1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một bài văn gây xôn xao làng giáo

Chủ đề trong 'Văn học' bởi duongqua83, 14/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CongTu_BacLieu

    CongTu_BacLieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Nói "thẳng" thì đúng, nhưng "lệch" thì trách nhiệm của những người đi trước là phải "uốn" để "thẳng" lại.
    Mà nói "thẳng" nghĩa là em này nói thẳng về cái gì?? Em Thanh chả nói thẳng ra cái quái gì cả, toàn tự các ông phe "đổi mới" thêm thắt vào, ít xít ra nhiều, vòng vèo đủ kiểu rồi móc tận đến nhân cách của giáo viên, chê bai nền giáo dục.. vân vân và vân vân..
    To đồng chí "Tiếng chổi tre" bên trên. Tôi chả thần thánh hóa bất cứ nhà phê bình nào, thậm chí tôi còn phê bình lại họ. Đồng chí biết nói đến cảm nhận của trẻ con thì chắc cũng phải nhớ lúc đó đồng chí được mấy tuổi ranh! Chưa cần biết chuyện mà đồng chí kể có thật, hay đồng chí tự vẽ ra.. nhưng còn bé đã hiểu sai thì lớn lên còn như thế nào?!??
  2. Ghostlake114

    Ghostlake114 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2002
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    khà khà, vẽ ra làm cái....ch*m gì chứ, khoe là tôi có học văn à...nói thế cũng nói đc...thừa thời gian lên khoe kiến thức đây, khà khà!!!
    quan tâm đến giáo dục thì nói vài câu...nghe k lọt tai thì thôi vậy, chuyện của tôi nó thế đấy bác j đó ơi...Còn cái bài thơ TCT thì tôi đã nói k bình loạn nữa...tuỳ bác hay dở do bác, nhưng mà "chị lao công như sắt như đồng" thì hay thật, khà khà... nhưng mà có đứa học sinh nào dám viết không, chắc cũng có, may mắn thì đc thầy cô đánh giá, còn đại bộ fận thì xin thưa đồng chí là hót như sau: qua câu thơ, em thấy rằng cái a bê xê gì đó rất hay, hình tượng, làm em liên tưởng đến cái a bê xê gì đó
    ---
    Đi học ắt biết, khỏi phải nói nhiều
  3. CongTu_BacLieu

    CongTu_BacLieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Xồi ôi, văn học cổ đại Trung Quốc ví tứ đại mỹ nhân đến mức chim sa, cá lặn.. Văn học cổ đại Châu Âu cho đến giờ sử dụng cụm từ "Gót chân Akhin" thành một thuật ngữ. Chỉ là những chuyện ai cũng biết. Thì "Chị lao công như sắt như đồng" phỏng có đáng gì?
    Nói về thực tế. tớ đố các bạn 1 tuần liền 4h sáng mùa đông ở ngoài đường đấy. Chỉ sợ một đêm thôi đã khóc ra tiếng mán.
    Ở đây ai chả đi học, chụp mũ quá vô duyên đấy cậu nhóc ạ.
  4. Rache

