1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Món ăn xứ Huế

Chủ đề trong 'Huế' bởi truonghai_bp, 14/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. truonghai_bp

    truonghai_bp Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/04/2003
    Bài viết:
    2.203
    Đã được thích:
    0
    Mọi người cho ý kiến nữa đi. Tôi muốn tìm hiểu về xứ huế và món ăn Huế
  2. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Nhờ bạn cho mình biết thầy giáo ở ĐH Huế tên là gì, dạy môn gì, trường nào để mình tới tìm hiểu thêm chứ mình chỉ ngồi một chỗ
    Thứ hai, bạn đi nhiều rồi thì nhờ bạn kiếm cho mình một quán Huế ở Hà Nội làm món Huế ngon hơn ở Huế luôn.
    Ái da! Không muốn đôi co mà mượn lời khích người ta á? Haha
    Điều quan trọng không phải là nói tốt người ta im, nói xấu người ta phản bác mà là nói có sách, mách có chứng! Hổng lẽ bạn không thấy có Mod Box Huế còn tự chỉ ra những khuyết điểm của Huế trong đợt Festival à? Đâu phải là lúc nào cũng "tốt khoe, xấu che" đâu! Haha
    Thứ ba là phiền bạn đánh font chữ tiếng Việt theo quy định của diễn đàn.
    Thân mến!

  3. noi_that

    noi_that Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Tất cả các món ăn ở Huế đều ngon, nhưng chỉ tội một cái là................... cay quá, không chịu nổi
  4. nhocconlauca

    nhocconlauca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    0
    thì chính vì cay mới ngon chớ!
  5. nhoccon054

    nhoccon054 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    0
    đúng quá đúng không cay không ngon .Đôi khi ăn thì sợ cay nên không bỏ tới khi ăn được mấy miếng lại phải bỏ vì ................. như rứa mới ngon
  6. hidetoshi

    hidetoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    3.585
    Đã được thích:
    0
    Từ ngày làm ở quán ăn Việt Nam,được ăn những món ăn Việt Nam,đặc biệt món phở gà bò hải sản,ngon tuyệt.Thú vị nhất mình đã bắt đầu ăn ớt trở lại, nó la?m cho lôf mufi mi?nh dêf chịu hă?n đi.Chi? tiếc đó không pha?i quán ăn miê?n trung nên không có món cơm hến.Va?i bưfa ru? tụi bạn Huế nấu cơm hến bún hến ăn cho vui
  7. honhue

    honhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    hihi, đọc bài của bạn xong mình cảm thấy ngột ngạt quá! không biết bạn là người ở vùng nảo ở nuớc Việt này đên Huế học đã hai năm? Lạm bàn nếu ắn uống thì fải nói đến khẩu vị của mỗi người. Bạn chê món ăn Huế dở và bẩn thì cũng do khẩu vị của bản thôi. Điều này không có gì fải nói. Đó là ý thích của mỗi cá nhân.
    Nhưng mình chỉ xin chỉnh lý lại những điểm không chính xác thôi. Thứ nhất là món Bún bò Huế, mình không biết bạn ăn ở những quán bún nào rồi, và họ đã phá cách thế nào. Giá như tôi mà ở Huế tôi sẽ đưa bạn đi thưởng thức chút đỉnh thì bạn có thể thay đổi nghĩ nghĩ chăng. bạn viết
    Cái này sai! Bún bò Huế ở các vùng được nấu theo phong cách Huế và pha trộn với khẩu vị của mỗi vùng. Mình có thể không được đi nhiều vùng như bạn, nhưng những quán Huế ở SG hay những vùng khác như HN tôi đã thử. Nói chung là "nhạt" chất Huế lắm. Đặc biệt ở SG thường là có nhiều vị ngọt hơn. Cái này mình dám cá với bạn đấy!
    Nếu muốn khẳng định về những điều như ăn uống thì bạn nên trực tiếp thử chứ đừng "nghe" bạn ạ. Bún được xem như là món ăn buổi sáng của người dân Huế từ lúc kinh tế khá giả lên. Nhiều là vì ai cũng muốn kinh doanh nên nó nhiều. Nhiều nên nó không tinh. Tui chỉ cho bạn vài nơi để đi thưởng thức nhé. Ở Nam Sông Hương bạn có thể ghé: quán sau lưng trường ĐHKH (trung bình khá), ở chợ Cống (3-4 quán ngon), ở dốc Nam Giao (đặc biệt buổi tối có quán bà Diệu). Ỏ Bắc Sông Hương nhiều hơn: quán bà Phụng (Nguyễn Du), 1 quán không tên ở gần cuối đường Chi Lăng, các bà Bé gốc đường Lê Huân, bà rơi ở Ngô Đức Kế. Chỉ chừn đó đủ đển bạn "nếm" món bún Huế :D
    hihi bạn có nhầm không đấy. Nếu ko dùng đưọc món bún Huế thì bạn có thể thoải mái dùng cá món miền Bắc và miền Nam như: phở bắc, nam, hủ tiếu, mì ốp la, bò né, cháo, xôi, xôi bắp ... nhiều vô kể. Còn bánh mì thì xin miễn bàn!
    Bánh bèo, nậm, lọc, ít... thì theo mình không đắt lắm đâu. Bạn thử ghé những nới như: Bà Đỏ (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Tranh (Chi Lăng) hay các quán ở sau Cung An ĐỊnh. Đảm bảo trình bày cũng đẹp, mà ăn cũng ngon hề hề hề.
    Ở TP HCM vì thời tiết nắng nóng hầu như quanh năm, nên những quán nước mát có thị trường phát triển. Ở Huế thì không vậy, đó cũng là một nét. Nếu mà mọi miền đều như nhau thì ta đau cần đi du lich nhỉ. Đi du lịch đến các vùng miền để thưởng thức cái lạ, cái lẫm ở đó chứ :D
    Không hà cớ gì mà mọi người ở mọi miền đều thường vào những quán Huế ở khắp mọi miền đất nước để thưởng thức những món ăn đó.
    Được honhue sửa chữa / chuyển vào 06:25 ngày 27/08/2004
  8. honhue

    honhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    hì hì
    sao bạn nhanh nóng thế. nếu phê bình đúng thì mình nghĩ ai cũng nhận ngay thôi. tuy nhiên trong lập luận của bạn lại kô chặc chẽ và thiếu quá nhiều dẫn chứng nên mới thế. Ăn uống là fải kể đến tính đặc biệt và đặc sắc của mỗi vùng miền. và vì như thế nó có thế không phù hợp với khẩu vị của một số người, trong đó có bạn. Âu cũng là bạn chưa fải duyên với món ăn Huế rồi.
    Bạn phê bình như trên là không OK lắm rồi. Bạn hãy thử đi dạo một vòng quanh Huế và ghé xem một số các quán Nam và Bắc hiện đang có ở Huế xem có đông người Huế ăn ko? Đấy chính là cách open the mind trong ăn uống đấy khi không có dịp đi xa. Chứ ko fải là fải thay đổi cách nấu ăn đặc trưng của Huế mới gọi là OPEN được hihi
    Ở Huế bạn có thể thưởng thức từ những món bình dân như cơm hến, bún hến, bánh canh, cún, xôi bắp, các loại bánh bèo, nậm, lọc, ít, ước, phu thê, vân vân và vân vân ... cho đến những món ăn cung đình trong các khách sạn như Hương Giang, Century, Morin...
    Bạn có nhắc đến món cơm hến... bẩn nhất thế giới mà bạn có thể ăn được thì cõ nghĩa là bạn cũng la người chịu khó ăn uống. Món này là món của người nghèo, họ bắt hến ven sông về chế biến thô sơ để ăn với cơm nguội. Món này rất mát, nếu ăn ko quen mình cam đoan là bạn sẽ gặp Tào Tháo ngay hì hì. Tuy nhiên ông trời luôn có tương khắc nên lúc ăn cơm hến, bạn chịu khó ăn các món rau đi kèm, đó cũng là một cách "giải" độc hì hì
    Vài dòng trao đổi, mong bạn góp ý chân thầnh
  9. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Nghe mấy bác ni cãi nhau cũng hay quá đi mất. Bác HH đừng có làm người khác sợ như thế.Cần nói mềm mỏng để họ hiểu chứ làm 1 tràng như bác thì
    Đây:món ngon xứ Huế
    Các cụ sành điệu ở Huế thường bảo tôi: ?oMuốn giới thiệu cái hương vị các món ăn Huế phải viết một cuốn sách nghìn trang kia!?. Nhà địa lý nổi tiếng Trần Đình Giáng làm một cái tổng kết nhỏ đã nhận thấy trong 3000 món ăn VN có đến 1700 món ăn Huế. Chị Hoàng Thị Kim Cúc, giáo viên dạy gia chánh lâu năm gom tất cả những bài giảng của chị cho học sinh trường Đồng Khánh (cũ) in thành một cuốn sách ngót 300 trang với nhan đề ?oMón ăn nấu lối Huế?. Trong cuốn sách này chị ?okhông biên chép tất cả các món ăn cao lương mỹ vị? (lời nói đầu) mà chị chỉ ?osoạn lại những món ăn thường mà ngày nào chúng ta cũng cần đến? mà thôi. Những ?omón ăn thường cũng cần đến? ấy diễn ra trong dân gian bốn mùa xuân hạ thu đông kể trong bảng mục lục đã ngót nghét tới con số 600. Muốn giới thiệu hương vị Huế với khách du lịch đâu chỉ thu gọn trong các món ăn dân gian ấy mà phải có những món ăn cao lương mỹ vị, những bữa ?ongự thiện?.
