1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MỘNG ĐỜI BẤT TUYỆT- Nguyễn Tường Bách

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi lyenson, 13/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Thiên thần đã mất
    Trong tâm tưởng, người Việt Nam chúng ta thường có khái niệm "bà tiên". Bà tiên là một nhân vật từ bi và hay giúp người, được nghĩ đến khi xẩy ra một phép lạ bất ngờ, một hạnh phúc hiếm có, một sự may mắn không thể giải thích được. Trong các vùng văn hóa khác của phương Đông như Ấn Độ hay Trung Quốc, nhân gian không bao giờ thiếu các hình tượng thần thoại tương tự như thế.
    Tại phương Tây người ta cũng tưởng nhớ đến "thiên thần" khi những điều tưởng chừng như sự kỳ diệu xẩy ra, cứu thoát người bị bệnh tật hiểm nghèo hay tai nạn thập tử nhất sinh. Thế nhưng hình tượng thiên thần gần gũi nhất là "ông già Noel" của những ngày Giáng Sinh. Nếu tại Việt Nam, hình ảnh bà tiên ngày càng mờ nhạt trong tâm tưởng của con người hiện đại thì "ông già Noel" luôn luôn sống động, nhất là trong những ngày tháng cuối năm. Đó là thời gian mà trẻ con cũng như người lớn thường được nhận quà của "ông già Noel" râu trắng áo đỏ. Điều thú vị cho trẻ con phương Tây là "ông già Noel", một người vô cùng hiền từ phúc hậu, trong một đêm Giáng Sinh lạnh lẽo, sẽ từ trên trời đi xe song mã đến từng nhà, theo ống khói mà vào bên trong và đặt dưới cây thông những gói quà xinh xắn. Ông không bao giờ quên trẻ nào và món quà nào được trao cũng đúng như ước ao của trẻ vì ông là người của thiên giới, ông biết hết tâm ý của từng người. Trẻ con nào cũng tin chắc điều đó là thực, cho đến một ngày...
    ...Đến một ngày mà trẻ con bắt đầu ngờ "ông già Noel" không hề có thực! Chúng đã va chạm với xã hội và thấy dường như cuộc đời không hề có phép lạ. Đó cũng là nghi vấn của em Virginia O''Hanlon, tám tuổi, sống ở New York. Năm 1897 em đánh bạo viết thư cho tạp chí Sun và hỏi như sau: "Em mới lên tám. Bạn em có người nói rằng, ông già Noel không có thực đâu. Ba em nói là tờ báo Sun viết gì cũng đúng cả. Cho nên em xin hỏi, ông già Noel có thực không?".
    Câu hỏi của em Virginia quan trọng đến mức mà chủ bút tờ báo là Francis P. Church phải thân hành trả lời. Ông viết: "Em Virginia, bạn em nói không đúng. Các bạn đó chỉ tin những gì mà mình tự thấy. Các bạn đó cho là cái gì đầu óc nhỏ bé của họ không hiểu thì cũng không thể có. Đầu óc con người nhỏ bé lắm, dù là của trẻ con hay người lớn. Trong vũ trụ, con người nhỏ bé như một con côn trùng tí hon. Đầu óc của một con kiến không thể hiểu hết toàn bộ thực tại. Vâng, em Virginia, ông già Noel có thực...".
    "...Ông già Noel có thực cũng như tình yêu, lòng rộng lượng và sự thủy chung có thực. Nhờ tất cả thứ ấy có thực mà cuộc đời chúng ta mới sáng và đẹp. Nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta tối tăm biết bao. Khi đó thì cũng không có em Virginia, không có niềm tin, không có thi ca, không còn có gì làm cho cuộc đời này có thể kham chịu được nữa...". Thế nhưng, ông viết tiếp "...không ai có thể thấy tận mắt ông già Noel. Điều đó chưa chứng minh được gì cả. Mọi thứ trọng đại nhất thường thì phần lớn chúng ta không thấy tận mắt được...Bất cứ khi em thấy cái gì thì em cũng không thấy hết cái toàn thể đâu. Tại sao? Vì có một tấm màn ngăn che một thế giới đích thực mà không có sức mạnh nào trên thế gian này xé rách nó được. Chỉ có tình yêu và thi ca mới vén được nó lên mà thôi. Thì lúc đó ta mới thấy vẻ đẹp và sự lộng lẫy nằm sau bức màn đó...".
