1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Môn trắc nghiệm và mẹo làm bài

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi lightphantom, 11/01/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lightphantom

    lightphantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Cách làm bài thi môn trắc nghiệm

    Trung tam luyen thi dai hoc Thống Nhất

    Để làm tốt bài thi trắc nghiệm, cần phải có những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về hình thức thi rất phổ biến và hiệu quả này.

    Những lời khuyên chung

    Một phút cho mỗi câu trả lời

    Câu trắc nghiệm bao gồm 2 loại, hỏi về lý thuyết và đòi hỏi tính toán. Chỉ có điều bài tập trong câu trắc nghiệm không đòi hỏi thí sinh phải mất nhiều thời gian tính toán, thường là bài toán cơ bản, hoặc một khâu trong quá trình giải một bài toán lớn hơn.

    Đối với mỗi câu hỏi, TS sẽ có khoảng từ 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án trả lời. Tuy nhiên, sẽ có những câu thuộc vào phần kiến thức cơ bản, thuần lý thuyết trong sách giáo khoa, TS không cần đến 1 phút mà có thể trả lời ngay sau khi đọc đề. Bên cạnh đó, cũng có những câu cần phải phân tích, tổng hợp, suy luận mới hoặc những bài toán cần có sự tính toán. Thông thường những câu này phải mất tới gần 5 phút. Nếu tính cả 4 phương án thì có thể thời gian tìm đáp án phải lên tới 8 đến 10 phút.

    TS cần đặc biệt lưu ý những câu hỏi “bẫy”, đưa ra nhiều đáp án gần giống với đáp án đúng. Cần hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và các phương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất.

    Với đề thi tuyển sinh, sẽ có khoảng 10 câu dành cho học sinh giỏi dùng để phân loại TS.

    Cả đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh đều có phần kiến thức của cả 3 năm THPT, trong đó trọng tâm là chương trình lớp 12. Theo một số nhà giáo giàu kinh nghiệm thì số lượng câu hỏi thuộc về phần kiến thức lớp 12, 11, 10 thường theo tỉ lệ khoảng 5-3-2. Vì thế, TS cần phải nắm thật chắc toàn bộ chương trình lớp 12, đồng thời không quên ôn lại kiến thức của hai năm trước đó.

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sách hướng dẫn làm bài thi trắc nghiệm, bộ đề thi trắc nghiệm. Mỗi môn có tới vài chục đầu sách hướng dẫn khiến TS “loạn”, không biết phải ôn tập theo cuốn nào. Tuy nhiên, tài liệu chính thức duy nhất được Bộ GD-ĐT công nhận là các dạng đề thi mẫu được đăng tải trên website của Bộ GD-ĐT. Cuối tháng 3/2013, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng thuộc Bộ GD-ĐT sẽ phát hành cuốn “Trắc nghiệm Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ” để TS tham khảo.

    Trong lúc này, TS không nên sử dụng quá nhiều sách tham khảo cùng một lúc. Nếu đã chọn cuốn sách nào thì nên “trung thành” với cuốn đó và làm hết toàn bộ các đề trong sách. Nhưng quan trọng nhất là phải nắm thật vững kiến thức bởi thi trắc nghiệm đồng nghĩa với việc kiến thức trải dài trên diện rộng. Khi có kiến thức bao trùm cả chương trình, TS có thể làm được bất cứ đề thi nào.

    Dùng bút chì đúng cách

    Vào phòng thi, khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), TS phải điền ngay vào các mục từ 1 đến 9 (bao gồm thông tin các nhân và thông tin về phòng thi, hội đồng coi thi, môn thi, ngày thi). Sau khi nhận đề, TS phải điền vào mục số 10 là mã đề thi. Tất cả thông tin này đều phải điền bằng bút bi hoặc bút mực, không được sử dụng màu đỏ. Nếu điền thiếu bất cứ thông tin nào, bài làm đều phạm quy.

    Đồng thời chú ý xem lướt qua đề thi và phiếu trả lời xem có đầy đủ câu hỏi không, các câu hỏi có được in rõ ràng không. TS không làm bài trực tiếp vào đề thi mà phải trả lời trên phiếu TLTN.

    TS trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách dùng bút chì tô đen toàn bộ khung A, B, C hoặc D. Nên dùng loại bút chì mềm (2B, 6B…) và phải mang theo vài bút chì gọt sẵn dự trữ, đề phòng trường hợp gẫy ngòi. Không nên gọt bút chì quá nhọn, nên để đầu bút chì dẹt và cầm bút chì thẳng đứng để tô đen nhanh.

    Khi tô các ô tròn, TS phải chú ý tô đậm kín cả ô, tô thừa ra ngoài một chút không sao nhưng tuyệt đối không tô thiếu. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn trả lời lại, TS dùng tẩy, tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô mới. Nếu không tẩy sạch, máy chấm sẽ coi như có 2 ô đen và câu trả lời đó không được chấm điểm.

