1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mong mọi người góp ý cho

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi away, 30/05/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vutuananh_

    vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2004
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    TRẢ LỜI VỀ THƠ TÂN HÌNH THỨC
    Sau khi bài Nhận xét về thơ Tân Hình Thức của tôi đăng trong Hồn Quê số 5 và tạp chí Phố Văn số 11, tạp chí Thơ số 21 (*) đã có hai bài đáp lại của Khế Iêm và Nguyễn đăng Thường, và tạp chí Phố Văn số 13 cũng có bài của Nguyễn lương Ba, một tác giả thơ Tân Hình Thức.
    Tôi xin nói từng điểm, theo thứ tự các tác giả và các điểm trong bài liên quan.
    1/ Khế Iêm viết: "Dùng kỹ thuật lập lại để thay thế vần, chứ có ai nói kỹ thuật lập lại là vần đâu ... Các yếu tố rút ra để áp dụng vào Tân Hình Thức Việt không có yếu tố nào gọi là vần, vì kỹ thuật vắt dòng khó đi được với vần ở cuối dòng nên mới phải dùng hình thức lập lại". Rằng người viết bài này "chứng minh và kích bác một yếu tố không có trong thơ Tân hình thức Việt: vần. Phê bình thành phản phê bình, gậy ông đập lưng ông, và như vậy, nhà phê bình đã đấm một cú đích đáng vào khoảng không."
    Tôi công nhận Khế Iêm có viết: :"Thơ Tân hình thức Việt bao gồm: ngữ điệu, cú pháp văn phạm, sự lập lại, tính truyện, cách đếm âm tiết và kỹ thuật vắt dòng" (TCT 20, tr. 70), không bao gồm vần. Nhưng ở một chỗ khác, ông viết "Vần và chỗ ngắt không bất di bất dịch chỉ ở cuối dòng, mà cũng giống như thơ tự do, xuất hiện ở những chỗ không thể đoán trước." (TCT số 18, tr. 97). Lý thuyết gia thơ THT muốn nói gì ở chỗ này? Và còn nhiều chỗ khác nữa. Nếu bảo rằng dùng kỹ thuật lập lại để thay thế vần thì tại sao nói đến vần quá nhiều? Thật là mâu thuẫn.
    Dù tôi có hiểu lầm ông ta đi nữa thì Khế Iêm cũng đã công nhận một điều là loại thơ này không có vần. Ðó là điểm tôi muốn nêu và chính ông ta là người đấm một cú đích đáng vào khoảng không, chứ không phải tôi.
    2/ Khế Iêm viết "Kỹ thuật lập lại (không có trong văn xuôi, và không dính dấp gì tới vần) là yếu tố mạnh mẽ, một thứ strange attractor (điểm quyến rũ kỳ lạ) của thơ, có khả năng làm bật dậy hình ảnh, ý tưởng, những khoảnh khắc có thực của thực tại, như những yếu tố ổn định của trật tự trong một hiện tượng hỗn mang."
    Rất tiếc một kỹ thuật hay như thế được nêu lên mà không dẫn chứng. Tôi tìm suốt cả tạp chí Thơ cho đến số 21 mà không thấy kỹ thuật này, ngoại trừ bài thơ "Tân hình thức và câu chuyện kể" rườm rà luộm thuộm đã trích dẫn trong bài trước. Hay là nói mà không làm được?
    3/ Khế Iêm viết "Phương pháp phê bình chưa từng thấy, lấy những câu văn, đoạn văn trích dẫn, lắp ráp thành bài phê bình, nhìn qua tưởng là công phu, nhưng đọc kỹ, chỉ là mớ chắp vá vụng về, khó hiểu, bởi như thế thì làm sao tạo được bố cục và lập luận xuyên suốt để thành một bài viết có tính nhất quán. "
    Khó hiểu hay không muốn hiểu vì bị chạm nọc ? Không nhất quán ở chỗ nào, xin chỉ giáo ?
    4/ Khế Iêm viết "Chúng tôi luôn luôn biết ơn những lời phê bình ngay thẳng và ngay cả chỉ trích nếu giúp chúng tôi nhận ra được những sai sót để làm tốt hơn, nhưng bài viết phê bình trên chỉ là trò cắt dán vội vã và lủng củng, cố ý (hay tối mắt) làm dị dạng những ý tưởng rất đơn giản và rõ ràng của chúng tôi, để đập thơ Tân hình thức. (Những điều chúng tôi từng viết, đã được chắt lọc và suy ngẫm năm này tháng nọ, qua kinh nghiệm sáng tác và học hỏi chứ đâu phải chỉ là sự cóp nhặt nông nổi mà muốn đập thì đập!)."
