1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mong giúp đỡ!

Chủ đề trong 'ĐH Xây Dựng' bởi hahathayroai, 20/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Mong giúp đỡ!

    Trước tiên cho mình cảm ơn tới Mod! Hi vọng các Mod cho mình mở topic. Mình mới biết bõ của quý trường vào thấy rất bổ ích cho mình ( rất đam mê xây dựng ) nhưng ko dc học tập trong quý trường. MÌnh hiện đang lao động ở nước ngoài nhưng vẫn tranh thủ học về XD, ở bên này tự học nên có nhiều điều ko hiểu. Mình ko hiểu cách tổ hợp nội lực cho công trình XD. Hồi ở VN mình học trung học ( chưa tốt nghiệp). Vậy mong các bạn có thể gửi cho mình đồ án BTCT 2 để mình tham khảo. Chúc các bạn manh khoẻ thành công, chúc Box XD ngành càng phát triển!
    email: phucduongdinh@yahoo.com
  2. NCD

    NCD Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    7.059
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề tổ hợp nội lực thực ra tuỳ thuộc vào bạn tính toán theo trường hợp nào.
    Mỗi trường hợp thì thường có một tổ hợp bất lợi nhất.
    Học ở trong trường thì mới chỉ dạy cho các trường hợp cộng tác dụng. Tổ hợp nội lực xong thì với các nội lực cùng phương có thể cộng gộp lại luôn để đưa về các phương chính.
    Ở thực tế mình còn gặp trường hợp tính theo phi tuyến, hơi lạ một chút nhưng tổ hợp nội lực vẫn thế, cách tính chỉ khác chút chút thôi
  3. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh đã reply ! Như em đã nói em chỉ học trungh học ( ở trung học em cũng được làm đồ án BTCT 1 nên cũng hỉu sơ về tổ hợp ). Em đọc nhìu sách thấy rất khó hỉu vì các bài tập hay ví dụ trong sách đều đã cho các thành phần M, N và Q. Các câu kiện dầm sàn thì em có thể tổ hợp dc nội lực rồi , giờ em ko bít làm thía nào để tổ hợp cho cột và móng.. Chắc anh đã ra trường và đi làm. Anh còn đồ án BTCT 2 thì gửi cho em xin phầ thuyết minh tính toán. Em nghĩ chắc sẽ hỉu thêm dc phần nào. Anh đi làm chắc còn giữ bảng tính công trình đầu tay, nếu có thể anh gửi cho em. Cảm ơn anh! CHúc anh mạnh khoẻ thành đạt!quote-NCD viết lúc 21:43 ngày 20/12/2006:
    Vấn đề tổ hợp nội lực thực ra tuỳ thuộc vào bạn tính toán theo trường hợp nào.
    Mỗi trường hợp thì thường có một tổ hợp bất lợi nhất.
    Học ở trong trường thì mới chỉ dạy cho các trường hợp cộng tác dụng. Tổ hợp nội lực xong thì với các nội lực cùng phương có thể cộng gộp lại luôn để đưa về các phương chính.
    Ở thực tế mình còn gặp trường hợp tính theo phi tuyến, hơi lạ một chút nhưng tổ hợp nội lực vẫn thế, cách tính chỉ khác chút chút thôi
    [/QUOTE]
  4. NCD

    NCD Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    7.059
    Đã được thích:
    1
    Rất tiếc, mình học về Cầu đường bạn ạ, nên không có Đồ án như bạn yêu cầu.
    Đồ án của bạn thuộc về bên XD DD&CN, nhưng bạn hỏi về tổ hợp nội lực lên cột và móng thì lại có vẻ giống cái ĐÁ Nền móng.
    Cái đồ án Nền móng thì mình cho nó bay xa từ lâu lắm rồi, để nắm được cái này bạn có thể mua cuốn " Bài giảng Nền và Móng" và "Hướng dẫn Đồ án Nền móng" của thày Tiến. Sách có bạn tại các cửa hàng photo trước cổng trường
  5. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Mình nói roài mà mình hiện đang ở nước ngoài mà
  6. NCD