    Rache Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    0
    Tôi không giỏi Văn , không hay lai vãng box Văn Học này nhưng cũng xin mạn phép bon chen vài câu ở đây vì đây là một topic hay và đáng để bàn luận [​IMG]
    , chứ đứng ngoài đọc bài mà không được hóng hớt thì khó chịu lắm [​IMG] :
    * Về bài ?o Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ?o :
    Tôi thấy đó là một bài văn hay . Cái hay của nó không nằm ở nghệ thuật , mà là sức truyền cảm . Nó gợi lên trong mỗi con người Việt Nam sự xót thương những người đã ngã xuống vì đất nước , nó khơi dậy lòng yêu nước , nó khiến chúng ta tự hào vì có những bậc cha anh như vậy ?
    Cần phải nói them rằng , đặt trong hoàn cảnh ra đời của nó thì bài văn này hoàn toàn dễ hiểu . Câu từ đặc sệt chất Nam Bộ , toàn cái gọi là ?o ngôn ngữ thường nhật ?o . Vì vậy nhiều người cho bài này không có tính nghệ thuật hoặc tính nghệ thuật thấp cũng là đương nhiên .
    Những xin mời các vị hãy nhìn lại lịch sử , khi nước ta nằm dưới sự đô hộ của Pháp , chúng ta có đủ ăn không ? có đủ mặc không ? có khốn khổ không ? có ? ?
    - Nếu câu trả lời là có , thì bạn hãy hiểu rằng , những nhu cầu thiết yếu của nhân dân còn chưa được đáp ứng thì nói gì đến chuyện học hành , làm sao hiểu được những điển tích sâu xa . Bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu có sức sống đến tận bây h , ngoài lý do tôi đã nói ở trên , còn là vì nó gần gũi với nhân dân , nó dễ hiểu ( tất nhiên là so với người Nam Bộ ).
    Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa các miền thì nước nào chẳng có , nhưng trong trường hợp này thì không thể nói vì ngôn ngữ khác nhau mà em không hiểu bài văn , SGK Văn học có chú thích những từ khó hiểu ở bên dưới mỗi bài học rồi mà .
    - Nếu câu trả lời là không , thì xin thưa , bạn chẳng hiểu gì về lịch sử cả , vì vậy tôi nói nhiều với bạn cũng vô ích .
    * Về nền GD của chúng ta và đề thi học sinh giỏi này :
    Nền GD của chúng ta , thiết nghĩ không cần phải phí lời nữa , nó thực sự là đạp khuôn , không quan tâm đến chủ thể của nó là người dạy và người học .
    Giáo viên nhắc lại lời của các giáo sư , các nhà phê bình , còn học sinh nhắc lại lời của giáo viên . Ở một số nơi , có thể có những giáo viên có cách dạy sang tạo hơn , nhưng xin thưa , đó chỉ là một số thôi , và thật may mắn cho những ai được học những giáo viên như vậy .
    Thực tế có không ít giáo viên bắt học sinh phải viết đúng như văn mẫu , không được nói khác , có thế mới được điểm cao . Chính cách dạy này đã giết chết khả năng sáng tạo của con người , trong khi họ đang ở độ tuổi của ý tưởng và sáng tạo .
    Nhưng nhiều người đã sa vào chỉ trích giáo viên mà không nghĩ đến , họ cũng là nạn nhân của nền GD này . Họ buộc phải hoàn thành chương trình dạy theo đúng quy định của Bộ , bất chấp học sinh có hiểu bài hay không .
    Tôi có xem qua những SGK Văn của chương trình cải cách . Quả thật thấy ngày xưa mình học nặng , nhưng so với chương trình mới này chưa là gì . Những chương trình học của cấp 3 được dồn xuống cấp 2 , theo lối nhồi sọ , càng nhiều càng tốt , không cần biết học sinh có hiểu không , có thích không ? chỉ cần chúng học thuộc và chép y nguyên vào bài KT là được .
    Chính vì vậy mà tỉ lệ cận thị , Stress ? ở học sinh tăng nhanh . Chính vì vậy mà khi cân cặp 1 học sinh lớp 2 , người ta đo được nó nặng 5 kg ?
    Nền GD VN đang biến bọn trẻ thành cái gì ?
    Chắn chắn đây là hậu quả của sự quan liêu .
    Sự quan liêu còn được thể hiện rõ hơn nữa trong cái đề thi học sinh giỏi cực kì ngớ ngẩn này . Ai dám chắc một tác phẩm là hoàn hảo ? Ai dám nói nó không có nhược điểm ? Vậy mà đề thi bắt học sinh phải giới thiệu - hay nói chính xác hơn phải là ca ngợi , tâng bốc - vẻ đẹp của tác phẩm ?o Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ?o .
    * Về thế hệ của em Thanh :
    Phải nói rằng tôi hơn em Thanh 3 tuổi thôi , nhưng tôi cảm nhận được sự khác biệt quá lớn , tôi thấy được khoảng cách thế hệ giữa lứa tuổi chúng tôi và lứa tuổi của các em . Các em trưởng thành trong thời mà văn hóa độc hại lan tràn . Những nhạc rẻ kiểu Đàm Vĩnh Hưng , Ưng Hoàng Phúc , Duy Mạnh ? Những phim ảnh đồi trụy kiểu Nữ sinh Ngô Quyền , Sinh viên Hải Phòng , Yến Vy , Hồng Nhung ? lan tràn và dễ kiếm , những bài hát nhố nhăng , ca từ ( nói thẳng ) mất dạy như Rap Hải Phòng ? thì với sự non nớt của tâm hồn , làm sao các em đứng vững được .
    Khi tôi chê một bài hát của Duy Manh là ngôn từ nghèo nàn , sáo rỗng , không gợi suy nghĩ gì ? là truyền bá tư tưởng chán đời , não tình vớ vẩn , tôi đã nhận được sự phản hồi thế này :
    - đây là phản hồi của một em 87 :
    Bị tác động bởi những dòng văn hóa như vậy thì ở thế hệ các em , suy nghĩ hời hợt là không tránh khỏi và cũng chẳng có gì ngạc nhiên .
  5. Rache

