1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mong các chuyên gia Đo lường - Điều khiển góp ý ....

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi nguyenxuanbach, 08/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenxuanbach

    nguyenxuanbach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Mong các chuyên gia Đo lường - Điều khiển góp ý ....

    Tôi đang làm mạch đo nguồn dòng dùng để điều khiển relay đóng cắt nhiều nấc cho những tải nhiều kháng ( L ) .Yêu cầu như sau:
    - Khi có tải đang hoạt động, nếu đóng thêm tải vào thì mạch phải phát hiện được và đưa về điều khiển.
    - Khi các tải đang hoạt động, ngắt bớt tải thì không cần đưa về điều khiển.
    Nhưng khi đóng cắt relay cũng sinh ra những xung kích rất lớn nên phần điều khiển nhận lầm.

    Tôi muốn trong thời điểm relay đóng, cắt mạch đo bị khoá lại nhưng chưa biết phải làm sao?

    Các bạn có thể góp ý thêm cho mình được không ?

    Cám ơn nhiều
  2. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Mình không phải chuyên gia, nhưng cũng xin có ý kiến
    Đơn giản nhất là mắc nối tiếp rơ le thời gian vào rơ le dòng. Nguyên lý của sơ đồ là chỉ thực hiện đóng cắt sau khi mức dòng điện thay đổi trong khoảng thời gian nhất định. Thời gian trễ này do bạn tự chỉnh cho phù hợp.
    Được kehanhhuong sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 08/06/2004
  3. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Bác này lúc nào cũng úp úp mở mở, vấn đề có vẻ quan trọng lắm.
    Bác sử dụng các cảm biến dòng (CT) gì đó, rồi qua ADC để bộ xử lý phát hiện dòng tăng hay giảm mà biết được tải thêm vào hay ngắt ra.
    Còn không thì bác dùng vài em oamp định các ngưỡng để đóng mở các cổng tương ứng bộ điều khiển.
    Nếu sợ những xung kích xảy ra khi đóng rơ le thì bác mắc // thêm mấy con tụ và diode hay điện trở gì đó. Mà bác phải xác định khi rơ le đóng thì mức tích cực đưa về điều khiển là âm hay dương, đỡ mất công một chút.
    Còn muốn chắc ăn thì bác làm thế nào để bộ điều khiển trễ đi 1 thời gian rồi xử lý sau.
    Mà tải của bác hoạt động với điện áp bao nhiêu mới được, nếu nhỏ thì bác dùng mấy con open-collector, nếu lớn dùng mấy con opto.
  4. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Chuyên gia đây rồi. Nhân tiện hỏi bác Opentdoors:
    Ở trên em nói là với cơ sở không dùng VXL, khi ấy phải dùng trễ. Nếu dùng VXL thì có phương pháp nào phân biệt được dòng tải và dòng xung kích không? Bởi nếu có thì có thể lập trình cho VXL tác động không cần thời gian trễ (thực ra là trễ bằng thời gian tính của VXL + thời gian đóng cắt của rơ le)
  5. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Dạ em đâu dám nhận 2 chữ chuyên gia của bác. Ngày xưa em ghét thằng nào thì em gọi nó là chuyên gia đấy.
    Cái bác nói ở trước thì em hiểu, thường thì em sử dụng trong trường hợp đảo chiều cho cái moteur để khỏi chay cuộn dây.
    Em cũng chưa gặp trường hợp buộc phải phân biệt dòng xung tải hay xung kích nên em không dám nói cái này nhiều, nhưng nghĩ thế này: không khó để vxl phát hiện dòng xung kích, nhưng cần phải tính toán giá trị RC, bản thân cái này cũng sinh ra trễ rồi.
    Em đưa ra cách này bác xem thử: bác sử dụng ngắt hoặc 1 cổng nào đó với trạng thái bình thường là 1thông qua 1 con chốt (con D, hay transistor...) chẳng hạn, khi dòng xung kích xuất hiện làm con tụ xả khiến trạng thái từ cổng vxl từ 1->0.
    Còn dùng rơ le đóng ngắt chân vxl thì em nghĩ tội cho con vxl quá. Rơ le thường ở phía đầu ra của vxl, ngoại trừ thì bác mô phỏng theo phím ấn hay nút rest chẳng hạn. Em nghĩ bác nghiên cứu sử dụng opto ở đầu vào, chứ không nên sử dụng rơ le.
  6. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Em thì phục ai em gọi người ấy là chuyên gia bác ạ. Bác nói thế thì cho em rút lại chữ chuyên gia, để lại tấm lòng thôi.
    Đoạn sau chắc bác hiểu nhầm ý em . Em không có ý nói dùng rơle đóng ngắt chân vxl, mà là dùng vxl để điều khiển rơ le ở đầu ra như bác nói. Thực ra em không biết gì mấy về VXL, có gì nhờ bác chỉ giáo.
  7. Quen_mang_kinh

