1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bài văn gây xôn xao làng giáo

Chủ đề trong 'Văn học' bởi duongqua83, 14/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    Dù mọi người có đánh giá thế nào, đúng hay sai thì bây giờ người chịu hậu quả cũng chỉ có em PT kia mà thôi, càng nhiều dư luận thì càng khổ.
    Em PT nói có phần đúng, có phần sai nhưng mà lợi bất cập hại, cái sai lại nhiều hơn. Khi chưa đọc bài văn của em PT ma chỉ nghe nói đại khái về nội dung là muốn nói tới cải cách giáo dục và cách dạy trong nhà trường, thì tôi hoàn toàn đồng tình.
    Nhưng mà đọc bài làm của em thì thật là thất vọng. Với những câu như " ko sống trong thời bình... ko hiểu được tác phẩm "
    thì thật khó mà chấp nhận ( dù bản thân tôi cũng chẳng hiểu hết được Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc, nhưng đọc nó tôi vẫn có thể cảm thấy sự tự hào, lòng yêu nước khi tác giả viết tác phẩm này )
    Em có thể đưa ra những dẫn chứng phân tích mà em cảm thấy là ko thích tác phẩm, tức là đi vào phân tích tác phẩm. Chứ nếu chỉ lấy lí do là sống ở thời bình mà ko thể hiểu chiến tranh, tôi cho rằng chỉ cần đọc 1 câu này thôi thì tất cả những gì em viết dù có đúng cũng rất ít người chấp nhận.
    Cái đúng của em nói về thực trạng nền giáo dục thì đã bị dư luận bóp méo đi rồi, và vài tháng nữa thôi thì sự việc lại đâu hoàn đấy, ai việc người đó, dù là người ca tụng hay phản đối em PT. Còn tôi thì cho rằng việc học hành của em PT bây giờ, và trong tương lai ko thực sự là dễ dàng nữa rồi.
  2. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Hên chưa chê NĐC viết giọng văn nhà quê !!
    Thú thực là hồi đó học cũng không để ý lắm vì bài này không phải bài chính , giờ già rồi mới thấy nó hay . NPT mặt tuy già nhưng tuổi còn trẻ , nên đương nhiên không thấy hay rồi , huông hồ là viết theo giọng miền Nam nữa . Nếu cho coi cải lương hay phim về cụ Đồ Chiểu thì .. good !
  3. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    chuyện cá nhân em Thanh, chuyện cái bài văn tế ... không phải vấn đề.
    Vấn đề lớn là ở cách học - cách dạy kia.
    Cảm ơn em Thanh và những người dũng cảm góp ý kiến đề xuất thay đổi cách dạy và học ở Việt Nam.
  4. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Cũng khó lắm , vì vốn sống chưa đầy đủ làm sao viết hay cho đuợc . Giống như hồi làm văn đẻ ra mấy từ như dũng mãnh dịu dàng tha thiết chân thành sâu sắc trung hậu đảm đang ...........
    Còn nếu như rung cảm chân thành từ con tim thì :
    - Vốn đâu phải là gà chuyến bán ( chuyên ban ) mà chỉ là dân ấp dân lân hehhe
    - Việc tập viết lách dùng từ cao siêu mắt chưa từng ngó ..
    Cho nên :
    - Bài làm văn viết thấy mẹ mà chỉ được điểm 3 , tức muốn căm gan .
    - Dốc hết tâm sức được điểm 1 đen xì , muốn mua cuốn sách ( bài văn mẫu :D :D )
    Than ôi thương thay !! Em T ..
  5. Ghostlake114

