1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mong mọi người góp ý cho

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi away, 30/05/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Người đàn bà của tôi
    người đàn bà của tôi sẽ bảo:
    kệ người ta, em tin anh
    và mỗi khi tôi buồn muốn chết
    nhẹ như mưa em đến dỗ dành
    người đàn bà của tôi như gió thoảng
    lúc nồng nàn hơn cả một cơn dông
    tôi yêu chất đàn bà tuyệt diệu
    giản đơn và kỳ lạ một dòng sông
    người đàn bà của tôi hơi bé bỏng
    như bông hoa dù gai sắc vẫn mềm
    tôi có một trái tim để che chở
    trái tim buồn hơn cả màn đêm
    04.03.03
    ===============================================
    Tức quá! Tức quá! Tức đến độ không còn biết đứa đang tức là ai. konnhamatjay quả là có khả năng chọc tức thiên tài. Hãy luôn lật tẩy bộ mặt đạo đức giả của tôi, tôi nhờ đấy
    Tính tôi ham nói nhiều nhưng trước konnhamatjay lại không muốn nói mấy. Có phần bởi vì chợt thấy anh bạn của tôi giống hệt một mô hình dư luận thiên tài trong đoạn tiểu thuyết vừa viết xong hôm trước. Định post lên sớm nhưng Dẫm đạp* và Katrina* khiến phải đắn đo thêm về nội dung. Mời anh bạn đón đọc và phản biện trong tương lai gần.
    *: http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2005/09/3B9E1B4D/
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2005/09/3B9E1ACA/
    ...ngày mai sẽ nở hay tàn-nghe đi em tiếng bầy đàn xôn xao...
    Được away sửa chữa / chuyển vào 22:07 ngày 01/09/2005
  2. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Truyện ru ngủ
    ...tặng những người ngủ và những người thức...​
    (Chưa biết có là một đoạn trong tiểu thuyết đang viết không)​
    hít cái tinh khôi của buổi sớm
    tận hưởng sự thanh bình nơi này lúc này
    đâu chắc sự thanh bình sống mãi
    đâu chắc bạn sống mãi nơi đây
    rửa bát là bài thể dục tốt
    nên buổi tối hôm trước
    hãy chừa ra vài chiếc
    nếu không chỉ mình bạn với bình minh
    một người rửa và một người tráng
    nếu có thêm một người
    thì lau
    nếu tinh mơ bạn chỉ có một mình
    hãy mỉm cười khi không có nụ hôn
    nó mang khá nhiều bệnh truyền nhiễm
    hãy mỉm cười thêm nhiều lần để biết
    cái nực cười của những nhà mị dân
    mười lăm phút
    hãy từ bỏ ý niệm
    bạn có lỗi trong sự hưởng thụ
    bạn đang cứu rỗi thân xác bạn
    để lấy sức cứu rỗi linh hồn mình
    Bí quyết để viết truyện ru ngủ là: không gây hưng phấn, không tạo lo lắng, không đẩy suy nghĩ của độc giả đi quá xa...
    Nếu thành công, truyện của bạn sẽ xuất hiện khắp nơi: giường, xe bus, tàu điện ngầm, nhà ga, máy bay, phòng chờ, phòng khám, w.c, sọt rác...
    Điều này chỉ đúng một phần. Đây là thời kỳ khác các thời kỳ khác. Nói vậy ai chả nói được. Nói cho đủ phải là: cực kỳ khác.
    Người ta hay nói: hãy đọc một cuốn triết cho dễ ngủ. Hay: đọc thơ của một hiện tượng đang được các nhà phê bình và báo chí lăng xê này.
    Vào trường hợp ấy, bạn có dễ ngủ hơn không? Tôi thì đọc phải cái gì cũ kỹ hoặc nhợt nhạt là tôi hoặc bực bội hoặc hí hửng bới lông tìm vết. Hai trạng thái này đều không có lợi cho giấc ngủ.
    Tôi biết một số người kiếm được nhiều tiền, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, giao tiếp tự tin, cởi mở. Nghĩa là, theo định nghĩa của số đông, họ là mẫu người bình thường, lành mạnh, mẫu mực. Khi khó ngủ, họ hầu như không nghe hát ru, ngâm thơ, nhạc thính phòng, kể chuyện đêm khuya. Họ thường cắm head phone và bật rock hết volume. Sáng ra, họ hoàn toàn tỉnh táo. Lại theo định nghĩa của số đông, sống như thế là lập dị, điên rồ, bệnh hoạn... Nghe rock đã là có vấn đề về tư tưởng rồi. Lại còn nghe rock để ru ngủ thì thật không chấp nhận nổi, không tưởng tượng nổi.
    Hic, vậy số đông là cái loại gì?