    Rache Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    0
    * Về bài văn của em Thanh , trong tôi cũng có 2 ý kiến trái ngược : khen ?" chê :
    - khen :
    + em Thanh biết chọn đúng thời điểm để viết những câu như thế này .
    Sự phản kháng xã hội của Effi Briest , của Anna Karenina thất bại , vì những thể chế và tư tưởng trong xã hội họ đang sống còn quá mạnh , họ phải trả giá bằng cái chết của mình . Còn Scarlet lại thành công , vì xã hội cô đang sống đang chuyển biến mạnh mẽ , đang cần một sự thay đổi .
    Thời điểm này cũng vậy , xã hội VN đang thay đổi . Giáo dục VN cũng đang có những cải cách nhất định . Bài văn của em đã chỉ ra những cái dở trong giáo dục PT hiện nay , tuy quan điểm của em không phải mới mẻ gì , nhưng đó là sự bày tỏ chính kiến của một học sinh - một nạn nhân của nền giáo dục giáo điều khuôn sáo . Bộ GD & ĐT đang có nhu cầu lắng nghe , sửa lỗi , ngành báo chí phát triển , dư luận quan tâm ? tất cả khiến bài văn của em trở thành một hiện tượng .
    Các thế hệ học trò đi trước , không phải là không ai dám nói lên chính kiến của mình , không dám chỉ ra hoặc không đủ nhận thức để chỉ ra cái dở trong nền GD này , nhưng sự phản kháng của họ không mấy sủi tăm , không gây ?o tiếng vang ?o như em Thanh , vì ở cái thời của họ , người ta không có những điều kiện về dư luận như bây h .
    + em Thanh biết chọn đúng địa điểm để viết bài này :
    Có ai trong các bạn ở đây nói : với mình , điểm số chả là cái gì không ?
    Nếu có ai nói như thế , tôi xin thưa rằng bạn bất hiếu .
    Bởi vì đã cho con đi học , cha mẹ nào chả mong con học giỏi , cái giỏi đó được thể hiện ra ở điểm số . Dù thích hay không thích học , nhưng dưới sức ép của cha mẹ , bạn phải cố gắng hết mình , để được điểm cao , được học sinh giỏi , đỗ vào trường ngon ? nếu không hàng xóm sẽ bảo bạn học dốt , cha mẹ bạn không biết dạy con , không cho chúng nó học hành tử tế ?
    Một bài văn như thế này , nếu làm trong một kì kiểm tra 1 tiết , thi học kì thì sẽ chả có tác dụng gì , ngược lại , em Thanh có thể sẽ bị điểm kém , bị trù dập , trong khi dư luận sẽ không biết có một bài văn thế này , một hiện trạng thế này .
    Vì vậy , đưa ý kiến trong một kì thi học sinh giỏi là đúng đắn . Dù là kì thi học sinh giỏi Văn không chuyên , nhưng đã được cử đi , thì học sinh đó chắc chắn phải là một người có chút nền tảng kiến thức về Văn học ( Bác nào nói em Thanh chả biết gì về Văn , hoặc không có năng lực cảm thụ là vô lý ) . Hành động này chắc chắn sẽ gây sự chú ý của dư luận , mà nếu dư luận quan tâm sự sẽ gây sức ép buộc bộ GD & ĐT phải cải cách chương trình thế nào đó cho phù hợp .
