1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Món ăn - Bài thuốc

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi Nhoc_loc_choc, 21/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Rau hẹ​
    Ko chỉ là món ăn, Rauhẹ còn là bài thuốc quý, chữa nhiều bệnh. Đây là thứ rau dân dã, được trồng ở khắp nơi và ai cũng biết đến nó.
    Hẹ có mùi hăng, vị cay và hơi chua, nhưng nấu chín lại có vị ngọt và ấm.
    Ngoài công dụng nấu canh rau bình dân, cọng lá tươi của hẹ còn được dùng trong nấu canh bình dân, cọng lá tươi của hẹ còn được dùng trong món thịt cuốn bánh tráng và là vị thuốc quý.
    Theo y học cổ truyền, hẹ có tác dụng tán ứ, tiêu đàm, hoạt huyết, cầm máu, tiêu độc... và vẫn được dùng để chữa ho, trị hen suyễn, khó thở, làm loãng đàm, chữa đau họng, đổ mồ hôi trộm... Ngoài ra, hẹ còn là thuốc lợi tiêu hoá, chống đầy hơi, ăn ko ngon miệng, ăn ko tiêu...
    Trong tây y, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất từ hẹ những hoạt chất có giá trị như saponin, sunfua, odorin... có hoạt tính kháng khuẩn tự nhiên khá mạnh vởi cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
    Nhiều người còn dùng hẹ ép, giã vắt lấy nước, trộn với mật ong cho trẻ uống để chữa ho. Để hiệu quả hơn, họ còn trộn thêm với hoa đu đủ đực, quả chanh, nghệ... thành bài thuốc chữa ho kinh điển.
    Bộ phận dùng làm thuốc chỉ có lá và củ hẹ, nhưng các tác dụng này dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ. Do vậy, nếu để chữa bệnh, bạn nên dùng hẹ tươi.
    Có thể thái nhỏ lá hẹ và củ nghệ trộn với nhau rồi ướp chanh, thêm đường, muối cho phù hợp. Sau đó hấp cách thuỷ, cho trẻ ăn trước mỗi bữa cơm để chữa ho và các nhiễm trùng về đường hô hấp.
    Nếu trẻ có thể uống được nước tươi chưa hấp chín thì càng tốt. Thật ra, nước hẹ ko quá cay và rất dễ uống.
  2. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Thấy cái này hay hay Trích từ mục Y học tạp lục của một thời báo về Kinh tế Gõ lại cho mọi người xem chơi, không những tốt cho bụng mà còn tốt cho da nữa cơ đấy. Dù nó chỉ là một món ăn giản dị và dễ làm, dễ kiếm...
    Cải chua
    Cải chua trước hết là một món ăn lý tưởng cho người muốn kiêng khem làm ốm vì nó cung cấp rất ít năng lượng.
    Cải chua vì chứa nhiều muối ăn nên không thích hợp cho người có huyết áp cao. Ngược lại, người gặp cơn huyết áp thấp nên ăn cải chua ít ngày cho đến khi huyết áp được cải thiện. Bên cạnh nhiều khoáng tố như kalium, mangan, đồng, sắt...cải chua nhờ dồi dào sinh tố C, B6, acid folic và B12 nên góp phần tổng hợp một loại chất đạm có tác dụng đối kháng với thành phần xơ chai thành mạch. Cải chua còn có công năng trì hoãn quy trình loãng xương ở phụ nữ có khuynh hướng thiếu acid folic vì dùng thuốc ngừa thai, vì thai kỳ...Các đối tượng này nên nhớ đến món cải chua tối thiểu một tuần một lần. Cũng trong chiều hướng phục vụ phái đẹp, cải chua thúc đẩy phản ứng tổng hợp sợi keo dưới da. Muốn da căng láng thì đừng quên món cải chua tầm thường mà lại hữu ích hơn nhiều loại mỹ phẩm đắt tiền.