    À, khi không tưởng tượng nổi ra những người khác mình đến thế, có độc giả sẽ gọi tôi là kẻ bịa đặt hay âu yếm hơn thì là hoang tưởng. Để trả lời cho dư luận đó, tôi không biết giải thích gì nhiều hơn là: chính xác! Trước khi, một ngày, họ quyết định sắm đĩa Justice for all của Metallica*.
    Như vậy, tôi đang phải đối diện với ít nhất hai trường phái khác biệt. Tác phẩm của tôi không ế ẩm lắm, đúng không? Ít ra thì cũng có hai độc giả (tôi và con muỗi đang đậu trên má). Mà thời kỳ này, trong hai độc giả thì có tối thiểu ba thị hiếu.
    Lẽ nào, tôi đang giúp một vài người đọc dễ ngủ (loại truyện này đọc không phải nghĩ) và một vài người khác trằn trọc vì bức bối với vô số phản biện chưa viết ra được. Ít ra là thế.
    Nhưng tôi đâu vơ việc đó làm chuyện khó xử cho mình. Thế nào cũng được. Người vì nó mà mất ngủ (vốn đọc lướt cái tên, để dành tối đọc, giờ ăn quả lừa, tức ghê gớm) biết đâu vài năm sau tình cờ đọc lại, tìm được cho mình một giấc ngủ sâu. Trên môi là nụ cười gặp được kẻ đồng cảm với căn bệnh mất ngủ mình mới mắc. Trước đây, mình chỉ đọc để dễ ngủ hơn thôi. Mình vốn luôn thích cái gì dễ dàng và dễ dàng hơn nữa.
    Nếu bị mất ngủ, bạn thuộc loại nào? Thức trắng đêm, ngủ chập chờn, ngủ một lúc rồi không tài nào ngủ tiếp hay cả ba?
    Loại nào thì cũng nguy hiểm đấy.
    Đọc ?oGet a good night?Ts sleep? của Katherin A. Albert nhé:
    ?oCác nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian phản ứng của một người bị mất ngủ không chỉ chậm đi mà còn trở nên thất thường, có nghĩa là có lúc thì bình thường có lúc giảm một cách đáng kể. Một người như thế thì rất dễ bị tổn thương và kiệt sức. Nhiều người còn có những vấn đề về trí nhớ và những người khác thì có những biểu hiện tiêu cực, bi quan, thù hằn, vô cảm hoặc trầm cảm.?
    Vậy nên, bạn cố trở thành một người công dân tốt nhé. Để các vị lãnh đạo của bạn không phải lo lắng cho bạn quá đâm mắc chứng mất ngủ.
    Truyện này tôi viết chẳng để dỗ giấc ngủ cho mình khi tỉnh dậy vào 1h30 sáng. Cuốn ?oĐể có giấc ngủ tốt? không ru tôi ngủ được. Và sách cũng dậy là đừng cố bắt mình ngủ cho đủ tiêu chuẩn mơ hồ 6 hay 8 tiếng. Một vài ngày không ngủ được cũng chả sao nếu tâm lí thoải mái với điều đó.
    Tuy nhiên, nếu truyện này, theo một mô hình độc giả nào đó, có những biểu hiện ?otiêu cực, bi quan, thù hằn, vô cảm hoặc trầm cảm? thì bạn có cơ sở khoa học để tha thứ cho tôi rồi nhé.
    Sự tha thứ ấy sẽ tốt hơn cho tư duy khách quan của bạn thôi. Và sẽ tốt hơn nếu bạn không mang nặng cảm giác tự hào vì mình đang tha thứ.
    Tốt hơn cho bạn thôi, thật đấy. Vì bản thân tôi, cóc cần những người như vầy tha thứ.
    Câu này nghe quen quen. Và có lẽ, sẽ thành xu thế.
    02.09.05
    * Tôi dốt nhạc mà lại có duyên nợ với các quái nhạc này. Tôi thường xuyên viết sai chính tả tên, tác phẩm, lyric của họ.
  3. manga_chickk

    manga_chickk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    .............
    hic, thế này là thế nào ?
    (câu này nghe wen wen........... ò, hoá ra là của cụ Lỗ Tấn )
    hi hi.......... có khả năng best -seller nếu tung ra bây h(thì phải), vì thời đại này có khá nhiều người mất ngủ (thì phải) em chả bao h mất ngủ mà là không muốn ngủ trước 1 h nào đó (thì phải) ...... ặc....... thói quen thì khó bỏ (thì phải)
    hề hề
    hôm nay Quốc Khánh mà nhĩ !
  4. Whiteheaded_grass

    Whiteheaded_grass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Tớ cảm ơn câu trả lời của away. Tớ đang cố gắng thu xếp và trả giá đây.
    Một lần nữa chúc cậu sẽ viết tốt trong tương lai.
    Mến !

