1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bài của Yuyu đăng trên Giao Điểm

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yuyu, 09/06/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Theo quan sát của tôi trong cái xã hội tôi đang sống, tôi sẽ chỉ đề cập đến những người thật, việc thật mà tôi chứng kiến liên quan đến gia giáo. Lấy ví dụ 1 gia đình kia thân thuộc với tôi. Ông nội khi có cháu nội, muốn cho cháu rửa tội. Bố mẹ cháu ừ ào không hứa hẹn gì. Bà nội mất, bố mẹ cháu lờ luôn. Hai vợ chồng chăm con dạy bảo rất cẩn thận, luôn luôn cố gắng rèn luyện cháu bé mặc dù nó trong tuổi cãi bướng, (chưa đến tuổi đi mẫu giáo). Bố mẹ đặt ra những luật lệ, tuy nhiên đa số bất cứ việc gì cũng hỏi ý kiến cháu bé xem nó có đồng ý hay không. Cũng có những hình phạt nho nhỏ để kỷ luật cháu bé khi nó nhất định không nghe lời. Không bao giờ dùng đến ngọn roi. Cháu bé đôi khi nghịch kinh lắm nhưng nó luôn luôn quan tâm đến mọi người, nếu chuyện gì xảy ra, như chẳng may nó phóng máy bay giấy vào mũi tôi, nó cũng quan tâm, và biết hối lỗi. Gia đình này nói tiếng Anh cho nên cách nói chuyện xòng phẳng không cần phân biệt trên dưới gì cả. Bố mẹ nó có lần cãi nhau sao đó, nó cũng phạt bố mẹ nó mỗi người ra ngồi một góc. Chẳng thấy gia đình này bao giờ tỏ ra tín ngưỡng cái gì cả. Tuy thế mà họ đâu có muốn cho con trở thành trộm cướp đâu nhỉ?
    Một trường hợp khác. Một gia đình người Việt có thân nhân đang hấp hối trong bệnh viện. Có thể nói đa số người Mỹ theo đạo Tin Lành đi. Nhưng khi có một gia đình người Việt vào, người ta luôn luôn nói khi bệnh nhân sắp qua đời, gia đình có muốn đưa sư đạo Phật hay mục sư vào hay không. Nếu không có thể nhờ mục sư của bệnh viện. Gia đình này đạo Phật. Người quản lý bệnh án người Mỹ không theo đạo Phật cũng bày tỏ hiểu biết tí ti về tín ngưỡng về Phật giáo, và hỏi những chi tiết xem gia đình muốn làm theo những chi tiết khác mà trước đây bệnh viện đã từng phục vụ những gia đình Phật giáo khác hay không. Dĩ nhiên những người làm công tác sức khoẻ người ta được huấn luyện nhiều về văn hoá và tín ngưỡng khắp nơi trên thế giới. Những người này thường tự hào là mình thông cảm được với đa số các dân tộc và giúp cho công việc của họ hứng thú hơn và bệnh nhân của họ được quan tâm đầy đủ hơn.
    Chỉ có những người dùng tôn giáo để tự đề cao mình hoặc chà đạp những người khác, đó là những kẻ mang lòng thù hận, gây chia rẽ mọi nơi. Bản chất tôn giáo và những người tin ngưỡng hoặc không tín ngưỡng không có gì là xấu trong một xã hội yên ổn trật tự. Chẳng may thế giới này không phải chỗ nào cũng được như thế.
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    À người quản lý bệnh án ấy còn khuyến khích gia đình nên giáo dục tín ngưỡng hệ của mình cho các cháu bé dưới 10 tuổi và cẩn thận phân tích tâm lý trẻ em từng tuổi khác nhau.
    Gia đình chối bỏ đạo trên kia vì bố cháu bé không chấp nhận một số hành vi của ông nội của cháu bé đối với cả họ nhà ấy.
    Đại khái thế. Tôi không thích dây dưa nói chuyện về tôn giáo nên có thể tôi cũng chẳng lên tiếng nữa.