    Kỳ diệu thay, vì một câu hỏi non nớt của trẻ con mà sinh ra những dòng chữ vô cùng nhân hậu và sâu sắc. Còn em Virginia, sau khi đọc thư này, hẳn em vẫn nửa tin nửa ngờ vì em muốn biết có một ông già Noel bằng xương bằng thịt hay không mà em có thể rình bắt trong đêm Giáng Sinh. Có thể em vẫn còn ấm ức nhưng lá thư đã mở cho tâm em một cách nhìn mới và đặt ngược cho em một câu hỏi hoàn toàn bất ngờ. "Tình yêu, lòng rộng lượng và sự thủy chung có thực hay không?". Em sẽ tự trả lời bằng trải nghiệm của chính mình trong cuộc đời còn non trẻ của em. Và khi trả lời câu hỏi đó, em sẽ biết ông già Noel là ai, có thực hay không. Tác giả bài báo đã chỉ cho Virginia kiếm ông già Noel bằng tâm chứ không bằng mắt. Đó là nghệ thuật của giáo dục và cũng là một nền triết lý sâu thẳm. Những ai hiểu ý tác giả chắc thầm mong em Virginia sẽ tìm thấy "tình yêu, lòng rộng lượng và sự thủy chung", để biết rằng ông già Noel nằm ngay trong tâm mình và đời em sẽ có một lần vén bức màn nọ để thấy "vẻ đẹp và sự lộng lẫy" nằm sau một thế giới có nhiều bóng tối hơn ánh sáng. Và họ biết rằng bài báo không chỉ để dành cho trẻ con.
    Bài báo của Francis P. Church có lẽ đã đánh động đến tâm can của độc giả từ 8 tuổi đến 88 tuổi nên sau đó cứ trong mỗi mùa Giáng Sinh nó lại được đăng lại một cách trân trọng trên trang nhất. Trên nửa thế kỷ sau, năm 1950, tạp chí Sun đình bản, bài này không còn được đăng hàng năm nữa nhưng vẫn còn được truyền tụng đến bây giờ. Mỗi khi tuyết lạnh cuối năm tràn về, khi mọi người nô nức đi mua quà cho người thân, người ta vẫn thấy bài này được đăng rải rác trên các báo, vì kỳ thực không có câu trả lời nào hay hơn bài báo của năm 1897.
    Bài báo này có lẽ có ảnh hưởng lên chàng phi công Saint-Exupéry. Trong tác phẩm Hoàng tử bé, tác giả để con chồn, kẻ tượng trưng cho sự già dặn minh triết, nói với cậu hoàng tử còn bé nhưng ham đi tìm nghe sự thật trên đời: ?oVà đây là điều bí ẩn của ta, nó thật là đơn giản. Chỉ với trái tim người ta mới nhìn được rõ. Những điều thực sự là then chốt thì mắt trần không thê thấy?. Thông điệp của nhà văn nhà thơ người Pháp vắn số đó đã được truyền đi khắp thế giới trong dạng tiểu thuyết dành cho trẻ con nhưng người ta ít biết nó không phải chỉ nói cho tuổi mới lớn. Thực ra nó dành cho người lớn, vì nói như Jemes Legge, ?omột con người vĩ đại là người không đánh mất trái tim của trẻ con?.