    Cải chua ăn tươi là tốt nhất. Nhưng muốn dùng ở dạng này thì cải chua phải được đảm bảo an toàn về vệ sinh trong quá trình chế biến. Sau một ngày mệt nhọc nếu chúng ta có món thịt trên bàn ăn thì quy trình tiêu hoá chất đạm trong thịt khó mà hoàn hảo dưới ảnh hưởng của nội tiết tố được sản xuất trong tình trạng căng thẳng thần kinh. Vì thế rất dễ bị khó tiêu, khó ngủ sau bữa ăn, nghĩa là đã mệt càng mệt hơn.
    Cải chua cắt thành sợi trộn với chút dầu ăn, lại thêm ít lát tỏi sống là món ăn nên đi kèm với thịt, cá để chất đạm, chất béo trong các món ăn dễ biến thành chất dinh dưỡng. Với món cải chua đi kèm thì độc tính của miếng dồi, miếng da heo quay dòn...không còn bao nhiêu.
    Nếu không chắc chắn về chất lượng vệ sinh thì hình thức luộc nhanh hay hấp cải chua không quá 10 phút là giải pháp tương đối để đảm bảo tính năng của hoạt chất trong cải chua. Cải chua được thầy thuốc ngày xưa ở Phương Tây đặt tên là "cây chổi trong lòng ruột". Nên lưu ý là ngọn chổi cải chua rất "chí công vô tư" đã quét thì quét sạch. Do đó không nên ăn cải chua khi bụng đói lại càng phải tránh đối với người bị viêm loét dạ dày, vì cải chua làm tăng bài tiết dịch vị.

    Thì can đảm - cội nguồn cái đẹp
    Chính là điều cuốn ta lại gần nhau...
  3. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Nấm đông cô
    Nấm đông cô không chỉ là thức ăn cao cấp mà còn là món thuốc có giá trị ở phương Đông, đặc biệt ở Nhật và Trung Quốc, nơi loại nấm này đang được dùng như dược liệu kinh điển để điều trị nhiều bệnh mạn tính.
    Nấm đông cô là thức ăn hữu ích cho người bị bệnh ngoại da, người hay bị rụng tóc. Tác dụng đặc thù của nấm đông cô, theo kết quả nghiên cứu tại nhiều nước Âu Mỹ là do nhóm hoạt chất mang tên Lentysin, Lentinan... có công năng hạ chất mỡ trong máu, chống bội nhiễm siêu vi và diệt tế bào ung thư. Với người phải đối đầu với nguy cơ ung thư, với bệnh thuộc hệ miễn nhiễm như thấp khớp, chàm lở...thì loại nấm này nên có trong thực đơn tối thiểu hai lần trong tuần.
    Khám phá gần đây về tác dụng giảm đau của nấm đông cô đã mở rộng phạm vi ứng dụng của món ăn này. Người ta đã trích ly từ nấm đông cô hoạt chất có công năng ức chế phản ứng dẫn truyền cảm giác đau. Không chỉ các thầy thuốc ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, nhiều nhà điều trị ở Phương Tây hiện quen dùng nấm đông cô để điều trị thấp khớp, viêm đa thân kinh ngoại biên ở người bị tiểu đường, đau thần kinh liên sườn do bện Herpes...
    Để tận dụng tác dụng giảm đau của nấm đông cô, không cần thiết phải cắn răng đợi nhà sản xuất tung thuốc vào thị trường. Chọn ít nấm đông cô, loại vừa dày thịt vừa có mặt ngoài sạch láng, rửa kỹ trong nước ấm có pha chút muốn bằng cách dùng bàn chải mịn quét sạch hai mặt nấm. Sau đó phơi nấm trong bóng mất và ở nới thoáng khí. Nấm khô, mang tán hay xay thành bột thô. Bột nấm đông cô cần được bảo quản trong lọ thuỷ tinh đậy thật kín và giữ ở nơi khô ráo. Mỗi khi đau nhức, cho hai muống cà phê bột nấm đông cô vào tách nước nóng khoảng 80 độ, nghĩa là không phải nước đang sôi, khuấy đều, đợi 10 phút rồi gạn lấy phần nước trong và uống nóng. Nếu pha thêm chút mật ong thì càng dễ uống và tăng phần hiệu quả. Trà nấm đông cô tuy không phải là món thuốc độc vị chuyên trị đau nhức, nhưng biết cách phối hợp thức uống từ bột nấm đông cô là biện pháp tăng cường tác dụng của thuốc giảm đau, nghĩa là góp phần thu ngắn liệu trình, giảm thiểu phí tổn và giới hạn phản ứng phụ của dược phẩm.