    Ô hay, thế nào là phê bình không ngay thẳng khiến ông ấy nổi đoá như vậy? Nếu người phê bình kém cỏi, viết sai, thì ông ấy cứ bảo là sai và cho biết sai ở chỗ nào, vin vào đâu mà khẳng định người phê bình (thật ra tôi không dám dùng chữ "phê bình" trong bài trước, tôi chỉ dùng chữ "nhận xét" mà thôi) có ý xấu, cố ý đập thơ Tân hình thức? Khi ông ấy và các người chủ trương thơ Tân hình thức "đập" thơ tự do, đâu có ai nổi đóa! Thơ tự do cũng đã có nền tảng mấy chục năm, đâu phải muốn đập thì đập! Lại còn coi mình như cứu tinh của thi ca Việt! Những con người tự cao tự đại, xin hãy cứ làm đi và để người khác đánh giá công việc của mình.
    5/ Khế Iêm viết "Bài viết "Nhận xét về thơ Tân hình thức" cuối cùng, chỉ làm lộ ra thái độ cố chấp, hẹp hòi..."
    Tôi thiết tưởng câu này áp dụng cho ông ta thì đúng hơn. Sự nóng giận bộc lộ rõ ràng trong bài viết và khiến ông ta mất thái độ trưởng thành khi tôi gửi cho ông ta một ngân phiếu đề ngày 26 tháng 7 năm 2001 để mua tạp chí Thơ từ số 21, nhưng ông ta không hề bỏ vào ngân hàng và cũng không gửi báo cho tôi. Email hỏi, cũng không được trả lời. Ông ta tưởng rằng tôi không thể có được số báo ấy hay sao, trừ phi đừng có bày bán ở tiệm sách!
    6/ Khế Iêm viết "Câu trả lời đúng nhất, có lẽ, là để cho mỗi nhà thơ tự trả lời bằng sáng tác của họ, những bài thơ hay, Tân hình thức".
    Ðây không phải là điều tôi mong mỏi trong đoạn kết bài trước hay sao!
    7/ Nguyễn đăng Thường viết "Bài điểm thơ khá chi tiết. Tác giả ghi lại hết tất cả các yếu tố của Tân hình thức Việt theo thứ tự từ A đến Z, rồi tìm một bài tân hình thức không thích hợp với một yếu tố hay định nghĩa (tính truyện, tính nhạc, vần điệu...) để chứng minh sự thành công thê thảm của nhóm này ("vẽ voi thành chuột")".
    Rất tiếc ông này không kể ra được một bài thơ nào để chứng minh trái ngược, thật là vu vơ!
    8/ Nguyễn đăng Thường "dạy" cho tôi biết giá trị của văn chương báo chí, kể ra những ký giả nổi tiếng như Tản Ðà, Hoàng Ðạo, Hemingway, Camus, Sartre, và Duras, khi tôi đề cập đến bài thơ "Những người chết trẻ" của Lê Thánh Thư.
    Ôi, đem so sánh một bài báo tin vặt hàng ngày, thậm chí có thể nói là một báo cáo của cảnh sát, với tác phẩm của những người ấy chẳng hóa ra làm nhục họ lắm sao. Hơn nữa, không ai dám cắt văn chương của họ thành từng câu ngắn rồi bảo đó là thơ, huống chi văn chương của người lượm lặt tin báo chí!
    9/ Nguyễn đăng Thường còn "dạy" cho tôi biết khuynh hướng tự sự khách quan, không giải thích trong văn chương: "Một số các tác giả hiện đại tránh né sự giải thích, là bởi không muốn làm bậc thầy, là vì muốn người đọc đừng tiếp tục đóng vai trò thụ động. Xưa như trái đất rồi."
    Vâng, xin lãnh hội, nhưng xin đừng nói rằng đó là loại văn chương trong sáng. Một khi đã phải suy nghĩ, tìm tòi động cơ tâm lý (không được nói ra) của một hành vi thì không phải là văn chương trong sáng. Ðiều này tôi chỉ muốn nói đến các tiêu chuẩn trong thơ Tân hình thức Mỹ, còn tạp chí Thơ không có minh thị nhắc đến tính khách quan và trong sáng trong các yếu tố của thơ Tân hình thức Việt. Xin đọc lại bài trước của tôi.