    Trong những ngày cuối năm, song song với tình yêu đoàn tụ và lòng nhân hậu đối với người đời, khắp nơi Đông Tây vẫn chát chúa tiếng ồn của sự thù hận. Trong thời đại ngày nay, khi chủ nghĩa thực dụng lan tràn trên mọi châu lục, khi những cuộc chiến vẫn nối nhau tiếp diễn khốc liệt, khi những nền văn hóa dường như không còn dùng đạo lý để thuyết phục con người mà dùng bạo lực để loại trừ lẫn nhau, bài báo trả lời cho cô gái tám tuổi Virginia bỗng có một chiều kích sâu thẳm. Sau những dòng chữ giản đơn dành cho trẻ con hiện ra một chân lý mà hình như nhiều người đã quên. Đó là tình thương yêu giữa người và người là điều có thực và chỉ trái tim mới phát hiện ra được nó. Chỉ có "tình yêu và thi ca" mới vén bức màn cho ta thấy đằng sau nó có gì. Bức màn đó đang được đan kết ngày càng dày kín trong mọi xã hội Đông Tây, trong mọi trật tự kinh tế, mọi dân tộc, mọi tôn giáo. Nó được xây dựng bằng đầu óc lý luận, bằng quyền lợi phe nhóm, bằng sự phân biệt tôn giáo và chủng tộc. Thế nhưng nó chỉ là bức màn giả tạo vì sau tất cả mọi phân biệt do tư tưởng bày ra, tất cả đều là con người với hạnh phúc và đau khổ như nhau.
    Tai họa sóng thần tại các nước Nam Á vừa qua đã minh chứng một cách bi thảm sự thực này. Khi sự toàn cầu hóa đã phát triển cao độ, khi sự giao lưu giữa các xã hội và các nền văn hóa ngày càng chặt chẽ thì một thảm họa thiên nhiên sẽ trở thành mối nguy cho toàn cả thế giới. Không kể những mất mát to lớn vừa qua, một sự kiện mà ai cũng thấy là thảm họa sóng thần đã làm cho con người cũng như phần lớn các chính phủ bừng tỉnh về vai trò đích thực của mình. Đó là con người sống trên trái đất không phải là để gây chia rẽ và gieo tai ách cho nhau mà ngược lại, để cùng nhau đối phó với mọi thảm họa do thiên nhiên gây nên. Sau thảm họa sóng thần, chưa bao giờ trên thế giới có một phong trào đoàn kết cứu giúp người bị nạn rộng khắp và đầy tính chất tâm linh cao độ như thế. Ngoài tính chất kinh tế và xã hội của các đợt cứu giúp, người ta thấy sinh ra một mối liên hệ có tính chất cộng sinh giữa Đông và Tây, giữa các quốc gia và xã hội, giữa các nền tôn giáo và văn hóa khác nhau.
    Ngày 5.1.2005 vừa qua, nhiều nước trên thế giới tổ chức tưởng niệm nạn nhân thiên tai bằng cách dừng mọi hoạt động trong ba phút vào đúng 12 giờ trưa. Bất cứ hoạt động gì, dù người ta đang ở ngoài đường, đi mua sắm hay trong công sở, xưởng máy đang làm việc, cũng được ngưng lại, mọi người đứng dậy cuối đầu nhớ đến người đã chết. Đó là một điều chưa từng xảy ra, hình ảnh của nó lay động mạnh mẽ tâm hồn con người. Động lực nào sinh ra được nghĩa cử cao đẹp này nếu không phải là lòng thương yêu và sự trọng thị lẫn nhau giữa người và người. Ba phút đó chính là biểu tượng của lòng cảm thông sâu sắc số phận mong manh của đời người, là những món quà tinh thần gửi gắm cho người chết. Lúc đó mỗi người là một ông già Noel, là một bà tiên nhân hậu.
    Phải chăng đây là sự bắt đầu của một ý thức mới trên thế giới? Hay tất cả sẽ trở lại như cũ vì xã hội của người lớn, một tập thể chỉ biết lý trí và suy luận - không được như trẻ con - vốn hay quên tiếng nói của trái tim?