  5. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Hic, xin lỗi độc giả, hôm trước chuyển từ giấy lên màn hình gõ thiếu một đoạn. Độ này sơ xuất nhiều hơn cần thiết
    ===============================================
    Truyện ru ngủ
    ...tặng những người ngủ và những người thức...
    (Chưa biết có là một đoạn trong tiểu thuyết đang viết không)​
    hít cái tinh khôi của buổi sớm
    tận hưởng sự thanh bình nơi này lúc này
    đâu chắc sự thanh bình sống mãi
    đâu chắc bạn sống mãi nơi đây
    rửa bát là bài thể dục tốt
    nên buổi tối hôm trước
    hãy chừa ra vài chiếc
    nếu không chỉ mình bạn với bình minh
    đừng tranh giành rửa bát với ai
    một người rửa và một người tráng
    nếu có thêm một người
    thì lau
    nếu tinh mơ bạn chỉ có một mình
    hãy mỉm cười khi không có nụ hôn
    nó mang khá nhiều bệnh truyền nhiễm
    hãy mỉm cười thêm nhiều lần để biết
    cái nực cười của những nhà mị dân
    mười lăm phút
    hãy từ bỏ ý niệm
    bạn có lỗi trong sự hưởng thụ
    bạn đang cứu rỗi thân xác bạn
    để lấy sức cứu rỗi linh hồn mình
    Bí quyết để viết truyện ru ngủ là: không gây hưng phấn, không tạo lo lắng, không đẩy suy nghĩ của độc giả đi quá xa...
    Nếu thành công, truyện của bạn sẽ xuất hiện khắp nơi: giường, xe bus, tàu điện ngầm, nhà ga, máy bay, phòng chờ, phòng khám, w.c, sọt rác...
    Điều này chỉ đúng một phần. Đây là thời kỳ khác các thời kỳ khác. Nói vậy ai chả nói được. Nói cho đủ phải là: cực kỳ khác.
    Người ta hay nói: hãy đọc một cuốn triết cho dễ ngủ. Hay: đọc thơ của một hiện tượng đang được các nhà phê bình và báo chí lăng xê này.
    Vào trường hợp ấy, bạn có dễ ngủ hơn không? Tôi thì đọc phải cái gì cũ kỹ hoặc nhợt nhạt là tôi hoặc bực bội hoặc hí hửng bới lông tìm vết. Hai trạng thái này đều không có lợi cho giấc ngủ.
    Tôi biết một số người kiếm được nhiều tiền, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, giao tiếp tự tin, cởi mở. Nghĩa là, theo định nghĩa của số đông, họ là mẫu người bình thường, lành mạnh, mẫu mực. Khi khó ngủ, họ hầu như không nghe hát ru, ngâm thơ, nhạc thính phòng, kể chuyện đêm khuya. Họ thường cắm head phone và bật rock hết volume. Sáng ra, họ hoàn toàn tỉnh táo. Lại theo định nghĩa của số đông, sống như thế là lập dị, điên rồ, bệnh hoạn... Nghe rock đã là có vấn đề về tư tưởng rồi. Lại còn nghe rock để ru ngủ thì thật không chấp nhận nổi, không tưởng tượng nổi.
    Hic, vậy số đông là cái loại gì?
    À, khi không tưởng tượng nổi ra những người khác mình đến thế, có độc giả sẽ gọi tôi là kẻ bịa đặt hay âu yếm hơn thì là hoang tưởng. Để trả lời cho dư luận đó, tôi không biết giải thích gì nhiều hơn là: chính xác! Trước khi, một ngày, họ quyết định sắm đĩa Justice for all của Metallica*.
    Như vậy, tôi đang phải đối diện với ít nhất hai trường phái khác biệt. Tác phẩm của tôi không ế ẩm lắm, đúng không? Ít ra thì cũng có hai độc giả (tôi và con muỗi đang đậu trên má). Mà thời kỳ này, trong hai độc giả thì có tối thiểu ba thị hiếu.
    Lẽ nào, tôi đang giúp một vài người đọc dễ ngủ (loại truyện này đọc không phải nghĩ) và một vài người khác trằn trọc vì bức bối với vô số phản biện chưa viết ra được. Ít ra là thế.
    Nhưng tôi đâu vơ việc đó làm chuyện khó xử cho mình. Thế nào cũng được. Người vì nó mà mất ngủ (vốn đọc lướt cái tên, để dành tối đọc, giờ ăn quả lừa, tức ghê gớm) biết đâu vài năm sau tình cờ đọc lại, tìm được cho mình một giấc ngủ sâu. Trên môi là nụ cười gặp được kẻ đồng cảm với căn bệnh mất ngủ mình mới mắc. Trước đây, mình chỉ đọc để dễ ngủ hơn thôi. Mình vốn luôn thích cái gì dễ dàng và dễ dàng hơn nữa.