    Thì can đảm - cội nguồn cái đẹp
    Chính là điều cuốn ta lại gần nhau...
  4. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Cái này cũng có ích ít nhiều
    Biện pháp cân bằng nước và chất điện giải như natrium, kalium, calcium.. sau khi đổ nhiều mồ hôi sau tập luyện hoặc thi đấu:
    Xay nhuyễn hai củ cà rốt đã rửa sạch và gọt vỏ, trộn thêm nước cốt một trái chanh tươi, hai muỗng canh mật ong rồi pha vào chai nước khoáng loại nhiều kalium và magnesium theo tỷ lệ một phần nước xay trái cây, bốn phần nước khoáng
    Loại nước này cũng hữu ích cho người vừa xông hơi giải cảm, người đang bị sốt và người phải làm việc dưới trời nắng gắt
  5. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Rau dền
    (Lại) kết quả nghiên cứu đã chứng minh rau dền có công năng vượt xa món ăn bình dân. Ít có loại rau cải nào thuộc loại không làm tăng trọng lượng cơ thể mà lại chứa nhiều sinh tô và khoáng tố vi lượng từ sắtm magnesium, vôi, crôm, đồng, fluor cho đến iod như rau đền. Món ăn này rất lý tưởng cho người phải kiêng cũ để giảm cânn và nên có thường xuyên trên bàn ăn của người muốn phòng chống ung thư. Bên cạnh tác dụng bổ huyết nhờ sự cộng hưởng của sinh tố B6, B4 và khoáng tố sắt, rau dền còn là món ăn cho người khó tránh cảnh căng thẳng tinh thần. Lượng chất vôi trong rau đền không ít hơn trong sữa tươi. Muốn chống loãng xương chỉ cần khéo léo phối hợp rau dền với các món ăn có chất đạm như trứng gà, trứng vịtm để vôi theo đạm vào xương.
    Người có huyết áp cao nên tận dụng tác dụng trợ tim và lợi tiểu của magnesium và sinh tố B1 trong rau dền. Rau dền có tác dụng kiện toàn thị lực và bảo vệ đáy mắt, vì thế là thức ăn không nên thiếu cho người phải ngồi lâu trước máy vi tính, cho đối tượng có nguy cơ bị thoái hoá võng mạc như người bị bệnh tiểu đường.
    Món ngon: Trứng chiên dồn rau dền kiểu Ý.
    Rau dền đem luộc, xào hay nấu canh thì quá thường Có một đặc sản chọn lọc từ thực đơn của nước Ý dành cho những người thường phải thức khuya:
    Rau dền sau khi rửa sạch mang trụng nhanh khoảng một phút trong nước vừa sôi có pha một muỗng canh dầu ăn và một muỗng cafe muối ăn. Vớt rau ra để ráo rồi xắt vụn cả cọng lẫn lá. Thêm vào đó là hành xiêm và ngò rí xắt vụn. Chẻ đôi trái cà chua, bỏ ruột và xắt thành miếng nhỏ hạt lựu. Trộn đều với rau dền, ngò rí và hành, nêm chút muối tiêu. Đánh hai trứng gà nhẹ tay với hai muỗng canh sữa tươi và một muỗng cafe bơ mặn cho đều. Tráng trứng trên chảo, khi trứng vừa chín thì cho rau dền, hành cà... lên phân nửa bề mặt của trứng. Gấp đôi trứng và trở sang mặt bên kia để hai mặt trứng chín vàng. Dọn ra đĩa, dùng nóng. Trứng chiên dồn rau dền nếu dùng với bánh mì ổ cắt lát có thoa bơ tỏi thì đúng điệu món Ý

    Thì can đảm - cội nguồn cái đẹp
    Chính là điều cuốn ta lại gần nhau...