    Về diện thích, Huế là một thành phố nhỏ. Nhưng thiên nhiên đã dành cho Huế có đủ sông dài phá rộng, biển sâu, núi cao, rừng rậm, đồng bằng phì nhiêu. Lại ở vào vị trí trung độ của nước Việt, trong các khu vườn Huế có hồng tiến Lạng Sơn, sum suê quả ngọt bên cạnh măng cụt Lái Thiêu chi chít trái thơm. Buổi sáng ra chợ Đông Ba các bà nội trợ có thể mua tất cả sơn hào hải vị mới đánh bắt được đêm qua. Đi khắp các đô thị nằm dọc theo cái hình chữ S nước Việt này không mấy nơi có như thế. Phẩm vật của món ăn Huế tươi, phong phú, bốn mùa đều có. Nhưng món ăn Huế ngon còn chính vì bàn tay nấu ăn có truyền thống của người phụ nữ Huế. Đúng như thế, lúc dạy gia chánh ở trường Đồng Khánh, chị Hoàng Thị Kim Cúc đã từng nhắc nhở học sinh: ?oĐồ ăn thường không cần gì nem công chả phượng mâm cao cỗ đầy mới ngon, mới khéo. Rau dưa cá mắm tuy trông có vẻ thanh đạm quê mùa nhưng nếu khéo tay, biết châm chế, biết điểm vào một chút ý tứ thôngn minh, biết cách nêm nấu cho vừa miệng thì những món ăn tầm thường kia sẽ thành những món ăn quí hoá ngon lành, có một hương vị riêng dễ dùng hơn cá thịt?.
    Nhớ lại những ngày đất nước bị ngoại xâm, đời sống tinh thần của đồng bào ta bị chao đảo trước cái hoạc xâm nhập của văn hoá nô dịch của thực dân, đế quốc, lúc ấy các nhà yêu nước đã biết sử dụng những chuyện nấu ăn Huế để giữ lại tình yêu nước cho đồng bào. Năm 1926 cụ Phan Bội Châu đã gợi ý bà Đạm Phương mở trường Nữ Công Học Hội dạy cho phụ nữ Huế nấu ăn và qua đó tuyên truyền yêu nước. Nhiều phụ nữ Huế hoạt động xã hội và hoạt động yêu nước sau này đã xuất thân từ trường học này (như bà Nguyễn Đình Chi, Trần Thị Như Mân, Trần Thị Vệ?). Ngày nay dở lại chồng sách cũ, người ta còn tìm được nhiều tư liệu nói về chuyện nấu ăn Huế. Từ đầu thế kỷ XX, bà Trương Thị Bích con dâu nhà thơ Miên Thẩm, đã viết cuốn Thực Phổ Bách Thiên, để dạy cho con cháu nấu ăn. Bà Bích đã dạy con gái nấu từ những món đơn giản phổ thông (rau khoai, rau muống luộc) cho đến những món ăn sang trọng nhất (gỏi dê, thấu thỏ). Cách nấu mỗi món ăn được tóm tắt trong một bài thơ bốn câu. Tôi xin chép ra đây vài bài:
    Nấu cơm:
    Gạo vút nồi chùi, nước kém hai
    Cơm sôi, lửa bớt, sế đừng sai
    Vung trên lá dưới hơi vừa kín
    Bốn khắc xây vần chín dẻo dai.
    Mắm nêm cá nục
    Nục nhỏ làm nêm lắm kẻ ưa
    Đong ngang chục cá, muối hai, vừa
    Ghè khô nhận chặt phơi mươi bữa
    Gió bảy mùi thơm biết chín chưa
    Tré heo
    Thịt này làm tré phải ram da
    Tỏi cựu, gừng non xắt rối ra
    Thính, muối, mè, đường đều trộn bóp
    Gói bằng lá ổi, bó tranh tra.
    Có biết bao thơ văn ngợi ca nghệ thuật nấu ăn Huế. Đã từ lâu lắm rồi trong ca nhạc Huế lưu hành bài Nam Ai này:
    Nem công thấu thỏ xôi vò, nham bò trứng gà
    Lộn, khum lệt xào lươn, bó sổ trâu,
    Chiên cua gạch hầm câu,
    Cao lầu kho tàu thịt quay;
    Dưa giá kiệu thịt phay, gầm chi cày măng cày.