  3. nameno

    nameno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Trước hết, để trích nguyên toàn bộ đoạn hành văn của bác yuyu cho đảm bảo tính toàn vẹn của ý tưởng:
    Bác yuyu, trước khi bàn chuyện, phải nói một cách thật lòng, tôi là một người vô thần, hiểu theo nghĩa không hoàn toàn tin vào bất cứ một thứ tôn giáo nào hiện đang tồn tại. Nhưng tôi luôn tôn trọng bất cứ một tôn giáo nào, và luôn có thiện cảm với những giáo lý đậm chất nhân văn của Phật giáo, hoặc những điều răn để con người sống tốt hơn trong Thiên chúa giáo.
    Bác có quan niệm hết sức lạ lùng về cái gọi là chủ thuyết con người vô thần đồng nghĩa với vật dục. Có thể một người không tin vào tôn giáo, nhưng lại biết chấp nhận những nguyên tắc sống, những giá trị khiến con người có thể sống một cách tốt đẹp với nhau thì chẳng bao giờ con người ấy lại là một con người vô thần cả. Phật giáo lấy từ bi làm đầu, công giáo lấy lời răn làm gốc, nhưng thử hỏi, những đạo lý ấy có trước hay Phật giáo, công giáo có trước?
    Tôn giáo xét đến tận cùng của nó cũng chỉ là một thứ học thuyết, được phủ lên thêm trên nó một màu sắc huyền bí thần thoại. Nói đến tận cùng, bác, tôi hay bất cứ ai khác đều hiểu, đó cũng chỉ là một sản phẩm của con người.
    Trong quan điểm của tôi, một người vô thần hoàn toàn không có bất cứ hạn chế gì để không lĩnh hội được những nguyên tắc sống cao đẹp, giúp chúng ta có tính NGƯỜI chứ không phải là tính VẬT.
    Bác yuyu nói thế này:
    Tôi thì hoàn toàn chẳng cho là thế, tôi không tin có Thượng Đế, chẳng bao giờ nghĩ rằng có sự tồn tại của một cái gì gọi là đấng cứu rỗi, đấng sáng tạo hay đấng quyền năng, thế nhưng tôi vẫn luôn muốn sống một cách có ý nghĩa, tạo sự thành công cho mình và san sẻ thành công ấy với những người khác, gồm gia đình, bạn bè và một phần nào đó là xã hội. Vậy theo bác, điều đó có gì là bất thường không, hay cứ phải tin có Thượng Đế thì mới có thể sống một cách có đạo đức?
    Ngoài ra bác gộp hình ảnh Thượng Đế với thuyết nhân quả trong câu văn của mình, là một hành vi đánh tráo khái niệm. Theo hiểu biết của tôi, thuyết nhân quả là sự khái quát của một quy luật, đó là quy luật tương tác về các mối quan hệ biện chứng trong hành vi ứng xử của con người. Nó là một quy luật khách quan xét theo phương diện đó, vì vậy, nó không phải là một hình tượng tượng trưng mang tính tôn giáo như hình ảnh Thượng Đế. Có lẽ bác yuyu cũng hiểu khá rõ về tính sâu sắc của giáo lý Phật giáo nguyên thuỷ và tính triết học của nó, vượt hơn nhiều thứ tôn giáo khác, nên chắc cũng không cần phải bàn rộng hơn về chuyện này.
    Thiết nghĩ, câu lập luận này của bác yuyu , dẫu có đặt trong một tổng thể như đoạn trích ở trên, hay tách riêng ra để xem xét rõ ràng, đều mang một ý nghĩa cuồng tín và rất phiến diện. Bác thứ lỗi cho tôi nói thẳng, nếu không phải đã biết bác từ trước và biết quan điểm chính trị của bác, thì tôi phải nói cực kỳ cảm thấy buồn cười về cái lập luận này.
    Đương nhiên vì đã hiểu rõ mục tiêu của bác, nên có lẽ tôi cũng không cần phải bàn thêm về cái nhận xét trên đây mà bác nêu ra. Nhưng chỉ muốn tái khẳng định với bác rằng, con người vô thần không có nghĩa là họ sẽ hành động như con vật, bởi chắc bác cũng đã hiểu, càng ngày xã hội loài người càng phát triển, thì số người tin vào tôn giáo một cách cuồng tín lại càng ít đi. Điều này bác có thể thấy rõ qua các điều tra xã hội học ở các xã hội phương Tây về niềm tin của con người đối với Thiên Chúa Giáo. Nói cách khác, tôn giáo chỉ là một thứ học thuyết, là một sản phẩm của con người. Nó cũng như mọi học thuyết khác, có thể hỗ trợ để con người điều chỉnh hành vi của mình, chứ nó không thể là một cứu cánh và là một nguyên tắc để xã hội con người ổn định.