    + em Thanh là một trong số những trường hợp hi hữu học sinh dám nói ra điều này ; tuy rằng nhận thức của em còn hời hợt và lý luận không thuyết phục ., em đã là người đại diện ?" nói lên tâm lý của học sinh , mong muốn của chúng và những bất cập trong chương trình học .
    - chê :
    Thật ra mấy bác ở trên nói em í quay lưng lại với lịch sử cũng đúng . Những bài văn như ?o Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc ?o , ?oHịch tướng sĩ ?o , ?o Bình Ngô đại cáo ?o ? đều là những tác phẩm có giá trị , nó khơi dậy lòng tự hào dân tộc , chủ nghĩa yêu nước ? Bộ GD & ĐT cho những bài này vào chương trình học là hoàn toàn đúng đắn . Một dân tộc muốn đứng vững và phát triển được phải có lịch sử , người dân phải biết trân trọng lịch sử đó , hiểu những gì cha ông muốn nói với chúng ta .
    Trước sự chống phá tinh vi của những thế lực thù địch , nếu chúng ta không có một nền tảng vững chắc về lịch sử văn hóa của dân tộc thì làm sao giữ mình không cuốn vào vòng xoáy của những thứ lố lăng đồi trụy ********* . Tỉ lệ QHTD ở tuổi teen , tỉ lệ phá thai dưới tuổi vị thành niên , sính ngoại ? cũng là do không có nền tảng kiến thức đủ vững .
    Khi tôi đọc những bài nói xấu chính phủ trong những trang web ********* , tôi có thể ngửi ra ngay sự ********* của nó , vì lý luận của nó không có gì thuyết phục cả , toàn chửi bới từ Marx , Lênin , HCM ? đến ĐCS VN ngày nay . Mà những bài viết toàn chửi bới , không có lý lẽ thì ai tin . Người ta , một là không kiềm chế mà chửi thẳng vào mặt lũ ngu đấy , 2 là không them chấp bọn trẻ ranh óc ngắn , cười khẩy bỏ đi thôi .
    Nhưng sự chống phá ngày nay đâu chỉ có vậy . Nó tinh vi hơn nhiều , nếu ra những bằng chứng , nhân chứng sát thực lắm cơ . Còn luận điệu ? Nào thì bảo HCM có mấy vợ , nào thì bảo Nhật kí trong tù không phải của HCM viết , nào thì sự chia rẽ bè phái trong ĐCS ? Có những thông tin không sát thực , có những thông tin chưa được kiểm chứng , có những bằng chứng là ngụy tạo ? nhưng tựu chung lại vẫn là : thế hệ trẻ VN chúng ta phải biết sử VN , phải tự hào những cái đáng tự hào , phải có lập trường vững chắc , phải xác định mục tiêu của mình ?
    Lời lẽ của em Thanh có thể là một sự sổ toẹt vào lịch sử , nhưng xét cho cùng em ấy cũng chỉ là nạn nhân thôi .
    Quả thật có nhiều cách để các em ấy hiểu về lịch sử , mà điều dễ nhất là cải tiến giờ học lịch sử . Có thể ở các vùng nông thông thì chúng ta chưa thể thực hiện được , nhưng ở HN này mà nói thế , là chứng tỏ sự quan liêu của Bộ GD và nhà trường . Các trường học ở HN bây h hiện đại hơn so với trước rồi , có thể dùng máy chiếu , hoặc chiếu phim tài liệu , hoặc cho các em đi Bảo tàng Quân đội , Bảo tàng dân tộc học ? những giải pháp này đâu phải mới mẻ gì mà đã được đưa ra từ lâu rồi , nó cũng có tính khả thi , vậy vì sao không thực hiện ?

Chia sẻ trang này