    Nếu bị mất ngủ, bạn thuộc loại nào? Thức trắng đêm, ngủ chập chờn, ngủ một lúc rồi không tài nào ngủ tiếp hay cả ba?
    Loại nào thì cũng nguy hiểm đấy.
    Đọc ?oGet a good night?Ts sleep? của Katherin A. Albert nhé:
    ?oCác nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian phản ứng của một người bị mất ngủ không chỉ chậm đi mà còn trở nên thất thường, có nghĩa là có lúc thì bình thường có lúc giảm một cách đáng kể. Một người như thế thì rất dễ bị tổn thương và kiệt sức. Nhiều người còn có những vấn đề về trí nhớ và những người khác thì có những biểu hiện tiêu cực, bi quan, thù hằn, vô cảm hoặc trầm cảm.?
    Vậy nên, bạn cố trở thành một người công dân tốt nhé. Để các vị lãnh đạo của bạn không phải lo lắng cho bạn quá đâm mắc chứng mất ngủ.
    Truyện này tôi viết chẳng để dỗ giấc ngủ cho mình khi tỉnh dậy vào 1h30 sáng. Cuốn ?oĐể có giấc ngủ tốt? không ru tôi ngủ được. Và sách cũng dậy là đừng cố bắt mình ngủ cho đủ tiêu chuẩn mơ hồ 6 hay 8 tiếng. Một vài ngày không ngủ được cũng chả sao nếu tâm lí thoải mái với điều đó.
    Tuy nhiên, nếu truyện này, theo một mô hình độc giả nào đó, có những biểu hiện ?otiêu cực, bi quan, thù hằn, vô cảm hoặc trầm cảm? thì bạn có cơ sở khoa học để tha thứ cho tôi rồi nhé.
    Sự tha thứ ấy sẽ tốt hơn cho tư duy khách quan của bạn thôi. Và sẽ tốt hơn nếu bạn không mang nặng cảm giác tự hào vì mình đang tha thứ.
    Tốt hơn cho bạn thôi, thật đấy. Vì bản thân tôi, cóc cần những người như vầy tha thứ.
    Câu này nghe quen quen. Và có lẽ, sẽ thành xu thế.
    02.09.05
    * Tôi dốt nhạc mà lại có duyên nợ với các quái nhạc này. Tôi thường xuyên viết sai chính tả tên, tác phẩm, lyric của họ.
  6. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Chúc bạn sớm cảm thấy thoải mái
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Về
    cảm ơn không chê tôi nghèo
    tôi về quê hái hoa bèo tặng em
    về bằng Mercedes-Benz
    và bằng cả nỗi đớn hèn của tôi
    02.09.05​
  8. TheMind

    TheMind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Chào đó,
    Những lời này của L phơi bày vị ngọt đầu tiên của chúng . Vị đắng cuối cùng là gì ?
    Tôi không thích sự ngây thơ hiểu theo nghĩa thông thường. Tôi nghi ngờ những gì có vẻ còn mới hay chưa được khám phá, vì tôi biết đó chỉ là điểm bắt đầu. Dấu hiệu tốt đẹp nào mở rộng sau đó trong cá tính và phẩm chất của một người ? Tôi cho rằng lòng chân thật, có trách nhiệm, tránh làm tổn thương người khác, là niềm yêu còn ấm áp mãi về sau .
    Chúc ngày lành.
    TheMind
    Được TheMind sửa chữa / chuyển vào 15:37 ngày 04/09/2005
  9. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Ngủ đi con
    Ngủ đi con
    Không thì mẹ mách ông Ba Bị
    Tôi sợ hãi khép mi và hơi hơi ti hí
    Để chắc rằng mẹ vẫn ở bên
    Lớn hơn, tôi thì thầm với mẹ:
    Con biết mẹ chẳng mách đâu
    Mẹ cười tay ấm xoa đầu
    Và tôi biết mẹ mắt nâu hơi buồn
    Lớn hơn chút nữa
    Có lần tôi nói với mẹ rằng:
    Mẹ cứ mách đi, con chẳng sợ
    Tôi thấy mắt mẹ có mảng nâu vụn vỡ
    Ngậm chặt mồm
    Tôi sợ hãi chạy đi...
    Thế mà đã mười mấy năm
    Có những lúc cô đơn
    Tôi trộm nghe chuyện mẹ con bên hàng xóm
    Trưa đổ lửa, điện thì tắt ngóm
    Đứa trẻ to đùng căn nhà bé tẻo teo
    "Có ngủ không
    Tao thì tao mách ông Bin Lađen
    Tao thì tao mách ông Khánh trắng"
    Giọng người phụ nữ ấy lạ xa và uất đắng
    Chẳng được dịu hiền như mẹ tôi xưa
    2002
    Cảm ơn TheMind, tôi nghĩ, cảm giác của nhiều người về tình yêu đích thực không khác nhau là mấy, chỉ có một chút lệch pha trong diễn đạt bằng ngôn ngữ thôi.