    Cái đang giúp thế giới ngày nay ngày một văn minh hơn, từng cá nhân, từng cộng đồng và từng quốc gia có thể đối xử với nhau một cách nhân bản hơn chính là LUẬT PHÁP, chứ không phải là tôn giáo. Trong bối cảnh niềm tin tôn giáo cuồng tín ngày một phai nhạt, thì nền pháp trị quốc gia cũng như luật pháp quốc tế lại ngày một được củng cố. Và lịch sử loài người thì cũng ngày một tiến bộ hơn. Qua đó thì có thể hiểu, một xã hội có văn minh, có ổn định hay không phụ thuộc vào nền pháp trị của xã hội đó. Không phải rằng lịch sử tiến bộ của loài người đến nay chính là lịch sử hoàn thiện của các nền pháp trị đó sao? Mà luật pháp thì chắc không phải là tôn giáo, nhỉ?
    Cái nhận xét này của bác thì hoàn toàn mang tính chính trị rồi chứ chẳng còn chút gì gọi là học thuật ở đây cả. Tôi hiểu, bác hiểu và người khác đều hiểu bác muốn nói cái gì và nhắm vào đâu. Có lẽ miễn bình luật thì hơn, nhỉ.
    Tuy nhiên, đứng trên phương diện học thuật mà nói thì tôi muốn bàn rõ thế này. Theo như quan sát của tôi, và qua sự điều tra xã hội học về tôn giáo nói chung, số tín đồ tôn giáo tin một cách tuyệt đối vào tôn giáo của họ ngày càng giảm đi. Niềm tin tôn giáo ngày một nhạt đi và hiếm có ai bây giờ còn nghĩ rằng tồn tại một chúa toàn năng quyền phép. Niềm tin tôn giáo ngày một giảm trong các tín đồ, như vậy có phải với xu hướng ấy xã hội loài người sẽ diệt vong chăng?
    Rõ ràng là không, bởi như đã nói, xã hội loài người tiến bộ là nhờ pháp trị được hoàn thiện, và con người ngày càng biết sống tôn trọng nhau hơn, tôn trọng chính mình hơn.
    Thật may là vì thế mà những người vô thần như tôi đây vẫn tìm thấy được vị trí của mình trong xã hội hiện đại, và vì thế mà có thể ngồi đây để bàn đôi điều với các bác
  4. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Chời ! lần đầu tiên thấy bác Milou tham gia tranh lụân
    Quả này thì đúng là Trời đi vắng rồi ! ( Đùa tí )
    To nameno:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Bác yuyu, trước khi bàn chuyện, phải nói một cách thật lòng, tôi là một người vô thần, hiểu theo nghĩa không hoàn toàn tin vào bất cứ một thứ tôn giáo nào hiện đang tồn tại. Nhưng tôi luôn tôn trọng bất cứ một tôn giáo nào, và luôn có thiện cảm với những giáo lý đậm chất nhân văn của Phật giáo, hoặc những điều răn để con người sống tốt hơn trong Thiên chúa giáo.[/QUOTE]
    Về điểm này, tôi hoàn toàn giống bạn.
    Nhưng câu sau đấy, cho thấy bạn không phải là một người như câu in đậm bạn nói ở trên
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Ngoài ra bác gộp hình ảnh Thượng Đế với thuyết nhân quả trong câu văn của mình, là một hành vi đánh tráo khái niệm. [/QUOTE]
    Một là bạn không đọc hiểu câu nói này :
    Nếu không tin có sự thưởng phạt của Thượng Đế, không tin có Nhân Quả báo ứng, không có gì ráo,
    Bởi vì ý nghĩa của văn cảnh rõ rõ ràng là nói đến những người tin theo THiên Chúa Giáo và Phật Giáo, không những thế còn nói chung cho hầu hết loài người, dù không tin theo một tôn giáo nào, nhưng thực sự trong thâm tâm, họ vẫn đôi lúc tin một điều gì đó huyền bí, tâm linh ( tâm lý hữu thần ) Cái này tôi sẽ nói sau.