    Hon hôn nướng sẻ um cò tao sò mực trộn gân
    Chân vịt giò nai, cháo hải sâm.
    Kim châm da bì, bánh mì tây.
    Rượu dầm cam bồ đào, chọn hương leo
    Su sê chế điếu
    Liên tử bình ba tiêu, chánh hoài ý ?" dĩ
    An ?" la, ba ?" la ?" mật phổ ma, ô long diên trà.
    Tác giả lời ca Nam Ai này đã có rất nhiều cố gắng giới thiệu các món ăn Huế, tuy vậy không phải tất cả các món ăn nổi tiếng của Huế đã được nhắc đến.
    Người nấu ăn Huế cố gắng nấu ăn làm sao cho ngon miệng, tiết kiệm, nhưng trước hết là phải nấu và múc dọn ra mâm làm sao mới trông đã cảm thấy ?ongon mắt? dạ dày kích thích muốn ăn ngay?Tài hoa của người nấu bộc bạch ra ở chỗ này. Người ta rất chú trọng đến hình khối mầu sắc và cách đặt các món ăn cạnh nhau. Bên cạnh bánh ít trắng gói bằng lá chuối đã nấu chín là màu xanh tươi rói của lá chuối sống, khuôn lá dừa sống gói bánh su ?" sê?.Xem các bà nội trợ sắp một đĩa rau sống ta còn thú vị hơn. Chung quanh đĩa sắp chuối chát xát mỏng hình tròn màu trắng tinh (có lẽ tượng trưng cho mặt trời), vòng trong sắp khế lát hình ngôi sao năm cánh màu vàng (tượng trưng cho tinh tú), vòng thứ ba xếp vả hình bán nguyệt trong lòng hơi hồng hồng (trăng non); chính giữa xồm xoàm một nhúm rau thơm xanh ngát. Trên hết là mấy sợi ớt tươi đỏ thắm (có lẽ là mây hồng). Một đĩa rau mà có đến chừng ấy hình khối và màu sắc thử hỏi một mâm tiệc ở Huế có đủ sơn hào hải vị nó phong phú và đẹp mắt đến chừng nào!
    Tôi nhớ có lần bà nội tôi cúng đất. Lúc bà vừa đặt con gà luộc vàng hươm lên bàn thì bà liền chạy ra vườn bẻ một nạm bông phượng đỏ thắm cắm vào cánh con gà luộc. Tôi thắc mắc ?obàn thờ đã có hoa rồi mệ còn cắm thêm bông phượng làm chi nữa?? Bà tôi đáp: ?oCắm thêm bông phượng không thôi trông con gà nó trống quá?. Lúc đó tôi chưa hiểu vì sao. Cho mãi đến sau này tôi mới hiểu đó là cách sử dụng màu tương phản của người Huế. Màu đỏ hoa phượng đã làm cho màu vàng con gà rôm lên, tạo cảm giác ngon hơn.
    Nếu khách ăn là một nhà khoa học nghiên cứu về thực phẩm của loài người ngày nay thì họ lại nhìn món ăn Huế ở khía cạnh khác. Ngày nay thế giới có xu hướng dùng nhiều món ăn lên men. Thức ăn lên men cất giữ lâu, chuyên chở dễ và ăn vào dễ tiêu. Món ăn Huế có rất nhiều món đã lên men. Các loại tương chao, dưa, mắm, muối, các loại nem tré, là những món ăn men hoá đã đanh, nhiều món thông thường, đặc biệt là món chay cũng được men hoá. Chỉ từ bột mì, bắp non, đậu khuôn đã được ủ men, các bà nội trợ Huế có thể chế biến thành những món chả lụa, cá thu, cá bống, thịt gà xé phay? Người ăn không rành cầm đũa cứ tưởng thật. Những món ăn lên men Huế nổi tiếng khắp nơi có nhiều: nem Huế, tré, tôm chua, chao, tương phố Lữ?