    Sự thơ ngây tôi nói đến là sự thơ ngây bẩm sinh và của ý chí "ta dù thịt nát xương mòn-ngậm cười chín suối vẫn còn thơ ngây" *. Không phải ai cũng có hoặc giữ được sự thơ ngây này nên trên thế gian, nói yêu nhau là một chuyện, còn đạt đến tình yêu đích thực là chuyện hiếm.
    Về chuyện tình yêu, tôi thuộc số đông, không còn nhiều nhặn thơ ngây, nên thường chỉ biết đến vị đắng
    Chúc an lành
    ===============================================
    Tôi đang dành thời gian chầm chậm đọc lại
    http://www3.ttvnol.com/f_202/124987/trang-1.ttvn
    http://gio-o.com/tuykyhoanglinh.html
    để nhớ lại mình đã là ai, có những ngớ ngẩn gì, những gì mà bây giờ mình thua kém. Nhớ lại một số người khác nữa.
    ==============================================
    * Tôi đọc đâu đó thấy bảo câu này là của Nguyễn Du, cũng có thể ai đó lẩy từ câu trong Truyện Kiều đoạn Trao Duyên: "Chị dù thịt nát xương mòn-Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây".
    ...ngày mai sẽ nở hay tàn-nghe đi em tiếng bầy đàn xôn xao...
    Được away sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 05/09/2005
  10. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    XE TẬP LÁI
    ...một chương của tiểu thuyết chưa (hoặc không bao giờ) viết...​
    khi tháo dỡ dù chỉ một văn hóa
    chúng ta gỡ cuộn len còn mèo lịch sử làm rối
    nếu vội vàng dùng cái kéo
    ta sẽ cắt đứt những sinh mệnh, những số phận...
    vốn dĩ là những nút thắt
    rồi chúng ta cũng là những nút thắt...
    02.06.05
    Bạn đã bao giờ là một tên thanh niên đèo một ông già bằng xe máy trên đường phố Hà Nội?
    Cứ lấy đoạn đường là từ đầu cầu Hà Đông qua Ngã Tư Sở, đi thẳng, tiếp đến, quặt vào Ô Chợ Dừa đi. Và cứ giả dụ thời điểm là đầu năm 2004 đi. Tên thanh niên bạn vốn không phải một tay e dè phường phố, thậm chí, thích cái sự lắt léo của nó. Nhưng khi bỗng đèo một ông già đầy hồi hộp, hai tay thi thoảng bấu vào mạng sườn kẻ cầm lái mỗi khi phanh gấp vì có người vượt ẩu, thì bạn lại là một sinh thể khác.
    Cảm giác nắm giữ tính mạng của một người khác đang lo âu chỉ mong sớm về đến nhà để thoát khỏi dòng giao thông, thậm chí, cả cảm giác nhập vào nỗi cồn cào ấy, nhuốm lấy tâm hồn thanh niên của bạn.
    Bạn phải đi thật chậm và nép vào lề đường để ông già thoải mái hơn. Nhưng khách giao thông vẫn không tha. Họ túa ra từ các ngõ ngách, tạt đầu, luồn lách... Như thế, dù bạn đã đi thật chậm và đang bị lây nỗi khó chịu của ông già, đôi lúc, bạn vẫn phải nhấn vội chân phanh và bóp cả phanh tay bổ trợ. Ngay lúc ấy, mạng sườn bạn lại được đón chào những ngón tay của ông già. Những điều khá mới mẻ này khiến bạn suy nghĩ. Bạn thấy suy nghĩ lúc đó cũng hay. Chứ không, cứ đi chậm rì thế này, thật vô nghĩa. Giữa ông già và bạn, ngoài một mối thân quen nào đó, dường có một khoảng cách thế hệ rất sâu để có thể chuyện trò cho ngắn quãng đường. Và để những ngón tay và mạng sườn không ơ hờ khi chạm vào nhau. Bạn nghĩ, khi bạn phóng nhanh trên đường, đôi khi vượt ẩu, bạn đã làm bao nhiêu người thảng thốt rồi nhỉ. Bạn nghĩ, ngoài một số cụ già vẫn còn gân đi xe tốc độ, những người già tham gia giao thông còn lại có đang lạc lõng và sợ hãi thời đại này không. Bạn nghĩ, đó là qui luật đào thải hay chỉ chứng tỏ một xã hội tầm thấp, không cho được những người lương thiện những khoảng thư thái cuối đời. Bạn nghĩ, nếu mình còn sống được đến già, ngồi sau xe một thanh niên, Hà Nội sẽ thế nào, thế giới sẽ ra sao, hố sâu thế hệ lấp đến đâu rồi. Và nếu khi ấy, bạn đã cảm thấy bất lực, thì còn chuyện gì để nói, để dạy tên thanh niên phía trước. Còn tên thanh niên, thời đại hắn liệu đã cho hắn tình thương và sự giáo dục để hắn nâng đỡ và xích gần cụ già tàn tạ bạn. Bạn nghĩ... Nhưng thôi, đến nhà ông cụ rồi. Con đường bé xíu, chênh vênh nhà cửa bên dưới, xe máy, xe đạp, xe thồ, người đi bộ... bon và chen. Mười lăm phút, chưa thấy ai đụng độ, chưa thấy ai rớt xuống, thế đã là một kỷ lục. Một dân tộc thần kỳ. Chào ông cụ, bạn về.
