chuối tiêu ko phải chỉ để ăn, làm rau mà còn dùng làm vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Trong quả chuối tiêu chứa nhiều hàm lượng chất. Trong 100gr thịt của quả chuối, có 19,5 gr đường; 1,2gr đạm; 0,6 gr chất béo; 9mg canxi; 31mg phốt-pho; 472mg kali; 0,6mg Fe; 0,25mg caroten; 6mg vitamin C; 0,7mg vitamin PP; 0,05mg vitamin B2; 0,02mg vitamin B1 và nhiều loại hoạt chất sinh học khác.
    Thành phần các chất trong quả chuối rất thích hợp cho sự hấp thu qua đường tiêu hoá. Chất thiabendazole trong quả chuối còn có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn đường ruột, chất 5-hydroxytryptamine có tác dụng điều tiết dịch vị và chữa viêm loét dạ dày.
    Ngoài ra, 1 số người còn cho biết, trong quả chuối tiêu còn chứa chất ngăn ngừa bệnh ung thư.
    Theo Đông Y, quả chuối tiêu có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, nên được dùng để chữa kiết lị, sốt nóng, mụn nhọt... Vì có tính hàn nên chuối ko dùng cho những người có tiền vị khó tiêu.
    Hoa chuối tính mát, có tác hoà đàm, nhuyễn kiên (làm mềm các sỏi) hoá ứ, thông kinh... Các chứng tức ngực, đau dạ dày, kinh nguyệt ko đều, hoa mắt...., dùng hoa chuối cũng hữu hiệu
    Củ chuối tính hàn, vị ngọt, có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc nên được dùng để trị các chứng vàng da, thuỷ thủng, băng huyết
    Chuối ko chỉ lấy quả để chấm với cốm vòng, mà còn có rất nhiều công dụng khác nữa. Vậy thì còn chần chừ gì, mà mỗi ngày bạn ko làm 1 quả chuối nhỉ.

Chia sẻ trang này