    10/ Nhắc đến bài thơ "Ðó là những giọt mực" của Phan tấn Hải, Nguyễn đăng Thường viết "... mỗi bài tân hình thức đều có một nhịp điệu riêng nên không thể giống nhau được. Nếu đọc một bài văn xuôi - xin gọi tạm là văn xuôi như lời người điểm thơ sắp xếp dưới dạng tân hình thức, và cũng bài văn xuôi ấy giàn trải theo cách thông thường, mà không thấy/chưa thấy được sự khác biệt, thì không do lỗi của người làm thơ, mà bởi lỗi của người điểm thơ, hoặc là chưa biết đọc thơ, hoặc đã cố ý không muốn thấy có sự khác biệt nhau."
    Tôi vẫn biết nhiều tác giả trình bày thơ theo một dụng ý nào đó, riêng Khế Iêm chủ trương như thế này: "Khi dùng cách vắt dòng phá đi cách đọc dừng lại ở cuối dòng, người đọc bị thúc đẩy đi tìm lại phần đã mất (của câu), tốc độ đọc nhanh hơn, và phải đọc bằng mắt." (TCT 18, tr. 97). Nguyễn đăng Thường nói sự vắt dòng liên quan đến nhịp điệu.
    Sở dĩ tôi đã trình bày bài thơ ấy theo hai cách là để cho độc giả thử đọc chúng cho người khác nghe, xem có gì khác nhau hay không. Nếu có khác là tại người đọc, chứ không phải tại người viết, là bởi vì các lý thuyết gia thơ Tân hình thức Việt chủ trương xuống dòng ở giữa câu, ngay chỗ ta phải đọc liền thì mới trọn nghĩa.
    Xin nói thêm ở đây: Bài thơ chỉ khác bài văn ở chỗ dùng thị giác cho nên tạp chí Thơ đòi phải đọc thơ bằng mắt. Nhưng họ lại nói thơ Tân hình thức có âm hưởng nhạc rap. Nghe âm hưởng Rap thì phải nghe bằng tai chứ, vậy ai hát thơ Rap cho nghe đây? Ðộc giả chứ còn ai. Nói khác đi, độc giả phải tự đọc thơ bằng mắt và phải biết đọc nó thành nhạc Rap, nếu không thì bài thơ thất bại! Tôi đã nhìn thấy rõ cái thất bại này đối với hầu hết độc giả.
    11/ Nguyễn đăng Thường viết "Người điểm thơ trích dẫn nhà thơ Chân Phương trích dẫn nhà phong cách học Phan Ngọc, tác giả của "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều": Hình thức càng nôm na bình thường bao nhiêu, nội dung càng phải siêu việt bấy nhiêu, nếu không chỉ có thất bại." OK. Nhưng tiếc thay, cả ba ông tác giả này lại không buồn dẫn chứng cho thiên hạ nhờ."
    Ô hay, trích dẫn ngay chính một lý thuyết gia Tân hình thức cũng bị chê. Chẳng hay các ông có thống nhất quan điểm với nhau không vậy?
    12/ Nhắc đến tính truyện và tính khách quan trong thơ Tân hình thức, Nguyễn lương Ba viết "Do sử dụng ngôn ngữ hàng ngày (đời thường) khi chuyển vào thơ, bài thơ trở nên phổ cập hơn, chuyên chở nhiều hơn những gì nhà thơ muốn nói." Ông trích dẫn bài thơ "Nửa đêm" sau đây của Nguyễn thị Ngọc Nhung:
    Nửa đêm thức dậy mặc quần áo đi
    chợ. Những trái táo đỏ, xanh, vàng ngay
    hàng thẳng lối dưới ánh đèn trắng. Những
    cuộn rau tươi mát mắt. Những hộp trái
    cây, hộp súp nhãn hiệu đủ màu. Những
    chai rượu trắng, đỏ. Bia lon, bia chai.