  6. foreverlove83

    foreverlove83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    Chị Nore còn sâm ko làm món này đê
    CHÁO NHÂN SÂM
    [purple]Thành phần:
    Bột nhân sâm 3 g, Gạo tẻ 100 g, Đường phèn vừa đủ.
    Chế biến:
    1. Vo sạch gạo, trộn với bột nhân sâm, cho vào nồi đất hoặc nồi nhôm, cho thêm đủ nước.
    2. Đun to lửa cho sôi, chuyển sang nhỏ lửa sắc cho tới lúc cháo chín.
    3. Cho đường phèn và nước vào một nồi khác, nấu thành nước đường đặc, rồi đổ từ từ vào cháo đã chín, nguấy đều thành cháo đường.
    4. Trong khi nấu cháo phải tránh dùng các dụng cụ bằng sắt.
    Cách dùng:
    Nên ăn lúc đói, hai bữa sáng tối trong mùa đông.
    Công dụng:
    Ích nguyên khí, bổ ngũ tạng. Thích hợp với người già yếu, có các chứng suy yếu khí huyết và tân dịch như ngũ tạng suy nhược, mỏi mệt hư tổn, ăn uống không ngon miệng, tâm hoảng, thở dốc, mất ngủ, hay quên, hoạt động sinh dục suy yếu.
    Chú ý:
    Những người thể chất âm hư hỏa vượng hoặc người trung niên, người cao tuổi khỏe mạnh cường tráng không nên dùng, cũng không nên dùng trong mùa hè nóng nực. Khi ăn cháo nhân sâm, không được ăn củ cải và uống nước trà.[/purple
    ]
    Nếu ái tình chỉ là chốn vô vong Xin trái đất hãy vỡ thành muôn mảnh Để dấu yêu xưa hoá thành vĩnh viễn Ta được chết cùng trọn vẹn yêu thương ...........
  7. foreverlove83

    foreverlove83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    CHÁO HẠNH NHÂN
    Thành phần:
    Điềm hạnh nhân (bỏ vỏ, mầm) 10 g, Gạo tẻ 50 g.
    Chế biến:
    Xay điềm hạnh nhân thành nước bột nhão, vo sạch gạo, đổ cả vào nồi, cho thêm nước, đun sôi, để nhỏ lửa ninh nhừ nhuyễn.
    Cách dùng:
    Có thể ăn thêm hai lần mỗi ngày vào sáng tối, ăn nóng.
    Công dụng:
    Chỉ khái bình xuyễn. Thích hợp với người ho nhiều, thở dốc. Người khỏe mạnh dùng cháo này có thể bồi bổ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

    Nếu ái tình chỉ là chốn vô vong Xin trái đất hãy vỡ thành muôn mảnh Để dấu yêu xưa hoá thành vĩnh viễn Ta được chết cùng trọn vẹn yêu thương ...........
  8. foreverlove83

    foreverlove83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    CHÁO TÙNG TỬ
    Thành phần:
    Tùng tử nhân 50 g, Gạo tẻ 50 g, Mật ong vừa đủ.
    Chế biến:
    Giã nhỏ tùng tử nhân, nấu với gạo thành cháo, khi chín nhừ cho thêm chút mật ong.
    Cách dùng:
    Ăn lúc đói buổi sáng và buổi tối trước lúc đi ngủ.