    Quen_mang_kinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    1
    Cái chuyện dùng vi xử lý điều khiển relay và lấy từ đọc tín hiệu đóng mở relay là chuyện dễ mà không bàn làm gì...
    Em nghĩ nếu bác dùng phần mềm để đọc vể thì việc phân biệt xung kích với tải chẳng có gì khó cả cái chính là tốc độ đáp ứng của bác cần là bao nhiêu. Cái này chỉ cần một chút kinh nghiệm.
  8. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Đúng là chú này cứ úp úp mở mở thế nào í. Chú không tự tin với quan hệ của mình a`? Mà cũng đúng, hồi tôi mới ra trường làm việc gì cũng fải thế chứ không thì "đứt" với các "đại gia" ngay.
    Về vấn đề chú hỏi, tôi hiểu đến đâu và khả năng tôi đến đâu, tôi sẽ nói đến đấy, và tôi cũng giả thiết là chú dùng VXL cho trường hợp này, Okie?!
    Việc thứ nhất là đo dòng điện thế nào.
    - Nếu dòng của chú nhỏ (<20A) thì dùng Shunt trực tiếp. Nếu dòng 1 chiều thì chú lấy thẳng điện áp rơi trên Shunt, sau đó tăng giảm cho fù hợp để đưa vào ADC của vi xử lý. Nếu dòng xoay chiều là Sine và KHÔNG CÓ MÉO HÀI, chú có thể dùng mạch nắn, lọc để chuyển về 1 chiều trước khi đưa vaod ADC. Còn nếu có méo hài KHÔNG ỔN ĐỊNH mà lại yêu cầu độ chính xác cao thì chỉ có 1 cách là dung TrueRMS thôi. Cái này thì chú tự xem sách mà làm nhé.
    - Nếu dòng xoay chiều lớn, dùng CT để hạ dòng sau đó lại dùng Shunt như phần trên.
    - Nếu dòng 1 chiều lớn, dùng Hall Effect Current Senor.
    Việc thứ 2 là phân biệt giữa xung kích do đóng cắt relay với sự thay đổi của tải. Cái này chú cần dựa vào đặc điểm của xung kích là cường độ rất lớn (khoảng 5-20 lần dòng định mức)nhưng thời gian tồn tại rất ngắn (cỡ vài chục ms). Nếu đã dùng VXL thì vấn đề phân biệt chỉ là lập trình. Lưu ý thêm ở đây là nếu dùng phương pháp "nắn-lọc" nêu trên thì TRỊ SỐ TỤ LỌC ảnh hưởng đến đáp ứng quá độ của mạch. Nếu tụ lọc QUÁ LỚN, có thể không phân biệt được xung kích. Nếu quá nhỏ, việc xác định dòng hiệu dụng không chuẩn (vì ADC chỉ làm việc với áp 1 chiều)... Chú có thể làm riêng 1 cái chỉ để phát hiện xung kích.
    Cuối cùng là 2 cái gạch đầu dòng của chú ===> chỉ là việc lập trình.
    BGĐK.
  9. nguyenxuanbach

    nguyenxuanbach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn mọi người đã đóng góp ý kiến. Nhưng nếu dùng VXL hoặc ADC thì mọi chuyện tất nhiên là rất đơn giản nhưng vấn đề kinh tế lại không ổn .
    Hiện tại tôi đang dùng họ LM để check xung kích nên vẫn thường bị lẫn xung của relay khi đóng cắt .
    Các bạn có ý kiến gì thêm không nếu chúng ta không dùng VXL hoặc ADC .
    Cám ơn nhiều
  10. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    BÁc xuanbach tiết kiệm lời quá. Mấy cái bác vừa nói mọi người đã đề cập cả rồi. Nếu bác không nói chi tiết hơn thì làm sao có giải pháp cụ thể được. Cứ để thầy bói xem voi thế này à.

Chia sẻ trang này