  2. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Mộng đời bất tuyệt
    Mùa đông châu Âu, khi ánh sáng ban ngày bị rút lại để buổi chiều bốn giờ trời đã tối, khi cỏ cây mang một màu trắng buồn bã của sương tuyết, con người dễ rơi vào tâm trạng trầm uất của những ngày năm cùng tháng tận. Thế nhưng đó cũng là những ngày của lễ Giáng sinh, những ngày mà người ta xem là dịp để ngẫm nghĩ, để hồi tưởng, để rung động cùng thời gian và những điều đã trôi qua trong năm. Và lòng người thật kỳ lạ. Từ tận cùng của lòng tuyệt vọng mùa đông dâng lên sự cảm nhận về một niềm tin tươi mới. Thiên nhiên cũng như muốn phụ họa với lòng khát vọng của con người vì trong cảnh vật khô héo tàn tạ đó có một thứ cây vẫn mãi mãi xanh tươi, vẫn rực một sức sống trong gió tuyết. Thế nên thông xanh là biểu tượng của Giáng sinh, là niềm tin và sức sống trong những ngày đợi mùa xuân trở lại.
    Trên đất nước chúng ta cũng thế. Cũng trong những ngày giá rét của miền Bắc, miền Trung, bỗng thoắt một cái, nói như Mãn Giác, trong "đêm qua sân trước", một cành mai, một cành hồng đã sáng một sắc màu tinh khiết và nhã nhặn. Những cành hoa yếu mềm đó mang một thông điệp lớn cho con người, đó là sức sống vẫn ẩn nhẫn đợi chờ. Kỳ diệu thay, sức sống của thiên nhiên. Đến phút cuối cùng, khi nó thể hiện, ta mới thầm kinh ngạc và biết kính sợ.
    Cuối năm nhìn lại mười hai tháng, lòng người dễ bồi hồi nhưng cũng dễ phiền muộn. Mấy ai nhìn lại một năm mà thấy chỉ toàn niềm vui. Trong một đời sống ngày càng nhanh chóng, càng quay cuồng, càng nhiều thách đố, con người vừa kịp phản ứng cho kịp thì vấn đề khác đã trờ tới. Và vấn đề nào cũng thế, cũng đòi hỏi một sự chọn lựa mà so sánh loại bỏ tức là đã tự làm trái lòng mình ở một mặt nào đó. May mắn thay nếu ta khỏi phải chọn lựa, khỏi phải thỏa hiệp, khỏi phải tự tổn thương chính bản thân mình.
    Cuối năm nhìn lại mười hai tháng, hay cuối một đoạn đời nhìn lại vài mươi năm hay khi tuổi già tóc trắng nhìn lại suốt cuộc đời, liệu tâm trạng có khác gì nhau? Có lẽ không khác. Vì dường như cuộc đời tuy thiên hình vạn trạng nhưng có chung một tính chất. Nói như Krishnamurti thì cuộc đời vốn chỉ ?olà tranh chấp, mâu thuẫn, là bất an, phiền muộn, thỉnh thoảng có chút niềm vui?. Phương Đông không khác phương Tây, ngày xưa cũng như ngày nay, nội dung của cuộc sống luôn luôn gồm những mâu thuẫn to nhỏ, gồm những điều bắt con người phải lựa chọn và thỏa hiệp. Đó là một chuỗi tranh chấp triền miên ở ngoại cảnh và trong nội tâm, mà bất cứ sự thỏa hiệp nào cũng làm đau chính mình. Phải chăng đó chính là bi kịch của con người?
    Có lẽ chỉ có thánh nhân ngày xưa như Lão Tử mới hành động hồn nhiên không chọn lựa và cũng không thấy có cả chính bản thân mình để bị tổn thương. Làm người như chúng ta thì khác và nhất là trong thời đại này, một kỷ nguyên chứa đầy tranh chấp, trong đó những đắn đo tạm gọi là cao quí của nội tâm hầu như trở nên mờ nhạt trước những vùi dập phũ phàng của ngoại cảnh. Mâu thuẫn giữa người và người dường như tăng vọt lên trong một xã hội văn minh, trong một thế giới được mệnh danh là toàn cầu hóa. Hình như chúng ta không hề nằm trong mùa xuân của loài người mà ngược lại, vừa bước vào giai đoạn khắc nghiệt của mùa đông đầy sự lạnh buốt của lòng người và dông bão của các vấn đề thuộc xã hội loài người.