    TS nên để phiếu TLTN bên phía tay cầm bút, bên kia là đề thi. Tay trái giữở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn. Tuy phải tận dụng thời gian nhưng cũng cần rất cẩn thận, tránh tô nhầm sang dòng của câu khác bởi vì chỉ cần một câu nhầm dòng có thể dẫn đến sai dây chuyền toàn bộ các câu sau đó.

    Chia đề làm 3 nhóm, làm bài thành 3 vòng

    Khi làm bài thi, TS nên chia câu hỏi thành 3 nhóm. Nhóm 1 là câu hỏi mà TS có thể trả lời được ngay. Nhóm 2 là những câu hỏi cần phải tính toán và suy luận. Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì TS cần đọc kỹ dành thêm thời gian

    Ngay khi nhận đề thi, TS nên lướt quan toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài phút và lựa chọn những câu cảm thấy dễ nhất và chắc chắn nhất để làm trước, đồng thời đánh dấu những câu chưa làm được trong đề thi. Sau đó quay lại một lượt nữa để giải quyết những câu đã bỏ qua. Lưu ý là trong số những câu của vòng 2, TS vẫn nên chọn các câu dễ hơn để làm trước, những câu quá khó vẫn tiếp tục gác lại để vòng ba.

    Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên TS không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào. Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt. Khi gút lại được 2 phương án, cơ hội sẽ là 50/50. Nếu khi ấy vẫn chưa có đáp án thì TS buộc phải lựa chọn theo cảm tính.

    Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời được cũng nên đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, TS có thể trả lời đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm.

    Cách làm bài thi môn trắc nghiệm: Lý Hóa Sinh

    + Nhận đề xong xem qua xem đề có bao nhiêu trang, xem lướt qua hình thù các câu như thế nào.

    + Các em không nên bắt đầu từ câu 1, vì nhiều khì người ra đề cho câu 1 rất khó để đánh đòn tâm lý các em.

    + Làm trắc nghiệm một điều tối quan trọng là: phải đọc KĨ đề bài, không bỏ sót chữ nào, thật lưu ý đến các “từ khóa” , phải nắm được yêu cầu của đề, tránh tình trạng đề yêu cầu tính cái này thì lại đi tính cái kia. Phải chú ý các bài lý thuyết, tìm đáp án “Sai” hay “đúng” . Đọc xong đừng hấp tấp tính toán làm luôn, mà các em nên định hình bài toán, phát hiện ý đồ của đề: rồi sau đó mới bước vào tính toán, chỉ có như thế các em mới làm chắc chắn, hạn chế sai sót nhầm lẫn tính đi tính lại. Thời gian cho các em là đủ, nhắc lại một lần nữa, các em đừng có hấp tấp mà mất đi tỉnh táo, tính toán nhầm lẫn lung tung -> mất bình tĩnh.

    + Nếu làm đến câu nào mà cảm thấy khó khăn, các em cứ bỏ qua làm câu tiếp hoặc có thể bỏ hẳn 1 đoạn làm các câu mạn cuối. Đừng dại gì mà mất quá nhiều thời gian vào 1 câu, nếu không ra các em sẽ rất mất bình tĩnh. Hoặc nếu có ra thì lại mất quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến việc làm các câu khác.

    + Rất nhiều bài tập, nếu tư duy toán học tốt, các em cũng không nhất thiết sử dụng hết các dữ kiện là đã tìm ra phương án. Hãy tư duy thật nhanh nhẹn, luôn luôn chú ý vào 4 đáp án để có thể loại bớt, hoặc hạn chế đi sự tổng quát của bài toán. Rất nhiều bài toán ta dựa vào đáp án thì tìm được lời giải rất nhanh và độ chính xác cao

    + Nếu các em thấy mình đang làm hơi chậm thì có thể chọn toàn những câu lý thuyết làm tiếp để lấy tinh thần. Vì lý thuyết làm rất nhanh và đỡ tốn thời gian. Sau đó các em lấy lại bĩnh tĩnh, làm tiếp những câu bài tập sau. Như thế sẽ tránh được việc hết thời gian mà những câu dễ lại không làm kịp.

    + Trong khi làm luôn nhớ đến những công thức hay những bài tập mà các em đã được học, vì rất nhiều bài thi tương tự như thế. Đặc biệt là những bài toán quái có phương pháp giải cực nhanh.

    + Lưu ý các bài thi Lý về vân sáng tối, bụng nút sóng, số gợn sóng…. Các em hãy vẽ hình xét trường hợp đơn giản rồi suy ra trường hợp tương tự phức tạp hơn trong đề thi. Như thế sẽ dễ hình dung và tránh được sai đáp số, này giông như phương pháp đặc biệt hóa mà các anh đã hướng dẫn ở Môn Toán phần trước.

    + Bài toán về dao động, chẳng hạn con lắc lo xo, nhất là lo xo thẳng đứng, các em nên vẽ lo xo bằng 1 đường thẳng cho gọn, sau đó biểu diễn tất cả các dữ kiện bài toán ( vị trí cân bằng, deta l, biên độ ±

Chia sẻ trang này