1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bài văn gây xôn xao làng giáo

Chủ đề trong 'Văn học' bởi duongqua83, 14/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    Một bài văn gây xôn xao làng giáo

    Bài văn "lạ" gây xôn xao làng giáo
    11:03'' 12/05/2005 (GMT+7)
    Một sự kiện gây xôn xao dư luận làng giáo dục: Tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội, tổ chức giữa tháng 3/2005, có em học sinh thay vì phân tích cái hay, cái đẹp của tác phẩm như đề bài yêu cầu, đã viết rằng mình không thích tác phẩm đó, đồng thời nêu lên nhiều nhận xét rất thẳng thắn về cách dạy văn và học văn trong nhà trường hiện nay. Dưới đây là phần trích trong bài văn này.


    Nguyễn Phi Thanh
    Đề thi: Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...


    Bài làm


    Nói đến Nguyễn Đình Chiểu, người ta thường nhớ đến một thầy giáo mù yêu nước, có tài thơ văn nhưng cuộc sống gặp nhiều bất hạnh. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác khá nhiều, nổi tiếng là tập thơ Nôm ?oLục Vân Tiên? và trong văn học lớp 11, chúng ta được làm quen với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài tế được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để tưởng nhớ những chiến sĩ, những người nông dân đã hy sinh trong phong trào Cần Vương khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, Sài Gòn.


    Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là ?oGiới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc...

    Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...


    Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học bao giờ cũng có ý kiến trái ngược khen ?" chê, hay-dở nhưng dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học hình như chỉ là việc của các nhà phê bình (Hoài Thanh, Hoài Chân...)... Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi, tất cả chỉ vì áp lực của điểm số...

    Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một HS, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thầy cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó".


    -----------


    Học sinh Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội


    Kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên Hà Nội 18-3-2005

    Bài văn đã được nhiều HS và thầy cô giáo chuyền tay nhau đọc, bình luận. Rất nhiều HS tán đồng với ý kiến này. Còn các thầy cô giáo thì dè dặt hơn. Có người bảo rằng phải cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng điểm 0. Còn thực tế, người chấm đã cho bài văn này 3/15 điểm với lý do: Viết lạc đề.

    (Theo Lao Động)