    Lớn nhỏ. Lổn nhổn. Những vỉ thịt bọc
    giấy trong. Những khứa cá vuông vắn. Phô
    mai cứng mềm, có mùi, không mùi. Những
    chai thuốc tẩy. Làm sạch bồn cầu. Lọc
    nước trong veo. Kem đủ loại, đủ màu
    đủ mùi. Ðường, bột, màu, vani, trứng
    gà. Kẹo chua, kẹo ngọt. Bánh trong hộp
    trong bao. Bánh mì loại mềm, loại bột
    chua, loại Ý loại Pháp, ổ tròn ổ
    dài. Kẹp tóc, Xà bông gội đầu. Kem
    dưỡng da. Viết chì kẻ mắt xanh, nâu
    đen. Thuốc ho thuốc cảm thuốc nhức đầu.
    Nửa đêm, tôi mua một hộp tampons.
    và chú giải "Bài thơ mang một bố cục rất mới, mô tả quang cảnh trong chợ hết sức bình thường. Bài thơ nói lên điều gì? Ðó là đời sống của nhà thơ với những thiết thân gắn bó, đơn giản mà quan trọng, tự nhiên mà đam mê, cái thú đi chợ. Mà chỉ với Tân hình thức, nhà thơ mới diễn tả được dễ dàng và thoải mái như thế."
    Về phần tôi, tôi chỉ thấy bài viết mô tả các mặt hàng trong chợ, còn các yếu tố khác do ông Ba gán cho. Nếu muốn diễn tả như thế một cách thật thoải mái và dễ dàng, sao không viết thành văn xuôi đi, như vậy có thể tạo ra một cuốn sách cả vài trăm trang đấy (và nên cho biết giá bán của từng món để độc giả dễ đi chợ). Viết thành thơ như vậy thì tội nghiệp cho thơ quá.
    13/ Nguyễn lương Ba viết "Có một số bài thơ Tân hình thức mang âm hưởng nhạc Rap do ở thể nói và cách vắt dòng không ngừng lại ở cuối câu. Tuỳ theo sáng tác của nhà thơ, bài thơ mang âm hưởng nhạc Rap là hoàn toàn tự nhiên."
    Ông trích dẫn bài thơ "Chơi khôn" của Nguyễn đăng Thường như sau:
    làm bộ mày là tao và
    tao là tao như thế để tao được
    hai tao làm bộ mày là
    tao là mày và tao là mày là
    tao như vậy sẽ có 3
    tao với 3 mày đều là tao cả
    thôi mày đừng thút thít khóc
    nữa tao không xúi mày chơi dại không
    bắt mày làm bậy hổng thèm
    ỷ lớn chơi khôn ăn hiếp mày hoài
    tụi mình hãy làm tao là
    mày mày là tao để mày với tao
    tuy hai mà một mà hai và giả bộ
    như trời đổ mưa phùn
    trên con lộ vắng lúc này đặng tao
    ôm mày đứng núp dưới gốc mây
    Ông kết luận "Ðâu có gì gọi là huề vốn?"
    Ở đây, tôi xin phân biệt hai trường hợp để cho vấn đề được rõ ràng:
    a) Phải biết nhạc rap thì mới có thể làm thơ có âm hưởng rap.
    Hiển nhiên các lý thuyết gia thơ Tân hình thức không đòi hỏi các thi sĩ của họ phải có điều kiện này. Xin chú ý chữ "có lẽ" trong câu sau đây của Nguyễn Hoài Phương: "Thứ nhạc trong thơ tân hình thức có lẽ là nhạc Ráp." (TCT 20, tr. 211). Nguyễn lương Ba cũng nói "Có một số bài thơ Tân hình thức mang âm hưởng nhạc Rap..." Chỉ một số thôi. Còn những bài không mang âm hưởng rap, thì có nhạc tính như thế nào, xin chỉ giáo cho và dẫn chứng cụ thể? Hay là cần bắt buộc họ học nhạc rap trước khi nhập môn Tân hình thức? Chắc là không.
    Vậy thì nhạc rap không phải là một yếu tố tất yếu của thơ Tân hình thức, chỉ là bonus thôi. Có lẽ cũng vì thế mà Khế Iêm không nói đến rap.
    b) Không cần biết nhạc rap cũng có thể diễn tả thơ Tân hình thức theo rap.
    Nghiã là bất cứ bài nào cũng có thể đọc theo âm hưởng rap. Vậy thì đặt ra yếu tố rap là thừa thãi.
    14/ Ðiểm cuối cùng của Nguyễn lương Ba nói về câu đều chữ, vắt dòng, và vần. Ông không biết tôi muốn nói gì về những yếu tố này trong thơ Tân hình thức. Tôi đã trả lời rồi, xin miễn nhắc lại.