    Nhưng khi bạn nói là một hành vi đánh tráo khái niệm. là một câu nói bị điều kiện hoá ( tức là dùng quen mồm ), bạn dùng không đúng chỗ, hoặc chứng tỏ bạn có ý thức kỳ thị tôn giáo rõ rệt, mẫu thuẫn vơi điều bạn tự nhận là người tôn trọng tất cả các tôn giáo ở trên. ( điều này có lẽ bạn cũng bị đièu kiện hoá mà không biết , hihihihi.... )
    Bởi vì văn cảnh câu trên rõ ràng chỉ nói chung đến các cộng đồng tôn giáo và tính hữu thần của con người, hoàn toàn không có thái độ kỳ thị tôn giáo nào, không so sánh tôn giáo nào.
    Và bạn cũng nói ở duới rằng tôi hiểu điều đó màCó lẽ bác yuyu cũng hiểu khá rõ về tính sâu sắc của giáo lý Phật giáo nguyên thuỷ và tính triết học của nó, vượt hơn nhiều thứ tôn giáo khác, nên chắc cũng không cần phải bàn rộng hơn về chuyện này.
    Vì thế tôi thấy tư duy bạn tiền hậu bất nhất, nên hơi buồn cười.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Bác có quan niệm hết sức lạ lùng về cái gọi là chủ thuyết con người vô thần đồng nghĩa với vật dục. [/QUOTE]
    Câu này cũng chứng tỏ bạn là một người ít đọc sách, hoặc nói đúng hơn là ít được đọc những sách có nhiều quan điểm khác nhau. Điều này là một điểm yếu của thanh niên, sinh viên VN, vì tôi cũng được giáo dục trong cái lò đấy, tôi biết.
    Những quan điểm mà bạn cho là lạ lùng, thực ra không lạ lùng chút nào, nó có đầy rẫy trong các sách báo mà chúng ta ít được tiếp xúc. Và ý trên thực tình cũng không phải ý của tôi mà chỉ là ý kiến của những sách báo ấy khi giải thích về hiện tượng suy thoái đạo đức của một xã hội, trong đó yếu tố tôn giáo có vai trò như thế nào.
    Điều này sinh viên Việt Nam hoàn toàn không được giảng dạy trong trường đại học và nếu có chỉ là những ý kiến hạ thấp và bài xích tôn giáo. Và nói chung sinh viên VN hoàn toàn không được giảng dạy về các trào lưu tư tưởng của thế giới ngoài tư tưởng Mác-Lê. Nên tư duy hoàn toàn bị ảnh hưởng của tư tưởng này, và hiện nay chủ yếu vẫn nằm ở mức độ tư duy của thế kỷ 19, trong khi thế giới đã vượt qua từ lâu rồi.
    Nhưng thôi, tôi không đi sâu và vấn đề này nữa. Ngoài ra cũng còn một số điều muốn nói nữa, nhưng khi khác có điều kiện , sẽ bàn .
    Hiện nay, tôi chỉ muốn chấm dứt tranh luận tôn giáo càng sớm càng tốt. Thậm chí tôi muốn ngưng hẳn việc post các chủ đề tôn giáo lên diễn đàn này. Mọi tranh cãi chỉ thêm mất thì giờ và gây chia rẽ, hiểu lầm, làm mất hoà khí giữa các thành viên, mà có lẽ , nếu gặp nhau, chúng ta đều khả ái và có suy nghĩ hầu hết giống nhau ở những sự vừa phải.
    Vì không khí lúc này hoàn toàn không thụân lợi cho tranh luận học thụât.
    Nhưng tôi rất hy vọng sẽ có lúc chúng ta được tranh lụân một cách thoải mái trên tinh thần tương kính và ôn hoà...
    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 11/06/2004
  5. white_poplar

    white_poplar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.208
    Đã được thích:
    0
    Bác Milou nói đúng lắm. Tốt nhất là nên có một cái nhìn thấu đáo và bao dung hơn về vấn đề đức tin. Đức tin là ở mỗi người, còn những kẻ lợi dụng tôn giáo để làm lợi cho bản thân thì không thể chấp nhận được, dù ở bất cứ tôn giáo hay xã hội nào.