    Ghostlake114 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2002
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của em Thanh, đúng là tôi thâý buồn khi em nêu lên những lý do rất không lý do như thế
    Nhưng nếu em fân tích là chỗ này k hay, chỗ kia thiêú biểu cảm thì liệu có đạt giải hay điểm cao k?
    Đây là chuyện của tôi lúc đi học
    ----------
    Năm lớp 7, học văn...tôi được học một người thầy tuyệt vời.Thầy rất trân trọng những cảm xúc riêng và tôi đã viết như thế, viết từ cảm xúc cảm thụ đối với một tác fẩm, khen chê, hay dở, nghĩ gì tôi đều viết ra...
    ---------
    Đề thi HKII năm ấy: nêu cảm nghĩ về tác phẩm Tiếng chổi tre của TỐ Hữu
    ---------
    Với suy nghĩ và cảm nhận của tôi, bài tiếng chổi tre có quá nhiều chỗ không hay, tôi đã nêu ra, chỉ ra vì sao không hay...nói chung là cảm nhận, cảm thụ của một người đọc 1 tác fẩm
    ------
    Đề thi có 2 fần văn và TV, TV tổng điểm là 4 và văn là 6...Kết quả bài thi là 4.5...ha ha, TV thì tôi đoán chắc k sai được nên bài văn của tôi chắc được 1 điểm
    ---------
    Nhưng bài văn là do một cô giáo lớp bên chấm chéo...và cô giáo này thời còn đi học được xem là người giỏi văn nhất thành fố ...
    ---------
    Sau đó, thầy tôi gọi tôi lên và nói: thầy có thể sửa điểm cho em nhưng thầy k làm...Điểm trong năm của em cũng đủ để em kéo điểm 4.5 này lên. Thâỳ k làm vì để em thấy rằng, với Học sinh, viết văn không fải là cho mình, k fải là cảm nhận (Tôi đến giờ vẫn đau đớn khi nhớ lại)... sau năm nay, em sẽ k học thầy nữa...để có kết quả tốt, em hãy viết văn theo mẫu, theo những j mà thầy cô BUỘC em fải học, fải nghĩ,,,em k được fép có cảm thụ riêng nếu em muốn có điểm cao.....Điểm 4.5, thầy giữ đấy để em nhớ điều này...
    ---------
    Và tôi không quên, cho đến tận bây h...và thực tế đời tôi đã cho tôi thấy điều thâỳ nói là đúng. Học sinh không được quyền có cảm thụ!!!!cảm thụ fải thuộc về những Hoài thanh Hải triều hay...thầy cô daỵ văn...dù ai cũng biết với 1 tác fẩm, mỗi người có 1 cách cảm khác nhau....đôi khi tôi chán nản với những câu nói bất hủ của Hoài Thanh, của Xuân Diệu...nhưng vẫn fải dẫn họ ra, dù rằng có fải lúc nào tôi cũng cảm như họ...cảm nhận mà...đâu fải người khác có thể cảm nhận hộ ta, vậy mà nó như thế đấy..
    --------
    Vào đại học, tôi học ngành về KT ........ vĩnh viển xa rời môn văn....thật MAY MẮN
  6. nhatthang81

    nhatthang81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Khì, mười mấy năm rồi tôi ko thể nhớ bài Tiếng Chổi Tre như nào. Nhưng, chị lao công sớm tối đi về cùng tiếng chổi tre đêm hè quét rác, như bạn nói có chỗ ko hay thì chắc phải nhờ bạn post bài văn của bạn hồi đó lên đây để mọi người đánh giá trình độ văn học của bạn .
  7. Ghostlake114