    Ðể kết luận, tôi xin trích dẫn Nguyễn đăng Thường: "Biết bao tác phẩm giá trị hàng đầu của ngày hôm nay đã từng bị chống đối trong quá khứ. Tất nhiên, nhóm Tân hình thức không dám so bì với bất cứ một ai. Tuy nhiên, vì có người đã không ngại đường trơn ướt đến thăm Tân hình thức nên nhóm này cảm thấy phấn khởi vô cùng. Xin cảm ơn và xin cứ tiếp tục, khen chê đều quý hơn kính nhi viễn chi. Nhóm tân hình thức làm thơ để mọi người đọc chơi, chứ không phải để giành ngôi thiên tử. Vì là tranh luận nên khó giữ được bình tĩnh, có khi buộc lòng phải sử dụng những lời lẽ kém thanh tao, hay chơi trò "du kích chiến" này nọ để độc giả đỡ thấy chán, chứ tuyệt nhiên không có chuyện "tư thù" chẳng đội trời chung."
    Xin cám ơn về lời nói "phấn khởi".
    Xin cám ơn về lời nói "cứ tiếp tục, khen chê đều quý".
    Xin cám ơn về lời nói "tuyệt nhiên không có tư thù".
    Không biết những lời nói ấy có được sự thống nhất của toàn ban biên tập tạp chí Thơ không vậy?
    Tôi cũng xin đáp lễ và khẳng định rằng tôi chẳng có ý đập ai. Ðập làm sao được khi vài người làm thơ và cộng tác của tạp chí là bạn bè hay quen biết với tôi từ Việt Nam. Ðập làm sao được khi tạp chí là một cơ sở văn hóa đứng đắn với nhiều bài vở giá trị.
    Chẳng qua tôi chỉ muốn nói là: thơ Tân hình thức có nội dung mới lạ, nhưng cần tìm ra những kỹ thuật hay hơn, và xin cất đi những con dao to, những cái búa lớn, hay định kiến "văn mình, vợ người", nếu có. Bất đồng ý kiến không có nghiã là không xây dựng!
    Nguyễn Vũ Văn
    --------------------------------------------------------------------------------
    (*) Ðộc giả có thể đọc hai bài của Khế Iêm và Nguyễn đăng Thường trên website http://www.nhanvan.com/magazines/tapchitho/21/tapchitho_21.htm
  2. vutuananh_

    vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2004
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Id3i vào tham khảo thêm và cho ý kiến . Mình là cái thằng cũng thuộc vào loại chịu khó đọc học và thực hành . Nhưng xét tất tật lại thì chẳng qua nó biến thể của tứ thơ điên điên khùng khùng , nói chung là nhố nhăng vô cùng , biết tý cũng không sao nhưng luỵ nó thì phiền , vì luỵ vào cấu tứ thơ THT thì ....ui ... ! chẳng hiểu mình bị thiên hướng duy lý nào nữa .... kekekkekekeekk...!
  3. vutuananh_

    vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2004
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Id3i vào tham khảo thêm và cho ý kiến . Mình là cái thằng cũng thuộc vào loại chịu khó đọc học và thực hành . Nhưng xét tất tật lại thì chẳng qua nó biến thể của tứ thơ điên điên khùng khùng , nói chung là nhố nhăng vô cùng , biết tý cũng không sao nhưng luỵ nó thì phiền , vì luỵ vào cấu tứ thơ THT thì ....ui ... ! chẳng hiểu mình bị thiên hướng duy lý nào nữa .... kekekkekekeekk...!
  4. kephahoai

    kephahoai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    0
    Để thoải mái trong trao đổi mình mở nick này nói về quan điểm của mình trong thơ THT và một chút ý tưởng .