    A học luật, B học kinh tế, C học y. Cả ba đang trên một chiếc xe tập lái. Thầy dạy là D. A, B, C quen nhau. Đúng hơn là ba bà mẹ quen nhau. Nên 3 ông con được bố trí tập tành cùng một xe. 3 ông này mới gặp nhau vài lần trong đời. Những người mới gặp nhau vài lần trong đời, lần đầu tập chung một chiếc xe vào một trong những năm đầu thế kỷ 21 ở Việt Nam cảm giác về nhau ra sao chắc 3 ông này không phải là ngoại lệ. Rõ ràng, chẳng thể biết mỗi ông thực chất cảm thấy thế nào nhưng nhìn thái độ thì thấy, nói chung, cũng tẻ nhạt như ở bao lần đầu tương tự khác, trong thời đại người quá đông và những thế giới ảo quá lạm phát này. Cứ coi như cảm giác về nhau của họ là như vậy và tập trung vào chuyện khác, đây không phải chi tiết quan trọng.
    Tuy thái độ giữa người với người không có gì đặc sắc nhưng buổi tập đầu tiên cũng có cái đáng kể...
    Nhắc lại, 3 bà mẹ quen nhau, nhắc thêm, quen cả ông thầy, nên nên 3 ông con không phải cắp đít đến ngồi học sơ sơ lý thuyết với lại lờ mờ cấu tạo, sửa chữa xe mất gần chục buổi. Cái này gọi là đốt cháy giai đoạn đáng bị đốt cháy.
    Sau màn chào hỏi, thầy D cho ba ông trò ngồi lên xe, chỉ: đây là khóa khởi động, đây là côn, là phanh, là cần số. Cần số đang ở số 0, kéo vào lòng mình rồi đẩy lên là số 1. Từ số 1, đẩy nhẹ xuống là tự về 0. Rồi lại kéo vào lòng, đẩy xuống, là số 2. Từ số 2, đẩy nhẹ lên, về 0. Kéo nhẹ sang phải, đẩy lên, là số 3. Từ số 3, kéo thẳng xuống, là số 4. Cẩn thận không kéo lệch sang phải là vào số lùi. Từ số 4, đẩy nhẹ lên, là về số 0. Muốn cài số lùi thì từ số 0, kéo mạnh sang phải rồi kéo chéo xuống. Nhớ! Mỗi khi vào số là phải đạp lút côn. Vào xong, nhả côn từ từ như thế này... Vừa nói, thầy D vừa thực hành. Rồi! Các cháu thay nhau tập trong 10 phút. Rồi xuất phát. 3 ông trò thay nhau loay hoay với cái cần số và côn. Xe Uóat rẻ tiền, cái gì cũng cứng ơi là cứng, dít ơi là dít. Lát sau, thầy D quay lại, lên lái xe thẳng ra Láng Hòa Lạc. Xi nhan, đỗ xịch xuống bên lề, bảo: cháu nào lên lái trước? Cả ba im lặng. Thầy D liếc nhìn mặt 3 thằng, rồi chỉ A.
    ?oMở cửa phải nhìn đường?, thầy D bảo. Không bảo A cũng biết. Cậu ngồi vào ghế lái của cái Uóat màu xanh rêu, nó cứng và gò bó. A đạp lút côn theo lời thầy D bảo, rồi vào số 1. Cái cần số là một thanh sắt dài và trơ khấc. Thầy D có thể vào số một cách nhẹ nhàng, còn với A, lại là cả một vấn đề. Nó cót két và nhảy số lung tung, định vào số 1 lại kéo lên số 3 mặc dù, khi vào số, A thay vì nhìn đường, quay sang nhìn nó hẳn hoi. Rồi, đã vào được số 1. Sau vài câu gắt của thầy D thì máy không chết nữa, xe giật giật, rồi đi. Nếu A đi một chiếc Toyota hay Matiz thì có lẽ máy không chết nhiều thế. Cái côn của con Uóat này nặng trịch, đạp nó sát sàn, nó như muốn đạp lại, lò xo quá cứng, đàn hồi quá mạnh. Vì thế, việc nhả côn từ từ cho xe chạy tương tự việc lần đầu tiên một đứa trẻ dùng đũa để gắp thức ăn, mà lại là một đôi đũa cong queo. Thầy D đã dùng đôi đũa này biết bao năm, quen với sự dở tệ của nó và chế ngự được sự bất kham của nó. Có lẽ, lần đầu cưỡi nó, thầy D cũng bị thầy mình quát tháo. Và có lẽ, thầy D cũng nghĩ quát tháo là một phương pháp tốt, không thì làm sao có thầy D lái xe giỏi bây giờ.