    Được duongqua83 sửa chữa / chuyển vào 05:03 ngày 14/05/2005
  2. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    ?oĐồng phục hóa? bài giảng và bài làm văn
    14:47'''' 12/05/2005 (GMT+7)
    Ông Hà Bình Trị, chuyên viên phụ trách môn văn, Vụ THPT (Bộ GD-ĐT) bày tỏ quan điểm của mình về bài văn gây chấn động và cách học văn hiện nay.
    Trong chương trình môn Văn - tiếng Việt ở phổ thông nói chung và ở cấp THPT nói riêng, có rất nhiều bài cả về văn học Việt Nam đến văn học nước ngoài. Vì thế, có học sinh (HS) nào đó không thích một số tác phẩm trong số rất nhiều tác phẩm trong chương trình là chuyện bình thường, mỗi người có một sở thích riêng là điều dễ hiểu.
    Tuy vậy, nếu chương trình và sách giáo khoa (SGK) tuyển chọn được những bài phù hợp với HS, được các em yêu thích thì chắc chắn việc tiếp nhận của các em sẽ thuận lợi hơn. Đây là một yêu cầu được những người có trách nhiệm làm chương trình và SGK hết sức chú ý, đặc biệt là từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khi Bộ Giáo dục (nay là Bộ GD-ĐT) bắt đầu triển khai cải cách giáo dục. Nhưng, ở đây phải nói thêm: Biên soạn chương trình và SGK cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu chứ không phải chỉ có yêu cầu chọn cho được những tác phẩm phù hợp với HS. Vả lại, cũng cần phải quan niệm cho đúng thế nào là phù hợp với HS. Có lẽ không thể nghĩ một cách đơn giản phù hợp với HS là gần gũi với các em và các em hiểu được tác phẩm dễ dàng. Nhìn ở góc độ nào đó, Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bài Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, văn của E. Hemingway... không thể coi là gần gũi, là dễ hiểu với các em, việc tiếp nhận của HS gặp khó khăn là điều khó tránh. Nhưng ở nước nào cũng vậy, nhà trường không thể không dạy cho HS những tác phẩm ưu tú nhất của dân tộc, của nhân loại cho dù chúng có phần xa lạ với HS.
    Em Thanh nói một cách chân thành là mình ?okhông hề thích? bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu vì ?oem không sống trong thời chiến tranh?, ?oem không hiểu được ý nghĩa? của nhiều câu văn có những từ ngữ địa phương hay tiếng cổ. Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm sao có SGK tốt và nhất là có cách dạy, cách học thích hợp. Giải quyết được những vấn đề này việc tiếp nhận của HS sẽ thuận lợi hơn. Chỉ khi nào các em hiểu được tác phẩm, các em mới yêu thích.
    Em Thanh nói đúng, sự cảm thụ về một tác phẩm văn học cần có sự khác biệt giữa HS này và HS khác. Bản chất của văn học là sáng tạo, vậy cảm thụ văn học cũng cần phải sáng tạo, phải độc đáo. Theo chúng tôi được biết, nhiều năm qua trong hướng dẫn chấm môn văn thi tốt nghiệp THPT Bộ GD-ĐT bao giờ cũng lưu ý giám khảo đánh giá cao, khuyến khích những bài có sáng tạo trong cảm nhận và thậm chí cả trong trình bày, diễn đạt. Như vậy cũng có nghĩa bộ khuyến khích những cách hiểu khác nhau của từng HS, khích lệ các em thể hiện chính kiến của riêng mình. Tuy thế, sự cảm nhận riêng chỉ có thể được chấp nhận khi bám sát văn bản tác phẩm, có lý lẽ thuyết phục và sự cảm nhận ấy làm cho tác phẩm sáng giá hơn. Do đó, không dễ gì có được sự cảm nhận riêng.
    Sự hạn chế đó phản ánh một nhược điểm khá nặng nề kéo dài nhiều thập kỷ trong việc dạy và học văn. Từ nhiều năm nay, từ bộ đến các sở GD-ĐT, giáo viên dạy môn văn đã tích cực góp phần khắc phục nhược điểm này. Nhưng công bằng mà nói, kết quả còn nhiều hạn chế. Đến nay, việc ?ođồng phục hóa? bài giảng của giáo viên, việc ?ođồng phục hóa? bài làm văn của HS vẫn diễn ra một cách khá phổ biến.
    Tôi cũng muốn nhận xét một chút về em Thanh. Qua bài làm của em có thể nhận thấy tuy còn thiếu hụt khá nhiều về kiến thức cơ bản, tuy sự hiểu biết còn nhiều phiến diện, nhưng đây là một HS có chính kiến và rất đáng quý là đã dám thể hiện chính kiến của mình một cách chân thành, trung thực bằng một bài văn nghị luận, ít nhiều có lý lẽ với cách diễn đạt lưu loát, uyển chuyển. Theo tôi, ở một phương diện nào đó, các thầy cô giáo nên trân trọng, khích lệ những HS này.
    Cũng từ bài làm văn của em Thanh, chúng ta có thể rút ra được nhiều điều bổ ích xung quanh việc dạy và học văn. Về phía các thầy cô giáo cần tìm cách để HS chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Tiếp tục kiên trì đổi mới phương hướng giảng dạy.
    Các nhà quản lý cũng thấy cần phải xây dựng chương trình, SGK môn văn gần gũi với HS hơn, đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá giáo viên và HS. Trước mắt, nên tiếp tục cải tiến cách thức ra đề thi, làm đáp án ở môn văn, vừa tạo điều kiện thuận lợi để HS thể hiện những suy nghĩ riêng của mình vừa đánh giá chính xác kết quả học tập của mỗi em.
    (Theo Lao Động, Người Lao Động)