    Công dụng:
    Bổ hư dưỡng dịch, nhuận phế hoạt tràng. Thích hợp với ngươuì trung niên, người già và người thân thể suy nhược già trước tuổi, suy nhược sau khi đẻ, hoa mắt váng đầu, phổi nóng ho nhiều, ho ra máu, táo bón lâu ngày.
    Nếu ái tình chỉ là chốn vô vong Xin trái đất hãy vỡ thành muôn mảnh Để dấu yêu xưa hoá thành vĩnh viễn Ta được chết cùng trọn vẹn yêu thương ...........
  9. foreverlove83

    foreverlove83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    CHÁO BA THÁI
    (CHÁO CỎ CHÂN VỊT)
    Thành phần:
    Cỏ chân vịt 250 g, Gạo tẻ 250 g, muối ăn, bột ngọt vừa đủ.
    Chế biến:
    Rửa sạch cỏ chân vịt, ngâm nước sôi một lát, thái nhỏ từng khúc. Vo sạch gạo cho vào nồi, thêm nước nấu cháo gạo chín nhừ, cho cỏ chân vịt vào cháo, nấu tiếp thật nhuyễn, thêm muối và bột ngọt vừa đủ.
    Cách dùng:
    Ăn thay cơm, ăn no.
    Công dụng:
    Dưỡng huyết nhuận táo. Thích hợp với người thiếu máu, táo bón và cao huyết áp.
    PS:có ai biết cỏ chân vịt là cỏ gì kocái này đi copy về nên ko bít
    Nếu ái tình chỉ là chốn vô vong Xin trái đất hãy vỡ thành muôn mảnh Để dấu yêu xưa hoá thành vĩnh viễn Ta được chết cùng trọn vẹn yêu thương ...........
  10. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Vị thuốc trong món ăn Huế
    Nhất Lâm
    Trong văn hóa ẩm thực truyền thống của người phương Đông, đặc biệt là của người dân Huế, mỗi món ăn không chỉ là một miếng ngon, mà còn là một vị thuốc. Từ các loại rau sống, mắm cho đến chè đều được người Huế chế biến theo sự cân bằng âm dương của quy luật ngũ hành - ngũ khí.
    Món ăn cung đình quý hiếm như "bát trân", những món "tiềm" bằng thuốc bắc, đều là biệt dược kinh điển với mong muốn giúp người quyền quý sống lâu trăm tuổi. Chỉ riêng trong bếp ăn dân gian Huế cũng cho chúng ta thấy điều này: món ăn Huế trong ba loại phổ quát hằng ngày là mắm, rau sống và chè.
    Người Huế vốn được mệnh danh là "Dân ăn mắm ruốc". Đây là những thứ mắm được làm từ thủy sản tươi sống lên men, cho chất đạm cao, nhất là những amin mà ruột cơ thể hấp thụ trực tiếp để nuôi sống cơ thể. Tôm luộc chẳng hạn, cơ thể chỉ hấp thụ được 40% lượng protein; trong khi tôm chua lại tạo ra amin cho sự sống. Nước mắm càng chứa nhiều acid amin tinh chất, tăng sinh lực, dân chài và bộ đội đặc công thường uống để chống rét khi lặn xuống nước mùa đông. Huế có nước mắm nhĩ và nước mắm ruốc là món đặc sản, hạt cơm thả vào mà vẫn nổi lên, chỉ dùng để chan cơm hoặc chấm với thịt heo phay, mà không cần pha thêm gia vị khác.
    Bữa ăn Huế không bao giờ thiếu đĩa rau sống, ăn kèm với thịt cá, mắm và hầu hết các thức ăn khác. Khác với hai miền bắc - nam, rau sống Huế là một phức hợp của nhiều thứ lá cây, trái cây, luôn có sẵn trong những khu nhà vườn Huế. Ngoài một ít là rau sống, còn hầu hết là cây mọc hoang. Thậm chí ở những vùng gò đồi, theo tập quán, không cần biết cây gì, hễ đọt non có mầu đỏ đều có thể làm rau sống. Rau tập tàng nấu với nấm tràm, lá tàu bay nấu canh... là những món canh đặc sản của vùng Huế.