  6. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
  7. nameno

    nameno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Hà hà, vậy luận với bác yuyu thêm một vài hồi nữa vậy
    Câu của bác, tôi chỉ xét trên phương diện học thuật chứ không xét dưới giác độ tôn giáo. Bác có đồng ý với tôi là khái niệm "Thưởng phạt của thượng đế" chỉ về một hình tượng mang tính tôn giáo quyền năng? Còn khái niệm "Báo ứng nhân quả" lại là sự khái quát của một quy luật xã hội về nguyên tắc ứng xử của con người, hành động của mình sẽ quyết định cái mà mình sẽ được hưởng? Bác có thấy là đặt một hình ảnh mang tính tôn giáo và một quy luật cạnh nhau, gộp chung trong một câu văn như thế là một cách thức đánh đồng khái niệm với nhau không? Người ta sẽ rất dễ nhầm lẫn một quy luật khách quan (thuyết nhân quả) với một niềm tin tôn giáo (thưởng phạt thượng đế). Bác thấy điều đó thế nào?
    À ý tôi muốn nói sự lạ lùng ở đây không phải là vì tôi không biết có người dùng cái quan điểm đó, chỉ hơi lạ là bác cũng tin vào cái quan điểm đó thôi. Vậy mà bác lại lái sang cái chuyện đọc ít hay nhiều sách. Hai chuyện này khác nhau đấy bác ạ, cần phải đọc nhiều sách một chút thì mới hiểu được sự khác biệt này
    Nói chung vì bác đã đưa vấn đề đó ra, tức con người vô thần đồng nghĩa với chủ nghĩa vật dục, nên tôi nghĩ rằng ít nhất bác cũng theo quan điểm đó. Ở đây, chỉ bàn đến học thuật, nên tôi đã chứng minh rằng bác sai, với nhiều dẫn chứng cụ thể. Bởi vô thần hay tín tâm đâu có quan trọng, quan trong là biết tôn trọng nền pháp trị quốc gia, tôn trọng nguyên tắc ứng xử giữa người với người, tất yếu đó sẽ là một con người được xã hội chấp nhận và đóng góp cho xã hội. Vậy làm sao vô thần lại có thể đồng nghĩa với vật dục được nhỉ?
    Bác răn dạy ác quá. Nhưng thưa bác là tôi cũng mài mòn đít trong môi trường thiên chúa giáo đến hơn 4 năm, và cũng miệt mài với không ít học thuyết, mà bác thấy đấy, quan điểm của tôi là vô thần nhưng đâu có bao giờ bài xích tôn giáo. Bác cần phân biệt giữa hai khái niệm này.
    Như tôi đã nói, tôi giáo xét cho cùng cũng chỉ là một học thuyết do con người viết ra, được phủ lên trên nó một màu sắc thần bí. Nó là một sản phẩm của con người, như mọi học thuyết khác mà con người đã nghĩ ra. Bác có nghĩ rằng khi chúng ta phân tích tìm hiểu điểm hạn chế, điểm đúng đắn trong một học thuyết, là chúng ta đang tự tuy duy để hoàn thiện, hay là đang bài xích học thuyết đó?
    Bác không thích tranh luận tôn giáo vào thời điểm này, nói đúng hơn là không thích tranh luận về thiên chúa giáo hay công giáo. Tại sao vậy, nếu mọi vấn đề đều chỉ là tìm hiểu trên giác độ học thuật? Nghĩa là một phân tích lô gíc và có dẫn chứng cụ thể, kiểm chứng được?
    Chuyện này cũng khá dễ hiểu, nhưng ít ra tôi nghĩ rằng, nếu bác không thích, bác có thể không tham gia và để những thành viên khác có nhiều tâm huyết với vấn đề này, được trao đổi về nó dưới tinh thần học thuật. Đó là sự tôn trọng lẫn nhau phải không bác? Chứ không phải bác không thích là muốn vận động để cấm tất cả mọi người trao đổi về nó.