    Được duongqua83 sửa chữa / chuyển vào 05:05 ngày 14/05/2005
  3. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    đây là hình em Thanh...trông sáng sủa xinh xắn nhờ
  4. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    bài phỏng vấn mới nhất của em Thanh:
    Gặp gỡ tác giả bài văn ?ogây chấn động?:
    Tôi chỉ muốn nói lên những suy nghĩ của mình...
    TT - Nguyễn Phi Thanh, cô học trò lớp 11 Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) với bài thi học sinh giỏi văn ?olạc đề?, đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, đồng thời cũng là hồi chuông cảnh báo về cách dạy và học áp đặt một chiều trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trò chuyện với phóng viên Tuổi Trẻ, Nguyễn Phi Thanh thổ lộ:
    - Ngay khi đọc đề với yêu cầu ?oViết một bài nghị luận văn học giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tôi đã định không làm bài. Lý do vì sao thì tôi đã trình bày trong bài viết đó (cười). Nhưng rồi tôi quyết định viết ra những suy nghĩ của mình về chuyện học hành. Những suy nghĩ đó không phải là ý nghĩ nhất thời. Đó là những điều tôi đã từng suy nghĩ, trăn trở trong quá trình học tập. Chính vì vậy, có thể nói tôi đã viết những điều đó với tất cả tâm huyết. Viết xong thấy nhẹ nhõm cả người vì cuối cùng tôi cũng đã có một dịp ?otrút bầu tâm sự?, nói lên những suy nghĩ thật của mình...
    * Khi làm bài như thế, bạn có nghĩ đến một ?ohậu quả? nào đó không? Và những phản ứng của dư luận hiện nay có làm bạn bất ngờ?
    - Lúc đó, tôi biết sẽ có một ?ohậu quả? chắc chắn là tôi không thể đạt điểm cao và đoạt giải học sinh giỏi. Tôi cũng có nghĩ đến những chuyện khó xử khác... Nhưng quả thật, tôi chỉ muốn nói lên những suy nghĩ thật của mình với mục đích tích cực, có tính xây dựng chứ không phải là một phản ứng tiêu cực. Những điều tôi nghĩ, tôi viết thể hiện mong muốn sẽ có những cải cách chương trình, thay đổi trong cách dạy và học, mong muốn các thầy cô, nhà trường có thể linh hoạt hơn trong cách ra đề, đánh giá...
    Còn bất ngờ, có lẽ là không vì tôi cũng biết mình đã làm một việc... không như bình thường. Khi về nhà, tôi có nói lại hết với ba mẹ tôi. Tôi cảm thấy rất biết ơn khi ba mẹ đã hiểu những điều tôi suy nghĩ, không trách móc tôi.
    * Vậy đứng từ góc độ người HS, người tiếp nhận chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, bạn có nhận xét gì về chương trình và cách học của mình, không chỉ ở môn văn?
    - Tôi đã học đến lớp 11, chỉ còn một năm nữa tôi sẽ kết thúc chương trình phổ thông. Tôi nhận thấy chương trình học của bọn tôi hiện nay quá nặng, nhất là chương trình bậc THPT. Chỉ ví dụ như môn văn, nhiều bài rất dài hoặc rất khó cũng chỉ được học trong một, hai tiết, thầy cô cũng khó khăn mới có thể đảm bảo chương trình. Không thể đủ thời gian cho chúng tôi tham gia phân tích, bình luận, thậm chí tranh luận, nói lên cách nghĩ, cách cảm nhận của riêng mình. Cũng vì chương trình quá nặng, thời gian trên lớp chỉ đủ để học theo kiểu ?ocưỡi ngựa xem hoa? trong khi chúng tôi lại phải chịu sức ép thi cử nên mới phải đi học thêm.