    Cách đây đã hàng thế kỷ, thể thức nấu nướng các món ăn Huế đã được tiêu chuẩn hoá, đã viết thành sách. Nhưng chưa có sách vở nào viết về cách dùng các món ăn. Cách dùng này trong dân gian đã được chuẩn hoá rất cao. Mỗi món ăn kèm theo một loại nước chấm đặc biệt, có hàng trăm món ăn thì cũng có hàng trăm loại nước chấm kèm theo. Một chị đi bán bánh dạo, với một nách bánh mà đã có hàng bốn năm thứ nước chấm. Bánh bột lọc nước chấm mặn, bánh bèo nước chấm hơi ngọt ngọt, đến bánh ướt thì nước chấm hoàn toàn ngọt.
    Cách dùng vị cay của ớt cũng được chuẩn hoá. Ăn bánh nậm phải dùng ớt trái còn xanh, ăn ram phải dùng ớt chín luộc vằm nhỏ. Tuỳ theo món ăn mà dùng ớt trái xanh, ớt trái chín, ớt bột, ớt màu, ớt vằm, ớt xắt, ớt xé, ớt đâm, ớt tương, ớt dầm dấm, ớt dầm muối?.
    Ăn ớt Huế đã trở thành một nghệ thuật (có lé vì thế mà ông bà ngày xưa thường nhắc nhở con cháu ?ophải học ăn, học nói? chăng?). Trong hội hoạ dân gian Huế, ông cha ta có tài đặt hai màu cạnh nhau để tạo ra một mầu thứ ba rất linh hoạt (gọi là phương pháp hoà màu trong không gian). Trong cách ăn của người Huế cũng có cách ăn ghép để tạo ra những vị ngọt, gia giảm chua cay mặn nhạt thơm béo là tuỳ người ăn. Ăn thịt ba chỉ xé phay phải kèm theo chuối chát, khế, vả và tôm chua; ăn chay phải dùng bát to và trộ nhiều thứ ăn một lần.
    Và, dù là đất cựu kinh, thế nhưng Huế không phải là một địa phương giàu có. Muốn được ăn ngon, mặc đẹp, người dân phải tiết kiện, phải tính toán rất chi ly. Người nội trợ xách rổ đi chợ phải biết chọn những thức ăn theo mùa. Mùa xuân mát mẻ vui tươi ra chợ Đông Ba rau, đậu, cà, mướp, ớt, bí, bầu, mít, hành ngò không thiếu thứ gì. Có nhiều thứ lạ như cua khớp, tôm đất, mực tươi, chình, khuyết, chim sẻ cùng các loại cá sông. Về mùa hè thì cá biển đầy chợ, cá sông như cá thệ, cá bống, cá kình, cá ong, tôm sú, tôm rằn, tôm gân, cua gạch ngon hơn các mùa khác. Vịt về tháng năm là chính mùa ngon nhất. Mùa thu cá biển bắt đầu hiếm nhưng cá đối, cá đìa, cá mòi, cá dây thì ngon hơn lúc nào hết. Mùa đông, Huế mưa lạnh cá biển rất hiếm, phần lớn ăn cá sông. Khách du lịch đến Huế vào mùa đông sẽ được ăn chim mỏ giác, chim nghịch rất thích.
    Dân gian Huế có câu:
    Anh đã từng vô Nam ra Bắc
    Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh
    Đi đâu mình cũng nhớ mình
    Nhớ sông Hương gió mát, nhớ non Bình trăng trong.
    Sở dĩ người Huế đi đâu ?~mình cũng nhớ mình? vì họ nhớ cái phong cảnh sắc tuyệt đẹp của quê hương. Phong vị đó là một di sản văn hoá vật chất của người Việt Nam.
    Người Huế tinh tế thế này mà bạn bảo là trình bày món ăn ko ra sao, lại còn bẩn, đến chán
  10. hidetoshi

    hidetoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    3.585
    Đã được thích:
    0
    Chả hiểu cha này muốn cái gì nữa,nói thật ở Huế mà không biết ăn cái gì thì :một là kiết xu,hai là quá kén ăn,ba là...không viết nữa

Chia sẻ trang này