    Nhiều vấn đề mà tôi đã nêu trong bài thảo luận bên trên trong chủ đề này, về quan điểm hoàn toàn trái ngược của tôi với bác, bởi bác cho rằng xã hội không có niềm tin tôn giáo sẽ đi đến diệt vong. Nhưng tôi đã chứng minh rằng, xã hội loài người tiến bộ vì nền pháp trị tiến bộ, và trong xã hội phương tây nói chung đang có một sự suy giảm niềm tin tôn giáo thông qua các điều tra xã hội học. Thực tế là niềm tin tôn giáo ngày nay ngày một giảm, trong khi xã hội loài người vẫn ngày một tiến bộ. Vậy bác có thấy quan điểm của bác là sai hay không? Tôi vẫn không thấy bác trả lời về vấn đề này.
  8. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Đúng là anh bạn cố tình hiểu sai ý của tôi và có ý thức kỳ thị tôn giáo rõ rệt.
    Tôi xin nhắc lại, tất cả các tôn giáo đều Tốt, đều khuyên con người làm Lành, Lánh Dữ.
    Tuy nhiên mỗi tôn giáo đề có khuyết điểm của nó .
    Mục đích thảo luận về Tôn Giáo phải hướng đến việc phát huy những ưu điểm của nó để làm con người thương yêu nhau hơn, sống có đạo đức hơn, chứ không phải thảo luận để người ta chống tôn giáo.
    Tại sao không thể xếp Phật Giáo , Thiên Chúa Giáo và nói chung tất cả các tôn giáo đứng với nhau ? Thực tế đã có môn Thông Thiên Học làm một tôn giáo tổng hợp rồi . Mục đich của các tôn giáo, dù chi tiết có khác nhau, đều có tính hướng thiện.
    Tại sao pảhi cố tình phân biệt, kỳ thị, cái àny hay hơn cái kia để làm gì ?
    Bạn vẫn tiếp tục ngụy biện sự đả kích Thiên Chúa Giáo bằng lập luận " tìm hiểu sự thật " . Thế tại sao bao nhiều điều tốt bao nhiêu sự thật , bao nhiêu điều răn " Chúng ta hãy yêu thương nhau " , " chúng ta hãy tha thứ cho nhau 70 lần 7 ", " chúng ta hăy yêu thương cả kẻ thù của mình " , " xin Chúa hãy tha cho họ vì họ không biết việc mình làm " v.v.... Tất cả những điều đó đều rèn luyện tình " Bác Ái" của Thiên Chúa Giáo, tại sao không tìm hiểu và bảo ban nhau theo mà lại chỉ săm soi và có nhiều chỗ xuyên tạc, để đả kích TCG? Đạo Phật cũng đầy rẫy khuyết điểm , nhưng ai cũng chỉ nhìn vào ưu điểm của nó để nói theo chứ có ai săm soi để đả kích nó đâu.
    Vậy nếu mình lấy cớ tìm hiểu sự thật để săm soi khuyết điểm tức là mình ác ý, và thực chất đấy đâu phải là sự thật ?
    Sự thật toàn bộ băo giờ cũng có 2 mặt. Thảo luận mặt tốt để giúp nhau sống tốt. Thảo luận mặt xấu để giúp nhau tu sửa.
    Đằng này Giao Điểm có bao giờ nói về những mặt tốt của TCG đâu ? Cách trình bầy của họ hoàn toàn có ác ý, xuyên tạc...họ chỉ nhắm tới những khuyết điểm của TCG cố khơi lên những sai lầm từ hàng nghìn năm trước và hoàn toàn không nói đến những ưu điểm, những lời răn dạy đày tính bác ái của TCG. Đọc xong, người ta chỉ thấy căm ghét Thiên Chúa Giáo và thấy 2 tỷ rưỡi người TCG trên hành tinh này là " một tập thể man rợ " - Rõ ràng đấy là một sự xuyên tạc bất lương. Và thực ra họ đã gián tiếp đả kích cả Phật Giáo, vì họ đã sỉ nhục Đức Phật khi bắt cóc Ngài vào bảo kê cho trang Web của họ, một trang Web giả vờ tô điểm bằng một vài bài trí thức hoặc học thuật nghiêm chỉnh để ngụy trang ý đồ độc ác có thể dùng thành ngữ Việt Nam để gọi Giao Điểm là " miệng Nam Mô bụng bồ dao găm".