    Vấn đề thứ hai tôi muốn có ý kiến là cách dạy và học trong nhà trường. Có thể do áp lực chương trình, thi cử... nên hầu hết các môn, chúng tôi vẫn học theo kiểu thầy cô đọc, trò chép cho kịp thời gian. Tôi tự nhận thấy hiện nay chúng tôi học theo kiểu thụ động, tiếp nhận kiến thức một chiều, hầu như là học thuộc. Thầy cô phân tích theo cảm nhận, suy nghĩ của mình, sau này kiểm tra, thi cử chúng tôi cũng theo mẫu đó nếu muốn được điểm cao, không có chỗ cho chúng tôi tự nghĩ, trình bày những ý tưởng, cảm nhận riêng của chúng tôi...
    Thêm nữa, tôi mong muốn cách ra đề thi, kiểm tra linh hoạt hơn, làm sao để kiểm tra kiến thức cùng với sự sáng tạo, tạo điều kiện cho chúng tôi có thể thể hiện năng lực cá nhân chứ không phải rập khuôn theo ?omẫu?...
    THANH HÀ thực hiện
    ------------------------------------------------------------------------------------
    Vài ý kiến của người trong cuộc:
    TS LÊ NGỌC TRÀ (Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM):
    Đó là cách giảng dạy giáo điều
    Tôi thấy em Thanh là người rất có bản lĩnh, tôi rất quí điều này. Có thể do non nớt nên em đã lấy việc thích và không thích làm thước đo chung cho giá trị của tác phẩm văn học. Đây cũng là do lỗi của nhà trường. Việc thích hay không thích là quyền của mỗi người, với giá trị tác phẩm văn học cũng thế, có thể ở độ tuổi này em ấy không thích nhưng ở độ tuổi khác có thể lại thích.
    Điều tôi quan tâm là em Thanh đã dũng cảm nói lên sự thật giảng dạy trong nhà trường hiện nay: giáo viên không tạo điều kiện cho HS bày tỏ ý kiến của mình, chỉ nói cái hay mà không nói cái dở của tác phẩm. Cách dạy văn khen một chiều đã không phát huy được sự sáng tạo và suy nghĩ độc lập của HS.
    Đây là căn bệnh phổ biến trong nhà trường phổ thông hiện nay. Ngay cả đề thi ?oEm hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...? cũng hết sức khuôn sáo. Trong khi tác phẩm có rất nhiều cái đáng để nói như lòng dũng cảm yêu nước, lòng thương xót của đồng bào đối với những người đã hi sinh vì đất nước... thì đề bài không đề cập mà lại hỏi về ?ovẻ đẹp? - hết sức trừu tượng.
    Tôi cũng đặc biệt lưu ý đến bài viết của em Thanh: đằng sau sự mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình còn cho thấy sự bức xúc về cách giảng dạy giáo điều theo kiểu tư duy một chiều, kìm hãm sự sáng tạo. Đây là một sự báo động không chỉ đối với ngành giáo dục mà cả toàn xã hội.
    H.HG. ghi
    ------------------------------------------------------------------------------
    Cảm ơn em Thanh!
    Bài văn của em học sinh lớp 11 Nguyễn Phi Thanh đã nói lên một sự thật: trong chương trình hiện nay, các em học sinh phải học nhiều điều khó hiểu và xa lạ, xa rời thực tế cuộc sống. Việc này đã tồn tại nhiều năm qua. Ai cũng biết nhưng không ai dám nói.
    Tôi còn nhớ ngay từ những năm lớp 7 các con tôi phải học thuộc những bài thơ làm theo thể Đường luật của các nhà thơ Trung Quốc như ?oMao ốc vị thu phong sở phá ca? (được dịch ra là ?oBài ca nhà tranh bị gió thu phá? của Đỗ Phủ, bài ?oTĩnh dạ tứ ? (?oCảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh? của Lý Bạch), ?oVọng lư sơn Bộc Bố? (?oXa ngắm thác núi Lư? - Lý Bạch); ?oHồi hương ngẫu thư? (?oNgẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê? - Hạ Trí Chương)... Nghe các con gào ra rả, tôi hỏi có hiểu không? Bọn trẻ lắc đầu: ?oChúng con không hiểu gì cả!?. Đọc mà không hiểu thì làm sao mà nhớ, mà thuộc, mà thấy cái hay cái đẹp của bài thơ?