    Ghostlake114 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2002
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    sh*t, thế mới là văn học, trước 1 tác fẩm mỗi người 1 kiểu cảm thụ. tôi thì k nuốt được cái mớ " chị lao công như sắt như đồng rồi nhảy fập sang câu tiếp theo "chị lao công đêm đông quét rác"...rồi lại "hoa ngọc hà trên đường rực nở" liên quan đến "nhớ nghe hoa người quét rác đêm qua"--> gượng
    ---
    mười mấy năm rồi, nay lại làm trong caí lĩnh vực ất ơ chẳng liên quan đến văn tôi vẫn nhớ... Cảm nhận của tôi là không thích và chỗ nào không thích tôi chỉ ra rồi đấy...tất nhiên bắt tôi chỉ tiếp thì còn rất nhiều chỗ CÁ NHÂN tôi thấy gượng "tiếng chổi tre xao xác hàng me ~~~> câu thơ rất hình tượng rồi rơi uỵch xuống theo kiểu gieo vần con cóc "tiếng chổi tre đêm HÈ quét rác"
    ---
    Thôi, khỏi bình loạn về bài thơ này....tôi chỉ nhớ lại ngày đó chỉ trỏ ra cái j mà bị 1 điểm thôi...còn bạn thấy hay, bạn thích câu thơ tâm đắc trong bài đó là tuỳ bạn...xin có thái độ tôn trọng người khác khi gửi bài...văn thơ,mỗi người 1 cảm nhận, đừng thần thánh hoá những nhà fê bình mà cũng đừng khinh rẻ cảm nhận của những đứa trẻ con...
  8. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    http://www.evan.com.vn/Functions/WorkContent/?CatID=12&TypeID=39&WorkID=1480&MaxSub=1480
  9. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Điều đầu tiên tôi muốn có ý kiến là, qua bài văn của em Thanh tôi hy vọng những người có trách nhiệm về ngành giáo dục nói chung, và các thầy cô giáo dạy văn nói riêng, sẽ có cách làm mới đối với môn Văn. Vì chuyện lên lớp chép bài lia lịa, chép không kịp hiểu, rồi lại khuân bài giảng vào bài kiểm tra..v.v... là có thật. Việc dạy văn bây giờ còn rất khô khan, thiếu sáng tạo, cảm nhận phải theo ý thầy cô nếu không sẽ bị điểm kém... làm các em sợ môn văn.
    Nhưng tôi rất buồn cho em Thanh. Tôi dù không thích môn Văn (nếu không muốn nói là hate hì hì, ôi môn văn làm em suýt không được học sinh giỏi mấy lần cô Hiền cô Liên cô Minh ui) nhưng đối với tôi những người cảm thụ được văn học (tiêu biểu là những học sinh giỏi văn) là những người đáng quý: vì họ có thể tìm thấy những cái hay, cái đẹp trong những cái xung quanh họ, họ có tình yêu và sự bao dung đối với cuộc sống... (Tôi chấm chấm, vì dốt Văn nên không thể diễn tả hết những điều tôi nghĩ). Vậy mà em Thanh, em là học sinh giỏi văn mà không thấy được cái hay cái đẹp trong Văn tế của cụ đồ Chiểu, thì tôi thấy lạ quá.
    Tôi hồi đó dù ngồi trong tiết Văn ở trường rất tù túng, buồn ngủ, chán... không biết dùng từ gì nữa, nhưng tôi vẫn rất thích nghe cô giáo Văn giảng bài, tôi tìm thấy ở môn Văn những cái rất đáng quý. (Mặc dù bảo phân tích này nọ thì tôi sợ vãi linh hồn).
    Hồi xưa còn học cấp 3, tôi rất hay chê. Tôi bị bệnh chê từ năm cấp 2 cơ. Mới bé mà đã biết chê nào là chính quyền mình như thế này thế nọ, nào là giáo dục mình lạc hậu cổ hủ khuôn sáo ra làm sao,.. . Nhưng càng lớn (phải nói đúng ra là càng bớt bé đi, tôi mới có 20 à) tôi thấy những lời chê bai hồi đó của tôi là thiếu suy nghĩ. Tôi (và mấy đứa bạn nữa), lúc ấy chỉ biết nghe người ta chê, xong rồi cũng hùa theo, thêm thắt vào, mà quên đi rằng mình chỉ nhìn vào cái mặt xấu (đôi lúc bị thậm xưng) mà quên đi mặt tốt của vấn đề.
    Tôi biết GDục của nước ta còn nhiều mặt hạn chế, nhưng không thể bảo nền GDục ấy là "mục nát" rồi gì gì đấy như có người nói được. Đúng là linh tinh! nền GD Việt Nam không chỉ mang lại cho học sinh kiến thức, mà còn mang lại cho các em những giá trị nhân văn sâu sắc. Tôi còn nhớ (mới cách đây 2, 3 năm thôi quên sao được) học GDCD, thế nào là Hạnh Phúc, thế nào là Lòng Biết Ơn... Tôi không thấy nơi đâu trên thế giới mà có thể cảm nhận được trên ghế nhà trường những thứ trừu tượng nhưng rất linh thiêng như ở nước ta: lòng yêu nước, tình yêu gia đình, quê hương làng xóm, cảnh đẹp thiên nhiên, nét đẹp của những người lao động,,,v.v và v.v.... Tôi còn nhớ hồi nhỏ học đạo đức có bài về hai em học sinh nói chuyện với nhau. Một em hỏi
    _"Bố cậu làm gì?"
    _"Bố tớ là bác sĩ. Còn bố cậu làm gì?"
    _"Bố tớ là một người nông dân. Công việc của bố cậu thật quan trọng. Không có bố cậu, bệnh tật sẽ chẳng có ai chữa"
    _"Công việc của bố cậu cũng quan trọng không kém. Không có bố cậu, chẳng có hạt thóc để nuôi sống chúng ta".
    Nền giáo dục của nước ta rất lạc hậu, đúng như vậy. Nhưng chúng ta cùng góp ý sửa chữa, chứ không phải chê bai, chỉ trích.
    Về những giáo viên tôi đã học qua, có người tôi thích, có người không, (tôi cũng gọi một số thầy cô là ông này bà nọ), nhưng tôi luôn biết ơn thầy cô tôi, những người đã dạy dỗ chúng tôi dù là mỗi người một cách khác nhau có cách hay có cách dở.
    Gút lại về chuyện em Thanh, tôi chắc chắn là khi em chín chắn hơn, va chạm nhiều với cuộc sống hơn em sẽ có cái nhìn khác với những cảm nhận của em về những gì em viết hôm nay.
    Tôi đồng ý với ý kiến của một bạn cho rằng học là phải học, ai cũng phải học, không phải thích thì mới học; không thì thôi. Không thể sau này hỏi một kĩ sư nước Việt nam, bạn có biết về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không mà bảo là không biết được. Chưa nói đến những người học về xã hội như em Thanh! Và không thể có chuyện không giảng những bài khô khan khó cảm nhận như Văn tế trong chương trình văn học mà thay bằng cái gì cụ thể hơn dễ cảm thụ hơn được. Văn học gắn liền với Lịch sử. Còn khô khan hay không thì là do thầy cô, điều này tôi đã nói là phải có cách làm mới môn Văn!
  10. muadongnamay

    muadongnamay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    KHoan hãy bàn tới việc bài văn này đúng hay sai, chỉ biết là em Thanh đã nói thẳng ra ý kiến của mình, và có lẽ em cũng đã nghĩ tới hậu hay kết quả của nó nhưng vẫn dám nói. Đáng quý chỗ ấy đấy, trong cái xã hội này cần lắm rồi những con người dám nói thật lòng mình

Chia sẻ trang này