    1. Thơ THT với mình không có gì khó hiểu bởi nếu biết phương pháp đọc , và giải trình tứ thơ như kiểu phân tích thì mình sẽ thấy ngay nhạc điệu trong thơ dù đôi lúc hụt về ngôn ngữ , hay chồng chéo về ý tứ . Cách mượn từ của THT không có gì là mới nó biến thể từ cấu tứ thơ tự do mà ra hoặc giả ráp nối một số thể thức vào nhau . Đại loại như nghe ca tài tử vậy nó luyến láy từ thể 3/6/4/4 sang 5/7/7/7 hoặc giải 6/8 rồi chuyển ngay sang 4/4 . Hjì ! nói thể hơi khó hiểu rất tiếc mình cũng có một bài đại diện cho kiểu ca tài tử nhưng hôm trước bị lock nick bên TN thành ra không lấy lại được . Nói chung THT nó đòi hỏi cảm nhận nhạy cảm của người đọc với ý tưởng mà TG muốn trình diễn . Mình nói là trình diễn vì thực chất nó mang tính sắp đặt còn cao hơn cả những cấu tứ cổ điển ( tin hay không thì tuỳ , thử cái biết ngay )
    2. Về thể loại THT có nhiều loại , nhưng có lẽ ấn tượng hơn cả là tạo dư từ để vắt ý , thể loại này đọc thì lẹo lưỡi nhưng nó mang nhạc tính rất cao , chẳng biết có phải vì chồng chéo ý tưởng hay vì cung bậc gấp nhanh của nó mà THT kiểu này rất sinh động và mang tính sáng tạo đặc biệt .Nói chung tớ thích kiểu này .
    3. Xét cho cùng THT chỉ là thể nghiệm chứ không theo được vì nó mang tính chửi ngôn ngữ , hehehehheheh .. không hiểu người ta làm THT có bị cứng nhắc trong tâm hồn hay không nhưng tớ thấy rằng trước đấy có một nhà bình luận còn cho rằng : thơ Hàn M Tử có nhiều bài mang tính THT và ông ấy bị quẫn ngôn ngữ ( là bị mắc trầm cảm y'' ) vậy là ta có thể nghiệm lâu dài THT hay không ? Chúa mới trả lời được vì không biết mình điên lúc nào !
  5. kephahoai

    kephahoai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    0
    Để thoải mái trong trao đổi mình mở nick này nói về quan điểm của mình trong thơ THT và một chút ý tưởng .
    1. Thơ THT với mình không có gì khó hiểu bởi nếu biết phương pháp đọc , và giải trình tứ thơ như kiểu phân tích thì mình sẽ thấy ngay nhạc điệu trong thơ dù đôi lúc hụt về ngôn ngữ , hay chồng chéo về ý tứ . Cách mượn từ của THT không có gì là mới nó biến thể từ cấu tứ thơ tự do mà ra hoặc giả ráp nối một số thể thức vào nhau . Đại loại như nghe ca tài tử vậy nó luyến láy từ thể 3/6/4/4 sang 5/7/7/7 hoặc giải 6/8 rồi chuyển ngay sang 4/4 . Hjì ! nói thể hơi khó hiểu rất tiếc mình cũng có một bài đại diện cho kiểu ca tài tử nhưng hôm trước bị lock nick bên TN thành ra không lấy lại được . Nói chung THT nó đòi hỏi cảm nhận nhạy cảm của người đọc với ý tưởng mà TG muốn trình diễn . Mình nói là trình diễn vì thực chất nó mang tính sắp đặt còn cao hơn cả những cấu tứ cổ điển ( tin hay không thì tuỳ , thử cái biết ngay )
    2. Về thể loại THT có nhiều loại , nhưng có lẽ ấn tượng hơn cả là tạo dư từ để vắt ý , thể loại này đọc thì lẹo lưỡi nhưng nó mang nhạc tính rất cao , chẳng biết có phải vì chồng chéo ý tưởng hay vì cung bậc gấp nhanh của nó mà THT kiểu này rất sinh động và mang tính sáng tạo đặc biệt .Nói chung tớ thích kiểu này .
    3. Xét cho cùng THT chỉ là thể nghiệm chứ không theo được vì nó mang tính chửi ngôn ngữ , hehehehheheh .. không hiểu người ta làm THT có bị cứng nhắc trong tâm hồn hay không nhưng tớ thấy rằng trước đấy có một nhà bình luận còn cho rằng : thơ Hàn M Tử có nhiều bài mang tính THT và ông ấy bị quẫn ngôn ngữ ( là bị mắc trầm cảm y'' ) vậy là ta có thể nghiệm lâu dài THT hay không ? Chúa mới trả lời được vì không biết mình điên lúc nào !