    Ngoại trừ việc số má thì lần đầu cầm lái trên một con đường rộng, thẳng và không đông không phải là một đánh đố. A, rồi cả B và C đã không ít lần về nhất trong các cuộc đua từ hình ảnh thô sơ của điện tử bốn nút cho đến kỹ thuật 3D như thật của máy tính. Ngoài đời, con đường mà cả ba đang tập lái không ngoằn ngoèo và eo hẹp như các con đường trong game cũng như ở những chỗ ngoài đời khác. Chỉ cần bình tĩnh, giữ thẳng tay lái, đôi khi, đánh nhẹ lái và tập dần để cầm lái vừa vững vừa mềm tay. Rồi C, rồi B cầm lái. C tương tự A; B khá hơn cả, chỉ chết máy 2 lần, tắt xi nhan táp vào lề quá sớm và xe giật hơi mạnh khi dừng. Cũng có lần, C suýt chẹt phải một người đi xe máy. Chiếc ô tô ngược chiều lấn đường, C vội đánh lái sang phải, là phần đường của xe máy và xe thô sơ. Thầy D ngồi bên phải, vội với sang đánh lái về bên trái và nhấn nhẹ phanh phụ. ?oTí nữa đâm vào người ta rồi! Mềm tay ra! Đánh lái nhẹ, ít thôi! Không phải tránh! Khoảng cách thế không va chạm đâu. Nó phải tránh mình. Cứ đi đúng phần đường. Nó đi giỏi hơn nên nó hay lấn đường, vượt ẩu, nó cũng biết tránh, minh tránh nó là chẹt phải người đi bên phải. Đừng có né né thế! Không được sợ!?
    Thầy D nói đúng, C biết. Nhưng cảm giác không gian của C khi lái chiếc xế hộp này thật tệ. C chưa thể làm bạn với con vật nặng hàng tấn, cứng và cồng kềnh này. Hắn chưa thể hòa vào nó để bên phải và bên trái nó chỉ như hai bên vai mình, đằng trước và đằng sau nó như ngực và mông mình. C chưa thể hòa vào nó như một cơ thể, gần như một cơ thể, như nó và thầy D. Điều này khiến trong C bừng lên một số suy nghĩ mới...
    C nhớ về chiếc xe đạp bốn bánh, một món quà khi C chừng 7 tuổi. Cái cảm giác thích thú về món quà, C đã quên. Chỉ nhớ C đã rất vui mừng, đã lái nó chạy vòng quanh xóm, đã cảm thấy khi ngồi lên nó, con đường giữa 2 bờ mương vốn quá rộng cho C chạy bộ chợt nhỏ lại và chênh vênh. Rồi C đã đi qua một cây cầu. Về sau, khi trở lại cây cầu ấy sau nhiều năm xa cách, C thấy thật buồn cười và thú vị khi mặt cầu to vậy mà C đã từng hồi hộp và sờ sợ khi đạp cái xe bé xíu qua. Cái xe đạp ấy vẫn còn, nó hoen rỉ nơi cuối vườn ngôi nhà cũ. Quả thực, nó bé đến không ngờ. Không ngờ C đã đạp nó đi hàng cây số, qua những bờ mương, cánh đồng, qua một cây cầu để đi đón đứa em nơi nhà trẻ. Lớn lên, khi đi qua đoạn đường đất đã được bê tông hóa ấy, C chỉ bồi hồi nhớ lại ngày xưa, còn lại, chẳng náo nức gì. C đã dần quen với cái xe, bố đã tháo 2 bánh phụ luôn giữ thăng bằng phía sau cho C, để chú nhóc bắt đầu đi vào những đoạn bờ rất hẹp, một bên là mương nước, một bên là đồng lúa. C đã bốc đầu, đã bỏ hai tay, đã ngã, đã đau, nhưng không khóc... Và C đã hòa nhập được với chiếc xe dù so với những diễn viên xiếc nhập thể với đạo cụ của mình, C chỉ ở một ngưỡng rất trung bình. Hồi đó, C không có nhiều so sánh về tầm cao. C bận khám phá những gì ngẫu nhiên có thể khám phá. Lớn thêm một tuổi nữa, C tập đi cái xe đạp người lớn của mẹ. Nó quả thực đồ sộ với C. Chú bé không thể vừa ngồi lên yên vừa rướn chân tới cái pêđan. Cứ đứng đạp và chống chân thật vất vả. Đi ra đường thì thật vừa run vừa thích thú. Chập choạng, chập choạng giữa ô tô và xe máy. Sang đường thì chỉ có nước xuống xe và lon ton dắt bộ. Ừ, sang đường. Hồi còn đi mẫu giáo, đi bộ sang đường cũng là một thử thách, một trò mạo hiểm rồi. Có hôm, tan sớm, không chờ được người đến đón, chờ cho đường thật vắng, mắt trước mắt sau chạy ù sang mà về đã bị mắng xơi xơi. Một đứa trẻ, cứ dần chạm vào thế giới như thế, cũng khá là khó khăn và cũng dần thân quen với nó.