    Thực vật nhiệt đới là một nguồn dược liệu cứu người, cây nào cũng chữa được vài ba thứ bệnh cho con người. Từ điển cây thuốc Đỗ Tất Lợi có tên tất cả các vị rau sống vùng Huế, hầu hết các cây liên quan đến bộ phận tiêu hóa. Tía tô có tác dụng giải độc, sắn, chua me giải nhiệt; lá vông sát trùng (dùng bọc nem chua); lá lốt chữa tiêu chảy; lá mơ lông trị kiết; vả, chuối chát... ngăn ngừa đau bụng, rau má được Giáo sư Bửu Hội điều chế thuốc chữa bệnh lao... Tất cả đều là rau sống dùng hằng ngày của người Huế.
    Hệ chè Huế sử dụng hầu hết các họ đậu, nhiều loại hạt (sen, kê, bo bo, bắp, é) nhiều loại củ (khoai mài, ném) chứa dược tính cao, có tác dụng chữa bệnh thần kinh, tim, phổi, thận hoặc các tuyến sinh dục. Nhiều món chè đặc sản Huế như chè đậu quyên, chè thanh nhiệt, đậu ván, hạt sen... vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa là những vị thuốc trị bệnh bằng cảm giác ngọt ngào.
    Có thể nói rằng ở Huế, những lương y trị bệnh bằng cách cho uống thuốc, còn những bà nội trợ thì cho... ăn thuốc!
    Con mắt người Huế xưa nhìn đâu cũng thấy Ngũ hành, nên sự cân bằng âm dương cần thiết cho điều hòa phủ tạng rất được coi trọng trong văn hóa ăn của Huế. Tập quán ăn ở Huế thích nghi với sự vận hành của bốn mùa, dùng gia vị thích hợp với từng món ăn để cân bằng hàn - nhiệt trong cơ thể. Thịt vịt mát nên ăn vào mùa hè (Tết Đoan Ngọ - 5-5 âm lịch), thịt gà ấm, thịt heo nóng thường dùng về mùa đông. Cá tràu, lươn vị hàn nên dùng ném để chế ngự. Vịt, hến, ốc mát nên dùng gừng để điều hòa. Cũng như thế chè kê (ấm) thì được nấu chung với đậu xanh (mát). Huế là xứ mưa nhiều nên dùng nhiều vị cay, đắng để phòng ngừa phong thấp (khí thấp) theo quy luật "Ngũ hành - Ngũ khí" Cay là cực dương, phải điều hòa bằng chua là cực âm vì thế ớt luôn kèm theo chanh. Nhiều khi chỉ là tượng trưng, nhưng món ăn Huế thích biểu hiện ý thức về dịch lý. Thí dụ món rau sống ăn với thịt phay bao giờ cũng đủ ngũ vị: cay (bạc hà), chua (khế, me), đắng (chuối chát), mặn (nước mắm), ngọt (vả), để đồng bộ với ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận). Huế có một thứ bánh thường làm sau Tết (từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch), gọi là bánh bơ mứt, nguyên liệu gồm tất cả những thứ mứt trong ngày Tết còn lại: mứt cà chua, kim quất, gừng, chanh, cam, bí các loại... Bánh có mầu đỏ, vàng, trắng rất đẹp mắt; có đủ vị cay, chua, the, ngọt rất ngon, ăn lát bánh như nếm đủ cả ý vị của ngũ hành. Đấy là hướng vào tâm linh, là biểu hiện của đạo trong cách ăn uống của con người. Du khách đến với lễ hội Festival Huế 2000 sẽ hiểu thêm về phong cách Huế qua văn hóa ẩm thực từ cung đình đến dân gian.
    Source: Nhà báo và Công luận

Chia sẻ trang này