    NCD Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    7.059
    Đã được thích:
    1
    Những bài đã cho M, N, Q thì không nói nữa nhé.
    1.1.Về cột .
    Chỉ chú ý một điều là trong cột thì N không đổi, Q thì tại từng vị trí sẽ khác nhau và M phụ thuộc vào cánh tay đòn
    1.2.Về móng.
    M, N, Q đều được tính về đáy móng.
    2.Cách tìm ra M, N, Q.
    2.1 Cột
    Do các cột của các tầng nhà thường được chồng lên nhau nên :
    N(1) = [N(i)+p(i)] + [N(i-1)+p(i-1)] + ... + [N(2) + p(2)] + p(1)
    Với
    N(i) : lực dọc trong cột thứ i
    p(i) : lực của sàn tác dụng lên cột thứ i
    Mô men
    Tại các điểm giao giữa cột và sàn hình thành mômen, có cả Mx và My.
    Mx có thể tính bằng Mômen do thanh giằng (dầm) theo phương y chịu
    My ----------------------------------------------------------------------------------x ------
    Lực cắt
    Cũng tập trung tại các điểm giao, nhưng lực cắt chỉ đạt cực đại tại chân cột.
  7. anghenlenin

    anghenlenin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    4.161
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ chả ai tổ hợp nội lực, cứ tính ra tải trọng, vào số liệu rồi chương trình tự tổ hợp chạy ra hết. Có chăng là cách tính toán tải trọng, cách phân bố tải trọng vào dầm, cột.
  8. NCD

    NCD Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    7.059
    Đã được thích:
    1
    Chính xác đấy,
    ở các phần mềm tính toán bây giờ, người ta không tổ hợp nội lực mà là tổ hợp tải trọng thôi.
    Thực ra nội lực và tải trọng là vấn đề liên quan đến nhau, có tải trọng thì mới có nội lực. Trong tính toán tối ưu thì người ta tổ hợp nội lực để tìm ra tổ hợp bất lợi nhất cho sự làm việc của kết cấu. Còn thực tế, khi tổ hợp tải trọng thì ta cũng đã nhân cho nó các hệ số vượt tải rồi, tự dưng lúc đó nó cũng sẽ hình thành tổ hợp nội lực Max (cái này tuỳ thuộc vào người kỹ sư có chọn được được tổ hợp tải trọng thích hợp hay không thôi).
  9. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các anh đã trả lời cho em!
    Đúng như anh nói y em muốn hỏi cách phân bố tải trọng cho dầm, cột. THật sự em rất khó hỉu vê chiện này dù đọc nhiều sách vở. ,, Em biết giờ giờ chiện tổ hợp tải trọng hay nội lực thì đều dùng các phần mềm là chính như Sap, Etabs, Stad Pro, Safe... Như em đã nói em học trung học ( chưa tốt nghiêp) nên rất mơ hồ về chiện này. Mong các anh chỉ bảo
    Bây giờ chả ai tổ hợp nội lực, cứ tính ra tải trọng, vào số liệu rồi chương trình tự tổ hợp chạy ra hết. Có chăng là cách tính toán tải trọng, cách phân bố tải trọng vào dầm, cột.
    [/quote]
  10. NCD

    NCD Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    7.059
    Đã được thích:
    1
    Sau khi kết cấu hoá mô hình của kết cấu, chọn tiết diện và vật liệu cho từng mặt cắt, gán các điều kiện biên cho nút thì bạn tiến hành tổ hợp tải trọng.
    Thực ra việc tổ hợp tải trọng này dựa vào một chút cảm tính. Khi bạn đã có Mx, My, (thậm chí cả Mz) và N, Qx, Qy thì bạn tổ hợp theo các trường hợp.
    - Cột chịu nén lớn nhất
    - Cột chịu uốn lớn nhất
    - Cột chịu xoắn lớn nhất
    - Cột chịu uốn + nén lớn nhất
    - Cột chịu xoắn + nén lớn nhất
    Với mỗi trường hợp bạn nhặt ra các lực gây bất lợi cho sự làm việc của kết cấu và nhân vào các hệ số vượt tải.
    Ví dụ : Cột chịu uốn + nén lớn nhất :
    Bạn chọn một tổ hợp gồm có N, Mmax (Mx hay My), Q (nếu chọn Mx thì lấy Qy và ngược lại), sau đó nhân thêm các hệ số vượt tải (1.1 hay 1.4)
    Sau đó chạy chương trình, kết quả sẽ là biểu đồ nội lực. Từ biểu đồ này bạn có thể kiểm tra sự làm việc của kết cấu.
    Nếu kết cấu okie thì coi như cấu kiện bạn chọn đã đạt yêu cầu.

Chia sẻ trang này