    Đi xe máy lại là một một bước tiến, một cấp độ mới. Nó có ga, có số, có phanh chân, phanh tay, có đèn rọi trên rọi dưới, xi nhan... Và nó, khi không ở tư thế thăng bằng, quá nặng. C không nhớ hết những người nào đã cho C đi thử, ngồi sau C, ân cần chỉ bảo từng động tác. Nhầm phanh với ga là chuyện thường tình. Cái xe máy thật quá nhanh và nguy hiểm so với cái xe đạp 2 bánh so với cái xe đạp 4 bánh so với chạy so với đi bộ so với bò và so với lẫy. Nhưng rồi cũng quen. Mỗi lần quen với một sự điều khiển mới là dường C lại tự tin hơn. Bú không cắn vào ti mẹ này; nhai cho khéo không cắn vào lưỡi này; tự cầm thìa xúc ăn này; lóng ngóng với đũa này; tự rửa mặt đánh răng này; loay hoay với bài tập tô màu, cắt dán, đan lát này; vo gạo này; rửa bát, rửa ấm chén này; quét nhà cho khéo với chiếc chổi to này; đun một siêu nước này... Và làm thế nào vừa nhanh vừa không rối tung để chóng được chạy đi chơi và đi chơi về không bị mắng hoặc bị ăn roi vì ?olàm đâu ỉa đấy? này. Những sự điều khiển kì dị hơn nữa là ném lon, là nhảy dây, là nuôi cá cảnh, là hát, là đánh vần, là huýt sáo, là bấm điện tử bốn nút này. Từ những trò đơn giản như xếp hình, bắn ruồi, đua xe... với 3 nút cần điều khiển liên tục là cùng đến Contra, Natra, Ninja, Super Mario với cả 10 nút. Rồi Joystick có thêm 4 nút phụ. Rồi theo thời gian tiến bộ của công nghệ game, nhân vật được điều khiển phải xoay xở trong không gian ba chiều như thật, thay vì hai chiều như trước...
    Ngồi trên xe tập lái, C nghĩ, mỗi văn hóa như thế, dù rất nhỏ thôi, đi sâu vào, có thể khai triển hàng tá thế giới nhận thức. Riêng văn hóa cầm đũa và văn hóa dao, thìa, nĩa đã lái con người sang những con đường khác nhau. Khác nhau cả về cảm giác sự bên ngoài lẫn rung động bởi những tiếp xúc, va chạm ấy. Rồi văn hóa học tiếng mẹ đẻ; văn hóa học tiếng nước ngoài; văn hóa bắt chiếc tiếng động vật, máy móc, thiên nhiên...; văn hóa Nintendo, Máy chữ, Computer, Mobile, Net...; văn hóa đọc chung những tác phẩm lớn, những tác phẩm khiêu dâm truyền tay, truyện chữ, truyện tranh...; văn hóa thở, ăn, bài tiết, ********; văn hóa thể thao; văn hóa thưa gửi; văn hóa bình thản chấp nhận phân biệt đối xử, quấy rối ********, vi phạm bản quyền...; văn hóa phản chiến; văn hóa ruộng đồng; văn hóa bàn giấy; văn hóa quán bia khi rời công sở... Vô số những văn hóa này, bắt nguồn từ một vài nền tảng văn hóa cơ bản nào đó, cho con người những nẻo gặp gỡ nhau và đẩy nhau ra xa. Con người cảm được phần nào sự cảm thế giới của nhau. Sự cảm thấy mình có thể cảm tha nhân (và không mấy hồ nghi về điều đó) của phần đông nhân loại được hình thành một cách vô thức với những sự chung ít nhiều về điều khiển như thế?
    Con người đã chạm được nhau khi nó cùng vận động. Và chạm nhiều hơn khi nó ham vận động...
    07, 08.2004 & 10.06.2005
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này