    Nhưng cũng như trong thiên nhiên, trong những ngày đầy bóng tối và giá lạnh, sức sống và vẻ đẹp vẫn ẩn nhẫn chờ chực để được thể hiện. Xưa nay, nhiều người đã cảm nhận điều đó. Nói như Trịnh Công Sơn, trong cuộc đổi dời, "thành phố vẫn có những ước mơ", con người "vẫn sống thiết tha". Có ước mơ và thiết tha thì sẽ có một ngày, lúc đầy đủ điều kiện ngoại cảnh hội tụ, sức sống và vẻ đẹp sẽ trở thành hiện thực như cành thông, cành đào, cành mai đã khoe sắc giữa mùa đông.
    Con người vẫn sẵn sàng quên những thương tổn của mười hai tháng qua, của một đoạn đời mấy mươi năm qua để sống với khát vọng của mình. Con người vẫn yêu thương cuộc đời như nhà văn Hermann Hesse, khi tự so sánh mình với một cành cây, đã viết:
    Cũng như ngươi, ta bị cuộc đời vùi dập
    Nhưng không gục ngã,
    hàng ngày vẫn vươn mình,
    ngẩng cao trong ánh sáng mặt trời.
    Tấm lòng ta mềm mại, tinh khôi,
    đã chết vì cuộc đời thô bạo.
    Nhưng tính cách ta vẫn không đổi.
    Ta vẫn vui lòng, ta vẫn tha thứ,
    vẫn cho đời những chiếc lá xanh tươi,
    vẫn cho nứt hàng trăm chồi non mới.
    Dù bị đau đớn quằn quại,
    ta vẫn yêu thương trần gian điên dại này.
    Hai câu cuối cùng đã được truyền tụng bằng nhiều thứ tiếng trên khắp thế giới vì nó chính là chất người đích thực trong cuộc đời đích thực. Hai câu đó được Phùng Khánh thời xa xưa giới thiệu trong lời tựa cho tác phẩm ?oCâu chuyện dòng sông?. Phải chăng mỗi chúng ta vẫn vui lòng, vẫn tha thứ, mỗi chúng ta đều còn có một "mộng đời bất tuyệt"?
  3. chimgokien

    chimgokien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    @Lyenson & cuonphong: Cam on ban da mo ra topic nay. Cac tac pham cua Nguyen Tuong Bach dịch ra hoặc do ông viết phần lớn đều mang hơi hướng của Phật học trong đó nên topic này của bạn không thu hút được nhiều người đọc không phải là điều khó hiểu.
    Tuy nhiên, mình nghĩ rằng từng loại sách thì tất sẽ có những người đọc nó. Mình đang theo dõi dở, nhưng hình như vẫn chưa được post hết. Phiền bạn hoàn thiện nốt để khỏi vào tình trạng nwả chừng xuân.
    Thanks
  4. majecticgirl

    majecticgirl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    ebook "Mộng đời bất tuyệt" đã được bên www.thuvien-ebook.com thực hiện hoàn chỉnh nhưng nghe đâu admin chưa xin phép được với tác giả nên đành bỏ xuống.
    Nay thấy những bài của các bạn post nhưng tuyệt nhiên không thấy trích nguồn (lấy trên mạng và từ ebook) khiến tôi hơi thất vọng.
    Chia sẻ là tốt nhưng cũng nên trâng trọng giá trị của người chia sẻ trước mình (những người đánh máy), đó là phép lịch sự tối thiểu cần phải có.
  5. phanhoangduc

    phanhoangduc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã mở ra topic này. Đây là một chủ đề hữu ích và được viết rất hay. Nguyễn Tường Bách với tri thức uyên thâm và một tấm lòng rộng mở đã khiến ta thêm yêu cuộc sống.

Chia sẻ trang này