    Phật có bao giờ độc ác như thế ? Ông Trần Chung Ngọc, Charlie Nguyễn và một vài người khác, trong khi viết những bài đả kích TCG với một gọng điệu không cần che dấu, thực chất đã chửi cả Phật giáo, làm ô danh cho một trang web tự nhận mình là Phật giáo.
    Hiện nay trên Diễn đàn này, một số nick cũng giả vờ tôn xưng Phật giáo để đả kích TCG cũng đều với ác ý này để cốt gây chia rẽ, thù hận, mà không hề nói gì đến những diều tốt của tôn giáo này. Đây không phải là không khí học thuật.
    Vì vậy chúng ta cần chấm dứt thảo luận vê tôn giáo ở đây. Khi nào có thiện chí, chúng ta sẽ thảo luân.
    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 19:52 ngày 11/06/2004
  9. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Quên mất, ban nãy đọc bài Nameno chưa kỹ. Thực ra bạn có nhiều ý hay đấy. Có lẽ nếu thấy tình hình trở lại bình thường, bạn nên lập chủ đề mới để thảo lụân những ý kiến ấy đi.
  10. nameno

    nameno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Bạn yuyu, câu hỏi của tôi, về quan điểm khẳng định của bạn khi cho rằng Xã hội không tôn giáo sẽ đi đến diệt vong, và lập luận của tôi về pháp trị xã hội bạn vẫn chưa trả lời?
    Giờ nói tiếp về quan điểm của bạn. Bạn nói tôi lợi dụng chiêu bài "Tìm hiểu sự thật" để đả kích tôn giáo. Theo như ý của bạn, thì việc tìm hiểu tôn giáo chỉ là để khen nó, ca ngợi nó phải không nhỉ. Tôi sợ rằng ở một box có tên là box học thuật, nghĩa là nơi để mọi người cùng đào sâu tìm hiểu vấn đề, mà bạn lại có thái độ né tránh trước sự thật thì phải nói đó là một tinh thần rất phản khoa học.
    Tôn giáo như tôi đã nói, chỉ là một học thuyết viết ra bởi con người. Và đúng là nó có ưu, cũng như nhược điểm. Ưu điểm thì gần như ai cũng thấy, lịch sử hơn 2000 năm của thiên chúa giáo, hơn 3000 năm của Phật giáo, cũng nhiều nghìn năm của Hồi giáo người ta đã nói quá nhiều đến ưu điểm của các thứ tôn giáo này. Màu sắc cuồng tín và mê tín bao phủ lên tôn giáo khiến người ta luôn có thái độ e sợ mỗi khi dù chỉ là thoáng nói đến nhược điểm của tôn giáo. Hãy nhớ đến Corpecnic hay Galille hoặc toà án dị giáo trung cổ để thấy rằng, dù chỉ nói đến những quan điểm khác với kinh viện (chứ không phải là chỉ trích kinh viện) cũng đã có thể dẫn những người ưu tú nhất của nhân loại đến giàn hoả thiêu.
    Liệu còn thời kỳ nào dân châu âu thành tâm tin vào đức chúa như thời Trung Cổ, và liệu có thời kỳ nào Thiên chúa giáo gây nhiều tội ác như thời Trung Cổ? Bởi chính đó là thời kỳ mà con người ta không có quyền được tìm hiểu, được nói lên suy nghĩ của mình về những giá trị đích thực của các học thuyết tôn giáo, các hạn chế của nó đối với xã hội.
    Phải trải qua hàng nghìn năm, đến giờ xã hội loài người mới đạt được trình độ văn minh như hiện nay, vậy mà bạn yuyu đây lại muốn tước đi cái quyền nhìn vào sự thật dưới tinh thần học thuật đối với tôn giáo. Phải chăng bạn cho rằng tất cả chúng ta, tôi, bạn đều phải có thái độ tín tâm như giáo dân thời Trung Cổ, tin vào thượng đế, vào thiên đường.... thì xã hội loài người sẽ tốt hay sao?
    Mâu thuẫn ở đây khiến yuyu đi vào ngõ cụt của vấn đề, phải nói đôi khi bạn có những ý kiến đi ngược lại xu hướng phát triển của thời đại nghe rất vui.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này