    Tôi nghĩ qua bao thế hệ, chắc chắn rất nhiều em học sinh khác cũng có suy nghĩ như em Thanh. Nhưng chỉ có một mình em dám nói lên sự thật. Đọc bài văn của em, tôi cảm thấy thật xấu hổ: tôi đã không có được lòng dũng cảm như em để nói lên một sự thật đã làm tôi trăn trở bao lâu nay.
    Bên cạnh đó, nhiều em học sinh từ nhỏ đến lớn đã đi theo một con đường khác vừa ít gập ghềnh hơn mà dễ đạt yêu cầu hơn, đó là chép lại những bài văn mẫu. Và trong khi phải nhồi nhét những bài văn mơ hồ, xa lạ và khó hiểu như vậy thì những khái niệm đơn giản nhất, đời thường nhất nhiều em lại không biết. Mới đây nhất, khi đọc đề thi văn lớp 11 năm nay: Hãy giải thích câu ?oĐi một ngày đàng học một sàng khôn?, nhiều em học sinh đã lúng túng hỏi nhau: ?oNgày đàng là ngày gì, cái ?osàng? nó như thế nào??.
    Trời ơi! Lớp 11 rồi đó!
    Nhưng làm sao có thể trách các em, bởi vì ở thành phố chẳng mấy em nhìn thấy cái sàng và thay vì phải giải nghĩa những từ Hán Việt trong các bài thơ Đường luật, giáo viên đâu có thì giờ để nói với các em rằng: ?oĐàng có nghĩa là đường đi!?.
    Hơn bao giờ hết, giáo dục phải đổi mới hoàn toàn và triệt để.
    Cảm ơn em Nguyễn Phi Thanh!
    DUY THẢO (Nha Trang)
    (theo Tuổi Trẻ)
    Được duongqua83 sửa chữa / chuyển vào 07:23 ngày 14/05/2005
  5. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Nếu thời gian gần đây, cả nước ta không xôn xao về vấn đề dạy và học trong trường, cải cách giáo dục, và sửa đổi bộ luật giáo dục, thì liệu số phận một bài viết như kiểu của em Thanh sẽ ra sao nhỉ?
    Báo chí làm rùm beng vụ này vì những mục đích của họ. Nhưng tôi đang nghĩ không biết liệu rồi tương lai em học sinh "nổi (tai) tiếng" này sẽ bị ảnh hưởng thế nào từ sự kiện này. Có những thứ không phải cứ hô hào, giơ cao biểu ngữ là đã có thể xoá bỏ tận gốc. Và cũng có những điều một em học sinh lớp 11 chưa thể lường trước mà tránh đi...
    "Dũng cảm" hay "ngông cuồng", đôi khi chỉ cách nhau trong gang tấc.
  6. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    tôi lại nghĩ khác...em Thanh có thể ngông cuồng với tuổi 17 của em thật nhưng ít ra tôi có thể nói em dũng cảm, đọc bài này những người có lòng tự trọng cũng phải thấy xấu hổ khi mà họ ko làm được như em ấy ( trong đó có cả tôi). Em Thanh là 1 người bản lĩnh, em đã sống thật với chính bản thân mình. Hãy tự hỏi lại trong cái xã hội này có được mấy người sống thật với mình ? hay chỉ là tự dối lòng mình, tôi nghĩ em Thanh sẽ ko hối hận mặc dù có lẽ em đã hơi bốc đồng trong trường hợp này....một lần nữa Xin cám ơn em Thanh...
  7. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    mỗi người một cách nghĩ, một góc nhìn
    một người mê mẩn opera, một người khinh bỉ và chê bai nó
    một người thích truyện của Balzac, một người gọi chúng là những thứ rối rắm và vô nghĩa
