1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mong được giúp đỡ thông tin về Alexandria đại đế

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi TTVNBK, 31/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Mong được giúp đỡ thông tin về Alexandria đại đế

    Mình muốn tìm hiểu về vị tướng tài ba này.Ai biết xin chỉ giùm
    Xin đa tạ trước, à ai biết về lịch sử của các quân trong đế chế I thì cho mình biết với. Vote 5* cho cac bac
  2. liz1

    liz1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    1
    Alexandre Đại Đế là một vị vua, hoàng đế và một vị tướng rất dũng mãnh của đế chế Hy Lạp vĩ đại. Ông đã lập ra rất nhiều chiến công vang dội và mở rộng bờ cõi ra tận Châu Á nhưng quân của ông đã phải dừng lại ở Ấn Độ. Theo sử thi, Alexandre đại đế đã bị mưu sát một cách rất bí ẩn và ông chết trước khi kịp trăn trối lại điều gì. Cái chết của Alexandre đại đế cũng là khởi đầu cho một thời kì loạn lạc kéo dài của Hi Lạp và những quốc gia ông chiếm đóng được bằng những chiến công lịch sử của mình cũng đã giành lại được độc lập theo thời gian.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Alexandros_%C4%90%E1%BA%A1i_%C4%90%E1%BA%BF
  3. liz1

    liz1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    1
    Điều tra cái chết bí ẩn của một đại đế cách nay 23 thế kỷ
    [​IMG]
    Dũng mãnh, khát máu, độc tài, lỗi lạc, say xỉn... nhà chinh phục thế giới vĩ đại nhất trong lịch sử có vô số người ngưỡng mộ và không ít kẻ căm thù.
    Bị mưu sát
    Năm 323 TCN tại Babylone - trung tâm của đế quốc, Alexandre nằm vùi sau một trận nhậu cuối cùng. Lúc ông ta chết mới 32 tuổi, người ta đồn là do bị đầu độc. Và nghi ngờ một trong những người sau đây đã ra tay:
    Cassandre: con trai của Antipatros, tổng tài Macédoine trong lúc Alexandre đi viễn chinh. Nghi ngờ ông già này có dã tâm, Alexandre đã gọi đi theo mình. Nhưng Antipatros gởi con trai thế mạng. Sử gia thời cổ Quinte-Curce kết tội gã này mang theo một loại độc dược cực mạnh giấu bên dưới móng ngựa. Một yếu tố nữa: trong buổi tiệc nhậu, rượu được em trai của Cassandre phục vụ.
    Ptolémée: trong cơn hấp hối, tả hữu xin Alexandre chỉ định người kế vị. Ông trả lời: Kẻ tốt nhất! Phải chăng ý muốn nói đến Ptolémée? Dù sao ông này cũng được hưởng lợi nhiều nhất sau khi đại đế băng hà. Là vua Ai Cập, ông ta xây dựng triều đại Lagides, kết thúc với Cléopâtre ba thế kỷ sau đó. Ông ta cướp xác Alexandre trên đường di chuyển đến lăng mộ các vua Macédoine, rồiâ mang về Alexandrie xây dựng một lăng mộ nguy nga.
    Aristote: nhà triết học lừng danh này là sư phụ của chú bé Alexandre. Khi làm vua, Alexandre sử dụng cháu của Aristote là Callisthène làm nhà viết sử. Nhưng tình thế xấu đi rất nhanh. Bất chấp lời khuyên của thầy, Alexandre muốn người ta tôn mình làm một vị thần Ba Tư. Các tướng lĩnh bất mãn, chống đối. Callisthène tố giác chế độ độc tài nên bị cắt tai, xẻo mũi, miệng và nhốt chung với chó sói. Aristote giận bầm gan tím ruột. Sử gia Plutarque và Quinte-Curce nghi ông là người pha thuốc độc.
    Uống lầm thuốc
    Là một chiến binh dũng cảm, Alexandre luôn bất chấp nguy hiểm. Nhiều lần bị thương trên chiến trường, cơ thể ông đầy sẹo và những vết thương đang mưng mủ. Nhiều người cho rằng thần may mắn luôn chiếu cố ông. Thực ra đại đế đã kiệt sức. Khi bị sốt vào năm 323 TCN, các ngự y có cho uống thuốc cực mạnh để ông mau hồi phục không? Bởi vì ông đang chuẩn bị cuộc chiến thần tốc đánh vào Arập và Ethiopie. Tàu chiến, các đoàn quân, lương thực đều sẵn sàng. Là một chiến binh vô địch, ông không thể nằm chờ khỏi bệnh như người bình thường. Lạm dụng thuốc cực mạnh rất có thể do chính ông ra lệnh. Và trong trường hợp này, chính ông ta đã làm cho mình phải chết.
    Virus Tây sông Nil hay sốt rét?
    Sốt cao, á khẩu rồi hôn mê... Theo nhà dịch bệnh học người Mỹ John Marr, các triệu chứng này rất khớp với bệnh tình Alexandre. Đại đế có thể mắc phải virus Tây sông Nil, vốn tràn ngập vùng Mesopotamie cổ và cả Iraq ngày nay. Bởi vì khi Alexandre tiến vào Babylone năm 323 TCN, đã có nhiều con quạ chết rơi ngay trước mặt, chứng tỏ bệnh dịch này đang lan tràn.
    Thời kỳ đó, Babylone cũng là vùng đất đầm lầy. Thành phố có vô số muỗi mòng. Nhiều sử gia hiện đại còn cho rằng hoàng đế mắc bệnh sốt rét đến vong mạng.
    Tuyệt vọng
    6 tháng trước đó, hoàng đế mất một người bạn chí thân, đi theo mình từ thuở nhỏ là Héphaestion. Sử gia Hy Lạp Arrien viết rằng: sau tang lễ 3 ngày, Alexandre vẫn không ăn uống gì lúc thì khóc than thảm thiết, lúc lại buồn rầu, câm như hến. Ông tổ chức đám tang linh đình và xây một lăng mộ vĩ đại. Sau đó là uống rượu say li bì. Nhà vua như mất hồn, chẳng thèm tắm rửa, vệ sinh thân thể. Rượu đã giết Alexandre từ từ, cộng thêm sốt rét hoặc virus Tây sông Nil...
    Alexandre đại đế, nhà chinh phục vĩ đại
    Alexandre chưa đầy 20 tuổi khi kế thừa ngai vàng xứ Macédoine vào năm 336 TCN. Vua cha Philippe đã thống nhất được Hy Lạp, nhưng chưa hoàn thành tâm nguyện chinh phục Ba Tư. Vị hoàng đế trẻ lãnh nhiệm vụ này. Trong 12 năm, ông chinh phục được hết những gì mà người Hy Lạp mơ ước. Trước tiên là chiếm Thổ Nhĩ Kỳ, rồi Cận Đông và Ai Cập, xây dựng thành Alexandrie. Sau khi thắng Gaugamèle năm 331 TCN, Alexandre chiếm Babylone, đốt cháy thủ đô Ba Tư Persépolis và chiếm luôn đế quốc của đại vương Darius. Tiến về phương Đông, ông lấy được Afghanistan và một phần Trung Á. Vượt sông Indus của Pakistan, ông vào vùng đất kỳ lạ và bí ẩn khi phải đương đầu với những đoàn quân voi. Quân lính mệt mỏi và thấy khó ăn, Alexandre rút lui về Babylone. Khi chuẩn bị tiến quân xuống bán đảo Arập thì bị tử thần lấy mạng...

Chia sẻ trang này