  6. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    CHIM
    chim bay trong nắng huy hoàng
    trong mây lộng lẫy bỗng
    đoàng
    chim rơi
    vết thương nao ứa ra lời
    loang trong tồn tại bỗng
    xời
    không sao
    chim rơi gẫy cánh hoa nào
    hoa mơ hay mộng
    ôi dào
    hoa niên
    có cô em gái dịu hiền
    cúi thương cảm bỗng
    ô tiền
    ai rơi
    nhặt lên không nói nên lời
    tiền âm phủ giống
    quá trời
    đô la
    cô em nhạt nhẽo vậy à
    không không không phải
    mà là
    thơ tôi
    nãy giờ kể đến đâu rồi
    hình như đến đoạn
    bồi hồi
    đi hoang
    31.08.04
    chim bay trong nắng huy hoàng
    trong mây lộng lẫy bỗng
    ĐOÀNG​
    c
    h
    i
    m
    r
    ơ
    i
    =================================================
    Bác vutuananh_,
    Có thể sẽ post một bài phê bình rằng bác...
    Mà thôi, để lúc đó hẵng hay. Nói riêng ra thì lại thành xúc phạm thành viên.
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    CHIM
    chim bay trong nắng huy hoàng
    trong mây lộng lẫy bỗng
    đoàng
    chim rơi
    vết thương nao ứa ra lời
    loang trong tồn tại bỗng
    xời
    không sao
    chim rơi gẫy cánh hoa nào
    hoa mơ hay mộng
    ôi dào
    hoa niên
    có cô em gái dịu hiền
    cúi thương cảm bỗng
    ô tiền
    ai rơi
    nhặt lên không nói nên lời
    tiền âm phủ giống
    quá trời
    đô la
    cô em nhạt nhẽo vậy à
    không không không phải
    mà là
    thơ tôi
    nãy giờ kể đến đâu rồi
    hình như đến đoạn
    bồi hồi
    đi hoang
    31.08.04
    chim bay trong nắng huy hoàng
    trong mây lộng lẫy bỗng
    ĐOÀNG​
    c
    h
    i
    m
    r
    ơ
    i
    =================================================
    Bác vutuananh_,
    Có thể sẽ post một bài phê bình rằng bác...
    Mà thôi, để lúc đó hẵng hay. Nói riêng ra thì lại thành xúc phạm thành viên.
  8. vutuananh_

    vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2004
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Xúc phạm ? Vô tư đi Away , cứ thẳng thắn với nhau cho vui ... hji` !
    Cảm ơn trước về ý định của away phê bình tớ , cũng đang muốn người ngoài nhìn vào tớ thế nào , tử tế , khốn nạn , đê tiện thì cũng là cuộc sống nhưng phải chăng chúng ta cần thẳng thắn ..... cứ phê bình trên quan điểm bình đẳng ngôn ngữ thì tớ rất hứng chí tiếp away đến cùng biết rằng đôi khi nó hơi tàn nhẫn , nhưng không sao đâu ... tớ chịu được tất nói ra đi , thoải mái đi cho công việc và cuộc sống bên ngoài nó tươi và thăng hoa ... hahahahahahahahaah..........!
  9. vutuananh_

    vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2004
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Xúc phạm ? Vô tư đi Away , cứ thẳng thắn với nhau cho vui ... hji` !
    Cảm ơn trước về ý định của away phê bình tớ , cũng đang muốn người ngoài nhìn vào tớ thế nào , tử tế , khốn nạn , đê tiện thì cũng là cuộc sống nhưng phải chăng chúng ta cần thẳng thắn ..... cứ phê bình trên quan điểm bình đẳng ngôn ngữ thì tớ rất hứng chí tiếp away đến cùng biết rằng đôi khi nó hơi tàn nhẫn , nhưng không sao đâu ... tớ chịu được tất nói ra đi , thoải mái đi cho công việc và cuộc sống bên ngoài nó tươi và thăng hoa ... hahahahahahahahaah..........!
  10. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Tớ viết là "có thể sẽ" thôi, chưa chắc đã có thời gian hoặc hứng thú. Làm gì mà cười hahahahah... môi mím chặt mặt tím bầm nước mắt âm thầm trào ra thế bác.
    Tớ có một số cảm nghĩ về tân hình thức và cả không tân hình thức:
    http://ttvnol.com/vanhoc/63577/trang-36.ttvn
    Có thể là cả thơ:
    http://ttvnol.com/vanhoc/63577/trang-62.ttvn
    http://ttvnol.com/vanhoc/63577/trang-63.ttvn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này