    nhiệm vụ của môn văn học là dạy cho bạn biết yêu cái hay, cái đẹp, biết cảm nhận đúng nghĩa một tác phẩm văn học
    nếu nói theo cách của bạn Thanh thì môn văn học chẳng dùng để làm gì cả, vứt hết thầy cô giáo dạy văn đi, cứ để tác phẩm văn học đấy, các bạn sẽ đọc, thích thì khen, không thích thì chê, hợp thời thì đón nhận, không hợp thời thì vứt bỏ
    còn một câu nữa quá khó nghe trong bài viết của bạn Thanh : bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể có cảm xúc về một bài Tế khi bọn em sống trong thời bình. Đó là một trong những lời tuyên bố vô trách nhiệm nhất mà mình từng được biết.
    Chúng ta đều có quyền tự do yêu ghét một tác phẩm, còn nhiệm vụ của môn văn học trong nhà trường vẫn là giúp chúng ta nhận ra cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm, cảm nhận cả giá trị nghệ thuật lẫn giá trị lịch sử của nó. Bạn có thể không thích một tác phẩm, nhưng bạn không thể ngoảnh mặt trước những giá trị mà nó mang lại, như thế là vô ơn và tàn nhẫn với người viết.
    như đã nói ở trên, mỗi người một cách nghĩ, nhưng chỉ sợ cái cách mọi người tán dương những tư tưởng "thẳng thắn" thế này, mục đích của mọi người có thể tốt, nhưng vô hình trung lại gây ra một tâm lý mới trong giới học sinh, sinh viên, một tâm lý bất cần theo kiểu " Tao không thích thì tao không học".
    dù gì đây cũng chỉ là ý kiến riêng, ở đời có cái gì là hoàn toàn khách quan đâu
    Thân ái !
    P.S. Và còn một điều nữa, những bài văn như thế này không phải là lạ. Trong bài thi đại học 2 năm trước có một phần quan trọng liên quan đến bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi. Mình đã nói thẳng là không thích tác phẩm này. Mình được 3 điểm. Nhưng đó là số điểm mình nghỉ là mình xứng đáng nhận được. Mình rất thích việc khuyến khích thể hiện cái tôi, nhưng mình rất khó chịu cái cách mọi người cỗ xuý cho những cái vui tai, lạ mắt mà không nhìn nhận kỹ càng. Quá tiểu tiết thì dễ gây mệt mỏi nhưng hời hợt quá lại hoá ra độc ác.
    Được guillotine sửa chữa / chuyển vào 14:25 ngày 14/05/2005
  8. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Tôi thực sự có hai cảm giác hoàn toàn trái ngược nhau khi đọc bài văn của em, một rất cảm thông với sự bức xúc về phương pháp giảng văn bây giờ nó hoàn toàn không cho học sinh cơ hội để sáng tạo, để thể hiện cảm xúc thật sự của mình..Nhưng dù sao, theo quan điểm của tôi, Thanh không nên học văn, vì chắc chắn em không có đủ một nền móng kiến thức về văn học, về lịch sử để có thể từ đó cảm thấy rung động hay có những phát hiện mới về những thứ tuởng chừng như cũ rích. Em có thể nghĩ là bài văn này hay, bài văn kia không phù hợp với bản thân mình, nhưng chắc chắn em không có quyền tự cho mình dửng dưng với lịch sử, với tâm huyết của những thầy cô đã phải rất lao tâm khổ tứ mới soạn đuợc một bộ sách giáo khoa nhằm định hướng cho các em một tư duy cơ bản nhất về một nền văn học có từ lâu đời, kết tinh của hàng ngàn năm cha ông đánh giặc ngoại xâm...
    Tôi mới 25 tuổi, có thể coi là cùng một thế hệ với em nhưng cảm giác các em bây giờ quá ích kỷ, quá thiên về lối sống duy vật mà quên mất mục đích chính của học hành là làm phong phú thêm cho tâm hồn của mình, xác lập cho mình một cái phông văn hoá cần thiết để ứng xử với xã hội không bị lệch lạc...Các em bây giờ gọi thầy cô giáo là ông này bà nọ, coi việc mình đến trưòng chỉ là đỡ tốn tiền học phí của bố mẹ.
    Nhưng dù thế nào, theo tôi, nguời phải chịu trách nhiệm chính không phải là các em, các em chỉ là nạn nhân của một nền giáo dục lạc hậu, của một xã hội và những giá trị văn hóa không theo kịp những giá trị vật chất!
  9. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    còn một điều nữa
    mình không hiểu bạn duongqua83 viết "đọc bài này những người có lòng tự trọng cũng phải thấy xấu hổ khi mà họ ko làm được như em ấy" là có ý gì, nếu thế chắc mình là người không có một tí tự trọng nào cả, vì mình không hề thấy xấu hổ khi không làm được như thế !
  10. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Đúng là mọi sự bây giờ đều bị báo chí làm cho rùm beng cả. Cái điều mà em PT nói ra rất nhiều thế hệ trước đó cũng muốn nói rồi, vì thực ra, văn chương tùy mũi người ngửi, người này cho hay, kẻ kia lại nói không, chuyện người ta thích thì tán lên trời xanh, không thích thì quay mông bỏ đi, đấy là lẽ thường. Chỉ có điều, thời buổi loạn lạc thế này, tung hô đủ thứ, mới có thể để miệng của em PT mở ra được.
    Tôi thì nghĩ, em PT đã tham gia thi học sinh giỏi, mà cố nhiên, thi HS giỏi, muôn đời này, ai đã từng tham gia đều biết, có những sự chuẩn bị trước về mặt đề tài...nào đó rồi, thì cũng biết chắc đó là một trong những đề bài phải chuẩn bị tinh thần để làm. Nếu em không thích, thì đâu cần phải đợi đến cơ hội này để nói. Chẳng qua là, cũng muốn túm lấy cơ hội này, coi như thời cơ chín muồi, mà phát biểu thôi. Nhưng phàm là, đã tham gia một cuộc thi, anh nên tuân theo những lề luật của nó, nếu không, thì đừng tham gia. Đã làm bài, thì hãy làm cho đúng. Em không cảm được, ok, vì em lý luận ko sinh ra thời đó, rồi này nọ kia, vậy thì, em cảm qua cách của thầy truyền đến em, cảm qua những gì ngoài tác phẩm mà em được đọc, qua cái không khí lịch sử đã tạo nên tác phẩm đó,...Còn không cảm được, thì đành chịu. Ấy vậy mà có người đòi cho em 20/20, thật đáng cảm thấy nhục nhã cho người thầy nào đưa ra quyết định đó, vì tự mình phỉ báng vào chính giá trị việc làm của mình, của đồng nghiệp mình...
    Tôi thấy em PT chẳng có gì dũng cảm. Cái tuổi của các em bây giờ, cũng có đến hàng loạt em viết dũng cảm gấp n lần theo cái kiểu trào lưu thơ ********. Tôi chỉ thấy em đáng thương. Đáng thương vì không cảm thụ được những giá trị của truyền thống, của lịch sử, của dân tộc...Rồi một vài năm nữa, sẽ có hàng triệu học sinh cũng xổ toẹt vào tất cả, để được tung hê là "dũng cảm", hay không? Vì em ở thành phố, không nhìn thấy trâu nên đừng bắt em phải nói trâu là loài nhai lại, vì em không sinh ra vào năm 75 nên đừng bắt em phải nhớ xe tăng số bao nhiêu húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, vì em giờ dùng di động và đánh son lúc đến trường nên hãy ra đề bài tả cảm nhận của em về loại nhạc chuông ưa thích...Vui vẻ quá nhỉ?
    Thật đáng buồn khi càng ngày, con người ta càng nhìn vào những thứ phù du và tung hê các giá trị tầm thường, ruỗng mục!

Chia sẻ trang này